3.4.2.1. Tăng cường triển khai hình thức đối tác công - tư trong đầu tư
phát triển CSHT GTĐB
Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, đây là cách làm tốt, là phương thức hiện đại để huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB. Tuy nhiên khi thực hiện một số vấn đề cụ thể sau đây cần được chú ý:
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi để mở rộng việc áp dụng hình thức đối tác công - tư trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB
Theo Nghịđịnh 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ vềđầu tư theo hình thức đối tác công - tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đầu tư phát triển CSHT GTĐB, tỉnh Hải Dương cần rà soát cơ chế chính sách ưu đãi đối với các tổ chức và cá nhân khi tham gia đầu tư xây dựng CSHT GTĐB theo hình thức PPP, có sức hấp dẫn thu hút đầu tư, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư bằng hoặc cao hơn đối với đầu tư vào các lĩnh vực khác, như: Ưu tiên cho khai thác các dịch vụ liên quan dọc tuyến đường bộ (trạm xăng dầu, trạm dừng nghỉ, trạm cân xe, quảng cáo, các công trình khác,...), miễn giảm thuế, thưởng tiến độ các dự án, hưởng chênh lợi nhuận nếu nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng...
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải lựa chọn dự án đầu tư thích hợp, phân bổ ngân sách địa phương cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước để kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Dự án đầu tưđược lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu: Lưu lượng giao thông vận tải lớn, nằm trên tuyến đường có khả năng thu hồi VĐT ban đầu, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối với tỉnh Hải Dương cần phối hợp với các tỉnh lân cận thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng bằng nguồn vốn FDI là một lựa chọn phù hợp, hoặc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tĩnh, các bến xe, NSĐP chỉđầu tư giải phóng mặt bằng, vì các hạng mục CSHT GTĐB này có khả năng thu hồi vốn trực tiếp cao, hiệu quả lớn, đây là một khoảng trống lớn mà trong thời gian qua tỉnh Hải Dương chưa chú trọng đầu tư, trong khi đó nhu cầu phát triển KT-XH đang đòi hỏi rất cấp thiết các hạng mục CSHT GTĐB.
Các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng cơ thế chính sách thu hút nhà đầu tư tư nhân thông thoáng và hấp dẫn hơn. Vì đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nhiều năm. Ngoài chính sách ưu đãi miễn giảm về thuế, tiền thuê đất và một sốưu đãi khác; còn phải cho phép nhà đầu tư tư nhân khai thác giá trị quỹ đất hai bên đường và thu phí giao thông với thời gian thích hợp để nhà đầu tư thu hồi VĐT ban đầụ Việc cho phép nhà đầu tư tư
nhân khai thác giá trị quỹđất hai bên đường sẽđược đầu tư xây dựng là một trong những cách thức quan trọng nhằm kích thích các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ VĐT để đạt tới hiệu quả tài chính cao hơn trong tương laị Hiện nay, ở các địa phương như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng... có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng bỏ VĐT xây dựng CSHT GTĐB để được khai thác qũy đất hai bên đường và các khu vực lân cận có khả năng sinh lời caọ Điều này là một minh chứng cho thấy việc cho phép nhà đầu tư tư nhân khai thác giá trị quỹ đất 2 bên đường là một hướng đi thích hợp mà tỉnh Hải Dương cần nghiên cứu áp dụng.
2. Thực hiện nghiêm túc việc lựa chọn dự án hợp tác PPP dựa trên nguyên tắc phân tích chi phí - lợi ích, có tính đến tất cả các phương thức cung cấp thay thế, hệ thống cung cấp CSHT GTĐB một cách đầy đủ, các chi phí và lợi ích tài chính, phi tài chính dự kiến đối với “vòng đời” dự án, chia sẻ rủi ro cho các bên tham giạ.. Các dự án phát triển hệ thống CSHT GTĐB theo mô hình PPP phải có sựđánh giá mức độ chi phí có thể được bù đắp từ người sử dụng cuối cùng, đảm bảo cân đối nguồn lực... Đồng thời, việc phân tích rủi ro mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư nhân sẽ chủ yếu được xác định nhờ mô hình tham gia của khu vực tư nhân đã được lựa chọn, bao gồm cả việc phân bổ trách nhiệm trong thực thi mối quan hệ này, đảm bảo sự thành công và phát huy tác dụng tích cực của công trình hoàn thành đi vào sử dụng. Một số hạng mục có thể thu hút vốn bằng hình thức hợp tác công - tư đối với tỉnh Hải Dương như: các hệ thống nhà chờ, các bến bãi, đường đi vào các khu du lịch tại các huyện Chí Linh, Kinh Môn, Ninh Giang, Thanh Miện, thành phố Hải Dương.
3. Đảm bảo nguyên tắc minh bạch tài chính, công bằng hiệu quả, tính trách nhiệm trong thực hiện mô hình PPP đầu tư hạ tầng GTĐB. Xây dựng cơ chế cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dự án giữa cơ quan có thẩm quyền và các đối tác tư nhân, bao gồm cả tình trạng trước khi kết cấu hạ tầng tồn tại, các tiêu chuẩn hoạt động và các hình phạt trong trường hợp không tuân thủ. Nguyên tắc giám sát, theo dõi đặc biệt phải được tôn trọng. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia, nhà thầu phụ và các đại diện không được tiến hành các hành vi không minh bạch
để có được hợp đồng, giành quyền kiểm soát đối với tài sản hoặc sự ủng hộ, cũng như không được tham gia thực hiện hành vi như vậy trong quá trình vận hành CSHT GTĐB của họ. Ngoài ra, khu vực tư nhân tham gia phải đóng góp vào việc trao đổi và tư vấn với công chúng, bao gồm cả người tiêu dùng, cộng đồng bịảnh hưởng và các bên liên quan, nhằm đạt được sự chấp thuận và hiểu biết lẫn nhau về mục tiêu của các bên liên quan. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia cung cấp dịch vụ thiết yếu cho cộng đồng phải chú ý đến những hậu quả xuất phát từ hành động của mình đối với cộng đồng và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền.
Việc trao hợp đồng phát triển CSHT GTĐB hoặc ưu tiên được chuẩn bị kỹ để bảo đảm sự công bằng về mặt thủ tục, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư là nhà nước và nhà đầu tư tư nhân. Thỏa thuận chính thức giữa cơ quan công quyền và khu vực tư nhân tham gia có quy định chi tiết về các dịch vụ CSHT GTĐB có thể kiểm chứng và sẽđược cung cấp cho công chúng dựa trên cơ sởđầu ra hoặc hiệu suất dựa trên thông số kỹ thuật. Cơ quan công quyền có biện pháp hiệu quảđể bảo đảm tính toàn vẹn, trách nhiệm của khu vực công và khu vực tư nhân, thiết lập thủ tục phù hợp để bảo đảm tính minh bạch trong quá trình hợp tác. Cơ chế giải quyết tranh chấp được tiến hành theo thứ tự đối với bất kỳ tranh chấp nào xảy ra trong thời gian tồn tại của dự án và bất đồng được giải quyết trên nguyên tắc kịp thời và công bằng.
Củng cố môi trường thể chế tác động hợp lý cho đầu tư CSHT GTĐB bao gồm chuẩn mực cao về quản trị công và quản trị doanh nghiệp, tính minh bạch, quy định của pháp luật, cả việc bảo vệ quyền sở hữu và hợp đồng là cần thiết để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Xây dựng được một thể chế có tính thị trường vững chắc trong đó duy trì được tính cạnh tranh qua mỗi giai đoạn của dự án, đảm bảo được nguồn tiền cho dự án đểđáp ứng được yêu cầu đầu tư và tăng hiệu quả trong chuyển giao dịch vụ tới doanh nghiệp và người dân. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp, quy tắc, chính sách, cấu trúc và cách thức tiến hành... hoàn chỉnh để tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Theo đó, cần chú trọng tập trung rà soát các dự án phát triển CSHT GTĐB, phê chuẩn những dự án được đề xuất dựa vào tính khả thi của dự án. Đồng thời, quản lý quỹ tài chính dành cho CSHT
GTĐB, phê duyệt những dự án nào được gọi vốn từ thị trường tài chính trong nước, nước ngoài hay những dự án nào thì được sử dụng nguồn NSNN, trái phiếu chính phủ, ODẠ.. Những lợi ích từ việc tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển CSHT GTĐB được tăng cường nhờ nỗ lực tạo ra một môi trường cạnh tranh và tháo gỡ các rào cản không cần thiết đối với sự tham gia thực thi luật cạnh tranh đầy đủ. Những hạn chếđối với việc tiếp cận thị trường địa phương và những trở ngại đối với sự di chuyển vốn quốc tế phải được loại bỏ, có tính đến chính sách kinh tế vĩ mô. Xây dựng thể chế tiếp cận các thị trường vốn nhằm cung cấp tài chính cho các hoạt động rất quan trọng đối với khu vực tư nhân tham giạ
3.4.2.2. Huy động nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cộng đồng dân cư xây dựng giao thông nông thôn
Kênh huy động nguồn lực tài chính của dân cư xây dựng GTNT vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng không những để hoàn thành mục tiêu Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, mà còn tiếp tục phát triển hệ thống đường GTNT cho giai đoạn tới của tỉnh Hải Dương.
Thông thường, nguồn vốn huy động đóng góp của các tổ chức và dân cư phải kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của NSNN để xây dựng các công trình cầu, đường bộ nhỏở nông thôn bao gồm các đường giao thông liên thôn, liên xóm. Cơ chế huy động và tổ chức đầu tư xây dựng phải linh hoạt và gắn với tình hình thực tếở mỗi địa phương.
Các đối tượng tham gia đóng góp đó là các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh, các tổ chức phi Chính phủ có quan hệ cộng tác trên địa bàn địa phương. Các tổ chức này có thể đóng góp xây dựng mới, sửa chữa một công trình giao thông nhỏ đểđược ghi danh của chính tổ chức này hoặc tham gia đóng góp kết hợp các nguồn vốn khác để xây dựng các công trình cầu, đường dưới hình thức giá trị bằng tiền hoặc trực tiếp bằng vật liệu xây dựng… Đây là nguồn huy động mang tính nhỏ lẻ để xây dựng các công trình đường bộ nông thôn nhưng không kém phần quan trọng nhằm bổ sung thêm nguồn lực đang còn thiếu hụt trầm trọng hiện naỵ
Ở vùng nông thôn, việc huy động đóng góp cũng cần phải tính đến yếu tố đặc thù của vùng nhằm khuyến khích người dân tham gia đóng góp xây dựng các
công trình giao thông với hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cần chú trọng tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Huy động đóng góp phải gắn với lợi ích sử dụng của người dân, tức là huy động đóng góp của địa phương nào thì đầu tư xây dựng trực tiếp vào CSHTGTĐB của địa phương đó, tránh sử dụng sai mục đích.
- Mức huy động đóng góp phải phù hợp với khả năng thu nhập của nhân dân ở mỗi thời điểm nhất định. Đối với việc đóng góp bằng giá trị ngày công lao động hoặc bằng tiền xây dựng đường giao thông tại chính nơi họ sinh sống thường được người dân nhiệt tình ủng hộ nhưng thực tế hiện nay ở vùng nông thôn, người dân đang phải thực hiện nhiều khoản đóng góp khác. Vì vậy, khi huy động đóng góp phải căn cứ vào khả năng thu nhập và cân đối với các khoản đóng góp khác để xác định mức huy động hợp lý. Mặt khác, do thu nhập của nhân dân vùng nông thôn theo mùa vụ, theo đó phải căn cứ vào thời điểm người dân có thu nhập để huy động đóng góp cho thích hợp.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc huy động đóng góp đầu tư xây dựng công trình giao thông thôn xóm, tổ chức họp bàn công khai, dân chủ và đi đến thống nhất về trình tự, các bước tiến hành, mức đóng góp của mỗi hộ gia đình.
- Công khai minh bạch trong việc huy động cũng như trong quá trình sử dụng nguồn vốn đóng góp và nguồn hỗ trợ từ NSNN; đặc biệt là công khai minh bạch số liệu thanh toán và giá trị quyết toán công trình. Cải tiến thủ tục hồ sơ cấp vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các xã theo hướng đơn giản, đảm bảo các xã, phường có thể nhận được vốn hỗ trợ nhanh và kịp thời thanh toán cho các đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng và thi công.
- Phân loại các khu vực có điều kiện phát triển kinh tế khác nhau để xây dựng tỷ lệ đóng góp phù hợp, tăng tỷ lệ hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các khu vực dân cư có thu nhập thấp, khả năng đóng góp hạn chế để tiếp tục bê tông hoá các trục đường GTNT còn lại trên các địa bàn vùng sâu, vùng caọ
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trên, việc huy động đóng góp của các tổ chức và cộng đồng dân cư cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
- Một là, bằng các phương tiện thông tin đại chúng, công khai chủ trương phát triển KTXH của tỉnh; quy hoạch, đề án phát triển GTNT của địa phương, mục đích ý nghĩa và hiệu quả KTXH của đề án; nêu rõ sự cần thiết phải đầu tư, lợi ích của các công trình giao thông đối với vùng, khu vực hoặc một địa bàn xã, thôn để các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác tiếp cận được các thông tin cũng như thấy được nghĩa vụ và lợi ích của việc tham gia đóng góp.
- Hai là, các cấp chỉ đạo điều hành tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm tăng cường trao đổi thông tin; đồng thời tuyên truyền vận động các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác tham gia đóng góp bằng các hình thức khác nhaụ
- Ba là, các hình thức đóng góp phải linh hoạt, phù hợp với khả năng và điều kiện sẵn có của các đơn vị tổ chức; có thể thực hiện quyên góp bằng một trong hai hình thức bằng tiền hoặc vật liệu xây dựng như: Xi măng, cát, đá, sỏi do chính các tổ chức kinh tế khai thác, sản xuất, chế biến đóng góp.
- Bốn là, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế, chính sách đóng góp bằng tiền của các đơn vị và cá nhân sản xuất kinh doanh dùng phương tiện vận chuyển vật liệu, tài nguyên hạng nặng thường làm cho kết cấu hạ tầng giao thông hư hỏng, xuống cấp nhanh như: Vận chuyển quặng, vật liệu xây dựng…
- Năm là, để người dân có nguồn lực tài chính sẵn sàng cho việc phát triển kinh tế hộ gia định đồng thời có khả năng đóng góp nguồn lực xây dựng các công trình giao thông, cần đẩy mạnh tìm hướng giải quyết cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn bằng phương thức xuất khẩu lao động. Muốn vậy, phải xây dựng kế hoạch triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh từ việc đào tạo hướng nghiệp, dạy