1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)

124 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ VĂN ĐÔ

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC

CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ VĂN ĐÔ

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC

CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.01.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu luận văn này là trung thực, khách quan không trùng lặp với các đề tài khác đồng thời chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019

Học viên Ngô Văn Đô

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em xin được trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Tính đã hướng

dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề cương và thực hiện luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục Tiểu học Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này

Đề tài “Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ” đã hoàn thành đúng kế hoạch Tuy nhiên do thời gian và năng

lực còn hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong

các thầy cô hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019

HỌC VIÊN Ngô Văn Đô

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Năng lực 10

1.2.2 Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 14

1.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 16

Trang 6

1.3 Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học

đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019 18

1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đặt ra về năng lực dạy học đối với người giáo viên tiểu học 18

1.3.2 Mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 25

1.3.3 Hình thức tổ chức bồi dưỡng 26

1.3.4 Đánh giá kết quả bồi dưỡng 27

1.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 28

1.4.1 Quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.2 Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 30

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 31

1.4.4 Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng 32

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 33

1.5.1 Những yếu tố chủ quan 33

1.5.2 Những yếu tố khách quan 34

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 35Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 36

2.1 Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát 36

2.1.1 Thực trạng về tình hình giáo dục tiểu học của tỉnh Điện Biên 36

2.1.2 Tổ chức khảo sát 38

Trang 7

2.2 Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu

học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo

dục phổ thông mới 38 2.2.1 Thực trạng về nội dung chương trình bồi dưỡng đã triển khai 39 2.2.2 Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở

huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã thực hiện 42 2.2.3 Thực trạng về năng lực dạy học của giáo viên tiểu học ở huyện

Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ

thông mới 43 2.2.4 Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình

giáo dục phổ thông mới 46 2.3 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu

học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương

trình giáo dục phổ thông mới 48 2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho

giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình

giáo dục phổ thông mới 48 2.3.2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu

học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 50 2.3.3 Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

ở huyện Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 53 2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học

cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 59 2.3.5 Những khó khăn trong tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy

học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên 59

Trang 8

Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY

HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở HUYỆN

ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 64

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 64

3.1.1 Đảm bảo tính đối tượng 64

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 65

3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 65

3.1.4 Đảm bảo tính toàn diện 66

3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 67

3.1.6 Đảm bảo tính phát triển nghề nghiệp giáo viên 67

3.2 Các biện pháp 68

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình giáo dục tiểu học mới và yêu cầu đặt ra đối với năng lực dạy học của người giáo viên 68

3.2.2 Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới 72

3.2.3 Kế hoạch hóa nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới 75

3.2.4 Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới 78

3.2.5 Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới 81

Trang 9

3.2.6 Phát triển môi trường tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mới 85

3.2.7 Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học 88

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 91

3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

viên tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 49 Bảng 2.6: Các biện pháp tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối

với hoạt động bồi dưỡng 50 Bảng 2.7: Nội dung bồi dưỡng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ

đạo tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học 54 Bảng 2.8: Chỉ đạo lựa chọn hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học 57 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của

những biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục tiểu học mới 92

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhân cách và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải nâng cao năng lực cho giáo viên; muốn đổi mới giáo dục trước hết phải bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên để có có đủ tiềm lực thực hiện hoạt đổi mới giáo dục một cách hiệu quả

Hiện tại chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam được tiếp cận theo nội dung, giáo viên dạy theo sách giáo khoa, sách giáo viên là chủ yếu Thực hiện Nghị quyết 29 của TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam [32], đối với giáo dục phổ thông chuyển đổi từ chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực, giáo viên thực hiện dạy theo chương trình để đạt chuẩn đầu ra chứ không đơn thuần là dạy theo sách giáo khoa, sách giáo viên chương trình giáo dục tiểu học mới theo định hướng phát triển năng lực, tích hợp liên môn nhằm giáo dục và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học Chương trình giáo dục tiểu học mới giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần, phẩm chất

và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt Chương trình giáo dục tiểu học hướng tới hình thành ở học sinh các năng lực cốt lõi sau đây: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Trang 13

Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên nói chung ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn, một trong những chuyển biến mạnh mẽ đó là sự thay đổi về phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức tiếp thu bài học cho học sinh, coi trọng giá trị phẩm chất, năng lực người học, tuy nhiên công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp dạy học cho giáo viên chưa đạt hiệu quả như mong đợi dẫn tới kết quả thực hiện chương trình giáo dục ở nhiều nhà trường còn bất cập, dẫn tới chất lượng giáo dục học sinh ở nhiều nơi còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới hiện nay Nguyên nhân do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan do nội dung chương trình bồi dưỡng chưa phù hợp với nhu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và thời gian bồi dưỡng của giáo viên; nguyên nhân chủ quan do năng lực, trình độ tiếp thu và sự chủ quan đến từ người được bồi dưỡng dẫn đến hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng chuyên môn không cao chưa đáp ứng được

sự mong đợi từ phía người quản lý và người học

Năm học 2020 - 2021 ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên nói chung, ngành giáo dục và đào tạo huyện Điện Biên sẽ triển khai thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới, đòi hỏi giáo viên cần được chuẩn bị trước

về năng lực thực hiện chương trình mới, giúp họ tự tin, sáng tạo trong triển khai đổi mới giáo dục Nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới nhằm đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với năng lực và nhu cầu hiện có của giáo viên là việc làm cần thiết hiện nay, vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức bồi dưỡng năng lực

dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ

Trang 14

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình dục giáo phổ thông mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục tiểu học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên dựa trên thực trạng bồi dưỡng giáo viên tiểu học và thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận chức năng của hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng

4.2 Giới hạn khách thể điều tra

- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Cán bộ quản lý các trường: Tổng số là 35 người

- GV các trường tiểu học, trường PTDTBTTH trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: Tổng số là 320

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng chương trình giáo dục tiểu học mới phụ thuộc vào năng lực dạy học của giáo viên, nếu đề xuất được các biện pháp mang tính đồng bộ, khoa học tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên dựa trên nhu cầu bồi

Trang 15

dưỡng và đạt chuẩn năng lực thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho

giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

6.2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

6.3 Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thực hiện phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo chương trình giáo dục tiểu học mới

Kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra

Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn; thống

kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo

Trang 16

7.2.2 Phương pháp chuyên gia

Thông qua bảng hỏi tác giả khảo sát về năng lực giáo viên và thực trạng

tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới trên địa bàn bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Xin ý kiến CBQL, chuyên viên Phòng Giáo dục tiểu học huyện Điện Biên CBQL, giáo viên các trường tiểu học, trường PTDTBTTH huyện Điện Biên để phân tích, lựa chọn các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

7.2.4 Phương pháp khảo nghiệm

Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL giáo dục, giáo viên có nhiều kinh nghiệm, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu các biện pháp được

đề xuất trong luận văn

7.3 Phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho

giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo

viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Trang 17

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Thế giới hiện nay có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về sự phát triển của giáo dục, những cải tiến về giáo dục qua các thời kỳ đã mang lại cho con người rất nhiều sáng tạo trong công tác phát triển năng lực người học, năng lực chuyên môn, các biện pháp quản lý nhằm phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Theo chuẩn đào tạo của một số nước trên thế giới, tiêu biểu là Postdam (Cộng hòa liên bang Đức) Mô hình năng lực của giáo viên bao gồm: Năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực đánh giá và năng lực đổi mới Trong đó, năng lực dạy học là năng lực chuyên biệt quan trọng nhất Muốn thực hiện được nhiệm vụ tổ chức, dẫn dắt người học tiếp thu kiến thức mới, giáo viên phải có năng lực về giảng dạy, là những chuyên gia về dạy học.[43]

Theo Cheng & Townsend (2000) và Maclean (1999), tác động của toàn cầu hoá, cạnh tranh quốc tế và yêu cầu chính trị xã hội ở các địa phương đã gây

ra những thay đổi nhanh chóng trong hầu hết mọi xã hội ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Trong bối cảnh đó, cải cách giáo dục đã trở thành yêu cầu cấp thiết ở mỗi quốc gia trong khu vực Là những người chủ chốt trong quá trình đổi mới giáo dục, giáo viên phải đối mặt với nhiều thay đổi, họ được kỳ vọng có năng lực đảm trách tốt nhiều nhiệm vụ, ngoài việc giảng dạy, họ còn phải có trách nhiệm phát triển chương trình giáo dục, chương trình môn học, quản lý trường học, tự bồi dưỡng chuyên môn, tự phát triển bản thân, giúp đỡ các giáo viên mới và làm việc với cha mẹ học sinh, phát triển các quan hệ xã

Trang 18

Người Hàn Quốc tin rằng giáo dục là yếu tố quan trọng thúc đẩy, dẫn dắt

và sẽ tiếp tục dẫn dắt họ tới sự thành công trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định ưu tiên cho giáo dục và thực hiện các cải cách giáo dục như là các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đối phó với những thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Hàn Quốc đã có rất nhiều đổi mới về đào tạo giáo viên, cải cách giáo dục ở Hàn Quốc gần đây được đưa ra với mục tiêu đào tạo ra những giáo viên giỏi có thể đáp ứng yêu cầu của thời kỳ toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trong quá trình đổi mới, các lĩnh vực như phát triển chương trình đào tạo giáo viên; phương pháp dạy học, giáo dục; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; năng lực quản lý thông tin, quản lý lớp học và đạo đức của giáo viên đã được nhấn mạnh [43]

Ở Mỹ, đầu những năm 2000, nghiên cứu của David G.IMIG cho thấy, chương trình đào tạo giáo viên theo kiểu truyền thống đang đứng trước những thử thách gay go ở mọi quốc gia Những ý kiến phê phán không chỉ nhằm vào chất lượng thấp của đầu vào mà còn chỉ rõ sự thiếu chuẩn bị về nội dung đào tạo Chương trình đào tạo lúc đó bị coi là vừa thiếu tính học thuật vừa

xa rời kinh nghiệm thực tế Mặt khác, bởi các yếu tố ảnh hưởng tới việc đào tạo cũng như phương thức đào tạo giáo viên vẫn chưa được xác định rõ, cho nên các chương trình đào tạo giáo viên được đánh giá là có tính chắp vá, rời rạc Trước bối cảnh đó, đào tạo giáo viên ở Mỹ đứng trước thử thách phải điều chỉnh chương trình đào tạo của mình theo hướng phù hợp với nhu cầu của các trường địa phương Trải qua hơn 10 năm qua, các chương trình đào tạo giáo viên ở Mỹ đã có những thay đổi, nổi bật là: chuyển đổi chương trình đào tạo chuyên môn sang chú trọng nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tiễn; phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia cũng như theo tiêu chuẩn của từng bang, từng địa phương; kết hợp đào tạo kỹ thuật giảng dạy như một phần trong chương trình đào tạo giáo viên, tăng cường trang bị cả phần cứng và phần mềm giảng dạy và thử nghiệm nhiều kỹ thuật giảng dạy mới.[43]

Trang 19

Ủy ban châu Âu (2007) nhận ra rằng giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có chỗ đứng trong xã hội và nơi làm việc Vì vậy, Ủy ban châu Âu đề xuất rằng tại mỗi thời điểm trong sự nghiệp của mình, giáo viên cần phải có và được yêu cầu có đầy đủ các kiến thức môn học, thái độ và kỹ năng sư phạm để giúp đỡ thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của họ.[43]

Như vậy các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vai trò của người thầy là rất quan trọng, nâng cao năng lực dạy học cho người thầy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cho sự thay đổi và nâng cao chất lượng tại các nhà trường

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục của các tác giả như: Phạm Quang Sáng, Trần Khánh Đức, Đặng Xuân Hải, Nguyễn Trọng Hậu, Đặng Bá Lãm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Chính, Bùi Đức Thiệp, Nguyễn Quốc Chí Phạm Viết Vượng, Nguyễn Thị Tiến… là những công trình nghiêm cứu tiêu biểu trên đã đề cập đến yếu tố quản lý giáo dục cần quan tâm đến xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và bồi dưỡng giáo viên

Một số hội thảo trong thời gian qua cũng đề cập đến vấn đề tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Điển hình có thể kể đến hội

thảo của Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội với chủ đề “Chất lượng giáo

dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học (10/2004)

Tác giả Hồ Viết Vương (2005) nghiên cứu về chuẩn hóa chương trình giáo dục và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý, đề xuất các giải pháp bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.[48]

Tác giả Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ

Tác giả Trần Thị Bích Liễu (2005) nghiên cứu về vai trò của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đồng thời

đã chỉ ra tầm quan trọng của Hiệu trưởng trong việc chia sẻ trách nhiệm và

Trang 20

Tác giả Lục Thị Nga (2005) nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên để tăng thêm năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của từng bậc học Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản, nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể [31]

Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Quế (2010) nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công việc Sau khi được bồi dưỡng, năng lực cá nhân được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại và trong tương lai của nhà trường THCS [35]

Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010), nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên THCS vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc

sĩ, ĐHSPTN Đề tài được nghiên cứu theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý bao gồm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng đáp ứng chuẩn hiệu trưởng và nhu cầu thực tế địa phương [18]

Tác giả Vũ Văn Huy (2011) với đề tài luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu

cơ sở lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng bồi dưỡng và thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông và đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên.[22]

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết (2013) nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông thành phổ Hà Nội, tác giả đã xây dựng cơ

sở lý luận của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, khảo sát đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực cho giáo viên phổ thông ở Hà Nội và đề xuất các giải pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên [41; trang 13-16]

Tác giả Nguyễn Thành Vinh (2012), nghiên cứu về bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo định hướng năng lực thực hiện của Hiệu trưởng bao gồm các năng lực dạy học, giáo dục; năng lực quản lý nhà trường vv [50; trang 17-19]

Trang 21

Tác giả Nguyễn Thành Vinh (2012), nghiên cứu về phương pháp, biện pháp kỹ thuật trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học hợp tác, làm việc nhóm trong bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông [49]

Các công trình nêu trên đã đạt được những thành công nhất định trong việc nghiên cứu về phát triển chuyên môn, quản lý hoạt động giáo dục tại nhà trường

Nhưng trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã cho thấy tồn tại tại một số bất cập như yêu cầu cần đạt còn cao hơn so với năng lực nhận thức của học sinh, nặng về lý thuyết chưa đề cao vai trò thực hành sáng tạo; Nội dung chương trình giáo dục mới đặt ra hàng loạt yêu cầu đối với giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực thực hiện như năng lực dạy học các môn học theo định hướng phát triển chung; năng lực dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn; năng lực đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực học sinh; năng lực phát triển chương trình môn học vv…

Những nghiên cứu của các tác giả nêu trên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Cho nên tác giả luận văn chọn đề tài

nghiên cứu:“Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng

yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”

làm luận văn tốt nghiệp

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Năng lực

1.2.1.1 Khái niệm về năng lực

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể.” [2]

Trang 22

Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem năng lực “là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực.” [Dẫn theo 9]

Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công

và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực

để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.” [dẫn theo 38]

Còn theo F E Weinert, năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của HS nhằm giải quyết những vấn

đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp.” [dẫn theo 42]

Việc giải thích năng lực (competency) bằng khái niệm khả năng (ability, capacity, possibility) không thật chính xác

Theo Từ điển Tiếng Việt, khả năng là: “1 Cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định Dự kiến các khả năng Bão có khả năng đổ

bộ vào đất liền 2 Cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì Người có khả năng Việc làm hợp khả năng Sử dụng tốt mọi khả năng đất đai.” [19]

Dù theo nghĩa 1 hay nghĩa 2 thì cũng không nên quy năng lực vào phạm trù khả năng vì người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó chắc chắn sẽ thực hiện thành công loại hoạt động tương ứng; trong khi khả năng là cái tồn tại ở dạng tiềm năng, có thể biến thành hiện thực nhưng cũng có thể không biến thành hiện thực Tuy nhiên, cần chú ý là thuật ngữ khả năng của các tác giả nước ngoài luôn đi kèm các cụm từ “đáp ứng một cách hiệu quả”, “hành động hiệu quả”, “hành động, thành công và tiến bộ”, “đi đến giải pháp”

Nhiều tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam quy năng lực vào những phạm trù khác: Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể trong chương trình GDPT mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp năng lực vào phạm trù hoạt động khi giải thích: là thuộ c tính cá nhân đư ợ c hình thành,

Trang 23

phát triể n nhờ tố chấ t sẵ n có và quá trình họ c tậ p, rèn luyệ n, cho phép con ngư ờ i huy độ ng tổ ng hợ p các kiế n thứ c, kỹ năng và các thuộ c tính cá nhân khác như hứ ng thú, niề m tin, ý chí, thự c hiệ n thành công mộ t loạ i hoạ t

độ ng nhấ t đị nh, đạ t kế t quả mong muố n trong nhữ ng điề u kiệ n cụ thể [3]

Thực ra, năng lực của con người thể hiện, bộc lộ qua việc thực hiện thành công hoạt động, nhưng bản thân nó không phải là hoạt động Nó là kết quả “huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác” nhưng không phải chính “sự huy động” ấy Điều này có thể thấy rõ qua các định nghĩa về năng lực của Chương trình GDTH bang Québec và của Denyse Tremblay

Một số tài liệu khác gọi năng lực là đặc điểm, phẩm chất hoặc thuộc tính

cá nhân Ví dụ: Cách hiểu của Từ điển Bách khoa Việt Nam: “năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó.” [19]

Cách hiểu của Từ điển tiếng Việt: năng lực là “phẩm chất tâm lí và sinh

lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [19]

Cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.” [Dẫn theo 38]

Cách hiểu của Đặng Thành Hưng: “năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [21] Giải thích năng lực là đặc điểm, phẩm chất hoặc thuộc tính của con người tỏ ra đúng hơn coi nó là một hoạt động Nhưng đặc điểm là một từ quá chung chung Giữa hai thuật ngữ còn lại là thuộc tính và phẩm chất thì thuật ngữ thuộc tính không nói lên được bản chất

xã hội của năng lực, vì thuộc tính trong tiếng Việt được hiểu là “đặc tính vốn có

Trang 24

của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại, và qua đó, con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật phân biệt được sự vật này với sự vật khác”, ví dụ: Màu sắc là thuộc tính của mọi vật thể [10]

Trong khi đó, năng lực là cái “có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lí của con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song không phải là bẩm sinh, mà là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân)” [3]

Như vậy, để thể hiện được bản chất xã hội của năng lực, nên xếp nó vào phạm trù phẩm chất theo cách lí giải của Từ điển tiếng Việt: “năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí ” [10] Tuy vậy, trong Nghị quyết 29 của Trung ương, khi xác định quan điểm “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”,[32] từ phẩm chất được sử dụng đồng thời với năng lực và có nghĩa hẹp hơn nghĩa thông thường - chỉ bao hàm phẩm chất chính trị, đạo đức của người học Vì vậy, để việc giải thích khái niệm phù hợp với Nghị quyết (xem phẩm chất là

“hồng” trong quan niệm về con người phát triển toàn diện vừa “hồng” vừa

“chuyên”), có thể giải thích năng lực là một loại thuộc tính với sự mở rộng nghĩa của từ này - bao hàm không chỉ các đặc tính bẩm sinh mà cả những đặc tính hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện của con người

Trong luận văn này, tác giả quan niệm: Năng lực là tổ hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể

1.2.1.2 Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học là tổ hợp kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên và các thuộc tính cá nhân khác cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động dạy học, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện dạy học cụ thể

Quá trình hình thành năng lực dạy học của giáo viên phải gắn với luyện

Trang 25

tập, thực hành và trải nghiệm các công việc thuộc nghề dạy học và bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nó bao gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tình huống trong phạm vi của nghề dạy học và việc huấn luyện, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ để học sinh tự học, tự giáo dục hoàn thiện nhân cách Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự thay đổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có để làm việc với đồng nghiệp, với người lãnh đạo, quản lý của mình

1.2.2 Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Bồi dưỡng là các hoạt động bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn

Bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp

Bồi dưỡng được coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ Do đó bồi dưỡng có những yếu tố cơ bản là:

- Cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm

Trang 26

+ Mục đích bồi dưỡng là nâng cao phẩm chất, chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được hiệu quả công việc đang làm

Theo tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Quế (2010) bồi dưỡng là quá trình giáo dục có kế hoạch làm tăng giá trị con người, làm biến đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng thông qua việc thu thập, xử lý thông tin trong một hoạt động hoặc chuỗi nhu cầu hành động nhằm nâng cao giá trị nhân cách, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc Sau khi được bồi dưỡng, năng lực giáo viên được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực giáo dục tiểu học trong mỗi nhà trường [35]

Theo tác giả Lục Thị Nga (2005) bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật kiến thức mới tiến bộ hoặc nâng cao trình độ giáo viên để tăng thêm năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của từng bậc học Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục cho mỗi giáo viên, cấp học, ngành học, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ để thích ứng với với sự phát triển kinh tế xã hội Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức

độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể [31]

Như vậy, "bồi dưỡng" là hoạt động cập nhật thêm kiến thức, kỹ năng cho

cả người dạy và người học Ở khía cạnh khác, bồi dưỡng được xác định như một quá trình làm biến đổi hành vi, thái độ con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập Việc học tập nảy sinh trong quá trình giảng dạy trong thực tế, tự nghiên cứu và từ các tài liệu khác

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là thông qua hoạt động tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng, giúp giáo viên tiểu học thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng để phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ về hoạt động dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học theo chương trình giáo dục

Trang 27

tiểu học năm 2020 nhằm hình thành kỹ năng, nghiệp vụ một cách thuần thục, hiệu quả đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.[32]

1.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ "đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt" Từ những nội dung trong Chiến lược có thể khẳng định rằng, Ðảng đã xác định tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục ở một tầm cao mới, mạnh

mẽ hơn, quyết liệt hơn và triệt để hơn nhằm tạo ra những chuyển biến mới, thật

sự hiệu quả và thiết thực về chất lượng giáo dục

Nghị Quyết 29-NQ/TƯ khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương

pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.”[32]

Do đó công tác xây dựng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đang là vấn đề rất mới, có tính cấp thiết Đây là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình học phổ thông hiện nay

Trọng tâm của công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên là trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu trong thời đại 4.0 của xã hội ngày nay; bên cạnh đó nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và

Trang 28

nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và nhà nước đồng thời đáp ứng chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đảm bảo nội dung phù hợp, hiệu quả mang tính tích hợp, tính phát triển, tính toàn diện và tính

kế thừa; tăng cường công tác vận dụng thực hành và thực tiễn dạy học, tập trung vào việc nâng cao năng lực dạy học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên tiểu học

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của người học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy; tăng cường các hoạt động kết nối cộng đồng, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục, phát huy giá trị cốt lõi cá nhân của người học; tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, đảm bảo trung thực khách quan trong kiểm tra đánh giá chất lượng đầu ra

Căn cứ nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng, mỗi giáo viên cần xây dựng cho bản thân năng học tập và tiếp thu kiến thức phù hợp với nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của nghề nghiệp Lồng ghép những nội dung liên quan để tạo thành modul/ chủ đề tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, đảm bảo phân hóa theo tiềm năng của người học và nhu cầu thực tế các trường tiểu học nói chung, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên nói riêng

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hình thức trải nghiệm, sử dụng hình thức dạy học tiên tiến để hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho người học

Công tác tổ chức quản lý nhân sự các trường của cơ quan cấp trên cần

Trang 29

khoa học bám sát mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của giáo viên về năng lực cần hoàn thiện và kiểm soát các khâu trong quá trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học

Tăng cường công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng bao gồm từ khâu lập

kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, các biện pháp chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, những chính sách hỗ trợ đối với người dạy và người học có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả cao

Như vậy tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học là hoạt động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý tác động tới giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu

chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3 Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019

1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đặt ra về năng lực dạy học đối với người giáo viên tiểu học

Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt, chú trọng nội dung giảm tải, nhất là giảm kiến thức khó, lắt léo ở một số môn học, tăng tính chủ động, sáng tạo của người dạy, người học

Chương trình giáo dục phổ thông mới hình thành và phát triển cho học sinh 6 phẩm chất là: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung

thực, trách nhiệm Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh

năng lực năng lực chung và năng lực chuyên môn Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng

Trang 30

tạo; năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một

số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Các môn họ c và hoạ t độ ng giáo dụ c bắ t buộ c: Tiế ng Việ t; Toán; Đạ o đứ c; Ngoạ i ngữ 1 (ở lớ p 3, lớ p 4, lớ p 5); Tự nhiên và xã hộ i (ở lớ p 1, lớ p 2, lớ p 3); Lị ch sử

và Đị a lý (ở lớ p 4, lớ p 5); Khoa họ c (ở lớ p 4, lớ p 5); Tin họ c và Công nghệ (ở lớ p 3, lớ p 4, lớ p 5); Giáo dụ c thể chấ t, Nghệ thuậ t, Hoạ t độ ng trả i nghiệ m (trong đó

Trang 31

có nộ i dung giáo dụ c củ a đị a phư ơ ng) Nộ i dung môn họ c Giáo dụ c thể chấ t đư ợ c thiế t kế thành các họ c phầ n (mô-đun); nộ i dung Hoạ t độ ng trả i nghiệ m đư ợ c thiế t kế thành các chủ đề ; họ c sinh đư ợ c lự a chọ n họ c phầ n, chủ đề phù hợ p vớ i nguyệ n vọ ng củ a bả n thân và khả năng tổ chứ c củ a nhà trư ờ ng Các môn họ c tự chọ n: Tiế ng dân tộ c thiể u số , Ngoạ i ngữ 1 (ở lớ p 1, lớ p 2) [Chương trình giáo dục tiểu học mới]

Thờ i lư ợ ng giáo dụ c, thự c hiệ n dạ y họ c 2 buổ i/ngày, mỗ i ngày bố trí không quá 7 tiế t họ c Mỗ i tiế t họ c từ 35 phút đế n 40 phút; giữ a các tiế t họ c

độ ng giáo dụ c trả i nghiệ m theo chủ đề giáo dụ c củ a

từ ng khố i lớ p Giai đoạ n giáo dụ c cơ bả n thự c hiệ n phư ơ ng châm giáo dụ c toàn diệ n và tích hợ p, bả o đả m trang bị cho họ c sinh tri thứ c phổ thông nề n tả ng, đáp

ứ ng yêu cầ u phân luồ ng mạ nh sau trung họ c cơ sở ; giai đoạ n giáo dụ c đị nh hư ớ ng nghề nghiệ p thự c hiệ n phư ơ ng châm giáo dụ c phân hóa, bả o đả m họ c sinh đư ợ c tiế p cậ n nghề nghiệ p, chuẩ n bị cho giai đoạ n họ c sau

Trang 32

phổ thông có chấ t lư ợ ng

Ở cấp tiểu học, thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học

Các môn học cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông mới được yêu cầu cụ thể như sau:

Tiế ng Việ t/Ngữ văn là môn họ c bắ t buộ c từ lớ p 1

đế n lớ p 12 Nộ i dung cố t lõi củ a môn họ c bao gồ m các

mạ ch kiế n thứ c và kỹ năng cơ bả n, thiế t yế u về tiế ng Việ t và văn họ c dự a trên ngữ liệ u là các kiể u loạ i văn

bả n và phư ơ ng thứ c thể hiệ n đa dạ ng, nhằ m hình thành, phát triể n các phẩ m chấ t và năng lự c củ a họ c sinh, đáp

ứ ng mụ c tiêu giáo dụ c ở từ ng cấ p họ c Môn tiế ng Việ t

ở cấ p tiể u họ c chư ơ ng trình đư ợ c thiế t kế theo các

mạ ch kỹ năng đọ c; viế t; nói và nghe Kiế n thứ c văn họ c, giao tiế p và tiế ng Việ t đư ợ c tích hợ p trong quá trình

dạ y họ c đọ c, viế t, nói và nghe Các ngữ liệ u đư ợ c lự a chọ n và sắ p xế p phù hợ p vớ i khả năng tiế p nhậ n củ a

họ c sinh ở mỗ i cấ p họ c

Môn Toán là môn học bắt buộc ở tiểu học giúp hình thành và phát triể n cho họ c sinh nhữ ng phẩ m chấ t chủ yế u, năng lự c chung và năng lự c toán họ c vớ i các thành tố cố t lõi là: năng

lự c tư duy và lậ p luậ n toán họ c, năng lự c mô hình hóa toán

họ c, năng lự c giả i quyế t vấ n đề toán họ c, năng lự c giao tiế p toán họ c, năng lự c sử dụ ng các công cụ và phư ơ ng

Trang 33

tiệ n họ c toán; phát triể n kiế n thứ c, kỹ năng then chố t và

tạ o cơ hộ i để họ c sinh đư ợ c trả i nghiệ m, áp dụ ng toán

họ c vào đờ i số ng thự c tiễ n Giáo dụ c toán họ c tạ o dự ng

sự kế t nố i giữ a các ý tư ở ng toán họ c, giữ a Toán họ c vớ i các môn họ c khác và giữ a Toán họ c vớ i đờ i số ng thự c tiễ n

Chư ơ ng trình môn Toán giai đoạ n giáo dụ c cơ bả n kế t

hợ p giữ a cấ u trúc tuyế n tính vớ i cấ u trúc “đồ ng tâm xoáy ố c” (đồ ng tâm, mở rộ ng và nâng cao dầ n), xoay quanh

và tích hợ p ba mạ ch kiế n thứ c: Số và Đạ i số ; Hình họ c

và Đo lư ờ ng; Thố ng kê và Xác suấ t

Giáo dụ c khoa họ c xã hộ i đư ợ c thự c hiệ n ở nhiề u môn họ c, trong đó các môn họ c cố t lõi là: Tự nhiên và xã

hộ i (lớ p 1, lớ p2 và lớ p 3), Lị ch sử và Đị a lý (từ lớ p

4 đế n lớ p 9), Lị ch sử , Đị a lý (cấ p trung họ c phổ thông) Môn giáo dụ c khoa họ c xã hộ i giúp cho họ c sinh hình thành và phát triể n nhữ ng phẩ m chấ t chủ yế u và năng lự c chung trên cơ sở nắ m vữ ng hệ thố ng tri thứ c cơ bả n về khoa họ c xã hộ i, chủ yế u là lị ch sử và đị a lý; chuẩ n

bị cho nhữ ng công dân tư ơ ng lai hiể u rõ hơ n về thế giớ i mà họ đang số ng, sự kế t nố i, tư ơ ng tác giữ a con ngư ờ i vớ i con ngư ờ i, giữ a con ngư ờ i vớ i môi trư ờ ng xung quanh, giữ a dân tộ c vớ i thế giớ i; truyề n cả m hứ ng cho họ c sinh khám phá bả n thân, các vấ n đề củ a đấ t

nư ớ c, củ a khu vự c và thế giớ i có liên quan trự c tiế p

đế n cuộ c số ng; giúp họ c sinh hiể u biế t, có tư duy phả n biệ n và sáng tạ o, bư ớ c đầ u họ c đư ợ c cách quan sát,

Trang 34

phư ơ ng pháp tìm hiể u, khám phá và tư duy về xã hộ i, cuộ c

số ng, coi trọ ng chứ ng cứ , hình thành và phát triể n mộ t

số năng lự c thành phầ n đặ c thù củ a môn họ c, như năng

lự c đố i thoạ i liên văn hóa, năng lự c tự tìm hiể u, khám phá bả n thân, cộ ng đồ ng, xã hộ i, năng lự c tư duy và thự c hành khoa họ c xã hộ i và nhân văn, từ ng bư ớ c nâng cao năng

lự c kiế n giả i hiệ n tư ợ ng và quá trình xã hộ i cụ thể , biế t cách phân tích và giả i quyế t các vấ n đề thuộ c lĩnh

vự c xã hộ i, chính trị và văn hóa trong không gian và thờ i gian cụ thể

Giáo dụ c khoa họ c tự nhiên đư ợ c thự c hiệ n trong nhiề u môn họ c, cố t lõi là các môn Tự nhiên và xã hộ i (lớ p

1, lớ p 2 và lớ p 3), Khoa họ c (lớ p 4 và lớ p 5) Giáo dụ c công nghệ đư ợ c thự c hiệ n thông qua nhiề u môn họ c, trong

đó cố t lõi là phân môn Công nghệ trong môn Tin họ c và Công nghệ (ở các lớ p 3, 4, 5), môn họ c này giúp họ c sinh họ c

tậ p và làm việ c hiệ u quả trong môi trư ờ ng công nghệ ở gia đình, nhà trư ờ ng và xã hộ i; hình thành và phát triể n năng lự c thiế t kế , năng lự c sử dụ ng, giao tiế p và đánh giá công nghệ

Nộ i dung cố t lõi củ a phân môn Âm nhạ c bao gồ m các

mạ ch kiế n thứ c và kỹ năng về hát, chơ i nhạ c cụ , nghe nhạ c, đọ c nhạ c, lý thuyế t âm nhạ c và thư ờ ng thứ c âm nhạ c Âm nhạ c gắ n bó và ả nh hư ở ng sâu sắ c đế n đờ i

số ng con ngư ờ i Âm nhạ c giúp con ngư ờ i thể hiệ n cả m xúc, nhậ n thứ c, các giá trị văn hóa và nâng cao chấ t

Trang 35

lư ợ ng cuộ c số ng Trong nhà trư ờ ng, giáo dụ c âm nhạ c đóng vai trò quan trọ ng để phát triể n hài hòa đứ c, trí, thể , mỹ cho mọ i họ c sinh; phát hiệ n và bồ i dư ỡ ng nhữ ng

họ c sinh có năng khiế u; góp phầ n tư vấ n và đị nh hư ớ ng nghề nghiệ p cho các em

Phân môn Mỹ thuật nhằm hình thành ở học sinh cảm xúc trước thiên nhiên và đời sống xã hội thông qua việc nhận biết về màu sắc, đường nét, hình thể và những biến chuyển sinh động của các sự vật, đồ vật, hiện tượng Học sinh biết cách thể hiện cảm xúc, tư duy bằng ngôn ngữ tạo hình một cách đơn giản trên mặt phẳng hai chiều và trong không gian ba chiều

Phân môn Giáo dụ c thể chấ t là rèn luyệ n kỹ năng vậ n

độ ng và phát triể n tố chấ t thể lự c cho họ c sinh bằ ng nhữ ng bài tậ p thể chấ t đa dạ ng như rèn kỹ năng vậ n

độ ng cơ bả n, độ i hình độ i ngũ, các bài tậ p thể dụ c, các trò chơ i vậ n độ ng, các môn thể thao và phư ơ ng pháp phòng tránh chấ n thư ơ ng trong hoạ t độ ng; trang bị kiế n thứ c

về sứ c khoẻ , quả n lý sứ c khỏ e và rèn luyệ n, giáo dụ c thể chấ t giúp họ c sinh hình thành và phát triể n năng lự c thể chấ t và văn hoá thể chấ t, ý thứ c trách nhiệ m đố i

vớ i sứ c khỏ e củ a bả n thân, gia đình và cộ ng đồ ng; biế t

lự a chọ n môn thể thao phù hợ p vớ i năng lự c vậ n độ ng

củ a bả n thân để luyệ n tậ p; biế t thích ứ ng vớ i các điề u kiệ n số ng, lạ c quan và chia sẻ vớ i mọ i ngư ờ i; có cuộ c

số ng khoẻ mạ nh về thể lự c và tinh thầ n

Như vậy, chương trình giáo dục tiểu học mang tính toàn diện và tích hợp hướng vào việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đòi hỏi giáo viên phải vừa có năng lực chuyên môn sâu, rộng đồng thời có năng lực tổ chức dạy học

Trang 36

theo định hướng năng lực; dạy học tích hợp theo chủ đề và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực nhằm tạo động lực cho quá trình dạy học vận động phát triển

Để thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới theo hướng tích hợp, gắn với trải nghiệm hình thành phát triển năng lực học sinh, giáo viên tiểu học cần có những năng lực dạy học và giáo dục sau đây:

(1) Năng lực dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực

(2) Năng lực dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn

(3) Năng lực đánh giá kết quả học sinh theo định hướng năng lực

(4) Năng lực lập kế hoạch giáo dục và phát triển kế hoạch giáo dục của môn học

(5) Năng lực hỗ trợ tâm lý học sinh

(6) Năng lực dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

(7) Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

(8) Năng lực dạy học phân hóa đối tượng học sinh

(9) Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học

(10) Năng lực nghiên cứu sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học

Trên đây những căn cứ để xác định nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.2 Mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên

tiểu học không chỉ là cơ sở để công nhận trình độ và cấp chứng chỉ cho người học mà quan trọng hơn là cơ sở để cải thiện chất lượng hoạt động bồi dưỡng

đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người học và yêu cầu của thực tiễn

- Giúp giáo viên tiểu học bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn, chuyển đổi nội dung một số môn học sang hoạt động giáo dục, thực

Trang 37

hiện giáo dục đa văn hóa, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng được cụ thể hóa từ mục tiêu bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng Nội dung bồi dưỡng hướng tới sự hình thành và phát triển ở giáo viên tiểu học các năng lực dạy học đơn môn và liên môn, biết chuyển đổi phương thức sư phạm trong tổ chức dạy học theo yêu cầu mới ở trường tiểu học

Ngoài nội dung bồi dưỡng về chuyên môn cần tăng cường bồi dưỡng các kiến thức kĩ năng sư phạm, kiến thức, kĩ năng quản lý dạy học, quản lý hội đồng tự quản của học sinh, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, huy động nguồn lực để giáo dục học sinh, kiến thức, kĩ năng về đổi mới đánh giá kết quả dạy học, giáo dục học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực vv…

1.3.3 Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Hình thức tổ chức bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở phù hợp với năng lực tiếp thu của giáo viên đồng thời dựa trên phương pháp dạy học mới của Mô hình trường học mới Việt Nam là tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, trình bày cá nhân, nhóm, chia sẻ; phương pháp này giúp giáo viên tự chủ hoạt động, tăng cường khả năng nghiên cứu

Công tác bồi dưỡng hướng tới sự phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng của cá nhân, giúp cho giáo viên tiểu học có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, có thái độ, động cơ đúng đắn trong quá trình tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, khắc phục mọi khó khăn

để hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng đặt ra

Hình thức tổ chức bồi dưỡng được tiến hành đa dạng kết hợp giữa hình thức bồi dưỡng tập trung trực tiếp với hình thức bồi dưỡng trực tuyến và tự bồi dưỡng của giáo viên:

Bồi dưỡng tại chỗ theo hình thức nghiên cứu bài học, tư vấn hỗ trợ trực tiếp triển khai thiết kế và tổ chức dạy học, đánh giá kết quả theo hướng

Trang 38

Bồi dưỡng trực tuyến có tài liệu hướng dẫn kết hợp với tổ chức bồi dưỡng tập trung giải quyết những vướng mắc mà bồi dưỡng trực tuyến chưa giải quyết được

Tự bồi dưỡng của giáo viên theo tài liệu hướng dẫn tự học và có kiểm tra, giám sát, đánh giá vv…

Thời gian bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện và quỹ thời gian công tác của giáo viên, tránh gây áp lực về thời gian cho giáo viên làm ảnh hưởng tới hiệu quả bồi dưỡng và chất lượng công tác của giáo viên

Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ bồi dưỡng: Hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trước hết phải được cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, các sách hướng dẫn thực hành, thực tế, các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng Các chế độ hỗ trợ về tài chính cho giáo viên cần được quan tâm đúng mức nhằm tạo động lực cho giáo viên tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ

Công tác lựa chọn giảng viên tham gia bồi dưỡng cần được chọn lọc kỹ

và phải là những chuyên gia về chuyên môn giáo dục Tiểu học, có sự am hiểu tinh tường về nội dung chương trình sách giáo khoa mới, am hiểu về những vấn

đề mới, quan trọng của cấp học tiểu học sau 2020; giảng viên bồi dưỡng phải

có kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm

1.3.4 Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Để phát huy vai trò của công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng, khi đánh giá cần phải đảm bảo được cả 3 mục tiêu - đánh giá vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning), đánh giá hoạt động học tập (assessment of learning)

và đánh giá là hoạt động học (assessment as learning)

Trong bồi dưỡng, kết quả bồi dưỡng nằm ở kết quả học tập tiếp thu kiến thức của giáo viên và được đánh giá thông qua việc đánh giá kết quả học tập của

họ Đánh giá hoạt động học tập nhằm mục đích công nhận kết quả và báo cáo giải

Trang 39

trình được thể hiện trong báo tổng kết đánh giá, cho nên đánh giá vì sự tiến bộ của người học và giúp người học học tập thể hiện trong hình thức đánh giá quá trình

Đánh giá kết quả bồi dưỡng giúp GV và CBQLGD hiểu rõ việc học tập/ bồi dưỡng của bản thân và khuyến khích họ cải thiện phương pháp, kết quả học tập/bồi dưỡng được tốt hơn Đồng thời người thiết kế chương trình

và các báo cáo viên/giảng viên cũng có thông tin hữu ích để đổi mới chương trình và cải thiện phương pháp giảng dạy Đánh giá quá trình gồm đánh giá chính thức và không chính thức

Các công cụ sử dụng để đánh quá trình học của người học rất đa dạng: bài kiểm tra viết, bài tập thực hành, thảo luận, câu hỏi vấn đáp, các công cụ quan sát và hồ sơ (điển hình là hồ sơ điện tử)

Trong hoạt động đánh giá hiện nay, hồ sơ là một công cụ đánh giá ngày càng được biết đến nhiều hơn Theo đại học Indiana - Purdue Fort Wayne, hồ

sơ của học viên có hai mục đích chính: Một là, chứng minh sự tiến bộ của học viên dựa trên các tiêu chí cụ thể trong suốt quá trình họ học tập Hai là, phục vụ cho mục đích kiểm định nghề nghiệp giáo viên đã được cho mục tiêu chương trình bồi dưỡng đề ra

1.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.1 Quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Quy trình bồi dưỡng được thực hiện như sau:

- Nhà quản lý khảo sát năng lực thông qua các modul hoặc xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của giáo viên: Dựa vào chương trình giáo dục tiểu học mới, nhà quản lý so sánh sự khác biệt giữa chương trình tiểu học mới với chương trình giáo dục tiểu học cũ, xác định khung năng lực dạy học của giáo viên cần triển khai chương trình dạy học mới từ đó thiết kế bộ công cụ khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

Trang 40

xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình bồi dưỡng phải được xác định rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra giáo viên cần đạt được

và những nội dung bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cơ bản

- Lựa chọn đội ngũ giảng viên, xây dựng hình thức tổ chức bồi dưỡng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng

- Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch: Quá trình tổ chức bồi dưỡng cần bám sát mục tiêu, nội dung bồi dưỡng và điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng, thường xuyên thu thông tin ngược từ phía người học để điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng cho hiệu quả

- Đánh giá kết quả bồi dưỡng, phương hướng hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng

Công tác bồi dưỡng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, để hoàn thành nhiệm vụ trên, các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

- Nội dung bồi dưỡng: Các modul theo nội dung chung của ngành, modul của địa phương gắn với nhu cầu thực tế của đội ngũ giáo viên các nhà trường (còn yếu ở đâu, thiếu cái gì, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về kiến thức, kỹ năng gì …) Để lập kế hoạch sát với thực tế, người làm công tác lập kế hoạch phải dựa trên kết quả đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học

Kế hoạch về hình thức tổ chức bồi dưỡng, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia bồi dưỡng, xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn báo cáo viên, giảng viên và xác định tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng cần đạt được ở mỗi giáo

Ngày đăng: 19/09/2019, 08:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Công nghệ giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
8. Nguyễn Phúc Châu (2003), Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Thư viện quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Năm: 2003
9. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học (10/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học
10. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1999
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - sự thật
Năm: 2011
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
15. Nguyễn Văn Đạo (1998), Học là kinh nghiệm suốt cả cuộc đời mỗi con người, học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển Giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học là kinh nghiệm suốt cả cuộc đời mỗi con người, học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển Giáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
18. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010), Phát triển đội ngũ giáo viên THCS vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPTN, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển đội ngũ giáo viên THCS vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2010
19. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2001
21. Đặng Thành Hưng (2012), "Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực". Tạp chí Quản lý giáo dục, số 43 (tháng 12-2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2012
22. Vũ Văn Huy (2011), Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường Trung học phổ thông Hải An, Hải Phòng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, luận văn thạc sĩ, ĐHSP… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trường Trung học phổ thông Hải An, Hải Phòng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
Tác giả: Vũ Văn Huy
Năm: 2011
23. Nguyễn Hữu Lê Huyên (2011), Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Hữu Lê Huyên
Năm: 2011
25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hội thảo “Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Chiến lược &Chương trình giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2005
27. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
28. Hồ Chí Minh (1976), Về đạo đức cách mạng, NXB sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đạo đức cách mạng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB sự thật
Năm: 1976
30. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
31. Lục Thị Nga (2005), “Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Tạp chí giáo dục, số 116 tháng 6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Lục Thị Nga
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w