1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy trong môn tự nhiên và xã hội lớp 2

23 707 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 245 KB

Nội dung

Trong các hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 2 thì hoạt động tổ chức trò chơi học tập là hoạt động cần thiết, nhằm khắcsâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài:

Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết

cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mốiquan hệ trong đời sống thực tế của con người Trong chương trình Tiểu học,cùng với Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinhnhững kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cáchtoàn diện của con người Trong các hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 2 thì hoạt động tổ chức trò chơi học tập là hoạt động cần thiết, nhằm khắcsâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngày nay,giáo viên ở các trường Tiểu học đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học với sựtrợ giúp của công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềmPowerpoint để phục vụ việc giảng dạy Trong bài giảng, trò chơi học tập lại rấtcần thiết, vì trò chơi học tập là một hoạt động nhằm giúp các em hứng thú họctập, kích thích tư duy sáng tạo để mở rộng hiểu biết của các em Đồng thời, làphương pháp, phương tiện rèn luyện kĩ năng, tính mạnh dạn tự tin để hòa nhậpvới tập thể và củng cố vững chắc kiến thức Trò chơi học tập sẽ tăng sự hưngphấn, khả năng chú ý, kĩ năng quan sát, tư duy của các em, giờ học sẽ thoả mái;các em vừa chơi mà vừa học Ở lớp 2, nhận thức của các em thiên về tri giáctrực tiếp đối tượng, khả năng phân tích chưa cao, khó nhận ra mối quan hệ giữacác sự vật, hiện tượng Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và líthú thì các em sẽ không nhàm chán và đó là điều kì diệu đối với các em

Trong thực tế, để tổ chức một tiết Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 không phải

là điều đơn giản, và thiết kế trò chơi phù hợp, sinh động, đáp ứng mục tiêu bàihọc lại là việc rất khó khăn đối với giáo viên Cụ thể ở trường Tiểu học Nguyễn

Bá Ngọc giáo viên đã rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học như ứng dụngcông nghệ thông tin, chuẩn bị vật thật song một bài học với rất nhiều tranh ảnhđẹp, giàu màu sắc thì các em cũng mới chỉ được quan sát, đàm thoại, mô tả Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy các em còn mệt mỏi, chưa hứng thú học tập vì thiếutrò chơi học tập Có những bài cũng có trò chơi nhưng trò chơi đó chưa phát huyhết tính năng của nó, hoặc có những trò chơi kéo dài mất thời gian, trò chơiphức tạp… thì giờ học vẫn không mang lại hiệu quả cao, các em cảm thấy mệtmỏi, tẻ nhạt Khi tổ chức tiết học có sử dụng trò chơi học tập, tôi nhận thấy: Tròchơi học tập có sức thu hút các em vào bài học cao hơn, làm cho bài giảng của

Trang 2

giáo viên hấp dẫn, sinh động hơn, giờ học đạt hiệu quả cao Chính vì lí do trên,

chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học

tập nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2”

để nghiên cứu, nhằm giúp học sinh bớt căng thẳng, phát huy tính tích cực, sôinổi và đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học đồng thời tích lũy thêm một số phươngpháp dạy học tích cực cho bản thân và đồng nghiệp vận dụng

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

- Khách thể: Các trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

- Đối tượng: Tổ chức một số trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hộilớp 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp

2 ở trường trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - phường Nam Ngạn - Thành phốThanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa

- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giáo viên trong tổ chức trò chơi họctập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2ở trường trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọccác trò chơi vận dụng trong quá trình dạy học môn Tự nhiên & Xã hội lớp 2

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

Trang 3

- Làm cho không khí học tập trong lớp được thoải mái và dễ chịu hơn.

- Làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn

- Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn; tiếp thu tự giác và tích cực hơn

- Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng

1.3 Các loại trò chơi học tập:

- Trò chơi học tập trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

Nhận biết các vật xung quanh; Đi chợ; Ai gọi tên các bộ phận cơ thểnhanh nhất; Tập sắp xếp, trang trí góc học tập của bạn; Ai nhanh, ai đúng; A li

ba ba; Lên thực đơn; Ai ứng xử nhanh; Hướng dẫn viên du lịch;

- Các trò chơi học tập khác

Mở ô cửa bí mật; Ghép chữ vào hình; Giải ô chữ; Hái hoa dân chủ; Đốvui; Lật hình; Đóng vai- Kể về sự vật; Từ nào đây ( Đó là ai?)

1.4 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2:

* Mục tiêu: Môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 nhằm giúp học sinh:

- Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:

+ Con người và sức khỏe (Hoạt động của cơ quan vận động và cơ quantiêu hóa ở cơ thể người; Phòng chống cong vẹo cột sống; Giữ vệ sinh ăn uống;phòng nhiễm giun)

+ Xã hội: Biết được công việc của các thành viên trong gia đình, nhàtrường; giữ sạch nhà ở, trường học; An toàn khi ở nhà, ở trường và khi điđường

Trang 4

+ Tự nhiên: Biết được cây cối và các con vật có thể sống được ở trên cạn,dưới nước, trên không; Biết quan sát bầu trời vào ban ngày, ban đêm; Có hiểubiết sơ lược về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các Vì Sao

- Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:

+ Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống đểphòng

tránh một số bệnh tật và tai nạn

+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt nhữnghiểu

biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:

Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương

* Nhiệm vụ:

Hình thành hệ thống kiến thức cơ bản từ đơn giản đến phức tạp Học sinhphải nắm vững các kiến thức về con người và sức khỏe, tự nhiên, xã hội.Hìnhhành cho học sinh tác phong học tập, làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có tinhthần hợp tác, có ý thức độc lập sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, luôn cẩn thậnkiên trì, tự tin trong cuộc sống

Hình thành cho học sinh kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân, chămsóc và giúp đỡ người thân và bạn bè, có thái độ lịch sự, lễ phép đối với ngườilớn, hình thành ý thức bảo vệ tài sản chung, giữ gìn và bảo vệ môi trườngsống…

* Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2:

- Con người và sức khỏe:

Hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người;Phòng chống cong vẹo cột sống; Giữ vệ sinh ăn uống;phòng nhiễm giun

- Xã hội

+ Gia đình: Các thành viên trong gia đình ( ông bà, cha mẹ, anh chị emruột);

Trang 5

Nhà ở và các đồ dùng trong gia đình ( địa chỉ nhà ở, chỗ ăn, ngủ, làm việc, họctập, tiếp khách, bếp, khu vực vệ sinh… và các đồ dùng cần thiết trong nhà); Giữgìn nhà ở sạch sẽ; An toàn khi ở nhà ( phòng tránh bỏng, đứt tay chân, điệngiật).

+ Trường học: Các thành viên trong nhà trường, các đồ dùng trong lớphọc, giữ lớp học sạch, đẹp

+ Thôn, xóm, xã hoặc đường, phố, phường nơi đang sống: Phong cách vàhoạt động sinh sống của nhân dân; An toàn giao thông

2.2.Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc Hiện nay, thực hiện việc đổi mới phương

pháp giảng dạy, nhiều giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ đã không ngừngtìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để có thể tạo ramột giờ giảng sinh động, ấn tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyểntải đến người học Trước yêu cầu ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng bàigiảng với phương châm rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học bằngnhững hoạt động, sản phẩm cụ thể trong dạy học Chúng ta vẫn thường đưa raphương châm hay khẩu hiệu: “Tạo ra một giờ học dân chủ”, hay “Tạo ra một giờhọc thân thiện” và bằng cách này hay cách khác, phương pháp truyền thống hayhiện đại, đôi khi chúng ta vẫn loay hoay để có một giờ giảng tốt nhất, thân thiện

và dân chủ nhất Theo điều tra thì 100% học sinh lớp 2 đều thích học những giờ

Trang 6

học có tổ chức trò chơi học tập và các em cảm thấy rất vui Chất lượng dạy họcđược nâng cao khi có sự hổ trợ của công nghệ thông tin Vì thế, sử dụng phươngpháp “trò chơi học tập” có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thứctruyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thông quahình thức trò chơi “Học mà chơi - Chơi mà học” là nội dung bài học đượctruyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc và dễ hiểu Nămhọc 2016 – 2017, trường có 15 lớp trong đó có 3 lớp 2 Nhà trường tiếp tục chỉđạo cán bộ, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nâng cao chấtlượng giảng dạy trong nhà trường Tổ chức trò chơi học tập, một trong nhữnghoạt động thu hút và khá hấp dẫn đối với học sinh Một số giáo viên trẻ tiếp thukhá nhanh và biết tổ chức bài dạy tốt

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên thường gặp những khókhăn trong việc tổ chức trò chơi trong giờ học vì sợ mất thời gian, lớp học ồn,thiết kế và tổ chức không tốt, tốn nhiều công sức, thời gian cho khâu chuẩn bị

Về các loại trò chơi và hình thức tổ chức chơi trò chơi: Khi giảng dạy môn Tựnhiên và xã hội, giáo viên chỉ tổ chức một số trò chơi được hướng dẫn trongsách giáo khoa nhưng cũng rất đơn điệu, cách tổ chức trò chơi chưa phong phú,chưa có sự sáng tạo, thường sao chép chỉnh sửa của các giáo viên khác hoặcdownload từ trên mạng Giáo viên chưa đầu tư sâu vào bài giảng của mình Họcsinh thì chưa hứng thú nhiều với môn học

III Biện pháp khắc phục:

Bản thân là giáo viên Tiểu học, là tổ trưởng chỉ đạo chuyên môn của tổ,lại trực tiếp dạy ở khối 2 nhiều năm liền nên tôi thấy rõ được vai trò và tráchnhiệm của mình là phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học Trong quá trìnhđổi mới phương pháp dạy học thì phương pháp tổ chức trò chơi học tập là mộttrong những phương pháp vô cùng đặc biệt vì sẽ làm cho tiết học sinh động hơn,thoải mái và dễ chịu hơn Học sinh thấy vui, hứng thú, nhanh nhẹn, cởi mở hơn,tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực và chủ động hơn

Vậy để giờ học có tổ chức trò chơi đạt hiệu quả cao, giáo viên cần hiểu rõ:

3.1 Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh và có các đặc điểm cơ bản sau:

- Đặc điểm thứ nhất: Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức

và kĩ năng trọng tâm của bài học, hoặc chính là nội dung của bài học

Trang 7

- Đặc điểm thứ hai: Trò chơi học tập phải mang đầy đủ tính chất của mộttrò chơi: có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và thi đua giữa các em, các nhóm.

- Đặc điểm thứ ba: Trong khi tổ chức trò chơi giáo viên phải chia lớpthành nhiều nhóm, các nhóm tự do thảo luận, đóng góp ý kiến, nên khó tránhkhỏi ồn ào, mất trật tự

3.2 Chọn trò chơi phù hợp với từng bài học và tổ chức trò chơi hợp lí :

Tổ chức trò chơi học tập tốt, vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo,vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em Khi tổ chức trò chơi,giáo viên không nên lạm dụng thời gian hay tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiếthọc làm cho học sinh dễ nhàm chán Các trò chơi phải dễ thực hiện, phù hợp vớiđặc điểm tâm, sinh lí của học sinh lớp 2 cũng như điều kiện của trường, lớp vàphải thu hút được tất cả học sinh tham gia Giáo viên không nên chú trọng đếnchuyện thắng thua, chống biểu hiện cay cú, hơn thua, xích mích, thù hằn lẫnnhau giữa học sinh Trò chơi được tổ chức không tốn nhiều thời gian, sức lựccủa học sinh Giáo viên cần khuyến khích học sinh hoạt động tập thể, đề cao tinhthần đoàn kết, cộng tác, trao đổi, học hỏi cùng tiến bộ; hướng dẫn học sinh thảoluận ngắn gọn sau mỗi trò chơi để nắm nội dung của bài học

3.3 Những khó khăn thường gặp khi tổ chức trò chơi và dự kiến hướng khắc phục:

- Nếu giáo viên không kiểm soát và quản lí chặt chẽ thì trong lúc chơi,mức độ ồn của lớp sẽ lớn hơn mức độ cho phép Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đếnlớp học bên cạnh Để thực hiện tốt phong trào “Trường học thân thiện - Học sinhtích cực” trong lúc này giáo viên cần hạn chế quát mắng học sinh mà phải lập ra

kế hoạch chống ồn bằng cách thưởng – phạt hợp lí, ghi tên và kiểm điểm nhữngthành viên vi phạm, tổ trưởng theo dõi, quản lí tổ mình; khuyên bảo và nhắc nhởbạn mình giữ trật tự thật nghiêm túc

- Trong lúc chơi trò chơi, việc chia nhóm có thể mất nhiều thời gian, nêngiáo viên cần tìm hiểu năng lực của học sinh, quy định về cách tạo nhóm 2, 4,6 , giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ, nhóm Có thể lúc đầucần sự hướng dẫn của giáo viên, sau sẽ dần đi vào nề nếp và công việc sẽ diễn ranhanh chóng khẩn trương

- Soạn bài có áp dụng trò chơi học tập sẽ tốn nhiều công sức và thời gian,nhưng để chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho trò chơi trên lớp lại càng khó

Trang 8

khăn hơn Giáo viên nên giao cho mỗi giáo viên, học sinh trong khối ( khi cầnthiết) chuẩn bị và đảm nhận một vài đồ dùng thì số lượng đồ dùng dạy học cóthể dùng chung cho cả khối.

3.4 Cách xây dựng và cách tiến hành trò chơi học tập:

+ Cách xây dựng một trò chơi học tập: Giáo viên có thể tổ chức bất kì

hoạt động nào thành trò chơi học tập bằng cách vận dụng các nhân tố cơ bảnsau: Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm; Cóquy định thưởng, phạt; Có cách chơi rõ ràng; Có cách tính điểm

+ Cách tiến hành tổ chức trò chơi học tập:

- Bước 1: Nêu tên trò chơi, giải thích ý nghĩa của trò chơi; Chia đội chơi

và đặt tên cho đội chơi

- Bước 2: Phổ biến cách chơi, luật chơi Hiệu lệnh, cách thức làm việc củamỗi thành viên tham gia trò chơi; Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá

- Bước 3: Tiến hành chơi: Ra hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạttiến hành

Trong quá trình học sinh chơi, giáo viên quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ cácthành viên về cách chơi Giáo viên có thể cho học sinh:

◦ Chơi thử ( đối với những trò chơi mới, lạ) nhằm giúp học sinh hiểu cáchchơi

◦ Chơi thật

- Bước 4: Tổng kết trò chơi

◦ Giáo viên kiểm tra kết quả, đánh giá

◦ Nên đánh giá theo yêu cầu: Đúng, nhanh (đẹp)

◦ Tính kết quả của từng nhóm và công bố kết quả

◦ Nhận xét thái độ của người tham gia chơi và rút kinh nghiệm

◦ Thưởng, phạt (tuyên dương)

◦ Kết thúc: Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được những gì qua trò chơihoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi

+ Hình thức tổ chức trò chơi học tập:

Trang 9

Vì trò chơi học tập phải thu hút đa số học sinh tham gia, mang tính thiđua, nội dung trò chơi gắn với nội dung bài học, giáo viên cần cho cả lớp cùngchơi Thường thì giáo viên chia lớp thành 2 đội, đặt tên cho đội là A, B khi tổchức trò chơi đóng vai, tiếp sức Hình thức chơi tùy thuộc vào từng loại trò chơi,mục đích của trò chơi đó, điều kiện của lớp học, ta có thể tổ chức cho học sinhchơi theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng hình thức chủ yếu vẫn là chia đội:

- Chia đội theo tổ: Mỗi tổ là một đội, đặt tên cho đội là dựa vào nội dungbài học:

- Chia đội theo giới tính: Đội Nam và đội Nữ, mỗi đội gồm 5 thành viên

IV Tiến hành thực nghiệm:

Theo tính chất của bài học, tôi đã sắp xếp trò chơi theo 4 dạng: Trò chơidùng để khởi động trước khi vào bài mới; dạy bài mới; Củng cố kiến thức saumỗi tiết học và trò chơi phục vụ ôn tập chủ đề

4.1 Các trò chơi mang tính chất khởi động tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài

cũ và bài mới.

- Vào đầu mỗi tiết học, giáo viên cần sử dụng hệ thống trò chơi tạo khôngkhí thoải mái Từ một số trò chơi tạo nền, giáo viên giới thiệu bài mới Ở dạngnày tôi đã hệ thống được một số trò chơi sau: Alibaba; Con công hay múa; Chimbay cò bay; Vật tay; Làm theo cô nói, không làm theo cô làm

Trò chơi "Làm theo cô nói, không làm theo cô làm."

* Mục tiêu: - Học sinh phản ứng nhanh

- Rèn sự nhanh tay nhanh mắt

* Tiến hành: - Giáo viên nêu yêu cầu: Làm theo cô nói không làm theo cô làmlà: Khi cô nói A, cô làm B, các em phải làm là A ai làm theo B là thua cuộc

* Luật chơi: Khi giáo viên hô bắt đầu thì học sinh làm theo hiệu lệnh của giáoviên không được bắt chước hành động của giáo viên Ai làm sai sẽ thua cuộc

* Trò chơi này được áp dụng cho các bài sau: Cơ quan tiêu hóa; Cây sống ởđâu?

Ví dụ ở bài Bài 5: Cơ quan tiêu hóa.

- Trước khi vào bài giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Làm theo tôi nói khônglàm theo tôi làm Trò chơi gồm 3 động tác:

Trang 10

- Giáo viên quy ước:

+ Giáo viên nói "nhập khẩu" tay phải đưa lên miệng (như động tác đưathức ăn vào miệng)

+ Giáo viên nói "vận chuyển" tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuốngngực (Thể hiện đường đi của thức ăn)

+ Giáo viên nói "Chế biến" Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn(Thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày và ruột non)

- Giáo viên cho học sinh thực hành thao tác nhập khẩu, vận chuyển, chế biến.

- Giáo viên cho học sinh chơi:

◦ Lần 1: Vừa hô vừa làm động tác; HS làm theo

◦ Lần 2: GV không hô, chỉ làm động tác; HS hô và làm theo

◦ Lần 3 GV chỉ hô, không làm động tác; HS làm động tác theo khẩu lệnhcủa GV

◦ Lần 4: GV vừa hô vừa làm động tác nhưng không làm đúng động tác;

HS phải làm theo khẩu lệnh, không làm theo động tác của GV Trò chơi tiếp tụckhoảng 2 phút thì dừng

Tranh minh họa cho trò chơi

4.2 Một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học:

Đi vào bài mới, tôi đã hệ thống một số trò chơi giúp học sinh tự lĩnh hộikiến thức mới Đó là: “Nhận biết đối tượng” gồm các trò chơi Đóng vai - Kể về

sự vật; Đố bạn con gì; Từ nào đây; Đó là ai; Ai biết nhiều hơn; Kể nhanh kểđúng

- Trò chơi: Đóng vai - kể về sự vật:

* Mục tiêu: Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, giới thiệu về sự vậtmình đã và đang được quan sát Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại

sự vật

* Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu: Quan sát tranh (ảnh, vật thật)

Hãy đóng vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó

Trang 11

- Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi Học sinh 1 của nhóm A nóigiới thiệu, mô tả về sự vật mình quan sát sẽ chỉ định học sinh một ở nhóm B nóitiếp Học sinh đó nói xong lại được quyền chỉ định học sinh 1 ở nhóm C nói Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết lượt lớp Nếu học sinh 1 ở nhóm B khôngnói được sẽ nói "Em cần sự trợ giúp của cô giáo" Giáo viên gợi mở giúp họcsinh mô tả tiếp.

Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh cần sự hỗ trợ của giáo viên thì nhóm đó sẽ bị 1điểm trừ Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc

* Trò chơi này được vận dụng cho các bài sau:

Bài 12: Đồ dùng trong gia đình

Bài 24: Cây sống ở đâu?

Bài 25: Một số loài cây sống ở trên cạn

Bài 26: Một số loài cây cây sống ở dưới nước

Bài 27: Loài vật sống ở đâu?

Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn

Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước

* Sau khi giáo viên giới thiệu vào bài 24: Cây sống ở đâu?

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh hoặc cây thật mà em vừađem tới sau đó các em hãy đóng vai mượn lời của cây đó để mô tả, giới thiệu vềtên của cây, nơi sống của cây mà em quan sát được

* Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và điều khiển cuộc chơi

Ví dụ: Học sinh 1 ở nhóm A đứng dậy nói tên một loại cây

Học sinh 1 ở nhóm B đứng dây nói nhanh về đăc điểm và nơi sống của cây đó

- Học sinh cứ thế tiếp tục chơi cho tới hết lượt lớp

(Lưu ý : Trong trò chơi này giáo viên tôn trọng tuyệt đối sự tự giới thiệu về sự

vật của học sinh Cho dù học sinh đó nói không đúng về tên cây hoặc nơi sốngcủa cây thì khi chốt kiến thức giáo viên mới sửa sai cho học sinh)

Ngày đăng: 10/08/2017, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w