KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN TIẾNG ANH Tên sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG MÔN TIẾNG ANH LỚP 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của giải pháp Việc học ngoại ngữ đối với các em hs khối 4 trường Tiểu học Long Bình Tân ngày càng trở nên ít hào hứng, mất dần hứng thú tiếp thu ngôn ngữ vì vậy trong năm học 2017 2018 tôi đã nghiên cứu vai trò quan trọng của hoạt động trò chơi đối với việc giảng dạy tiếng nước ngoài, cụ thể là Tiếng Anh. 2. Lý do chọn giải pháp Dù là môn học mới lạ nhưng T.A cũng không tránh khỏi những lúc gây nhàm chán và khó hiểu đối với hs, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, các em còn chưa tập trung cao và hay mất hứng thú học. Mặt khác nếu hs có điều kiện sống ở nước ngoài thì mục đích của các em là để giao tiếp, sinh sống ở nơi đó, còn đối với các nước như chúng ta thì hs chưa có mục tiêu rõ ràng cho việc học ngoại ngữ. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của tôi là phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh. Đối tượng nghiên cứu là HS khối lớp 4 (411 – 413) NH 2017 2018, Trường Tiểu học Long Bình Tân. 4. Mục đích nghiên cứu Giúp các em tiếp thu tốt những kiến thức của chương trình Tiếng Anh tiểu học, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các em, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tích hợp các hoạt động trò chơi vào hoạt động dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học, giúp các em hiểu nhanh, nhớ lâu bài học của mình hơn đồng thời các em quên rằng mình đang tiếp thu ngôn ngữ mới, dễ đón nhận kiến thức hơn qua đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi để đạt hiệu quả trong môn Tiếng Anh lớp 4”
Trang 1MỤC LỤC
3 Phần mở đầu
Bối cảnh, lý do, phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu 4
5 Quy trình thực hiện giải pháp mới
Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi phù hợp kỹ năng 5 Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi tạo hứng thú trong học tập cho
Trang 2DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1 Học sinh HS
2 Tiếng Anh TA
3 Ví dụ VD
4 Năm học NH
Trang 3THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi để đạt hiệu quả trong
môn Tiếng Anh lớp 4
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh
3 Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Nga Nam (nữ): Nữ
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Long Bình Tân
- Điện thoại: 0974 395 202
- Email: quynhngaspav@gmail.com
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
Trang 44 Tên sáng kiến
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỂ ĐẠT HIỆU
QUẢ TRONG MÔN TIẾNG ANH LỚP 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Bối cảnh của giải pháp
Việc học ngoại ngữ đối với các em hs khối 4 trường Tiểu học Long Bình Tân ngày càng trở nên ít hào hứng, mất dần hứng thú tiếp thu ngôn ngữ vì vậy trong năm học 2017 -2018 tôi đã nghiên cứu vai trò quan trọng của hoạt động trò chơi đối với việc giảng dạy tiếng nước ngoài, cụ thể là Tiếng Anh
2 Lý do chọn giải pháp
Dù là môn học mới lạ nhưng T.A cũng không tránh khỏi những lúc gây nhàm chán và khó hiểu đối với hs, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, các em còn chưa tập trung cao và hay mất hứng thú học Mặt khác nếu hs có điều kiện sống ở nước ngoài thì mục đích của các em là để giao tiếp, sinh sống ở nơi đó, còn đối với các nước như chúng ta thì hs chưa có mục tiêu rõ ràng cho việc học ngoại ngữ
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tôi là phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh Đối tượng nghiên cứu là HS khối lớp 4 (4/11 – 4/13) NH 2017- 2018, Trường Tiểu học Long Bình Tân
4 Mục đích nghiên cứu
Giúp các em tiếp thu tốt những kiến thức của chương trình Tiếng Anh tiểu học, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các em, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tích hợp các hoạt động trò chơi vào hoạt động dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học, giúp các em hiểu nhanh, nhớ lâu bài học của mình hơn đồng thời các em quên rằng mình đang tiếp thu ngôn ngữ mới, dễ đón nhận kiến thức hơn qua đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi để đạt hiệu quả trong môn Tiếng Anh lớp 4”
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ
Tôi có nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “ Một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh” của cô Nguyễn Thị Hòa thuộc Trường Tiểu học Yên Giang – Quảng Ninh Sáng kiến của cô có đưa ra nhiều giải pháp là cách
tổ chưc các trò chơi trong lớp:
• Trò chơi đập bảng ( Slap the board)
• Trò chơi con số may mắn (Lucky number)
• Trò chơi treo cổ (Hangman)
• Trò chơi lô tô ( Bingo)
Qua việc tìm hiểu sáng kiến của cô Hòa tôi nhận ra được các ưu, khuyết điểm:
- Ưu điểm: Sáng kiến nêu rõ được tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, tầm quan trọng của môn Tiếng Anh; đưa ra nhiều biện pháp nhằm đa dạng cách dạy
và học
- Nhược điểm: Sáng kiến đưa ra nhiều trò chơi nhưng quen thuộc dễ dẫn đến nhàm chán, không có tính mới lạ và hấp dẫn; trò chơi phục vụ luyện tập mẫu câu đơn điệu chưa mang tính hiệu quả cao, hs luyện tập các mẫu câu một cách buồn tẻ và áp lực
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Nhằm khắc phục nhược điểm của các giải pháp trên bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp mới nhằm cải tiến các giải pháp đã có cũng như mang lại
sự mới mẻ, đa dạng cho các hoạt động dạy và học
1 Quy trình thực hiện giải pháp mới
1.1 Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi phù hợp với các kỹ năng
Tùy thuộc vào mỗi mục tiêu bài học, đối tượng học sinh và năng lực, phẩm chất chung của từng lớp mà tôi áp dụng các trò chơi khác nhau:
- Trò chơi luyện kỹ năng viết: Trò chơi Oẳn, tù, xì ( Rock, paper, scissor); Trò chơi Chuyền banh/ bút ( Apple pass); Trò chơi Ai nhanh hơn ( Reorder sentences)
- Trò chơi luyện kỹ năng đọc: Trò chơi Ném trúng đích (Sticky ball game); Trò chơi Tiếp sức ( Slap the board); Trò chơi lô tô (Bingo)
Trang 7- Trò chơi luyện kỹ năng nói: Trò chơi nói nhanh (Fast English); Trò chơi đối mặt (Facing game)
- Trò chơi luyện kỹ năng nghe: Trò chơi Simon says (Simon says), Trò chơi truyền miệng ( Word of mouth)
1.2 Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi tạo hứng thú trong học tập cho HS
Việc lồng ghép và tổ chức trò chơi trong các tiết học giúp các em hứng thú hơn trong việc tiếp thu bài Những hoạt động trò chơi đơn giản, dễ thực hiện, vui nhộn được kết hợp với việc sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học có sẵn và tự làm cũng góp phần tích cực đến thành công của tiết học
a Trò chơi Oẳn, tù, xì ( Rock, paper, scissor): Luyện tập mẫu câu hỏi
và trả lời có hình minh họa trong sách giáo khoa
- Sau khi giới thiệu từ vựng, mẫu câu và tiến hành thực hành mẫu câu theo nhóm đôi
- Ở mỗi nhóm đôi, học sinh sẽ oẳn tù xì, bạn thắng sẽ chỉ tranh và hỏi, bạn thua
sẽ nhìn tranh và trả lời
- Đối với mẫu câu tự giới thiệu, bạn thắng sẽ chỉ tranh và đọc to từ/ nhóm từ trong tranh, bạn thua sẽ phải đặt câu với từ/ nhóm từ đó hay ngược lại
VD:
-A
(winner): What time do you go to school?
- B (loser): I go to school at 7.00 a.m
- Sau khi cho học sinh chơi và kết hợp luyện tập mẫu câu thì số lượng học sinh giơ tay tham gia xây dựng bài nhiều hơn
b Trò chơi Chuyền banh/ bút ( Apple pass): Luyện tập từ vựng, mẫu
câu, ôn bài cũ, luyện tập bài mới
Let’s learn book 2/ page 75
Trang 8- Chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3, 4 hoặc 5 học sinh Hoặc sử dụng nhóm lớn theo tổ, hoặc chia 2 dãy lớn A, B (hoặc đặt tên theo nhóm lớn
“Tom/ Jerry”)
- Chuẩn bị 2 quả banh (1 quả banh có dấu chấm hỏi và 1 quả banh trả lời), hoặc dùng bút lông viết bảng ( đỏ/ xanh/ đen)
- Chia lớp ra thành nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 quả (có dấu chấm hỏi và không có), hoặc dùng banh màu hay bút lông màu thì mỗi nhóm một màu khác nhau
- Cả lớp vừa hát đồng thanh (hoặc nghe đĩa CD/ băng cassette) vừa chuyền banh; khi có hiệu lệnh của giáo viên ( gõ thước/ vỗ tay/ ngưng nhạc), học sinh nào đang giữ quả banh có dấu chấm hỏi của nhóm 1 sẽ đặt câu hỏi cho bạn có quả banh trả lời của nhóm 2 và ngược lại Và nếu sử dụng banh/ bút lông màu thì chúng ta sẽ quy ước trước: banh/ bút lông màu đỏ là hỏi, màu xanh là trả lời… Sẽ tiếp tục chuyền cho đến hết bài hát sau đó đổi vai hỏi – trả lời cho từng nhóm
VD: - Where are you from? I am from England
- When is your birthday? My birthday is in April.
- Học sinh hứng thú luyện tập và tăng khả năng nói cũng như rèn luyện sự tự tin và tự học, trình bày, phát biểu trước đám đông
c Trò chơi Tiếp sức ( Slap the board): Luyện tập từ vựng, ôn tập bài cũ.
- Chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3, 4 hoặc 5 học sinh
- Giáo viên viết 1 nhóm các từ cùng chủ đề lên bảng Mỗi lần chơi là 1 thành viên của nhóm sẽ nghe hiệu lệnh rồi chạy thật nhanh lên bảng thay việc dùng tay bằng cách sửa dụng các đồ dùng quen thuộc như vợt đập ruồi, búa đồ chơi
Trang 9- Đội nào đập được nhiều từ đúng hơn sẽ thắng cuộc.
Đập bảng sử dụng vợt đập muỗi/ búa đồ chơi.
- Số lượng học sinh giơ tay tham gia vào tiết học đông hơn, vui nhộn và hào hứng hơn Đặc biệt là các em hứng thú ôn bài cũ hơn/ từ vựng
d Trò chơi Ném trúng đích (Sticky ball game): Luyện tập từ vựng, ôn
bài cũ, luyện tập bài mới
- Chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4, 5 học sinh, hoặc chơi theo 2 dãy bàn của lớp
- Chuẩn bị 2 quả banh dính (sticky ball)
- Chia lớp ra thành nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 quả
- Giáo viên viết các từ đã học/ từ mới học lên bảng Người chơi lần lượt của 2 nhóm sẽ nghe giáo viên đọc nghĩa Tiếng Việt của từ hoặc nhìn tranh minh họa
từ, sau đó ném trái banh sao cho dính vào từ đó
- Học sinh hứng thú dùng banh nhắm ném trúng từ, học sinh vừa ghi nhớ nghĩa cũng như tư duy từ qua tranh ảnh
Trang 102 Những ưu, nhược điểm của các giải pháp mới
a Biện pháp 1:
- Ưu điểm:
o Trò chơi đa dạng, phong phú nhiều sự lựa chọn cho người dạy
o Trò chơi tạo ra môi trường học vui vẻ, thân thiện
o Trò chơi làm tăng động cơ học tập cho HS
o Trò chơi hộ trợ phát triển tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết cho
hs
- Khuyết điểm:
o Các trò chơi cần nhiều thời gian, không thể cho tất cả hs được tham gia
o HS có thể gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến lớp bên cạnh
b Biện pháp 2:
- Ưu điểm:
o Trò chơi có thể ứng dụng trên tất cả các kỹ năng khác nhau như nghe, nói, đọc và viết; giúp người học được “trải nghiệm” việc sử dụng ngôn ngữ hơn là “học”
o Vì vậy trong suốt quá trình chơi, hs không hề bị áp lực về lỗi phát âm, cấu trúc câu hay ngữ pháp mà chúng chỉ cố gắng hết sức để dành chiến thắng cho đội mình Và trò chơi còn giúp hs giảm áp lực lo lắng trong tiết học, gia tăng tính tích cực và tự tin bởi vì người học không sợ bị phạt hay phê bình khi chơi
o Hơn thế nữa, qua việc chơi còn làm tăng cơ hội sử dụng ngoại ngữ một cách có chủ đích và trong những tình huống nhất định
o Vì thế học sinh có thể tiếp thu ngôn ngữ mới như cách mà chúng học tiếng mẹ đẻ vì chúng đang sẽ không ý thức được là đang học
- Nhược điểm:
o Việc áp dụng các trò chơi vào trong tiết dạy không hề khó khăn nhưng đối với sỉ số học sinh đông và lực học chênh lệch như trường chúng ta thì sẽ tốn nhiều thời gian của tiết học
o Mặt khác giáo viên phải tốn nhiều năng lượng cho một buổi dạy năm tiết với năm lớp khác nhau cho một bài giáo án
3 Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
a Tính mới
Trang 11- Từ các trò chơi truyền thống như Slap the board, Ask and answer hay Apple
pass tôi đều có sự biến tấu trong đó như là có sử dụng các vật dụng quen
thuộc như vợt đập ruồi, búa đồ chơi hay trái banh dính nhằm mục đích giúp
hs đỡ nhàm chán và mới lạ hơn khi kết hợp giữa học và chơi
- Thông qua việc vừa chơi vừa học, hs cảm nhận được ý nghĩa của trò chơi nhiều hơn là chỉ để giải trí
- Từ các trò chơi hs dần hình thành được các năng lực, phẩm chất như hợp tác,
tự giải quyết vấn đề, đoàn kết và tự tin trong học tập
b Hiệu quả áp dụng
- Trong quá trình nghiên cứu tôi đã áp dụng các phương pháp này vào thực dạy
ở một số lớp khối 4 và cuối năm học đã đạt được kết quả sau:
Thời
điểm
Khối 4 4/11 -4/13
Điểm 9 -10 Điểm 7 -8 Điểm 5 -6 Dưới 5 Số
lượng
Tỉ lệ Số
lượng
Tỉ lệ Số
lượng
Tỉ lệ Số
lượng
Tỉ lệ
Cuối HK
c Khả năng áp dụng
- Vì đều là những trò chơi đơn giản và có tính ứng dụng cao nên việc đưa vào trong các tiết giảng dạy là điều khá dễ dàng
- Bên cạnh đó, khi áp dụng trò chơi vào tiết học giáo viên có thể khai thác triệt
để tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa, do đó không mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị
- Một số đồ dùng, đồ chơi có giá thành thấp, chỉ cần làm/ mua một lần là có thể
sử dụng lâu dài
- Các hoạt động chơi mà học đã thu hút được sự tham gia hoạt động nhiệt tình của tất cả các đối tượng học sinh trong tiết học, các em ý thức hơn trong việc giúp đỡ các bạn yếu hơn vì nếu bạn không trả lời được thì cả đội sẽ thua
- Bên cạnh đó vì đều là từ những trò cơ bản mà biến tấu cho thêm phần thú vị nên có thể nhân rộng cách chơi mới này cho các em học sinh lớp 3 cũng như lớp 5, các giáo viên khác trong tổ có thể đưa vào việc giảng dạy của mình một cách dễ dàng
Trang 12PHẦN KẾT LUẬN
1 Bài học kinh nghiệm
- Theo nghiên cứu của Mei và Yu-jing (2000) nói rằng qua các hoạt động trò chơi hs được trải nghiệm, khám phá và tương tác với môi trường xung quanh Thông qua trò chơi, hs có thể học T.A như chính tiếng mẹ đẻ vì học sinh không ý thức được mình đang học, không áp lực và ngay cả học sinh rụt rè cũng tích cực tham gia
- Vì vậy, sau đây là một số lưu ý tôi rút ra được khi chọn trò chơi:
• Một hoạt động trò chơi phải có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ để vui vẻ
• Cần có sự cạnh tranh công bằng và thân thiện khi chơi
• Trò chơi cần thu hút được tất cả các bạn học sinh
• Trò chơi phải khuyến khích được học sinh sử dụng ngoại ngữ nhiều hơn là tiếng mẹ đẻ
• Trò chơi cần tạo nhiều cơ hội cho hs học, thực hành,ôn lại kiến thức
2 Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng
- Việc áp dụng các trò chơi tại trường tôi nhận thấy các em có hứng thú hơn với việc học và qua đó chất lượng giáo dục được cải thiện đáng kể Do đó việc áp dụng rộng rãi các trò chơi trong tổ khối Tiếng Anh nói riêng và Bộ môn nói chung là điều hoàn toàn không thể Đặc biệt thông qua các trò chơi theo nhóm hay cá nhân các em dần được hình thành các năng lực, phẩm chất như tự tin phát biểu trước cô và các bạn, đoàn kết trong học tập, tự học, tự hoàn thành và giải quyết các bài tập cô giao
- Về phía nhà trường, tôi đề nghị thiết kế một phòng học chuyên biệt giúp giáo viên có thể dễ dàng áp dụng công nghệ thông tin – bảng thông minh/ bảng tương tác trong việc giảng dạy, thì cách tổ chức và thiết kế trò chơi sẽ đa dạng
và phong phú hơn
Trang 13HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NƠI TÁC GIẢ
CÔNG TÁC
Long Bình Tân, ngày 8 tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
- Và đây là sáng kiến do bản thân tôi đúc kết được trong các năm học vừa qua,
cam kết không sao nguyên bản chính của bất cứ cá nhân hay đơn vị nào
Trang 14PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Quốc Tuấn, Wong Mei Lin Let’s Learn English Book 2
( Student’s book, Workbook ), Bộ giáo dục, và Đào tạo.
2 R.Nakata, K.Frazier Let’s Go 1B, Oxford University, London
3 R.Nakata, K.Frazier Let’s Go 1A, Oxford University, London.
4 R.Nakata, K.Frazier Let’s Go 2A, Oxford University, London.
5 Naomi Simmons Family and friends Special Edition Grade 3
(Student and Workbook), Oxford University, London.
6 Yin Yong Mei and Yang Ju- Jing Using games in an EFL class for
children, Daejin university EIT Research paper, Fall.2000.
7 Sugar, S., Sugar, K (2002) Primary Games Experiential Learning
Activities for Teaching Children K-8 Jossey- Bass Publishing House.
8 Hadfield, J (1990) Intermediate Communication Games Thomas
Nelson and Sons Ltd
9 Bài viết “ 10 trò chơi đơn giản giáo viên có thể sử dụng để dạy Tiếng Anh cho trẻ em có hiệu quả hơn” tại website: https://elticenter.wordpress.com/2015/01/11/10-tro-choi-don-gian- giao-vien-co-the-su-dung-de-day-tieng-anh-cho-tre-em-hieu-qua-hon/comment-page-1/