huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD5 : Lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20oC
Trang 1Trải qua một thời gian dài thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ to lớn của Cha Mẹ, Thầy Cô, và bạn bè Bằng tất cả tấm lòng, em xin bày chân thành cám ơn đến tất cả mọi người
Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên, thầy Th.S Trần Văn Thanh, các Anh Chị trong phòng Quản lý Môi trường đã hỗ trợ trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế, tài liệu tham khảo và truyền đạt kinh nghiên cứu giúp em hoàn thành tốt luận văn
Em xin cám ơn đến gia đình chị Nguyễn Cát Bụi Thúy, đã tạo điều kiện để thực hiện cuộc khảo sát, cung cấp thông tin cần thiết, cũng như người dân lao động tại xã
Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh TP Hồ Chí Minh để em có kết quả số liệu cụ thể, chính xác
Em xin cám ơn cô Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Trang, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn Đồng thời, em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình thân yêu cùng tất cả bạn
bè là động lực, hậu phương vững chắc luôn bên cạnh giúp em tự tin và cố gắng nhiều hơn trong quá trình học tập cũng như luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Trang 2Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
đã tồn tại từ rất lâu Hiện nay, trên địa bàn xã có 04 tổ hợp tác se nhang với hơn 94 hộ tham gia sản xuất mỗi ngày cho ra thị trường khoảng 20 vạn nhang cung cấp cho thị trường khu vực và trong nước Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân góp phần giải quyết công ăn việc làm, đem lại lợi ích kinh tế rất nhiều cho người dân địa phương và khu vực xung quanh
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề môi trường tại làng nghề chưa được quan tâm đúng mức Ở xã Lê Minh Xuân làng nghề se nhang chưa được quy hoạch hợp lí, chất thải rắn chưa thu gom gọn gàng, nước từ quá trình nhúng nhang rơi vãi rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường đất cũng như vẻ mĩ quan nơi đây Vì vậy, vấn đề môi trường tại làng nghề đáng được quan tâm
Các kết quả khảo sát cho thấy mẫu nước nhúng chân nhang hầu hết không đạt tiêu chuẩn, hàm lượng TSS vượt quy chuẩn 3,36-3,68 lần; BOD5 cao gấp 31,06-155,06 lần so với quy chuẩn; COD cũng vượt từ 18,48-89,11 lần và đặc biệt độ màu rất cao vượt rất nhiều lần so với quy chuẩn từ 293,3 đến 3608,3 lần Hàm lượng các khí độc sinh ra trong môi trường sản xuất chưa vượt ngưỡng cho phép Tiêu chuẩn tiếng ồn, độ rung nằm trong khoảng cho phép chỉ có hàm lượng bụi vượt qui chuẩn gần 2 lần Nguyên nhân chủ yếu là do bột nhang được làm từ chất hữu cơ và vào thời điểm lấy mẫu được pha mẻ đầu tiên
Vì vậy, đề tài đưa ra 2 giải pháp chính là giảm thiểu lượng chất thải rắn từ công đoạn ban đầu, hạn chế phát sinh nước thải trong quá trình nhúng chân nhang bên cạnh
đó là giải pháp bảo vệ sức khỏe cho công nhân lao động
Trang 3District, Ho Chi Minh City, has existed for ages Currently, in the commune, there are
4 cooperative groups with more than 94 households involved in the incense production, every day supplying about 20 thousands of incense into local and domestic markets LMX village play a key role in addressing unemployment, bringing economic benefits for the local government
Nowadays, environmental problems, however, in trading villages have not been paid adequate attention In Le Minh Xuan commune, desiccating-incense villages have not been planned properly, solid wastes was not collected thoroughly, water from dipping incense process spilled much, and that influences negatively on the environment as well as urban aesthetic Therefore, environmental issues in villages deserve to draw more attention
The survey results show that the water samples dipping foot of incense mostly do not meet the standard, content of TSS exceeds technical regulation 3,36 to 3,68 times; BOD5‟s content is higher 31,06 to 155,06 times than technical regulation; COD also reached beyond from 18,48 to 89,11 times and especially color point overweighs strongly as from 293,3 to 3608,3 times as technical regulation The content of toxic gases generating into the producing process has not reached the limit Noise standard and vibration are in control, only dust‟s content goes beyond technical regulation nearly twice
Primary reasons are due to incense powders made from organic materials and at the time of sampling the first batch is mixed
Therefore, in this sciencetific research subject, two measures are proposed, the first is to minimize the amount of solid wastes from the initial period, including limiting waste water discharge during the process of dipping foot of incense and the remaining is to improve the health of employee
Trang 4
Tp.HCM ngày… tháng 12 năm 2016
Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Trang 5
Tp.HCM ngày … tháng 12 năm 2016
Trang 6huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 NỘI DUNG THỰC HIỆN 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ 5
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu thế giới 5 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9 1.2 CÁC VĂN BẢN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ 14
1.2.1 Các văn bản luật 14 1.2.2 Các tiêu chuẩn ngành 15 1.2.3 Chính sách ưu tiên, hỗ trợ làng nghề 15 CHƯƠNG 2……… 18
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH VÀ LÀNG NGHỀ SE NHANG LÊ MINH XUÂN 18
2.1 TỔNG QUAN HUYỆN BÌNH CHÁNH 18
2.1.4 Tình hình sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện 22
Trang 7huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ SE NHANG LÊ MINH XUÂN 27
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 27 2.2.2 Hoạt động sản xuất và kinh doanh 27 CHƯƠNG 3 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ 30
3.1.1 Quy trình sản xuất 30 3.1.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu 33 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 37
3.2.1 Môi trường đất và nước 37 3.2.2 Môi trường không khí 41 3.2.3 Hiện trạng vệ sinh và an toàn lao động 42 3.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN CON NGƯỜI 45
CHƯƠNG 4 46
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ 46
4.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 46
4.1.1 Định hướng quy hoạch 46 4.1.2 Dựa vào cộng đồng 47 4.2 BIỆN PHÁP KĨ THUẬT 48
4.2.1 Giảm lượng phát sinh chất thải rắn 48 4.2.2 Hạn chế việc phát sinh nước thải trong quá trình nhúng nhang 52 4.2.3 Không ngừng cải tiến thiết bị 52 4.2.4 Giải pháp hộ gia đình điển hình 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 KẾT LUẬN 61 2 KIẾN NGHỊ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65
PHỤ LỤC 1……… 66
Trang 8huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH SÁCH CÁC HỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ SE NHANG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÊ MINH XUÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH……… 66
PHỤ LỤC 2……… 69
PHIẾU KHẢO SÁT SƠ BỘ……… 69
PHỤ LỤC 3……… 72
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN……… 72
PHỤC LỤC 4……… ….74
DANH SÁCH NLĐ ĐƢỢC PHỎNG VẤN TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH SE NHANG ĐẾN SỨC KHỎE……… 74
Trang 9huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 : Lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ với
thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20oC BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHQG : Đại học quốc gia
KHKT : Khoa học kĩ thuật
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
VOC : Hợp chất hữu cơ bay hơi
Trang 10huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Các thông số phân tích 4
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện Bình Chánh 22
Bảng 2.2 Phân bố các ngành nghề trên địa bàn huyện Bình Chánh 24
Bảng 2.3 Phân bố nguồn nhân lực ở mỗi THT 27
Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu 34
Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho 01 thiên nhang 34
Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu nước nhúng chân nhang (nước màu tím) 38
Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu nước nhúng chân nhang (nước màu đỏ) 38
Bảng 3.5 Kết quả môi trường tại khu vực sản xuất 41
Bảng 3.6 Hàm lượng khí độc từ quá trình sản xuất nhang 42
Bảng 4.1 Chi phí sản xuất 01 mẻ cây nhang thường (13 thiên) 50
Bảng 4.2 Chi phí sản xuất 01 mẻ nhang đặc biệt “nhang lùn” 50
Bảng 4.3 Kích thước và khối lượng nhang bình thường và “nhang lùn” 51
Bảng 4.4 Bảng phân tích những điểm không hợp lí và giải pháp 53
Bảng 4.5 Chỉ số nhân trắc học 59
Trang 11huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.2 Phân bố lao động theo ngành nghề trên địa bàn huyện Bình Chánh 23Hình 2.3 Hiện trạng phân bố ngành nghề nông thôn huyện Bình Chánh 26
Hình 3.2 (1) Bột gỗ tạp, (2) Keo, (3) Bột màu nhang, (4) Bột đá 31
Hình 3.10 Sơ đồ cân bằng vật chất sản xuất thủ công 36Hình 3.11 Nước nhúng nhang rơi vãi vào môi trường đất 37Hình 3.12 Hàm lượng BOD5, COD trong nước nhúng chân nhang 39Hình 3.13 Hàm lượng Nito tổng và Photpho tổng trong nước nhúng chân nhang 39Hình 3.14 Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong 2 mẫu nước nhúng chân nhang 40
Hình 3.16 Công nhân nhúng màu không đeo găng tay 43Hình 3.17 Công nhân dùng tay cầm nguyên vật liệu và sản phẩm không đảm bảo vệ
Hình 3.18 Công nhân trộn bột mà không dùng khẩu trang BHLĐ 44Hình 3.19 Tư thế ngồi không đảm bảo sức khỏe NLĐ 44Hình 3.20 Trần nhà thấp, môi trường làm việc không đảm bảo 44Hình 4.1 Mẫu sản phẩm nhang tại Nhật và tàn nhang còn sót lạ sau khi đốt 49Hình 4.2 Sơ đồ mặt bằng hiện tại của hộ sản xuất 57Hình 4.3 Sơ đồ mặt bằng của hộ sản xuất sau khi cải tiến 58
Trang 12huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 13vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn
Bên cạnh mặt tích cực và những đóng góp cho nền kinh tế xã hội thì nhìn chung hiện nay sản xuất tại các làng nghề còn sử dụng các thiết bị thủ công, đơn giản, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên vật liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe còn chưa tốt Do đó, nhiều hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang tạo áp lực không nhỏ đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng ngươi dân sống xung quanh
Huyện Bình Chánh, một huyện ven trung tâm của Tp.HCM có nhiều ngành nghề nông thôn nổi tiếng, phát triển theo hướng tập trung nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và những người dân lao động khu vực xung quanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội Tiêu biểu được kể đến là làng nghề se nhang tại xã Lê Minh Xuân
Làng nghề se nhang tại xã Lê Minh Xuân hình thành từ những hộ cá nhân nhỏ lẻ sau đó tập hợp lại thành một tổ hợp tác Làng nghề đã giúp cho người dân địa phương
có công ăn việc làm, giải quyết vấn đề kinh tế Chính vì phát triển từ nông thôn nên vấn đề môi trường tại nơi đây chưa được quan tâm, môi trường làm việc chưa đảm bảo sức khỏe cho người lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức cho nhà Quản lý Môi trường, cần có giải pháp cho làng nghề để phát triển kinh tế
mà vẫn đảm sức khỏe công nhân, không ảnh hưởng đến môi trường, hướng đến một môi trường xanh sạch
Với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm đối với
môi trường và bảo vệ sức khỏe công nhân lao động tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho làng nghề se nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và làm
đề tài luận văn tốt nghiệp
Trang 14huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tại làng nghề se nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh Tp.HCM
Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe người lao động tại làng nghề se nhang Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh Tp.HCM
3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Bình Chánh Tp.HCM
Tình hình sản xuất nghề se nhang trên địa bàn xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM
Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe người lao động tại làng nghề se nhang Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh Tp.HCM
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu là làng nghề se nhang ở xã Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh Tp.HCM
Đề tài lựa chọn một số chỉ tiêu về nước như: pH, độ màu, BOD, COD, TSS và các thông số về không khí như: bụi, khí NO2, SO2, CxHy, CO để đánh giá hiện trạng ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như sức khỏe của người dân lao động
5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
a) Phương pháp thu thập thông tin tài liệu
Theo phương pháp này, tất cả các nguồn tài liệu được thu thập từ các cơ quan, trên mạng internet và các tài liệu được cung cấp từ các thầy cô hướng dẫn, các tài liệu được thu thập từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh được tổng kết lại, đánh giá và lựa chọn để thu được những thông tin và dữ liệu cần thiết phục vụ cho luận văn
b) Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những tư liệu thu được, sau đó được đưa vào sử dụng trong đề tài, nhằm tăng tính chính xác cho đề tài
Dưới sự giúp đỡ của phòng Quản lý Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, sinh viên đã có điều kiện đi khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất nhang trên địa bàn xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh để trực tiếp trao đổi
Trang 15huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
và lắng nghe ý kiến của cán bộ, công nhân nơi sản xuất Từ đó, ghi nhận và tổng kết các thông tin thu thập được trong việc khảo sát
Thời gian khảo sát từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 12 năm 2016
c) Phương pháp điều tra khảo sát trên phiếu hỏi
Là phương pháp thu thập sự kiện trên cơ sở trả lời bằng văn bản (viết) của người được nghiên cứu theo một chương trình đã được thiết lập một cách đặc biệt Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời trên giấy được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó Việc xây dựng nội dung chính xác các câu hỏi và sự diễn đạt rõ ràng các câu hỏi có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng phiếu hỏi
Đây là phương pháp được áp dụng để thu thập các thông tin, số liệu cần thiết cho
đề tài, giúp kết quả dữ liệu thu được tăng tính chính xác và khách quan
Đối tượng được tiến hành phỏng vấn là các công nhân lao động trên địa bàn xã
Lê Minh Xuân và một số chủ cơ sở sản xuất
Thời gian phỏng vấn là từ đầu cuối tháng 10 đến hết tháng 11 năm 2016 Do hạn chế về thời gian, kinh phí và một số lí do khách quan khác nên số lượng phiếu được khảo sát là 75 công nhân theo mẫu ở phục lục 3 và số công nhân lao động được khảo sát được trình bày ở phục lục 4 75 NLĐ trên được khảo sát tại 7 cơ sở sản xuất trên địa bàn xã
Cách thiết kế phiếu hỏi: câu hỏi được thiết kế dựa vào nội dung đề tài và các yêu cầu thông tin cần thiết cho đề tài Thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn dưới dạng lựa chọn đáp án phù hợp, NLĐ sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi Điều này cũng giúp cho tác giả dễ dàng tổng hợp thông tin từ các nhóm câu trả lời
d) Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Tham khảo các ý kiến của các thầy, anh chị hướng dẫn trong Viện Môi trường và Tài nguyên –ĐHQGTPHCM và thầy cô chuyên môn về các vấn đề có liên quan đến đề tài thực hiện
e) Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng nước, không khí
Đi thực tế lấy mẫu nước nhúng chân nhang gồm 01 mẫu nước màu đỏ và 01 màu tím tại nơi nhúng chân nhang của hộ gia đình chị Nguyễn Cát Bụi Thúy Mẫu được lấy vào ngày 21 tháng 09 năm 2016
Các mẫu nước sẽ được tiến hành phân tích 7 chỉ tiêu Toàn bộ thí nghiệm phân tích được tiến hành tại Trung tâm công nghệ Môi trường, Viện Môi trường và Tài
Trang 16f) Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo
Sử dụng toán thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông được trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, xử lý thông tin bằng biểu đồ) đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra, thực nghiệm… làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa và kết quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo
Công cụ được sử dụng chủ yếu là phần mềm Excel để thống kê lại các số liệu, vẽ biểu đồ và diễn giải các số liệu thu thập được để xử lý các thông tin trong phiếu khảo sát
Tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài, sàng lọc lại và tiến hành công việc viết báo cáo
Trang 17huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tình hình nghiên cứu thế giới
Trên thế giới, làng nghề hay lĩnh vực công nghiệp nghề thủ công thông thường được xếp vào nhóm sản xuất nhỏ thuộc phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ Lĩnh vực này có một lịch sử phát triển khá lâu đời (nở rộ nhất vào cuối thể kỷ 18 đầu thế kỷ 19) từ khắp các châu lục từ Âu sang Á, Mỹ và Phi Tuy nhiên khái niệm “nghề thủ công” cũng khá khác nhau và thay đổi tùy thuộc vào các phương thức sản xuất trên thế giới qua từng thời kỳ Những người thợ thủ công cùng các làng nghề TTCN đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia qua các thời kỳ, cũng như đóng góp vào sự hình thành bản chất văn hóa của các quốc gia và vùng miền thông qua thị trường rất đa dạng của các mặt hàng TTCN từ các làng nghề truyền thống gắn liền với các hoạt động du lịch tại những nơi đó
Từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928) Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống [7]
Vấn đề môi trường tại các làng nghề thủ công cũng đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm từ lâu, nhất là công tác quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên (gắn chặt với các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương là đầu vào của các làng nghề thủ công), tận dụng lại chất thải cũng như công tác xử lý ô nhiễm tại chỗ
Tại Ấn Độ, những năm gần đây Chính Phủ đã thiết lập những trung tâm vùng để
hỗ trợ các làng nghề thủ công trong các hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT cùng công tác bảo vệ môi trường hướng đến việc hình thành các sản phẩm xanh từ các làng nghề, ví dụ như trung tâm Avani có trụ sở ở đồi Kumaon gần dãy Hymalaya hỗ trợ cho làng nghề lụa tơ tằm gần đó Ngoài việc ứng dụng năng lượng mặt trời để hỗ trợ việc quay tơ nhằm giảm sức lao động của người thợ thủ công và tăng cao năng suất sản xuất, giảm các tác động môi trường đến họ do việc sử dụng điện và các nhiên liệu không sạch khác, Avani cũng hỗ trợ công tác tận dụng các phế thải từ nông nghiệp phục vụ cho việc sử dụng vào các mục đích hữu ích của làng nghề, giúp bảo vệ môi trường nông thôn Avani cũng trợ giúp trong việc xây dựng các mô hình bể ủ phân compost qui mô nhỏ tại từng hộ gia đình tại các làng nghề nhằm tận dụng tốt hơn các chất thải và giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng Nước mưa từ làng nghề (thông thường trước đây được sử dụng trực tiếp cho quá trình nhuộm tự nhiên) thì nay được
Trang 18huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
gia nhiệt bằng pin năng lượng mặt trời trước khi đi vào công đoạn nhuộm (giảm sử dụng nước), còn 80% nước thải sau đó được đi qua hệ thống xử lý nước thải để xử lý tái sử dụng phục vụ cho mục đích tưới tiêu của nông trại gần đó Một xu hướng nữa tại
Ấn Độ là các trung tâm do Chính phủ thành lập sẽ trợ giúp người dân tại các làng nghề trong công tác sản xuất các sản phẩm tái chế Trung tâm Jan Sandesh (gần Đông Dehli) tận dụng lại báo, vải vụn dư thừa, nilon, để sản xuất ra các vật dụng lưu niệm,
đồ chơi hay sản phẩm gia dụng khác Trung tâm Khamir ở Gujurat thì sử dụng những túi nylon và nhựa thải để sản xuất ra các mặt hàng gia dụng, giúp hình thành một nghề thủ công khác cho người dân bản địa, nhất là phụ nữ tại khu vực GS M Khatri từ Montfort University of Leicester, người đã có nhiều nghiên cứu trong công tác bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên trại các làng nghề thủ công ở Ấn Độ cho rằng việc tận dụnng, tái sử dụng các loại hình chất thải tại chỗ ở các làng nghề cần được ưu tiên hơn công tác xử lý triệt để chất thải (vốn thường hay gặp khó khăn do vấn đề về công nghệ, kinh phí, ) [3]
Đối với các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, ở các nước châu Á như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…đã đặc biệt chú trọng tới các nghề chế biến tinh bột và chế biến lương thực thực phẩm Theo tác giả Jesuitas của Thái Lan (1996), việc sử dụng phương pháp xử lý hiếu khí bằng bể Aeroten đối với nước thải chứa nhiều tinh bột thì lượng hữu cơ theo COD có thể giảm tới 70% Một số nước đã sử dụng bể Biogas, tận dụng bã thải trong sản xuất tinh bột để sản xuất khí sinh học, phục vụ cho các hoạt động khác (như chạy động cơ diezel) Theo các tác giả Thery và Dang (1979); sau này là Chen và Lee (1980), Trung Quốc đã sử dụng hơn 7 triệu bể lên men CH4 , trong đó có khoảng 20.000 bể lớn tạo khí chạy động cơ điezel khí sinh học với khoảng 4.000.106 m3 khí/năm.[8]
Đối với việc sản xuất và sử dụng nhang trong đời sống đã có một số nghiên cứu nói về tác hại của khói hương trong quá trình sử dụng Theo nghiên cứu của Ming-Tsan
Hu, Shen-Jen Chen, Kuo-Lin Huang, Yuan-Chung Lin, về đặc tính, rủi ro sức khỏe của chất polychlorinated dibenzo-p-dioxins/dibenzofurans (PCDD/Fs) từ khói nhang trong
các đền thờ, chùa đã chỉ ra rằng: tại khu vực nhà sư và người dân vào đốt thì nồng độ Clo tại khu vực này tăng cao gấp 11,8 lần so với khu vực bên ngoài đền chùa, và nghiên cứu này cũng chứng minh rằng là đền chùa cũng là một trong những nguồn phát thải PCDD/F lớn trong khí quyển
Cũng có những nghiên cứu về ảnh hưởng của nhang trong quá trình sử dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Ngoài thành phần là chất thải rắn như tro và tăm tre còn lại sau khi sử dụng, trong quá trình nhang cháy, các thành phần khí thải phát sinh cũng đáng quân tâm, khí thải phát sinh trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ những người hít phải chúng
Trang 19 Carbon Monoxide (CO)
Carbon monoxide là một khí không màu, không mùi, không vị, nhưng độc hại thường được hình thành trong quá trình đốt cháy nhang CO có ái lực đối với hemoglobin cao gấp 200 lần so với O2 Vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể CO sẽ liên kết với hemoglobin trong máu, cản trở việc tiếp nhận O2, gây nghẹt thở Chính do tính chất này của CO mà nó rất có hại đối với phụ nữ có thai và người mác bệnh tim mạch Trong nhiễm độc CO cấp tính nhẹ, có thể các triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối lọan thị giác Trong nhiễm độc cấp tính CO thể nặng, theo sự phát triển của tình trạng thiếu oxy trong máu và mô, hệ thần kinh hệ tim mạch sẽ bị tổn thương, rối lọan hô hấp, liệt hô hấp dẫn tới tử vong
Sulfur dioxide SO2 và các khí Nitơ (NOx)
Sunfua dioxit (SO2) Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, SO2 là chất ô nhiễm hàng đầu thường được quy kết là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại cho sức khỏe của người dân đô thị SO2 kích ứng niêm mạc mắt và các đường hô hấp trên Ở nồng độ rất cao, SO2 gây viêm kết mạc, bỏng và đục giác mạc Trường hợp tiếp xúc ào ạt với SO2 có thể làm chết người do nguyên nhân ngưng hô hấp Tác hại của SO2 đối với chức năng phổi nói chung rất mạnh khi có mặt của các hạt bui trong không khí hô hấp Ngoài ra, SO2 còn gây tác hại cho cơ quan tạo máu (tủy, lách), gây nhiễm độc da, gây rối loạn chuyển hóa protein – đường, gây thiếu các vitamin B và C,
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) là những hóa chất có điểm sôi thấp và do
đó dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ phòng VOCs thường gặp bao gồm benzene, toluene,
Trang 20huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
xylen, và isoprene Tiếp xúc cấp tính triệu chứng của VOC là: kích ứng mắt, mũi dị ứng, kích ứng họng, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, và bệnh hen suyễn trầm trọng Triệu chứng của mãn tính VOC tiếp xúc là: ung thư, tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương thiệt hại
Aldehyt
Tại Trung Quốc, các nhà khoa học nhiên cứu các thành phần của các hạt trong khói hương và thấy rằng Acrolein, formaldehyde và acetaldehyde được chủ yếu là hấp phụ trên hạt, đặc biệt là những hạt có kích thước 3,3-4,7 μm và 2,1-3,3 μm
Aldehyde là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thường đặc trưng bởi tính kích thích của họ, đặc biệt là trọng lượng phân tử thấp, các halogen béo, và các aldehyt không bão hòa Ngoài ra để kích thích da, mắt và đường hô hấp trên, aldehyt cũng ảnh hưởng đến màng nhầy mũi và đoạn đường uống, co thắt phế quản, nghẹt thở, và ho
Tiếp xúc với formaldehyde là mối quan tâm bởi vì formaldehyde là một chất kích thích cảm giác mạnh và được phân loại như là một chất có khả năng gây ung thư cho con người
Hydrocacbon thơm đa vòng (polyaromatic hydrocarbons)
Khói thải ra bằng cách đốt nhang đã được tìm thấy có chứa các hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) Trong một nghiên cứu tại Đài Loan, một số đền thường bị ô nhiễm nặng bởi khói nhang Một ngôi chùa đã được báo cáo có tổng nồng độ PAH trong không khí trong nhà và ngoài trời tương ứng là 6.258 ng/m3 và 231 ng/m3; chỉ ra rằng nồng độ PAH của không khí bên trong ngôi đền đã được 27 lần cao hơn so với không khí bên ngoài của nó Cụ thể là acenaphthylene (3583 ng/m3), naphtalen (1264 ng/m3), acenaphthene (349 ng/m3), fluoranthene (243 ng/m3) và phenanthrene (181 ng/m3) Khi tiếp xúc gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, tổn thương viêm và dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp hay gây kịch phát các cơn suyễn ở trẻ em
Diethylphthalate (DEP)
Diethylphthalate được sử dụng rộng rãi như một chất kết dính của nước hoa Nó có thể được thải vào không khí trong quá trình đốt nhang Khí thải từ DEP hương khác nhau
có thể cao tới 16.365 μg /m3 ở tập trung và 13.582 μg /cây nhang
Diethylphthalate (DEP), xem là một chất có khả năng gây ung thư, giảm nghiêm trọng của sự chuyển hóa lipid cùng với chấn thương gây độc cho gan
Khói nhang phát ra từ quá trình đốt cháy có chứa các hạt, các sản phẩm khí, các hợp chất hữu cơ khác Khi các chất ô nhiễm khói nhang được hít vào, chúng gây ra rối loạn chức năng đường hô hấp Nhang khói là một yếu tố rủi ro cho các cấp dây cao
Trang 21huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
IgE trong máu và đã được chỉ định để gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng, khói nhang cũng
đã được nghiên cứu và đưa ra kết luận có liên quan tới các nguyên nhân gây ung thư ở người
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1 Khái niệm
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ) Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến
kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn Làng nghề truyền thống Việt Nam thì
làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vũng chắc của các làng nghề là sự vừa làm vừa ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phương”
Hoặc là có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông” [3]
1.1.2.2 Thực trạng phát triển
Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, phát triển
du lịch
Tính đến tháng 12/2014, hiện nay cả nước có khoảng 5096 làng nghề và làng có nghề trong đó có 1748 làng nghề được công nhận, trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu phát triển du lịch làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm cải tiến mẫu mã… Tại các làng nghề ra đời nhiều công ty mới, đẩy mạnh các chương trình xúc
Trang 22huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
tiến thương mại, quảng bá thị trường quốc tế Thị trường trong nước cũng có điều kiện phát triển như mạt hàng nội, ngoại thất, sản phẩm văn hóa tâm linh Sự phát triển ấy không bảo lưu cái cũ mà bắt gặp sự giao thoa với thế giới
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh làng nghề đã hình thành và phát triển trong thời gian khá dài, rất đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội Có những làng nghề phát triển hơn cả trăm năm như các làng Đan lát ở
Củ Chi, hay chỉ mới vài ba thế hệ như làng chạm gỗ Trung Mỹ Tây, hoặc 10 năm trở lại đây như Nuôi và Chế biến da cá sấu xuất khẩu phường Thạnh Xuân, quận 12 Có những làng nghề đã mai một lụi tàn như làng nghề nem ở phường Linh Đông quận Thủ Đức, đồng thời có những làng nghề mới xuất hiện; có những làng nghề đang ổn định phát triển như làm bánh tráng ở xã Phú Hòa Đông- Củ Chi, nhưng cũng có những làng nghề hoạt động cầm chừng như làng nghề Sơn mài Bình Mỹ
Hiện tại ở Thành phố có khoảng 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó khu vực thành thị có 31 ngành nghề, khu vực nông thôn 34 ngành nghề Hoạt động ngành nghề nông thôn tại Thành phố Hồ Chí Minh có đủ các loại theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn Hiện có 05 nhóm ngành chính: nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; nhóm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nhóm xây dựng, dịch vụ; nhóm công nghiệp; nhóm cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh
Tính đến tháng 04/2013, thành phố hiện có 19 làng nghề hoạt động phát triển tại
7 quận - huyện Có 05 làng nghề truyền thống đang phát triển và có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai: làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc quận
12, làng nghề hoa kiểng Thủ Đức quận Thủ Đức, làng nghề mành trúc Thông An Hội huyện Củ Chi, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông huyện Củ Chi và làng nghề se nhang Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh Các làng nghề này đều có ngành nghề hoạt động phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của Thành phố Để phát triển ổn định, bền vững, các làng nghề cần có các giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển trong tương lai
1.1.2.3 Vấn đề môi trường làng nghề
Kinh tế ngày càng phát triển, các ngành nghề thủ công trong các làng nghề cũng
có cơ hội phát triển theo, theo đó các nguy cơ ô nhiễm môi trường làng nghề là một vấn đề đáng lo ngại Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, bệnh nghề nghiệp cũng như ngày trở thành vấn đề bức xúc Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc tính của làng nghề như quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, công nghệ thủ công lạc
Trang 23huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
hậu, không đồng bộ, phát triển tự phát chủ yếu phát triển theo nhu cầu của thị trường
và chủ yếu là ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường họ chưa hiểu hết được tác hại của hoạt động sản xuất đến chính sức khỏe của bản thân mình cũng như mọi người xung quanh
Thực tế cho thấy các làng nghề được hình thành một cách tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, thiết bị công nghệ sản xuất thủ công thô sơ, hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp, nguồn vốn đầu tư thấp hoặc không có nên việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nước thải không được quan tâm Chính vì vậy các chất phát thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng làm tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, vật nuôi và trở thành vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay
Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình hiện nay trong cả nước đã có tới 46% số làng nghề có môi trường (không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng trên ) bị ô nhiễm nặng,
và có 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ [2] Đáng báo động là mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề không những không giảm mà lại còn có xu hướng tăng theo thời gian Tùy theo tính chất của từng loại ngành nghề mà loại ô nhiễm môi trường cũng khác nhau
Điển hình như vấn đề ô nhiễm không khí ở các làng nghề thành phố Hà Nội: Làng nghề lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông có nồng độ H2S vượt chỉ tiêu cho phép từ 2,8 – 3,1 lần; làng nghề sơn mài Hạ Thái và lược sừng Thụy Ứng thuộc huyện Thường Tín
có chỉ tiêu hàm lượng SO2 vượt 1,3 – 1,6 lần tiêu chuẩn cho phép; làng nghề thực phẩm Yên Viên, huyện Gia Lâm chỉ tiêu SO2 vượt 1,4 – 1,8 lần, [5] Ô nhiễm nước và CTR ở các làng nghề Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai thuộc địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội chuyên sản xuất chế biến tinh bột, miến, bún khô, mạch nha… cũng là vấn đề nhức nhối Trung bình mỗi ngày, các hộ làm nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn bã, hơn 15.000 m3
nước thải, hàng trăm tấn thải rắn, chứa các chất tẩy rửa hóa học qua quá trình phân hủy tạo ra những mùi hôi thối nồng nặc [4]
Không chỉ riêng các làng nghề miền Bắc, khu vực phía Nam cũng có các làng nghề như Làng nghề chế biến tinh bột sắn Trà Cổ, Đồng Nai với lượng nước thải có COD cao gấp 15 – 18 lần, BOD cao gấp 12 – 14 lần, SS cao gấp 9 lần, các chỉ tiêu về tổng N và tổng P điều cao nhiều so với quy chuẩn; Làng nghề ươm dệt tơ tằm Bảo Lộc: nước thải có COD cao hơn từ 2 – 4 lần, BOD cao gấp 2 – 5 lần và SS cao gấp 3 –
6 lần tiêu chuẩn Hàm lượng Coliform cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, [13] Bên cạnh đó do nhận thức của người dân yếu kém nên hàng năm rác thải của các làng nghề phát sinh với khối lượng lớn, nhất là các làng nghề sử dụng nguyên liệu tái chế, rác thải được đổ dọc theo bờ sông, kênh mương, ao, hồ và đốt cháy tự nhiên gây ô
Trang 24Nhận thấy được vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh, hiện nay, nhà nước đang từng bước thực hiện các giải pháp đồng bộ về quản lý và kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề đó là tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức; thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất trong làng nghề; thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/NĐ-CP; phối hợp kiểm tra các dự án, đề án cho các nơi làm thí điểm…
Có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về các vấn đề môi trường làng nghề trong nước tiêu biểu được kể như:
Công trình 1: Giai đoạn 2001 – 2005, chương trình Khoa học Công nghệ Bảo vệ
Môi trường và phòng chống thiên tai KC.08 đã triển khai đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” Thành quả nghiên cứu này được đúc kết trong quyển “Làng nghề Việt Nam” do tác giả Đặng Kim Chi làm chủ biên (2005)
Kết quả: Tác giả nêu rõ lịch sử phát triển, đặc điểm, phân loại, điều kiện kinh tế -
xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay Đồng thời, tác giả còn đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề, qua đó nêu rõ những tồn tại ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và môi trường làng nghề Ngoài ra, công trình này còn trình bày kết quả dự báo phát triển và mức ô nhiễm tại làng nghể đến năm 2020, một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển bền vũng làng nghề và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại làng nghề của Việt Nam
Công trình 2: Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô
nhiễm môi trường cho làng nghề Bình Định (Nguyễn Văn Phước,2003)
Kết quả: Nghiên cứu đã tiến hành thực hiện tại hai khu vực ở Bình Định là làng nghề sản xuất tinh bột mì xã Hoài Hảo và làng nghề nấu đúc kim loại thuộc thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn Kết quả cho thấy lò nấu đúc kim loại tại Bình Định do sử dụng nhiên liệu rẻ tiền như than đá, than củi, dầu cặn nên sinh ra nhiều bụi và khí acid
SO2; làng nghề sản xuất bột mì gây ô nhiễm môi trường bởi nước thải có BOD5/COD trong nước thải lên đến trên 70% Khí thải và nước thải các làng nghề hoàn toàn chưa được xử lý, phát triển tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Đề tài đã đưa ra
Trang 25huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
quy trình công nghệ và trình diễn thành công mô hình xử lý khí thải lò nấu nhôm đtạ hiệu quả cao Chi phí đầu tư không lớn, chi phí vận hành thấp phù hợp với khả năng kinh doanh của loại hình sản xuất này Hướng dẫn thiết kế và bản vẽ chi tiết thiết bị xử
lý mà theo đó các cơ sở có thể tự thực hiện với làng nghề sản xuất bột đã thành công với giải pháp mô hình xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn bao gồm: acid hóa, trung hòa, lọc kỵ khí, lọc hiếu khí (phương án xử lý cục bộ) hoặc hồ sinh học tùy nghi, hồ hiếu khí (phương án xử lý tập trung) Xử lý cục bộ có chi phí rất thấp là 885đ/m3 nước thải, tương đương 10,6 đồng/kg tinh bột (giá bột 1500 đ/kg, chỉ chiếm 0,7% hoàn toàn
có thể chấp nhận được) Xử lý tập trung có chi phí thấp là 678đ/m3 nước thải
Công trình 3: Đề tài “Nghiên cứu phát triển công nghệ và giải pháp quản lý môi
trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do PGS.TS Lê Thanh Hải chủ nhiệm thuộc đề tài KC.08.33/11-15 đề tài cấp Nhà nước được và được nghiệm thu tại Viện Môi trường và Tài Nguyên (ĐHQG-HCM)
Kết quả nổi bật của đề tài là đã nghiên cứu, đề xuất và phát triển được mô hình ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm tích hợp theo hướng sinh thái và có chi phí thấp trên cơ sở quay vòng, khép kín dòng vật chất và năng lượng cũng như tận dụng tối đa lợi thế của
hệ sinh thái có sẵn tại các hộ dân trong làng nghề gọi tắt là mô hình VACBNXT (V: vườn, A: ao, C: chuồng, B: biogas và các giải pháp thu hồi tái chế khác, N: nhà, X: xưởng sản xuất, T: trạm xử lý nước thải) Mô hình VACBNXT không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chất thải phát sinh (nước, khí và chất thải rắn từ hoạt động sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt) mà còn sinh ra lợi nhuận từ việc tận dụng, thu hồi, tái chế chất thải (khí sinh học, phân compost, nuôi trùn quế, tận dụng nhiệt thừa ) Mô hình VACBNXT đã chứng minh được tính ưu việt của mình và phù hợp áp dụng tại các hộ dân trong các làng nghề tại vùng ĐBSCL Mô hình này có kinh phí đầu tư thấp
và vận hành hệ thống xử lý chất thải khá đơn giản với chi phí thấp (yếu tố về chi phí vận hành thông thường đóng vai trò quyết định trong việc duy trì lâu dài các biện pháp
xử lý chất thải cũng như quyết định sự thành công của mô hình xử lý cũng như chương tình giảm thiểu, xử lý ô nhiễm)
Đối với ngành sản xuất nhang, vấn đề môi trường được đặt ra đó là bụi được phát sinh từ các công đoạn trong quy trình sản xuất Nồng độ các chất hữu cơ trong chất tạo mùi hương cao và chất thải rắn phát sinh trong quá trình làm nhang như nhang hư, tăm tre,…Trong một nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Vũ Thụy Bảo Kim học viên Viện Môi trường và Tài nguyên năm 2010, đã chỉ ra rằng một cây nhang sau khi sử dụng còn lại là tăm nhang, khối lượng tăm nhang sau khi sử dụng là 0,18g; như vậy theo số liệu dự báo năm 2020 số lượng nhang sử dụng trên địa bàn Tp.HCM là 7.284.127.535
Trang 26Các văn bản pháp lý về BVMT liên quan đến lĩnh vực này như sau:
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014 (QH13 đã được Quốc hội khóa 13 kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều);
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa XI, kì họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006;
Luật là một hệ thống các văn bản khác như nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị… hướng dẫn việc thực thi luật, là các văn bản khác hỗ trợ cho việc thực thi luật một cách hiệu quả, cụ thể là:
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
Nghị định số 29/2011NĐ-CP ngày 18/04/2011 về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ Nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về quản lý chất thải rắn;
Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến 2030;
Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có chương IV Bảo vệ làng nghề quy định từ điều 15 đến điều 21, bảo vệ môi trường làng nghề, trách nhiệm của các cấp, Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển
Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/072008 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hanh 21 tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
Trang 27huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định số 3891/2013/QĐ-UBND ngày 17/7/2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015 định hướng đến năm 2020;
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tai nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề
xã để nâng cao hiệu quả nhằm huy động được cả cộng đồng tham gia giải quyết xử lý
ô nhiễm môi trường (Bộ NN&PTNT,2006)
Trang 28Triển khai các chương trình khuyến công và hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường liên kết Nghiên cứu đẩy mạnh các giải pháp tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sử dụng lao động có tay nghề cao nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Xác định rõ vai trò của các làng nghề, tôn vinh gái trị làng nghề, phong tặng nghệ nhân, tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng trong việc phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân…
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, trong đó ưu tiên đối với dự án, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, hạn chế đưa công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
Hướng dẫn quy hoạch nông thôn gắn với quy hoạch làng nghề, huy động nguồn lực để các làng nghề, ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề, quan tâm đến việc thu gom, phân loại chất thải rắn…
Thực hiện các dụ án bảo tồn làng nghề truyền thống, xây dựng và triển khai các
dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch làng nghề, chỉ đạo phát triển làng nghề gắn liền với du lịch
Thực hiện các chương trình, dự án tạo việc làm, đào tạo nghề, an toàn lao động nhằm nâng cao tay nghề thợ thủ công và truyền nghề cho lao động nông thôn tại các làng nghề
Phân công trách nhiệm các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý làng nghề bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý môi trường làng nghề, tăng cường việc giám sát cán
bộ, công chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường
Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quản bá thương hiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn
Tăng cường nguồn vốn hằng năm cho phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, tạo điều kiện cho các cơ sở vay vốn ưu đãi để thay đổi công nghệ theo hướng
Trang 29huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
thân thiện môi trường, bổ sung Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, đưa Quỹ trở thành nguồn vốn quan trọng hàng đầu cho xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường ở làng nghề
Trang 30huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH VÀ LÀNG NGHỀ SE NHANG
LÊ MINH XUÂN
2.1 TỔNG QUAN HUYỆN BÌNH CHÁNH
2.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Bình Chánh nằm ở phía Tây - Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh Toạ
độ địa lý của huyện là 106o 27‟51‟‟ – 106o 42‟ kinh Đông và 102o 27‟38‟‟- 10 o52‟30‟‟
vĩ Bắc
Là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn Thành Phố Dân số năm 2015 là 608.616 người (trong đó: dân số thường trú: 376.715 người, tỷ lệ 61,90%; tạm trú: 231.901 người, tỷ lệ 38,10%) Mật độ dân số trung bình là 2.410 người/km2 (tính theo diện tích đất nội thị thì mật độ dân số là 608.616 người/44,8964 km2= 13.556 người/km2
) Với 15 xã và 01 thị trấn, xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xuân 3.508,87 ha, xã nhỏ nhất là An Phú Tây với 586,58 ha
Ranh giới của Huyện Bình Chánh:
+ Phía Đông giáp Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè
+ Phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An + Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An + Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn
Hình 2.1 Bản đồ ranh giới huyện Bình Chánh
Trang 31huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so với mực nước biển Có 3 dạng địa hình chính sau:
- Dạng đất gò cao có cao trình từ 2-3m, có nơi đất cao 4m (so với mực nước biển), thoát nước tốt, có thể bố trí dân cư, các ngành công, thương mại, dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B
- Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2,0m (so với mực nước biển), phân bố ở các xã: Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước, Qui Đức, Hưng Long Dạng địa hình này phù hợp trồng lúa
2 vụ, cây ăn trái, rau màu và nuôi trồng thuỷ sản
- Dạng trũng thấp, đầm lầy có cao độ từ 0,5m - 1,0m (so với mực nước biển), gồm các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai đây là vùng phèn tiềm tàng thoát nước kém Hiện nay trồng lúa, hướng tới sẽ chuyển sang trồng cây
ăn trái, mía và dứa
b) Khí hậu
Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích đạo Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là:
- Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12) Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa ngày
và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10o
C
- Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể
- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9
là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 12 là 70%
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong năm như sau:
- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 - 2,0 m/s
Trang 32c) Thủy văn
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sông, rạch chính), với những đặc điểm chính như sau: Phần lớn sông, rạch của huyện Bình Chánh nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ các Khu công nghiệp đổ về như: Nước đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh rạch Ông Đội, rạch Nước Lên, sông Cần Giuộc đã ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân trong các khu dân cư và hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản
Nhìn chung, hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập mặn 6 tháng mùa khô
2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội
a) Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực lớn nhất, là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn huyện Bình Chánh Giá trị sản xuất công nghiệp tính đến năm 2013 là 8,356 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 22,8% chiếm tỷ trọng 79,03% giá trị sản xuất Tốc độ giá trị tăng trưởng bình quân năm là 23,34% vượt 4,34% so với kế
hoạch
Trong những năm gần đây kinh tế khá phát triển, với sự xuất hiện của 3 khu công nghiệp: KCN Vĩnh Lộc, KCN Lê Minh Xuân, KCN An Hạ với hơn 5393 cơ sở sản xuất và 1399 doanh nghiệp Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2013 là
1,520 tỷ đồng
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: Doanh số bán ra năm 2013 là 1,795 tỷ 050
triệu đồng tăng 21,25% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 16,98% giá trị sản xuất
Trang 33huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
b) Sản xuất nông nghiệp
Về nông nghiệp, giá trị sản lượng ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 422 tỷ đồng, tăng 2,43% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 3,99% cơ cấu giá trị sản xuất Giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng đều và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,54% vượt 2,54% so kế hoạch Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa đi vào chiều sâu, thu hút đầu tư chưa tương xứng tiềm năng của Huyện
Trồng trọt chủ yếu là cây lúa, rau, và một số loại cây lâu năm khác Trong đó, trồng trọt 173,895 tỷ đồng, chiếm 41,21%, chăn nuôi 199,756 tỷ đồng, chiếm 47,33%, thủy sản 45,959 tỷ đồng, chiếm 10,89%, lâm nghiệp 2,401 tỷ đồng, chiếm 0,57%
Đã hoàn thành công tác tổng điều tra Nông thôn Nông nghiệp Thủy sản Huyện Bình Chánh Kết quả điều tra phản ánh rõ thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội của Huyện hiện nay Qua điều tra ghi nhận trên địa bàn Huyện có 52.189 hộ có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương nghiệp và Dịch vụ (chiếm 83% tổng số hộ trên địa bàn Huyện trừ thị trấn Tân Túc không điều tra, cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch, loại hình kinh tế trang trại bắt đầu phát triển)
c) Giao thông vận tải
Huyện có giao thông khá phát triển với các tuyến giao thông đường bộ lớn như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, tỉnh lộ 10, các hương lộ 4, 6, 7, 10, …, đường Nguyễn Văn Linh Các sông và kênh rạch trong vùng có sự liên thông với nhau tạo thành một hệ thống giao thông thủy rất thuận tiện đối với các loại phương tiện vừa và nhỏ Các tuyến giao thông đã giúp hàng hóa lưu thông nhanh chóng đến các quận huyện khác nhau trong thành phố Hồ Chính Minh, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
d) Tài chính ngân sách
Thu ngân sách Nhà nước năm 2013 thực hiện 826 tỷ 428 triệu đồng, đạt 114,67%
kế hoạch (720 tỷ 727 triệu đồng), trong đó thuế công thương nghiệp thực hiện 320 tỷ
327 triệu đồng, đạt 98,26%, tiền sử dụng đất thực hiện 216 tỷ 367 triệu đồng, đạt
Trang 34huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
chuyển nguồn 32 tỷ 500 triệu đồng, hoàn tạm ứng Ngân sách Thành phố 2 tỷ 252 triệu đồng, chi phân cấp vốn đầu tư cho các xã 125 tỷ 330 triệu đồng, còn lại chi thường xuyên 672 tỷ 058 triệu đồng, đạt 104,57% kế hoạch (642 tỷ 713 triệu đồng)
Công tác quản lý công sản, giá: Quản lý việc sử dụng trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị đúng mục đích, đúng quy định Chỉ đạo các đơn vị xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, quy chế sử dụng xe công, thực hành tiết kiệm trong sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, Triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về điều hành chi ngân sách Nhà nước năm 2013
2.1.4 Tình hình sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện
Trên địa bàn Huyên Bình Chánh có 13 nhóm ngành nghề nông thôn với 3.054 hộ tham gia sản xuất giúp giải quyết cho 6.971 lao động, trong đó nghề chăn nuôi thủy sản có số hộ tham gia cao nhất với 1.288 và giúp giải quyết việc làm cho 1.872 lao động, đứng thứ 2 là nghề hoa lan – cây kiểng với 541 hộ tham gia giúp giải quyết việc làm cho 1.235 lao động, thứ 3 là nghề trồng rau sạch với 490 hộ tham gia giúp giải quyết việc làm cho 1.233 lao động, đứng thứ 4 là nghề se nhang với 342 hộ tham gia giúp giải quyết việc làm cho 614 lao động, thứ 5 là nghề may gia công với 120 hộ tham gia giúp giải quyết việc làm cho 1.319 lao động, các nghề còn lại như nghề mộc, nghề làm tăm tre, nghề cơ khí,… với số lượng hộ và lao động tham gia còn ít
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện
Bình Chánh
Số hộ tham gia (hộ)
Số lao động tham gia
Trang 35huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Số hộ tham gia (hộ)
Số lao động tham gia
(Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Bình Chánh, 2015)
Hình 2.2 Phân bố lao động theo ngành nghề trên địa bàn huyện Bình Chánh
Trang 36Số hộ tham gia
Số người tham gia
Trang 37huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Số lao động thường xuyên Thu nhập
(triệu đồng/lao động/tháng)
Số hộ tham gia
Số người tham gia
Trang 38huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3 Hiện trạng phân bố ngành nghề nông thôn huyện Bình Chánh
Qua bảng phân bố các ngành nghề trên địa bàn huyện ta có một số nhận xét như sau:
Nghề se nhang phân bố ở 8/15 xã của huyện Bình Chánh gồm có Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Tân Nhựt, Hưng Long, Bình Chánh, Tân Kiên, Qui Đức, Đa Phước
Nghề mộc phân bố ở 7/15 xã của huyện Bình Chánh gồm Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Hưng Long, Bình Chánh, Tân Kiên, Đa Phước, Phong Phú
Nghề hoa lan – cây kiểng phân bố ở 12/15 xã của huyện Bình Chánh là Bình Lợi, Tân Kiên, Qui Đức, Vĩnh Lộc B, Đa Phước, Vĩnh Lộc A, Hưng Long, Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Phong Phú, Tân Nhựt, Tân Quy Tây
Nghề trồng rau sạch phân bố ở 8/15 xã của huyện Bình Chánh gồm có Vĩnh Lộc
A, Hưng Long, Đa Phước, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, Tân Kiên, Qui Đức
Nghề chăn nuôi, thủy sản phân bố ở 9/15 xã của huyện Bình Chánh đó là Vĩnh Lộc A, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Qui Đức, Bình Chánh, Đa Phước, Phong Phú, Tân Nhựt, Tân Kiên
Nghề gia công chổi lông gà phân bố ở 2/15 xã của huyện Bình Chánh là Qui Đức
và Đa Phước
Trang 39Làng nghề se nhang tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh được thành lập với
04 tổ hợp tác se nhang tại ấp 2 và ấp 3 với 94 thành viên, trong đó có 03 người thuộc Ban chủ nhiệm Tổ hợp tác (THT)
2.2.2 Hoạt động sản xuất và kinh doanh
Qui mô diện tích làng nghề khoảng 30.000 m2 (bình quân khoảng 300 m2/hộ) Nguồn nhân lực chủ yếu là người lao động tại địa phương, một số khác từ khu vực bên cạnh như Quận Bình Tân sang làm gia công Độ tuổi từ 25 đến 65 (sinh năm
1950 - 1991)
Tại làng nghề có 04 THT được chia như bảng sau:
Bảng 2.3 Phân bố nguồn nhân lực ở mỗi THT STT Tổ Số lao động Số máy se nhang Tổ trưởng
Đa số các thành viên của Tổ hợp tác nhận gia công thành phẩm Tại cơ sở của Chị Thúy có 35 công nhân làm việc Chủ yếu là những công nhân không có vốn đầu tư
Trang 40huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
thiết bị làm việc và một số công nhân khác thì làm các công đoạn còn lại như cân, trộn bột, phơi, đóng thành phẩm Bình quân mỗi lao động 01 ngày sản xuất được 10 thiên nhang và thu nhập bình quân khoảng 4.000.000 đ/tháng
Hằng ngày các thành viên giao nhang thành phẩm và nhận nguyên liệu tại nhà Nguyễn Cát Bụi Thúy (Chủ nhiệm THT) Nhang thành phẩm được chuyển đi các cơ
sở đóng gói bán lẻ, tiểu thương ở các chợ và một số đến mua hàng ngày
Các thành viên của THT được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo chính sách của Thành phố, ngân hàng chính sách xã hội, vay từ quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố hoặc nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp hộ nghèo bằng hình thức như mượn vốn không lãi mua máy se nhang, nguyên vật liệu với tổng số lượt 94 hộ, đạt 100% với
số tiền vay khoảng 2,5 tỷ đồng
2.2.3 Đánh giá chung
a) Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ của làng nghề
Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân được quản lý dưới hình thức thủ công, hàng tháng Ban chủ nhiệm THT tổ chức họp giao ban 01 lần tại văn phòng Ban nhân dân ấp
2, xã Lê Minh Xuân để nắm lại tình hình hoạt động của tổ hợp tác
Tại đây các hộ sản xuất sử dụng máy trong nước chủ yếu thuộc Cơ sở Tiến Dũng tại huyện Bình Chánh, tuổi thọ máy bình quân sử dụng 10 năm, máy hoạt động tương đối ổn định; hiện nay có 50% máy cũ cần thay mới hoặc nâng cấp
Hiện nay, công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm trên báo, internet chưa được thực hiện
Hoạt động của làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện
b) Thuận lợi
Được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngành chức năng đã công nhận làng nghề nhang tại xã Lê Minh Xuân; Nhờ sự đoàn kết của các thành viên trong tổ đã giúp nhau vượt nghèo, có việc làm thường xuyên Bên cạnh đó THT còn dạy nghề lại cho các thành viên mới, nhằm tạo cho ấp 2 có nhiều hộ gia nhập tổ hợp tác ngày càng đông
c) Khó khăn
Nguồn tiêu thụ ngày càng giảm, thời tiết biến cố bất thường làm cho người dân không kịp ứng phó thường bị thiệt hại trong mùa mưa; giá nguyên vật liệu thường xuyên dao động, giá thành phẩm ngày càng thấp