1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ pemetrexed – cisplatin trên bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IIIB – IV

65 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VIỆT HÀ

CHẨN ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ UNG THƯ PHỔI

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VIỆT HÀ

CHẨN ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ UNG THƯ PHỔI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Tờ

Thuộc đề tài: Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ

Pemetrexed – Cisplatin trên bệnh nhân ung thư phổi giai đoạnIIIB – IV

Chuyên ngành: Ung thưMã số: 62 72 0149

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

Trang 3

CR Complete Response Đáp ứng hoàn toàn

CT Computerized Tomography Chụp cắt lớp vi tính

CTC Common Toxicity Criteria Tiêu chuẩn độc tính chung

EGFR Epidermal Growth Factor Receptor Thụ thể yếu tố phát triển biểu mô

ERS European Respiratory Society Hội hô hấp Châu Âu

FDA Food and Drug Aministration

Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa KỳFISH Fluorescence in situ hybridization

Xét nghiệm lai tại chỗ nhiễm sắc thể gắn huỳnh quangHMMD Hóa mô miễn dịch

IASLC The International Association for the Stady of Lung CancerHiệp hội quốc tế nghiên cứu về ung thư phổi

Trang 4

Phân loại quốc tế về bệnh ung thư IHC Immunohistochemistry

Hóa mô miễn dịch

IMRT Intensity modulated radiation therapy Xạ trị điều biến liều

KRAS Kirsten rat sarcoma viral oncogene Gen ung thư thuộc họ K ras

LCNEC Lung cancer Neuroendocrine Ung thư thần kinh nội tiết phổiMBH Mô bệnh học

MIA Minimally Invasive Adenocarcinoma Ung thư biểu mô tuyến xâm lấn tối thiểu.NSCLC Non small cell lung cance

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏNSE Neuron Specific Enolase

Yếu tố hóa học thần kinh đặc hiệu PD L1 Programmed Death Ligand

Yếu tố gắn kết thụ thể kìm hãm đáp ứng miễn dịchPFS Progresive Free Survier

Thời gian sống thêm bệnh không tiến triểnROS1 Thụ thể yếu tố sinh học riêng

SCC Squamous Cell Carcinoma

Ung thư biểu mô tế bào vảy

SCLC Small cell lung cancer Ung thư phổi tế bào nhỏ

TBNA Transbronchial needle aspiration Sinh thiết xuyên thành phế quản

TDF Time – Dose and and Fractional

Trang 5

TKNT Thần kinh nội tiết

TNM Tumor Node Metastasis Khối u Hạch Di căn

TTF-1 Thyroid transcription factor 1

Yếu tố phiên mã ngược

UTBM Ung thư biểu môUTP Ung thư phổi

UTPKTBN Ung thư phổi không tế bào nhỏUTPTBN Ung thư phổi tế bào nhỏ.

VATS Video – assisted Thoracic Surgery Phẫu thuật nội soi có hướng dẫn của videoWHO World Health Organization

Tổ chức y tế thế giớiXT Xạ trị

Trang 6

I Đặt vấn đề 1

II.Chẩn đoán mô bệnh học ung thư phổi 2

2.1 Các phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán mô học 2

2.2 Các kỹ thuật sử dụng trong phân loại mô bệnh học 4

2.2.1 Kỹ thuật nhuộm Hematoxylin và Eosin 4

2.2.2 Kỹ thuật nhuộm chất nhầy 5

2.2.3 Kỹ thuật nhuộm hoá mô miễn dịch 5

2.2.4 Hiển vi điện tử 12

2.3 Các kĩ thuật chẩn đoán sinh học phân tử 13

2.3.1.Kỹ thuật giải trình tự gen trực tiếp 13

2.3.2 Kỹ thuật PCR-RFLP 13

2.3.3 Kỹ thuật Scorpions-Amplification Re-farctory Mutaiton System 14

2.3.4 Kỹ thuật Smart Amplification Process 14

2.4 Phân loại mô bệnh học Ung thư phổi 15

2.4.1 Lịch sử phân loại mô bệnh học UTP 15

2.4.2 Cập nhật phân loại mô bệnh học ung thư phổi của WHO 2015 19

2.5 Các đột biến sinh học phân tử 40

2.5.1 Đột biến gen EGFR 40

2.5.2 Đột biến gen KRAS 41

2.6.3 Đột biến gen ALK 41

2.5.3 Đột biến gen BRAF 42

2.5.4 Đột biến PD L1 43

2.5.5 Đột biến ROS1 43

III TÓM TẮT 44TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Bảng 1: Phân loại của WHO về khối u phổi năm 2015 19Bảng 2 So sánh phân loại mô bệnh học UTP của WHO năm 2004 và 2015 23

Trang 8

Hình 1 A, Sinh thiết kim cho thấy một "ung thư biểu mô tuyến với một mô hìnhlepidic." B , Tương quan với chụp cắt lớp vi tính (CT) cho thấy một nốtkính mờ có kích thước 2,5 cm không có thành phần đặc, thích hợp chẩnđoán ung thư biểu mô tuyến tại chỗ (AIS) Mặc dù một thành phần xâmlấn nhỏ hoặc ung thư biểu mô xâm lấn tối thiểu (MIA) không thể bị loạitrừ C , Phần nodule rắn này xuất phát từ ung thư biểu mô tuyến lepidicchiếm ưu thế được cắt bỏ Nếu sinh thiết kim vào vùng kính mờ ( mũitên), nó có thể cho thấy các kết quả bệnh lý tương tự như trong A Nó sẽgây nhầm lẫn để chẩn đoán bệnh lý của AIS trong trường hợp mẫu đượclấy không bao gồm toàn bộ tổn thương và thành phần xâm lấn không có

trong mẫu sinh thiết 27

Hình 2 Ung thư biểu mô tuyến lepidic 28

Hình 3 Ung thư biểu mô tuyến chùm nang 28

Hình 4 Ung thư biểu mô tuyến nhú 29

Hình 5.Ung thư biểu mô tuyến đặc 29

Hình 6 Ung thư biểu mô tuyến vi nhú 29

Hình 7 Ung thư biểu mô tuyến dạng keo 30

Hình 8 Ung thư biểu mô vảy dạng đáy 32

Hình 9 Ung thư biểu mô tế bào nhỏ 34

Hình 10 Ung thư biểu mô tuyến vảy 36

Hình 11 Ung thư biểu mô đa hình 37

Hình 12 Ung thư biểu mô tế bào hình thoi 37

Hình 13 Ung thư biểu mô tế bào khổng lồ 38

Hình 14 U nguyên bào phổi 39

Hình 15 Ung thư NUT 40

Trang 10

I Đặt vấn đề

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và lànguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nhiều nước trênthế giới cũng như ở Việt Nam Theo GLOBOCAN năm 2012 trên toàn cầucó khoảng 1,6 triệu người mắc và 1,378 triệu người tử vong do UTP, tươngứng với 13% tổng số trường hợp mắc và 19,4% tổng số trường hợp tử vongdo tất cả các loại ung thư[1] Ung thư phổi là một vấn đề sức khoẻ chínhtrong thế kỷ 21, là nguyên nhân hay gặp nhất gây tử vong do UT và tác độngđến 170.000 người/năm ở Mỹ[2].Ở Việt Nam theo các số liệu thống kê ghinhận ung thư giai đoạn 2000 – 2010, UTP đứng hàng đầu ở nam giới với tỷ lệ35,1/ 100.000 dân và đứng thứ 3 trong các ung thư ở nữ giới với tỷ lệ 13,9/100.000 dân [3] Ung thư phổi gồm hai nhóm là UTPKTBN và UTPTBN,trong đó UTPKTBN chiếm 80- 85% số ca ung thư phổi.

Ung thư phổi là một ung thư phổ biến , độ ác tính cao nên đã đượcnghiên cứu từ rất sớm Chẩn đoán mô bệnh học có vai trò quyết định và làtiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư phổi Trong những năm qua phânloại mô bệnh học không ngừng thay đổi với mong muốn tìm ra bản chất môhọc của khối u và đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng nâng cao [4].Vấn đềquan tâm của các nhà lâm sàng hiện nay là việc định typ mô bệnh một cáchchính xác và xác định rõ các đột biến gen nhằm điều trị có hiệu quả hơn Từcác cố gắng tìm hiểu nguồn gốc, sự biệt hóa , các thành phần của mô u, ngườita nhận thấy ung thư phổi là một trong những loại ung thư có tính phức tạp vềcác thành phần tế bào u, hướng biệt hóa khác nhau của các tế bào u và mỗiphân nhóm lại có xu hướng tiến triển khác nhau Điều trị ung thư phổi hiệnnay đang hướng tới điều trị theo cá thể [5]

Chẩn đoán mô bệnh mô bệnh học và sinh học phân tử có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong việc khẳng định tổn thương là lành tính hay ác tính,

Trang 11

phân định rõ các typ mô học và xác định loại đột biến gen, từ đó là cơ sở chođiều trị và đánh giá tiên lượng bệnh [6].

Nhờ có sự tiến bộ của sinh học phân tử giúp các nhà khoa học phát minhcác thuốc nhắm trúng đích và các thuốc miễn dịch mới mang lại kết quả đầyhứa hẹn trong điều trị ung thư phổi, đây cũng là một lĩnh vực phát triển nhanhchóng và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lâm sàng [7].Mục đích của chuyên đề này là cập nhật các kiến thức về mô bệnh học và sinhhọc phân tử trong ung thư phổi

II Chẩn đoán mô bệnh học ung thư phổi

Trong các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi, chẩn đoán mô bệnhhọc được coi là quan trọng nhất, có tính chất quyết định và là cơ sở địnhhướng trong điều trị và tiên lượng bệnh Từ đầu thế kỉ 20 đến nay đã có nhiềuphân loại mô học ung thư phổi và luôn được chỉnh sửa bổ sung thể hiện tínhchất phức tạp của khối u [8].

2.1 Các phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán mô học

* Sinh thiết qua nội soi phế quản ống mềm.

Nội soi phế quản là phương pháp thăm khám bên trong của hệ thống khíphế quản nhờ vào hệ thống nội soi phế quản.Trong UTP thường sử dụng kĩthuật nội soi phế quản ống mềm giúp xác định vị trí, kích thước, hình tháimức độ xâm lấn của tổn thương trong lòng phế quản Nội soi kết hợp sinhthiết niêm mạc phế quản, sinh thiết tổn thương trong lòng phế quản; chải, rửaniêm mạc phế quản, sinh thiết kim nhỏ xuyên thành phế quản- TBNA (Transbronchia needle aspiration) lấy bệnh phẩm làm chẩn đoán tế bào và mô bệnhhọc [9] [10].

* Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của máy chụp cắt lớp vi tính.

Sinh thiết xuyên thành ngực là thủ thuật chẩn đoán đầu tay với các tổnthương trong phổi và trung thất Dưới sự hướng dẫn của chụp CT cho phépxác định rõ kích thước ,vị trí , đánh giá được tính chất của tổn thương và các

Trang 12

liên quan về giải phẫu, hạch và các tổn thương phối hợp Kĩ thuật này giúpcho thầy thuốc thực hiện được những tổn thương kích thước nhỏ, ở sâu vànhững vị trí nguy hiểm với độ chính xác cao [11] Loại kim được dùng đầutiên là kim Vim, Silverman và Menghini, về sau có một số kim khác đợc sửdụng nhằm hạn chế biến chứng như kim "Sure-cut” cải tiến từ kim Menghinihoặc kim “tru-cut” Ưu điểm của phương pháp này là mẫu mô đủ cho chẩnđoán mô bệnh học: chẩn đoán xác định, phân loại mô bệnh học Thủ thuậtkhông quá phức tạp và bệnh nhân chỉ cần gây tê.

* Sinh thiết phổi mở

Khi các kỹ thuật tế bào học và các kỹ thuật sinh thiết khác không đạt kếtquả, một số tác giả chủ trương làm sinh thiết phổi mở Kỹ thuật này thườnghay sử dụng đường rạch rộng như mổ phổi, cho phép đánh giá được toàn bộnhu mô phổi và trung thất, qua đó lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnhhọc Tuy vậy, phương pháp này có tỷ lệ tử vong cao (1-4%), biến chứngkhoảng 7% nên ít được sử dụng [12]

* Sinh thiết qua nội soi lồng ngực

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành phẫu thật nội soi mà hiện nay các ốngsoi mềm có thể vào được các khoang tự nhiên của cơ thể Hiện nay nội soi lồngngực, màng phổi , trung thất có thể lấy sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.Cũng qua nội soi lồng ngực có thể sinh thiết hạch để chẩn đoán gián tiếp các khốiu phổi [13].

* Sinh thiết phổi khoan

Có những trường hợp khối u rắn, xơ hoá nên xét nghiệm chọc hút kimnhỏ không lấy được bệnh phẩm, do vậy, người ta đã cải tiến các loại kim đểcó thể lấy đủ bệnh phẩm cho chẩn đoán Sinh thiết phổi khoan ra đời vào giữanhững năm 30, đến năm 1967, Steel S.J và Winstaley D.P dùng kim khoan cảitiến thực hiện trên 91 bệnh nhân với kết quả chẩn đoán được bệnh là 75%(chủ yếu là các bệnh phổi lan toả) Nordenstrom B (1975) đưa ra một loại kim

Trang 13

khoan bằng tay được thực hiện dưới màn tăng sáng Ưu điểm của phươngpháp này là khả năng lấy trúng, lấy đủ bệnh phẩm cao, thoả đáng cho yêu cầuchẩn tế bào học Nhiều trường hợp đủ bệnh phẩm cho xét nghiệm mô bệnhhọc [12].

* Sinh thiết các vị trí di căn : hạch , xương , mô mềm

Trong một số trường hợp khối u ở phổi khó tiếp cận để lấy bệnh phẩmhoăc khối u nguyên phát không phát triển mà chỉ phát hiện được các khối dicăn tại các vị trí ngoài phổi , lúc này sẽ sinh thiết các vị trí di căn để lấy bệnhphẩm làm chẩn đoán mô bệnh học

* Bệnh phẩm sau phẫu thuật cắt thùy hoặc phân thùy phổi

Các khối u sau khi được cắt bỏ sẽ được các nhà giải phẫu bệnh cắt lọc,giữ lại mô u và loại bỏ phần mô không cần thiết Bệnh phẩm được pha thànhcác mảnh nhỏ 1cm x 1cm x 0,5cm và được lấy ở nhiều vùng u khác nhau,thông thường từ 3-5 mảnh ở các vùng ngoại vi, gần trung tâm và trung tâmkhối u Ưu điểm lớn nhất của sinh thiết sau PT là người ta có thể lấy đượcnhiều vùng của mô u và hạn chế tối đa khả năng âm tính giả do lấy mẫu bệnhphẩm không trúng hoặc không đủ như các phương pháp sinh thiết khác, đồngthời nó có khả năng cung cấp bệnh phẩm không hạn chế cho những trườnghợp chẩn đoán khó, phải gửi nhiều nơi để hội chẩn, cùng lúc dùng nhiềuphương pháp đặc biệt khác để chẩn đoán (hoá mô miễn dịch, siêu cấu trúc, sinhhọc phân tử ) Tuy nhiên, do chẩn đoán được thực hiện sau khi đã PT nên cácnhà lâm sàng không thể sử dụng kết quả này để lựa chọn phương pháp điều trịngay từ đầu mà chỉ sử dụng nó để lên kế hoạch điều trị bổ sung, đánh giá tiênlượng bệnh [12]

2.2 Các kỹ thuật sử dụng trong phân loại mô bệnh học

2.2.1 Kỹ thuật nhuộm Hematoxylin và Eosin (HE)

Phương pháp nhuộm HE là phương pháp thường quy, cơ bản nhất vàđược áp dụng cho tất cả các trường hợp bệnh được sinh thiết Kỹ thuật nàythường hay dùng trong chẩn đoán các bệnh ung thư nói chung trong đó có

Trang 14

UTP và các bệnh khác có sinh thiết được tổn thương Đây là phương phápnhuộm liên tiếp hai phẩm nhuộm Hematoxylin và Eosin: Hematoxylin làphẩm nhuộm bazơ dùng để nhuộm nhân còn Eosin là phẩm nhuộm axit dùngđể nhuộm bào tương Quá trình nhuộm nhân là nhuộm tăng dần, chỉ dừng lạikhi nhân bắt màu tối ưu Quá trình nhuộm bào tương lại là nhuộm giảm dần,nghĩa là để cho bào tương bắt màu thật đậm rồi tẩy bớt đi bằng cách “biệthoá” trong một loại cồn có nồng độ thấp Kết quả nhuộm: Nhân tế bào xanhđến xanh đen, bào tương tế bào hồng đến đỏ, sợi tạo keo hồng nhạt [14]

2.2.2 Kỹ thuật nhuộm chất nhầy (PAS-Periodic Acid-Schiff)

Dựa trên nguyên lý tác nhân oxy hoá là axit periodic phá vỡ các liên kếtgiữa 2 cacbon của một số nhóm hoá học để hình thành các aldehyt Người taphát hiện được các aldehyt này là nhờ chúng bắt màu đỏ với thuốc thử Schiff.Kỹ thuật này được áp dụng trong chẩn đoán mô bệnh học các UTP với mụcđích phát hiện chất nhầy ở nội bào và ngoại bào Kết quả nhuộm dương tính

không chỉ cho phép khẳng định týp carcinôm tuyến còn cho phép khẳng địnhcác phân týp carcinôm tuyến (tuyến đặc với chất nhầy, tế bào nhẫn), carcinômvảy, carcinôm tuyến kém biệt hóa và xác định biến thể của carcinôm tế bàonhỏ tổ hợp với carcinôm tuyến (lưu ý là phải nhuộm với diastase tiêu hoá để

loại sự bắt màu của glycogen) Kết quả nhuộm PAS: Nhân tế bào mầu đen,nấm và chất nhầy màu hồng đỏ, glycoprotein màu đỏ, chất nền màu ve [15]

2.2.3 Kỹ thuật nhuộm hoá mô miễn dịch ( Immunohistochemistry-IHC)

2.2.3.1 Nguyên lý chung

HMMD là sự kết hợp giữa mô học và miễn dịch học dựa vào nguyên lýphản ứng kết hợp kháng nguyên với kháng thể đặc hiệu để phát hiện nguồngốc của sự biệt hoá tế bào trong mô Trong phương pháp này, các KT được sửdụng để xác định sự hiện diện của các KN đặc hiệu trong hoặc trên bề mặt tếbào, qua đó xác định chính xác bản chất của tế bào và mô Nó được sử dụngđể xác định sự biểu hiện hay không biểu hiện một KN riêng biệt của một mô

Trang 15

và xác định tình trạng KN của các tế bào riêng biệt trong mô và vị trí KN đótrong tế bào [16]

Các tế bào có các KN khác nhau và sự kết hợp đặc hiệu giữa KN và KTcó thể nhận dạng được các dòng tế bào khác nhau trong một quần thể tế bàocũng như xác định được một số đặc điểm sinh học khác nhau và chức năngcác tế bào trong cùng một dòng.

Nguyên tắc là cho kháng thể đặc hiệu lên mô, nếu trong mô có KN sẽ cóphản ứng kết hợp KN-KT Có 2 cách để quan sát phức hợp này:

- Miễn dịch huỳnh quang: KT được gắn với một chất phát huỳnh quang(quan sát kết quả dưới kính hiển vi huỳnh quang).

- Miễn dịch enzym: KT được gắn với một loại enzym, enzym này xúctác cho một phản ứng hóa học để chuyển một chất không màu thành một chấtcó màu (quan sát được dưới kính hiển vi quang học).Để có thể quan sát đượcphức hợp KN-KT dưới kính hiển vi quang học, cần làm cho các phức hợp nàythể hiện dưới dạng có màu và để đạt được điều này, người ta phải sử dụng cácKT được đánh dấu với các chất màu

Các kháng thể bao gồm.

+ Kháng thể thứ nhất: chủ yếu là IgG kết hợp trực tiếp với kháng nguyên + Kháng thể thứ hai: là kháng thể kháng kháng thể thứ nhất có nhiệm vụlàm cầu nối giữa kháng thể thứ nhất với hệ thống phóng đại dấu hiệu nhận biết

+ Hệ thống phóng đại gồm: một enzym, chất nền và chất màu.

Dùng các marker phù hợp với từng trường hơp cần chẩn đoán phân biệt.

Các phương pháp thường dùng :

+ Phương pháp enzym chống enzym (Peroxydase-antiperoxydase): KNmô + KT thứ nhất + KT thứ hai gắn phức hợp enzym chống enzym(peroxydase-antiperoxydase).

Trang 16

+ Phương pháp cầu nối Avidin-Biotin (Avidin-Biotin conjugate),(phương pháp ABC): KN mô + KT thứ nhất + KT thứ hai gắn phức hợpAvidin, Biotin và peroxydase.

+ Phương pháp cầu nối Biotin-streptavidin: KN mô + KT thứ nhất + KTthứ hai gắn phức hợp Biotin, Streptavidin và peroxydase.

+ Phương pháp phosphatase kiềm - kháng phosphatase kiềm (Alkalinephosphatase - antialkaline phosphatase) (phương pháp APAAP).

Trong các phương pháp nhuộm HMMD, phương pháp Complex (ABC) được sử dụng phổ biến nhất Sử dụng phương pháp ABC,KT thứ 2 phải được gắn với biotin Hệ thống phóng đại và bắt màu gồm mộtenzyme và chất màu Enzyme được sử dụng rộng rãi là peroxidase được chiếtxuất từ rễ cây cải ngựa hoặc alkaline phosphatase (AP) chiết xuất từ vi khuẩnE.Coli Enzyme này được gắn với KT thứ 2 (gắn trực tiếp hoặc bằng cầu nốihoá học như gắn enzyme với với KT thông qua cầu nối avidin và biotin) Chấtmàu hiển thị hay được sử dụng là hợp chất diaminobenzidin (DAB) vì nó tạora màu nâu khá bền vững Các kỹ thuật nhuộm HMMD đã tỏ ra hữu ích trongviệc cung cấp thêm một phương tiện hữu hiệu để chẩn đoán xác định và phânbiệt một số tổn thương của tế bào và mô Với UTP nó có giá trị để chẩn đoán

Avidin-Biotin-xác phân biệt giữa các u lymphô ác tính với carcinôm tế bào nhỏ; giữa

carcinôm tế bào nhỏ với các carcinôm kém biệt hoá khác không phải tế bàonhỏ; giữa carcinôm tế bào nhỏ đơn thuần với carcinôm tế bào nhỏ tổ hợp, ucacxinoit.

2.2.3.2 Các dấu ấn thường sử dụng trong chẩn đoán ung thư phổi

TTF-1 (thyroid transcription factor 1):

TTF-1 là yếu tố sao chép tuyến giáp 1, TTF-1 điều hoà sự bộc lộ củacácgen thyroperoxidase và thyroglobulin trong tuyến giáp, não và phổi.Protein này có vai trò điều hoà sự phát triển của phổi, nó giữ vai trò quantrọng trong sự bộc lộ đặc hiệu của những protein hoạt tính bề mặt A, B, C và

Trang 17

những protein chế tiết của tế bào Clara TTF1 bộc lộ 70-80% carcinôm KTBNcủa phổi Đối với từng phân typ dấu ấn này được báo cáo dương tính trong72,5% UTBM tuyến, 10% trong UTBM vảy,26% UTBM tế bào lớn, 75%UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn, trên 90% UTBM tế bào nhỏ và 100% utuyến phế nang Trái lại, chỉ 2 trong số 286 UTBM tuyến thuộc các týp khôngphải của phổi và tyuến giáp có phản ứng miễn dịch của TTF-1 [17].

p53 :

p53 là gen ức chế khối u ở người một có vai trò quan trọng trong điều

hòa chu kỳ tế bào Khi có tổn thương ở DNA, p53 làm ngừng chu trình tế bàocho đến khi DNA bị tổn thương được sửa chữa hoặc p53 có thể làm cho tế

bào chết theo chương trình nếu không còn khả năng sửa chữa DNA.Nhữngđột biến mất chức năng p53 làm tăng tính bất ổn định di truyền và làm giảmchết tế bào theo chương trình Người ta phát hiện thấy khoảng 2/3 bệnh nhânUTP có đột biến gen p53, thường gặp trong UT tế bào vảy và UT tế bào nhỏcủa phổi.[20], [21], [22].Gen p53 nằm trên đoạn ngắn của nhiễm sắc thể số17 Gen này có vai trò chính trong kiểm soát chu kì tế bào, tạo thuận tiện choquá trình chết theo chương trình và sửa chữa DNA, ngăn truyền lại các độtbiến trong tế bào bình thường Đột biến gen p53 rất hay gặp ở nhiều loại ungthư ở người, hầu hết là các đột biến điểm trong đoạn exon 5 đến 9 Kết quảđột biến là gen này mất chức năng và trở thành gen sinh u tích lũy với nồngđộ cao trong nhân tế bào và người ta có thể phát hiện được bằng phương phápnhuộm hoá mô miễn dịch Sử dụng phương pháp hoá mô miễn dịch nhằmphát hiện các sản phẩm gen này và các kháng nguyên ở ung thư phổi giúp choviệc chẩn đoán và phân loại bệnh này chính xác hơn [18], [19], [20][21].

p63là một thành phần khác của họ p53 , nó có vai trò trong sự phát triểncủa mô biểu bì và những ung thư biểu mô tế bào vảy [22] Au và cộng sự đãđánh giá sự bộc lộ của p63 qua nghiên cứu 408 trường hợp ung thư phổi bằng

Trang 18

vi dãy mô trong hai phòng thí nghiệm khác nhau Bộc lộ p63 gặp trong phầnlớn những ung thư biểu mô tế bào vảy của phổi (96,9%), ung thư biểu môthần kinh nội tiết tế bào lớn(50%) và ung thư biểu mô tế bào nhỏ(76,9%) Sựbộc lộ của p63 được nhận biết là có ý nghĩa tiên lượng trong ung thư biểu môthần kinh nội tiết độ cao Trên quan điểm thực hành, các tác giả này sử dụng sựbộc lộ p63 như một dấu ấn của biệt hóa tế bào vảy[23].Tác giả Wang và CSnhận thấy p63 bộc lộ ở tế bào gốc phế quản lành tính và đề xuất sử dụng p63 đểphân biệt ung thư biểu mô vảy kém biệt hóa và ung thư tế bào nhỏ [24]

Chromogranin:

Chromogranin là một protein có mặt trong những hạt thần kinh nội tiết, vìthế nó là dấu ấn có độ nhậy và độ đặc hiệu cao của sự biệt hoá TKNT Khinhuộm có thể thấy các hạt bắt màu tương ứng với các hạt TKNT Chromograninkhông chỉ (+) hầu hết trong các u cacxinoit mà còn (+) với hầu hết các trườnghợp carcinôm tế bào nhỏ của phổi (75-80%) [25].

Synaptophysin:

Synaptophysin là loại glycoprotein màng Synaptophysin có mặt ở cáctế bào TKNT, tế bào phhoir thai nhi và các u TKNT và nó được sử dụngphối hợp cùng với các KT khác để phát hiện các u TKNT, carcinôm bào nhỏcủa phổi Đây cũng là một dấu ấn TKNT giống chromogranin nhưng độ nhậythấp hơn [26].

Nhóm Cytokeratin (CK):

Là nhóm gồm các protein có thể hòa tan trong nước có trọng lượng phântử nằm trong khoảng 40-79 kD Chúng được tìm thấy ở cấu trúc vi ống, cấutrúc được xem như là khung xương của các tế bào biểu mô Có 20 cytokeratinđã được xác định, đánh số từ 1 đến 20 và chúng được chia thành 2 dưới nhómlà nhóm I và nhóm II.

+ Nhóm I bao gồm các cytokeratin acid (Acidic cytokeratins) (pI <5.5), đánh số từ 9 đến 20.

Trang 19

+ Nhóm II bao gồm các cytokeratin base (Basic cytokeratins) (pI > 6),đánh số từ 1 đến 8.

Mỗi Cytokeratin nhóm I sẽ bắt cặp với một Cytokeratin nhóm II và trongtất cả các tế bào biểu mô đều chứa ít nhất 2 loại Cytokeratin, ngoại trừCytokeratin 19 là chỉ tồn tại riêng lẻ không theo cặp Các Cytokeratin cũng cóthể được phân chia theo trọng lượng phân tử, nhóm có trọng lượng phân tửthấp (như 8, 18 và 19) và nhóm có trọng lượng phân tử cao (như 1, 5, 10 và14).

Các kháng thể được sử dụng để phát hiện những u phổi không phải thầnkinh nội tiết bao gồm những dấu ấn keratin Hai mươi loại phân tử tồn tại vàđược phân loại CK7 bộc lộ trong nhiều tế bào biểu mô của phổi, mặc dùđược tìm thấy trong nhiều loại tế bào biểu mô khác và nhiều loại ung thư biểumô của phổi CK7 là loại phân tử keratin được tìm thấy phổ biến nhất trongung thư biểu mô tuyến của phổi CK5 được tìm thấy chủ yếu trong ung thưbiểu mô tế bào vảy Khi sử dụng chẩn đoán, CK7 thường được sử dụng vớiCK20 và những kháng thể không keratin khác trong chẩn đoán và phân loạinhững u tuyến Hầu hết những ung thư biểu mô phổi tiên phát chứa nhiều loạiphân tử keratin, với ngoại lệ ung thư biểu mô tế bào nhỏ, nó thường chứanhững keratin trọng lượng phân tử thấp bao gồm CK7 [27].

Chu và CS (2000), đã đánh giá 435 u biểu mô từ những cơ quan khácnhau sử dụng hóa mô miễn dịch với những kháng thể CK7 và CK20 [28].CK7 được tìm thấy trong nhiều loại ung thư, với ngoại lệ những ung thưbiểu mô phát sinh từ đại tràng, tuyến tiền liệt, thận và tuyến ức, những ucarcinoid của phổi và đường tiêu hóa và những u tế bào Merkel của da.Phần lớn những ung thư biểu mô vảy từ những cơ quan khác nhau âm tínhvới CK7, với ngoại lệ ung thư biểu mô vảy của cổ tử cung CK20 cũngdương tính trong gần như tất cả những ung thư biểu mô đại trực tràng vàung thư biểu mô tế bào Merkel.

Trang 20

Trong số các dấu ấn sinh học trong ung thư phổi, Ki67 là một yếu tố hữuích dự báo ung thư phổi Ki-67 là một kháng nguyên ung thư, được tìm thấydo sự tăng sinh và phân chia của tế bào và nhân, hiện diện ở kỳ hoạt độngcủa tế bào (G1, S, G2 và phân bào), và vắng mặt trong kỳ nghỉ ngơi (G0) làmột protein nhân liên quan đến các quy luật tiến triển của tế bào Một sốnghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa Ki-67 và sống thêm ở những bệnhnhân ung thư phổi 49% bệnh nhân ung thư có Ki67 dương tính, 29% liên quanđến ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), 1% liên quan ung thư biểu mô tếbào nhỏ (SCLC), 2% với khối u carcinoid Về kết quả sống còn, Ki-67 là một yếutố tiên lượng, nghĩa là khi Ki-67 tăng, tiên lượng của bệnh rất xấu [29].

Napsin A

Napsin A cũng là một dấu ấn có nhiều hứa hẹn, được phát hiện trong bàotương của tế bào phổi loại 2 và trong những đại thực bào phế nang Nó là mộtaspartic protease có trọng lượng phân tử khoảng 38kDa liên quan đến quátrình lập trình chuỗi N và C tận của protein B bề mặt [30] Ngoài ra, nhữngnghiên cứu trên cũng khẳng định rằng những đánh giá mô học và tế bào họccủa ung thư phổi biểu mô tuyến với Napsin A có độ phù hợp cao giữa mô họcvà tế bào học.

Claudin là một trong những thành phần của phức hợp các protein trongliên kết chặt của tế bào và số lượng các liên kết này lại tỉ lệ nghịch với tiênlượng và các đợt bùng phát của bệnh nhân ung thư Trong những dòng tế bàoung thư phổi, có sự bộc lộ thay đổi của các claudin 1, 2, 3, 4 và 7 đã đượctìm thấy [31] Trong những nghiên cứu sử dụng những mẫu lấy từ các u cóphân loại mô học khác nhau cho thấy sự bộc lộ claudin của chúng thay đổităng hoặc giảm khác nhau so với số lượng của chúng trong các tế bào phế

Trang 21

quản và mô phổi bình thường [32] Sự bộc lộ khác nhau của các claudin trongcác loại ung thư phổi khác nhau có thể một phần liên quan đến nguồn gốc tếbào của chúng Claudin 1 và 4 thì bộc lộ cao trong ung thư biểu mô tuyến vàung thư biểu mô phế quản phế nang trong khi claudin 2 và 5 bộc lộ thấp trongcả hai loại ung thư này[33] Ung thư biểu mô phổi tế bào nhỏ cũng cho sự bộclộ với claudin 2 cao hơn so với ung thư biểu mô tuyến [34].

NSE (Neuron Specific Enolase-Enolase đặc hiệu nơron):

NSE là một enzym biến đổi 2-phosphoglycerat pyruvat thànhphosphoenolpyruvat trong quá trình phân huỷ đường Nó gồm 3 đơn vị khácbiệt và phân bố khác nhau trong cơ thể, trong đó, đơn vị  có nồng độ caotrong não so với các mô khác nên nó được gọi là enolase đặc hiệu nơron [30].NSE có thể có trong thành phần thần kinh của u thần kinh hạch, u nguyên bàothần kinh hạch, u nguyên bào thần kinh và u thần kinh ngoại bì nguyên thuỷ,u phó giao cảm, u tuỷ thượng thận và carcinôm thần kinh nội tiết Dấu ấn nàytrong chẩn đoán UTP để tìm sự biệt hoá TKNT và để chẩn đoán phân biệtgiữa các u TKNT với các loại carcinôm KTBN khác Sự bộc lộ của NSE gặpchủ yếu u nguyên bào thần kinh hoặc ung thư phổi typ tế bào nhỏ Giá trị củaNSE là một dấu hiệu cho bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ, được đánh giá bằngcách sử dụng một kháng thể đơn dòng (MCAB) kháng NSE NSE cũng cótrong các tế bào thần kinh nội tiết ngoại vi và trong các peptid thần kinh nộitiết ở ruột và tụy Ung thư tế bào nhỏ của phổi được xem như là u typ thầnkinh nội tiết [31].

2.2.4 Hiển vi điện tử

Kỹ thuật hiển vi điện tử được dùng để xác định các tế bào vảy kém biệthoá với hình ảnh của các cầu nối gian bào, chất sừng trong bào tương tế bào đồngthời còn được sử dụng để xác định các hạt thần kinh nội tiết (các hạt này có kíchthước 100-200nm đường kính với đậm độ điện tử dày đặc) có mặt trong bào

Trang 22

tương các tế bào carcinôm tế bào nhỏ, carcinôm TKNT tế bào lớn, u carcinoid.Tuy nhiên, kỹ thuật này vừa đắt tiền vừa phức tạp nên ít được sử dụng.

2.3 Các kĩ thuật chẩn đoán sinh học phân tử

2.3.1.Kỹ thuật giải trình tự gen trực tiếp.

Đây là phương pháp thường được sử dụng khi mật độ tế bào ung thưtrong mô phân tích ≥ 30% Với tỷ lệ này, việc các định đột biến gen bằngphương pháp giải trình tự trực tiếp có độ nhạy và độ đặc hiệu lên đến 99%.DNA của bệnh nhân tách chiết từ mẫu mô được sử dụng để khuếch đại genEGFR, KRAS và BRAF bằng phản ứng RCR sử dụng các cặp mồi đặc hiệu.Sản phẩm PCR sau khi tinh sạch được đưa vào giải trình tự trực tiếp sử dụng

phương pháp BigDye terminator sequencing (Applied Biosystems, Foster city,

USA) Trình tự gen được đối chiếu với trình tự của gen EGFR, KRAS, BRAF

hoang dại trên Genbank (National center for biotechnology information,

NCBI) và phân tích theo phương pháp ABI Prism 310 genetic analyzer

Trang 23

trường hợp xác định đột biến điển hình Phương pháp này hứa hẹn khả năng ápdụng rộng rãi trong việc sàng lọc nhanh các đột biến tại exon 21 của gen EGFR vàđột biến tại codon 12 của gen KRAS một cách hiệu quả [36]

2.3.3 Kỹ thuật Scorpions-Amplification Re-farctory Mutaiton System(Scorpions ARMS).

Scorpions ARMS là sự kếthợp của kỹ thuật khuếch đại đặc hiệu alen độtbiến (ARMS) và công nghệ Scorpions trong phản ứng Real time PCR để pháthiện các đột biến Trong đó, nguyên lý của kỹ thuật khuếch đại đặc hiệu alenđột biến là dựa vào đặc tính của Taq DNA polymerase chỉ khếch đại hoànchỉnh 1 phân tử DNA một khi đầu 3’ của mồi và sợi khuôn bổ xung hoàn toànvới nhau Khi đầu 3’ của mồi không bổ xung với sợi khuôn phản ứng PCR sẽbị ức chế hoàn toàn Dựa trên nguyên lý này, kỹ thuật cho phép khuếch đạiđặc hiệu một trình tự đột biến ngay cả trong trường hợp alen đột biến đóchiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số sợi khuôn DNA Scor-pions là phân tử cócấu tạo một đầu mang trình tự của đoạn mồi đặc hiệu với alen đột biến cầnkhuếch đại, đầu trình tự này được nối với một đầu dò Fluorophore phát tínhiệu huỳnh quang của đầu dò được gắn với quencher có nhiệm vụ dập tắt tínhiệu huỳnh quang của fluorophore Trong phản ứng PCR khi đầu dò bám vớiđoạn trình tự khuếch đại, Fluorophore được giải phóng khỏi quencher, pháttín hiệu đến cảm biến của máy Realtime-PCR [37].

2.3.4 Kỹ thuật Smart Amplification Process (SmartAmp).

Kỹ thuật Smart Amplification Process (SmartAmp) là công nghệ mớinhất được phát triển bởi các nhà khoa học tại viện công nghệ RIKEN – NhậtBản nhằm phát hiện các đột biến trên gen EGFR và KRAS Nguyên lý cơ bảncủa kỹ thuật SmartAmp là: Khuếch đại DNA = Phát hiện đột biến Để thựchiện được nguyên lý này kỹ thuật SmartAmp sử dụng: I) các cặp mồi pháthiện đột biến được thiết kế bất đối xứng nhằm giảm thiểu các khả năng mồighép cặp sai với sợi khuôn; II) một loại protein mới ới khả năng nhận biết và

Trang 24

bám đặc hiệu tại vị trí có sự ghép cặp không tương đồng giữa mồi và khuôn(TaqMutS) ngăn không cho phức hợp mồi khuôn được khuếch đại trong phảnứng kéo dài chuỗi Chỉ những phức hợp mồi – khuôn DNA ghép cặp hoànmới được khuếch đại nhờ DNA polymerase, tín hiệu của sản phẩm khuếch đạiđặc hiệu đột biến được phát hiện trong hệ thống máy Realtime-PCR Thực tếcho thấy một trong những khó khăn của việc áp dụng các kỹ thuật sinh họcphân tử như giải trình tự, Scorpions ARMS trong thực tế lâm sang thường đòihỏi qua nhiều bước, đội ngũ kỹ thuật viên có kiến thức chuyên sâu về sinhhọc phân tử, giá thành cao, thời gian phân tích kết quả lâu Các công trìnhnghiên cứu áp dụng kỹ thuật SmartAmp cho thấy kỹ thuật vận hành qua 1bước duy nhất “khuếch đại DNA = phát hiện đột biến”, có độ chính xác cao,thời gian từ khâu tách mẫu đến cho kết quả phân tích đột biến gen rất ngắn: ∼30 phút Đây là một ưu thế nổi bật của kỹ thuật SmartAmp so với các kỹ thuậtkhác như giải trình tự gen (1-2 ngày), PCR-RFLP (1-2 ngày), ScorpionsARMS (3-4 tiếng) [38].

2.4 Phân loại mô bệnh học Ung thư phổi

2.4.1 Lịch sử phân loại mô bệnh học UTP

Chẩn đoán mô bệnh học là bắt buộc và được coi như là tiêu chuẩn vàngtrong các phương pháp chẩn đoán UTP Bởi vậy, đã từ lâu các nhà bệnh họcđã cố gắng đưa ra những phân loại mô học có các tiêu chuẩn rõ ràng, kháchquan, có tính nhất quán về sinh học, và có ít nhất các trường hợp u không xếploại được, đồng thời vừa dễ áp dụng, vừa có ý nghĩa thực tế Tuy nhiên, do sựphong phú về nguồn gốc tế bào bình thường ở phổi đã tạo nên sự phức tạp vềcác týp mô học của UTP Mặt khác, do hình ảnh vi thể trong UTP rất đa dạng,đồng thời sự biến đổi của các týp mô học lại luôn diễn tiến, cũng như sự hiểubiết của chúng ta ngày càng sâu hơn do được sự hỗ trợ của nhiều kỹ thuậthiện đại nên đã có nhiều thay đổi về các tiêu chuẩn của từng týp mô học và đóchính là lý do của hơn 40 phân loại mô bệnh học UTP đã được công bố từ đầu

Trang 25

thế kỷ trước đến nay Năm 1924, lần đầu tiên trên y văn, Marchesani ở ViệnGiải phẫu bệnh Innsbraok dựa trên nghiên cứu mô học của 26 trường hợpUTP, ông đã đề nghị một phân loại mô bệnh học UTP với 4 týp sau: carcinômtế bào đáy, carcinôm đa hình, carcinôm vảy sừng hoá, carcinôm tuyến tế bàotrụ Bảng phân loại này đã được chấp nhận trong vòng 25 năm Theo phânloại này, loại carcinôm tuyến, dù ở các mức độ biệt hoá khác nhau, đều dễhiểu và nhận biết được vì chúng rất giống với biểu mô trụ lót phế quản Loạicarcinôm vảy, khi phát triển đầy đủ cũng dễ chẩn đoán nhầm vì giống nhữngbiến đổi dị sản gặp trong giãn phế quản, các hốc ở phổi hay tổn thương viêmmạn khác Đặc biệt, các u bất thục sản hay không biệt hoá, một số rất đa hìnhvà không hề giống với mô nguồn nên các nhà giải phẫu bệnh đã đề nghị hàngloạt tên gọi, đáng chú ý nhất là carcinôm bất thục sản tế bào nhỏ[39].

Từ những năm 80 của thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện quan niệm chia ungthư biểu mô phổi thành 2 nhóm lớn là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thưbiểu mô không tế bào nhỏ Nhóm thứ nhất chỉ bao gồm typ ung thư biểu môtế bào nhỏ, nhóm kia bao gồm tất cả các tế typ mô bệnh học còn lại Sự phânchia đơn giản này bắt nguồn từ thực tế lâm sàng là tất cả các ung thư biểu môtế bào không nhỏ thích hợp với điều trị bằng phẫu thuật, còn các ung thư biểumô tế bào không nhỏ thì phần lớn thích hợp với xạ trị hay hóa trị Sự xuấthiện của nhiều phân loại cho thấy tính phong phú về tạo mô học của UTP vàđây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, song nó lại tạo ra sự khôngthống nhất về danh pháp, định nghĩa, cách áp dụng trong thực hành và do vậy,hạn chế khả năng hợp tác quốc tế Trước thực trạng này, Trung tâm thamkhảo quốc tế về định nghĩa và phân loại mô học các u phổi của WHO đượcthành lập nhằm mục đích thống nhất các týp vi thể của u phổi trên phạm vitoàn cầu, năm 1967 tập I bộ sách: "Phân loại mô học các u của phổi" ra đời[40] Sau 10 năm áp dụng, để bảng phân loại có tính cập nhật, WHO đã tổchức một hội thảo quốc tế về vấn đề này vào năm 1977 để xem xét lại toàn

Trang 26

diện những ý kiến đóng góp, phê bình và năm 1981 đã tái bản cuốn sách"Phân loại mô học các u phổi" lần thứ 2 có thay đổi, sửa chữa[41].

Việc định typ có thể gặp khó khăn khi ở những phần khác nhau của cùngmột loại u lại có mức độ biệt hóa khác nhau, thậm chí có nhiều loại biệt hóa.Theo cách phân loại thường dùng cho các u của các cơ quan khác nhau thì cóthể xác định typ mô học dựa trên các mô biệt hóa cao nhất được định tínhbằng những tính từ đặc trưng cho mức độ biệt hóa của những phần kém biệthóa nhất; nói cách khác đấy là một “chia độ” mô học Mặc dù phân loại nàyđã đáp ứng được những đòi hỏi của việc định typ mô bệnh học ung thư phổikhi đó, song không phải không có những nghiên cứu phân loại mới.Nhữngtyp mô bệnh học mới này đã được các nhà bệnh học tái hiện lại, bổ sung,hoàn chỉnh thêm và là cơ sở cho phân loại mới của WHO lần thứ 3 (1999)[42] Phân loại mới này có các mã hình thái học của phân loại quốc tế cácbệnh u và danh pháp hệ thống hóa về y học Nếu so sánh phân loại lần thứnhất (1967) và lần thứ hai (1981), người ta dễ dàng nhận thấy về cơ bản haiphân loại này không khác nhau nhiều, song phân loại lần thứ 3 có nhiều thayđổi so với hai phân loại trước đó, nhiều typ/thứ typ mới được thừa nhận vàchưa từng có trong các phân loại trước đó.

Dù có nhiều phân loại mô học UTP của các tác giả hoặc nhóm tác giả đãcông bố và được áp dụng trong thực hành lâm sàng khác nhau, song kể từ khicó phân loại mô học ung thư phổi của WHO lần đầu tiên (1967),phân loại nàyngay lập tức đã được đón nhận khá rộng rãi.

Trong 3 phân loại mô học ung thư phổi và màng phổi của WHO, phânloại cập nhật lần thứ 3 (1999) có nhiều ưu điểm nổi bật so với các phân loạitrước đó Những điểm khác biệt là bảng phân loại không quá phức tạp, khôngquá chi tiết nên dễ áp dụng (gồm 9 typ), song thể hiện được các đặc điểm vềmô bệnh học, phản ánh được tiên lượng bệnh tốt hơn, đặc tính sinh học củatất cả các typ u.

Trang 27

Năm 2004, WHO đã đưa ra một phân loại mới có sửa đổi về phân loạicác bệnh của phổi và khối u màng phổi Hệ thống phân loại khối u rất quantrọng trong việc chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị bệnh nhân và để cung cấp cơsở các nghiên cứu dịch tễ học và hình thái mô bệnh học [43].

Theo bảng phân loại mô bệnh học ung thư phổi - phế quản năm 2004 củaTổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư biểu mô phổi được chia thành nhiềuloại và được mã hóa.

Theo phân loại 2004 hầu hết các loại ung thư biểu mô tuyến typ hỗn hợpvà ung thư biểu mô tuyến typ tiểu phế quản phế nang gây nhiều nhầm lẫngiữa các bác sĩ lâm sàng Do đó, bảng phân loại ung thư biểu mô tuyến mớiđã được giới thiệu vào năm 2011 bởi một nhóm chuyên gia thuộc Hiệp hộiQuốc tế về Nghiên cứu Ung thư phổi (IASLC), Hiệp hội Lồng ngực Hoa kỳ(ATS) và Hiệp hộiHô hấp châu Âu (ERS) Các chuyên gia này đại diện chocác chuyên gia quốc tế về chuyên ngành bệnh học, sinh học phân tử, X-quang, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực Theo bảng phân loại này phân biệt giữatổn thương tiền xâm lấn, tổn thương xâm lấn tối thiểu và xâm lấn, thuật ngữung thư biểu mô tiểu phế quản phế nang dễ nhầm lẫn nên không được sử dụngnữa và typ mới bao gồm ung thư biểu mô tuyến tại chỗ và ung thư biểu môtuyến xâm lấn tối thiểu Phân loại này đề cập đến vấn đề quản lý, chẩn đoánvà phân loại trên các mẫu bệnh phẩm cắt bỏ và các mẫu bệnh phẩm nhỏ ( sinhthiết và tế bào học).Việc phân loại mới này nhấn mạnh typ mô bệnh học vớitương quan của các kỹ thuật hình ảnh và tác động của nó về chẩn đoán, điềutrị và tiên lượng bệnh Phân loại mới này cũng sẽ có ảnh hưởng đến việc phânloại TNM Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực sẽ tiếp tục đóng một vai trò quantrọng trong việc áp dụng, đánh giá và nâng cao hơn nữa phân loại ung thưbiểu mô tuyến [44].

Mục đích phân loại mô bệnh học trong ung thư biểu mô phổi là đem lạisự thống nhất trong chẩn đoán bệnh học, thuận tiện cho việc ghi nhận ung thưvà nghiên cứu khoa học cũng như phục vụ các bác sĩ lâm sàng trong việc lậpkế hoạch điều trị.Năm 2015 tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xuất bản phân

Trang 28

loại mới về các khối u phổi, màng phổi, tuyến ức và tim So với phân loại củaWHO năm 2004 phân loại mới này có nhiều thay đổi đối với các typ ung thưphổi thường gặp trong đó thay đổi nhiều nhất là typ ung thư biểu mô tuyến.

Sự thay đổi đáng kể nhất trong ấn bản này so với năm 2004 bao gồm (1) sửdụng mô miễn dịch hóa học trong suốt quá trình phân loại, bao gồm cả cácbệnh ung thư phổi đã cắt bỏ, (2) nhấn mạnh mới về các nghiên cứu di truyền,đặc biệt là kết hợp các xét nghiệm phân tử để giúp cá nhân hoá các chiến lượcđiều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến triển [45].

2.4.2 Cập nhật phân loại mô bệnh học ung thư phổi của WHO 2015

2.4.2.1 Phân loại các typ mô học theo WHO 2015.

Bảng 1: Phân loại của WHO về khối u phổi năm 2015.

Ung thư biểu mô

Ung thư biểu mô tuyến chế nhầy xâm lấn 8253/3Ung thư biểu mô tuyến hỗn hợp xâm lấn chế nhầy và

Ung thư biểu mô tuyến xâm lấn tối thiểu

Tổn thương tiền xâm lấn

Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ

Ung thư biểu mô tế bào vảy có cầu sừng 8071/3

Trang 29

Ung thư biểu mô tế bào vảy không có cầu sừng 8072/3Ung thư biểu mô tế bào vảy dạng đáy 8083/3

Tổn thương tiền xâm lấn

Ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ 8070/2Khối u thần kinh nội tiết

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp 8045/3Ung thư thần kinh nội tiết tế bào lớn 8013/3Ung thư thần kinh nội tiết tế bào lớn kết hợp 8013/3

Khối u carcinoid

Tổn thương tiền xâm lấn

Tăng sản tế bào thần kinh nội tiết phổi tự phát lan rộng 8040/0

Ung thư biểu mô dạng sarcom

Các loại ung thư khác và chưa phân loại

Các khối u typ tuyến nước bọt

Trang 30

Khối u mô cơ xơ võng mạc bẩm sinh

Sarcoma màng trong động mạch phổi 9137/3

Sarcoma myxoid phổi với sự dịch chuyển EWSR1- CREB1 8842/3U mô cơ biểu mô

Khối u di căn

Trang 31

2.4.2.2 Đặc điểm một số typ mô bệnh học ung thư phổi

Bảng 2 So sánh phân loại mô bệnh học UTP của WHO năm 2004 và 2015 [45]

UTBM tế bào vảy- Sừng hóa

- Không sừng hóa- Dạng đáy

- Tiền xâm nhập (UTBMV tại chỗ)UTBM tế bào nhỏ Biến thể:

+ U caccinoid điển hình+U caccinod không điển hình UTBM tuyến

- Chùm nang- Nhú

- Tiểu PQ-PN:+ Không nhầy+ Nhầy

+ Hỗn hợp

- Đặc với chất nhầy- Hỗn hợp

- Tổn thương tiền xâm lấn:

+ Quá sản dạng u tuyến không điểnhình

+ UTBMT tại chỗ:*Không chế nhày*Chế nhầy

- UTBMT xâm lấn tối thiểu:+ Không chế nhày

+ Chế nhầy

- UTBMT xâm lấn:+ Lepidic

+ Chùm nang+ Nhú

Trang 32

+ Tế bào sáng + Vi nhú+ Đặc

+ UT tuyến nhầy xâm nhập

- Hỗn hợp chế nhầy và không chếnhày Biến thể:

- Dạng keo- Tuyến thai- Ruột

UTBM tế bào lớn Biến thể:+ UTBM thần kinh nội tiết+ UTBM TKNT tổ hợp+ UTBM Dạng đáy+ UTBM dạng u lympho+ UTBM tế bào sáng

+ UTBM TBL với phenotyp hình gậy

UTBM tế bào lớn

Carcinoma dạng sacom- UT đa hình

- UT tế bào hình thoi- TB khổng lồ

- Carcinosarcoma- U nguyên bào phổi.

- Ung thư biểu mô đa hình- UTBM tế bào hình thoi- UTBM tế bào khổng lồ- Carcinosarcoma

- U nguyên bào phổi

Các UTBM không xếp loại khác- UTBM giống u lympho biểu mô- Ung thư biểu mô NUT

U cacxinoit: - U cacxinoit điển hình- U cacxinoit không điển hình

UTBMtyp tuyến nước bọt- UTBM dạng biểu bì nhầy- UTBM nang dạng tuyến

UTBMtyp tuyến nước bọt- UTBM dạng biểu bì nhầy- UTBM nang dạng tuyến- UT biểu mô -cơ biểu mô- U tuyến đa hình

Ngày đăng: 22/09/2019, 08:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Gupta S, Seaberg K, Wallace MJ et al (2005). Imaging-guided percutaneous biopsy of mediastinal lesions: different approaches and anatomic considerations . Radiographics, 25(3), pp. 763-86; discussion 786-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radiographics
Tác giả: Gupta S, Seaberg K, Wallace MJ et al
Năm: 2005
11. Yang H., Zhang Y, Wang KP et al (2015). Transbronchial needle aspiration: development history, current status and future perspective.J Thorac Dis, 7(Suppl 4), pp. S279-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Thorac Dis
Tác giả: Yang H., Zhang Y, Wang KP et al
Năm: 2015
12. Nguyễn Vượng, Lê Trung Thọ (2004). Đối chiếu mô bệnh học sinh thiết ung thư phổi trước và sau phẫu thuật . Công trình NCKH- Bệnh viện Bạch Mai 2003-2004, tập I, 420-427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình NCKH- Bệnhviện Bạch Mai 2003-2004
Tác giả: Nguyễn Vượng, Lê Trung Thọ
Năm: 2004
13. Nguyễn Chi Lăng (1992). Góp phần nghiên cứu chẩn đoán ung thư phổi phế quản bằng kỹ thuật soi phế quản ống mềm sinh thiết xuyên thành phế quản và chải rửa phế quản mù, Luận án phó tiến sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu chẩn đoán ung thưphổi phế quản bằng kỹ thuật soi phế quản ống mềm sinh thiết xuyênthành phế quản và chải rửa phế quản mù
Tác giả: Nguyễn Chi Lăng
Năm: 1992
14. Ost DE, Ernst A, Lei X et al (2016). Diagnostic Yield and Complications of Bronchoscopy for Peripheral Lung Lesions. Results of the AQuIRE Registry . Am J Respir Crit Care Med, 193(1), pp. 68-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Respir Crit Care Med
Tác giả: Ost DE, Ernst A, Lei X et al
Năm: 2016
15. Manhire A, Charig M, Clelland C et al (2003). Guidelines for radiologically guided lung biopsy . Thorax, 58, pp. 920-936 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thorax
Tác giả: Manhire A, Charig M, Clelland C et al
Năm: 2003
16. Bùi Công Toàn, Hoàng Đình Chân (2008). Bệnh ung thư phổi . Nhà xuất bản Y học , tr 101-105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhàxuất bản Y học
Tác giả: Bùi Công Toàn, Hoàng Đình Chân
Nhà XB: Nhàxuất bản Y học "
Năm: 2008
17. Mentzer SJ, Swanson SJ, DeCam M et al (1997). Mediastinoscopy, thoracoscopy, and video-assisted thoracic surgery in the diagnosis and staging of lung cancer . Chest, 112(4 Suppl), pp. 239s-241s Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chest
Tác giả: Mentzer SJ, Swanson SJ, DeCam M et al
Năm: 1997
19. Yatabe Y, Mitsudomi T, Takahashi T (2002). TTF-1 expression in pulmonary adenocarcinomas. Am J Surg Pathol, 26(6), 767-773 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Surg Pathol
Tác giả: Yatabe Y, Mitsudomi T, Takahashi T
Năm: 2002
20. Muller PA, Vousden KH, Norman JC (2011). P53 and its mutants in tumor cell migration and invasion. J Cell Biol 192(2), 209-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Cell Biol
Tác giả: Muller PA, Vousden KH, Norman JC
Năm: 2011
21. Oren M, Rotter V (2010). Mutant p53 gain-of-function in cancer. Cold Spring Harb Perspect Biol. 2(2), 001-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ColdSpring Harb Perspect Biol
Tác giả: Oren M, Rotter V
Năm: 2010
22. Weisz L, Damalas A, Liontos M, et al (2007). Mutant p53 enhances nuclear factor kappa B activation by tumor necrosis factor alpha in cancer cells. Cancer, 67(6), 2396-401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cancer
Tác giả: Weisz L, Damalas A, Liontos M, et al
Năm: 2007
23. Martynova E, Pozzi S, Basile V, et al (2012). Gain-of-function p53 mutants have widespread genomic locations partially overlapping with p63. Oncotarget.3(2), 132-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncotarget
Tác giả: Martynova E, Pozzi S, Basile V, et al
Năm: 2012
24. Melino G (2011). P63 is a suppressor of tumorigenesis and metastasis interacting with mutant p53. Cell Death Differ. 18(9), 1487-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cell Death Differ
Tác giả: Melino G
Năm: 2011
25. Neilsen PM, Noll JE, Suetani RJ, et al (2011), Mutant p53 uses p63 as amolecular chaperone to alter gene expression and induce a pro- invasive secretome. Oncotarget, 2(12), 1203-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oncotarget
Tác giả: Neilsen PM, Noll JE, Suetani RJ, et al
Năm: 2011
26. Moll UM, Slade N (2004). P63 and p73: roles in development and tumor formation. Mol Cancer Res, 2, 371-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mol Cancer Res
Tác giả: Moll UM, Slade N
Năm: 2004
27. Wang B. Y., Gil J., Kaufman D. et al (2002). P63 in pulmonary epithelium, pulmonary squamous neoplasms, and other pulmonary tumors . Hum Pathol, 33(9), pp. 921-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hum Pathol
Tác giả: Wang B. Y., Gil J., Kaufman D. et al
Năm: 2002
30. Peiguo C, Emerald W, Lawrence MW (2000). Cytokeratin 7 and cytokeratin 20 expresssion in Epithelial Neoplasmas: A Survey of 435 cases. Mod Pathol, 13(9), 962-972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mod Pathol
Tác giả: Peiguo C, Emerald W, Lawrence MW
Năm: 2000
31. Chu P, Wu E, Weiss LM (2000). Cytokeratin 7 and cytokeratin 20 expression in epithelial neoplasma: a survey of 435 cases. Mod Pathol 13(9), 962-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mod Pathol
Tác giả: Chu P, Wu E, Weiss LM
Năm: 2000
32. Paik KH, Park YH, Ryoo BY, et al (2006). Prognostic value of immunohistochemical staining of p53, bcl-2 and Ki-67 in small cell lung cancer. J Korean Med Sci; 21, 35-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Korean Med Sci
Tác giả: Paik KH, Park YH, Ryoo BY, et al
Năm: 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w