1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, đánh giá công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra trên địa bàn tỉnh phú yên

107 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Là một Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ - vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai nhiều nhất ở nước ta.. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các loại hình thiên tai do nước gây ra như hạ

Trang 2

Luận văn tốt nghiệp là thử thách cuối cùng của chúng em trong thời gian rèn luyện ở Đại học Tài nguyên và Môi trường Bên cạnh nổ lực và cố gắng của bản thân,

em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ và tin tưởng để có thể hoàn thành khóa luận này

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Thị Vân Hà đã tận tình giúp đỡ, định hướng và động viên chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Chúng em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Môi Trường đã dạy

dỗ, cung cấp, chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm quý giá để chúng em có được nền tảng tốt, hoàn thành đề tài

Xin cảm ơn các anh, chị chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Phú Yên, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn Tỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện cho em có những số liệu thực tiễn trong khóa luận này

Lời cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để chúng em có thể hoàn thành tốt chặng đường đại học này

Tháng 12/2016 Sinh viên Phạm Thị Thu Huyền

Trang 3

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường, có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội Là một Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ - vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai nhiều nhất ở nước ta

Phú Yên là tỉnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nắng gió, khô hạn, bão lũ liên tục xảy ra Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các loại hình thiên tai do nước gây ra như hạn hán, mưa bão, lũ lụt, triều cường, sạt lở bờ bãi sông ngày càng diễn ra mạnh

mẽ gây nên thiệt hại lớn về người và tài sản với vùng đất này

Do đó, đề tài trình bày về “Phân tích, đánh giá công tác phòng chống khắc

phục hậu quả thiên tai do nước gây ra trên địa bàn Tỉnh Phú Yên” là rất cần thiết

nhằm phân tích tính hiệu quả và đánh giá công tác quản lý thiên tai trên địa bàn Tỉnh

Dựa vào việc thu thập thông tin về tình hình thiên tai, đề tài đã phân tích thiệt hại

và đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai do nước gây ra trên địa bàn Tỉnh Các loại hình thiên tai bão/ATNĐ, lũ quét thuộc loại hình thiên tai cần có biện pháp giảm thiểu thiệt hại; Sạt lở, bờ bãi sông, xâm nhập mặn, hạn hán cần có sự kiểm soát; thiên tai triều cường không đáng kể Ngoài ra, đề tài dựa vào sự phân vùng khí hậu cũng như phân hóa về địa hình để xác định được 3 khu vực nhạy cảm trước tình hình thiên tai diễn ra bất thường trong thời gian qua

Với tình hình thiên tai diễn ra với mức độ nguy hiểm ngày càng mạnh, BCH PCLB & TKCN đã thực hiện công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra trước, trong và sau thiên tai Việc tìm hiểu công tác phòng chống khắc phục hậu quả và quản lý thiên tai góp phần làm rõ tính hiệu quả công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra trong việc chủ động thích ứng Từ đó, đưa

ra đề xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế, sẽ góp phần định hướng xây dựng

kế hoạch, phương án tổ chức hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại thiên tai do nước gây

ra

Trang 4

property and the environment, living conditions and economic - socail activities As a province of Southern Central Coast - areas affected by natural disasters in our country the most

Phu Yen province has extremely harsh climates, sun and wind, droughts, storms and floods constantly happening However, in recent years, the types of natural calamities caused by water such as droughts, storms, floods, storm surges, landslides of river banks increasingly strong place caused great damage to people and assets with this area

Therefore, the subject presentation on "Analysis, assessment prevention and remedial disasters caused by water in the province of Phu Yen," is needed to analyze the effectiveness and evaluation of the disaster management in the province

Based on gathering information about the disaster situation, the subject has analyzed damages and assess the risk of natural disasters caused by water in the province Tropically / storm, flash flood, river bank’s erosion need to take measures to minimize the damage; Landslides, river bank, salinity, drought need to control approriately; tides is considered insignisant In addition, the subject based on climate partitions as well as breadth of terrain to identify sensitive areas before unusual happening of disaster situation over the past time

With the disaster situation happening with dangerous levels increasingly powerful, Steering Committee for Rescue ,Flood, Storm and Search Work have made the prevention and overcoming of consequences of natural disasters caused by water before, during and after disasters Finding out way to prevent and overcome the disaster's consequences, disaster management contributes to clarify the effectiveness of prevention and overcome the disaster's consequences caused by water in proactive adaptation Hence, proposing measures to overcome these limitations, will help orient planning, organizational plan of action to reduce natural disasters damage caused by water

Trang 5

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2016

Giảng viên hướng dẫn

Trang 6

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2016

Trang 7

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền i

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠNi

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

ABSTRACT

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN 3

CHƯƠNG 1 4

CÁC LOẠİ HÌNH THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA 4

1.1 KHÁI NIỆM 4

1.2 CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA 4

1.2.1 Bão và áp thấp nhiệt đới (Bão và ATNĐ) 4

1.2.2 Lũ, lụt 7

1.2.3 Hạn hán, xâm nhập mặn 9

1.2.4 Triều cường, sạt lở bờ bãi sông 10

1.3 ẢNH HƯỞNG THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA 11

1.3.1 Ảnh hưởng về bão, lũ 11

Trang 8

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền ii

1.3.2 Về hạn hán, xâm nhập mặn 12

1.3.3 Triều cường, sạt lở bờ bãi sông 12

1.4 TÌNH HÌNH THİÊN TAİ TRONG VÀ NGOÀİ NƯỚC 12

1.4.1 Thế giới 13

1.4.2 Việt nam 13

1.4.3 Nam trung bộ 15

1.5 KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG KHẮC PHỤC THIÊN TAI 17

1.5.1 Thế giới 17

1.5.2 Việt Nam 19

CHƯƠNG 2 21

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THIÊN TAI TỈNH PHÚ YÊN 21

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 21

2.1.1 Vị trí địa lý 21

2.1.2 Đặc điểm địa hình 21

2.1.3 Đặc trưng khí hậu 22

2.1.4 Đặc điểm thủy văn mùa lũ 31

2.1.5 Đặc điểm thủy triều, độ mặn 33

2.1.6 Đặc điểm sông ngòi 35

2.1.7 Phân vùng và đặc điểm khí hậu các vùng và tiểu vùng 36

KINH TẾ XÃ HỘI 42

Phát triển công nghiệp – xây dựng: 43

Thương mại, dịch vụ: 44

Phát triển nông, lâm, thủy sản: 44

Dân số và Lao động: 45

Cơ sở hạ tầng chính: 45

CƠ CẤU HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ THIÊN TAI 46

Trang 9

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền iii

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

DO NƯỚC GÂY RA 48

2.4.1 Công tác chuẩn bị, chỉ đạo: 48

2.4.2 Công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng chống lụt bão và cứu hộ, cứu nạn 49

2.4.3 Công tác khắc phục 49

CHƯƠNG 3 51

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA 51

3.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 51

3.1.1 Về Bão: 51

3.1.2 Về Lũ 53

3.1.3 Hạn hán 60

3.1.4 Xâm nhập mặn: 61

3.1.5 Triều cường, sạt lở bờ bãi sông 62

3.2 ĐẶC TÍNH RỦI RO DO THIÊN TAI TỈNH PHÚ YÊN 63

3.3 THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 69

CHƯƠNG 4 72

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA 72

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC 72

4.1.1 Ưu điểm 72

4.1.2 Hạn chế 73

4.1.3 Bài học rút ra 74

4.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO NƯỚC GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 75 4.2.1 Giải pháp chung 75

4.2.2 Giải pháp cụ thể cho từng loại hình thiên tai 76

Trang 10

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền iv

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 81

A KẾT LUẬN 81

B KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 11

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH PCLB & TKCN Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm

kiếm cứu nạn

Trang 12

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Đặc trưng cơ bản và nguy cơ ảnh hưởng của bão cho các vùng ven biển

Việt Nam 6

Bảng 1.2 Bảng cấp gió và cấp sóng 7

Bảng 1.3 Số cơn bão áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ 15

Bảng 2.1 Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm 23

Bảng 2.2 Tổng số ngày, tần suất trung bình xuất hiện gió tây khô nóng 24

Bảng 2.3 Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa nóng 27

Bảng 2.4 Phân bố lượng mưa trong các mùa 28

Bảng 2 5 Độ ẩm tương đối trung bình tháng 30

Bảng 2.6 Số ngày không có nắng trung bình tháng 31

Bảng 2.7 Tần số xuất hiện lũ các loại lũ 32

Bảng 2.8 Tần suất xuất hiện lũ lớn nhất trong năm 33

Bảng 2 9 Đặc trưng mặn trung bình (%) một số điểm trong mùa cạn 34

Bảng 2.10 Đặc trưng mặn quan trắc tại Trạm Phú Lâm từ năm 2007- 2012 34

Bảng 3.1 Tần suất bão/ATNĐ đổ bộ vào Tỉnh Phú Yên (1956-2014) 52

Bảng 3.2 Thiệt hại người và vật chất do bão lụt gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 1993-2016 54

Bảng 3.3 Bảng cấp độ tác động 64

Bảng 3.4 Thang đo tần suất xảy ra 64

Bảng 3.5 Phân loại nguy cơ các loại thiên tai 64

Bảng 3.6 Bảng kết quả đánh giá rủi ro dựa vào mức độ nghiêm trọng và tần suất 65

Bảng 3.7 Các khu vực và ngành dễ bị tổn thương của tỉnh Phú Yên 70

Trang 13

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hoạt động vủa Bão trên vệ tinh 5

Hình 1.2 Đồ thị diễn tả quá trình lũ 8

Hình 1.3 Mô hình hình thành và sự phát triển lũ quét 9

Hình 1.4 Danh sách 10 nước hứng chịu nhiều thiên tai, thảm họa trong giai đoạn 2005-2014 14

Hình 2.1 Biểu đồ gió tây khô nóng 24

Hình 2.2 Đường đẳng nhiệt trung bình năm 26

Hình 2.3 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm 29

Hình 2.4 Bản đồ phân vùng khí hậu thủy văn tỉnh Phú Yên (tỷ lệ 1 : 500.000) 37

Hình 2.5 Tỉ lệ đóng góp các ngành theo giá trị sản xuất 43

Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức bộ máy BCH PCLB và TKCN 47

Hình 3.1 Đường đi cơn bão số 11 năm 2009 52

Hình 3.2 Nước sông Ba lên nhanh 53

Hình 3.3 Tổng thiệt hại do bão lụt gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 1993-2016 55

Hình 3.4 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Ba ứng với thời điểm ngập lụt tháng 11/2009 57 Hình 3.5 Kè Bạch Đằng ven sông Ba đã bị nước tràn lên bờ 58

Hình 3.6 Hiện trạng cầu Ô Cọp huyện Tuy An bị sập sau đợt lũ 2016 59

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện tình hình hạn hán trong các năm 60

Hình 3.8 Biểu đồ tỉ lệ các khu vực xâm nhập mặn (ha) 61

Hình 3.9 Khu vực bãi biển Xóm Rớ nằm gần sân bay Tuy Hòa 62

Hình 3.10 Hiện trường sạt lở hơn 100m kè xóm Rớ TP Tuy Hòa 63

Hình 3.11 Các khu vực nhạy cảm khi các loại hình thiên tai diễn ra 68

Hình 4.1 Hình chụp thay đổi lưu lượng dòng chảy sông Cầu 74

Hình 4.2 Rừng đầu nguồn sông Cầu 76

Hình 4.3 Nhà phao 77

Hình 4.5 Tetrapot chắn sóng 79

Trang 14

SVTH: Phạm Thị Thu Huyền viii

Hình 4.6 Dọc bờ kè chắn sóng, triều cường khu vực xóm Rớ, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa 79Hình 4.4 Cỏ vetiver 80

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường, có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội Là một Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, Phú Yên có đường bờ biển dài 189km với hệ thống giao thông thuận tiện, có vị trí quan trọng trong liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và điều kiện để phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế biển

Tỉnh còn có nhiều đèo dốc và địa hình đa dạng gồm các đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, thung lũng xem kẽ nhau thấp dần từ tây sang đông Hệ thống sông ngòi phân

bố tương đối đều trên toàn Tỉnh với 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, phục

vụ tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên

Địa hình chia cắt mạnh tạo ra chế độ khí hậu, thủy văn phức tạp Mùa khô, hạn hán thường có nguy cơ xảy ra, ngược lại mùa mưa, bão, mưa lớn tạo ra lụt lội cũng rất

dữ dội Tình hình hạn hán kéo dài kèm theo các đợt triều cao kéo theo nước biển vào các cửa biển gây nên tình trạng xâm nhập mặn tại các cửa sông Bên cạnh đó, lượng nước các hồ chứa bị thiếu hụt gây ảnh hưởng đến mùa vụ Đông Xuân, lượng nước sinh hoạt thiếu trầm trọng Mưa bão, lũ lụt cũng là mối đe dọa lớn đến tính mạng con người

và mỗi năm đã thiệt hại hàng chục tỷ đồng về tài sản với vùng đất nơi đây, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay

Điển hình, trận lũ tháng 11/2009 có 82 người chết, thiệt hại 3.123 tỷ đồng Trận lũ tháng 11/2016, có 7 người chết, ước tính mức thiệt hại tính đến 16 giờ ngày 08/11/2016 311.500 triệu đồng Vụ Đông Xuân năm 2014, nắng hạn đã làm cho 187 ha lúa mất trắng; 576 ha lúa không thể sản xuất do thiếu nước trong vụ Hè Thu

Trước tình hình nghiêm trọng do thiên tai gây ra, hàng năm chính quyền địa phương đã có kế hoạch, phương án với mục đích không còn bị động mỗi khi có lũ, lụt, hạn hán, triều cường, xâm nhập mặn và sạt lở xảy ra, ta hoàn toàn chủ động trong các tình huống, sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai trên địa bàn Tỉnh

Việc lựa chọn đề tài “Phân tích, đánh giá công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra trên địa bàn Tỉnh Phú Yên” nhằm mục đích phân tích mức

độ thiệt hại, đánh giá công tác phòng chống và khắc phục góp phần làm rõ được tính hiệu quả trong việc chủ động thích ứng trước các loại hình thiên tai diễn ra Từ đó đưa

ra đề xuất các biện pháp khắc phục góp phần định hướng xây dựng kế hoạch, phương

án tổ chức hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại thiên tai do nước gây ra

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

MỤC TİÊU CHUNG

Trang 16

Phân tích, đánh giá công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường nước của Tỉnh Phú Yên

MỤC TİÊU CỤ THỂ

 Phân tích và đánh giá nguy cơ rủi ro hậu quả thiên tai do nước gây ra

 Đánh giá công tác quản lý và phòng chống khắc phục hậu quả Từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai

do nước gây ra

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Thu thập thông tin về tình hình thiên tai do nước gây ra trên địa bàn Tỉnh Phú Yên

 Tìm hiểu công tác phòng chống khắc phục hậu quả và quản lý thiên tai Tỉnh Phú Yên

 Phân tích và đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 Đánh giá kết quả và đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra trên địa bàn tỉnh

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập, thống kê số liệu: Để có được những cơ sở dữ liệu ban

đầu như số liệu điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên, tiến hành thu thập số liệu từ tài liệu Điều kiện khí tượng thủy văn Tỉnh Phú Yên; thu thập thông tin thiệt hại từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn về

kế hoạch phòng chống và khắc phục khi có thiên tai xảy ra để từ đó sinh viên có những nhận định, đánh giá ban đầu về lĩnh vực nghiên cứu

Phương pháp khảo sát thực địa: Thực hiện kế hoạch khảo sát thực địa vào thời

gian mùa khô và mùa mưa, ghi nhận lại những thiệt hại thiên tai trong quá trình khảo sát

Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ số kết hợp bản đồ vệ tinh Google Earth

2016 để xác định khu vực nhạy cảm với thiên tai trong quá trình nghiên cứu

Phương pháp đánh giá rủi ro: Thu thập số liệu thiệt hại của từng thiên tai, dựa

trên số lần xảy ra của thiên tai và mức độ thiệt hại của các tác động gây ra từ đó xây dựng nên mức độ nghiêm trọng của mỗi loại thiên tai, xác định vùng nhạy cảm cần sự quan tâm và có hướng khắc phục

5 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra

Trang 17

5.2 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 Thời gian: năm 2009 đến 2016

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN

6.1 Ý nghĩa thực tiễn

Phục vụ công tác quản lý trên cơ sở đó tăng cường năng lực quản lý hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiệt hại về người và tải sản

6.2 Tính mới của đề tài:

Phân tích và đánh giá công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây

ra, đưa ra các đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý

Trang 18

CHƯƠNG 1 CÁC LOẠİ HÌNH THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA 1.1 KHÁI NIỆM

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác (Luật phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13)

Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là vùng gió xoáy, đường kính có thể lên tới hàng trăm Km, hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển( khí áp) trong tâm xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh Thời tiết đặc trưng là nhiều mây, có mưa đôi khi kèm theo dông, tố, lốc Bão và

áp thấp nhiệt đới hình thành đều xuất phát từ những xoáy thuận nhiệt đới

Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội

Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai

1.2 CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA

1.2.1 Bão và áp thấp nhiệt đới (Bão và ATNĐ)

Khái niệm về Bão và ATNĐ

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể

có gió giật Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão

Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh,

có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc

Gió giật là gió với tốc độ tăng lên tức thời được xác định trong khoảng hai (02) giây

Trang 19

Nguồn: Báo điện tử: Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, 2016

Hình 1.1 Hoạt động của Bão trên vệ tinh

Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh:

Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes

Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons

Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones

Mùa bão ở Việt Nam bắt đầu từ tháng III và kéo dài đến tháng XII, tập trung nhiều nhất vào tháng VII đến tháng X Khu vực tần suất bão cực đại chuyển dịch dần

từ Bắc xuống Nam, từ vĩ tuyến 200N vào đầu mùa đến vĩ tuyến 100N vào cuối mùa theo quy luật bão trên biển Đông, cùng với sự dịch chuyển này, số lượng bão cũng giảm theo

Điều kiện cơ bản để bão hình thành:

- Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (từ 26- 270C)

và tầng kết bão ổn định lớn đủ để nâng lớp không khí gần mặt đất lên cao và đưa không khí tương đối ẩm và nóng hơn khí quyển xung quanh lên cao, ít nhất từ mực khoảng 1km Nhiệt độ lớn cũng bảo đảm bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết cho hệ thống bão

- Thông số Coriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy Bão thường hình thành trong đới giới hạn bởi vĩ độ 5- 20 hai bên xích đạo

- Dòng cơ bản có chênh lệch tốc độ gió mực 1.5 km và 12 km nhỏ (dưới 3 m/s) bảo đảm sự tập trung ban đầu của dòng ẩm vào khu vực bão

- Ngoài những điều kiện trên thì mặt đất phải có nhiễu động ban đầu, thường đó

là các áp thấp trên dải hội tụ nhiệt đới và ở phần trên tầng đối lưu là khu áp cao có các dòng khí phân kỳ Hình thế synop thường thấy khi bão hình thành trên Biển Đông là áp thấp trên dải hội tụ nhiệt đới ở mực thấp và có tâm nằm ở rìa sống trên cao của áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương

Trang 20

Phân chia các vùng hoạt động của bão ở Việt Nam

Theo Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/08/2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường về Phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam, 05 vùng biển khác nhau ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão dựa trên các tiêu chí sau: Mùa bão, các tháng nhiều nhất trong năm; Tần số bão trong năm; Tình hình mưa do bão Các phân vùng phân chia bao gồm:

 Vùng I: Quảng Ninh- Thanh Hóa

 Vùng II: Nghệ An -Thừa Thiên Huế

 Vùng III: Đà Nẵng - Bình Định

 Vùng IV: Phú Yên - Khánh Hòa

 Vùng V: Ninh Thuận - Cà Mau

Bảng 1.1 Đặc trưng cơ bản và nguy cơ ảnh hưởng của bão cho các vùng ven biển

Việt Nam

Vùng ven biển

Ba tháng nhiều bão nhất

Số cơn bão trung bình năm (cơn)

Lượng mưa 1 ngày lớn nhất đã xảy ra (mm)

Cấp bão

đã ghi nhận

Nguy

cơ bão

Nguy cơ gió bão mạnh nhất (m/s)

cấp 15, cấp 16 60 - 70 Vùng IV:

Phú Yên - Khánh Hòa XI, XII

ít hơn

cấp 14, cấp 15 60 - 65 Vùng V:

Ninh Thuận - Cà Mau

XI, XII, tháng I năm sau

ít nhất trong các vùng

cấp 13 60 - 6

Nguồn: BTNMT,2014

Trang 21

Bảng 1.2 Bảng cấp gió và cấp sóng

Cấp

Độ cao sóng trung

-Gió nhẹKhông gây nguy hại

4

5

5,5 – 7,98,0 – 10,7

20 – 28

29 - 38

1,02,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm6

- Cây cối rung chuyển Khó đi ngược gió

- Biển động Nguy hiểm đối với tàu, thuyền

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa Không thể đi ngược gió

- Biển động rất mạnh Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện Gây thiệt hại rất nặng

- Biển động dữ dội Làm đắm tàu biển12

Trang 22

Khi nước sông lên cao (do mưa lớn hoặc/và triều cao), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên diện rộng trong một khoảng thời gian nào

đó là ngập lụt

Một số tên gọi và định nghĩa:

- Mực nước: là cao độ mực nước so với cao trình chuẩn (thường so sách với mực

nước biển trung bình –Mean Sea Level)

- Lưu lượng: là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang lòng dẫn trong một đơn

vị thời gian

- Đỉnh lũ: là giá trị mực nước lớn nhất hoặc lưu lượng lớn nhất trong một trận lũ

- Chân lũ lên: là thời điểm từ mực nước bắt đầu dâng cao so với mực bình thường

- Chân lũ xuống: là thời điểm từ mực nước xuống so với mực bình thường

- Thời gian lũ lên: là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến đỉnh lũ

- Thời gian lũ xuống: là khoảng thời gian từ đỉnh lũ đến thời điểm chân lũ xuống

- Thời gian lũ: là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến lúc chân lũ xuống

- Biên độ lũ: là chênh lệch mực nước đỉnh lũ và mực nước chân lũ lên

- Cường suất lũ: là tốc độ nước lên hoặc xuống

- Tổng lượng lũ: là lượng nước lũ do mưa gây ra trong một trận lũ

- Modun đỉnh lũ: là lưu lượng đỉnh lũ trên một đơn vị diện tích lưu vực sông

Nguồn: Báo điện tử: Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, 2016

Hình 1.2 Đồ thị diễn tả quá trình lũ

Lũ được phân biệt thành các loại:

- Lũ nhỏ: là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

- Lũ vừa: là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

- Lũ lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

- Lũ đặc biệt lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc

Trang 23

- Lũ lịch sử: là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được

Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên các lưu vực sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn

- Mưa lớn với cường độ cao

- Lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá hủy bừa bãi

Nguồn: Báo điện tử: Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, 2016

Hình 1.3 Mô hình hình thành và sự phát triển lũ quét

1.2.3 Hạn hán, xâm nhập mặn

❖ Khái niệm về hạn hán

Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh Hạn hán thường xảy ra vào mùa khô nhưng ngay cả mùa mưa cũng có thể

có những đợt hạn xảy ra

Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra làm 4 loại:

- Hạn khí tượng (còn gọi là hạn khí quyển)

- Hạn thuỷ văn (hạn nước)

(hoạt động địa chất, kiến tạo, khí tượng)

Tác động của nhân sinh (khai thác lưu vực, xây dựng công trình)

Mặt đệm (Vỏ phong hóa-thổ nhưỡng, địa hình,

mạng sông suối, thảm thực vật)

Nguồn nước (Tuyết tan, hồ chứa nước tự nhiên và

nhân tạo, mưa rào)

Lũ quét

Trang 24

nghịch biến với độ ẩm nên hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô ráo

Hạn nông nghiệp

Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng Là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc không thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên Ngoài lượng mưa ra, hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, )

và điều kiện xã hội (tưới, chế độ canh tác, )

Hạn thuỷ văn

Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp Hạn thuỷ văn được đặc trưng bằng sự suy giảm dòng chảy sông và thiếu hụt các nguồn nước mặt và nước ngầm Các chỉ tiêu hạn thuỷ văn tiêu biểu bao gồm: Cán cân nước, hệ số khô, hệ số cạn, hệ số hạn

1.2.4 Triều cường, sạt lở bờ bãi sông

❖ Triều cường

Là hiện tượng nước biển, nước sông lên xuống trong ngày Sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như mặt trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất, trong khi trái đất quay đã tạo nên hiện tượng nước

lên (triều cường) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định

trong một ngày Hiện tượng triều cường nói chung là mực nước biển dâng cao dị thường trong đó có vai trò của thuỷ triều Thuỷ triều vẫn có quy luật chung đều đều nhưng do kết hợp với các hiệu ứng khác nữa mới tạo nên mực nước biển dâng dị thường vào thời điểm này

Hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng đặc biệt vào tháng 10, tháng

11, tháng 12, tháng 1 hàng năm và xảy ra một cách đáng kể ở các bờ biển miền Trung

và miền Đông Nam Bộ

Mực nước cấp báo động lũ, triều cường:

Cấp báo động Mực nước (m)

Trang 25

Báo động cấp I 1,30

Có nhiều nguyên nhân gây thủy triều:

 Do lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trăng

 Tác động của luồng khí quyển phía trên, từ trung tâm khí áp thấp, trung tâm khí

áp cao Trung tâm khí áp thấp, nước sẽ dâng lên Còn trung tâm khí áp cao, ở đó, nước

sẽ rút xuống Quan trọng hơn giữa trung tâm thấp và trung tâm cao có sự vận chuyển không khí đó là gió Gió trên mặt biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự dâng của mực nước

 Những hiện tượng mang tính ngẫu nhiên, ví dụ như bão Nếu bão vào kéo theo nước sẽ dâng lên Một trường hợp khác nữa đó là động đất ngoài biển gây sóng thần, làm cho nước thuỷ triều tăng lên

 Nước biển dâng do biến đổi khí hậu

❖ Sạt lở bờ, bãi sông:

Sạt lở thường do các nguyên nhân: ngoại sinh (do nước), nội sinh (do biến động địa chất) và dân sinh (do khai thác khoáng sản bừa bãi hoặc thi công các công trình)

Sạt lở bờ sông là hiện tượng phổ biến xảy ra hàng năm ở nước ta tại các sông, suối trong

cả nước, làm mất đi số lượng đáng kể diện tích đất ở, đất canh tác; phá huỷ nhiều làng mạc ven sông

Sạt lở bờ biển do sóng, thuỷ triều, nước biển dâng và dòng hải lưu gây ra Sạt lở bờ biển

dẫn đến hậu quả biển xâm thực vào đất liền,mất nhà ở, phá huỷ môi trường

Sóng biển là tác nhân quan trọng trong quá trình xâm thực của biển và đại dương,

là một trong những yếu tố hình thành các địa hình của biển Tốc độ phá hủy của sóng phụ thuộc vào: cường độ của sóng, độ dốc của bờ biển và cửa đáy biển, các đặc điểm

về thế nằm, độ cứng, kiến trúc và cấu tạo của đất đá ở bờ biển Sóng biển phá hủy bờ biển là nhờ cường độ của sóng khi xô vào bờ

1.3 ẢNH HƯỞNG THIÊN TAI DO NƯỚC GÂY RA

1.3.1 Ảnh hưởng về bão, lũ

Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, khi xuất hiện kèm theo gió rất mạnh, làm đắm tàu thuyền, nhà cửa, các công trình xây dựng bị sập, cây cối ngã đổ Bão, ATNĐ xảy ra trên diện rộng gây mưa to Với cơn bão lớn và chuyển động chậm thì lượng mưa sẽ lớn hơn nhiều Mưa do Bão, ATNĐ gây ra lũ lụt nghiêm trọng; lũ trên các sông thường vượt cấp báo động III

Nước dâng do bão là lượng nước bị đẩy vào bờ do hoàn lưu gió mạnh của bão Khi lượng nước này kết hợp với thủy triều tạo nên triều do bão và có thể nâng mực

Trang 26

nước lên đến hơn 5m Mực nước dâng cao như vậy gây lụt lớn cho các khu vực ven biển, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ triều cao của khu vực Ngoài những hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên, Bão còn kèm theo gió giật mạnh, tố, lốc, vòi rồng… cũng gây

ra thiệt hại đáng kể

Mưa là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hình thành đỉnh lũ trên lưu vực Nếu lượng mưa trong một trận mưa càng lớn, thời gian mưa càng ngắn, thì lượng dòng chảy lũ càng lớn và càng ác liệt

Lũ quét xảy ra chủ yếu ở ven các sông suối nhất là ở các sông suối nhỏ, mang theo đất, đá làm thiệt hại hoa màu, ruộng đất bị sa bồi, thủy phá, phá hại công trình nhất

là giao thông, thủy lợi

Thực tế cho thấy, mức độ tàn phá của thiên tai đặc biệt như bão, lũ là rất lớn, không những gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, hủy hoại thảm thực vật rừng, cây trồng

1.3.2 Về hạn hán, xâm nhập mặn

Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được

Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực, tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp, tăng giá thành và giá cả các lương thực, giảm giá trị của tổng sản phẩm chăn nuôi, các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành Lượng nước các hồ chứa bị thiếu hụt gây ảnh hưởng đến mùa vụ Đông Xuân Lượng nước sinh hoạt thiếu trầm trọng

Tình trạng mùa khô kéo dài, kèm theo những đợt triều cao kéo theo nước biển vào các cửa biển gây nên tình trạng xâm nhập mặn tại các cửa sông Ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân, chất lượng nguồn nước sạch

1.3.3 Triều cường, sạt lở bờ bãi sông

Triều cường xảy ra với những đợt sóng cao liên tục đập vào bờ và kéo dài Mang theo cát lấp đầy vào bãi, vùi lấp tài sản, người và nhà cửa của người dân

Sự cố xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông xảy ra khá nhiều ở khu vực ven biển Lũ quét

và lụt lớn hàng năm đã làm nhiều diện tích đất ở các bờ sông, biển ở vùng ven biển bị sạt lở nghiêm trọng Lũ kéo đi một khối lượng đất khổng lồ, các công trình phúc lợi xã hội, nhà cửa cùng tài sản của nhân dân,… Nhiều diện tích đất sản xuất, sinh hoạt của người dân nơi đây đang ngày càng bị thu hẹp bởi biển ngày càng ăn sâu vào đất liền

1.4 TÌNH HÌNH THİÊN TAİ TRONG VÀ NGOÀİ NƯỚC

Trang 27

1.4.1 THẾ GIỚI

Theo báo cáo Thảm họa thế giới năm 2014 của Hiệp hội chữ thập đỏ, năm 2013,

có tới 100 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, trong đó có 87% người dân sống ở châu Á

Trong thập kỷ qua, có tới hơn 10 thảm họa lớn tại khu vực Châu Á mà có thể kể tới thảm họa động đất và sóng thần tại Ấn Độ Dương hồi năm 2004 cướp đi sinh mạng của hơn 230.000 người ở 14 quốc gia, cơn bão Nargis hoành hành ở Myanmar năm

2008 làm hơn 100.000 người thiệt mạng, trận lụt kinh hoàng ở Thái Lan hồi năm 2011 làm 800 người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế hơn 45 tỷ USD hay cơn bão Haiyan xảy ra hồi tháng 11/2013 tại Philippines cướp đi sinh mạng của 6.000 người

Cơ quan Giảm nhẹ Thảm họa Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) đánh giá tại

Mỹ, 1 USD đầu tư cho chương trình giảm nhẹ thảm họa thiên tai có thể làm giảm bớt 7 USD thiệt hai do thiên tai gây ra, và tỷ lệ tiết kiệm này ở Châu Âu còn cao hơn, tới 10-

40 USD

Năm 2015, trong tổng số 344 thảm họa thiên nhiên trên thế giới, đã có 160 thảm họa xảy ra ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Thảm họa đã khiến 16.046 người chết

và tăng gấp đối so với năm 2014

Năm 2015, đã có 59,3 triệu người ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi thảm họa Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn nữa đối với các thảm họa diễn biến từ từ như hạn hán, sóng thần, cháy rừng và sương mù

Năm 2015, con số thiệt hại (chưa bao gồm thiệt hại do thảm họa diễn biến từ từ)

ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là hơn 45,1 tỷ USD

Cũng trong năm 2015, lũ lụt là loại hình thảm họa xảy ra thường xuyên nhất tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Lũ lụt và bão gây ra thiệt hại lớn nhất về kinh tế

(UNESCAP, 2015)

1.4.2 VIỆT NAM

Liên hiệp quốc đánh giá Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi tác động của thiên tai Từ những năm 1970, thiên tai đã khiến hơn 500 người chết mỗi năm tại Việt Nam, thiệt hại về kinh tế hơn 1,5% tổng sản phẩm quốc nội GDP Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia và Việt Nam là 3 nước Đông Nam Á nằm trong số 10 nước phải hứng chịu nhiều thảm họa nhất giai đoạn 2005-2014

Trang 28

Quỹ Châu Á cho biết trong 20 năm qua Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới Theo đánh giá của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường), trong 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm chết khoảng 500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP cả nước Theo phương pháp chuyển đổi giá trị trung bình trong vòng 10 năm, từ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm ở Việt Nam có đến khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như

lũ lụt, mưa đá, bão, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở Trong các thiên tai này, lũ lụt xảy ra nhiều nhất, chiếm tổng số 49% số đợt thiên tai xảy ra trung bình trong một năm ở Việt Nam Trong khi đó các cơn bão chỉ chiến khoảng 13%

Về tổng thiệt hại kinh tế được đo bằng tiền, trung bình hàng năm trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2014, nền kinh tế Việt Nam gánh chịu khoảng 5,2 tỷ USD Trong số tổng thiệt hại này, thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra chiếm tỷ phần lớn nhất với 58% Xếp sau đó, thiệt hại kinh tế do các trận bão hàng năm gây ra khoảng 29%, xếp vị trí thứ hai

Trung bình hàng năm Việt Nam phải gánh chịu 496.526 ngôi nhà bị phá hủy, 174.653 ngôi nhà bị hư hỏng và khoảng 2.715 thiệt hại về tính mạng con người do tất

cả các thảm họa tự nhiên gây ra Tổng số người bị thiệt hại dù nặng hay nhẹ do các thảm họa tự nhiên gây ra tính trung bình khoảng 3 triệu người mỗi năm

Trang 29

Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008

Tổng cục Thống kê cho biết: Năm 2008, thiên tai làm 550 người chết và mất tích, 440 người bị thương; gần 350 nghìn hecta mạ, lúa và hoa màu bị mất trắng; hơn 1 triệu gia súc và gia cầm bị chết; 68 nghìn hecta diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; gần 5 nghìn ngôi nhà bị sập và cuốn trôi Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra năm

2008 lên tới gần 12.000 tỉ đồng Năm 2008, thiên tai xảy ra liên tiếp và nghiêm trọng hơn nhiều so với năm trước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư của hầu hết địa phương Năm 2008, cả nước có trên 957 nghìn lượt hộ thiếu đói và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 32,3% về số lượt hộ và 32,7% số lượt nhân khẩu thiếu đói so với năm 2007 Tình trạng thiếu đói tập trung nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên

Trang 30

Nguồn: Sở KHCN, 2015

Vùng Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất cả nước, hàng năm số cơn bão đổ bộ vào miền Trung chiếm 43,6% tổng số cơn bão trong cả nước Thống kê cho thấy, trong thập kỷ 1990, khu vực miền Trung đã phải chống chịu hơn 15 cơn bão, trong đó một số cơn bão có sức gió giật mạnh trên cấp 12 gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản Năm 2013, bão lũ đã làm 9.035 nhà bị sập trôi, trong đó nhiều nhất là tỉnh Quảng Nam với gần 4.800 nhà Bão số 11 (đổ bộ vào các tỉnh thành miền Trung gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi) đã làm 20 người chết, trong đó Quảng Bình có 12 người, Thừa Thiên Huế 2 người, Quảng Nam 6 người, và 296 người bị thương Mặt khác, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, một số hồ thủy điện xả lũ, các tỉnh miền Trung lại tiếp tục bị nhấn chìm Tổng thiệt hại theo thống kê đã vượt con số 2.500 tỉ đồng

Hạn hán ngày càng khắc nghiệt: Theo Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ các đợt hạn hán ngày càng xuất hiện nhiều hơn Lượng mưa hàng năm trong khu vực đạt thấp nên dòng chảy sụt giảm mạnh dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của người dân ven biển

Năm 2013 khu vực Nam Trung Bộ đã có đến 17.277 ha cây trồng bị thiếu nước

và xâm nhập mặn, trong đó có 15.627 ha lúa, 300 ha cà phê, và 1.350 ha cây trồng khác,

đã có 50 ha lúa bị mất trắng Ở tỉnh Bình Định, theo đánh giá của cơ quan chức năng, suốt từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2014, lượng mưa rất thấp làm cho hàng nghìn ha cây trồng bị thiệt hại nặng Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp gây rất nhiều khó khăn cho công tác dự báo và chỉ đạo sản xuất của ngành nông nghiệp

Nước biển dâng: Tình hình bờ biển bị xâm thực xảy ra nhiều hơn, thường xuyên

đe dọa các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dọc bờ biển Những tác động của biến đổi khí hậu kéo theo những biến động sâu sắc về môi trường tự nhiên không những có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung mà còn tác động tiêu cực đối với

cả nước

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, có hơn 30km trong tổng số 127km bờ biển bị sạt lở (tập trung ở các khu vực: Phong Hải, huyện Phong Điền; Quảng Công, Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền; Hải Dương, huyện Hương Trà; thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, huyện Phú Vang; Vinh Hải và Vinh Hiền, huyện Phú Lộc) Đặc biệt, xói lở hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền gây nguy cơ mất ổn định tự nhiên khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.000 hộ dân cũng như

cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội khu vực ven biển của tỉnh

Ở thành phố Đà Nẵng, trận bão cuối năm 2007 và năm 2008, tại phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu), nước biển ăn sâu vào đất liền, cuốn trôi nhà cửa và ao tôm của 16 hộ chuyên nuôi tôm giống Sóng biển xâm thực đã đánh sập và hư hỏng

Trang 31

hàng chục căn nhà; làm sạt lở đoạn đê dài gần 2km chạy dọc sông Cu Đê (đoạn cầu Nam Ô, phường Hòa Hiệp Bắc), đe dọa đến sự an toàn của cầu Nam Ô; sóng biển cũng

đã ăn sâu 100m vào khu vực dân cư phía Bắc ghềnh Nam Ô

Ở tỉnh Quảng Nam, Thành phố Hội An có bờ biển kéo dài khoảng 7km, nhưng

từ năm 2009 đến nay, tình trạng mất đất do nước biển xâm thực đã xảy ra liên tục, đặc biệt ở khu vực biển Cửa Đại, nơi tập trung các khu nghỉ dưỡng cao cấp, như Golden Sand, SunRise, Vinpearl, tuyến đường ven biển Âu Cơ và nhiều bãi tắm công cộng đã

bị sóng biển cuốn đi Phường Cửa Đại có 3km bờ biển thì đã có hơn 1km bị lở sâu vào đất liền làm cho khu nghỉ dưỡng Đồng Dương được xây dựng kiên cố với nhiều căn hộ đẹp nhưng phải bỏ hoang do bị sóng đánh vỡ hệ thống kè bê-tông

Ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) trong 40 năm qua, do biển xâm thực “ăn” đất trên đảo, nên diện tích đảo ngày càng bị thu hẹp dần và đã mất 1km2 Cứ đến mùa mưa bão, người dân địa phương luôn rơi vào trạng thái lo lắng bởi nhà cửa, đất đai và nhiều tài sản khác có nguy cơ bị sóng cuốn ra biển

Huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) là địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động bất lợi của BĐKH như nước biển dâng, hạn hán, bão, xâm nhập mặn

Sự thay đổi của khí hậu và mực nước biển dâng cao đã làm tình trạng xói lở diễn ra với mức độ ngày càng lớn

Ở Phú Yên, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường và hoàn lưu sau bão

số 5 (ngày 13 tháng 12 năm 2014), mưa to gây ngập lụt cục bộ, sóng biển đánh vỡ và cuốn ra biển 100m đê bao, kè rọ đá và khoét sâu tạo hàm ếch chỉ cách tường nhà dân khoảng 3m Ở thành phố Tuy Hòa, sóng biển phá hủy hoàn toàn đường Đinh Tiên Hoàng chạy dọc theo biển tạo nhiều hố sâu hơn một mét, giao thông tê liệt, cô lập hàng chục hộ dân Sóng biển đánh úp cảng cá phường 6, cuốn hàng chục mét khối cát phủ bờ dày gần 30cm, cửa biển Đà Diễn cũng bị cát bồi lấp, độ sâu chỉ còn hơn một mét, tàu thuyền không thể ra vào

1.5 KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG KHẮC PHỤC THIÊN TAI

1.5.1 Thế giới

Nhật Bản

Là quốc gia chịu ảnh hưởng của thiên tai nhiều nhất là động đất và mưa bão Các trận mưa lớn kéo dài, các dòng sông dễ gây ngập lụt Công trình đê điều tiết nước lũ dưới lòng đất có khả năng dự trữ lên đến 540.000m3 nước lũ từ sông Kanda, sông Myoshoji và sông Zenpukuji trong mùa mưa lũ Trong mùa mưa lũ, hệ thống mở cửa tiếp nhận nước từ 3 con sông khi mực nước đạt mức báo động Sau khi nước rút và mực nước trở lại bình thường, hệ thống bơm nước sẽ tự động đưa nước từ đây trở lại sông

(Nguồn: Khánh Phương, Báo điện tử: Xây dựng, Kinh nghiệm phòng chống lụt của một

số quốc gia ở Châu Á, 2016)

Trang 32

Bài học rút ra: Nhật bản rất chú trọng trong công tác bảo trì Toàn bộ công tác bảo trì phải đảm bảo hiệu quả làm việc cho hệ thống vào mùa mưa Ngoài ra, Ban quản

lý công trình nâng cao ý thức cho toàn thể cộng đồng hiểu về bảo vệ môi trường, bằng cách thường xuyên tổ chức cho các em học sinh xuống đường hầm vẽ tranh, học hỏi

Singapore

Từ năm 1973, Chính phủ đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh và cống thoát nước Hiện nay, đất nước Singapore có những con kênh dọc theo các trục đường vào trung tâm thành phố, làm dịu không khí khi thời tiết trở nên nóng nực Ngược lại, khi trời mưa, dòng kênh này biến thành những dòng sông nhỏ chảy vào hệ thống ngầm tới 15

hồ chứa trên toàn đảo quốc Là thành phố của những dòng kênh với hơn 40 con kênh

và rãnh thoát nước, kết hợp cùng mạng lưới cống rãnh, chiều dài lên tới 7.000km đã

khắc phục tình trạng ngập lụt do triều cường (Nguồn: Khánh Phương, Báo điện tử: Xây

dựng, Kinh nghiệm phòng chống lụt của một số quốc gia ở Châu Á, 2016)

Thái lan

Một quốc gia cũng bị ảnh hưởng của những cơn lũ Việc thực hiện dự án quản lý

và kiểm soát mưa lũ, nhằm ngăn chặn những thiệt do mưa lũ gây ra Bao gồm: trồng cây gây rừng nhằm cản lũ; xây dựng các con đập dọc các nhánh thượng lưu sông Chao Praya; xây dựng các bể chứa nước ở các lưu vực sông; xây dựng dựng kênh tháo lũ; củng cố hệ thống tưới tiêu; phát triển các dự án làm sạch các kênh rạch; xây dựng một

hệ thống dữ liệu quản lý nước (Nguồn: Khánh Phương, Báo điện tử: Xây dựng, Kinh

nghiệm phòng chống lụt của một số quốc gia ở Châu Á, 2016)

Philippines

Những trận sóng thần, lũ lụt cướp đi sinh mạng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này Chính phủ xây dựng và củng cố hệ thống đê, nạo vét sông, củng cố hệ thống đường thủy, bố trí máy bơm ở các vị trí xung yếu quanh thủ

đô Manila cũng như các khu vực trọng yếu khác

Bắt đầu bằng việc cải thiện hệ thống thoát nước ở Manila và khu vực ngoại thành Nạo vét gần 200 con lạch và cửa sông ở khu vực Manila; thiết kế hệ thống thoát nước

có thể cung cấp cảnh báo trước 6 giờ cho cộng đồng địa phương về nguy cơ ngập lụt và lắp đặt hơn 61.000 máy đo lượng mưa tự động và khoảng 500 trạm quan trắc ở 1.800

lưu vực sông lớn khắp cả nước, tập trung vào các hòn đảo chính ở Luzon (Nguồn: Khánh

Phương, Báo điện tử: Xây dựng, Kinh nghiệm phòng chống lụt của một số quốc gia ở Châu Á, 2016)

Hà Lan

Trang 33

Kiểm soát lũ lụt, hệ thống đê điều và cửa biển của Hà Lan từ lâu được coi là tốt nhất trên thế giới, điển hình là đập ngăn nước Delta Works Delta Works bao gồm đập, cửa cống, đê, kè ngăn bão được xây dựng nhằm rút ngắn đường bờ biển Hà Lan Công trình có tổng chiều dài 16.496 km, bảo vệ các khu vực trực thuộc và bao quanh đồng bằng châu thổ sông Rhine - Meuse - Scheldt ở phía Tây Nam Hà Lan trước những trận

lụt từ Biển Bắc (Nguồn: Khánh Phương, Báo điện tử: Xây dựng, Kinh nghiệm phòng

chống lụt của một số quốc gia ở Châu Á, 2016)

với tổng chiều dài 60 km tại 6 khu vực bờ sông, đê bao thường hay sạt lở (Nguồn: Thu

Trang, Báo điện tử: Khoa học, An Giang trồng cỏ vetiver bảo vệ kè, bờ sông, đê bao, 2006)

Ở Thanh Hóa, rừng ngập mặn được xem là “Bức tường xanh” có khả năng chống bão, chống xói lở làm bờ đê vững chắc bảo vệ vùng đất ven biển mỗi khi bão, triều

cường tấn công (Nguồn: Thiên nhiên Việt Nam, Báo điện tử: Khoa học, Rừng ngập mặn

– bức tường xanh trước biển, 2005)

Trước mùa mưa lũ, người dân cần chặt bớt cành cây gần nhà để phòng gió mạnh bẻ gãy, văng vào nhà Gia cố nhà cửa trước khi bão đến: Dùng bao cát đè lên nhà có lợp ngói Phibrô ximăng, nhà lợp bằng ngói thì dùng xi măng liên kết lại Đào hầm tránh bão; “Sống chung với lũ” phải nhắc đến với thiết kế các căn gác lửng gần mái (tra), khi mưa to, nước dâng thì cả gia đình cùng nguồn dự trữ lại lên tra ngồi tránh lũ Tổ chức

di dời dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, đảm bảm an toàn về tính mạng của người dân

Trang 34

Với kinh nghiệm chống xâm nhập mặn của nông dân tỉnh Cà Mau, họ dùng nông cụ đào mương nhỏ trên ruộng, tổ chức xả nước ra sông khi thủy triều xuống và chủ động đắp đê ngăn mặn trước khi nước mặn tràn vào ruộng Mặt khác, tiến hành kiểm tra, đóng kín các cống đập khi nước lớn, vận động gia cố đê bao lửng theo các tuyến kênh rạch, các sông

Trang 35

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THIÊN

TAI TỈNH PHÚ YÊN ĐİỀU KİỆN TỰ NHİÊN

2.1.1 Vị trí địa lý

Phú Yên là một tỉnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong phạm vi tọa độ địa lí:

108o40'40"-109o27'47" kinh độ đông, 12o42'30"-13o41'28" vĩ độ bắc; phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía đông là Biển Đông với bờ biển dài khoảng 190 km Với diện tích tự nhiên 5045,3

km2, tỉnh Phú Yên gồm thành phố Tuy Hòa và 8 huyện: Sông Cầu, Đồng Xuân, Tuy

An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa, Đông Hòa và Tây Hòa

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình Phú Yên đa dạng và phân cắt mạnh, thấp dần từ Tây sang Đông Phía Bắc tỉnh Phú Yên là dãy núi Cù Mông, phía Nam là dãy núi Đèo Cả, phía Tây là rìa phía Đông của dãy Trường Sơn, phía Đông là Biển Đông; địa hình có núi đồi và đồng bằng xen kẽ; có đường bộ và đường sắt chạy từ Bắc đến Nam, có sân bay Đông Tác, cảng biển Vũng Rô, có đường quốc lộ 25, đường quốc lộ 29, tỉnh lộ 641 và sông Ba nối liền với vùng Tây Nguyên rộng lớn

Địa hình núi cao tạo thành vòng cung Đèo Cả, sườn Cao Nguyên Gia Lai – Đắk Lắk và đèo Cù Mông Độ cao trung bình giữa các núi là 1.500m – 1.600m Địa hình trung du phân bố chủ yếu dọc quốc lộ 1 và rải rác dọc bờ biển với độ cao trung bình 150m - 300m, địa hình trung du thường bị phân cách mạnh, nhưng đôi chỗ còn sót các

bề mặt cao nguyên Vân Hòa Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Phú Yên một vị thế

địa lý văn hóa, chính trị khá riêng biệt

* Núi

Ngoại trừ một vài đỉnh núi cao vượt quá 1000 m nằm ở phía Tây huyện Đồng Xuân, Tây Nam huyện Tây Hòa, phía Nam huyện Sông Hinh, tổng thể núi Phú Yên nhìn chung không cao lắm, độ dao động ở mức từ 300 m đến 600 m và được phân bố đều khắp trong tỉnh

* Cao nguyên: Cao nguyên Vân Hòa nằm ở độ cao 400 m gồm các xã Sơn Xuân,

Sơn Long và Sơn Định, đây là vùng đất đỏ bazan, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn và dài ngày; Cao nguyên Trà Kê thuộc xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, cách thị trấn Củng Sơn khoảng 25 km, vùng này là nơi sinh sống chủ yếu của các tộc người thiểu số; Cao nguyên An Xuân thuộc xã An Xuân, nằm ở phía tây huyện

Tuy An, cách thị trấn Chí Thạnh trên 40 km, tiếp giáp với cao nguyên Vân Hòa (Sở

KHCN, 2015)

Trang 36

* Đồng bằng:

Đồng bằng Tuy Hòa (bao gồm huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa) có diện tích khoảng 500 km2; Đồng bằng Tuy An (bao gồm Đồng Xuân) có diện tích khoảng 300 km2, do phù sa của sông Kỳ Lộ bồi đắp; Đồng bằng Sông Cầu có diện tích khoảng 16 km2, chủ yếu nằm ở các xã phía bắc thị xã Sông Cầu

Địa hình đồng bằng ven biển phân bố ở vùng cửa sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ và sông Cái Đây là các dải đồng bằng hẹp tổng diện tích khoảng 6.000ha

có nguồn gốc sông – biển hỗn hợp; Tiếp giáp với đồng bằng là những gò đồi, những cồn cát, đụn cát ở ven biển, giữa hai vùng này có những đầm phá, những vùng đất trũng

Bờ biển dài khúc khuỷu, có nhiều dải núi chạy sát ra biển, tạo thành các eo vịnh, đầm phá Dọc bờ biển có các cửa sông, lạch như các cửa: Tân Quy (đầm Ô Loan), Đà Diễn (cửa sông Đà Rằng), Đà Nông (cửa sông Bàn Thạch) và cửa vịnh Vũng Rô Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là vùng nước rộng, sâu và kín gió, thích hợp cho các loại tàu,

thuyền lớn hơn 1000 tấn neo đậu, trú ẩn khi có gió bão (Sở KHCN, 2015)

* Biển và bờ biển

Phú Yên có bờ biển dài 189 km, chạy từ Cù Mông đến vũng Rô Đây là bờ biển đẹp và có cấu trúc khá đặc biệt so với bờ biển các tỉnh ven biển miền Trung Bờ biển Thị xã Sông Cầu và Tuy Hòa, do có nhiều chỗ núi ăn thông ra biển nên đã tạo thành nhiều đầm, vịnh, vũng, mũi, đảo và bán đảo Trong đó, vịnh Xuân Đài và vũng Rô là những nơi neo đậu tàu thuyền, tránh gió bão Ngoài khơi Phú Yên có dòng hải lưu nóng

từ miền xích đạo chạy qua theo hướng Tây nam- Đông bắc và dòng hải lưu lạnh hướng Bắc nam chảy dọc bờ biển

* Vùng ven biển:

Gồm 04 huyện, thành phố chạy dọc bờ biển với chiều dài 190 km từ huyện Đông Hòa, Tp Tuy Hòa, huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu; Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ kinh tế biển

2.1.3 Đặc trưng khí hậu

Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII Những yếu tố đặc trưng cơ bản là:

Chế độ gió

Chế độ gió Phú Yên liên quan mật thiết với điều kiện hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới, chịu tác động thường xuyên của áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương, ở tầng thấp luồng không khí có hướng chủ yếu Đông Bắc di chuyển khá ổn định, tầng cao không khí di chuyển chủ yếu hướng Tây Nam Sự hoạt động này mạnh yếu tùy theo

Trang 37

mùa và mức độ phát triển của những khối không khí Chế độ gió ở Phú Yên có hai mùa trong năm và ảnh hưởng nhiều đến địa hình của các dãy núi nên chế độ gió trong cùng một mùa hoặc từng thời đoạn ở các vùng có thể khác nhau

Tốc độ gió mạnh nhất ở Phú Yên đo được đạt 40 m/s (cấp 13) Gió mạnh thường xảy ra trong cơn dông, ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc hoặc Tây Nam cường độ mạnh

Ở vùng trũng, vùng đồng bằng ven biển, hướng có tốc độ trung bình lớn nhất thường là hướng thịnh hành và chỉ thể hiện rõ nét vào thời kỳ gió mùa mùa hạ, nhưng vùng núi không thể hiện rõ đặc điểm này

Bảng 2.1 Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm

Gió tây khô nóng

Nguồn gốc chủ yếu gió tây khô nóng ở Phú Yên là trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, luồng không khí với thuộc tính nóng, ẩm từ vịnh Bengan thổi qua lục địa rộng lớn đến Việt Nam bị dãy Trường Sơn ngăn cản Khi vượt qua dãy núi, khối không khí

để lại phần lớn lượng hơi ẩm dưới dạng mưa ở sườn tây, rồi tiếp tục trượt xuống sườn núi phía đông dồn về vùng thung lũng và đồng bằng ven biển Lúc này, khối không khí trở nên khô nóng hơn tính chất vốn có ban đầu, người ta thường gọi là gió tây khô nóng

Phú Yên có hai vùng thung lũng lớn và đồng bằng dọc theo sông Ba và sông Kỳ

Lộ Ở phía Bắc, Nam và phía Tây các thung lũng đều có núi hoặc địa hình nâng cao tạo thành một vòng cung bao bọc quanh thung lũng Đặc biệt thung lũng sông Ba kéo dài đến tận Tây Nguyên, vùng này núi đồi khá thấp rất thuận lợi cho gió mùa Tây Nam tràn

về, là nhân tố quan trọng hàng đầu làm tăng số ngày khô nóng ở Phú Yên

Trang 38

Bảng 2.2 Tổng số ngày, tần suất trung bình xuất hiện gió tây khô nóng

Trạm

Số ngày Tần suất (%) Số ngày Tần suất (%)

Nguồn: (Sở KHCN, 2015)

Hình 2.1 Biểu đồ gió tây khô nóng

Số ngày xuất hiện gió tây khô nóng tại Tuy Hòa

0 50 100 150 200 250 300 350 1

8 9

9 10 11 12

Trang 39

Gió tây khô nóng không xảy ra liên tục mà gián đoạn thành nhiều đợt Từ tháng

V đến tháng VIII, mỗi tháng trung bình có 2 đợt gió tây khô nóng, tháng nhiều nhất không quá 4 đợt Phần nhiều số đợt gió tây khô nóng kéo dài bằng hoặc dưới 3 ngày chiếm khoảng 60 %, 4- 6 ngày chiếm khoảng 20- 25 %, còn lại là những đợt kéo dài trên 6 ngày Trong khoảng 5 năm trở lại đây, số ngày có gió tây khô nóng tăng lên rõ rệt so với những năm trước, như ở vùng núi Sơn Hòa từ năm 2005 liên tục tăng đến năm

2010, còn ở vùng ven biển như khu vực thành phồ Tuy Hòa thì số ngày khô nóng bắt đầu tăng từ năm 2007 đến năm 2010 Theo như tình hình biến đổi khí hậu thì khả năng nắng nóng còn tiếp tục tăng trong một hai thập kỷ tới

Gió tây khô nóng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sản xuất Trong vụ Đông xuân nếu xuất hiện sớm vào tháng III ở Sơn Hòa kéo dài vài ngày, ảnh hưởng đối với lúa vụ Đông xuân trong thời kỳ trổ bông nở hoa, ngậm sữa làm tăng tỷ lệ hạt lép Đối với vụ hè thu, gió tây khô nóng có thể gây hại từ thời kỳ mọc mầm đến thu hoạch ở những vùng không chủ động nước tưới của nhiều loại cây như lúa, ngô, mè, họ đậu, bông, thuốc lá, mía Ngoài ra, gió tây khô nóng còn làm giảm năng suất thịt, sữa, trứng của gia súc, gia cầm, thậm chí phát sinh nhiều dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe của con

người (Sở KHCN, 2015)

Chế độ nhiệt

❖ Nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ năm

Ở Phú Yên, những vùng có độ cao dưới 100 m nhiệt độ trung bình năm thường dao động trong khoảng 26 - 27 0C, ở độ cao từ 100- 300 m nhiệt độ năm thường dao động từ 24- 25 0C Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm Ở độ cao trên 400 m, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống còn 23- 24 0C, trên 1000 m nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 21 0C

Tổng nhiệt độ năm giữa các vùng đều chênh lệch tương tự như nhiệt độ trung bình năm Vùng đồng bằng ven biển, ở độ cao dưới 100 m tổng nhiệt độ năm đạt 9500-

9800 0C, vùng núi ở độ cao dưới 400 m giảm còn trên dưới 8500- 9500 0C, ở độ cao

1000 m chỉ còn trên dưới 7500 0C

Trang 40

Nguồn: (Sở KHCN, 2015)

Hình 2.2 Đường đẳng nhiệt trung bình năm

Tóm lại, nhiệt độ trung bình hàng ngày ở Phú Yên thuận lợi cho các hoạt động dân sinh, kinh tế Tuy nhiên, trong những tháng gió mùa mùa hạ có từ 17- 25 ngày nhiệt độ trung

Ngày đăng: 23/09/2019, 21:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w