1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi

26 92 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 302,37 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi là một vấn đề cấp thiết, nổi lên hàng đầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THỊ QUỲNH NHU

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG TỈNH QUẢNG NGÃI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 60.31.01.05

Đà Nẵng - 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: TS LÊ BẢO

Phản biện 1: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN

Phản biện 2: TS VÕ VĂN LỢI

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi là một vấn đề cấp thiết, nổi lên hàng đầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; tạo sự chuyển biến nhanh hơn đối với các vùng khó khăn; xây dựng nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Để tiếp tục nâng cao vai trò và thúc đẩy PTNN Trà Bồng, trong những năm tới đòi hỏi huyện cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp

có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm đưa nông nghiệp huyện Trà Bồng phát triển

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Phát triển nông

nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi" để làm

luận văn thạc sĩ kinh tế là kịp thời đóng góp một phần những đòi hỏi

của thực tế PTNN huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển

nông nghiệp

Trang 4

Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa

bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông

nghiệp trên địa bàn huyệnTrà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi như thế nào?

- Những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế

là gì?

- Giải pháp nào nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến PTNN tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên phạm vi với mốc thời gian từ 2016 – 2018, giải pháp đến 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Thu thập số liệu thứ cấp:

Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các nguồn sau:

+ Niên giám thống kê huyện Trà Bồng

+ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Trà Bồng qua các năm + Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi qua các năm

Dựa vào các số liệu đã được công bố, tác giả tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của

đề tài

Trang 5

b Thu thập số liệu sơ cấp:

Bằng phương pháp đánh giá điều tra nhanh nông thôn và điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

- Xây dựng phiếu điều tra;

- Chọm mẫu điều tra

- Xử lý số liệu điều tra

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo

và các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý kinh tế nông nghệp của huyện Trà Bồng và tỉnh Quảng Ngãi Ngoài ra luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu những đề tài tương tự

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giúp các

cơ quan nghiên cứu, các ban ngành liên quan đến nông nghiệp của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi tham khảo để hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn trong việc khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng thời cũng là tài liệu để sử dụng tuyên truyền cho bà con nông dân trong các hoạt động khuyến nông, phát triển kinh tế nông nghiệp

7 Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trang 6

9 Kết cấu của luận văn

Chương 1- Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp

Chương 2 - Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua

Chương 3- Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.1.1 Một số khái niệm

a Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền

kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực

phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp

b Phát triển: là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng

trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”(Raanan Weitz, 2005)

c Phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm NNo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên

cơ sở khai thác các nguồn lực trong NNo một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất

1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp có tính vùng

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu

- Đối tượng của SXNN là cây trồng và vật nuôi

- SXNN mang tính thời vụ cao

Trang 7

1.1.3 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp

a Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn, đó là đóng góp

d Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn

1.2 NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2.1 Phát triển số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông

nghiệp qui mô nhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cở sở trong nông, lâm, thủy sản với mục đích sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến

Hợp tác xã nông nghiệp là dịch vụ đầu vào của sản xuất và

đầu ra của tiêu thụ nông sản

Doanh nghiệp nông nghiệp gồm các doanh nghiệp nông

nghiệp hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản

- Cơ sở cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp là yếu tố rất

quan trọng và không thể thiếu trong SXNN

1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ lệ hợp thành của các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý nhằm đạt được hiệu

Trang 8

quả kinh tế cao

- Cơ cấu sản xuất NNo hợp lý còn thể hiện khả năng tận dụng tốt nguồn lực hiện có, tái sản xuất mở rộng, đạt được hiệu quả kinh tế cao [5, tr.13]

1.2.3 Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực

a Đất đai

b Lao động nông nghiệp

c Vốn trong nông nghiệp

d Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp

e Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp

1.2.4 Phát triển nông nghiệp trình độ thâm canh cao

Bản chất thâm canh là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm

Các tiêu chí để đánh giá trình độ thâm canh trong nông nghiệp:

- Mức đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động nông nghiệp

- Diên tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy

lợi

- Diện tích đất trồng trọt được cày máy

- Số lượng máy kéo, máy gặt sử dụng trong SXNN

- Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của mỗi loại sản phẩm

- Năng suất cây trồng, vật nuôi

- Năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp

Trang 9

1.2.5 Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ

Hiện có hai mô hình liên kết được xem là tiến bộ đối với các nông hộ và đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc Liên kết ngang là sự liên kết của các nông hộ và trang trại tạo ra vùng chuyển canh để thực hiện các đơn hàng lớn Còn liên kết dọc thể hiện sự liên kết giữa nông hộ và trang trại đối với các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản

1.2.6 Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp

Gia tăng kết quả SXNN là số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm, cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn năm trước

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.1 Nhân tố điều kiện tự nhiên

a Điều kiện đất đai

b Điều kiện khí hậu

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN

TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI GIAN QUA

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN TRÀ BỒNG ẢNH

HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.2 Đặc điểm về điều kiện xã hội

Dân tộc Kinh sống tập trung chủ yếu ở các xã Trà Phú, Trà

Bình và thị trấn Trà Xuân Người Kor sống rải rác ở các xã còn lại

của huyện

Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm

Qua bảng số liệu cho thấy những năm qua dân số huyện Trà

Bồng có sự ổn định và tăng nhẹ qua các năm Trong năm 2016 là

104.017, đến năm 2017 là 105.577 và năm 2018 là 105.820 Trong

đó hâu hết các dân số trong đội tuổi lao động chiến rất lớn Và nhân

khẩu trong ngành nông nghiệp chiếm tới gần 80% dân số của

Huyện.Cư dân ở Trà Bồng chủ yếu là người Kor, người Việt Người

Kor sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng quế, bắp, săn bắn, hái

lượm, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm

2.1.3 Điều kiện kinh tế

Kinh tế Trà Bồng nhìn chung còn chậm phát triển so với mặt

bằng chung của các địa phương khác trong tỉnh Hoạt động kinh tế

chủ yếu của nhân dân Trà Bồng là Nông – Lâm nghiệp, Công –

Thương nghiệp và Dịch vụ, hiện đang trong quá trình trên đà phát

triển Trong những năm qua mặc dù đời sống kinh tế của nhân dân

tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo

kịp thời của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình được triển khai

trên địa bàn: Chương trình 134, 135, 30a

Trang 11

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện qua 3 năm

Ta thấy giai đoạn 2016 – 2018, Tổng giá trị sản xuất của huyện Trà Bồng tăng trưởng khá tốt, về số tuyệt đối đã tăng 17.000 triệu đồng vào năm 2018 so với năm 2016, tỷ lệ tăng là 42,5% Trong đó, ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất (gần 50%) nhưng tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất là ngành thương mại, dịch

vụ tăng 78,71% so với đầu giai đoạn

Thu ngân sách nhà nước của huyện trong giai đoạn này cũng tăng mạnh, nhất là năm 2017 tăng 84,46% so với năm 2016, trong cả giai đoạn số thu ngân sách đã tăng hơn 103% và đạt 27.206 triệu đồng vào năm 2018

Giá trị sản xuất bình quân đầu người cũng tăng đều qua các năm từ 6,1 triệu đồng/người vào năm 2016 đã tăng lên 6,9 triệu đồng/người vào năm 2018

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ BỒNG

2.2.1 Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua

a Số lượng nông hộ

Bảng 2.3 Số lượng nông hộ trên địa bàn Huyện Trà Bồng qua 3 năm

Mô hình kinh tế nông hộ gia tăng qua các năm từ 18.879 nông

hộ năm 2016 tăng lên đến 18.976 nông hộ năm 2018, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các mô hình cơ sở SXNN của huyện Trà Bồng, theo đó hộ nông dân là chủ thể chính của SXNN trên địa bàn huyện

Tuy nhiên hầu hết các cơ sở kinh tế nông hộ ở huyện Trà Bồng

có quy vừa và nhỏ cả về diện tích sử dụng, vốn và lao động, chủ yếu theo mô hình tự cung tự cấp, chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ

ổn định

Trang 12

c Trang trại

Nhìn chung kinh tế trang trại đang có xu hướng phát triển nhanh về số lượng, quy mô và giá trị sản phẩm hàng hóa, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành

mô hình SXNN hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ Hiện nay, tổng

số vốn của các doanh nghiệp đã đầu tư trang trại trên địa bàn huyện trên 20 tỷ đồng, ước tính doanh thu một năm hơn 95 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 120 lao động tại địa phương

d Doanh nghiệp nông nghiệp

Từ năm 2014 đến năm 2018 có 23 doanh nghiệp nông nghiệp, điều này xuất phát từ tâm lý lo sợ đầu tư vào nông nghiệp không mang lại hiệu quả cao, chứa đựng nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, các nguy cơ về dịch bệnh,… sẽ làm cho việc thu hồi vốn chậm, nguồn vốn đầu tư dàn trải và khó lường được các nguy cơ sẽ xảy ra

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thời gian gần đây

Ngành trồng trọt đã và đang tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới quy hoạch các loại cây trồng chủ lực như lúa,

Trang 13

mía, mì; cơ cấu lại các cây trồng các loại cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi có hiệu quả cao hơn; thực hiện xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa sản xuất , nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung, hiệu quả cao, giá thành hạ

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất của huyện qua 3 năm

Bảng 2.5 Thực trạng cơ cấu đất đai của nông hộ năm 2018

Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu đất dành cho nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất của huyện trung bình chiếm 41,6 % tổng diện tích phục vụ nông nghiệp Đất dành sản xuất nông nghiệp là 38,5 % và đất ở để làm vườn là 19,9% Có thể thấy cơ cấu này khá hợp lý tại một huyện lấy nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực như Trà Bồng

2.2.3 Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp

a Vốn sản xuất

Vốn là điều kiện rất quan trọng để tiến hành sản xuất đối với các hộ Để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất ở quy mô lớn thì đòi hỏi hộ nông dân phải có vốn Vốn từ nhân dân, vốn doanh nghiệp,

vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO) Vốn từ nhân dân thông qua

ngày công lao động xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông nội

Trang 14

đồng Vốn đầu tư của các doanh nghiệp trồng cây cao su Vốn của các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn như cấp nước sạch, y tế, trường học Điển hình 3 xã lớn trong số liệu dưới đây:

Bảng 2.6 Vốn bình quân của nông hộ năm 2018

ĐVT: Tr.đ

Chỉ tiêu

Thị Trấn Trà Xuân

Xã Trà Bình

Xã Trà Phú

Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu năm 2018

Qua bảng 2.6 cho thấy, chỉ tiêu bình quân khẩu/hộ cao nhất ở nhóm hộ có thu nhập nhóm 3 (4,91 ngưòi), thấp nhất ở nhóm hộ có thu nhập nhóm 1 (3,58 người) Bình quân lao động/ hộ cao nhất là nhóm 1 (2,65 người) và thấp nhất ở hộ thu nhập nhóm 3 (2,15 người) Số người tiêu dùng/1 lao động cao nhất là hộ thu nhập nhóm

3 (2,28 người)), thấp nhất là hộ thu nhập nhóm 1 (1,35 người) Qua đây thấy rằng những hộ thu nhập cao có tỷ lệ người ăn theo ít hơn những hộ có thu nhập thấp Về quy mô lao động, số lượng lao động qua 150 hộ điều tra cho thấy, có 93 hộ có từ 1-2 lao động chiếm 62,2%, 53 hộ có từ 3-4 lao động chiếm 35,3% và 4 hộ có từ 5 lao động trở lên chiếm 2,5%

Bảng 2.8 Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2018

Phân tích số liệu điều tra 3 xã lớn của Huyện Trà Bồng có thể

Ngày đăng: 24/09/2019, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w