Bên cạnh những kết quảđạt được, công tác huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB ở tỉnh Hải Dương trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất, chưa chú trọng đến huy động VĐT phát triển hệ thống giao thông tĩnh và bến xe trong hệ thống GTĐB
Kế hoạch về nhu cầu và phương thức huy động VĐT phát triển hệ thống giao thông tĩnh và bến xe trong hệ thống GTĐB, không được chú trọng đề cập trong kế hoạch huy động VĐT CSHT GTĐB hàng năm trong giai đoạn 2010-2014, mức đầu tư rất nhỏ lẻ, không đồng bộ, phương thức huy động VĐT là trích từ NSNN là không tối ưu, cụ thể: năm 2010 kế hoạch huy động là 2,03 tỷđồng xây dựng bến xe khách Thanh Hà và quy hoạch bến xe Ninh Giang, năm 2012, kế hoạch huy động là 2,21 tỷđồng để quy hoạch, xây dựng bến xe khách Bến Trại và năm 2013, kế hoạch huy động là 289 triệu đồng để quy hoạch 5 bến xe khách trên địa bàn tỉnh.
Do vậy hiện trạng hệ thống bến, bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 7 bến xe liên tỉnh và một số bãi đỗ xe, hầu hết các bến, bãi đỗ xe có qui mô nhỏ, lẻ, cơ sở vật chất không đầy đủ, số lượng xe xuất bến không nhiều, hiện chỉ có bến xe Hải Dương, bến xe Hải Tân và bến xe Ninh Giang có số lượng xuất bến trên 100 xe/ngàỵ Trong 7 bến xe đang hoạt động có 2 bến hoạt động tạm thời tại các bãi đất trống (Bến xe Sao đỏ Chí Linh và Bến xe Phía Tây Thành phố Hải Dương), 1 bến (Bến Trại) chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Một số bến xe bố trí chưa hợp lý, thuận tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và dừng, đỗ của phương tiện vận chuyển khách.
Thứ hai, phương thức huy động vốn FDI theo hình thức đối tác công - tư
(PPP) đầu tư phát triển CSHT GTĐB còn trong phạm vi hẹp
Tính đến thời điểm 15/12/2014, Hải Dương đứng thứ 11/63 địa phương trên cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi) về thu hút VĐT trực tiếp nước ngoài FDI với 321 dự án còn hiệu lực, tổng VĐT đăng ký là 6,48 tỷ USD. Quy mô VĐT
bình quân một dự án là 20,2 triệu USD, cao hơn so với quy mô VĐT bình quân một dự án của cả nước là 14,3 triệu USD [19].Tuy nhiên VĐT nước ngoài FDI đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2014 còn khá khiêm tốn với tổng VĐT là 604.75 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5.37% so với tổng VĐT phát triển CSHT GTĐB, tương đương khoảng 27.74 triệu USD, bằng quy mô đầu tư trung bình của 1 dự án/321 dự án trên địa bàn tỉnh Hải Dương. VĐT trực tiếp của các doanh nghiệp có VĐT nước ngoài mới chỉ tham gia một phần vào việc xây dựng đường nội bộ trong các khu công nghiệp lớn và đường chuyên dùng.
Thứ ba, chưa khai thác tối đa nội lực, nhất là triển khai thực hiện phát hành trái phiếu địa phương
VĐT phát triển CSHT GTĐB do trung ương quản lý giai đoạn 2010-2014 là 4892,72 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 75.94% so với tổng VĐT khu vực nhà nước; do địa phương quản lý giai đoạn 2010-2014 là 1550,12 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 24,06% so với tổng VĐT khu vực nhà nước, như vậy sự phân cấp và mức độ tự chủ của NSĐP đối với đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương thấp, chưa chủđộng khai thác có hiệu quả nội lực đểđầu tư phát triển CSHT GTĐB, chủ yếu phụ thuộc vào NSTW. Mặc dù theo quy định của Luật NSNN năm 2002, các địa phương cấp tỉnh được phép huy động vốn đầu tư phát triển CSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng bằng việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, song phải dùng NSĐP để trả nợ cả gốc lẫn lãi khi trái phiếu địa phương hết kỳ hạn. Hải Dương đến nay chưa tiến hành phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động VĐT phát triển CSHT KT-XH nói chung, CSHT GTĐB nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Thứ tư, huy động VĐT qua hệ thống quỹĐTPT còn thấp
Vốn quỹ ĐTPT của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, giảm dần sự bao cấp từ NSNN. Vốn TDNN đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2014 là 330,4 tỷ đồng, bằng 15,09% VĐT NSNN, đây là tỷ lệ thấp, điều đó thể hiện sự bao cấp trực tiếp từ NSNN còn lớn, hơn nữa nguồn vốn này chủ yếu được dùng để hỗ trợ xây dựng đường GTNT theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng tham gia, theo nguyên lý đường GTNT không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, mà những dự án có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp như bến bãi, các trạm thu phí...thuộc hệ thống CSHT GTĐB, thì chưa được cân đối VĐT phát triển bằng nguồn vốn này, nhằm lành mạnh hóa nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB.
Thứ năm, nguồn vốn vay đầu tư phát triển CSHT GTĐB lớn
Nguồn vốn vay đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương lớn, bao gồm vay trong nước thông qua phát hành TPCP và vay nước ngoài qua nguồn vốn ưu đãi ODA, ảnh hưởng đến vấn đề nợ công, giai đoạn 2010-2014 tổng vốn vay là 3144,45 tỷđồng bằng 143,60% VĐT NSNN (gồm cả TW và ĐP) đây là tỷ lệ quá lớn, đồng nghĩa với việc khi đến kỳ hạn trả nợ thì chi NSNN cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB chỉ dùng để trả nợ, thậm chí không đủ, cần phải có giải pháp tích cực nhằm giảm tỷ lệ vốn vay trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên nếu xét trên góc độ phân cấp quản lý thì nợ công này thuộc NSTW.
Thứ sáu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư phát triển CSHT GTĐB của
địa phương quản lý và đầu tư
Hệ thống GTĐB thuộc địa phương quản lý, số km chưa được cứng hóa: tỉnh lộ 9,42 km, chiếm tỷ lệ 2,48%; đường huyện và đô thị 50,42 km, chiếm tỷ lệ 7,76%; đường xã 201,21 km, chiếm tỷ lệ 15,61%; đường thôn 264,85 km, chiếm tỷ lệ 11,66%; đường xóm 543,6 km, chiếm tỷ lệ 20,18%; đường ra đồng, ra rừng 1723.84 km, chiếm tỷ lệ 72,86%; đường nội đồng, lô rừng 2640,76 km chiếm tỷ lệ 85,79%, xét theo tiêu chuẩn tiêu chí nông thôn mới, qua số liệu tổng hợp về hiện trạng hệ thống CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cho thấy không đạt tiêu chuẩn tiêu chí nông thôn mới 2.161 km chiếm tỷ lệ 23,31%; Số tuyến không đạt tiêu chuẩn tiêu chí nông thôn mới là 5.522/31.511 tuyến. Xét theo tiêu chuẩn tiêu chí nông thôn mới CSHT GTĐB của địa phương quản lý và đầu tư mới đạt 76,69%. Như vậy mức độ huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB của địa phương quản lý và đầu tư chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư phát triển CSHT GTĐB.