Những tương đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận...116 4.1.1 Những tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến đi
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN PHƯƠNG THANH
THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN PHƯƠNG THANH
THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Các số liệu, kết quả đượcnêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì côngtrình khoa học nào
Tác giả luận án
Phan Phương Thanh
Trang 4Lời Cảm Ơn
Trân trọng cám ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Bộ môn Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế với tư cách là đơn
vị đào tạo và tổ chức cho luận án này bảo vệ.
Xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
TS Liêu Linh Chuyên và TS Nguyễn Văn Lập là những người đã trực tiếp hướng dẫn chu đáo, tận tình, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án Xin cám ơn TS Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình góp ý giúp đỡ động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin mãi biết ơn các vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy, tham gia Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đã có những ý kiến đóng góp hết sức nhiệt tình và sâu sắc giúp tôi hoàn thành luận án Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn
bè, những người luôn khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Huế, tháng 1 năm 2019 Tác giả luận án Phan Phương Thanh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Ngữ liệu nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp của luận án 8
8 Bố cục của luận án 9
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 10
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật 10
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về thành ngữ 13
1.2 Cơ sở lý thuyết của luận án 19
1.2.1 Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận 19
1.2.2 Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận 22
1.2.3 Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ 27
1.2.4 Quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận 34
1.3 Tiểu kết 36
Chương 2 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN 38
2.1 Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán 38
2.1.1 Điển mẫu 38
2.1.2 Mô hình tỏa tia từ ngữ 39
2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán 45
2.2.1 Về cấu trúc ngữ nghĩa 45
Trang 62.3 Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
58
2.3.1 Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán 582.3.2 Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền
đích trong tiếng Hán612.4 Tiểu kết 76
Chương 3 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG
VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN 783.1 Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tốchỉ loài vật trong tiếng Việt 783.1.1 Điển mẫu 783.1.2 Mô hình tỏa tia từ ngữ 793.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt 853.2.1 Về cấu trúc ngữ nghĩa 853.2.2 Về nghĩa tri nhận văn hóa 933.3 Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt 96
3.3.1 Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt 963.3.2 Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền
đích trong tiếng Việt993.4 Tiểu kết 114
Chương 4 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH
NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN116
4.1 Những tương đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận 116
4.1.1 Những tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu
4.1.2 Những tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt 117
Trang 74.1.3 Những tương đồng về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt 123
Trang 84.2 Những điểm dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận 127
4.2.1 Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong
4.2.2 Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài
4.2.3 Những dị biệt về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ
4.3 Tiểu kết 140
KẾT LUẬN 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 NNHTN
2 ADTN
3 BPCT
: Ngôn ngữ học tri nhận: Ẩn dụ tri nhận
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.7 Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong
Bảng 2.9 Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các
Bảng 3.3 Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ
Bảng 3.4 Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong
Bảng 3.5 Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật
Bảng 3.7 Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong
Bảng 3.8 Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Việt
91
Bảng 3.9 Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA) 40
Sơ đồ 2.2 Mô hình tỏa tia của “虎” (HỔ) 40
Sơ đồ 2.3 Mô hình tỏa tia của “牛” (TRÂU) 41
Sơ đồ 2.4 Mô hình tỏa tia của “狗” (CHÓ) 42
Sơ đồ 2.5 Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU) 43
Sơ đồ 2.6 Mô hình tỏa tia của “心” (TÂM) 43
Sơ đồ 2.7 Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI) 44
Sơ đồ 2.8 Mô hình tỏa tia của “鸣” (MINH) 45
Sơ đồ 3.1 Mô hình tỏa tia của “CHÓ” 80
Sơ đồ 3.2 Mô hình tỏa tia của “TRÂU” 81
Sơ đồ 3.3 Mô hình tỏa tia của “GÀ” 81
Sơ đồ 3.4 Mô hình tỏa tia của “HỔ” 82
Sơ đồ 3.5 Mô hình tỏa tia của “ĐẦU” 83
Sơ đồ 3.6 Mô hình tỏa tia của “GAN” 83
Sơ đồ 3.7 Mô hình tỏa tia của “KÊU” 84
Sơ đồ 3.8 Mô hình tỏa tia của “CẮN” 85
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong xã hội loàingười Nhưng trong rất nhiều tình huống giao tiếp, chúng ta lại không dùng những
từ ngữ rõ ràng nhất, trực tiếp nhất để biểu đạt ý của mình, mà lại sử dụng một số
hình thức diễn đạt khác để thay thế, ví dụ: thành ngữ ―Ngựa xe như nước‖ để khắc hoạ một cảnh tượng phồn hoa và náo nhiệt; thành ngữ ―Khẩu phật tâm xà‖ để chỉ
một số người ngoài miệng ngon ngọt nhưng tâm địa rất độc ác, nham hiểm; hay đểbiểu thị từ một nơi xa xôi mang đến một món quà, tuy không có giá trị, nhưng đầy
tình cảm chứa chan chúng ta sử dụng thành ngữ ―Ngàn dặm tặng lông thiên nga‖
Cho đến nay thành ngữ đã được mọi người ứng dụng một cách rộng rãi trong giaotiếp Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của mỗi ngônngữ Nó là một trong những đơn vị ngôn ngữ mang nghĩa ẩn dụ nhiều nhất và phongphú nhất Do đó, để tiến hành giao tiếp một cách thành thạo như người bản địa,người học cần đang giao tiếp phải hiểu và sử dụng đúng thành ngữ của ngôn ngữ.Những hình ảnh của thế giới tự nhiên, bao gồm thế giới động vật, thực vật vàcác hiện tượng tự nhiên chiếm một số lượng khá lớn trong hệ thống thành ngữ.Hình ảnh phổ quát và riêng biệt trong thế giới tự nhiên khúc xạ qua tư duy mỗi dântộc là khác nhau và để lại những dấu ấn văn hóa dân tộc khá rõ nét Thành ngữ cóyếu tố chỉ loài vật là những thành ngữ mà thông qua nó các con vật được thể hiện,được con người cảm nhận và khai thác để phục vụ cho những diễn đạt khác
Nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tàinghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau như: thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thểngười dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm từbình diện ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm trong thơ ca, ẩn dụ ý niệm thực vật,
ẩn dụ thời gian, ẩn dụ phạm trù lửa… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu vềngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật cũng chiếm một số lượngkhá nhiều, chẳng hạn như: công trình nghiên cứu về thành ngữ có từ chỉ động vật là
những miền đích trừu tượng, từ đó tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong cácngôn ngữ
Trang 13Hiện nay nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là hướng nghiên cứu đang đượcnhiều người quan tâm Trong đó có vấn đề liên quan đến quan niệm ý nghĩa thànhngữ của ngôn ngữ học tri nhận đã bổ sung, mở rộng cho những nghiên cứu về thànhngữ theo quan niệm truyền thống Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài
―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ là làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa
của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt dưới ánh sángcủa lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận Qua đó, góp phần xác định đặc điểm tri nhận,đặc trưng văn hóa dân tộc qua ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trongtiếng Hán và tiếng Việt Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần nâng caochất lượng cho việc dạy học và nghiên cứu, cũng như xây dựng giáo trình dịchthuật thành ngữ được sử dụng trong văn bản, từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việtđặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
thuyết cho đề tài nghiên cứu của luận án
thành ngữ, qua đó chúng tôi phạm trù hóa ngữ nghĩa các thành ngữ này theo những phạmtrù ngữ nghĩa
chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt và phân tích cách thể hiện trong miền ý niệmnguồn
hiểu được quá trình tri nhận trong việc tạo ra ý nghĩa của thành ngữ
hiểu tính nghiệm thân và tính văn hóa cộng đồng dân tộc thể hiện trong tư duy ngôn ngữqua thành ngữ
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tập trung nghiêncứu về một số vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó nhấnmạnh về ẩn dụ tri nhận của các loài vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán vàtiếng Việt, qua đó làm rõ sự chuyển di từ miền nguồn các thành ngữ có yếu tố chỉloài vật đến những miền đích trừu tượng trong hai ngôn ngữ này
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ngữnghĩa học tri nhận liên quan đến thành ngữ trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tốchỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt
5 Ngữ liệu nghiên cứu
Nhằm đáp ứng yêu cầu của luận án, chúng tôi đã sử dụng các nguồn ngữ liệu
có uy tín để tiến hành tổng hợp, thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ loàivật trong tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể như sau:
Trong tiếng Hán, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong quyển ―汉语成语词典‖ (Từ điển thành ngữTừ điển thành ngữ tiếng Hán) xuất bản
năm 2002 của 宋永培 (Tống Vĩnh Bồi) chủ biên [85]
Trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố
chỉ loài vật trong quyển Từ điển thành ngữ Việt Nam (1993) của Nguyễn Như Ý
chủ biên [41]
Những thành ngữ tiếng Hán, chúng tôi đều dịch sang tiếng Việt Để đảm bảocho phần dịch sang tiếng Việt được hiểu đúng nghĩa, chúng tôi dịch theo ba hướng
Hướng thứ nhất: phiên âm Hán Việt, ví dụ:―放虎归山‖ (Phóng hổ qui sơn); hướng
rừng); hướng thứ ba: dịch thoát nghĩa chủ yếu là dịch theo nghĩa bóng và phần lớn
là chỉ chuyển dịch ý nghĩa bề sâu hoặc tìm thành ngữ tương đương, ví dụ: ―放虎 归山‖ (Ví việc làm vô cùng nguy hiểm, tạo điều kiện cho kẻ xấu có lợi thế hoành
hành) Cách chuyển dịch như vừa nêu trên sẽ giúp chúng tôi thuận tiện hơn trongviệc tìm ra miền nguồn các ý niệm từ thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến miền đích
là các ý niệm trừu tượng khác
Trang 156 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung sử dụng các phương pháp và thủpháp cơ bản sau đây:
6.1 Phương pháp xử lí ngữ liệu
Để thực hiện đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm
từ loài vật trong thành ngữ được khai thác từ miền nguồn và miền đích trong nguồnngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trước hết chúng tôi sẽ tiến hành xử lí ngữliệu trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt cụ thể như sau:
+ Thống kê nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
a Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
tiếng Hán
Trên cơ sở 10.364 đơn vị thành ngữ có trong quyển―汉语成语词典‖ (Từ điển thành ngữTừ điển
thành ngữ tiếng Hán) do Tống Vĩnh Bồi (chủ biên), chúng tôi đã thu thập được 683
thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôinhận thấy rằng thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 6.59% trong tổng sốthành ngữ tiếng Hán và có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành
ngữ tiếng Hán, cùng là một đơn vị thành ngữ như: ―厉兵秣马‖ (Lệ binh mạt mã =
Cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến) nhưng lại xuất hiện hai hoặc
ba thành ngữ biến thể như: ―砺戈秣马‖ (Lệ qua mạt mã = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến),―秣马厉兵‖ (Mạt mã lệ binh = Cho ngựa ăn no,
mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến), chính vì thế những biến thể thành ngữ nhưtrình bày ở trên chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ
Trang 16+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Hán
Dựa vào kết quả thu được là 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôithống kê được 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao như:
7.12%, 狗 (chó) chiếm tỉ lệ 6.48% xuất hiện trong thành ngữ, chúng tôi dựa vàophân loại của từng loài vật xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vậtnhư: nhóm thú hoang dã sống trên cạn chiếm tỉ lệ cao nhất 25.61%, tiếp đến lànhóm chim (trời) 23.17%, nhóm côn trùng (sâu bọ) có 19.51% và nhóm sinh vậtsống dưới nước 14.63% chiếm tỉ lệ tương đương nhau, bên cạnh đó nhóm vật nuôi(gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ khá thấp là 9.76%, cuối cùng chiếm số lượng thấpnhất là nhóm vật giả tưởng 6.10% và nhóm gặm nhấm 1.22%
tiếng Hán
Các BPCT loài vật được sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Hán, quathống kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Hán với 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loàivật, có 20 từ ngữ chỉ BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 120 lần trong thành ngữ
(đầu) chiếm tỉ lệ 18.33%, 心 (tim) chiếm tỉ lệ 10.00%
Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi
đã thống kê được 18 động từ có tần số xuất hiện là 94 lần trong thành ngữ, trong đó
có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao như: 飞 (phi) chiếm tỉ lệ 22.34%, 鸣
(minh) chiếm tỉ lệ 17.02%, 吠 (phệ) chiếm tỉ lệ 11.7%
ngữ tiếng Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi
đã thống kê được 14 động từ có tần số xuất hiện 31 lần, trong đó có những từ ngữ
có tần số xuất hiện cao như: 杀 (giết) chiếm tỉ lệ 22.93%, 骑 (cưỡi) chiếm tỉ lệ 22.58%, 打 (đánh) chiếm tỉ lệ 6.45%, 摸 (bắt) chiếm tỉ lệ 6.45%
Trang 17- Các kiểu cấu trúc thành ngữ được sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loàivật trong tiếng Hán
Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, dựa vào kết quả thu thậpđược chúng tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc của thành ngữ như
sau: + Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng
+ Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng
b Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt
tiếng Việt
Dựa vào 8.000 đơn vị thành ngữ có trong quyển Từ điển thành ngữ tiếng Việt
do Nguyễn Như Ý chủ biên, chúng tôi đã thu thập 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loàivật Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy thành ngữ có yếu
tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 8.69% trong tổng số thành ngữ tiếng Việt và chúng tôicũng nhận thấy rằng có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành ngữ,
cùng là một đơn vị thành ngữ như:―Bới đầu cá vạch đầu tôm‖ nhưng lại xuất hiện đến hai hoặc ba biến thể thành ngữ, chẳng hạn như: “Chặt đầu cá vá đầu tôm‖,
―Giật đầu cá vá đầu tôm‖, ―Vặt đầu cá vá đầu tôm‖, vì vậy những biến thể của
thành ngữ như trên chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.
+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Việt
Dựa vào kết quả thu được là 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôithống kê được 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao như:
chó có tỉ lệ 9.88% cao nhất, tiếp đến là trâu chiếm tỉ lệ 7.74%, gà chiếm tỉ lệ 4.83%
và hổ chiếm tỉ lệ 4.71%… xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật
như: nhóm chim (trời) chiếm tỉ lệ 28.00% cao nhất, nhóm thú hoang dã sống trêncạn chiếm tỉ lệ khá cao 22.00%, tiếp đến nhóm có tỉ lệ cao gần bằng nhau là nhómsinh vật sống dưới nước với tỉ lệ 19.00% và nhóm côn trùng (sâu bọ) 18.00%,nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ 8.00% khá thấp, cuối cùng nhóm chiếm
tỉ lệ thấp nhất là nhóm vật giả tưởng 3.00% và nhóm gặm nhấm 2.00%
+ Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt
BPCT loài vật được sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt, qua thống
kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Việt với 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, có
Trang 1820 thành ngữ chứa tên gọi BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 139 lần, trong đó có
những từ ngữ có tần số xuất hiện cao như: đầu chiếm tỉ lệ 20.14% cao nhất, tiếp đến là gan chiếm tỉ lệ 11.51%.
Việt
Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi
đã thống kê được 39 động từ của loài vật với tần số xuất hiện là 122 lần, trong đó
có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao như: kêu chiếm tỉ lệ 15.57%, cắn chiếm tỉ
lệ 9.02%
dụng trong thành ngữ tiếng Việt
Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi
đã thống kê được 22 động từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật với
tần số xuất hiện 45 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao như: cưỡi chiếm tỉ lệ 15.57%, bắt chiếm tỉ lệ 9.02%, đánh chiếm tỉ lệ 8.02%.
- Các kiểu cấu trúc thành ngữ được sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt
Dựa vào kết quả thu thập được 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi
đã chia thành hai nhóm cấu trúc trong thành ngữ, để cho việc tiến hành nghiên cứuđược thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành phân loại các nhóm cấu trúc trong thành ngữnhư sau:
Từ việc thống kê các nhóm từ ngữ và các kiểu cấu trúc của thành ngữ, trên cơ
sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa thông qua đó sẽ tìm ra cácmiền đích từ miền nguồn loài vật được thể hiện trong thành ngữ
6.2 Phương pháp phân tích miêu tả
Từ kết quả thống kê thu thập có được trong các nhóm từ ngữ và các kiểu cấutrúc được sử dụng trong thành ngữ, chúng tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm ngữ nghĩacủa thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt
thành ngữ có cùng ý nghĩa khái quát tạo thành những miền ý niệm
Trang 19+ Khám phá những cấu trúc ADTN thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếngHán và tiếng Việt; sau đó tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệttrong các mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật.
trưng khác nhau Do đó, chúng tôi có thể phạm trù hóa các thành ngữ theo ý nghĩa mà nó
có thể phản ánh (ví dụ: ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh…) Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếnhành tuyển chọn những tương ứng ngữ nghĩa từ miền nguồn sang miền đích
- Thủ pháp tỏa tia: là khái quát sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ đượcxem là điển mẫu được sử dụng trong thành ngữ Thành tố trung tâm là nghĩa gốccủa từ, các nghĩa phái sinh là các nghĩa chuyển ẩn dụ có vai trò mở rộng nghĩa.Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ miêu tả những điển mẫu có tần
số xuất hiện cao với sự chuyển nghĩa theo các lĩnh vực Các thành tố trong mỗi ýniệm sẽ được liệt kê lần lượt theo đặc tính xa dần nguyên gốc
- Thủ pháp miêu tả ngữ nghĩa: xác lập những mối quan hệ ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật làm cơ sở thiết lập thành từng phạm trù
các BPCT của loài vật, thành ngữ có sử dụng các cặp loài vật sóng đôi, thành ngữ có từchỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật, thành ngữ có sử dụng hoạt động củaloài vật, thành ngữ có sử dụng loài vật với đối tượng khác, để khái quát thành các phạmtrù với các công thức
Để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong sự chuyển di ánh xạ từmiền nguồn các ý niệm của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến những miền đíchtrừu tượng của hai ngôn ngữ Hán, Việt Trên cơ sở đó, tìm ra những đặc trưng vănhóa - tư duy dân tộc trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của thành ngữ có yếu tốchỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt
7 Đóng góp của luận án
Về ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa học của thành ngữ theo quan niệm của ngônngữ học tri nhận trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếngHán và tiếng Việt
8
Trang 20cứu của luận án sẽ ứng dụng những ứng dụng
trong công tác giảng dạy, ngữ song ngữ Hán - Việt
8 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có
4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.
Trong chương này, luận án sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan về từ ngữ chỉ loài vật, các công trình nghiên cứu về thànhngữ và thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật; cơ sở lý thuyết của đề tài luận án gồm có:những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận trong đó chú trọng về ngữ nghĩahọc tri nhận liên quan đến ẩn dụ tri nhận, thành ngữ Chương này sẽ đặt nền móng
lí thuyết cho việc triển khai các nội dung cụ thể ở những chương tiếp theo
Chương 2: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận Trong chương này, chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu
của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từngữ Từ mô hình tỏa tia của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứuđặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán Với những kết quả nghiên cứu cóđược chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu
tố chỉ loài vật trong tiếng Hán
Chương 3: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu như
ở chương 2 Chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu của thành ngữ có yếu tố chỉ loàivật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ ngữ Từ mô hình tỏa tia của cácnhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của thànhngữ tiếng Việt Với những kết quả nghiên cứu có được sẽ tiến hành xây dựng môhình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt
Chương 4: Những điểm tương đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
Từ kết quả có được ở chương 2 và chương 3, chúng tôi tiến hành phân tích,
so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tốchỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận
9
Trang 21Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật
a Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thành quả nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa động vật ở Trung Quốc,
trong đó có mười hai con giáp, phải nói đến bài ―汉语词义学‖ (Từ điển thành ngữNghĩa học của từ
vựng tiếng Hán) [86] của tác giả 苏新春 (Tô Tân Xuân) (1997) tập trung phân tích
về nguồn gốc của lớp từ chỉ đến động vật trong tiếng Hán, từ đó chỉ ra đặc điểm tưduy liên tưởng của người Trung Quốc qua sự liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Trong cuốn ―汉语词义系统研究‖ (Từ điển thành ngữHệ thống ngữ nghĩa của từ tiếng Hán) [88] của
tác giả 王军 (Vương Quân) (2005), tác giả đã kết hợp lí luận với thực tiễn làm sáng
tỏ các vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học, trong đó có đề cập đến đặc trưng tâm lý,văn hóa dân tộc thể hiện qua ý nghĩa tượng trưng của từ chỉ động vật trong tiếng
Hán Công trình ―汉语词汇的文化透视‖ (Từ điển thành ngữGóc nhìn văn hóa trong từ vựng tiếng
Hán) [87] của tác giả 王 国 安 、 王 小 曼 (Vương Quốc An, Vương Tiểu Mạn) (2011) đã chọn góc nghiên cứu lịch đại, thông qua khảo sát, miêu tả và phân tích
lớp từ chỉ động vật, chỉ ra ý nghĩa văn hóa qua ngôn ngữ
Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nước học phải kể đến công
trình nhan đề ―汉英动物名称的国俗同义现‖ (Từ điển thành ngữHiện tượng đồng nghĩa đất nước
học trong tên gọi động vật Hán Anh) của đồng tác giả 王德春, 王建华 (Vương Đức Xuân và Vương Kiến Hoa) (1995) [91] Tiếp đó là công trình mang tên ―汉语动 物词语之的国俗语义研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu ngữ nghĩa đất nước học của từ ngữ chỉ
động vật trong tiếng Hán) [71] của tác giả 李月松 (Lí Nguyệt Tùng) (2008), tác giả
đã chỉ ra cơ sở định danh tên gọi động vật của từng loài Tác giả cho rằng, ngữnghĩa của lớp từ chỉ động vật trong tiếng Hán phản ánh rõ nét đặc trưng tư duy,quan niệm luân lý truyền thống của người Trung Quốc
Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ chọn góc nghiên cứu này, trước hết
phải kể đến công trình ―中英动物词文化对比研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu đối chiếu văn
Trang 22hóa từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Anh) [65] của tác giả 郝丽 (Hách
Lệ) (2010) đã thu thập và thống kê từ ngữ chỉ động vật, cùng là một con vật nhưnggiá trị ngữ nghĩa và văn hóa của hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau, chẳng hạnnhư: hình ảnh “con chó” trong tâm thức của người Anh và người Trung Quốc,chúng ta bắt gặp hiện tượng khác nhau về tình cảm đối với con vật này Trong tâmthức của người Trung Quốc “chó” có vị trí thấp hèn, là đối tượng bị khinh rẻ, coithường Vì vậy, những từ ngữ liên quan đến “chó” trong tiếng Hán phần lớn là
những từ mang nghĩa xấu như: chó săn, chó ghẻ trong khi đó người Anh lại xem
“chó” như là thú cưng trong nhà, vì vậy những từ ngữ liên quan đến “chó” thường
mang nghĩa tích cực như: lucky dog, a gay dog… Kết quả nghiên cứu của tác giả đã
cho người đọc thấy được những điểm tương đồng và dị biệt về văn hóa thông quacác từ ngữ chỉ con vật được thể hiện trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Anh
Tiếp đến là công trình ―汉越生肖词语对比研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu đối chiếu từ ngữ
chỉ con giáp trong tiếng Hán và tiếng Việt) [56] của tác giả 裴氏恒娥 (Bùi Thị Hằng Nga) (2015) là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Trung Quốc, tác giả đã sử dụng
phương pháp so sánh đối chiếu, thông qua khảo sát và phân tích, chỉ ra những điểmtương đồng và khác biệt của lớp từ chỉ mười hai con giáp trong tiếng Hán và tiếngViệt qua ngữ liệu từ thành ngữ, tục ngữ, nhất là đặc điểm tri nhận của hai dân tộc vềcon giáp
Bên cạnh đó còn có một số công trình như: Luận văn thạc sĩ ―汉语动物成语 的语言文化研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu ngôn ngữ văn hóa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
trong tiếng Hán) [63] của tác giả 董晓荣 (Đổng Hiểu Vinh) (2012) đã tiến hành
thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ động vật Trên cơ sở đó, tác giả đãchia các loài động vật thành sáu nhóm và sắp xếp theo thứ tự như sau: nhóm 12 congiáp, nhóm tứ linh, nhóm gia cầm, nhóm gia súc, nhóm loài vật dưới nước và nhómcôn trùng được thể hiện qua nghĩa biểu trưng của từng nhóm loài động vật trongthành ngữ tiếng Hán, qua đó có thể giúp người đọc thấy được đặc trưng văn hóacủa người Trung Quốc
b Những nghiên cứu ở Việt Nam
nghĩa chỉ động vật Trong công trình ―Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của
Trang 23nhóm từ chỉ động thực vật tiếng Việt (Từ điển thành ngữso sánh với tiếng Anh)‖ [35] của tác giả
Nguyễn Thanh Tùng (2003) đã nghiên cứu từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt qua
từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ, công trình tiến hành khảo sát cáchdùng từ chỉ động thực vật với nghĩa đen và nghĩa bóng, mục đích để so sánh từ chỉđộng thực vật tiếng Việt và tiếng Anh Thông qua việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉđộng thực vật trong tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả đã tìm ra những điểm tươngđồng và dị biệt trong lối sống, lối suy nghĩ của hai cộng đồng Việt, Anh Tác giả đãvận dụng kết quả đạt được và đưa ra một số gợi ý xoay quanh việc giảng dạy vàdịch thuật từ chỉ động thực vật trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ
Công trình ―Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân
gian người Việt‖ [30] của tác giả Triều Nguyên (2007) đã tiến hành nghiên cứu về ngôn
ngữ và văn hóa người Việt Trong công trình có 100 động vật được nêu tên để lấy ýkiến phân loại và đánh giá theo thang điểm 50 nhân chứng của người Thừa Thiên Huế,với 19 tiêu chí như: sạch - bẩn, nhanh - chậm, chăm - lười, có lợi - có hại, đẹp - xấu…Tác giả đã giúp người đọc nắm được ý nghĩa vốn có trong tên gọi động vật của ngườiViệt và từ đó nhận ra đặc điểm, bản sắc văn hóa dân tộc Tuy nhiên, với 50 nhân chứng
là người Thừa Thiên Huế vẫn còn quá mỏng, hơn nữa 100 động vật được chọn đưavào bảng điều tra chưa thể cho là đầy đủ và thấu đáo được
Bài báo―So sánh hàm nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt‖ [22] của tác giả Trịnh Thị Thanh Huệ (2007) đã chọn một số từ trong lớp
từ vựng tên gọi động vật thân thuộc trong tiếng Hán và tiếng Việt để phân tích, sosánh, đối chiếu hàm nghĩa văn hoá của hai ngôn ngữ Hán và Việt Kết quả so sánhđối chiếu sẽ giúp cho người đọc thấy được sự tương đồng và dị biệt trong quanniệm về văn hóa của người Trung Quốc và người Việt Nam
Với bài ―Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (Từ điển thành ngữ龙, Dragon) và
Chó (Từ điển thành ngữ 狗, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh‖ [5] của tác giả Liêu Linh Chuyên (2014) đã nghiên cứu những nét tương đồng và dị biệt trong cách tri nhận về Rồng
(Từ điển thành ngữ 龙, Dragon) và Chó (Từ điển thành ngữ狗, Dog) của người Việt Nam, người Trung Quốc và người
Anh Kết quả của bài nghiên cứu đã giúp cho người đọc thấy được cách tri nhận về
các con vật như: Rồng (Từ điển thành ngữ龙, Dragon) và Chó (Từ điển thành ngữ狗, Dog) của mỗi dân tộc mang những nghĩa biểu trưng khác nhau Việc so sánh đối chiếu từ Rồng (Từ điển thành ngữ龙, Dragon) và Chó
Trang 24(Từ điển thành ngữ 狗, Dog) đã phần nào giúp cho người đọc hiểu được nội hàm văn hóa được ẩn sâu
bên trong lớp vỏ ngôn ngữ của mỗi dân tộc
Trong những năm gần đây có một số bài viết về con giáp trong ngôn ngữ - văn
hóa Trung Việt, như ―Chữ 羊 dương trong ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam và Trung
Hoa ‖ (2015) [11], ―Con gà trong ngôn ngữ Trung - Việt‖ (2017) [12], ― Chó trong ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt‖ (2018) [13] của tác giả Phạm Ngọc Hàm Trong đó,
tác giả đi từ tính chất biểu ý của chữ Hán, tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu vềcấu trúc và ý nghĩa của các từ ngữ có chứa yếu tố chỉ con giáp, từ đó chỉ ra hàm ý vănhóa của các từ ngữ này cũng như đặc điểm tri nhận của người Trung Quốc và ngườiViệt Nam về con dê, con gà, con chó nằm trong hệ thống mười hai con giáp
Với những bài viết đã nêu trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
đã cung cấp những kiến thức mang tính ứng dụng thực tế như: đề tài nghiên cứu
―Từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam‖ [21] của tác
giả Nguyễn Thị Hoa Hiên (2010) đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu từ ngữ chỉ tên gọicác loài cá, tôm được dùng với nghĩa biểu vật trong ca dao, tục ngữ của người Việt.Kết quả nghiên cứu đã giúp cho người đọc có thêm cái nhìn lí thú về hình ảnh con
cá, con tôm và hiểu rõ hơn về “cái biểu đạt”, phương tiện quan trọng tạo nên nghĩa
biểu trưng của tục ngữ, ca dao Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu ―Lớp từ ngữ chỉ
động vật và thực vật trong đồng dao người Việt‖ [38] của tác giả Lê Thị Thuận
(2011) đã dành một số trang miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao của người Việt Kết quả nghiên cứucủa đề tài đã giúp chúng ta thấy được vai trò của việc sử dụng lớp từ ngữ này trongđồng dao và văn hóa của người Việt Nam
Tóm lại, những bài viết và các công trình được trình bày trên đây đã được cáctác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau như: trường từ vựng ngữ nghĩađộng vật, từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nước học, thế giới động vật dưới góc độngôn ngữ - văn hóa dân gian, ngữ nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật Kết quả củacác công trình và bài viết trên đã phần nào giúp cho người đọc có một cái nhìn líthú về văn hóa của các dân tộc thông qua ý nghĩa biểu trưng của các con vật
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về thành
ngữ a Những nghiên cứu ở nước ngoài
- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống có các công trình cụ thể như sau:
Trang 25Luận văn thạc sĩ ―汉、越动物成语对比研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu đối chiếu thành ngữ
có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt) [92] của tác giả 韦氏水 (Vi Thị
Thủy) (2012) đã tiến hành thống kê tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trongtiếng Hán là 631 thành ngữ, tiếng Việt là 649 thành ngữ, trên cơ sở đó tác giả đã tiếnhành thống kê phân loại nhóm loài vật, nhằm tìm hiểu nét biểu trưng của từng loài vật,
và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về nền văn hóa Trung Quốc, Việt Nam
Trong đề tài luận văn thạc sĩ ―汉英成语中动物隐喻对比研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu so
sánh đối chiếu ẩn dụ yếu tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh) [79]
của tác giả 潘蓉蓉 (Phan Dung Dung) (2014) đã chọn 12 con vật như: chó, mèo, lợn,trâu, ngựa, dê, chuột, thỏ, sói, gấu, vượn, cáo và đã chia thành hai nhóm loài vật là:loài vật nuôi và loài thú hoang dã Từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã được ánh xạ sangnhững miền đích trừu tượng, từ đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểmtương đồng và dị biệt Kết quả nghiên cứu đã giúp chúng ta thấy được bức tranh vềngôn ngữ và cách tư duy của hai dân tộc trong cách người Hán và người Anh ý niệmhóa các từ ngữ chỉ động vật Tuy nhiên, công trình cũng chỉ mới đề cập đến 12 từ ngữchỉ loài vật trên ngữ liệu là thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh
Cũng với hướng đi như vậy, với đề tài nghiên cứu ― 汉语动物成语问题研究‖
(Từ điển thành ngữNghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [64] của tác giả 房
so sánh đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt)
[81] của tác giả 阮氏青香 (Nguyễn Thị Thanh Hương) (2011); đề tài nghiên cứu ―
对外汉语教学中的动物成语教学研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu giảng dạy thành ngữ động
vật trong giảng dạy Hán ngữ đối ngoại) [97] của tác giả 赵钰 (Triệu Ngọc) (2012);
đề tài nghiên cứu ―汉语动物成语研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động
vật trong tiếng Hán) [60] của tác giả 陈静 (Trần Tĩnh) (2016) …
Trang 26dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để tiến hành nghiên cứu đối chiếu thành ngữtiếng Hán và thành ngữ tiếng Anh, mục đích là tìm ra những nét tương đồng và
khác biệt giữa hai ngôn ngữ này Bài viết ―汉语饮食成语隐喻研究——认知与文 化视角‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu ẩn dụ thành ngữ ẩm thực tiếng Hán dưới góc nhìn văn hóa và
tri nhận) [77] của tác giả 孟然妹(Mạnh Nhiên Muội) (2010), tác giả đã thống kêhơn 1000 thành ngữ ẩm thực, và đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học văn hóa và ẩn
dụ tri nhận để tiến hành nghiên cứu và phân tích Mục đích của việc nghiên cứuthành ngữ ẩm thực là: vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận để tiến hành phân tích thànhngữ tiếng Hán, tìm hiểu khái niệm ẩn dụ; Trên cơ sở những phương thức biểu đạt
ẩn dụ về thành ngữ ẩm thực, từ đó giúp người đọc hiểu được văn hóa, quan niệm,phong tục tập quán của người Trung Quốc
Cũng ở góc độ này, với bài viết ―汉语眼睛成语的认知研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu tri
nhận thành ngữ có từ ―Mắt‖trong tiếng Hán) [94] của tác giả 尹桂英 (Y Quế Anh) (2015), tác giả sử dụng những thành ngữ có từ “mắt” trong tiếng Hán, để tiến hành
nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ dưới góc nhìn tri nhận Về chức năng “mắt” nằm ở
vị trí trung tâm trong cảm quan, vì thế tính mấu chốt của “mắt” được ánh xạ sang
khái niệm khác nhau Thông qua thành ngữ như: ―掩目捕雀‖ (Bịt mắt bắt chim
công) nghĩa đen của thành ngữ này là “che con mắt để bắt chim công”, ý nghĩa quyước của thành ngữ này là hành động một cách mù quáng không thể đạt được mụcđích Như vậy, xem xét các thành ngữ có từ “mắt”, chúng ta có thể thấy đượcnhững nét đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua chúng, giúp chúng ta hiểu rõ thêmnền văn hóa và tâm hồn dân tộc
认知研究‖ (Từ điển thành ngữNghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ) [72] của tác giả 刘婷 (Lưu
Đình) (2010), kết hợp với hán ngữ đối ngoại thống kê được 308 thành ngữ, trìnhbày rõ các loại hình tạo nên hình thức thành ngữ và nguyên nhân ẩn dụ bên trong,nói rõ đặc trưng và kết cấu ngữ nghĩa của thành ngữ, phân tích cơ sở tri nhận củathành ngữ, từ đó thấy được đặc trưng văn hóa dân tộc trong ẩn dụ tri nhận về thànhngữ Với kết quả nghiên cứu được, để giúp cho người nước ngoài học tiếng Hándưới góc nhìn ẩn dụ tri nhận Tác giả đã vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận vào việcdạy tiếng Hán cho người nước ngoài, giúp cho lưu học sinh hiểu rõ về ý nghĩa và
Trang 27quá trình tạo nên thành ngữ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu lí luận thành ngữ vàoquá trình giảng dạy cho người nước ngoài.
Tóm lại, các tác giả với các công trình tiêu biểu kể trên đã vận dụng lí thuyếtngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu những phạm trù khác nhau được thể hiện quathành ngữ
b Những nghiên cứu ở trong nước
như sau:
Trong bài ―Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ
dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt‖ [34] của tác giả Phan
Văn Quế (1995) đã cho rằng các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các con vật là một bộphận của thế giới khách quan, chúng được con người cảm nhận, khai thác để định danh (ởcấp độ từ và thành ngữ) và phục vụ cho những diễn đạt khác (ở các cấp độ tổ chức thôngbáo lớn hơn) Trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày hai khía cạnh chính là: những convật nào thường xuất hiện trong thành ngữ và một số đặc điểm về nghĩa của thành ngữmang tên các con vật Qua bài viết này chúng ta có thể thấy được rằng mỗi con vật xuấthiện trong thành ngữ mang những đặc trưng riêng biệt Cũng với hướng đi như vậy, trong
bài ―Hình ảnh con trâu trong thành ngữ tục ngữ và ca dao Việt
Nam‖ [29] của tác giả Hà Quang Năng (1997) đã thống kê được 30 thành ngữ, hơn
60 tục ngữ và một số bài ca dao quen thuộc đề cập đến tên gọi con vật này Tác giảcho rằng những đặc điểm về hình dáng, kích thước, tính nết, thói quen giá trị sử
dụng… được dùng làm biểu trưng cho con người như: ―Khỏe như trâu‖, ―Trâu
bò húc nhau ruồi muỗi chết‖, ―Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã‖… Đồng thời qua đó đã
phản ánh quan niệm, phong tục tập quán, hoàn cảnh sống, điều kiện lịch sử của đấtnước và dân tộc Việt Nam trước đây
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết như: ―Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt (Từ điển thành ngữtrên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật)‖ [26] của tác giả Trịnh
Cẩm Lan (2009) đã mượn những hình ảnh, thuộc tính… của các loài vật như: chó,chim, cá, hổ, voi… để thể hiện sự phê phán, chê bai kín đáo và ý nhị về con người.Những giá trị biểu trưng ngữ nghĩa trong thành ngữ mới thực sự phản ánh chiều sâu
văn hóa Trong bài “Thế giới động vật trong thành ngữ tiếng Việt‖ [23] của tác giả Đỗ
Thị Thu Hương (2017) đã thống kê được 95 loài động vật xuất hiện trong thành ngữ
Trang 28tiếng Việt Tác giả dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa con người và động vật đã chia 95loài động vật như: trâu, bò, ve, cá, lươn, chào mào, diều hâu, voi, hổ… chia thành banhóm như: nhóm loài vật gần gũi với con người, nhóm loài động vật hoang dã, nhómmột số loài khác Tác giả cho rằng các loài vật được sử dụng làm chất liệu biểu trưngtrong thành ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều loại khác nhau Tất cả
đã tạo nên một bức tranh rất đầy đủ về hệ thống động vật của đất nước Việt Nam
Ở Việt Nam những năm gần đây, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cũng ngày càng
được coi trọng Công trình có thành quả cao trong lĩnh vực này phải kể đến cuốn ―Khảo
luận ẩn dụ tri nhận‖ [2] của tác giả Trần Văn Cơ Trong tác phẩm này, tác giả đã tổng kết
những quan điểm lý luận cơ bản về ẩn dụ ý niệm trình bày trong hai cuốn sách kinh điển của
G Lakoff và M.Johnson là Metaphors We Live By (1980) và Women, fire and the dangerous
things: what categories Reaveal about the mind (1987).
Trên cơ sở đó, tác giả bàn về ý niệm và ẩn dụ ý niệm, hoạt động sáng tạo của ẩn dụ
ý niệm, kinh nghiệm luận, phương pháp luận của học thuyết về ẩn dụ ý niệm vàphạm trù hóa thế giới, đều là những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận PhanThế Hưng cũng có nhiều đóng góp về lĩnh vực nghiên cứu này Tác giả đã công bốmột số bài viết phân tích tỉ mỉ quan niệm của Arstole và nhiều nhà ngôn ngữ họcsau đó về ẩn dụ và đưa ra quan niệm về ẩn dụ có giá trị tham khảo cao Tác giả chorằng “chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh Vì vậy, câu
ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại ”
Ngoài ra ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn
ngữ học tri nhận: công trình nghiên cứu về Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng
Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận [40]
của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2008), kết quả của công trình đã tìm ra được khá nhiềuđiểm tương đồng và dị biệt trong cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của các
bộ phận cơ thể ở người Anh và người Việt, chẳng hạn như: KHUÔN MẶT LÀ DANH
DỰ CỦA CON NGƯỜI, GIƯƠNG MŨI LÊN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TỰ HÀO, ĐÔITAY SẠCH HAY BẨN LÀ BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁCH… Qua nghiên cứu và đốichiếu theo các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cho chúng ta thấy được thành ngữ cóđóng góp tích cực vào quá trình tạo nghĩa và hiểu được tri thức qui ước thì khả năngsuy được nghĩa của thành ngữ đặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
là khá cao Điểm mạnh của luận án là đã đề xuất được một
Trang 29vài ứng dụng trong công tác giảng dạy tiếng Anh Tuy nhiên, luận án chỉ dừng lại ởnội dung là nghiên cứu thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh
và tiếng Việt, mà chưa đi sâu vào nghiên cứu một số ngôn ngữ khác
Công trình Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và
tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận [39] của tác giả Trần Bá Tiến (2012)
đã chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm xuất phát từ kinhnghiệm cơ thể trong sự tương tác với văn hóa và môi trường Yếu tố văn hóa vàmôi trường tạo nên những điểm giống nhau và khác nhau của người Anh và ngườiViệt Chẳng hạn như: TỨC GIẬN LÀ NHIỆT, VUI LÀ HƯỚNG LÊN, BUỒN LÀHƯỚNG XUỐNG, SỢ LÀ LẠNH, XẤU HỔ LÀ MUỐN LẨN TRỐN… Dựa trênnhững phát hiện về cơ chế nghĩa của thành ngữ và vận dụng những kết quả mới nhấttrong ngôn ngữ học tri nhận, tác giả đã áp dụng những kết quả đạt được trong luận
án để giảng dạy thành ngữ cho người nước ngoài
Trong công trình Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ
góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Từ điển thành ngữcó liên hệ với tiếng Việt) [32] của tác giả Vi Trường
Phúc (2013) đã cung cấp bức tranh chung về thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trongtiếng Hán và tiếng Việt, chẳng hạn như: tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữchỉ tâm lí tình cảm như: cấu trúc ngữ nghĩa, phương thức cấu tạo và biểu đạt nghĩa,nghĩa văn hóa… Từ đó, sẽ xây dựng các miền nguồn và cơ sở tri nhận cũng như cơchế ánh xạ chúng vào các miền ý niệm tình cảm VUI, TỨC, BUỒN, SỢ Với những
mô hình ẩn dụ tình cảm trong thành ngữ đang xét như: TÌNH CẢM LÀ NHỮNGĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN, TÌNH CẢM LÀ NHỮNG THỰC THỂ HỮUTÌNH, TÌNH CẢM LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG THỰC VẬT… Tuy nhiên, ngữliệu nghiên cứu của luận án cần tiếp tục mở rộng và tiến hành phân tích đối chiếu kĩhơn quá trình ý niệm hóa và diễn đạt từng miền tâm lí tình cảm trong mỗi ngôn ngữ
Công trình Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ "Nước" và "Lửa" trong
tiếng Việt và tiếng Anh từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận [25] của tác giả Huỳnh Ngọc Mai
Kha (2015) tác giả đã vận dụng một số lý thuyết về ẩn dụ tri nhận để khảo sát và tìm
ra đặc điểm tri nhận của hai đất nước Việt và Anh thông qua các thành ngữ có từchỉ Nước và Lửa trong ngôn ngữ của hai dân tộc, chẳng hạn như: CHIẾN TRANH,
SỰ KHÔNG BÌNH YÊN LÀ LỬA, TÌNH YÊU TRAI GÁI LÀ LỬA, SỰ HỦYDIỆT MẤT HẾT HY VỌNG VÀ ẢO TƯỞNG LÀ LỬA… Trên cơ sở đó, tác
Trang 30giả đã phân tích, nghiên cứu để chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về ẩn dụtri nhận trong thói quen sử dụng ngôn ngữ và tư duy được thể hiện qua các thànhngữ có từ chỉ “Nước”, “Lửa” và các hiện tượng có liên quan trong tiếng Việt vàtiếng Anh.
Công trình Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (Từ điển thành ngữSo sánh với
thành ngữ tiếng Anh) [33] của tác giả Trần Thế Phi (2016), luận án đã chỉ ra cơ chế
ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị cảm xúc như: VUI, BUỒN, GIẬN, SỢ, YÊUtrong tiếng Việt và tiếng Anh xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tương tácvới văn hóa và môi trường dẫn đến sự tương đồng và khác biệt ở các ngôn ngữ Tácgiả đã lựa chọn khảo sát các miền nguồn như: VẬT CHỨA, PHƯƠNG HƯỚNG,LỰC TÁC ĐỘNG, MÀU SẮC, NHIỆT ĐỘ và một số miền nguồn đặc trưng củatừng loại cảm xúc Qua đó, giúp cho người đọc thấy được bức tranh ngôn ngữ củahai dân tộc Anh, Việt
Nhìn nhận một cách tổng quát, các công trình kể trên đã được các tác giả vậndụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để ứng dụng vào những phạm trù khác nhau.Thông qua đó, các tác giả không chỉ coi thành ngữ như là hiện tượng từ ngữ hayvăn hóa, mà còn coi thành ngữ như là sản phẩm của hệ thống ý niệm Luận án Trần
Bá Tiến, Vi Trường Phúc, Trần Thế Phi chọn một phạm trù liên quan đến tâm lítình cảm: VUI, BUỒN, TỨC, SỢ Các công trình này lấy ngay miền đích tâm lí tìnhcảm để xác lập, còn công trình nghiên cứu của chúng tôi là lấy miền nguồn là loàivật bên trong thành ngữ để thấy được giá trị ẩn dụ sẽ có những miền đích nào.Chúng tôi kế thừa các công trình đi trước vì trong miền đích có miền tâm lí tìnhcảm chúng tôi có kế thừa một số vấn đề lý thuyết Nghiên cứu ngôn ngữ học trinhận là vấn đề quan trọng nhất nhằm phản ánh những điểm tương đồng và khác biệt
về đặc trưng tư duy, ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc
1.2 Cơ sở lý thuyết của luận án
1.2.1 Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận
1.2.1.1 Phạm trù (Từ điển thành ngữcategory) và phạm trù hóa (Từ điển thành ngữcategorization)
Phạm trù là khái niệm chung nhất phản ánh những thuộc tính và những quan hệ cơbản và phổ biến của các hiện tượng của nhận thức Các phạm trù tri nhận có một cấu trúcnội tại phức tạp, bao gồm các điển mẫu, các thí dụ đạt và thí dụ tồi và có ranh giới mờ Cácphạm trù tri nhận được gọi tên bởi các từ và các từ này cung cấp cho ta thông
Trang 31tin về các thuộc tính đặc trưng cho các phạm trù đó Việc áp dụng phương phápđiển mẫu trong việc nhận định các cấp độ phạm trù hóa, trong đó cấp độ cơ sở đượcxem là trung tâm để nghiên cứu các dạng khác nhau của hoạt động tri nhận đã thuđược những thành công nhất định Bản chất của chúng được thể hiện ở chỗ:
tượng của thế giới khách quan; chúng phải được cơ sở trên những khả năng tri nhận củanão bộ con người
sự vật cụ thể đều liên đới với các điển dạng nổi trội về mặt ý niệm vốn là một bộ phậntrọng yếu để tạo thành các phạm trù
không được tách bạch rõ ràng mà chúng lẫn vào nhau
thành viên được đánh giá theo một thang độ về tính điển hình và được xếp hạng từ ví dụđạt đến ví dụ tồi
[37, tr.151]Ngôn ngữ học tri nhận đặc biệt quan tâm đến vấn đề phạm trù hóa Mục đíchcủa quá trình phạm trù hóa là tập hợp các hiện tượng giống nhau về các mặt nào đó
để tạo thành những lớp lớn hơn Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng phạm trù hóa làquá trình con người tri nhận về thế giới xung quanh và phân loại chúng thànhnhững phạm trù cơ bản Phạm trù hóa là quan niệm rất quan trọng trong quá trìnhmiêu tả hoạt động nhận thức của con người, nó liên quan đến tất cả những năng lực
và hệ thống tri nhận trong bộ máy tri nhận của nó, đối với những thao tác được diễn
ra trong quá trình tư duy của con người
1.2.1.2 Tính nghiệm thân (Từ điển thành ngữembodiment)
Quan niệm nghiệm thân của ngôn ngữ học được đưa ra trên cơ sở của triết họcnghiệm thân Với sự phát triển của khoa học tri nhận, những chứng cứ khoa học đồngtình với quan điểm của thuyết tiến hóa, khi cho rằng, tâm trí hoạt động và phát triểnnhờ những khả năng thân thể và tâm trí cơ bản mang tính nghiệm thân Nguyên lí cốtlõi của khoa học tri nhận là “Dĩ nhân vi trung”, có nghĩa là lấy con người làm trungtâm Từ một số thành tựu trong ngành ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1987) đã hìnhthành trải nghiệm luận hay hiện thực trải nghiệm luận, tác giả cho rằng: “Trong khi
Trang 32khách quan luận cho rằng nghĩa độc lập với bản chất và trải nghiệm của tư duy conngười, hiện thực trải nghiệm luận lại quan niệm nghĩa theo hướng nghiệm thân; cónghĩa là theo các khả năng sinh học và các trải nghiệm mang tính vật lí và xã hộicủa con người trong môi trường” [48, tr.266-267]
Nghiệm thân được các nhà ngôn ngữ học tri nhận xây dựng nên trên quanđiểm cho rằng những trải nghiệm là cơ sở cho sự phát triển ngữ nghĩa trong ngônngữ G Lakoff (1988) cho rằng: “Những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệmcủa chúng ta nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và được hiểu theo những cáchtrải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm của chúng ta bắtnguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải nghiệm về nhữngđặc trưng thể chất và xã hội” [49, tr.14]
Lakoff và Johnson (1999) trong công trình ―Philosophy in the flesh‖ đã đưa
ra quan niệm về thuật ngữ tính nghiệm thân (embodiment) như sau: “Ý niệm củacon người không phải chỉ là một phản ánh của thực tại bên ngoài mà chúng cònđược tạo thành hình dạng quan trọng bởi cơ thể và bộ não của chúng ta, đặc biệt làbởi hệ thống thần kinh của chúng ta” [51, tr.22], tính tương tác trong quá trình trảinghiệm của con người được bắt nguồn trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnhhưởng bởi một chế ước văn hóa cụ thể Vì vậy khi xem xét kinh nghiệm trảinghiệm của con người là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệmcộng đồng của người nói ngôn ngữ Có thể hiểu nghiệm thân là quá trình trảinghiệm mang tính tương tác giữa các cá thể với thế giới bên ngoài, cùng với hệ giátrị văn hóa của xã hội mà con người đang sống để hình thành nên những mô hình trinhận, trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng nên các cấu trúc ý niệm và ngôn ngữ.Như vậy, nghiệm thân được hiểu là sự trải nghiệm của cơ thể con người tạonên sự tri nhận khác biệt của con người về thế giới xung quanh, các ý nghĩa đượctạo nên và quyết định phương thức con người hiểu biết thế giới Tóm lại, cơ sở trinhận của con người phải được hiểu thông qua tính nghiệm thân
1.2.1.3 Điển mẫu (Từ điển thành ngữprototype)
Điển mẫu (prototype) liên quan trực tiếp tới vấn đề quy loại phạm trù, lýthuyết điển mẫu (prototype) ra đời như một cách giải quyết những tồn tại không thểkhắc phục trong lý thuyết phạm trù cổ điển của Aristotle Trong phạm vi ngữ nghĩahọc tri nhận, thuyết điển mẫu (prototype) khởi đầu từ giữa thập niên 1970, cùng với
Trang 33nghiên cứu ngôn ngữ học tâm lý của Eleanor Rosch về cấu trúc nội tại của các phạmtrù Công trình này đã đánh dấu một thời kỳ mới về việc nghiên cứu nghĩa của từ.Một ý niệm là một lược đồ trong nhận thức của con người thông qua điển mẫu vớinhững đặc điểm tiêu biểu tùy theo mỗi phạm trù và khi gặp một sự vật mới lạ thìcon người thường đem ra để so sánh vật đó với điển mẫu có sẵn trong tâm trí củamình Như vậy, điển mẫu (prototype) là khái niệm gắn với phạm trù tri nhận và sựphạm trù hóa Thành viên điển mẫu là thành viên điển hình, ở vị trí trung tâm củaphạm trù Đó là thí dụ tốt nhất, điển hình nhất được thụ đắc đầu tiên trong ngôn ngữtrong đó trẻ em là đối tượng tiêu biểu.
Theo F.Ungerer và H.J.Schmid: “thành viên điển mẫu của các phạm trù tri nhận
có số lượng lớn nhất các thuộc tính chung với các thành viên khác của phạm trù và có
số lượng nhỏ nhất các thuộc tính cùng xảy ra với các thành viên của phạm trù bêncạnh Điều đó có nghĩa là trong phạm vi của các thuộc tính, các thành viên điển mẫukhác biệt tối đa với các thành viên điển mẫu của các phạm trù khác.” [1, tr.233]
Điển mẫu nên được xem như một biểu trưng của tri nhận, thường liên hệ đếnmột từ cụ thể và được dùng để xếp loại Do vậy, nghĩa của một từ cụ thể không xuấtphát từ một điển mẫu cụ thể, mà từ biểu trưng của điển mẫu đó trong tâm trí củachúng ta Nếu xem thuyết điển mẫu là cấu trúc chìm của cấu trúc điển mẫu, chúng ta
có thể cho rằng thuyết điển mẫu chủ yếu là vấn đề phạm trù hóa nói chung và ngônngữ nói riêng Khi xét ngữ nghĩa của thành ngữ chúng ta thấy hiệu ứng điển mẫu
càng rõ nét Ví dụ trong câu: Tính ông ấy như Tào Tháo hàm chứa chỉ phẩm chất
điển mẫu của Tào Tháo là tính đa nghi, mặc dù trong thực tế, ngoài tính đa nghi TàoTháo còn là một vị tướng tài ba
1.2.2 Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận
1.2.2.1 Khái niệm về ẩn dụ tri nhận (Từ điển thành ngữcognitive metaphor)
Kế thừa các tư tưởng của Aristote, Richards, M.Black với các quan điểm so
sánh, thay thế và tương tác, Lakoff và Johnson (1980) với tác phẩm Metaphor We
live by (Từ điển thành ngữChúng ta sống trong ẩn dụ) đã khẳng định sự hiện diện của ẩn dụ ở mọi lúc
mọi nơi, trong ngôn ngữ, văn hóa và tư duy dân tộc Hai tác giả này lần đầu tiên đãgiới thiệu thành công cho các nhà ngôn ngữ học trên thế giới một quan điểm mới về
lí thuyết ẩn dụ được gọi là ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor) (hay còn gọi là ẩn
dụ ý niệm) Các tác giả cho rằng, ADTN là phương thức của tư duy, là các ánh xạ
Trang 34có tính chất hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn và miền đích Trong đó, miền
nguồn là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ vào miền đích Thông thường, miền nguồn sẽ cụ thể hơn còn miền đích sẽ trừu tượng hơn, chẳng hạn như: THỜI GIAN LÀ
TIỀN BẠC (TIME IS MONEY), TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH (ARGUMENT
IS WAR), TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (LOVE IS A JOURNEY)… Các tácgiả nhận định rằng, bản chất của ẩn dụ là việc hiểu và trải nghiệm một loại sự vật, hiệntượng này thông qua một loại sự vật, hiện tượng khác
Lakoff và Johnson đã miêu tả ẩn dụ là một cơ chế giúp chúng ta tương tác vàcảm nhận về thế giới xung quanh mình Lý thuyết này làm cho danh tiếng Lakoffvượt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là một báo hiệu cho thấy có một sựthay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa
học khác Năm 1987, trong tác phẩm Women, Fire and Dangerous Things (Từ điển thành ngữĐàn bà,
lửa và những thứ nguy hiểm) Lakoff cho rằng, chúng ta nhận thức thế giới không
chỉ thông qua những sự vật riêng lẻ mà còn thông qua những phạm trù của các sựvật, chúng ta có khuynh hướng quy một thực thể về những phạm trù đó Năm 1997,
với công trình Metaphor in Cognitive Linguistics (Từ điển thành ngữẨn dụ trong ngôn ngữ học tri
nhận) hai tác giả Gibbs và Centner đã đưa ra các cách đánh giá để xác định tại sao
một số ẩn dụ này lại tốt hơn ẩn dụ khác, phục vụ cho mục đích nhận thức Thôngqua những phân tích có hệ thống về những biểu thức ngôn ngữ khác nhau, các tácgiả đã chỉ ra cách ẩn dụ hình thành ý niệm hóa về những ý niệm trừu tượng của conngười như thế nào
1.2.2.2 Bản chất và cấu trúc của ẩn dụ tri nhận
Vào năm 1992, trong bài viết The contemporary theory of metaphor (Từ điển thành ngữLý thuyết
hiện đại về ẩn dụ), Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về bản chất của
ẩn dụ tri nhận như sau:
a Bản chất của ẩn dụ tri nhận
+ Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu mà qua đó chúng ta hiểu được các ý niệm trừu tượng
thúy nhất, chỉ có thể được hiểu thông qua ẩn dụ
Trang 35+ Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta (mang tính) ẩn dụ, một phầnđáng kể của hệ thống này là phi ẩn dụ Sự hiểu biết ẩn dụ được căn cứ vào sự hiểu biếtphi ẩn dụ.
+ Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tương đối trừu tượng hoặc vốn không có cấu trúc dưới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn
b Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận
thể trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích.
hình miền nguồn lên mô hình miền đích.
ảnh của miền nguồn được phóng chiếu lên miền đích theo cách phù hợp với cấu trúc cố hữu của miền đích.
của chúng ta
thống cấu trúc chặt chẽ trong hệ thống ý niệm
theo nguyên lý bất biến
[37, tr.108 - 109]
1.2.2.3 Phân loại ẩn dụ tri nhận
Theo George Lakoff và Mark Johnson (1980), ADTN có 3 loại sau đây:
a Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor):
Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa của một khái niệm này được hiểu thôngqua một khái niệm khác Nói cách khác, ẩn dụ cấu trúc là hiện tượng cấu trúc lại ýniệm ở miền ĐÍCH về mặt nghĩa sau khi nhận được những tri thức mới do ý niệm ởmiền NGUỒN ánh xạ lên
Ví dụ: TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH cho phép chúng ta hiểu rằng ý niệm
nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH với các nét đặc trưng như: con đường (Từ điển thành ngữdài, gập ghềnh),
quãng đường (Từ điển thành ngữgần, xa), ngã rẽ (Từ điển thành ngữngã ba, ngã tư), các phương tiện đi lại (Từ điển thành ngữtàu, thuyền, xe cộ,
Trang 36này cũng có những nét đặc trưng đó Sau đây là mô hình ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU
LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (phỏng theo Lakoff, 1993)
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
[18, tr.16]
b Ẩn dụ định hướng (orientational metaphor):
Ẩn dụ định hướng là tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tương quan vớinhau, trong đó có nhiều ẩn dụ liên quan đến việc định hướng không gian như: lên -xuống, cao - thấp, trong - ngoài, trước - sau, trên - dưới, nông - sâu
Ví dụ: Định hướng lên - xuống
HẠNH PHÖC LÀ HƯỚNG LÊN CAO, BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG THẤP
Trang 371.2.2.4 Sơ đồ tỏa tia
Khái niệm tỏa tia là trọng tâm của ngữ nghĩa học tri nhận Chủ trương củaNNHTN đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ là nên tuân theo sự nghiệm thân, nhậnthức và ý niệm hóa của con người về thế giới Các nhà ngôn ngữ học rất quan tâmnghiên cứu đến hiện tượng đa nghĩa của từ Sơ đồ tỏa tia của ý niệm là sự khái quátbiến chuyển ý nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ dựa trên sự phân biệt của các thành tốnghĩa và mối liên hệ giữa ý nghĩa của nguyên mẫu, ý nghĩa chính và các nghĩa pháisinh
Taylor (2003) và Lakoff (1992) cho rằng, nghĩa của từ thuộc phạm trù ngữnghĩa Các nghĩa không giống nhau của một từ sẽ tương ứng với các thành viênkhông giống nhau của phạm trù Lý thuyết của Taylor chỉ dừng lại trên chuỗi ngữnghĩa tuyến tính đối với việc phân tích mở rộng từ đa nghĩa Còn theo lý thuyết củaLakoff thì chỉ ra rằng nghĩa có tính nghĩa gốc cao sẽ gần với nghĩa gốc trung tâm,nghĩa có tính nghĩa gốc thấp sẽ xa với nghĩa gốc trung tâm
Sơ đồ 1.2 Mô hình tỏa tia của “TRÂU”
Trong sơ đồ tỏa tia trên mỗi đặc trưng được minh họa bằng một điểm mốc vàđược thể hiện bằng một dấu chấm tròn, các mũi tên có vai trò liên kết các điểm mốcthể hiện các mối quan hệ giữa các nghĩa thành viên
1.2.2.5 Mô hình tri nhận
Theo lý thuyết của Lakoff, mô hình tri nhận là phương thức tri nhận đượchình thành trên cơ sở các tác động tương hỗ giữa con người với thế giới bên ngoài,tạo thành các phương thức tổ chức và biểu đạt kinh nghiệm của con người, vì vậyLakoff gọi đây là mô hình tri nhận ý tưởng hóa Dựa vào lập luận của Lakoff(1987) ta có ba kiểu mô hình tri nhận thường gặp trong quá trình ý niệm hóa, đó là:
Trang 38- Mô hình cấu trúc mệnh đề: cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý niệm được biểu hiện bằng mô hình mệnh đề.
không gian, vì vậy mọi kiến thức có liên quan đến quan hệ không gian, sự chuyển dịch,hình dạng đều được lưu giữ bằng loại mô hình này
hình ẩn dụ dựa trên cấu tạo tương ứng của một phóng chiếu từ vùng tri nhận này lênvùng tri nhận khác Mô hình ẩn dụ được dùng để ý niệm hóa, giải thích và suy luận vềcác sự vật trừu tượng
[96, tr.122]
Mô hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các hiện tượng ngữ nghĩa và các ý niệm,
có ý niệm được giải thích trực tiếp nhưng có những ý niệm phức tạp cần sử dụngmối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp mà ẩn dụ là điển hình
1.2.3 Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ
1.2.3.1 Quan niệm về thành ngữ
1.2.3.1.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt
Chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều quan niệm về thành ngữ tiếng Việt đượccác nhà nghiên cứu trình bày trong các sách nghiên cứu cũng như trong tạp chíngôn ngữ Về cơ bản, các khái niệm đều có nội dung chính, nêu rõ đặc điểm củathành ngữ là những cụm từ cố định Có thể nêu ra một số quan niệm như sau:
Tác giả Nguyễn Như Ý (1999) trong quyển ―Đại từ điển Tiếng Việt‖ đã cho rằng: ―Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự
vật, thường không thể suy ra từ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo thành và được lưu truyền trong dân gian và văn chương‖ [42, tr.1530].
Tác giả Hoàng Phê (2002) trong quyển ―Từ điển tiếng Việt‖ lại quan niệm về thành ngữ:―Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng, mà nghĩa thường
không được giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa các từ tạo nên nó‖ [31,
tr.915]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2003) trong quyển ―Từ vựng học‖ đã chỉ rõ:
―Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm‖ [8, tr.77]
Trang 39Trong khi đó, tác giả Hoàng Văn Hành (2004) trong quyển Thành ngữ học
tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ‖ [10, tr.27]
Tác giả Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2007) trong quyển Cơ sở ngôn ngữ học và
tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm‖ [6, tr.157].
Các quan niệm về thành ngữ của các tác giả nêu trên mặc dù có đôi chỗ chƣathống nhất nhƣng là những ý kiến quý báu để nhận diện thành ngữ Những quanniệm đó đều làm sáng tỏ đặc điểm của thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cốđịnh có kết cấu ổn định, chặt chẽ, bất biến không thể tách rời nhau và là đơn vị cósẵn trong kho từ vựng tiếng Việt Mỗi thành ngữ có một ý nghĩa nhất định, hoànchỉnh dùng để gọi tên sự vật, trạng thái, tính chất, hành động
Vì mục đích của đề tài “Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và
tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận” để tiện cho việc nghiên cứu và khảo
sát chúng tôi dựa vào ba tiêu chí sau:
tƣợng, trạng thái, tính chất, hành động và có tính hình tƣợng
Tuy nhiên, một số đặc điểm của thành ngữ cũng có trong các đơn vị ngôn ngữkhác nhƣ: quán ngữ, tục ngữ Do đó, cần phải có sự phân biệt thành ngữ với nhữngđơn vị ngôn ngữ này
Phân biệt thành ngữ với quán ngữ: tác giả Đỗ Hữu Châu (2007) trong cuốn Giáo trình từ vựng học tiếng Việt đã viết: ―Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có
từ trung tâm, không có kết cấu Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những
từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón‖ [4, tr.80] Quán ngữ là một tổ hợp từ cố định, ví dụ nhƣ: nói khí vô phép, nói trộm vía, chẳng có lí do gì, tóm lại, đáng chú ý là… đƣợc sản sinh trong quá trình giao tiếp,
Trang 40trong giao tiếp và chịu sự chế định từ các yếu tố lời nói Như vậy, sự khác biệt lớnnhất giữa thành ngữ và quán ngữ là ở chỗ, quán ngữ không có chức năng định danhdùng để gọi tên sự vật, hiện tượng… mà chỉ cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đíchđưa đẩy hoặc gây sự chú ý trong tình huống giao tiếp.
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ: ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là những
mối quan hệ chằng chéo qua lại, nhiều khi phức tạp nên khó có sự phân biệt rạch ròigiữa chúng Đó cũng là nguyên nhân vì sao vẫn chưa có sự thống nhất ý kiến giữacác nhà nghiên cứu về vấn đề này Đối với việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ căn
cứ trên ba phương diện Về mặt hình thức, thành ngữ là một cụm từ cố định (tươngđương với từ), còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng
Về mặt nội dung, thành ngữ diễn đạt một khái niệm, còn nội dung ý nghĩa của tụcngữ là gần với một thông báo hoàn chỉnh Về mặt chức năng, thành ngữ có chứcnăng định danh, còn chức năng của tục ngữ là chức năng thông báo
Tóm lại, với những phân tích trên, ranh giới giữa thành ngữ với các đơn vịngôn ngữ khác như: quán ngữ, tục ngữ là khá rõ ràng Vì mục đích nghiên cứu của
đề tài, chúng tôi khảo sát những từ điển thành ngữ tiếng Việt có uy tín và đượcnhiều người chấp nhận để làm ngữ liệu nghiên cứu cho đề tài luận án
1.2.3.1.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán
Trong khi đó người Trung Quốc lại quan niệm về thành ngữ như sau:
Tác giả 陆尔奎 (Lục Nhĩ Khuê) và 方毅等 (Phương Nghị Đẳng) (1915) trong
quyển ―辞源‖ (Từ điển thành ngữTừ Nguyên) đã quan niệm: ―Thành ngữ là cổ ngữ, phàm những gì
lưu hành trong xã hội, dẫn đến biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành ngữ‖ [74,
tr.653]
Tác giả 胡育受 (Hồ Dục Thụ) (1939) trong quyển ―现代汉语‖ (Từ điển thành ngữTiếng Hán
hiện đại) cho rằng: ―Thành ngữ là một loại từ tổ nhất định, tính chất của nó gần với quán ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng
so với quán ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn Thông thường thì thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, không thể tùy ý thay đổi các thành phần khác, cũng không như quán ngữ có thể tách rời hoặc chen vào một số thành phần khác‖ [68, tr.175]