1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THÚC ĐẨY KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

114 343 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 6,58 MB

Nội dung

Vì những thực trạng trên, tác giả xin thực hiện bài báo cáo Khóa luận tốt nghiệp với đềtài: “Thúc đẩy kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tạiCông ty Dịch vụ H

Trang 1

KHOA THƯƠNG MẠI

ĐỖ NHẬT ĐỨC

Mã số SV: 1521001470 Lớp: 15DKQ2

THÚC ĐẨY KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ HỮU ÍCH THD.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TP HỒ CHÍ MINH: Tháng 5 năm 2019

Trang 2

KHOA THƯƠNG MẠI

ĐỖ NHẬT ĐỨC

Mã số SV: 1521001470 Lớp: 15DKQ2

THÚC ĐẨY KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ HỮU ÍCH THD.

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TH.S LÊ QUANG HUY

TP HỒ CHÍ MINH: Tháng 5 năm 2019

Trang 3

đến những cá nhân, tập thể sau:

Đầu tiên, em vô cùng biết ơn thầy Lê Quang Huy, giảng viên hướng dẫn đã luônnhiệt tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho em trong suốt 3 tháng vừa qua, cho em hiểu thêm đượcnhững quy cách từ cơ bản đến nâng cao để thực hiện bài viết này từ việc tìm kiếm nguồn

dữ liệu ở đâu, cách trích dẫn như thế nào và trình bày, tìm hiểu thông tin thực tế ra sao để

có thể mang đến giá trị tham khảo cao nhất cho doanh nghiệp nói riêng cũng như nhữngngười có mong muốn nghiên cứu chủ đề liên quan nói chung Em cũng xin được cảm ơn

vì thầy đã chịu khó sửa chữa rất nhiều lần để em có được một kết quả cuối cùng theo ýmuốn

Tiếp theo, em xin được cảm ơn Quý thầy cô khoa Thương mại, Trường Đại họcTài chính Marketing đã cho em những kiến thức quý giá cùng những bài học thực tiễntrong quá trình giảng dạy về chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế suốt gần 4 nămqua để em có thể có nền tảng tốt cho việc thực hiện bài luận tốt nghiệp này Việc đượctiếp xúc với hai bài Thực hành nghề nghiệp sớm cũng giúp cho các bạn sinh viên như emhiểu được quy cách nghiên cứu viết luận và có được những kinh nghiệm vững vàng hơncho Khóa luận tốt nghiệp này

Cùng với đó, em xin được cảm ơn Quý Ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên củaCông ty Dịch vụ Hữu ích THD đã cho em cơ hội được trải nghiệm công việc thực tế tạicông ty trong gần 3 tháng qua Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn riêng chị Trương Thị

Mỹ Hạnh, nhân viên Phòng Chứng từ và Giao nhận Xuất nhập khẩu đã là người chỉ dẫn

em từ những ngày đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại để em có thể hiểu được công việccủa một nhân viên giao nhận một cách chi tiết nhất và đến nay có thể tự mình thực hiệntốt công việc mà công ty giao

Lời cuối cùng, dù trong quá trình thực tập và thực hiên đề tài em đã nổ lực hết sức

để mang lại một kết quả tốt nhất tuy nhiên vì là lần đầu nghiên cứu một đề tài chuyên sâu

và quy củ nên em sẽ không tránh khỏi những sai sót Do đó, em rất mong muốn đượcnhận những góp ý của các thầy cô cũng như Quý công ty để em có thể có thêm kinhnghiệm và làm tốt hơn ở những nghiên cứu sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Đỗ Nhật Đức

Trang 4

Tôi cam đoan báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng

tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Lê Quang Huy đảm bảo tính

trung thực về các nội dung báo cáo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoannày

TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện

Đỗ Nhật Đức

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Xác nhận thời gian sinh viên:

thực tập tại doanh nghiệp:

2. Nhận xét về ý thức thái độ chấp hành nội qui, kỷ luật của sinh viên tại doanh nghiệp:

3. Xác nhận số liệu, nội dung sinh viên trình bày trong khóa luận phù hợp với thực tế của doanh nghiệp:

4. Nhận xét về khả năng ứng dụng vào thực tiễn của khóa luận

…, ngày … tháng … năm Người nhận xét (ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Mức độ phù hợp tên đề tài khóa luận:

2 Mức độ phù hợp về kết cấu nội dung và tính logic giữa các nội dung khóa luận:

3 Mức độ chuyên sâu, sáng tạo của các nội dung khóa luận:

………

4 Khả năng ứng dụng vào thực tiễn của khóa luận:

5 Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận

………

Điểm đánh giá khóa luận (ghi rõ bằng số và chữ):

TP Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm …

Giảng viên hướng dẫn (ký và ghi rõ họ, tên)

Trang 7

PHỤ LỤC

CÁC CHỨNG TỪ CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ HỮU ÍCH THD

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á B/L Bill of Lading - Vận đơn đường biển

C/O Certificate of origin - Giấy chứng nhận xuất xứCPTPP The Comprehensive and Progressive

Agreement for Trans -Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

D/O Delivery Oder - Lệnh giao hàng

EXW EX Works - Giao hàng tại xưởng

FCA Free Carrier - Giao cho người vận tải

FCL Full Container Loaded – Xếp hàng nguyên

Container FOB Free On Board - Miễn trách nhiệm Trên Boong

tàu nơi đi FIATA Federation International des associa – tions de

stransitaires et assimiles - Liên đoàn Các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế

LCL Less than Container Loaded – Xếp hàng lẻ SWOT Strenghts, Weaknesses, Opportunities, Threats,

(Điểm mạnh, điểm yếu, Cơ hội , Thách thức) TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

XNK Xuất nhập khẩu

Trang 9

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

Sơ đồ 2.2: Quy trình 4 bước mua hàng quốc tế của Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

Biểu đồ 2.6: Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo

loại hình giao nhận (FCL/LCL) từ năm 2016 – 2018

Biểu đồ 3.1: Xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam fiai đoạn

2014 – 2018

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Dịch vụ Hữu ích THD giai đoạn 2017-2019

Trang 10

Bảng 2 1: Tình hình nhân sự các phòng ban của Công ty Dịch vụ Hữu ích THD năm

Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận đường biển của

công ty qua các năm 2016 – 2018

Bảng 2.5: Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo cơ cấu mặt hàng từ

năm 2016 – 2018

Bảng 2 6: Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo khách hàng từ năm

2016 – 2018

Bảng 2.7: Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo

loại hình giao nhận (FCL/LCL) từ năm 2016 – 2018

Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự Công ty dịch vụ Hữu ích THD theo giới tính từ năm

2017-2019

Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự Công ty dịch vụ Hữu ích THD theo độ tuổi từ năm 2017-2019 Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Dịch vụ Hữu ích THD giai đoạn 2017-2019

Trang 12

GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài:

Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1986 cho đến nay, Việt Nam đã và đang gặt háiđược nhiều thành tựu đáng khích lệ từ nhiều lĩnh vực khác nhau, nổi trội hơn hết chính làlĩnh vực kinh tế Đồng thời Việt Nam đang thực hiện các công cuộc đẩy mạnh quá trìnhhội nhập nền kinh tế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế được phát triểnmạnh mẽ hơn với phương châm "đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại" thôngqua việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) Chính điều đó đã tạo thuậnlợi cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam phát triển mạnh mẽ và có những bước tiếnmới Ngoài ra các hoạt động ngoại thương còn có vai trò rất quan trọng không chỉ đối vớiquốc gia mà còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

Ngoại thương hay thương mại mang lại cho mỗi quốc gia cơ hội to lớn để cải thiệnphúc lợi cũng như đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Khi ngoại thương mởcửa hơn, các cá nhân và doanh nghiệp có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng, giá cả vàlượng hàng hoá phong phú hơn so với khi chỉ được mua từ các doanh nghiệp nội địa.Cùng với đó, các nhà sản xuất có những thị trường màu mỡ hơn để bán hàng Nếu thànhcông, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tạo ra tăng trưởng việc làm nhanh chóng chomột số lượng lớn người lao động; điều đó giúp giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp và cảithiện một cách to lớn nền kinh tế của một quốc gia Thương mại cũng mang đến triểnvọng chuyển giao công nghệ mới từ nước giàu sang nước nghèo, có thể làm tăng năngsuất và thu nhập

Ngày 21/11/2018, công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của Tổ chức Hợptác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019

dự kiến đạt 3,5%, giảm 0,2% so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 9/2018 do một sốtrở ngại, trong đó có căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ1 Tuynhiên, nhìn chung nền kinh tế thế giới trong những năm trở lại đây vẫn có những bướcphát triển khá rõ rệt và việc giao thương hợp tác giữa các nước ngày càng được mở rộnghơn nữa Do đó đây sẽ là cơ hội cho ngành giao nhận hàng hóa phát triển theo hướng tíchcực trong những năm sắp tới

Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống cảng biển vô cùng phong phú với 3 trung tâmcảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, QuảngNgãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và

Bà Rịa – Vũng Tàu) Với những cảng biển xứng tầm quốc tế như cảng cái Mép – Vũng

1 Theo Thời báo Tài chính Việt Nam, OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2019-03-07/oecd-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-toan-cau-do-cang- thang-thuong-mai-68561.aspx

Trang 13

Tàu, Hải Phòng Dự báo lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảng biển sẽ đạt từ 900 –1.100 triệu T/năm vào năm 20202.

Với những điều kiện thuận lợi đó, Công ty Dịch vụ Hữu ích THD cũng đã kịp thờinắm bắt những cơ hội hiện có và thực hiện những chiến lược đúng đắn để góp phần pháttriển dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty nói riêng và của nước ta nói chung Công tyDịch vụ Hữu ích THD là doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóaquốc tế, quản lý và cho thuê container, hoạt động kinh doanh giao nhận, order hàng hóaquốc tế, Phương thức vận chuyển chủ yếu của công ty là bằng đường biển (chiếm hơn75%) và phần còn lại cho đường bộ và đường hàng không Do vậy, doanh thu có được từhoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển chiếm 71.23% tổng doanh thu cung cấpdịch vụ của công ty trong năm qua, tương đương 1,407 tỷ đồng trong năm 2018 Vấn đềcấp thiết mà công ty cần quan tâm đó là phải có những biện pháp để nghiên cứu và pháttriển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nhằm đẩy mạnhhoạt động giao nhận chung góp phần mang lại giá trị cho công ty, qua đó đóng góp vào

sự phát triển của ngành vận tải cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta so vớicác nước khác Tuy nhiên vì thời gian thành lập chưa lâu (9/2014), công ty còn non trẻ vàchịu sức ép cạnh tranh vô cùng lớn từ các đối thủ khác như: Goldwell, Real, Miên Sơn,

Vì những thực trạng trên, tác giả xin thực hiện bài báo cáo Khóa luận tốt nghiệp với đềtài: “Thúc đẩy kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tạiCông ty Dịch vụ Hữu ích THD” nhằm phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụgiao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty, tìm ra những ưu điểm vànhững điểm hạn chế để từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ Hữu ích THD trên các phương diện:lĩnh vực và phương thức kinh doanh, thị trường tiêu thụ, năng lực cạnh tranh và kết quảkinh doanh Qua đó tác giả sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ giaonhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty theo các tiêu chí: theo cơ cấu thịtrường giao nhận, theo nhóm khách hàng và theo mặt hàng Từ đó đánh giá được hiệuquả hoạt động, những ưu và nhược điểm của công ty trong thời gian qua

- Phân tích được các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa nhậpkhẩu bằng đường biển đối với công ty

- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểmyếu, góp phần đẩy mạnh, tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu tạicông ty

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa nhậpkhẩu bằng đường biển tại Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

- Phạm vi nghiên cứu:

2

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3: Là nhóm các phương pháp thu thập thông tin khoahọc trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có bằng các thao tác tư duy logic để rút

ra các kết luận khoa học cần thiết Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở Chương 1

để khái quát những khái niệm liên quan, đồng thời trình bày và phân tích quy trình

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn 4: Phương pháp này được áp dụng trong việc thuthập thông tin bằng cách đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập những dữkiện cần thiết Phương pháp này được vận dụng ở Chương 2 về các yếu tố tác động đếnhoạt động của công ty Trong đó, đối tượng phỏng vấn là nhân viên công ty

- Phương pháp quan sát 5: Đây là phương pháp dùng để thu thập những thông tin thựctiễn, đồng thời so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễnđược rút ra từ việc quan sát trong quá trình thực tập tại công ty được vận dụng vào việc

mô tả quy trình thực hiện giao nhận, tình hình hoạt động của công ty ở chương 2 Từ đó

có thể phân tích và tìm ra được những ưu điểm và hạn chế của công ty để đưa ra nhữnggiải pháp cụ thể trong Chương 4

- Phương pháp sưu tầm, thống kê số liệu 6: Phương pháp này được sử dụng trong việctìm kiếm số liệu liên quan từ nhiều nguồn sau đó trải qua quá trình tính toán theo mụcđích người nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu Phương pháp được vận dụngtrong việc tìm kiếm, thống kê số liệu tình hình kinh doanh của công ty và các số liệuthống kê của thị trường Việt Nam ở Chương 2

- Phương pháp khảo sát 7: Là phương pháp dùng bảng câu hỏi để khai thác thông tin.Phương pháp này được vận dụng vào Chương 3 trong việc phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu bằng đưởng biển của công ty thôngqua bảng câu hỏi

3 PGS TS Phạm Viết Vượng (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr91

4 GS.TSKH Lê Huy Bá (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, tr30

5 GS.TSKH Lê Huy Bá (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, tr30

6 PGS.TS Đinh Phi Hổ, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn Thạc sĩ (2017), NXB Kinh tế

TP.HCM.

7 GS TS Võ Thanh Thu & ThS Ngô Thị Hải Vân, Giáo trình Kinh tế & Phân tích hoạt động kinh doanh thương

mại (2010), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Trang 57.

Trang 15

- Phương pháp tổng kết số liệu 8: là phương pháp nghiên cứu xem lại những thành quảcủa hoạt động thực tiễn để rút ra kết luận và từ đó có được những phân tích về ưu nhượcđiểm để đưa ra giải pháp phù hợp Sử dụng cho Chương 4.

5 Tính mới của đề tài:

Trong quá trình hoạt động, công ty đã nhận nhiều sinh viên từ các trường đại học,cao đẳng đến thực tập và thực hiện khóa luận như là:

- Đề tài: “Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty

Dịch vụ Hữu ích THD” được thực hiện vào tháng 5 năm 2016 của SV Nguyễn Quốc Đạt.

Đề tài đã làm rõ được quy trình giao nhận của công ty tuy nhiên không mang đến nhiềugiá trị tham khảo cho doanh nghiệp bởi thiếu sự phân tích sâu về kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty

- - Đề tài: “Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

của Công ty Dịch vụ Hữu ích THD” được thực hiện vào tháng 9 năm 2017 của SV Bùi

Thị Ngọc Trúc Đề tài tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rấtchi tiết tuy nhiên chưa đưa ra được những giải pháp giúp tăng kết quả hoạt động kinhdoanh của Công ty

Nhìn chung, hai đề tài nghiên cứu đã trình bày đều mang đến những giá trị nhấtđịnh cho doanh nghiệp tuy nhiên cả hai bài đều chỉ mới phân tích thực trạng chứ chưađưa ra được những biện pháp thiết thực, phù hợp với công ty Vì vậy, tác giả chọn đề tài

“Thúc đẩy kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Dịch vụ Hữu ích THD” Đề tài sẽ đi sâu phân tích tình hình kinh doanh giao

nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty giai đoạn 2015-2018, đồng thờiphân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Tính mới của đề tài thểhiện ở việc quy trình nhập khẩu có những thay đổi đáng kể và qua đó đề ra những giảipháp phù hợp với tình hình công ty cũng như phù hợp với những quy định của nhà nước

6 Bố cục đề tài:

Kết cấu đề tài bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Chương này trình bày những nội dung lý thuyết về dịch vụ giao nhận (đặc điểm,vai trò, phân loại); quy trình, các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hòa nhậpkhẩu bằng đường biển và phương pháp, chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của công ty

Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

bằng đường biển tại Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

8 GS TS Võ Thanh Thu & ThS Ngô Thị Hải Vân, Giáo trình Kinh tế & Phân tích hoạt động kinh doanh thương mại (2010), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Trang 63

Trang 16

Chương này giới thiệu chung về công ty và phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh của Công ty Dịch vụ Hữu ích THD, quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hànghóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty, phân tích đặc điểm thị trường và đánh giáchung về thực trạng kinh doanh nghiệp vụ nói trên.

Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập

khẩu bằng đường biển tại Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

Chương này trình bày quy trình quy trình thực hiện nghiên cứu, xây dựng thang

đo, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếndịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Dịch vụ Hữu íchTHD

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập

khẩu bằng đường biển tại Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

Chương này trình bày các dự báo về cơ hội và thách thức công ty gặp phải, thểhiện rõ mục tiêu, cơ cở đề xuất giải pháp và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyDịch vụ Hữu ích THD

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Dịch vụ giao nhận

1.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận

Hoạt động giao nhận đã ra đời và tồn tại từ rất lâu trên thế giới để phục vụ cho nhucầu vận chuyển hàng hóa của con người Giao nhận gắn liền với quá trình vận tải Cùngvới giao nhận, các nghiệp vụ vận tải được tiến hành như tập kết hàng hóa, vận chuyển,xếp dỡ, lưu kho, vận tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ,… Do được cấu thành từ nhiềunghiệp vụ như vậy nên hiện nay có rất nhiều định nghĩa về hoạt động giao nhận Mỗiquốc gia trên thế giới đều có những định nghĩa và luật pháp riêng về hoạt động này Theođiều 136 Luật Thương mại Việt Nam (2005) định nghĩa: “Dịch vụ giao nhận hàng hoá làhành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ ngườigửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác cóliên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tảihoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”

Bên cạnh đó, theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giaonhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch

vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phốihàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên,bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hànghóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay nhữngchứng từ liên quan đến hàng hóa.9”

Ngoài ra, cũng có nhiều khái niệm về giao nhận khác:

- “Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động về vận tải nhằm đưahàng đến đích an toàn”10

- “Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là vận tải”11

- “Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá tình vận tải, nhằm mụcđích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng”12

9 Fiata Rules For Freight Forwarding Services, mục 2.1, chi tiết xem tại:

Trang 18

Tuy nhiên, dù định nghĩa thế nào thì ý nghĩa của dịch vụ giao nhận cũng là mộtdịch vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơinhận hàng đến nơi giao hàng.

1.1.2 Vai trò của dịch vụ giao nhận

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Giao nhận hàng hóa giúp phục vụ hoạt động sản xuất và góp phần hỗ trợ hoạtđộng xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia, qua đó tác động thúc đẩy nền kinh tế củamột quốc gia phát triển

Ngoài ra, giao nhận hàng hóa giúp cho nền kinh tế của một quốc gia có thể được

mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của quốc gia mình, đồng thời mở rộng giao lưu hợptác với các quốc gia khác

1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Giao nhận hàng hóa xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay, đã trở thành một cầunối quan trọng, cần thiết trong mối quan hệ giữa người gửi hàng (các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu) và người nhận hàng (khách hàng của họ) Điều này thúc đẩy việc

mở rộng buôn bán giữa các thị trường trên toàn thế giới, góp phần vào sự phát triểnchung của nền kinh tế “toàn cầu hóa”

Dịch vụ giao nhận hàng hóa giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu có thể an tâm đưa hàng hóa của mình tới khách hàng một cách nhanh chóng, antoàn Vì những người giao nhận, hay các công ty giao nhận hàng hóa là những người đã

có kinh nghiệm trong việc thuê các phương tiện vận tải với các công ty vận tải uy tín,ngoài ra họ luôn có các giá cước ưu đãi từ phía các công ty vận tải này

Đồng thời thông qua dịch vụ giao nhận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhậpkhẩu cũng có thể tiết kiệm được các chi phí và thời gian so với việc đứng ra thuê cácphương tiện vận tải nhằm vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài

Ngoài ra, khi xảy ra các khiểu nại về xảy ra tổn thấy hàng hóa như đổ vỡ, bị pháhủy bởi thiên tai, chiến tranh, …Các công ty hoạt động giao nhận sẽ đứng ra thay mặt đểgiải quyết các tranh chấp phát sinh đối với các công ty vận chuyển hoặc thực hiện cácyêu cầu đòi bồi thường đối với các cơ quan bảo hiểm

1.1.3 Phân loại giao nhận

Việc phân loại giao nhận được thực hiện dựa trên một số tiêu chí sau:

1.1.3.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận diễn ra giữa người gửi hàng của quốc gia nàyvới người nhận hàng ở quốc gia khác

Trang 19

- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận diễn ra chỉ trên một đơn vị lãnh thổ Hàng hóa

di chuyển trong phạm vi một quốc gia nhất định

1.1.3.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:

- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặcnhận hàng đến

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài nhận thuần túy ra, còn bao gồm cảviệc xếp dở, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn và hoạt động lưu trữ kho

1.1.3.3 Căn cứ vào phương thức vận tải:

- Giao nhận vận tải đơn phương thức: là hoạt động giao nhận mà hàng hóa được vậnchuyển chỉ bằng một hình thức nhất định như bằng đường biển, đường sắt, đường hàngkhông, đường ống…

- Giao nhận vận tải đa phương thức: là hoạt động giao nhận kết hợp nhiều phương thứcvận tải với nhau

1.1.3.4 Căn cứ vào tính chất giao nhận:

- Giao nhận riêng biệt: là hoạt động giao nhận do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổchức, không sử dụng dịch vụ của Freight Forwarder (giao nhận dịch vụ)

- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận được thực hiện bởi các tổ chức, công tychuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận

1.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận tải bằng đường biển

1.2.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa vận tải bằng đường biển

1.2.1.1 Giao nhận hàng hóa

Ðịnh nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freightforwarder): Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận đượcđịnh nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay cóliên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanhtoán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá Theo luật thương mại Việt nam thì Giaonhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoánhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ vàcác dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng,của người vận tải hoặc của người giao nhận khác Nói một cách ngắn gọn, giao nhận làtập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc

di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhậnhàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý

và thuê dịch vụ của người thứ ba khác

Giao nhận hàng hóa vận tải bằng đường biển là hoạt động giao nhận hàng hóagiữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau, có sử dụng các phương tiệnvận tải hàng lẻ hoặc hàng nguyên container và được bốc dỡ từ cảng sang tàu và ngượclại Phí vận chuyển có thể được chi trả bởi một trong hai bên xuất hoặc nhập khẩu

1.2.2 Đặc điểm dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Trang 20

Nhìn chung, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng bao gồm các đặcđiểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung Bên cạnh đó, với phương thức vận tảihàng hóa bằng đường biển do đó dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng cónhững đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là các tuyến đường giao thông

tự nhiên Cho nên, trừ việc đầu tư xây dựng các hải cảng và một số kênh đào quốc tế, đốivới phương thức vận tải này người ta không phải tốn nhiều chi phí để xấy dựng và bảoquản các tuyến đường

Thứ hai, năng lực chuyên chở của vận tải đường biển lớn hơn nhiều so với cácphương thức vận tải khác nhở vào hai yếu tố Yếu tố thứ nhất là trọng tải của tàu biển rấtlớn Yếu tố thứ hai là việc tổ chức chuyên chở không bị hạn chế: trên cùng một tuyếnđường hàng hải, người ta có thể tổ chức chuyên chở nhiều chuyến trong cùng một lúc cho

cả lượt đi lẫn lượt về, chính nhờ ưu thế này mà trong sản xuất vận tải biển, năng suất laođộng cao đã góp phần làm cho giá thành vận tải thấp

Thứ ba, ưu thế nổi bật nhất là giá cước vận tải thấp, giá cước vận tải bằng đườngbiển thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác (bằng 1/6 so với giá cước vậntải hàng không, 1/3 so với vận tải đường sắt, 1/2 so với vận tải ô tô) Đây cũng chính làđặc điểm khiến cho phương thức vận tải đường biển được chú trọng nhất trong thươngmại giữa các quốc gia và trở thành phương thức vận tải chủ đạo trong hệ thống vận tảiquốc tế

Thứ tư, một đặc điểm khác được bổ sung trong tài liệu đào tạo Nghiệp vụ Xuấtnhập khẩu13 đó là: Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hànghóa trong buôn bán quốc tế Đặc biệt thích hợp với các loại hàng rời có khối lượng lớn vàgiá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ

Bên cạnh những đặc điểm về ưu điểm thì dịch vụ giao nhận với phương thức vậntải bằng đường biển cũng còn tồn tại những nhược điểm sau:

Thứ nhất, tốc độ của tàu biển chậm, chậm hơn nhiều so với xe lửa và đương nhiênkhông thể sánh được với máy bay Vì vậy, trong nhiều trường hợp giao nhận bằng vận tảiđưởng biển không thể đáp ứng khi hàng hóa có nhu cầu vận chuyển nhanh

Thứ hai, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vàođiểu kiện khí hậu, thời tiết Điều này có thể rất dễ nhận biết vì môi trường hoạt động củatàu biển là lênh đênh ngoài khơi, xa đất liền nên mỗi biến động dù nhỏ của thiên nhiêncũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình đi biển Chính vì vậy, trong quá trình chuyênchở hàng hóa bằng đường biển, các rủi ro và tai nạn thường rất hay xảy ra

1.2.3 Các phương thức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

1.2.3.1 Giao nhận hàng nguyên container (FCL)

Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL như sau: FCL là xếp hàng nguyêncontainer, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡhàng khỏi container Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy

Trang 21

một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.Theo cách gửi FCL/FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác đượcphân chia như sau:

a Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)

- Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chưa hàng của mình để đóng hàng

- Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container

- Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở

- Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu

- Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thờinhận vận đơn do người chuyên chở cấp

- Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên

Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãicontainer của người chuyên chở Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình rabãi container và đóng hàng vào container

b Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier)

- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng

- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãicontainer (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãicontainer cảng đích

- Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếpcontainer lên tàu

- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích

- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container

- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên

c Trách nhiệm của người nhận chở hàng

- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng

- Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container

- Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả containerrỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container)

- Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi vềbãi chứa container

1.2.3.2 Giao nhận hàng lẻ (LCL)

LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (ngườichuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào - racontainer Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng cóthể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tậphợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ

Trang 22

đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan,bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích

và giao cho người nhận hàng lẻ

a Trách nhiệm của người gửi hàng

- Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhậnhàng tại trạm đóng container (CFS - Container Freight Station) của người gom hàng vàchịu chi phí này

- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải

và quy chế thủ tục hải quan

- Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ

b Trách nhiệm người chuyên chở

Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và cũng

có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu

- Người chuyên chở thực:

Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng Họ cótrách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát vận đơnthực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảngđích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho ngườinhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi

- Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ:

Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng rakinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là ngườichuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent) Họ chịu trách nhiệm suốt quá trìnhvận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảngđích Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading) Nhưng họ không có phương tiệnvận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của ngườichuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì.Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyênchở

Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng (Vậnđơn chủ - Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận chuyển đếnbãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đích

c Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ

- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng

- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng đểnhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích

- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)

1.2.3.3 Giao nhận kết hợp (FCL/LCL-LCL/FCL)

Trang 23

Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL Tuỳ theođiều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở để áp dụng phươngpháp gửi hàng kết hợp Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

- Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và ngườichuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì tráchnhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưngkhi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ

1.3 Phân loại kinh doanh dịch vụ giao nhận

Nghiệp vụ giao nhận được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêuthức, khía cạnh khác nhau Trong đó:

1.3.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động có:

- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở quốc tế

- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá trong phạm vimột quốc gia

1.3.2 Căn cứ vào phương thức vận tải có:

- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường biển

- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sông

- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường pha sông biển

- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt

- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ

- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không

- Giao nhận hàng hoá chuyên chở kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau

1.3.3 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh giao nhận có:

- Giao nhận thuần tuý: Là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần tuý việc gửi hàng đihoặc nhận hàng đến

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận mà ngoài giao nhận thuần tuý còn bao gồm

cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận tải đường ngắn, hoạt động kho hàng

1.3.4 Căn cứ vào tính chất của giao nhận có:

- Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sửdụng lao vụ của người giao nhận

- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty chuyên kinhdoanh giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng

1.4 Quy trình tố chức kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển

1.4.1 Nghiên cứu thị trường

1.4.1.1 Khái niệm

Nghiên cứu thị trường là một khâu quan trọng nhằm thu thập những thông tin cầnthiết phục vụ cho doanh nghiệp trong việc đưa ra phương án, chiến lược kinh doanh,được xem như chìa khóa thành công của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường phải thu

Trang 24

thập thông tin cần thiết để tim kiếm những cơ hội kinh doanh mới ở thị trường nghiêncứu và khai thác những cơ hội đó khi nó xuất hiện Hoạt động nghiên cứu thị trườngthường trả lởi cho một số câu hỏi: Sản xuất hay cung cấp dịch vụ gì, ở thị trường nào, đốitác giao dịch là ai, đối tác giao dịch ở nước đó thường giao dịch theo phương thức nào,chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, giao hàng như thế nào để đạt hiệu quả tối

đa

Nội dung nghiên cứu thị trường bao gồm13:

- Nghiên cứu tổng cầu và cầu hướng vào doanh nghiệp

- Nghiên cứu tổng cung và cung của doanh nghiệp

- Nghiên cứu giá cả thị trường

- Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường

- Luật, đặc biệt là các luật liên quan đến XNK (xuất nhập khẩu) và quy định Hải quan

- Vấn đề vận tải: các hãng vận tải, cước phí trung bình, các thông lệ vận tải,

- Văn hóa kinh doanh, văn hóa sử dụng dịch vụ, tập quán thương mại

1.4.1.2 Trình tự và phương pháp nghiên cứu thị trường 14

a Trình tự nghiên cứu thị trường

- Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường

- Thiết kế câu hỏi để thu thập thông tin

- Chọn mẫu nghiên cứu

- Tiến hành thu thaapj dữ liệu

- Xử lý dữ liệu

- Rút ra kết luận và lập báo cáo

b Phương pháp nghiên cứu thị trường

Người ta thường dùng 2 phương pháp chính sau để nghiên cứu thị trường:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn:

Là các nghiên cứu thu thập các thông tin thông qua các tài liệu như sách báo, tạpchí, tạp chí quảng cáo, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, tạp chí thương mại

Nghiên cứu tại bàn có thể tìm tài liệu ở ngoài doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp cóthị phần lớn; cũng có thể nghiên cứu tài liệu ở trong doanh nghiệp cho phép nhìn đượckhái quát thị trường mặt hầng cần nghiên cứu Đây là phương pháp tương đối dễ làm, tiếnhành nhanh, ít tốn kém, nhưng đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn, biết cáchthu thập tài liệu, đánh giá và sử dụng tài liệu được thu thập một các đầy đủ và tin cậynhưng có hạn chế là dựa vào tài liệu đã được xuất bản nên thời gian đã qua, có thể có độtrễ so vói thực tế

Phương pháp nghiên cứu hiện trường:

Là phương pháp cử cán bộ đến tận nơi để nghiên cứu Cán bộ nghiên cứu thôngqua việc trực tiếp quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở vị trí tiêu dùng lớn, ở khách

13 PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại,

NXB Lao Động – Xã Hội, tr210-214

14 PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại,

NXB Lao Động – Xã Hội, tr214-tr219

Trang 25

hàng bằng các điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra điển hình, phỏng vấn đốitượng, gửi phiếu điều tra, hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở các kho, cơ sở kinhdoanh của doanh nghiệp Nghiên cứu hiện trường có thể thu thập được các thông tin sinhđộng, thực tế, hiện tại Tuy nhiên cũng tốn kém chi phí và cần có cán bộ vững về chuyênmôn và đầu óc thực tế.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp cho doanh nghiệp nắm được những thông tincần thiết để tránh và giảm thiểu những rủi ro do sự biến đổi không ngừng của thị trườngđến hoạt động kinh doanh nhằm có những biện pháp ứng phó hiệu quả và phù hợp chodoanh nghiệp Đồng thời, qua những thông tin thu thập được, doanh nghiệp có thể tìm racác phương pháp để làm hải lòng khách hàng hơn thông qua việc nghiên cứu thái độ củangười tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

1.4.2 Tìm kiếm khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng của hoạt động kinh doanh tại một thị trường,ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thịtrường đó Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK, việctìm kiếm các khách hàng mới là điều hết sức quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng thựchiện để thu hút nhiều khách hàng mới hơn, từ đó nâng cao doanh thu hoạt động kinhdoanh Khi tìm kiếm khách hàng, cần tập trung lưu ý một số vấn đề sau:

Tìm kiếm nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận của các doanh nghiệp Việt Nam, cụthể là các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài của Việt Nam

Tìm hiểu thông tin về khách hàng15, bao gồm:

- Lịch sử công ty, chất lượng và các thông tin cơ bản về cán bộ chủ chốt của công ty

- Khách hàng có nhân sự được đào tạo, cơ sở vật chất và nguồn lực cho hoạt động kinhdoanh không?

- Doanh số bán/mua hiện tại?

- Tồn kho hiện tại của khách hàng

- Khách hàng bán/mua sản phẩm theo phương thức nào?

- Khách hàng có các bạn hàng nào (người cạnh tranh) tại quốc gia của công ty?

Dùng các công cụ Marketing để nâng cao hình ảnh của công ty trong mắt cácdoanh nghiệp XNK nói chung và khách hàng tiềm năng nói riêng, qua đó tạo được cáinhìn thiện cảm và tin cậy từ phía các doanh nghiệp

1.4.3 Lập phương án kinh doanh

15 TS Trần Hòe (2012), Nghiệp vụ Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trang 26

Hoạch định chiến lược là quá trình đánh giá môi trường và những tiềm năng bêntrong công ty, sau đó xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn và thực hiện kế hoạchnhằm đạt được những mục tiêu này

Dựa trên những thông tin đã thu thập từ quá trình nghiên cứu thị trường và dữ liệu

từ quá trình tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doanhgồm:

- Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước

- Lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại của công ty

- Đề ra mục tiêu về số lượng, chất lượng, giá cả và các phương án để thực hiện được mụctiêu đó

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả của hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu như tỷ suất lợinhuận, hiệu quả sử dụng vốn…

1.4.4 Đàm phán, ký kết hợp đồng

1.4.4.1 Đàm phán

a Khái niệm

Đàm phán là một quá trình kết hợp các vị thế khác nhau vào một thỏa thuận chung

theo một quy tắc quyết định nhất trí

Nó nhằm mục đích để giải quyết các điểm khác biệt, để đạt được lợi thế cho một

cá nhân hoặc tập thể, hoặc để mang lại một kết quả đáp ứng các lợi ích khác nhau Nóthường được thực hiện bằng cách đưa ra một vị thế và nhượng bộ để đạt được một thỏathuận Mức độ mà các bên đàm phán tin tưởng lẫn nhau để thực hiện giải pháp đượcthương lượng là một yếu tố chính trong việc xác định liệu các cuộc đàm phán có thànhcông hay không

Mọi người thương lượng hàng ngày mà thường không xem nó là một cuộc đàmphán Đàm phán xảy ra trong các tổ chức, từ các doanh nghiệp cho đến các tổ chức philợi nhuận, trong nội bộ và giữa chính phủ cũng như trong bán hàng và tố tụng pháp lý, vàtrong các tình huống cá nhân như hôn nhân, ly dị, nuôi dạy con cái, vv Các nhà đàmphán chuyên nghiệp thường chuyên biệt, chẳng hạn như các nhà đàm phán công đoàn,các nhà đàm phán mua lại đòn bẩy, nhà đàm phán hòa bình, hoặc các nhà đàm phán contin Họ cũng có thể làm việc dưới các danh hiệu khác, chẳng hạn như các nhà ngoạigiao, nhà lập pháp hoặc nhà môi giới

Chuẩn bị nội dung cuộc đàm phán một cách chi tiết là việc rất quan trọng để chocuộc đàm phán đạt hiệu quả hơn và hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợpđồng sau này Bên cạnh đó, việc chuẩn bị các số liệu cần thiết như: số lượng tối thiểu, tối

đa cần nhập, mẫu mã và các thông số liên quan, các yêu cầu của thị trường nước nhà vềsản phẩm và tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế

Trang 27

Để đạt được mục đích khi đàm phán cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng thông tin về thịtrường, văn hóa, chính trị pháp luật của cả hai bên, hay thông tin về sự phán triển, danhtiếng cũng như khả năng cung cấp hàng của đối phương

b Các loại hình đàm phán

Đàm phán có thể có nhiều hình thức, từ một hội nghị đa phương của tất cả cácthành viên Liên Hợp Quốc để thiết lập một chuẩn mực quốc tế mới (như Công ước LiênHiệp Quốc về Luật Biển) cho đến một cuộc họp của các bên xung đột chấm dứt bạo lựchoặc giải quyết vấn đề cơ bản (chẳng hạn như đàm phán hiến pháp ở Nam Phi trong1990-1994 hoặc ở Colombia với FARC vào 2012-2015) cho một cuộc gặp gỡ kinh doanh

để thực hiện thỏa thuận đối mặt giữa cha mẹ (hoặc giữa cha mẹ và trẻ em) qua hành viđúng đắn của trẻ Hòa giải là một hình thức đàm phán với một bên thứ ba xúc tác giúpcác bên xung đột thương lượng khi họ không thể làm như vậy bằng cách tự đàm phán cóthể được trái ngược với trọng tài, nơi quyết định nằm với bên thứ ba, mà các bên xungđột cam kết chấp nhận

Các nhà lý thuyết thương lượng thường phân biệt giữa hai loại thương lượng Sựkhác biệt trong cách sử dụng của hai loại hình không những phụ thuộc vào tư duy củanhà đàm phán mà còn phụ thuộc vào tình hình: các cuộc gặp gỡ một lần mà các mối quan

hệ lâu dài không đạt được có nhiều khả năng tạo ra các cuộc đàm phán phân phối hơntrong khi các mối quan hệ lâu dài có nhiều khả năng yêu cầu đàm phán tích hợp Các nhà

lý thuyết khác nhau sử dụng các nhãn khác nhau cho hai loại chung và phân biệt chúngtheo những cách khác nhau

Đàm phán phân phối

Đàm phán phân phối đôi khi còn được gọi là đàm phán thương lượng hoặc thươnglượng và cố gắng phân phối một "chiếc bánh cố định" về lợi ích Đàm phán phân phốihoạt động theo điều kiện tổng bằng không và ngụ ý rằng bất kỳ lợi ích nào mà một bênđạt được là mất mát của bên kia và ngược lại Vì lý do này, đàm phán phân phối đôi khicòn được gọi là thắng-thua vì giả định rằng lợi ích của một người là mất mát của ngườikhác Ví dụ đàm phán phân phối bao gồm giá cả phải chăng trên một thị trường mở, baogồm cả việc thương lượng giá của một chiếc xe hơi hoặc một ngôi nhà

Trong một cuộc đàm phán phân phối, mỗi bên thường đưa ra một vị thế cực đoanhoặc cố định, biết rằng nó sẽ không được chấp nhận - và sau đó tìm cách rút ngắn càng ítcàng tốt trước khi đạt được thỏa thuận Người thương lượng phân phối hiểu thương lượngnhư là một quá trình phân phối một lượng giá trị cố định Một cuộc đàm phán phân phốithường liên quan đến những người chưa bao giờ có mối quan hệ tương tác trước đó, cũngnhư họ có khả năng làm như vậy một lần nữa trong tương lai gần, mặc dù tất cả các cuộcđàm phán thường có yếu tố phân phối

Trang 28

Trong cách tiếp cận phân phối, mỗi nhà đàm phán chiến đấu cho miếng bánh lớnnhất có thể, do đó các bên có xu hướng coi nhau như một đối thủ hơn là một đối tác và cómột đường khó hơn Vì lý thuyết triển vọng chỉ ra rằng mọi người đánh giá thiệt hạinhiều hơn lợi nhuận và có nhiều rủi ro hơn về tổn thất, thương lượng theo hướng đi tớithống nhất-nhượng bộ có thể sẽ mang tính chất gay gắt và kém hiệu quả hơn.

Đàm phán tích hợp

Thương lượng tích hợp cũng được gọi là thương lượng dựa trên lợi ích, phầnthưởng hoặc thương lượng có nguyên tắc Đó là một tập hợp các kỹ thuật cố gắng cảithiện chất lượng và khả năng thỏa thuận được thương lượng bằng cách tận dụng thực tế làcác bên khác nhau thường đánh giá các kết quả khác nhau một cách khác nhau Trong khithương lượng phân phối giả định có một số lượng cố định giá trị (một "chiếc bánh cốđịnh") được chia giữa các bên, các cuộc đàm phán tích hợp cố gắng tạo ra giá trị trongquá trình đàm phán ("mở rộng chiếc bánh") bằng cách "bù lỗ" mục có lợi nhuận từ mộtkhoản khác ("bù trừ" hoặc giúp đỡ lẫn nhau), hoặc bằng cách xây dựng hoặc tái cấu trúccác vấn đề xung đột theo cách mà cả hai bên đều có lợi (thương lượng "thắng-thắng")

Tuy nhiên, đàm phán tích hợp cũng có thể có một số yếu tố phân phối, đặc biệt làkhi các bên khác nhau đều coi trọng các mục khác nhau ở cùng mức độ hoặc khi chi tiếtcòn lại được phân bổ vào cuối cuộc đàm phán Mặc dù nhượng bộ là bắt buộc trong cáccuộc đàm phán, nghiên cứu cho thấy rằng những người thừa nhận nhanh hơn, ít có khảnăng khám phá tất cả các giải pháp tích hợp để cả hai bên cùng có lợi Do đó, sự thừanhận sớm làm giảm cơ hội của một cuộc đàm phán tích hợp Đàm phán tích hợp thườngliên quan đến một mức độ tin cậy cao hơn và sự hình thành của một mối quan hệ Nócũng có thể liên quan đến việc giải quyết vấn đề sáng tạo nhằm đạt được lợi ích chung

Nó nhìn thấy một thỏa thuận tốt như không phải là một với lợi ích cá nhân tối đa, nhưngmột trong đó cung cấp đạt được tối ưu cho tất cả các bên Lợi ích trong kịch bản nàykhông phải là chi phí trong một kịch bản khác, nhưng với nó Mỗi người tìm kiếm để phùhợp với lợi ích đủ khác mà nó sẽ giữ cho thỏa thuận cho bên thứ nhất một kết quả dễchịu, và ngược lại

Việc đàm phán sản xuất tập trung vào lợi ích cơ bản của các bên chứ không phải là

vị trí bắt đầu, tiếp cận thương lượng như giải quyết vấn đề được chia sẻ chứ không phải

là trận đánh cá nhân, và nhấn mạnh khi tuân thủ các tiêu chí chủ quan, khách quan làm cơ

sở cho thỏa thuận

Các giai đoạn trong quá trình đàm phán

Tuy nhiên, các nhà đàm phán không cần hy sinh đàm phán hiệu quả để ủng hộ mốiquan hệ tích cực giữa các bên Thay vì thừa nhận, mỗi bên có thể cảm kích rằng ngườikia có những cảm xúc và động cơ của riêng mình và sử dụng điều này để lợi thế của họtrong việc thảo luận vấn đề Trong thực tế, cái nhìn đa chiều có thể giúp dua các bênhướng tới một giải pháp tích hợp hơn Fisher et al minh họa một số kỹ thuật cải thiện

Trang 29

hiệu quả quan điểm đa chiều trong cuốn sách Getting to Yes, và thông qua những điềusau đây, các nhà đàm phán có thể tách con người khỏi vấn đề.

Đặt mình vào vị trí của họ - Mọi người có xu hướng tìm kiếm thông tin xác nhận

niềm tin của chính họ và thường bỏ qua thông tin mâu thuẫn với niềm tin trước đó Đểthương lượng hiệu quả, điều quan trọng là phải đồng cảm với quan điểm của bên kia.Người ta nên cởi mở với các quan điểm khác và cố gắng tiếp cận vấn đề từ quan điểmcủa người khác

Thảo luận về nhận thức của nhau - Một cách tiếp cận trực tiếp hơn để hiểu bên

kia là thảo luận rõ ràng về nhận thức của nhau Mỗi cá nhân phải công khai và trung thựcchia sẻ nhận thức của mình mà không cần gán lỗi hoặc phán xét cho người khác

Tìm cơ hội để hành động không nhất quán với quan điểm của mình - Có thể là

bên kia có nhận thức trước và kỳ vọng về phía bên kia Phía bên kia có thể hành độngtheo cách trực tiếp mâu thuẫn với những định kiến đó, điều này có thể gửi một thông điệp

mà bên đó quan tâm đến một cuộc đàm phán tích hợp

Giữ thể diện - Cách tiếp cận này đề cập đến việc biện minh lập trường dựa trên

các nguyên tắc và giá trị được thể hiện trước đó trong một cuộc đàm phán Cách tiếp cậnnày đối với một vấn đề ít tùy ý hơn, và do đó, nó dễ hiểu hơn từ quan điểm của đảng đốilập

Ngoài ra, các nhà đàm phán có thể sử dụng các kỹ thuật giao tiếp nhất định để xâydựng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn và phát triển các giải pháp thương lượng có ý nghĩahơn

Lắng nghe chủ động - Nghe nhiều hơn là chỉ nghe những gì phía bên kia đang

nói Hoạt động lắng nghe liên quan đến việc chú ý đến những gì đang được nói bằng lờinói và phi ngôn ngữ Nó liên quan đến định kỳ tìm kiếm thêm làm rõ từ người đó Bằngcách hỏi người đó chính xác những gì họ muốn nói, họ có thể nhận ra rằng bạn không chỉđơn giản là đi qua một thói quen, mà đúng hơn là đưa họ nghiêm túc

Nói có mục đích - Quá nhiều thông tin có thể có hại như quá ít Trước khi nêu rõ

một điểm quan trọng, hãy xác định chính xác những gì bạn muốn bạn giao tiếp với bênkia Xác định mục đích chính xác mà thông tin được chia sẻ này sẽ phân phát

Đàm phán thống nhất

Đàm phán thống nhất là một cách tiếp cận chiến lược ảnh hưởng đến việc tối đahóa giá trị trong bất kỳ thương lượng nào thông qua việc liên kết và sắp xếp các cuộcđàm phán và quyết định liên quan đến hoạt động của một người

Cách tiếp cận này trong các cài đặt phức tạp được thực hiện tốt nhất bằng cáchvạch ra tất cả các cuộc đàm phán, xung đột và các quyết định hoạt động có liên quan tiềm

Trang 30

năng để tích hợp các kết nối hữu ích trong số đó, đồng thời giảm thiểu bất kỳ kết nối cóhại nào.

Đàm phán thống nhất khác với đàm phán tích hợp, một khái niệm khác (như đãnêu ở trên) liên quan đến một cách tiếp cận có tổng không bằng không để tạo ra giá trịtrong các cuộc đàm phán

Đàm phán thống nhất lần đầu tiên được xác định và gắn nhãn bởi nhà đàm phánquốc tế và tác giả Peter Johnston trong cuốn sách của ông Đàm phán với người khổng lồ

Một trong những ví dụ được trích dẫn trong cuốn sách của Johnston là của J D.Rockefeller quyết định nơi xây dựng nhà máy lọc dầu lớn đầu tiên của ông Thay vì lấycon đường dễ dàng hơn, rẻ hơn từ các mỏ dầu để tinh luyện dầu mỏ của mình ởPittsburgh, Rockefeller đã chọn xây dựng nhà máy lọc dầu của mình ở Cleveland Tạisao? Bởi vì các công ty đường sắt sẽ vận chuyển dầu tinh luyện của mình ra thị trường.Pittsburgh chỉ có một tuyến đường sắt lớn, có nghĩa là nó có thể quyết định giá trong đàmphán, trong khi Cleveland có ba tuyến đường sắt mà Rockefeller biết sẽ cạnh tranh đểlàm ăn với ông, có khả năng giảm chi phí đáng kể Đòn bẩy thu được trong các cuộc đàmphán đường sắt này bù đắp cho chi phí vận hành bổ sung của việc phải gửi dầu tớiCleveland để lọc dầu, giúp thiết lập đế chế của Rockefeller, đồng thời phá hoại các đốithủ cạnh tranh

Các ví dụ khác về đàm phán thống nhất bao gồm:

Trong thể thao, vận động viên trong năm cuối cùng của hợp đồng của họ lý tưởng

sẽ đạt hiệu suất cao nhất để họ có thể thương lượng các hợp đồng mạnh mẽ, lâu dài có lợicho họ

Một liên minh cần phải thương lượng và giải quyết bất kỳ xung đột nội bộ đáng kểnào để tối đa hóa sức mạnh tập thể trước khi lên bàn đàm phán hợp đồng mới với banquản lý

Nếu việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự xảy ra độc lập với nhau trên các cơquan chính phủ khác nhau, việc công nhận đơn đặt hàng này và hợp nhất thành một khốilượng lớn có thể giúp tạo đòn bẩy mua và tiết kiệm chi phí trong đàm phán với nhà cungcấp

Một start-up công nghệ mới bắt đầu tìm cách đàm phán được mua bởi một công tylớn trong tương lai có thể cải thiện khả năng xảy ra bằng cách đảm bảo, bất cứ khi nào cóthể, các hệ thống, công nghệ, năng lực và văn hóa của nó tương thích nhất có thể vớingười mua có khả năng nhất

Một chính trị gia đàm phán hỗ trợ cho cuộc chạy đua tổng thống có thể muốntránh đưa bất kỳ người ủng hộ nào có nguy cơ xa lánh những người ủng hộ tiềm năngquan trọng khác, đồng thời tránh bất kỳ chính sách mới bất ngờ nào

Trang 31

1.4.4.2 Ký kết hợp đồng

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, bên bán có nhiệm vụ giao hàng vàchuyển quyền sở hữu cho bên mua Bên mua có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiền theohợp đồng

Sau khi các bên đã tiến hành đàm phán thì hợp đồng giao nhận sẽ được lập và tiếnhành ký kết Nội dung của hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản đã thỏa thuận, quyền vànghĩa vụ của các bên tham gia

Khi ký kết hợp đồng giao nhận, cần lưu ý các điều khoản sau:

Điều 1: Tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, ký mã hiệu

Điều 2: Giá cả

Điều 3: Thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải

Điều 4: Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa

Điều 5: Điều kiện thanh toán trả tiền

Điều 6: Điều kiện khiếu nại

Điều 7: Điều kiện bất khả kháng

Điều 8: Điều khoản trọng tải

1.4.5 Thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

Căn cứ vào các điều khoản đã ghi trong hợp đồng sau khi ký kết, doanh nghiệp sẽ

tổ chức thực hiện hợp đồng Doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành sắp xếp các côngviệc sao cho đúng tiến độ như hợp đồng đề ra đồng thời phải phát hành và tiếp nhậnnhững văn bản của doanh nghiệp và đối tác để hạn chế những sai sót, chậm trễ trong quátrình thực hiện hợp đồng

Quy trình thực hiện hợp đồng sẽ phụ thuộc vào quy định của doanh nghiệp và phụthuộc vào loại hình nhập khẩu, phương thức thanh toán và phương thức giao nhận hànghóa

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu

Khi đối tượng hàng hoá của hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhậpkhẩu, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin giấy phép bao gồm: hợp đồng, phiếu hạnngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu làhợp đồng uỷ thác), đơn xin phép nhập khẩu…

Bước 2: Thuê tàu và mua bảo hiểm

Tuỳ theo điều kiện mua bán giữa hai bên, việc mua bảo hiểm cho hàng hoá thuộc

về người mua hay người bán Tuỳ tính chất của hàng hoá và đoạn đường chuyên chở màngười mua bảo hiểm chọn điều kiện thích hợp cho mình

Bước 3: Làm thủ tục Hải quan

+ Khai báo Hải quan

Khai báo và nộp tờ khai hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày tới cửa khẩu Khinộp tờ hải quan phải kèm theo: hợp đồng nhập khẩu, bảng kê chi tiết, vận đơn, phiếuđóng gói, hoá đơn thương mại …

+ Đưa hàng hoá tới địa điểm quy định để kiểm tra

Trang 32

Địa điểm kiểm tra hải quan bao gồm các cửa khẩu như: cửa khẩu biên giới đường

bộ, ga tàu lửa liên vận quốc tế, bưu cục ngoại dịch, trạm trả hàng nội địa…Khi kiểm trahàng hoá, nếu thấy hàng bị lỗi, hỏng, thiếu thì hàng cần phải lưu giữ vào kho hải quan vàlập biên bản, đợi công ty bảo hiểm cùng cơ quan thương kiểm tiến hành kiểm nghiệm,đưa ra quyết định chính thức để bảo lưu " quyền đòi bồi thường" bảo vệ quyền lợi

+ Thực hiện quyết định của hải quan

Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hóa, hải quan sẽ ra quyết định: cho hàng qua biêngiới (thông quan), cho hàng qua biên giới có điều kiện (ví dụ như phải khắc phục sửachữa, làm lại bao bì…), cho hàng hoá qua biên giới khi chủ hàng đã nộp thuế nhập khẩuhoặc không cho phép nhập khẩu hàng hoá

Bước 4: Giao nhận hàng và kiểm tra

+ Giao nhận hàng:

Chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc giao nhận hàng như: vận đơn, hoá đơnthương mại, phiếu đóng gói, cử người theo dõi việc giao nhận, bốc xếp hàng hoá và đônđốc những cơ quan hữu quan lập các biên bản cần thiết liên quan đến quá trình giao nhậnhàng nếu phát sinh

+ Kiểm tra hàng

Đây là một công việc quan trọng khi làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá Cần chútrọng kiểm tra hàng hoá về cả chủng loại, số lượng để đảm bảo rằng hàng đúng với yêucầu trong hợp đồng

Trong quá trình kiểm tra hàng hoá nếu phát hiện thấy hàng thiếu hụt, đổ vỡ thìngười nhận hàng lập tức phải mời cơ quan giám định, bảo hiểm và đại diện của ngườibán đến để lập biên bản Biên bản lập kịp thời rất có giá trị trong khiếu nại

1.4.6 Quyết toán và lưu hồ sơ

Lúc này, công ty giao nhận giao sẽ lại bộ chứng từ hàng nhập khẩu cho công tynhập khẩu:

- Chi phí phát sinh sẽ được nhân viên giao nhận tổng hợp lại và chuyển qua cho phòng kếtoán

- Kế toán liên hệ với người nhận hàng để kiểm tra thông tin như tên công ty, mã số thuế,địa chỉ chính xác xuất hóa đơn và lên hóa đơn chính thức

- Kế toán thu cước tàu và phí dịch vụ gia tăng khác (phí tải nội địa, phí làm thủ tục hảiquan, …)

- Nếu khách hàng tự làm thủ tục hải quan và vận chuyển nội địa, bộ phận nghiệp vụ giaochứng từ cho đại diện của người nhận đến lấy lệnh giao hàng ( thu lại giấy giới thiệu củacông ty nhập khẩu, thông báo hàng đến mà công ty đã fax cho công ty nhập khẩu) Đồngthời yêu cầu khách ký nhận vào 1 tờ lệnh giao hàng của công ty để lưu hồ sơ

- Kiểm tra lại các chi phí, chứng từ và làm thủ tục đóng file

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

1.5.1 Nhân tố khách quan.

1.5.1.1 Môi trường kinh tế - pháp luật

Trang 33

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mốiquan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế là đề cập đến cáchoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hànghóa và dịch vụ

Khi kinh tế phát triển đồng nghĩa có sự tăng lên về hoạt động sản xuất, trao đổihay nhu cầu tiêu thụ về hàng hóa và dịch vụ Chính vì điều đó đã thu hút các nhà đầu tưhay dòng lưu thông hàng hóa có xu hướng tập trung về các nền kinh tế phát triển Chính

vì thế nó sẽ làm cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, cũng tạo điều kiện cho ngànhkinh doanh dịch vụ giao nhận phát tiển theo Nhưng đó là ưu điểm của sự ảnh hưởng củanền kinh tế đối với ngành kinh doanh giao nhận Và dĩ nhiên hạn chế của nó là khi nềnkinh tế không có sự ổn định, phát triển chậm thì nhu cầu về tiêu thụ hay sản xuất khôngnhiều sẽ không tạo sự thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển cũng làm hạn chế sự phát triểncủa ngành giao nhận

Song song với môi trường kinh tế, pháp luật cũng đóng một vai trò không nhỏtrong việc quyết định đến với phát triển của hoạt động giao nhận Chúng ta có thể dễdàng nhận thấy lĩnh vực xuất nhập khẩu được đặt dưới sự quản lý pháp luật của khôngchỉ một quốc gia mà nó còn liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau nữa Vì vậy, mỗi sựban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốcgia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạnchế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu Bởi chính điều này đòi hỏingười giao nhận phải hiểu rõ được những quy định của pháp luật một cách chặt chẽ để cóthể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất

Và khi một quốc gia có những quy định về thủ tục hải quan thông thoáng, thuếxuất nhập khẩu tốt hay có những chính sách thuế quan phù hợp sẽ thu hút các nhà đầu tư,chính điều đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải cũng như ngànhkinh doanh giao nhận hàng hóa Và ngược lại nếu những quy định của pháp luật về kinh

tế hay thủ tục hải quan như hạn chế nhập khẩu hay xuất khẩu hay có cơ chế thủ tục phứctạp sẽ hạn chế dòng chảy của hàng hóa trong xuất nhập khẩu, và khi đó ngành giao nhận

sẽ phát triển chậm lại vì khách hàng của họ giảm do hạn chế về xuất nhập khẩu

1.5.1.2 Môi trường chính trị

Môi trường chính trị xã hội là gốm những yếu tố về thể chế chính trị, an ninh, sự

ổn định hay biến động về chính trị, an ninh của một quốc gia Và khi có sự ổn định vềchính trị xã hội không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn làmột trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch

và hợp tác với quốc gia đó

Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quantrong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh dịch vụ giao nhận Chẳnghạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ không thể tiến hành nhận vàgiao hàng cho nhà vận tải (nếu đó là nước gửi hàng) hoặc giao và nhận hàng đến tay

Trang 34

người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc phương tiện vận chuyển phải thay đổi

lộ trình (nếu đó là nước đi qua),… Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở đểxây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhậncũng như người chuyên chở

1.5.1.3 Môi trường tự nhiên:

Yếu tố tự nhiên là những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên như: địa hình, thời tiết,khí hậu, năng lượng….có sự ành hưởng mạnh mẽ tới ngành kinh doanh dịch vụ giaonhận, trong đó yếu tố thới tiết khí hậu có ảnh hưởng rất lớn Yếu tố thời tiết ảnh hưởngđến tốc độ làm hàng, thời gian giao nhận hàng hóa và có thể gây ảnh hưởng đến chấtlượng hàng hòa trong quá trình vận chuyển (như chất lượng hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng khiphương tiện vận chuyển gặp thời tiết xấu như sóng thần, động đất, núi lửa, sương mù dầyđặc…)

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến các hình thức vận tải có thể sửdụng Và chính điều kiện tự nhiên đã hình thành lên các hình thức và tuyến đượng vận tải

để vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Tùy thuộc vào địa hình vàđiều kiện tự nhiên thuận lợi như thế nào mà hình thành nên phương thức vận tải (như cóđường bờ biển dài và các cảng biển sâu sẽ tạo điều kiện vận tải biển phát triển, hay sôngngòi dày đặc dẫn đến hình thành vận tải sông ngòi, các quốc gia có biên giới liền kề sẽtọa điều kiện cho vận tải đường sắt – đường bộ phát triển)

Kinh doanh dịch vụ giao nhận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của ngànhvận tải, ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận không thể nào phát triển khi ngành vận tải đixuống hay gặp khó khăn Chính vì thế yếu tố tự nhiên cũng có ảnh hưởng và tác độngđến sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

1.5.2 Nhân tố Chủ quan.

1.5.2.1 Nguồn tài chính của công ty

Nguồn lực tài chính là nguồn lực bao gồm tất cả những tài sản hay nguồn vồn củadoanh nghiệp Tài sản ở đây được thể hiện là tài sản cố định, tài sản lưu động, và nguồnvốn đó là vốn tự có và các nguồn có thể huy động được Và nếu một doanh nghiệp cónguồn lực tài chính mạnh tất nhiên họ sẽ có một quy mô lớn và sức cạnh tranh lớn, ngượclại với một nguồn lực tài chính hạn hẹp thì không thể có 1 quy mô lớn nên khả năng cạnhtranh rất thấp Và với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và khôngđầy đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá Tuy nhiên, để cóthể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhận cầnmột lượng vốn đầu tư rất lớn Song không phải lúc nào người giao nhận cũng có khảnăng tài chính dồi dào Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp người giao nhận sẽ phải tínhtoán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên cạnh việc đi thuêhoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác những máy móc và trang thiết bịchuyên dụng

Trang 35

1.5.2.2 Nguồn nhân lực:

Một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh dịch vụ giao nhận đó chính

là trình độ của người quản lý tổ chức điều hành cũng như người trức tiếp tham gia vàoquy trình Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá có diễn ra trong khoảng thời gianngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độcủa những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình Nếu người tham gia quytrình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thu đượctrong khoảng thời gian nhanh nhất Không những thế chất lượng của hàng hoá cũng sẽđược đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hoá khác nhau

Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước tiên, nó làmột trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp vụ giao nhận

và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng

1.5.2.3 Cơ sở vật chất hạ tầng, thiết bị:

Cơ sở vật chất là tổng thể những tư liệu, phương tiện sản xuất và dựa vào đó mà

xã hội sản xuất ra những sản phầm, của cải vật chất Đó là khái niệm chung, còn cơ sởvật chất trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa đó là những cơ sở hạ tầng,trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiệnbốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,… Để tham gia hoạt động kinh doanhdịch vụ giao nhận hàng hóa, nhất là trong điều kiện container hoá như hiện nay, ngườigiao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục

vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng Với sự phát triển mạnh mẽ của côngnghệ thông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và nhữngthông tin về khách hàng, hàng hoá qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữliệu điện tử (EDI) Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngàycàng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài Tuynhiên nếu một doanh nghiệp nào có sự hạn chế về cơ sở vật chất thì điều tất yếu họ sẽgặp khó khăn so với các đối thủ, chất lượng dịch vụ có thể không tốt, không có phươngtiện vận chuyển thì phải đi thuê thì điều đó đã làm tăng lên chi phí cho người giao nhậndẫn đến rất khó có thể đưa ra một giá cạnh tranh Tóm lại cơ sở vật chất là một trongnhững nhân tố chính ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

1.6 Các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận

1.6.1 Các phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận

1.6.1.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét trình độ phát triển của chỉ tiêu phântích bẳng cách so sánh giá trị của chỉ tiêu phân tích ở kỳ nghiên cứu với giá trị gốc đượclựa chọn từ mục đích phân tích16

16 Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2009), Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống kê, tr40

Trang 36

Phương pháp so sánh gồm 2 kỹ thuật phân tích chính là: So sánh tuyệt đối và so sánhtương đối

- So sánh tuyệt đối: nhằm xác định mức chênh lệch của chỉ tiêu phân tích ở kỳ nghiên cứu

so với giá trị gốc được lựa chọn để so sánh

nghiên cứu và kỳ gốc R1: là doanh thu kỳ nghiên cứu

R0: là doanh thu kỳ gốc

- So sánh tương đối: nhằm để xác định quan hệ tỷ lệ của chỉ tiêu phân tích ở kỳ nghiên

cứu so với giá trị gốc được lựa chọn so sánh

Phương pháp so sánh được tổ chức theo các cách thức sau17:

- So sánh chỉ tiêu kinh tế ở kỳ thực tế với kỳ kế hoạch để đánh giá được mức độ hoànthành kế hoạch

- So sánh chỉ tiêu kinh tế ở thời kỳ thực tế này với cùng kỳ thực hiện trước đó để xác địnhnhịp độ phát triển tăng hay giảm của hiện tượng kinh tế mà người ta quan tâm nghiêncứu

- So sánh sô liệu thực tế với các chỉ tiêu định mức để xác định sự biến động so với cácđịnh mức kinh tế - kỹ thuật đã xây dựng

- So sánh các chỉ tiêu kinh tế của công ty mình với các công ty cũng quy mô và cũngngành kinh doanh để đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của công ty hiệu quả haychưa

1.6.1.2 Phương pháp chỉ số:

Chỉ số là số tương đối (đơn vị: %) biểu hiện biểu hiện quan hệ so sánh hai mức độcủa môt hiện tượng.Trong thực tế đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số là nhữnghiện tượng phức tạp, gồm các phần tử, đơn vị có đặc điểm tính chất khác nhau mà người

ta không thể cộng trực tiếp để so sánh Khi ta nghiên cứu sự biến động của nhân tố sốlượng người ta thường cố định nhân tố chất lượng ở kì gốc Còn khi nghiên cứu sự biếnđộng của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố số lượng ở báo cáo Chỉ số cónhiều tác dụng khác nhau tuỳ theo từng loại:

- Chỉ số dùng để phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian gọi là chỉ số thờigian

17 Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp TPHCM, tr58

Trang 37

- Chỉ số phản ánh sự biến động của phần tử qua không gian gọi là chỉ số không gian

- Chỉ số phản ánh nhiệm vụ kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch

Ngoài ra chỉ số cần được dùng để phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tốđối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng

1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận

1.6.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên sản lượng hàng hóa giao nhận

Sản lượng hàng hóa giao nhận được hiểu là số lượng hoặc khối lượng hàng hóagiao nhận của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định

Ý nghĩa của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa giao nhận là phản ánh qui mô kết quảkinh doanh dịch vụ giao nhận hàng bằng hiện vật của doanh nghiệp Bên cạnh đó nó còn

là chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để hạch toán các chỉ tiêu khác như doanh thu, chi phí, lợinhuận giao nhận

Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ thống kê, dễ tính toán, dễ hiểu Tuy nhiên, nhượcđiểm của nó là khổng thể sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩucủa doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh với nhau, hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh,khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng xuất khẩu, hoặc cơ cấu các mặt hàng xuấtkhẩu thay đổi qua các kỳ kinh doanh Bởi vậy, chỉ tiêu này thường sử dụng cho các doanhnghiệp chỉ kinh doanh một loại hình dịch vụ giao nhận hay cơ cấu các loại dịch vụ ít thayđổi qua các kỳ kinh doanh

1.6.2.2 Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên doanh thu từ dịch vụ giao nhận

Doanh thu từ dịch vụ giao nhận được hiểu là số tiền thu được, hoặc sẽ thu được(đã được khách hàng chấp nhận thanh toán) từ việc cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóatrong và ngoài nước Doanh thu bao gồm cả chi phí hoạt động kinh doanh, thuế phải nộpcho nhà nước,

Về cơ bản, chỉ tiêu này vẫn thể hiện được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,tuy nhiên vì vẫn còn các yếu tố về chi phí và các khoản thuế nên chưa đánh giá đượcchính xác hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp.18

1.6.2.3 Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên chi phí dịch vụ giao nhận

Chi phí cho dịch vụ giao nhận được hiểu là toàn bộ số tiền hoặc tài sản mà doanhnghiệp bỏ ra để thực hiện và duy trì hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận Chi phí nàybao gồm nhiều nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí vốn, chi phí cho cơ sở vật chất,chi phí quản lý…

Chỉ tiêu chi phí đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tìnhhình tăng hoặc giảm chi phí qua từng năm hoạt động Nếu chi phí thấp hơn doanh thu và

có tốc độ tăng chậm qua từng năm, có thể thấy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ rất hiệu

18 Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và Phân tích Hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp TPHCM, tr308

Trang 38

quả, ngược lại chi phí cao hơn doanh thu sẽ khiến doanh nghiệp bị lỗ, về lâu dài có thểdẫn đến những kết quả xấu về tài chính cũng như buộc phải thu hẹp hoạt động19

1.6.2.4 Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên lợi nhuận từ dịch vụ giao nhận

Lợi nhuận từ dịch vụ giao nhận được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuđược từ việc cung cấp dịch vụ giao nhận trừ đi các khoản chi phí và đóng thuế cho nhànước Lợi nhuận sẽ được sử dụng để chi trả cổ tức, bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu và duytrì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận chính là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất để đánh gía hiệu quả kinh doanhcủa một doanh nghiệp, quyết định mạnh mẽ đến sự tồn tại và khả năng phát triển trongtương lai Lợi nhuận có thể âm trong vài năm, nhưng sau đó phải có sự cải thiện theochiều hướng tăng lên, nếu lợi nhuận vẫn tiếp tục âm trong một thời gian dài, nguy cơ vỡ

nợ hoặc phá sản đối với một doanh nghiệp là rất cao

1.6.2.5 Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên thị trường dịch vụ giao nhận

Theo quan điểm truyền thống (và cũng là cách hiểu trong kinh tế học và kinhdoanh), thị trường là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cungcấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ

Theo quan điểm Marketing hiện đại cho rằng thị trường là tập hợp tất cả kháchhàng hiện đại và tiềm năng của doanh nghiệp

Thị trường là chỉ tiêu phản ánh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp; là nhân tốquyết định đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, vì thế quyết định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Thị trường cung cấp thông tin cho cả người sản xuất và người tiêudùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại,

cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa

1.7 Tóm tắt chương 1

Ở chương 1, tác giả đã hệ thống lại lý thuyết về nhập khẩu như khái niệm, vai trò

và các hình thức nhập khẩu cũng như khái niệm, đặc điểm và các phương thức giao nhậnhàng hóa vận tải bằng đường biển Đồng thời, trình bày cơ sở lý thuyết về quy trình tổchức kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển Bên cạnh

đó, tìm hiểu các yếu tố tác động đến dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển cũng như trình bày các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của một doanh doanh nghiệp Từ những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1,tác giả sẽ tiến hành phân tích tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhậnhàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Dịch vụ Hữu Ích THD ở chương 2

19 Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và Phân tích Hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp TPHCM, tr309

Trang 39

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ HỮU ÍCH THD

2.1 Sơ lược về Công ty Dịch vụ Hữu ích THD

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Dịch vụ Hữu ích THD được thành lập ngày 06/09/2014 là một tổ chức có

tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh độc lập và chịu sự quản lý của nhà nước, được

sử dụng con dấu riêng

Tên giao dịch: Công ty Dịch vụ Hữu ích THD.

 Tên tiếng Anh: THD Useful Services Co., Ltd

 Địa chỉ: 324/3 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, Tp HCM

 Số điện thoại: (028) 62.778.009

 Website: www.thdvn.com Email: info@thdcompany.com

 Giấy chứng nhận kinh doanh số 4103004476 – 21/03/2013

 Mã số thuế: 0314611458

 Biểu tượng của công ty:

 Tầm nhìn: THD Express luôn nỗ lực phấn đấu trở thành công ty giao nhận hàng đầu đượckhách hàng yêu thích, đem niềm tự hào Việt Nam vươn ra thế giới với dịch vụ đẳng cấp,nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp tích cực vào sự pháttriển của cộng đồng

 Sứ mệnh: Công ty chúng tôi luôn cố gắng là một doanh nghiệp chuyên nghiệp, năngđộng, đáng tin cậy và thân thiện với khách hàng Với chúng tôi, mỗi khách hàng đều làđối tượng đặc biệt cần được phục vụ và đáp ứng các yêu cầu khác nhau, không phân biệt.Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi được đào tạo để giúp Quý khách hàngvượt qua những rào cản một cách hiệu quả, dảm bảo giao nhận hàng hóa nhanh chóng vàcung cấp dịch vụ kịp thời

2.1.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Công ty Dịch vụ Hữu ích THD hiện nay có 3 phòng ban chính gồm: Phòng Kinhdoanh, phòng Kế toán, phòng Chứng từ và giao nhận xuất nhập khẩu

Công ty được quản lý theo mô hình quản lý trực tiếp, cấp trên lãnh đạo trực tiếpcấp dưới theo sơ đồ sau:

Trang 40

2.1.1.2 Chức năng của các phòng ban

Giám đốc

Giám đốc là người đại diện cho công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đếnhoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động thươngmại, dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; quản lý điều hành tập thể nhânviên, quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm hoặc cách chức các chức năng quản lý trongcông ty, trực tiếp tìm kiếm khách hàng, giao dịch với đối tác

Ngày đăng: 19/09/2019, 13:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w