1.4.2.1. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
- Kinh nghiệm của Hà Nội về phát hành “Trái phiếu xây dựng Thủđô”[28] Ngày 19/9/2005 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6460/ QĐ-UB về việc phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô năm 2005 để huy động vốn đầu tư công trình cầu Vĩnh Tuỵ Đây là lần đầu tiên Hà Nội phát hành trái phiếu xây dựng Thủđô để huy động vốn cho các công trình trọng điểm của Thủđô Hà Nộị
Dự án cầu Vĩnh Tuy và tuyến đường hai đầu cầu được đánh giá là dự án có ý nghĩa quan trọng, với tổng mức đầu tư của dự án là 3.597 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp 2.012 tỷ đồng do ngân sách trung ương đầu tư; phần còn lại hơn 1.500 tỷ đồng do ngân sách Hà Nội đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, năm 2005, thành phố sẽ thực hiện huy động 1.000 tỷđồng vốn từ phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô cho công trình nàỵ Gọi là “Trái phiếu xây dựng Thủ đô”. Trái phiếu thủ đô có thời hạn 5 năm, lãi suất 8,8%/năm, được huy động dưới 3 hình thức:
- Bán lẻ qua các kho bạc Nhà nước quận, huyện, với mức huy động là 70 tỷ đồng, không ghi tên và có các mệnh giá: 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng, 1.000.000 đồng và 5.000.000 đồng; kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,8%/năm. Đối tượng phát hành trái phiếu Thủ đô năm 2005 rất rộng: tất cả các tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam… đều có thể tham gia mua trái phiếu Thủ đô. Tổ chức và cá nhân mua trái phiếu sẽ được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu (được thanh toán một lần khi đủ 5 năm kể từ ngày mua). Người sở hữu trái phiếu có quyền chuyển nhượng (bán, cho, tặng, thừa kế), hoặc cầm cố mà không phải xác nhận tại kho bạc Nhà nước. Chủ sở hữu trái phiếu xây dựng Thủđô là cá nhân, được miễn thuế thu nhập từ lãi và chênh lệch giá mua bán; nếu có nhu cầu được gửi trái phiếu tại các đơn vị kho bạc Nhà nước để bảo quản hộ và được miễn phí;
- Đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, với mức huy động là 80 tỷ đồng và 850 tỷ đồng được phát hành bằng hình thức bảo lãnh phát hành qua một số tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Nguồn vốn cân đối để thanh toán tiền gốc và tiền lãi trái phiếu bao gồm: ngân sách thành phố cân đối hằng năm, nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất và các nguồn vốn khác theo quy định.
Kết quả đã huy động thành công 1.092 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình Cầu Vĩnh Tuỵ Trong đó 87 tỷđồng được huy động thông qua hình thức bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, 150 tỷ đồng qua hình thức đấu thầu tại TTGDCK Hà Nội và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với các ngân hàng thương mại lớn trong nước là 855 tỷđồng. Kết quả vượt so với kế hoạch là 9,2% (tương ứng 92 tỷ đồng). Đểđợt phát hành trái phiếu này có thể thành công như mong đợi, Thành ủy Hà Nội đã có Chỉ thị số 39, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 6460 và Kế hoạch số 51 tập trung chỉđạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị có các phương án vận động nhân dân mua trái phiếu xây dựng Thủ đô. Ban Tuyên giáo Thành ủy đã có kế hoạch số 14, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và Hà Nội, nhằm khơi dậy tiềm năng vốn, tình cảm và trách nhiệm của mọi công dân Thủđô, nhân dân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đối với công cuộc CNH - HĐH, xây dựng Thủđô văn minh giàu đẹp.
- TP.HCM là địa phương đi đầu về phát hành trái phiếu. Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, năm 2003, TP.HCM đã phát hành hơn 400 tỉ đồng trái phiếu chính quyền địa phương thông qua Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị TP.HCM (HIFU, nay là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM - HFIC). Năm 2007 là 1.034 tỉ đồng, năm 2009 là 1.540 tỉ đồng, năm 2012 TP.HCM sẽ phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 3.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Tổng giá trị trái phiếu phát hành trong giai đoạn này của TP.HCM là gần 9.000 tỉđồng, trong đó số dư nợ của các trái phiếu còn hiệu lực khoảng 3.400 tỉđồng [50].
- Đồng Nai phát hành thành công hơn 239 tỉđồng trái phiếu trong năm 2005. Tất cả các trái phiếu hai địa phương này phát hành đều có kỳ hạn 5 năm và đến nay đều đã đáo hạn [50].
- Đà Nẵng năm 2013, phát hành thành công 1.500 tỉ đồng đợt 1 trong kế hoạch phát hành lên đến 5.000 tỉ đồng. Mục đích phát hành của Đà Nẵng được thông báo là bổ sung ngân sách đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn. Trái phiếu Đà Nẵng phát hành có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm. Hai nhà
đầu tư đã tham gia mua trái phiếu này là Ngân hàng TMCP Đại Dương và Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, mỗi đơn vị nắm giữ 750 tỉ đồng mệnh giá trái phiếu [50].
Tiếp nối các thành phố lớn này, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh và một số địa phương nữa ở phía Bắc cũng đang đề xuất và có phương án phát hành trái phiếu cho địa phương mình.
Khuôn khổ pháp lý cho việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương chính thức được ban hành vào năm 2003 theo Nghị định 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2003, tuy nhiên thực ra tính chất của loại trái phiếu chính quyền địa phương đã được manh nha từ Nghịđịnh số 01/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/01/2000. Cụ thể là Nghịđịnh 01/2000/NĐ-CP quy định loại trái phiếu đầu tư huy động vốn cho các công trình thuộc địa phương quản lý. Theo đó, điều kiện để phát hành trái phiếu loại này là: (i) công trình được ghi trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước, (ii) có phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghịđịnh 141 ra đời trên cơ sở chuyển các nội dung này sang loại trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành. Điều này nằm trong lộ trình phân cấp ngân sách của Việt Nam. Mặc dù sự ra đời của các quy định này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc phát hành trái phiếu của các chính quyền địa phương, tuy nhiên nhìn chung các quy định này vẫn hết sức sơ sài và có nhiều khiếm khuyết. Hiện nay, các văn bản pháp lý này đã được thay bởi Nghịđịnh 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/01/2011 trên cơ sở có hoàn thiện một số nội dung quan trọng.
1.4.2.2. Huy động vốn bằng phương thức đóng góp tự nguyện xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ
- Kinh nghiệm của thành phốĐà Nẵng
Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tích cực khai thác giá trị quỹđất, vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường đã đem lại kết quả quan trọng. Kết quả là đã có 16 tuyến đường nội thịđược cải tạo nâng cấp có sự tham gia đóng góp của nhân dân là 99,8 tỷ đồng, chiếm 38,78% tổng VĐT và cho cầu sông Hàn là 27,5 tỷ đồng, chiếm 29,13%. Ở các quận, với sự đóng góp kinh phí và giá trị ngày công lao động của
nhân dân đã sửa chữa, nâng cấp 83 km ngõ hẻm, 50.860 m2 vỉa hè, bê tông hoá 27 km mương và cống thoát nước.
Có thể nhận định rằng, nhiều tuyến đường giao thông được Đà Nẵng cải tạo, nâng cấp. Trong đó, thành công lớn nhất mà các địa phương khác phải nghiên cứu học tập là: Người dân Đà Nẵng tự nguyện hiến đất để thành phố đầu tư nâng cấp đường bộđã trở thành phong tràọ
- Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình [55]
Trong giai đoạn 2011-2013, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, công tác phát triển giao thông nông thôn trong những năm qua được quan tâm đẩy mạnh, đến nay đã đạt được những kết quả bước đầu khá quan trọng để hoàn thành tiêu chí giao thông trên toàn tỉnh, từ đó đã thay đổi diện mạo nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi góp phần thúc đẩy phát triển KTXH nông thôn. Mặt khác, năm 2010 tỉnh Ninh Bình với gần 84,25% tổng diện tích tự nhiên thuộc vùng nông thôn; tổng chiều dài GTĐB là gần 7,8 nghìn km; mật độ GTĐB nông thôn bình quân đạt 6,65 km/km2; chiều dài GTĐB bình quân đạt 1,07 km/100 ngườị Đến năm 2013 các chỉ tiêu tương ứng là 84,14%; 8 nghìn km; và 6,85 km/km2; 100% GTĐB đã có quy hoạch. Hơn nữa, theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình, kết quả phát triển hạ tầng GTĐB khu vực nông thôn của tỉnh giai đoạn 2011-2013 là làm mới và nâng cấp được gần 6 nghìn km tuyến đường, tốc độ tăng chiều dài đạt 0,91%/năm, tỷ lệ cứng hóa tăng bình quân 5,3%/năm.
Để phát triển mạng lưới hạ tầng GTĐB nông thôn và xây dựng nông thôn mới của tỉnh Ninh Bình, có sự đóng góp đáng kể nguồn lực tự nguyện của các hộ dân cư và các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể:
+ Nguồn huy động từ doanh nghiệp: chiếm 2% trong kết quả huy động vốn phát triển mạng lưới CSHT GTĐB nông thôn toàn tỉnh. Nguồn này được huy động trên cơ sở các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ cho xây dựng đường giao thông, gồm các khoản hỗ trợ như bán chậm trả vật liệu, hỗ trợ tiền, vật liệu, ca máy, hoặc ứng vốn trước để thi công đường. Điển hình như Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Việt Thành, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình trong 3 năm 2011-2013 đã hỗ trợ xã Gia Vân huyện Gia Viễn vật liệu làm đường trị giá trên 1 tỷ đồng; tại xã Khánh Thành huyện Yên Khánh các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu trên địa bàn đã bán chậm trả cát đá cho các thôn, xóm để làm đường giao thông; đặc biệt hiện nay
ở nhiều xã đang thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã ứng trước máy móc, dầu mỡ và nhân công để thực hiện đào đắp hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường trục nội đồng; hay Doanh nghiệp tư nhân Đức Quân huyện Yên Khánh đã ứng trước vốn để thi công toàn bộ hệ thống đường bao kết nối khu kinh tế trang trại xã Khánh Thành với hệ thống giao thông hiện có của xã.
+ Nguồn huy động đóng góp của dân cư: đây là nguồn huy động được đặc biệt chú ý trong xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển hạ tầng GTĐB nói riêng. Bởi vì quan điểm của xây dựng nông thôn mới là hướng về cộng đồng dân cư, phục vụ cộng đồng dân cư nông thôn là chính, có ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư nông thôn, do vậy nếu có cách huy động tốt đây là nguồn lực rất lớn để phát triển hạ tầng GTĐB xây dựng nông thôn mớị Số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong giai đoạn 2011-2013 toàn tỉnh đã huy động được trên 109 tỷ đồng, bình quân 81 triệu đồng/km đường được nâng cấp, xây mớị Trên thực tế, huy động từđóng góp của dân cư trên địa bàn chủ yếu phục vụ xây dựng cho các loại đường nhưđường trục thôn, đường liên thôn, đường xóm ngõ, đường trục chính nội đồng.
Để huy động đóng góp của dân cư phát triển CSHT GTĐB xây dựng nông thôn mới chính quyền địa phương đưa ra chủ trương trên cơ sở bàn bạc của cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từng tuyến đường bàn bạc dân chủ, công khai và thống nhất cách thức huy động, đóng góp để thi công tuyến đường và cùng triển khai thi công xây dựng tuyến đường. Và cũng từ đây đã có nhiều cách huy động khác nhau, điển hình là cách 2 huy động: (i) Ban phát triển thôn tổ chức họp thôn, xóm, cụm dân cư xác định số tuyến đường phải làm trong đề án đã được UBND cấp huyện phê duyệt, nguyên tắc ưu tiên tuyến nào xấu nhất làm trước, cả xóm cùng chung đóng góp (chủ yếu đóng góp bình quân theo khẩu) dưới sự quản lý, điều hành, giám sát của Ban phát triển thôn, sau đó chia đều cho các hộ; ưu điểm của cách làm này là mức đóng góp của người dân ít (150.000-200.000 đồng/khẩu); hỗ trợ nhà nước kịp thời nhưng tiến độ thi công đường hay bị chậm. (ii) tuyến đường thuộc xóm nào thì xóm đó tự làm trên cơ sở bàn bạc đóng góp để thực hiện; ưu điểm của cách làm này là tiến độ thi công đường nhanh nhưng đóng góp của người dân cao (500.000-700.000/khẩu). Ngoài hai cách làm trên còn có nhiều hình thức huy động khác nhau để làm đường; hộ cuối tuyến góp nhiều hơn hộđầu tuyến; huy động hộ, khẩu không trực tiếp sinh sống trên tuyến đường đóng góp ít hơn khẩu
trực tiếp; huy động con em trên tuyến đường không có hộ khẩu sinh sống ở đó nhưng vẫn góp theo mức bình quân chung của tuyến đường; đường thẳng nhà ai thì nhà đó tự xây bờ kè và mở rộng nền đường.
+ Nguồn huy động khác: đây là nguồn huy động đóng góp của các nhà tài trợ, con em thành đạt của địa phương, các tổ chức và đoàn thể chính trị xã hộị Điển hình như năm 2012 tại xã Gia Xuân huyện Gia Viễn, gia đình ông Nguyễn Văn Tiếu đã xây dựng và bàn giao lại cho địa phương tuyến đường trục thôn Đồng Xuân có tổng chiều dài 2 km, rộng 5m tổng giá trị 2 tỷđồng từ nguồn kinh phí của cá nhân; hay Bộ tư lệnh quân chủng Hải Quân đã huy động xây dựng và bàn giao lại cho địa phương tuyến đường trục thôn Tùy Hối xã Gia Tân, tổng giá trị gần 10 tỷđồng.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộđối với tỉnh Hải Dương
Mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương có những đặc điểm và điều kiện phát triển KTXH ở mức độ khác nhau, song đều phải trải qua các thời kỳ phát triển từ thấp đến caọ Từ việc nghiên cứu các phương thức huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB các nước trên thế giới và đặc biệt ở các địa phương khác có thể rút ra mộ số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với tỉnh Hải Dương như sau:
Một là, phải gắn kết chặt chẽ giữa huy động vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả đúng mục đích, như kinh nghiệm về quản lý và sử dụng vốn ODA của Malaysia và Indonesia, hoặc kinh nghiệm về huy động vốn đóng góp tự nguyện của dân trong phát triển giao thông nông thôn, như nguyên tắc ưu tiên tuyến nào xấu nhất làm trước, cả xóm cùng chung đóng góp dưới sự quản lý, điều hành, giám sát của Ban phát triển thôn, hoặc tuyến đường thuộc xóm nào thì xóm đó tự làm trên cơ sở bàn bạc đóng góp để thực hiện. Ngoài ra cách khác là hộ cuối tuyến góp nhiều hơn hộ đầu tuyến; hộ không trực tiếp sinh sống trên tuyến đường đóng góp ít hơn hộ trực tiếp; đường thẳng nhà ai thì nhà đó tự xây bờ kè và mở rộng nền đường...