Luận văn tốt nghiệp đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Cao học Quy hoạch đô thị. Đánh giá hiện trạng, cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian công cộng bờ tây sông Sài Gòn.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH
-
BÙI LÊ NGỌC THANH
TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
BỜ TÂY SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ BA SON ĐẾN TÂN CẢNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
TP HỒ CHÍ MINH – 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH
-
BÙI LÊ NGỌC THANH
TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
BỜ TÂY SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ BA SON ĐẾN TÂN CẢNG
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 60 58 01 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.KTS.NGUYỄN THANH HÀ
TP HỒ CHÍ MINH – 2017
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Nội dung nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc luận văn 4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG BỜ TÂY SÔNG SÀI GÒN 5
1.1 Giải thích thuật ngữ, khái niệm 5
1.1.1 Không gian công cộng 5
1.1.2 Hệ thống không gian công cộng 6
1.1.3 Tổ chức không gian công cộng 7
1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8
1.2.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong nước 8
1.2.2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu nước ngoài 10
1.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 12
Trang 41.3.1 Thực trạng tổ chức các hoạt động tại KGCC 12
1.3.2 Thực trạng về tổ chức KGCC theo quy hoạch 12
1.3.2.1 Thực trạng về không gian quảng trường 12
1.3.2.2 Thực trạng về không gian công viên 13
1.3.2.3 Thực trạng về không gian đường phố 15
1.3.3 Thực trạng về giao thông tiếp cận 16
1.3.4 Một số vấn đề ảnh hưởng đến KGCC khu vực nghiên cứu 17
1.4 Kết luận chương 1 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG BỜ TÂY SÔNG SÀI GÒN 19
2.1 Cơ sở pháp lý 19
2.1.1 Quy hoạch chung 19
2.1.2 Quy định về tổ chức không gian cảnh quan 19
2.2 Cơ sở khoa học 21
2.2.1 Một số lý thuyết về thiết kế cảnh quan đô thị 21
2.2.1.1 Lý luận về quan hệ hình – nền của Roger Trancis 21
2.2.1.2 Lý luận liên hệ của L’Enfant 21
2.2.1.3 Lý luận về địa điểm của Leon Krier 22
2.2.1.4 Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch 22
2.2.1.5 Các thành phần vật thể trong thiết kế cảnh quan 23
2.2.2 Nghiên cứu của tổ chức Project of Public Spaces 25
2.3 Cơ sở thực tiễn 30
Trang 52.3.1 Nguyên tắc tổ chức không gian ven sông của tập đoàn Waterfornt
Development 30
2.3.2 Kinh nghiệm tổ chức KGCC trên thế giới 31
2.3.3 Kinh nghiệm tổ chức KGCC trong nước 36
2.3.4 Kinh nghiệm tổ chức mạng lưới đi bộ cho HTKGCC 38
2.4 Kết luận chương 2 40
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG BỜ TÂY SÔNG SÀI GÒN 41
3.1 Đề xuất các không gian chức năng phù hợp với HTKGCC 41
3.1.1 Đề xuất các hoạt động có trong KGCC 41
3.1.1.1 Hoạt động thiết yếu 41
3.1.1.2 Hoạt động tự chọn 41
3.1.1.3 Hoạt động xã hội 41
3.1.2 Đề xuất các KGCC phù hợp cho HTKGCC 42
3.2 Đề xuất nguyên tắc tổ chức KGCC bờ Tây sông Sài Gòn 43
3.2.1 Nguyên tắc chung 45
3.2.2 Nguyên tắc riêng cho từng KGCC 47
3.2.2.1 Không gian đường phố 48
3.2.2.2 Không gian quảng trường 48
3.2.2.3 Không gian công viên cây xanh 49
3.2.2.4 Không gian sân chơi 50
3.2.3 Đề xuất tổ chức tuyến đi bộ liên kết các KGCC trong HTKGCC 51
3.3 Đề xuất giải pháp cho từng KGCC trong HTKGCC 52
Trang 63.3.1 Không gian quảng trường 52
3.3.2 Không gian công viên ven sông 54
3.3.3 Không gian sân chơi 55
3.3.4 Không gian đường phố 56
3.4 Kết luận chương 3 57
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Kiến nghị 60
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, học viên xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu khoa học, cung cấp kiến thức, tài liệu cũng như góp ý,bổ sung những thiếu sót của học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin trân trọng cám ơn đến trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và quan hệ quốc tế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian khóa học
Xin cảm ơn quý thầy cô tham gia giảng dạy, những Anh Chị khóa trước
đã giúp đỡ và truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích làm nền tảng trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc sau này
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành bên cạnh tôi trên con đường học thuật của chính mình
Học viên đã cố gắng hoàn thành luận văn với những kiến thức đã được học tập và dựa theo nghiên cứu riêng của bản thân, một cách hoàn chỉnh nhất Với công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, học viên rất mong nhận được những đóng góp tích cực của quý thầy cô và các bạn
TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KG: Không gian
QĐ: Quyết định
NTN: Nam Thị Nghè
PPS: Project of Public Space
LRT: Light Rail Transit
KGCC: Không gian công cộng
KVNC: Khu vực nghiên cứu
UMRT: Urban Rapid Mass Transit
UBND: Ủy ban nhân dân
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
HTKGCC: Hệ thống không gian công cộng
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các loại hình KGCC theo nghiên cứu của Mark Francis
Hình 1.2: Các hoạt động của con người theo nghiên cứu của Gehl Jan
Hình 1.3: Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Hình 1.4: Sơ đồ hiện trạng quy hoạch chi tiết 1/500
Hình 1.5: Sơ đồ quy hoạch giao thông
Hình 1.6: Sơ đồ hiện trạng tổ chức KGCC
Hình 2.1: Hình minh họa cho lý luận thiêt kế đô thị
Hình 2.2: Bảng phân tích các thuộc tính trong KGCC
Hình 2.3: Hình minh họa cho 9 bước thiết kế một KGCC ven sông
Hình 2.4: Hình minh họa cho 10 nguyên tắc thiết kế một quảng trường
Hình 2.5: Hình minh họa cho tổ chức KGCC ven sông Rhone, Pháp
Hình 2.6: Hình minh họa cho tổ chức KGCC vịnh Marina, Singapore
Hình 2.7: Sơ đồ về tổ chức hoạt động trong khu vực vịnh Marina, Singapore Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức KGCC ven sông Hàn, Đà Nẵng
Hình 2.9: Sơ đồ hoạt động diễn ra trong các KGCC ven sông Hàn, Đà Nẵng Hình 2.10: Sơ đồ giao thông liên kết các KGCC ven sông Hàn, Đà Nẵng Hình 2.11: Sơ đồ tổ chức hệ thống đi bộ trong trung tâm thành phố Wolverhampton, Anh
Hình 3.1: Sơ đồ đề xuất các KGCC cho HTKGCC
Trang 10Hình 3.2: Minh họa giải pháp tổ chức quảng trường
Hình 3.3: Minh họa giải pháp tổ chức công viên ven sông
Hình 3.4: Minh họa giải pháp tổ chức sân chơi
Hình 3.5: Minh họa giải pháp tổ chức KG đường phố
Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức giao thông tiếp cận các KGCC trong KVNC
Trang 11kỹ thuật cũng đang bị quá tải, không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Riêng khu trung tâm hiện hữu1, nơi tập trung các công trình cao tầng cần quỹ đất cho các KGCC trung bình từ 1,2 -2m2/người mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội Vì vậy, rất cần mở rộng thêm các không gian công cộng mới vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa là giải pháp bổ sung cho hệ thống
Theo quyết định số 6708/QĐ – UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 do công ty Nikken Sekkei tư vấn thiết kế, toàn bộ khu trung tâm hiện hữu 930ha được chia thành 5 phân khu, trong đó phân khu 3 bao gồm toàn
bộ bờ tây sông Sài Gòn đoạn từ cầu Tân Thuận đến Tân Cảng là khu vực phát
quy hoạch chi tiết 1/2000 do công ty Nikkei Sekkei thiết kế năm 2010, có tổng diện tích 930ha
Trang 122
triển mới với đa chức năng trong đó có công viên văn hóa, giải trí, các không gian công cộng… Riêng khu vực Ba Son, Tân Cảng và một phần khu dân cư phường 22, quận Bình Thạnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với các chức năng như khu ở cao cấp, cao ốc văn phòng, khách sạn, công viên cây xanh
và các công trình công cộng phục vụ Theo quy hoạch 1/2000 thì toàn bộ bờ Tây sông Sài Gòn đoạn từ Ba Son đến Tân Cảng được tổ chức công viên ven sông cấp đô thị kết nối với công viên Bạch Đằng
Mặc dù khu vực nghiên cứu đã được phủ quy hoạch và triển khai các dự
án như Vinhome Goden River, Vinhome Center Park, Sài Gòn Pearl, cũng như
có sự hình thành của KGCC ven sông; Tuy nhiên hiện trạng các KGCC ở các
dự án vẫn chưa có sự kết nối liền mạch phù hợp với quy hoạch phân khu đã được phê duyệt Vì vậy cần có phương án quy hoạch một cách hệ thống toàn
bộ KGCC cũng như giao thông tiếp cận cho KGCC từ các khu dân cư hiện hữu
Đó là lý do đề tài “ Tổ chức hệ thống các không gian công cộng bờ Tây sông Sài Gòn đoạn từ Ba Son đến Tân Cảng” cần được nghiên cứu vì tính cấp thiết và là vấn đề cần xem xét trong giai đoạn phát triển của khu trung tâm hiện hữu Tp Hồ Chí Minh
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng là không gian công cộng bờ tây sông Sài Gòn đoạn từ Ba Son đến Tân Cảng
Với đối tượng nêu trên, mục đích luận văn hướng tới là đề xuất giải pháp
tổ chức không gian tại khu vực, nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động công cộng ngày càng tăng của người dân, sao cho phù hợp với phong tục tập quán, đồng thời tạo điểm đến thu hút du lịch của thành phố
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có ba mục tiêu chính cần nghiên cứu:
Trang 133
- Đánh giá bối cảnh và đề xuất các không gian chức năng phù hợp với
hệ thống KGCC bờ Tây sông Sài Gòn
- Đề xuất nguyên tắc tổ chức không gian công cộng bờ Tây sông Sài Gòn
- Đề xuất giải pháp cho từng KGCC trong hệ thống không gian công cộng bờ Tây sông Sài Gòn
4 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng về không gian công cộng tại khu vực nghiên cứu Lựa chọn các hoạt động phù hợp với đặc điểm giao tiếp của người dân trong khu vực nghiên cứu Qua đó đề xuất các không gian chức năng cho HTKGCC
bờ Tây sông Sài Gòn
Đề xuất nguyên tắc tổ chức chung cho KGCC phù hợp với đặc điểm sử dụng của người dân trong khu vực Đề xuất các nguyên tắc cụ thể cho từng không gian công cộng bờ Tây sông Sài Gòn Đề xuất nguyên tắc tổ chức liên kết cho HTKGCC
Vận dụng các nguyên tắc đề xuất, đề xuất giải pháp tổ chức không gian công cộng cho khu vực nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
Bờ tây sông Sài Gòn, bắt đầu từ nhà máy đóng tàu Ba Son cũ tới khu vực Tân Cảng trong giai đoạn từ 2017 đến 2020
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này giúp xác định được
nhu cầu sử dụng không gian công cộng trong khu vực nghiên cứu Điều tra xét tính khả thi cho đề xuất giải pháp cho hệ thống KGCC và hạ tầng kỹ thuật của khu vực Vì cộng đồng dân cư tại khu vực nghiên cứu hiện chưa ổn định, nên việc sử dụng phương pháp điều tra bằng các câu hỏi mở nhằm thống kê các nhu cầu sử dụng không gian công cộng, sau đó tổng hợp các hoạt động có trong các
Trang 144
KGCC hiện tại của KVNC dựa trên quá trình quan sát hoạt động diễn ra trong ngày Từ đó rút ra các nhu cầu sử dụng mới cần bổ sung cho KVNC
Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các dự liệu thu thập được,
tổng hợp các kiến thức một cách hệ thống và logic nhằm tạo cơ sở lý luận cho
bài
Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu và
phân tích các giá trị lịch sử cần được bảo tồn trong khu vực nghiên cứu, từ đó học viên đề xuất các nguyên tắc, giải pháp để tạo nên giá trị văn hóa cho không gian công cộng Trong đề tài, học viên đã thu thập các thông tin lịch sử từ sách báo và trong các thuyết minh quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt
Phương pháp so sánh, kế thừa: Tham khảo và đánh giá các giải pháp quy
hoạch ở các đô thị khác nhằm so sánh với quy hoạch hiện tại, đồng thời dựa trên các nghiên cứu liên quan đến đề tài tại khu vực lân cận thuộc khu trung tâm cũ 930ha [6,10], từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và kế thừa các ưu điểm
từ các quy hoạch hiện tại và các nghiên cứu liên quan để đưa ra những luận cứ khoa học mang tính lý luận giải quyết các mục tiêu đã đề ra
7 Cấu trúc luận văn
Trang 155
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG BỜ TÂY SÔNG SÀI GÒN
1.1 Giải thích thuật ngữ, khái niệm
1.1.1 Không gian công cộng
Theo PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan [7] thì “KGCC là một khái niệm
phức tạp, đa chiều và không có một định nghĩa chung, phổ quát toàn cầu về nó KGCC được tạo ra, được sử dụng, được gán nghĩa, được quản lý, và được tái sinh do các nhu cầu chính trị – kinh tế – xã hội của các thể chế xã hội khác nhau, ở các không gian và tại thời gian khác nhau, bị chi phối bởi các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau” Theo khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu
không gian công cộng luôn biến đổi theo không gian và thời gian bởi những không gian đó gắn với nhiều cách làm khác nhau chứ không theo một khuôn mẫu nhất định, tạo nên sự tiếp nối của các không gian đô thị
Trong quy hoạch, KGCC là các không gian vật thể bao gồm các không gian như quảng trường, không gian đường phố, không gian giữa các công trình, không gian công viên…
Mặt khác không gian công cộng còn được hiểu là các không gian như bãi biển công cộng, nút giao thông, các công viên công cộng của thành phố, công
viên nhỏ, và sân chơi trong khu ở Theo ThS.KTS Thái Lan Anh [1] “Không
gian công cộng là những nơi diễn ra những hoạt động cộng đồng, nơi con người được nhìn nhận như một xã hội, và nơi chúng ta giao tiếp với những người khác, đồng thời cũng là nơi nhắc chúng ta về tầm quan trọng và lợi ích của sự đoàn kết, tinh thần của cộng đồng”
Bên cạnh đó theo nghiên cứu của Jake Desyllas và Elspeth Duxbury vào năm 2001 [17] cho thấy mối tương quan giữa thuộc tính khả năng tiếp cận và
số người sử dụng các không gian công cộng Từ đó, để xác định một KGCC
Trang 166
hay một không gian có tính chất công cộng là nó phải được tiếp cận một cách
dễ dàng đối với phần đông dân cư đô thị và đa dạng về hoạt động để thu hút được mọi người đến sử dụng Đồng thời trong nghiên cứu của Mark Francis [18] cũng xét đến yếu tố tiện nghi, an toàn và thân thiện cho KGCC, nhằm bổ sung mức độ thành công, hiệu quả cho KGCC
Vì vậy, khái niệm KGCC mà học viên sử dụng trong đề tài được diễn giải như sau: KGCC là tập hợp các thành phần không gian trong đô thị kể cả trên cao, mặt đất và các thành phần không gian ngầm, nơi mà tại đó các hoạt động phong phú của người dân đô thị được diễn ra một cách an toàn và dễ dàng tiếp cận một cách tự do
Xét theo khái niệm nêu trên, KGCC có thể chia thành 3 loại hình:
Không gian đóng: không gian dưới mặt đất hay các không gian nằm trong các công trình công cộng, các không gian này thường có chức năng tổ chức các hoạt động như triễn lãm, thương mại – dịch vụ, giải trí …
Không gian nửa đóng nửa mở: là các không gian phục vụ chủ yếu cho nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, ngoài ra không gian này còn có thể là nơi tập trung giao tiếp của cộng đồng trong điều kiện tự nhiên không lý tưởng
Không gian mở: là các không gian bên ngoài công trình như quảng trường, công viên cây xanh, giao thông, vỉa hè… Với đề tài nghiên cứu các không gian này có chức năng chủ đạo trong việc hình thành hệ thống KGCC
bờ Tây sông Sài Gòn, nó có chức năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng đồng thời góp phần vào hệ thống KGCC của đô thị
1.1.2 Hệ thống không gian công cộng
Định nghĩa hệ thống [4]: Theo lý thuyết hệ thống thì “Hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ tương tác nhằm thực hiện một mục tiêu xác định Các phần tử ở đây là phương diện vật chất và nhân lực” Đặc điểm cơ bản của
hệ thống là tính động
Trang 17Theo bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại, trong HTKGCC các KGCC chức năng có thể được sắp xếp theo trình tự bổ sung chức năng cho nhau và liên kết chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất Hoặc được hình thành theo quy luật của thị trường, có ý nghĩa bổ sung cho nhau nhằm phát triển, hoàn thiện chất lượng
sử dụng cho các KGCC tại đó Trong quy hoạch và thiết kế đô thị, hệ thống KGCC được liên kết dựa trên các kết nối giao thông như tuyến đi bộ, giao thông công cộng, giao thông cá nhân
Trong HTKGCC của khu vực nghiên cứu hiện tại, các KGCC chức năng được hình thành theo quy tắc của thị trường Vì vậy cần sắp xếp lại các KGCC chức năng theo trình tự bổ sung chức năng cho nhau và liên kết với nhau tạo thành hệ thống
1.1.3 Tổ chức không gian công cộng
Định nghĩa tổ chức KGCC: Tổ chức KGCC là việc chọn lựa, sắp xếp, bố cục hài hòa các không gian chức năng, cảnh quan như cây xanh, mặt nước, các công trình… Trong các KGCC và tổ chức giao thông tiếp cận đến các KGCC
Căn cứ theo luật quy hoạch đô thị [8], quy hoạch đô thị là “việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch” Có
thể thấy công tác tổ chức KGCC là một phần trong công tác quy hoạch đô thị
Trang 188
Ngoài ra, tổ chức KGCC còn là một nội dung quan trọng của công tác thiết kế
đô thị ở quy mô một khu vực
Trong đề tài nghiên cứu này, việc tổ chức KGCC mà học viên đề cập là việc sắp xếp các không gian cho các hoạt động công cộng được diễn ra một cách logic, ứng với thói quen sinh hoạt của người dân đô thị Bao gồm việc lựa chọn các KGCC chức năng phù hợp với bối cảnh hiện tại và đề xuất giải pháp
tổ chức các KGCC đó để tạo thành một hệ thống Trong đó giải pháp đề xuất
là đưa ra các nguyên tắc tổ chức các thành phần chức năng cần phải có trong KGCC
1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong nước
Đề tài luận văn “Giải pháp tổ chức không gian công cộng tại khu trung tâm mới Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Minh Thanh Ngân [10] tập trung nghiên cứu về các loại hình không gian công cộng:
công viên, quảng trường, không gian ven sông, phố đi bộ và quảng trường trước các công trình công cộng dựa trên các hoạt động cấp thiết, hoạt động và xã giao
Từ đó tác giả đề xuất nguyên tắc và giải pháp tổ chức không gian công cộng cho khu trung tâm mới Thủ Thiêm về không gian chức năng, cảnh quan, giao thông tiếp cận Ngoài ra, tác giả còn đề xuất mạng lưới đi bộ làm nền tảng cho việc tổ chức các tuyến đường trong khu trung tâm mới Thủ Thiêm Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung ở một phần của khu trung tâm Thủ Thiêm nên kết quả cũng chỉ là tương đối vì mỗi không gian công cộng đều có những đặc trưng riêng biệt
Đề tài luận văn “Giải pháp tổ chức hệ thống không gian công cộng tại một phần khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Vương Đình Huy [6] tập trung nghiên cứu không gian công cộng dưới tư cách
là một hệ thống, trong đó tập trung vào một số thuộc tính quan trọng và thiết
Trang 199
yếu như khả năng tiếp cận không gian, sự đa dạng các hoạt động, mức độ dễ nhận biết Tác giả xác định những ảnh hưởng của các yếu tố tác động từ đó đề xuất nguyên tắc định hướng cho việc tổ chức hệ thống không gian công cộng một phần khu trung tâm và đưa ra ra các giải pháp thực hiện có thể diễn ra của bối cảnh trong tương lai Tác giả nhận định rằng trong 3 thuộc tính cốt yếu của
hệ thống không gian công cộng là khả năng tiếp cận, sự đa dạng, khả năng dễ nhận biết thì khả năng tiếp cận các không gian công cộng đối với người đi bộ
và tàn tật là thuộc tính cần ưu tiên nhất Vì vậy, giải pháp về khả năng tiếp cận được tác giả quan tâm hơn với các giải pháp như mở rộng mạng lưới không gian đi bộ, kết hợp không gian đi bộ với làn đường riêng dành cho xe đạp với nhiều quy mô khác nhau Với đề tài này các kết quả nghiên cứu tập trung vào giải pháp tổ chức không gian công cộng theo các tuyến, trục đường một phần khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu và vị trí nghiên cứu trong 2 đề tài luận văn trên đều là KGCC tại khu trung tâm Tuy nhiên, mỗi đề tài lại nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của KGCC như: đề tài của tác giả Trần Minh Thanh Ngân thì đi vào nghiên cứu về giá trị vật thể trong KGCC, còn tác giả Vương Đình Huy thì đi vào nghiên cứu các giá trị phi vật thể trong KGCC tại Khu vực trung tâm Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài luận văn của học viên cũng tương
tự với 2 luận văn trên là KGCC Tuy nhiên, lại có sự khác nhau về khu vực nghiên cứu, học viên đi vào nghiên cứu KGCC bờ Tây sông Sài Gòn Ngoài ra, qua những thông tin thu thập được, hiện nay vẫn chưa có đề tài luận văn nào nghiên cứu KGCC tại bờ Tây sông Sài Gòn Qua đó cho thấy hướng nghiên cứu trong luận văn này là không bị trùng lặp với các đề tài khác
Trang 2010
1.2.2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về KGCC cũng như vấn đề tổ chức KGCC đã được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới, đặc biệt trong đó là một số nghiên cứu mang tính chủ chốt đối với đề tài như:
Nghiên cứu về “Không gian mở đô thị: sự cần thiết cho nhu cầu người sử dụng” của Mark Francis [18] Qua nghiên cứu này, Mark Francis
đưa ra quan điểm của ông là đề cao nhu cầu sử dụng của con người trong không gian công cộng, với ông không gian công cộng được coi là giá trị, có hiệu quả chỉ khi nó được thiết kế và quản lý, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người tại khu vực đó Kết hợp từ các kết luận của các đồng sự, ông xác định nhu cầu sử dụng không gian công cộng của con người là gồm 6 nhu cầu cơ bản:
Tiện nghi (Comfort): không gian công cộng được sử dụng tốt nhất khi
nó tạo được sự thoải mái cho người sử dụng
Thư giãn (Relaxation): cảm giác thoải mái về mặt tâm lý là một trong những lý do con người tìm đến các không gian công cộng, các yếu tố cảnh quan đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu này
Giao tiếp thụ động (Engagement): các giao tiếp thụ động như đọc báo, ngồi quan sát mọi người, suy tư, ngủ Con người không nhất thiết phải tham gia vào các hoạt động diễn ra tại không gian, sự tham gia của con người vào không gian được thể hiện đơn giản bằng việc dừng chân, ngồi quan sát những hoạt động, sự kiện đang diễn ra xung quanh không gian mở mà không cần nói hoặc làm bất cứ điều gì
Giao tiếp chủ động (Active engagement): là sự giao tiếp giữa con người với con người, giữa con người với không gian xung quanh Giao tiếp này thường thấy qua các hoạt động diễn ra trong không gian công cộng: vui chơi, giải trí, cắm trại
Trang 2111
Khám phá ( Discovery): tổ chức các không gian công cộng hấp dẫn, tạo tính tò mò là một trong những yếu tố thu hút con người đến với không gian công cộng
Vui vẻ (Fun): cảm giác vui vẻ là một nhu cầu quan trọng mà con người muốn tìm thấy khi đến không gian công cộng Tuy nhiên, một
số không gian công cộng lại chưa quan tâm nhiều đến yếu tố này
Nghiên cứu về “Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc: sử dụng không gian công cộng” của Gehl Jan [19] Nội dung chính của nghiên cứu
này là nói về mối quan hệ của không gian công cộng với con người và mối quan
hệ giữa không gian công cộng với cuộc sống đô thị Không gian công cộng có thể là quảng trường, công viên cây xanh, đường phố, là nơi diễn ra các hoạt động hết sức đa dạng của con người trong đô thị; Trong nghiên cứu, ông đề cập đến vai trò của các nhà quy hoạch, kiến trúc góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho không gian công cộng nhờ các giải pháp mang tính thẩm mỹ cho không gian Gehl Jan chia các hoạt động trong không gian công cộng làm 3 loại:
Hoạt động thiết yếu: là các hoạt động như đi học, đi làm… Các hoạt động này vẫn diễn trong mọi điều kiên tự nhiên
Hoạt động tự chọn: là các hoạt động giải trí, đặc biệt là các hoạt động vui thích diễn ra ở ngoài trời Khi không gian ngoài trời có chất lượng tốt thì hoạt động ngoài trời sẽ phong phú hơn, diễn ra với tần suất gần như nhau đối với các hoạt động thiết yếu, ngoài ra các hoạt động tự chọn cũng diễn ra khi địa điểm và không khí sinh hoạt có sức lôi cuốn
Hoạt động xã hội: là các hoạt động vui chơi trẻ em, nghe, nhìn, quan sát… Hoạt động này chỉ xảy ra khi các hoạt động tự chọn và thiết yếu diễn ra thường xuyên
Trang 2212
1.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Xét ở bối cảnh hiện tại của khu vực, ngoài quy hoạch sử dụng đất 1/2000 khu trung tâm hiên hữu 930ha do công ty Nikkei Sekke thiết kế năm 2010 thì còn có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt và xây dựng Vì vậy, học viên dựa trên cơ sở cả về quy hoạch sử dụng đất 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 để đánh giá hiện trạng KGCC tại KVNC.[Hình 1.3; Hình 1.4]
1.3.1 Thực trạng tổ chức các hoạt động tại KGCC
Theo quy hoạch, KG chức năng tại khu vực nghiên cứu bao gồm: Quảng trường nằm giữa các công trình công cộng, công viên bên trong khu ở, công viên ven sông, vườn thực vật… vấn đề đặt ra là hiện tại các hoạt động công cộng tại khu vực vẫn chưa được thể hiện cụ thể trong quy hoạch phân khu, tuy nhiên dựa trên quy hoạch chi tiết của một số khu vực, có thể xác định một số các hoạt động diễn ra trong các KGCC như: Hoạt động đi lại có sử dụng phương tiện giao thông, hoạt động thể dục – thể thao, vui chơi trẻ em và thương mại – dịch vụ Ngoài ra, một số hoạt động văn hóa, du lịch, tham quan, sự kiện theo mùa có thể được diễn ra ở KVNC
Các hoạt động trên vỉa hè tại không gian đường phố chưa được thể hiện trong đồ án quy hoạch, vì vậy cần đề xuất các hoạt động cho không gian chức năng này
1.3.2 Thực trạng về tổ chức KGCC theo quy hoạch
1.3.2.1 Thực trạng về không gian quảng trường
Theo quy hoạch chi tiết 1/500 khu phức hợp Sài Gòn Ba Son, KG quảng trường nằm bên cạnh trạm dừng số 3 của tuyến Metro số 1, thuộc tiểu khu Ba Son được quy hoạch với các chức năng phong phú như quảng trường trung tâm, quảng trường lịch sử, khu vực trưng bày triển lãm các tác phẩm điêu khắc, thảm
cỏ tổ chức sự kiện cùng với sân khấu ngoài trời, quảng trường tiện ích Nhằm
Trang 23Vì KG quảng trường được quy hoạch có nhiều chức năng khác nhau, các tiện ích công cộng có thể phục vụ các hoạt động diễn ra liên tục ở nhiều thời điểm trong ngày, nên xét đến tính tiện nghi và phong phú hoạt động thì KG quảng trường hiện tại đã đạt được kết quả tích cực, nhưng đối với tính an toàn thì chưa thể hiện rõ ở KGCC này Cần đề xuất thêm một số giải pháp chiếu sáng vừa tạo điểm nhấn cho KG về đêm, vừa tăng tính an toàn cho KG quảng trường và giải pháp an toàn cho người đi bộ khi kết nối từ các trạm dừng của giao thông công cộng đến KG quảng trường Nằm ở vị trí tiếp giáp với cảnh quan ven sông nhưng KG quảng trường chưa khai thác tối ưu tầm nhìn cảnh quan ven sông, đây là một trong những khuyết điểm cần được xem xét nhằm
đề xuất phương án cho KGCC có tính chất quảng trường
1.3.2.2 Thực trạng về không gian công viên
Không gian công viên bên trong KVNC gồm 3 chức năng chính là công viên ven sông (công viên cấp đô thị), công viên bên trong khu ở và vườn thực vật (công viên cấp đơn vị ở) Theo quy hoạch thì diện tích của các KG công
Trang 2414
viên là khá lớn, chiếm 48000m2 đối với tiểu khu Ba Son, 43000m2 đối với tiểu khu Tân Cảng Với các chức năng như công viên ven sông, công viên trong nhóm ở, vườn thực vật trong đó có các tiện nghi như chòi nghỉ chân, khu vực dừng ngắm cảnh, khu vực nướng BBQ ngoài trời, đài quan sát ngắm cảnh toàn sông, sân golf, sân thể thao, thảm cỏ tổ chức sự kiện, sân chơi cho trẻ… tạo điều kiện cho các hoạt động công cộng diễn ra như vui chơi, giải trí, thể dục - thể thao, thư giãn … Quy hoạch KG công viên tuy có nhiều lại hình chức năng phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau nhưng chỉ mới giới hạn ở phục vụ nhu cầu cho chính khu dân cư trong khi các KG công viên, đặc biệt là công viên ven sông cần phải được phục vụ cho cả cộng đồng dân cư đô thị
Hầu hết các tiện nghi giúp thu hút cộng đồng sử dụng KG công viên nằm
ở các KG bên trong khu ở, như sân chơi cho trẻ em, khu sinh hoạt cộng đồng,
hồ bơi… Trong khi đó các tiện nghi bên ngoài chỉ là dải công viên được phủ cây xanh, thảm cỏ chạy dọc ven sông, liên kết với một phần của quảng trường nhỏ bên trong Một số công trình dịch vụ thương mại nhà hàng, khoảng KG trống lớn dùng cho tổ chức sự kiện và KG mặt nước nhân tạo lớn được bố trí trong khuôn viên thuộc công viên ven sông ở khu vực Tân Cảng
Điểm cộng đối với KG công viên là sự tiện nghi, an toàn và thân thiện vì chúng có nhiều KG chức năng khác nhau, thiết kế khai thác được tầm nhìn cảnh quan, có nhiều tiện ích công cộng đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người dân
đô thị Tuy nhiên các KGCC công cộng được cộng đồng sống trong khu vực sử dụng được quan tâm nhiều hơn là tổ chức KGCC công cộng dành cho người dân đô thị, điều này làm giảm đi sự hấp dẫn thu hút người dân đến với KGCC trong khu vực Qua đó chất lượng đối với KG công viên cũng bị giảm đáng kể, dẫn đến việc tạo liên kết hệ thống cho KGCC chưa đạt hiệu quả Ngoài ra, thiết
kế chênh cao độ nền của công viên trung tâm tại tiểu khu Tân Cảng so với cao
Trang 2515
độ nền của công viên ven sông thuộc dự án Sài Gòn Pearl làm giảm sự thân thiện đối với KG cảnh quan, tiếp cận cho người đi bộ và người đi xe đạp
Trong các KG công viên tại KVNC hầu hết đều được bố trí một số KG
có chức năng là sân chơi, tuy nhiên vẫn chưa có hình thức tổ chức cụ thể, mà chỉ là dạng KG kết hợp với quảng trường nhỏ bên trong Vì vậy để tăng chất lượng các KGCC trong hệ thống thì hình thức KG sân chơi cần được tổ chức
có đặc trưng riêng để phục vụ các hoạt động vui chơi, thể thao cho nhiều lứa tuổi khác nhau trong cộng đồng dân cư đô thị
1.3.2.3 Thực trạng về không gian đường phố
Dựa trên quy hoạch, không gian đường phố chỉ mới thể hiện được định hướng tổ chức mà chưa đưa ra giải pháp tổ chức cụ thể KG đường phố được giới hạn bởi các thành phần như: các công trình có kiến trúc hiện đại, các dãy cây xanh hai bên đường, bồn hoa… Trong đó tầng trệt của các công trình dịch
vụ thương mại được mở rộng không gian giao với KG đường phố nhằm tổ chức các hoạt động, mua bán, nghỉ ngơi, thư giãn Khoảng lùi các công trình được
tổ chức hợp lý, thay đổi linh hoạt, tạo nên các khoảng không gian đóng mở có
sự cuốn hút dành cho người sử dụng Trong KG đường phố, việc bố trí các tiện ích như ghế ngồi miễn phí hay khu vực đậu xe cũng cần được quan tâm, tuy nhiên ở KG đường phố tại KVNC thì vấn đề này chưa được thể hiện Vì vậy cần đề cập tới vấn đề này trong giải pháp tổ chức KG đường phố Một vấn đề cần quan tâm nữa là tổ chức bồn hoa cách ly giữa luồng người đi bộ và phương tiện giao thông, điều này nhằm tạo an toàn cho người đi bộ và tạo cảnh quan cho KG đường phố Nhưng các bồn hoa trong KG đường phố chỉ mới có chức năng tạo cảnh quan, giới hạn các khu vực chức năng khác nhau mà chưa tạo được cách ly an toàn cho khu vực đi bộ với trục giao thông cơ giới Ngoài việc
bố trí các vật thể bên trong không gian thì còn cần quan tâm đến các công trình
có điểm nhấm trong KG đường phố như cầu đi bộ, nhưng nếu tổ chức không
Trang 2616
hợp lý thì cầu đi bộ lại trở thành vấn đề ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho KG đường phố
1.3.3 Thực trạng về giao thông tiếp cận
Với hiện trạng quy hoạch giao thông tại khu vực, ngoài tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh chạy dọc khu vực nghiên cứu thì theo quy hoạch chi tiết 1/2000, khu vực còn được quy hoạch thêm tuyến đường chạy dọc ven sông nhằm kết nối toàn bộ không gian bờ Tây sông Sài Gòn với lộ giới trải dài từ 31m-34m, vỉa hè rộng từ 3m-6m Các tuyến đường trục nội khu kết nối giao thông giữa đường Nguyễn Hữu Cảnh với đường ven sông như trục C9 lộ giới 24m vỉa hè mỗi bên rộng 5m, trục C10 lộ giới 15m vỉa hè mỗi bên 3m ở tiểu khu Ba Son và trục D3 lộ giới 24m vỉa hè rộng mỗi bên 3.5m, trục D6 lộ giới 18m vỉa hè mỗi bên rộng 3m ở tiểu khu Tân Cảng [hình 1.5] Trong quy hoạch
hệ thống giao thông đô thị, khu vực còn được tiếp giáp với 2 trạm dừng MTR, cầu Thủ Thiêm 1 và Thủ Thiêm 2 [11;12;13;14]
Vì trục đường Nguyễn Hữu Cảnh và trục đường ven sông chạy dọc trải dài khu đất nghiên cứu nên người dân có thể tiếp cận các KGCC một cách thuận tiện, đặc biệt là các KGCC ven sông Tuy nhiên đó cũng là giới hạn tiếp cận cho các KGCC tại đó bởi các trục đường này đều được quy hoạch với quy mô làn xe lớn, mật độ xe cơ giới cao, làm kết nối của người dân cho việc di chuyển
bộ hành giữa các KGCC với nhau, đặc biệt là công viên bên trong khu ở với công viên ven sông bị ảnh hưởng Nên cần đề xuất giải pháp cho việc giải quyết vấn đề tiếp cận từ các KGCC bên trong đến KGCC ven sông sao cho đảm bảo
an toàn tiếp cận cho người đi bộ Ngoài ra có các tuyến đường trục hướng từ đường Nguyễn Hữu Cảnh ra sông Sài Gòn với làm đường và vỉa hè rộng nên người dân có thể dễ dàng tiếp cận tới trục đường cảnh quan ven sông của khu vực
Trang 2717
Ngoài các tuyến đường tiếp cận lớn chính có làn đường dành riêng cho giao thông cộng cộng, còn có tuyến Metro với trạm dừng nằm trong KVNC Điều này tạo nên lợi thế giúp khai thác tối đa khả năng tiếp cận của người dân đến các KGCC, với nhiều hình thức hoạt động khác nhau như đi bộ, sử dụng phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô và cả xe bus công cộng Dựa theo quy hoạch 1/500 đã thực hiện [13;14], các trục đường chính đều có giải pháp phân chia làn đường giữa giao thông cá nhân và giao thông công cộng Tuy nhiên chưa
có phương án phân tách làn đường cho xe đạp và hành lan bảo vệ cho người đi
bộ Ngoài ra KVNC còn được tổ chức cầu vượt đi bộ tại khu vực ngã ba sông nhằm tạo sự liên kết liên tục và tiếp cận thuận lợi cho các KGCC tại đây
Mặc dù giao thông tiếp cận tại KVNC có những điểm vượt trội như tuyến kết nối trải dài và liên tục, được quy hoạch và xây dựng mới với các làn đường
bố trí riêng cho giao thông cộng cộng, vỉa vè rộng đáp ứng điều kiện đi bộ của người dân, tạo có hội phát triển mạng lưới đi bộ trong khu vực; Nhưng vì mật
độ dân cư cao dẫn đến sức ép về giao thông cá nhân làm ảnh hưởng đến vấn đề đảm bảo tiếp cận an toàn cho người đi bộ đến các KGCC trong khu vực
1.3.4 Một số vấn đề ảnh hưởng đến KGCC khu vực nghiên cứu
Ngoài các vấn đề thực trạng của KVNC dựa trên quy hoạch, thì một số vấn đề hiện trạng đặc biệt là các công trình lịch sử nằm trong KVNC cũng cần quan tâm Trong khu vực Ba Son hiện tại đa phần là các công trình nhà xưởng còn sót lại cùng với 2 ụ tàu được xây dựng từ thời Pháp thuộc năm 1884-1888, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng khẳng định tầm nhìn xây dựng và phát triển Sài Gòn của Pháp thời điểm đó và gắn với lịch sử phát triển của Tp Hồ Chí Minh [17]
Ngoài ra các KGCC lân cận như: công viên Bạch Đằng, quảng trường Nguyễn Huệ ảnh hưởng đến việc đề xuất lựa chọn các KG chức năng Mục đích
đề xuất các KG chức năng mới cho KVNC phù hợp với bối cảnh cũng như phù
Trang 2818
hợp với định hướng phát triển không gian của thành phố Toàn bộ cảnh quan
bờ sông cần được thống nhất về các KG chức năng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho KGCC tại khu vực nghiên cứu Trong quy hoạch, công viên Bạch Đằng sẽ được tổ chức công viên kết nối trực tiếp với công viên ven sông tại khu Ba Son, nên việc hình thành, phát triển tuyến đi bộ nhằm tối ưu khả năng tiếp cận đến KGCC tại KVNC bị ảnh hưởng Ngoài ra, khoảng cách vị trí của quảng trường Nguyễn Huệ tới KVNC không lớn, có thể ảnh hưởng đến thuộc tính phong phú các hoạt động diễn ra tại KVNC khi lựa chọn tổ chức KG quảng trường có quy mô lớn Tóm lại, các KGCC xung quanh có ảnh hưởng đến việc
tổ chức về quy mô giới hạn không gian, các hoạt động đặc trưng của khu vực, các tiện ích công cộng phục vụ trong KGCC tại KVNC
1.4 Kết luận chương 1
Việc phân tích nhìn nhận thực trạng của công tác tổ chức không gian công cộng bờ Tây sông Sài Gòn, có những vấn đề cần quan tâm như: Các không gian chức năng chưa thể hiện các đặc trưng về hoạt động của người dân trong khu vực, chất lượng phục vụ đối với các không gian chưa đồng đều, chưa có mối liên hệ tương tác giữa các không gian chức năng khác nhau, giải pháp tiếp cận cho người đi bộ chưa được quan tâm Các KGCC chỉ tập trung tiện nghi phục vụ cho bộ phận dân cư sống trong khu vực mà chưa phục vụ cho bộ phận dân cư đô thị Vì vậy, vấn đề cần thực hiện đối với khu vực là lựa chọn các KG chức năng phù hợp và có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, qua đó đề xuất các nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện cho các KGCC bờ Tây sông Sài Gòn
Trang 29Hình 1.1 Các loại hình KGCC theo nghiên cứu của Mark Francis
Nguồn: Internet
Trang 30Hoạt động thiết yếu Hoạt động tự chọn Hoạt động xã hôi
Hình 1.2 Phân nhóm hoạt động con người theo Gehl Jan
Nguồn: Internet
Trang 31Hình 1.3
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của đồ án chi tiết 1/2000
khu trung tâm hiện hữu 930ha
Nguồn: Sở quy hoạch kiến trúc
Trang 32Hình 1.4 Sơ đồ hiện trạng quy hoạch chi tiết 1/500
Nguồn: Học viên
Trang 33Hình 1.5 Sơ đồ quy hoạch giao thông
Nguồn: Học viên
Trang 34Hình 1.6 Sơ đồ hiện trạng không gian công cộng
Nguồn: Học viên
Trang 3519
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG BỜ TÂY SÔNG SÀI GÒN
2.1 Cơ sở pháp lý
2.1.1 Quy hoạch chung
Cơ sở pháp lý chính phục vụ cho việc giải quyết các mục tiêu là đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 của 930ha khu trung tâm hiện hữu [11] và các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của các khu dân cư Sài Gòn Pearl, Vinhome Golden River, Vinhome Central Park [13;14]
Nghiên cứu này dựa trên các cơ sở hình thành KGCC của các đồ án quy hoạch chi tiết đã thực hiện Từ đó phân tích, rút ra các nguyên tắc được sử dụng trong thiết kế KGCC của các dự án, xem nội dung này như là điều kiện xây dựng nguyên tắc cho KGCC của khu vực nghiên cứu Ngoài ra học viên phân tích các điểm yếu còn hạn chế của KGCC đã được quy hoạch, nhằm tạo cơ sở trong việc đề xuất thêm những giải pháp tổ chức KGCC sao cho phù hợp với nhu cầu của người dân đô thị Trong đề tài nghiên cứu, học viên sử dụng các thông tin quy hoạch dựa trên các quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh [11;13;14]
2.1.2 Quy định về tổ chức không gian cảnh quan
Dựa trên quyết định số 3457/QĐ-UBND về quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh (930ha), ở Điều 39, Điều 40, Điều 41, Quy định về kiến trúc cảnh quan khu Tân Cảng và Ba Son Yêu cầu về bố trí cây xanh ở mặt trên của khối đế của các công trình cao tầng Màu sắc sử dụng theo tổ hợp bảng màu Munsell, trừ một
số vật liệu có màu sắc tự nhiên Tỷ lệ rỗng của công trình phải chiếm từ 50% - 80% diện tích mặt tiền Tổ chức công năng tầng trệt là chức năng thương mại, buôn bán lẻ nhằm đóng góp vào môi trường năng động của tuyến đường
Trang 3620
Cụ thể đối với từng khu vực, tại Điều 40 [12], Quy định mật độ cửa sổ hoặc cửa chính ở tầng trệt tối thiểu là từ 50% hoặc 80% diện tích mặt tiền đối với tiểu khu Tân cảng Điều 41 [12], quy định bảo tồn các công trình kiến trúc lịch sử nằm trong khu vực, phát triển các công trình mới đảm bảo hài hòa với công trình kiến trúc cũ, mặt ngoài của khối đế công trình mới phải tuân thủ độ cao và độ rộng nhằm tôn trọng tỷ lệ lịch sử của các kiến trúc lịch sử, mái của khối đế phải được bố trí cây xanh theo cách bố trí toàn bộ công trình của bờ Tây sông Sài Gòn, mặt tiền công trình cho phép sử dụng màu nhấn không quá 5%, bố trí mái hiên dọc bức tường phố để đảm bảo hoạt động thoải mái cho người đi bộ dọc vỉa hè, các quy định trên được áp dụng đối với tiểu khu Ba Son
Theo TCVN 9257:2012 về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị, ở mục 5, yêu cầu thiết kế quy hoạch cây canh sử dụng công cộng có những vấn đề như sau: Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện
vệ sinh, bố cục không gian kiến trúc Phải tận dụng, khai thác lựa chọn đất đai phù hợp, phải kết hợp hài hòa với yếu tố mặt nước, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú: tuyến, điểm, diện Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí, phân cách, tạo cảnh quan đường phố, an toàn giao thông và khách bộ hành, không gây ảnh hướng tới công trình hạ tầng
kỹ thuật (đường dây, kết cấu vỉa hè, mặt đường) Trong các công viên, tùy tính chất, quy mô mà bố trí thích hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật như thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng và các công trình phục vụ khác Khi tiến hành trông cây trong công viên, cần lưu ý khoảng cách giữa công trình ở xung quanh tiếp giáp với cây trồng như: cây bụi, cây thân gỗ cách công trình từ 2m – 5m, cách đường tàu điện từ 3m – 5m, Cách vỉa hè và đường từ 1.5m – 2m, cách giới hạn mạng điện từ 4m, cách các mạng đường ống ngầm từ 1m – 2m Ngoài ra, khi thiết kế
Trang 3721
công viên phải chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương [16]
2.2 Cơ sở khoa học
2.2.1 Một số lý thuyết về thiết kế cảnh quan đô thị
2.2.1.1 Lý luận về quan hệ hình – nền của Roger Trancis
Là lý luận nghiên cứu về quy luật tồn tại giữa không gian và thực thể của
đô thị Lý luận này muốn thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ hình – nền của môi cảnh hình thể đô thị để xác định kết cấu không gian tích cực và không gian tiêu cực của đô thị Qua việc xem xét sự biến hóa của quan hệ hình – nền của đô thị qua các thời gian khác nhau cong có thể phát hiện ra động thái và xu hướng phát triển xây dựng đô thị
Trong thiết kế không gian, việc sử dụng phương pháp quan hệ hình – nền
có thể làm rõ phạm vi giới hạn không gian, từ đó có thể nhấn mạnh một cách
có ý thức giới hạn của không gian, tạo ra các không gian tích cực
2.2.1.2 Lý luận liên hệ của L’Enfant
Là lý luận về quy luật liên hệ “ tuyến tính” tồn tại trong các yếu tố cấu thành trong nghiên cứu môi trường hình thái đô thị Những loại tuyến này gồm các tuyến giao thông không gian công cộng mang tính chất tuyến và tuyến thị giác, như các loại đường giao thông, đường đi bộ, các chuỗi không gian, tuyến nhìn và điều kiện cảnh quan
Thông qua việc phân tích lý luận liên hệ, có thể xác định được các lối đi, lối tiếp cận các không gian công cộng, nhằm tạo bố cục có kết cấu hài hòa và trật tự Sử dung lý luận liên hệ trong việc phân tích các yếu tố tạo tính hệ thống đối với hệ thống KGCC, giúp xác định cách thức và đề xuất giải pháp liên kết các KGCC với nhau trong khu vực nghiên cứu
Trang 3822
2.2.1.3 Lý luận về địa điểm của Leon Krier
Là lý luận đem những nghiên cứu về nhu cầu, văn hóa, xã hội và tự nhiên đối với con người hòa nhập vào các nghiên cứu về không gian, thông qua sự phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến không gian đó mà nắm vững bản chất của hình thái không gian đô thị
Trong những nghiên cứu lý luận về địa điểm, các nhân tố xã hội, văn hóa
và tri giác cảm thụ bị hòa tan với giới hạn bên trong không gian, những nhân
tố bên trong và bên ngoài đó kết hợp hữu cơ với nhau, kết hợp hữu cơ với địa điểm (Place) hay nơi chốn (Site)
2.2.1.4 Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch
Lý luận về hình ảnh của Kevin Lynch được thể hiện trong tác phẩm “The image of city” là lý luận tương đối có ảnh hưởng và được sử dụng rộng rãi Trong quá trình nghiên cứu dựa trên 3 thành phố là Boston, Los Angeles và Kentucky ông đưa ra 5 nhân tố cơ bản cấu thành nên hình ảnh của đô thị:
Lưu tuyến (Path) Trong đô thị, nhân tố được gọi là lưu tuyến có 2 loại,
đó là đường liên hệ giao thông và hành lang liên hệ thị giác Nó yếu tố căn bản
để con người nhận thức được đô thị, các nhân tố khác đều phát triển men theo tuyến Cho nên khi xây dựng hình ảnh đô thị, lưu tuyến chiếm vị trí chủ đạo
Khu vực (Distric) Nhìn một cách tổng thể, sự thay đổi quy mô của khu
vực tương đối lớn, nói chung là có hai mức phạm vi Một khu vực nên có đặc trưng hình thái, công năng sử dụng đồng nhất, có sự khác biệt rõ ràng đối với các khu vực khác Ví dụ như khu vui chơi, khu mua sắm, khu tổ chức sự kiện, khu vực nghỉ ngơi thư giãn …
Cạnh biên (Edge) Là giới tuyến của một khu vực hay giữa những khu
vực, là những thành phần tuyến tính được biểu hiện ra thông qua những hình thái tự nhiên hay nhân tạo Nó tiêu biểu cho hành vi và hình dáng của khu vực
Trang 3923
Nút (Node) Là nơi tập hợp, dùng để chỉ các tiêu biểu của nơi có tính
chiến lược mà người quan sát có thể tiến vào Nút là nhân tố quan trọng để con người nhận thức đô thị bởi nó là nơi tập trung một số công năng đặc trưng nhất định Đối với người nhận thức môi trường xung quanh mà nói, thì nút có tầm quan trọng rất lớn, qua nút con người có thể cảm thấy đặc trưng của chính bản thân hay môi trường xung quanh một cách rõ ràng hơn [9]
2.2.1.5 Các thành phần vật thể trong thiết kế cảnh quan
Đường
Đường với chức năng là tạo mối liên hệ lẫn liên kết giao thông, là không gian giao tiếp của con người và xã hội, là hành lang đón gió tự nhiên và là nơi thụ cảm hình ảnh của không gian đô thị Đường phố nắm vai trò quan trọng và chủ đạo trong việc hình thành tính tiếp cận trong KGCC, việc áp dụng các giải pháp tổ chức, lựa chọn các phương tiện di chuyển tạo sự thuận lợi cho các hoạt động diễn ra tại nơi đây là điều cần thiết (giao thông đi bộ trên vỉa hè, hoặc các giao thông công cộng, giao thông cơ giới…tạo nên sự phong phú cho hoạt động đường phố trong đô thị)
Công trình kiến trúc
Là các công trình kiến trúc nhỏ, bao gồm các tiện ích công cộng (chòi nghỉ, trạm xe buýt, ghế ngồi nghỉ ngơi, ATM, các tiểu cảnh nhỏ ) và các phù điêu, tranh tượng tạo ấn tượng về thị giác, tạo những điểm cảnh thu hút các hoạt động của con người Công trình biểu tượng mang tính chất kỉ niệm di tích văn hóa lịch sử, ghi lại các giai đoạn lịch sử phát triển của một khu vực nhằm tạo
sự tương tác về mối quan hệ văn hóa của cộng đồng
Địa hình
Địa hình có vai trò quan trọng trong việc phân định các không gian, nó tạo được hình dáng và đường nét và sự đa dạng trong cảm thụ KG của con người
Trang 4024
Không gian mặt nước
Không gian mặt nước là yếu tố tự nhiên cần được khai thác trong việc tạo cảnh quan đối với KGCC ven sông, đây là một trong những đặc thù của KG này So với yếu tố mặt nước nhân tạo, thì yếu tố tự nhiên mang sức hút mạnh
mẽ hơn đối với người dân đô thị và giúp làm phong phú hơn các hoạt động công cộng trong KGCC
Cây xanh
Cây xanh là thành phần chủ đạo trong vai trò tạo cảnh quan trên trục đường phố, các không gian trống bên ngoài công trình Ngoài ra còn có tác dụng cải biên vi khí hậu, che nắng và trang trí, có giá trị trong việc tạo dựng thuộc tính tiện nghi cho KGCC Tùy theo hình thức bố cục mà mỗi cây hoặc mỗi nhóm cây hay bông hoa, cây bụi…sẽ có chức năng khác nhau trong các KGCC và trên các trục đường (Ví dụ: cây trồng theo hàng với chức năng định hướng đường đi)
Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò chủ đạo giúp con người nhận thức được thế giới quan bên ngoài , ánh sáng chiếu lên các bộ phận trong KGCC sẽ tạo nên các hiệu ứng nhằm khơi gợi cảm hứng hoặc sự sống động cho toàn cảnh không gian Ngoài ra ánh sáng còn giúp tạo cảm giác an toàn cho người sử dụng KGCC vào buổi tối
Màu sắc
Màu sắc là thành phần không thể thiếu trong KGCC, nó tạo cảm giác xa gần, nóng lạnh hoặc tạo cảm giác sôi động trong một không gian tĩnh Sử dụng màu sắc hợp lý cho việc đánh dấu các làn và tuyến đường cho người đi bộ có thể tăng sự chú ý và sức hút đối với KGCC