Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 122 - 127)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong huy động VĐT phát triển CSHTGTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm:

Thứ nhất, suy thoái kinh tế thế giới

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển GTVT đã xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi, diễn biến nhanh, khó dự báo như: Việc tăng nhanh số lượng phương

tiện vận tải, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; ảnh hưởng đến khả năng thu hút và tiến độđầu tư của các dự án. Một số dự án lớn đầu tư trên địa bàn từng giai đoạn chưa hoàn thành, trong khi tiến độđầu tư nhiều dự án trong giai đoạn này bị chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Thứ hai, xuất phát điểm về phát triển kinh tế của Hải Dương thấp

Do những yếu kém nội tại của nền kinh tế tỉnh, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu và thiếu, nhất là ở khu vực nông thôn. Các thị trường vốn, lao động, khoa học - công nghệ chưa phát triển đồng bộ. Đầu tư cho CSHT GTĐB còn hạn chế.

2.3.3.2. Nguyên nhân ch quan

Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế trong việc huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách

- Chính sách thu hút đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư chưa được đẩy mạnh, việc tháo gỡ các khó khăn cho các nhà đầu tư còn chậm, mức thu phí hiện nay thấp không hấp dẫn các nhà đầu tư (Nghị định 108/2009/NĐ-CP; Quyết định 71/2010/ QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công- tư; Cơ chếđặc thù cho một số dự án trọng điểm, đầu tư PPP chậm được sửa đổi cho phù hợp, đặc thù các công trình GTĐB có VĐT lớn, trải dài trên địa hình rộng, thời gian hoàn vốn dài nên huy động vốn ngoài ngân sách đầu tư phát triển CSHTGTĐB thường rất khó khăn. Chính sách vĩ mô của Nhà nước chưa đủ hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chưa tạo điều kiện cần và đủ để mô hình hợp tác công-tư trong đầu tư và xây dựng CSHT GTĐB chưa có chủ trương rõ ràng, rành mạch về góp vốn của nhà nước cho các dự án và cơ chế thu phí hoàn VĐT ban đầụ

- Về phân cấp ngân sách: quyền tự chủ trong quyết định các khoản thu ngân sách của địa phương bị hạn chế bởi (i) các nguồn thu được phân chia 100% cho NSĐP thường là những sắc thuế có hiệu suất thu thấp và không bền vững, trong các nguồn thu NSĐP được hưởng 100% thì các khoản thu từđất đai chiếm tỷ trọng khá lớn, nhưng các khoản thu này thường có tính chất thu một lần như thu từ giao quyền sử dụng đất; (ii) địa phương chỉ có quyền quyết định một số loại phí, lệ phí theo

phân cấp của Chính phủ và được quy định mức thu một số loại phí, lệ phí trong khung pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, nguồn thu từ các loại phí, lệ phí này trên thực tế là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10% tổng thu NSĐP; (iii) các vấn đề về thu thuế nào, mức thuế suất bao nhiêu, cơ sở tính thuế như thế nào… đều do Trung ương quy định. Mặt khác, trong những năm gần đây do kinh tế suy giảm, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ, Quốc hội đã ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp một số sắc thuế, khoản thu NSNN gây ảnh hưởng tới nguồn thu của NSĐP trong khi các nhiệm vụ chi không giảm; (iv) đối với các khoản vượt thu, cũng bị ràng buộc bởi các quy định về tăng tỷ lệ điều tiết sau mỗi thời kỳổn định hay quy định sử dụng khoản tăng thu cho các đối tượng chi như chi làm lương, chi đầu tư, chi trả nợ…

- Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 27 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợđọng xây dựng cơ bản tại các địa phương. Theo Chỉ thị này thì từ năm 2013, các địa phương phải ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và đây phải được xem là một chỉ tiêu bắt buộc trong quy trình tổng hợp, bố trí và giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách địa phương hàng năm, chính quyền địa phương phải xử lý được ít nhất 30% khối lượng nợđọng xây dựng cơ bản. Đồng thời, các địa phương chỉđược bố trí vốn cho các dự án mới sau khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợđọng theo kế hoạch.

Thứ hai, quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh Hải Dương chưa toàn diện

Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005- 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Hải Dương, không quan tâm đến quy hoạch và lập dự án xây dựng hệ thống giao thông tĩnh (các bãi đỗ xe), các bến xe khách, xây dựng đường vành đai thành phố..., mà chủ yếu chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo mạng lưới các công trình đường bộ, dẫn đến khi có nhu cầu đầu tư xây dựng rất khó khăn do không có quy hoạch được duyệt. Việc triển khai lập quy hoạch chi tiết chưa được thực hiện kịp thời, đặc biệt là lập quy hoạch chi tiết cắm phạm vi một số tuyến đường mới chưa được thực hiện (đường 394B, đường 390A, đường nối QL5 và đường tỉnh 392, các tuyến đường vành đai TP...), gây khó khăn cho việc xác định địa điểm đầu tư các dự án ven các tuyến đường tỉnh.

Thứ ba, tâm lý phụ thuộc vào NSTW chuyển nợ công về NSTW

Theo quy định hiện hành, việc vay và hoàn trả nguồn vốn vay ODA, hoặc TPCP. Chính phủ là người đi vay và trả nợ các nước tài trợ, các địa phương chỉ tiếp nhận vốn và thực hiện quản lý VĐT tương tự vốn NSNN. Chính điều này gây nên sự ngộ nhận rằng, đó không phải là nguồn vốn vay, phải trả nợ khi đến hạn. Mặt khác, quan niệm không đầy đủ và thấu đáo về bản chất việc hình thành các nguồn vốn và chính sách quản lý vốn ODA, các địa phương tiếp nhận viện trợ thường có cách nhìn ngắn hạn và đơn giản, do vậy các địa phương chưa nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hiệu quả

Thứ tư, chưa có quy hoạch chi tiết danh mục các hạng mục CSHT GTĐB,

được phân bổ huy động theo phương thức nào là chủ yếu và quy trình như thế nàỏ Lợi ích của nhà đầu tư ra saỏ

Hệ thống CSHT GTĐB, về nguyên lý là HHCC không thuần túy, do vậy nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB có thể được xã hội hóạ Tuy nhiên xét trên thực tế, mức độ và phạm vi của HHCC không thuần túy cho từng hạng mục công trình cụ thể rất khác nhau trong một số dự án, Nhà nước cần phải xác định đâu là công việc do Nhà nước thực hiện, đâu là công việc do nhà đầu tư hoặc tư nhân thực hiện; Nhà nước chỉ tập trung đầu tư giải phóng mặt bằng, đầu tư hỗ trợ, đầu tư vào các công trình an sinh xã hội mà các nhà đầu tư ngoài nhà nước không làm… Chính vì vậy, để thu hút có hiệu quả đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước về CSHT GTĐB cần có quy hoạch chi tiết các dự án, hạng mục công trình GTĐB về phương thức huy động VĐT, quy trình thu hút, sự tham gia đầu tư từ khu vực nhà nước và lợi ích thu được đối với nhà đầu tư, có làm tốt công tác quy hoạch mới, phân định rõ đâu là công trình, dự án do nguồn vốn NSNN đầu tư toàn phần, đâu là công trình, dự án do tư nhân đảm đương và nhà nước hỗ trợ đến mức nàỏ Cách thức để nhà đầu tư thu hồi VĐT, cũng như xác định thứ tự, danh mục các công trình dự án cần ưu tiên triển khai thực hiện trong khoảng thời gian và không gian nhất định.

Thứ năm, cơ chế huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước chưa đủ

mạnh để hấp dẫn các nhà đầu tư ngoài nhà nước

Trong những năm qua Hải Dương chưa có sự đột phá mạnh trong cơ chế khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước, nên chưa khai khác được tối

đa tiềm năng của khu vực này để mở rộng đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB của tỉnh. Cơ chế huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước nên có đặc thù riêng, có khuyến khích hay ưu đãi đủ mạnh để hấp dẫn các nhà đầu tư ngoài nhà nước, vì thực tế các dự án đầu tư CSHT GTĐB đều là các dự án đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro caọ Những chính sách ưu đãi mới chỉ dừng ở chính sách ưu đãi về thuế (miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp), góp vốn, bảo lãnh cho một vài dự án cụ thể. Bên cạnh đó, khả năng hoàn vốn trực tiếp từ nguồn phí sử dụng hạ tầng GTĐB của các đối tượng sử dụng còn thấp nên chưa tạo động lực thu hút sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB. Do đó, sẽ rất khó thu hút VĐT ngoài nhà nước nếu chỉ trông chờ hoàn vốn trực tiếp từ thu phí của người sử dụng CSHT GTĐB.

Tiểu kết chương 2

Phần đầu chương 2 khái quát những đặc điểm vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương, phân tích đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm đến huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB.

Nội dung trọng tâm của chương 2 đi sâu phân tích thực trạng huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua về cơ chế chính sách cũng như phương thức huy động và kết quả huy động vốn cụ thể từ khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước. Trên cơ sở phân tich thực trạng, Luận án đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, làm cơ sở thực tiễn đểđề xuất các giải pháp huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chương 3

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)