1.3.2.1. Phạm vi và vai tròcủa nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước
1.3.2.1.1. Chi đầu tư của NSNN cho CSHT GTĐB
Nguồn VĐT từ NSNN là nguồn vốn mang tính chủ đạo, chi phối và kích thích các nguồn vốn khác tham gia đầu tư phát triển hệ thống CSHT GTĐB. Nguồn vốn nhà nước đầu tư vào các công trình giao thông đường bộ mang tính trọng điểm
quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Những năm trước đây, nguồn VĐT của NSNN thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng số VĐT xây dựng các công trình cầu, đường bộ xét trên phạm vi cả nước cũng nhưđịa bàn các tỉnh miền núị Xuất phát từđặc điểm của hoạt động thu chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếụ Cho nên, nguồn VĐT xây dựng các công trình giao thông đường bộ của Nhà nước có ưu điểm là phù hợp cho mọi dự án đầu tư, kể cả dự án có khả năng thu hồi vốn và dự án không có khả năng thu hồi vốn ở các địa bàn miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn cho công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ. Tuy nhiên, nguồn VĐT của Nhà nước chỉ nên đầu tư vào các dự án xây dựng cầu, đường bộ không có khả năng sinh lợi cao, các dự án mang tính trọng điểm, mang tính định hướng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi rộng lớn.
Ở các nước đang phát triển như nước ta, thì nguồn vốn tiết kiệm của NSNN còn rất hạn chế. Do vậy, nó thường chỉ được khai thác đầu tư cho các dự án then chốt cần thiết. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư phát triển nói chung và phát triển CSHT GTĐB nói riêng, nguồn vốn tiết kiệm của NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo, cụ thể:
- Trong những năm qua nguồn vốn tiết kiệm của NSNN đã đóng vai trò chủ chốt trong trong việc cung cấp vốn để đầu tư nhằm tạo ra hệ thống CSHT GTĐB, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phần lớn hệ thống cầu đường bộ hiện có được đầu tư bằng vốn của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Thực tế này xuất phát từ vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước trong việc cung ứng HHCC cho xã hội trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý tài chính bao cấp. Mặt khác, đầu tư xây dựng CSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng cần một lượng vốn lớn, quay vòng vốn chậm và thậm chí không có thụ Do vậy, chỉ có Nhà nước mới có khả năng đảm đương vai trò chính trong lĩnh vực nàỵ Vì vậy vốn NSNN là nền tảng, quyết định đến sự hình thành hệ thống CSHT giao thông nói chung và hệ thống cầu đường bộ nói riêng.
- Đầu tư của NSNN đóng vai trò điều phối trong việc hình thành một mạng lưới cầu đường bộ hợp lý. Từđó đáp ứng cho việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển giữa các vùng trong nước cũng như với nước ngoàị Đồng thời tạo điều kiện khai thác được các
tiềm năng sẵn có của các vùng miền phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hộị Đối với các loại đường chuyên dụng nhất là phục vụ cho an ninh quốc phòng thì vai trò đầu tư của Nhà nước lại càng đặc biệt quan trọng.
- Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì vốn đầu tư của NSNN thực hiện vai trò “vốn mồi” trong việc thu hút vốn từ các tổ chức dân cư trong nước và nước ngoài đầu tư cho việc xây dựng, duy tu và
bảo dưỡng hệ thống cầu đường bộ. Phần lớn các dự án cầu đường bộ lớn của quốc
gia được thực hiện bằng vốn ODA đều cần có một phần vốn đối ứng của Nhà nước. Khi xây dựng các tuyến cầu đường ở các địa phương, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, Nhà nước thường chỉđầu tư một phần, phần còn lại là huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Như vậy, có thể thấy vai trò quan trọng của vốn NSNN thông qua sự chủ đạo, điều phối và kích thích đầu tư tư nhân và thu hút các nguồn vốn khác. Trong đó cũng cần xác định được việc điều phối và kích thích đầu tư luôn giữ vai trò quan trọng.
Ngày nay, khi nhu cầu VĐT các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ngày càng tăng như cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế… trong khi nguồn VĐT của Nhà nước luôn có hạn, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế khác, đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ thì nguồn VĐT của Nhà nước nói chung, từ NSNN nói riêng sẽ chiếm tỷ trọng theo xu hướng giảm dần.
1.3.2.1.2. Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước
Đặc điểm rất cơ bản về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp là thực hiện mục tiêu lợi nhuận và chủ yếu được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp thông qua liên doanh, liên kết hoặc tái đầu tư. Cho nên việc khai thác nguồn vốn tiết kiệm của các DNNN đểđầu tư cho CSHT GTĐB chỉ có thể thực hiện được với các dự án có khả năng thu hồi vốn và có lãị Các doanh nghiệp có thểđầu tư trực tiếp vào các dự án đường bộ thông qua các hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BT (Xây dựng - Chuyển giao), ROT (Khôi phục - Khai thác - Chuyển giao)... Ngoài ra, một phần tiết kiệm của doanh nghiệp cũng được đầu tư gián tiếp cho các
dự án trong lĩnh vực CSHT GTĐB thông qua việc doanh nghiệp đầu tư mua trái phiếu Chính phủ phát hành với mục đích cụ thể là huy động vốn đểđầu tư phát triển hệ thống đường bộ.
1.3.2.1.3. Vốn trái phiếu Chính phủ
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, các nguồn thu của NSNN nhiều khi không đảm bảo thoả mãn nhu cầu chi tiêu để phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, giữ vững an ninh, củng cố quốc phòng,... vì vậy, Nhà nước phải thực hiện vay vốn từ các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trong nước và vay nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt đó, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Nhà nước sử dụng nguồn vốn này đểđầu tư cho nền kinh tế, tạo ra khả năng nguồn thu cho NSNN.
Việc huy động vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc giạ Cụ thể:
Thứ nhất, huy động vốn trong nước góp phần bù đắp thiếu hụt NSNN.
Đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhu cầu chi của NSNN ngày càng cao, trong khi đó nguồn thu còn hạn chế, chủ yếu là từ thuế, thiếu hụt ngân sách là tình trạng luôn xảy rạ Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong nước trước hết nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt của NSNN, đảm bảo sự ổn định trước mắt của nền Tài chính quốc gia, hơn nữa còn góp phần hạn chế việc phát hành tiền chi tiêu cho NSNN, đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự rối loạn lưu thông tiền tệ, kích thích tốc độ lạm phát tăng nhanh. Vì vậy, huy động vốn nhàn rỗi trong nước vừa có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt NSNN, vừa góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Huy động vốn nhàn rỗi trong nước giúp ngân sách giảm dần sự thiếu hụt bằng chính sách tăng trưởng kinh tế là một xu hướng đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớị
Thứ hai, huy động vốn nhàn rỗi trong nước đểđầu tư phát triển kinh tế. Trong điều kiện nước ta cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế nhất là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn chưa đạt được hiệu quả caọ Vì vậy cần tăng cường huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nước đểđầu tư cho các công trình trọng điểm, then chốt, các công trình cơ sở hạ tầng huyết mạch của nền kinh tế. Nhờ các khoản
đầu tư này của Nhà nước mà bộ mặt nền kinh tếđất nước sẽ thay đổi nhanh chóng, tạo điều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp, tư nhân có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật.
Thứ ba, thông qua huy động vốn nhàn rỗi trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Việc phát triển thị trường vốn có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết nó là cơ chế giúp cho việc chuyển các nguồn vốn của các tác nhân kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu một cách dễ dàng, thuận tiện, thúc đẩy thực hiện chính sách huy động vốn trong và ngoài nước. Ngược lại, huy động vốn cho phát triển kinh tế là điều kiện để thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu tạo vốn hàng hoá cho thị trường vốn, thị trường tài chính. Theo nguyên lý thì hàng hoá chủ yếu trên thị trường chứng khoán phải là cổ phiếu, nhưng trái phiếu Chính phủ đặc biệt là trái phiếu kho bạc lại có tầm quan trọng với vị trí ngày càng nổi bật. Từ chỗ chưa cho phép chuyển nhượng, đến nay, trái phiếu Kho bạc đã được đấu thầu ở Ngân hàng Nhà nước và không chỉ trở thành công cụ vay vốn của Nhà nước mà còn là công cụ của chính sách Tài chính - Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, đồng thời là công cụ đầu tiên của nghiệp vụ kinh doanh thị trường mở của Ngân hàng. Đây chính là “hàng hoá” chủ yếu khi thị trường vốn, thị trường chứng khoán hoạt động công khai và mở rộng ở Việt Nam.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp chưa phong phú, trái phiếu Chính phủ đóng vai trò là “hàng hoá” chủ yếu trên thị trường, là những hàng hoá đầu tiên cho thị trường chứng khoán hoạt động ở Việt Nam. Việc đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ là hết sức cần thiết, cần đa dạng hoá các loại trái phiếu Chính phủ để bù đắp thiếu hụt NSNN, đầu tư phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, điều hoà vốn lưu thông tiền tệ và làm cơ sở cho việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở nước tạ
Hơn nữa, thị trường trái phiếu có quy mô và hoạt động tốt sẽ giúp Nhà nước chủđộng nguồn vốn đểđiều tiết mức đầu tư từ ngân sách, qua đó tác động đến tổng mức đầu tư toàn xã hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP. Ngân hàng Trung ương cũng có thể sử dụng nghiệp vụ mua vào và bán ra trái phiếu Chính phủ tác
động đến tổng phương tiện thanh toán, từđó tác động đến lạm phát và lãi suất phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ… mặt khác, ở bất cứ quốc gia phát triển nào thì trái phiếu Chính phủ và các sản phẩm phái sinh trên thị trường trái phiếu đều được coi là các sản phẩm tài chính quan trọng, vừa là kênh đầu tư an toàn, vừa là công cụ quản lý rủi ro, vừa là công cụ giúp điều hòa vốn giữa các định chế tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại với nhaụ
Tuy nhiên, sự tăng nhanh lượng trái phiếu huy động vốn của NSNN sẽ dẫn đến gia tăng nợ công, do đó phải tính toán đến khả năng trả nợ khi trái phiếu đến hạn thanh toán, việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, giúp nguồn vốn này đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế về dài hạn. Hay nói cách khác, tăng cường đầu tư công phải gắn liền với nâng cao hiệu quảđầu tư, quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí, tham nhũng hay những tiêu cực khác.
1.3.2.1.4. Vốn trái phiếu chính quyền địa phương
Để mở rộng khai thác các nguồn vốn cho đầu tư của mỗi địa phương, nhà nước cần phải đẩy mạnh phân cấp ngân sách giữa trung ương và địa phương, sẽ tạo ra cơ chế chủ động cho chính quyền địa phương mở rộng huy động vốn đầu tư thông qua các hình thức tín dụng như: vay nợ các định chế tài chính, phát hành trái phiếụ.. được xem là giải pháp cân đối ngân sách địa phương tích cực và đạt hiệu quả caọ
Góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, tăng tính minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước địa phương. Đẩy mạnh cơ chế phi tập trung hóa làm cho nguyên tắc quản lý điều hành tài chính công “công khai, minh bạch, có sự tham gia kiểm soát của công chúng” được chấp hành nghiêm minh.
Giảm dần cơ chế bao cấp tài chính từ ngân sách trung ương đối với các địa phương. Tăng cường tính chủ động trong quá trình điều hành ngân sách của chính quyền địa phương, trên cơ sở tiềm lực kinh tế, năng lực quản lý, chính quyền địa phương chủ động trong công tác lập kế hoạch và hoạch định chiến lược khai thác nguồn thu, mở rộng quy mô đầu tư của địa phương, nhất là đầu tư CSHT.
Nhu cầu lớn về vốn đầu tư phát triển CSHT trong quá trình CNH, HĐH của mỗi địa phương, làm cho ngân sách địa phương luôn rơi vào tình trạng mất cân đốị Vì vậy, tiếp cận công cụ vay nợ sẽ giúp cho chính quyền địa phương chủđộng hơn trong việc cân đối các nguồn lực tài chính, khắc phục sự thiếu hụt về VĐT đểđầu tư phát triển CSHT.
1.3.2.1.5. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộị Vai trò của ODA đối với các nước nhận tài trợ thể hiện những nội dung chính sau:
- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho NSNN. Vốn ODA có đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm), lãi suất thấp (khoảng từ 0,25% đến 2%/năm), và trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lạị Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nhưđường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèọ Theo tính toán của các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.
- ODA giúp các nước tiếp nhận phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên