ĐẶT VẤN ĐỀ Tật khúc xạ (TKX) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ảnh hưởng đến thị lực của mắt và nó là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa có thể can thiệp được. Ước tính có khoảng 153 triệu người khiếm thị do tật khúc xạ. Trên thế giới, tật khúc xạ là nguyên nhân chính của suy giảm thị lực ở trẻ em từ 5-15 tuổi. Tỷ lệ cận thị đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, đặc biệt là ở đô thị của khu vực Đông Nam Á [1]. Saw và cộng sự (2001-2002) nghiên cứu tại Singapore, tỷ lệ tật khúc xạ trong trường mẫu giáo, cấp tiểu học và trung học tương ứng là 8,6%, 32,4% và 79,3%. Tỉ lệ mắc tật khúc xạ tăng dần theo tuổi [2]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 trên 3.444 học sinh (HS) từ 6 -15 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung là 25,3%, ở cấp tiểu học (TH) là 18,4%, trung học cơ sở (THCS) là 30,4% và trung học phổ thông là 36,2% [3]. Tại Hà Nội, Nguyễn Chí Dũng và cộng sự nghiên cứu trên 225 học sinh lớp 6 của một trường tiểu học tại nội thành Hà Nội năm 2010 cho thấy tỷ lệ cận thị là 42,2%, viễn thị là 2,2%, loạn thị là 13,6%. Học sinh các lớp chuyên có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn (68,7% năm đầu tiên và 78,3% năm thứ hai) so với học sinh lớp không chuyên (tương ứng 58,5% và 67,6%) [4]. Mặc dù tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng nhưng hiện nay có rất ít các nghiên cứu đề cập đến kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến tật khúc xạ của học sinh, phụ huynh. Một số nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy mức độ quan tâm của học sinh đến tật khúc xạ còn rất thấp. Một khảo sát tại các phòng khám của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2011 trên 200 học sinh từ 11 đến 18 tuổi cho thấy không có học sinh nào có kiến thức chăm sóc mắt đạt loại giỏi, đa số có kiến thức chăm sóc mắt đạt loại yếu chiếm 46,5%. Đặc biệt 35,5% học sinh tham gia nghiên cứu không biết tật khúc xạ là gì, 23% trả lời cận thị không nguy hiểm và không dẫn đến mù lòa [5]. Một khảo sát tại 3 trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy hiểu biết về biểu hiện, tác hại, nguyên nhân của cận thị ở học sinh còn thấp (biểu hiện 58,8%; tác hại 29,4% và nguyên nhân 40,1%), đặc biệt tỷ lệ học sinh quan tâm đến cận thị học đường chỉ có 24,4% [6],[7]. Đa số các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh hiện nay chủ yếu tập trung vào khu vực thành thị và các thành phố lớn. Chưa có nghiên cứu nào tiến hành ở các khu vực ngoại thành, xung quanh các thành phố lớn trong khi tốc độ đô thị hóa ở những khu vực này ngày càng tăng nhanh. Một câu hỏi được đặt ra là các em học sinh ở khu vực ngoại thành, nông thôn biết gì, có thái độ và thực hành về phòng, chống tật khúc xạ như thế nào trong xu hướng hội nhập, đô thị hóa ngày một nhanh của xã hội? Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy học sinh mắc tật khúc xạ nhưng các em không biết rằng mình đang có vấn đề về mắt. Các em học sinh và phụ huynh không biết nơi nào cung cấp dịch vụ này hoặc phải đối mặt với thách thức về vấn đề tiếp cận dịch vụ này mà lẽ ra cần được ưu tiên [3],[8]. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa cộng đồng nên chúng tôi triển khai nghiên cứu tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Quốc Oai, Hà Nội năm 2014 với hai mục tiêu: 1.Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai năm 2014. 2.Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai năm 2014.
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cácThầy, Cô giáo trường Đại học Y Hà Nội
Em vô cùng biết ơn tập thể Thầy, Cô giáo thuộc bộ môn Thống kê Tinhọc Y học, các Thầy, Cô thuộc Viện đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đạihọc Y Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu vềphương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và trong quá trình học tập
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu NgọcHoạt, Phó Hiệu Trưởng, Trưởng Bộ môn Thống kê Tin học Y học, TrườngĐại học Y Hà Nội Thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn,động viên, góp những ý kiến quý báu cho em trong quá trình học tập, nghiêncứu cũng như trong quá trình viết và hoàn thiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy, Cô giáo, phụ huynhhọc sinh và các em học sinh của các trường tham gia nghiên cứu này đã hếtsức nhiệt tình hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quátrình thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vàcác cơ quan liên quan đã nhiệt tình, giúp đỡ chia sẻ với tôi trong quá trìnhhoàn thành luận văn này
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thúy Hạnh, học viên cao học khóa 22, trường Đạihọc Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS Lưu Ngọc Hoạt
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của mắt liên quan đến tật khúc xạ [9], [10], [11] 3
1.2 Các tật khúc xạ thường gặp ở tuổi học đường 4
1.3 Tình hình tật khúc xạ học đường trên thế giới và Việt Nam 5
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tật khúc xạ 6
1.5 Các biện pháp phòng và điều trị tật khúc xạ 9
1.6 Các nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ ở học sinh 11
1.7 Đặc điểm dân cư, nhân khẩu học, các yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội của huyện Quốc Oai 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Địa điểm nghiên cứu 14
2.2 Thiết kế nghiên cứu 14
2.3 Đối tượng nghiên cứu 14
2.4 Cỡ mẫu 14
2.5 Phương pháp chọn mẫu 15
2.6 Biến số 18
2.7 Thông tin thu thập từ việc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 23
2.8 Thời gian thu thập và phân tích số liệu 23
2.9 Phương pháp thu thập, phân tích số liệu 23
2.10 Cán bộ thu thập số liệu 25
2.11 Khống chế sai số 25
2.12 Đạo đức nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Mẫu nghiên cứu 27
Trang 63.2 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 28
3.3 Điểm kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh liên quan đến tật khúc xạ 28
3.4 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ 29
3.5 Nguồn thông tin về tật khúc xạ 31
3.6 Thái độ của học sinh về tật khúc xạ 32
3.7 Thực hành chăm sóc mắt liên quan đến tật khúc xạ 34
3.8 Mối liên quan giữa điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành về TKX và các yếu tố giới tính, khu vực và cấp học 38
3.9 Mối liên quan giữa điểm kiến thức, thái độ và thực hành liên quan tật khúc xạ 39
3.10 Phân tích hồi quy tuyến tính xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về tật khúc xạ 40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 42
4.1 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ 42
4.2 Thái độ của học sinh đối với tật khúc xạ 44
4.3 Thực hành chăm sóc mắt ở học sinh 45
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến tật khúc xạ 48
4.5 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu 49
4.6 Kết luận 50
4.6.1 Kiến thức học sinh liên quan đến tật khúc xạ 50
4.6.2 Thái độ của học sinh liên quan đến tật khúc xạ 50
4.6.3 Thực hành của học sinh liên quan đến tật khúc xạ 51
4.6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành 51
4.7 Khuyến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1 Kích cỡ bàn ghế học sinh 9
Bảng 2.1 Số lượng mẫu theo các trường 16
Bảng 2.2 Số lượng học sinh TH trong mẫu nghiên cứu theo các khối 16
Bảng 2.3 Số lượng học sinh THCS trong mẫu nghiên cứu theo các khối 17
Bảng 2.4 Biến số nghiên cứu 17
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu 26
Bảng 3.2 Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu 27
Bảng 3.3 Điểm kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh liên quan đến TKX 27
Bảng 3.4 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ 28
Bảng 3.5 Nguồn thông tin về tật khúc xạ 30
Bảng 3.6 Thái độ của học sinh về tật khúc xạ 31
Bảng 3.7 Thực hành chăm sóc mắt liên quan đến TKH ở HS tiểu học 33
Bảng 3.8 Thực hành chăm sóc mắt ở học sinh THCS 34
Bảng 3.9 Thực hành ngồi viết đúng tư thế 36
Bảng 3.10 Mối liên quan kiến thức, thái độ, thực hành và các biến độc lập 37
Bảng 3.11 Hệ số tương quan giữa các biến số kiến thức, thái độ, thực hành 38
Bảng 3.12 Mô hình hồi quy tuyến tính 39
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Học sinh THCS phản ánh với Thầy/ Cô về chỗ ngồi thiếu sáng và khó nhìn 35
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ học sinh thực hành ngồi viết đúng tư thế 36
Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa Kiến thức, Thái độ và Thực hành 38
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ (TKX) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ảnhhưởng đến thị lực của mắt và nó là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa có thể canthiệp được Ước tính có khoảng 153 triệu người khiếm thị do tật khúc xạ.Trên thế giới, tật khúc xạ là nguyên nhân chính của suy giảm thị lực ở trẻ em
từ 5-15 tuổi Tỷ lệ cận thị đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, đặc biệt là ở đô thịcủa khu vực Đông Nam Á Saw và cộng sự (2001-2002) nghiên cứu tạiSingapore, tỷ lệ tật khúc xạ trong trường mẫu giáo, cấp tiểu học và trung họctương ứng là 8,6%, 32,4% và 79,3% Tỉ lệ mắc tật khúc xạ tăng dần theotuổi
Tại Việt Nam, một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 trên3.444 học sinh (HS) từ 6 -15 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung là25,3%, ở cấp tiểu học (TH) là 18,4%, trung học cơ sở (THCS) là 30,4% vàtrung học phổ thông là 36,2% Tại Hà Nội, Nguyễn Chí Dũng và cộng sựnghiên cứu trên 225 học sinh lớp 6 của một trường tiểu học tại nội thành HàNội năm 2010 cho thấy tỷ lệ cận thị là 42,2%, viễn thị là 2,2%, loạn thị là13,6% Học sinh các lớp chuyên có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn (68,7% nămđầu tiên và 78,3% năm thứ hai) so với học sinh lớp không chuyên (tương ứng58,5% và 67,6%)
Mặc dù tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng nhưng hiệnnay có rất ít các nghiên cứu đề cập đến kiến thức, thái độ, thực hành liên quanđến tật khúc xạ của học sinh, phụ huynh Một số nghiên cứu đã được thựchiện cho thấy mức độ quan tâm của học sinh đến tật khúc xạ còn rất thấp Mộtkhảo sát tại các phòng khám của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2011 trên
200 học sinh từ 11 đến 18 tuổi cho thấy không có học sinh nào có kiến thứcchăm sóc mắt đạt loại giỏi, đa số có kiến thức chăm sóc mắt đạt loại yếu
Trang 10chiếm 46,5% Đặc biệt 35,5% học sinh tham gia nghiên cứu không biết tậtkhúc xạ là gì, 23% trả lời cận thị không nguy hiểm và không dẫn đến mù lòa Một khảo sát tại 3 trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy hiểu biết về biểu hiện,tác hại, nguyên nhân của cận thị ở học sinh còn thấp (biểu hiện 58,8%; tác hại29,4% và nguyên nhân 40,1%), đặc biệt tỷ lệ học sinh quan tâm đến cận thịhọc đường chỉ có 24,4% , Đa số các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thựchành của học sinh hiện nay chủ yếu tập trung vào khu vực thành thị và cácthành phố lớn Chưa có nghiên cứu nào tiến hành ở các khu vực ngoại thành,xung quanh các thành phố lớn trong khi tốc độ đô thị hóa ở những khu vựcnày ngày càng tăng nhanh Một câu hỏi được đặt ra là các em học sinh ở khuvực ngoại thành, nông thôn biết gì, có thái độ và thực hành về phòng, chốngtật khúc xạ như thế nào trong xu hướng hội nhập, đô thị hóa ngày một nhanhcủa xã hội? Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy học sinh mắc tật khúc xạnhưng các em không biết rằng mình đang có vấn đề về mắt Các em học sinh
và phụ huynh không biết nơi nào cung cấp dịch vụ này hoặc phải đối mặt vớithách thức về vấn đề tiếp cận dịch vụ này mà lẽ ra cần được ưu tiên , Đây làmột vấn đề quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa cộng đồng nên chúng tôi triểnkhai nghiên cứu tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ củahọc sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Quốc Oai, Hà Nộinăm 2014 với hai mục tiêu:
1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học sinh một sốtrường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai năm 2014
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành vềtật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện QuốcOai năm 2014
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của mắt liên quan đến tật khúc xạ , ,
Khi mắt nhìn vào một vật, ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt và điqua các cấu trúc quang học của mắt (giác mạc và thể thủy tinh) để đến võngmạc Từ võng mạc tín hiệu thần kinh được truyền qua thần kinh thị giác đếnnão để cho ta có thể nhận biết được vật Các cấu trúc của con mắt có vai tròquan trọng đối với khúc xạ và quá trình thị giác bao gồm:
Giác mạc: là một lớp trong suốt như kính nằm ở phần trước của conmắt, thường được gọi là cửa sổ của mắt Giác mạc có bề mặt như một chỏmcầu và đóng vai trò của một thấu kính hội tụ Công suất hội tụ của giác mạc làkhoảng 43 đi-ốp, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của mắt
Thể thủy tinh: là một thấu kính lồi nằm trong nhãn cầu, ở ngay sau mốngmắt và lỗ đồng tử (con ngươi) Công suất của thể thủy tinh là khoảng 19 đi-
ốp Thể thủy tinh được treo tại chỗ bởi các dây chằng Zinn Ở người trẻ tuổi,thể thủy tinh có thể đàn hồi làm thay đổi độ dày của nó Khi mắt nhìn vật ởgần, thể thủy tinh sẽ vồng lên để làm tăng độ hội tụ của mắt, hiện tượng nàyđược gọi là sự điều tiết
Thể mi: Là một cấu trúc gồm nhiều lớp cơ ở bên ngoài vùng xích đạocủa thể thủy tinh Các dây chằng Zinn một đầu bám vào thể mi và một đầubám vào vùng xích đạo của thể thủy tinh Thể mi đóng vai trò quan trọngtrong sự điều tiết của mắt
Võng mạc: Là một màng trong suốt bao phủ mặt trong nhãn cầu Võngmạc chứa những tế bào thần kinh và là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng đểchuyển thành xung thần kinh
Thần kinh thị giác: truyền tín hiệu thần kinh thị giác lên não để giúp
Trang 12chúng ta nhận biết hình dạng của vật
1.2Các tật khúc xạ thường gặp ở tuổi học đường
Chức năng của mắt giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật xungquanh Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị, mắt không có tật khúcxạ) là mắt mà hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và khi đó thì vậtmới được nhìn rõ
Nếu hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc do nguyên nhân nào
đó khiến mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đivào mắt thì gọi là mắt có tật khúc xạ
Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị Ở trẻ em, tậtkhúc xạ hay gặp bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị Cũng có khi xảy ra tậtkhúc xạ phối hợp như cận – loạn thị hoặc viễn – loạn thị, hay lệch khúc xạgiữa hai mắt Lão thị chỉ gặp ở những người trên 40 tuổi do giảm khả năngđiều tiết của mắt
Cận thị: là mắt nhìn xa mờ còn nhìn gần vẫn rõ do mắt điều tiết (trừnhững trường hợp cận thị nặng) Có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải, nhưng cả
2 loại đều tiến triển tăng dần và cần theo dõi thường xuyên Cận thị thường dohai nguyên nhân chính là trục nhãn cầu quá dài (cận thị trục) hoặc công suấtkhúc xạ của giác mạc cao (cận thị do chỉ số khúc xạ) Trong các tật khúc xạcủa mắt thì cận thị thường gặp nhất
Loạn thị: là mắt nhìn các vật không được rõ nét cả nhìn xa và nhìn gần,các nét của vật thường nhòa vào nhau Nguyên nhân do bán kính cong củagiác mạc theo các kinh tuyến là không đều nhau gây nên hình ảnh theo cácphương hội tụ không trùng nhau trên võng mạc Ở mắt loạn thị công suấtkhúc xạ thay đổi theo độ cong khác nhau của các kinh tuyến Hình ảnh củamột điểm qua quang hệ mắt không phải là điểm mà là hai đường tiêu, đườngtiêu trước là của tuyến có độ khúc xạ mạnh hơn và đường tiêu sau là của
Trang 13tuyến có độ khúc xạ yếu hơn Nếu công suất khúc xạ của các kinh tuyến thayđổi theo quy luật từ mạnh đến yếu theo hai kinh tuyến vuông góc 90o thì gọi
là loạn thị đều và có thể điều chỉnh bằng kính được Trái lại nếu công suấtkhúc xạ của các tuyến thay đổi không theo quy luật nào cả thì gọi là loạn thịkhông đều và không thể điều chỉnh bằng kính được Nếu hai đường tiêu nằmchéo so với kinh tuyến ngang thì gọi là loạn thị chéo trục
Viễn thị: là mắt nhìn xa thì rõ nét hơn nhìn gần tuy nhiên những trườnghợp viễn thị nặng thì giảm cả thị lực nhìn xa và nhìn gần Nhìn xa phải điềutiết để bù trừ độ viễn thị và khi nhìn gần phải điều tiết nhiều hơn Ở trẻ em vàngười trẻ tuổi thì lực điều tiết còn mạnh nên dễ bù trừ cho viễn thị ở một mức
độ nào đó Về sau khi tuổi đã cao, khả năng điều tiết của mắt giảm không còn
bù trừ được thì phải dùng đến kính Viễn thị thường do hai nguyên nhân chính
là trục nhãn cầu quá ngắn (viễn thị trục) hoặc công suất khúc xạ thấp (viễn thịkhúc xạ) điển hình là viễn thị do không còn thủy tinh thể
Những tật khúc xạ chưa được điều trị là một nguyên nhân quan trọng của
sự suy giảm thị lực, mù lòa và tàn tật mà có thể tránh được
1.3 Tình hình tật khúc xạ học đường trên thế giới và Việt Nam
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì khu vực Châu Á – TháiBình Dương, trong đó có Việt Nam, là nơi có nhiều trường hợp mắc bệnh
về tật khúc xạ chưa được điều trị nhất trên thế giới với xấp xỉ 62 triệungười
Học sinh là nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tật khúc xạ Cácnghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh là rấtkhác nhau ở nhiều nước trên thế giới Ví dụ như tỷ lệ tật khúc xạ của học sinhtiểu học ở Tanzania là thấp hơn 1% , ở Nepal là 8% , ở Malaysia là 15% , ởSingapore là hơn 50%
Tại Việt Nam, tật khúc xạ đã và đang nổi lên trở thành một trong những
Trang 14vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và tương lai của các em họcsinh Một nghiên cứu tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh của tác giả
Lê Minh Thông năm 2004 cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 24,8%, trong đó cậnthị là 19,43%, viễn thị là 5,36% Theo Trần Thị Hải Yến, tỷ lệ mắc tật khúc
xạ của 29 trường trên 4 quận thành phố Hồ Chí Minh là 25,3%, trong đó cậnthị chiếm 17,2% Một nghiên cứu khác năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minhcủa tác giả Lê Thị Thanh Xuyên cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ là 39,35%, cận thị
là 38,88%, viễn thị là 0,47% và loạn thị là 30,4% Paudel và cộng sự (2014)
đã khảo sát 2.238 học sinh trung học cơ sở ở Vũng Tàu, trong số đó 20,4% là
đó tỷ lệ của nam giới là 45,9% và nữ giới là 53,6%
1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến tật khúc xạ
Nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến tật khúc xạ đã được biết đếntrong các nghiên cứu trước đây Những học sinh có bố mẹ bị cận thì nhiềunguy cơ mắc tật khúc xạ hơn so với các học sinh khác , Tỷ lệ cận thị ở trẻ em
có cả cha và mẹ bị cận thị là 30% đến 40%, giảm đến 20% đến 25% ở trẻ emchỉ có một phụ huynh (cha hoặc mẹ) bị cận thị và dưới 10% ở trẻ em có cha
mẹ không bị cận thị , Những trẻ em có cả hai cha mẹ bị cận thị có nguy cơ bịcận thị cao gấp 7,29 (95% CI: 2.84 – 18.7) lần so với trẻ em có bố mẹ không
bị cận thị, trẻ em có cha hoặc mẹ bị cận thị thì có nguy cơ bị cận thị cao
Trang 15gấp 3,31 lần so với trẻ em có cha mẹ không bị cận thị Tác giả Hoàng ThịLũy thấy rằng trong những gia đình có cha mẹ hay một người bị cận thị, tỷ
lệ con bị cận thị chiếm 40 - 50% ; nếu cha mẹ không bị cận thị chỉ có 26%con bị cận thị Hoàng Ngọc Chương có kết quả cha mẹ cận thị có 40,9%con bị cận thị, cha mẹ không cận thị chỉ có 2,8% con bị cận thị
Thời gian vui chơi ngoài trời cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tậtkhúc xạ Kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng dành nhiều thờigian để vui chơi ngoài trời sẽ giúp cho học sinh có thể giảm bớt nguy cơ mắctật khúc xạ ,,
Những hoạt động nhìn gần cũng là một trong những yếu tố nguy cơ quantrọng của tật khúc xạ ở học sinh ,,, Trong 1.005 học sinh Singapore tuổi từ 7-
9, những người đọc nhiều hơn hai cuốn sách mỗi tuần có nguy cơ mắc cận thịcao hơn (OR = 3,05, 95% CI 1,80-5,18) so với những người đọc ít hơn haicuốn sách Nghiên cứu ở 2.353 học sinh ở Australia từ 12 – 13 tuổi cho thấyđọc liên tục (> 30 phút) và khoảng cách đọc gần (<30 cm) làm tăng nguy cơcận thị lên 1,5 lần (95% CI 1,05-2,10) và 2,5 lần (95% CI 1,74-4,0)
Tư thế ngồi học đúng hay sai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài củahọc sinh Với cấu tạo và sự phát triển của cơ thể chưa hoàn chỉnh nên tư thếngồi học cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều cơ quan và hình thứcthẩm mỹ của con người Đối với học sinh thì nó ảnh hưởng trực tiếp tới mắt(tật khúc xạ) và cột sống (cong vẹo cột sống) Hoàng Văn Tiến cho rằng việcngồi học sai tư thế là khá phổ biến, tại một số trường ở Hà Nội tỷ lệ này là78,9% Nguyên nhân có thể học sinh có kiến thức và ý thức về vệ sinh họcđường còn quá thấp
Theo tác giả Hà Huy Tài khi nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tiếntriển cận thị ở học sinh, mức độ tiến triển cận thị trung bình trong 2 năm là1,32D ± 0,48D Mức tăng cận thị ở nam thấp hơn nữ (1,21D so với 1,50D)
Trang 16Nhóm tuổi 12-13 có mức tiến triển cận thị cao nhất (1,58D) Sự tiến triển củacận thị liên quan tới một số yếu tố như giới, độ tuổi, tuổi bắt đầu đeo kính, độcận lúc ban đầu đeo kính ,,
Chiếu sáng trong các phòng học cũng có ảnh hưởng tích cực lên chứcnăng thị giác và khả năng làm việc khi chiếu sáng đồng đều Độ không đồngđều của chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo và tình trạng bóng trên vị trílàm việc ảnh hưởng không tốt tới chức năng thị giác và làm giảm khả nănghọc tập, lao động của học sinh Thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng thực sự đến sựhình thành và tiến triển của cận thị Tỷ lệ mắc cận thị cao nhất nhận thấy ởtrường có chiếu sáng tại vị trí làm việc thấp hơn từ 5-10 lần ánh sáng tiêuchuẩn 150-300 lux
Dinh dưỡng cũng đóng một vai trò không thể phủ nhận đối với sức khỏe.Một số tác giả cho rằng muốn cho mắt khỏe mạnh thì trước hết cơ thể phảikhỏe mạnh Vai trò của vitamin A trong mắt dưới dạng tiền vitamin A giúpcho hoạt động của thị giác bình thường và vitamin A còn góp phần trongphòng chống khô giác mạc, gây viêm nhiễm dẫn đến mù lòa Chế độ ăn nhiềuđường và chất có nhiều hàm lượng oxít cácbon cao dẫn đến nguyên tố vilượng Crôm giảm thì sẽ làm áp lực thẩm thấu của thủy dịch thấp hơn áp lựccủa thủy tinh thể làm thủy tinh thể lồi ra, giảm tính đàn hồi của các tổ chứctrong mắt, do đó trục của nhãn cầu sẽ bị dài ra dẫn đến cận thị
Việc cận thị ngày càng gia tăng là một phần do sự hiểu biết của các bậccha mẹ và chính bản thân các em còn quá ít Từ ít hiểu biết về cận thị cho nênmọi người mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong sinh hoạt như tư thếkhông đúng khi sử dụng mắt, không đảm bảo đủ ánh sáng khi học, bàn ghếkhông phù hợp với chiều cao của cơ thể và đeo kính không đúng số khi mắctật cận thị
Trang 171.5 Các biện pháp phòng và điều trị tật khúc xạ
Dự phòng nguy cơ tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường thì cần quan tâm đếncông tác vệ sinh học đường, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tập cho họcsinh có thói quen vệ sinh bảo vệ mắt tốt
Yêu cầu vệ sinh trong học tập:
Học ở trường: phòng học phải đảm bảo chiếu sáng tốt, bàn ghế phảiphù hợp và phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Học ở nhà: góc học tập cần được bố trí ở khu vực yên tĩnh, cạnh cửa sổ,
có bàn ghế và phải được chiếu sáng đầy đủ… đồng thời phải có sự kết hợpgiữa học tập, lao động và giải trí nhẹ nhàng
Năm 2000, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn vệ sinh học đường(1221/2000/QĐ-BYT) như sau :
Kích thước phòng học: dài không quá 8,5m, rộng không quá 6,5m, cao3,6m Diện tích phòng học: trung bình từ 1,10 m2 đến 1,25 m2 cho một họcsinh
Chiếu sáng phòng học: tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng khôngdưới 1/5 diện tích phòng học, độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 Lux.Yêu cầu chiếu sáng phải đảm bảo cả nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo
Trần của phòng học quét vôi trắng, tường màu vàng nhạt
Bàn ghế học tập: Bàn học thích hợp nhất là loại bàn cho 2 chỗ ngồi, mỗichỗ rộng không dưới 0,5m Ghế học phải rời với bàn và có chỗ dựa, bàn đầucách bảng từ 1,7m đến 2m Bàn cuối cách bảng không quá 8m Kích thước bànghế quy định như sau:
Bảng 1.1 Kích cỡ bàn ghế học sinh
Chiều cao học sinh (m) 1-1,09 1,1- 1,2-1,29 1,3-1,39 1,4- >1,5
Trang 181,19 1,54 5Chiều cao bàn (cm) 46 50 55 61 69 74Chiều cao ghế (cm) 27 30 33 38 44 46Hiệu số chiều cao giữa
Bảng học cần được chống lóa, kích thước bảng dài từ 1,8m đến 2m, rộng
từ 1,2m đến 1,5m Màu xanh lá cây, đen hoặc trắng Treo bảng ở giữa tường,mép dưới cách nền nhà từ 0,8m đến 1,0m Chữ viết trên bảng có chiều caokhông nhỏ hơn 4cm
Ngoài ra cũng cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp vệ sinh có đủcác yếu tố vi lượng và vitamin cần thiết cho các em học sinh để giúp cho cơthể khỏe mạnh, từ đó có thể tham gia các hoạt động thể thao cũng như có sựhứng thú cho các hoạt động ngoài trời Điều này sẽ rất có lợi cho mắt thư giãnlàm hạn chế sự phát sinh cũng như phát triển của cận thị
Truyền thông giáo dục sức khỏe: trong vấn đề dự phòng tật khúc xạ ở họcsinh thì ngoài ba nhân tố quan trọng là nhà trường, gia đình và học sinh thì cònphải động viên sức lực của toàn xã hội để mọi nhà, mọi người phải có nhận thứcđúng về vấn đề này Trong thực tế một số học sinh (vì bị cận thị nặng) mặc dù cóthành tích học tập tốt, tư cách đạo đức tốt nhưng vẫn gặp hạn chế trong việc chọnnghề nghiệp và khi làm việc cũng gặp nhiều khó khăn Vì vậy, nâng cao hiểu biết,thái độ và thực hành của mỗi học sinh, của mỗi gia đình cũng như toàn xã hội đểphòng tránh được các nguyên nhân gây tật khúc xạ là hết sức quan trọng
Hiện nay tật khúc xạ có thể điều trị được Đeo kính đúng độ là phươngpháp dễ, hiệu quả và phổ biến nhất để chỉnh tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh.Tuy nhiên nếu tật khúc xạ không được điều trị sẽ dẫn đến nhược thị, có thểdẫn đến mù loà
Ðể điều chỉnh tật cận thị, cần dùng kính cầu lõm (hoặc kính trừ) Ởngười lớn, có thể đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật
Trang 19Ðể chỉnh tật viễn thị, cần dùng kính cầu lồi (hoặc kính cộng) Ở trẻ em,viễn thị nhẹ có thể không cần đeo kính nếu như không có triệu chứng (nhìn
mờ hoặc mỏi mắt)
Loạn thị được chỉnh bằng kính trụ Kính trụ là loại kính chỉ chỉnh khúc
xạ ở một trục nhất định Do đó, khi chỉnh tật loạn thị, phải để trục kính trụđứng theo trục loạn thị thì mới có tác dụng Nếu loạn thị kèm theo cận thịhoặc viễn thị thì kính điều chỉnh phối hợp gọi là kính cầu-trụ
1.6Các nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ ở học
sinh
Do tình hình tật khúc xạ ngày càng tăng ở lứa tuổi học đường ,,,,,nên đã có những nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành củahọc sinh liên quan đến chăm sóc mắt tại Việt Nam
Phạm Thu Ba nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi của học sinhnội thành và ngoại thành Hà Nội về vệ sinh cá nhân năm 1997 cho biết họcsinh nội thành hiểu biết đúng từ 82% - 94%, học sinh ngoại thành hiểu biếtđúng từ 70% - 83,5%
Nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh trên 2.052 học sinh cho thấy tỷ lệhọc sinh có kiến thức về tật khúc xạ ở mức trung bình là 34,3% và yếu là13,3% Tỷ lệ chung phân loại thái độ - hành vi liên quan tật khúc xạ: trungbình 64,4% và yếu 34,4%
Một nghiên cứu tại 3 trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy hiểu biết vềbiểu hiện, tác hại, nguyên nhân của cận thị ở học sinh còn thấp (biểu hiện58,8%; tác hại 29,4% và nguyên nhân 40,1%), đặc biệt tỷ lệ học sinh quantâm đến cận thị học đường chỉ có 24,4%
Nghiên cứu về "Thái độ của phụ huynh học sinh, học sinh và giáo viên
về việc sử dụng kính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiệntại 16 trường học tại Hà Nội và Hồ Chí Minh trong năm 2011, do Quỹ Fred
Trang 20Hollows phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng(RTCCD) cho thấy tỷ lệ học sinh cảm thấy không thích nếu phải đeo kính khácao ở cả hai cấp học tiểu học và THCS, chiếm trên 80% Mặc dù có dấu hiệuthường xuyên nhức đầu/nhức mắt/mỏi mắt/mờ mắt sau các hoạt động học tập,chơi điện tử, đọc truyện nhưng có gần 30% học sinh sẽ không thông báonhững dấu hiệu này với cha mẹ Điều đáng lo ngại là cứ 5 phụ huynh đượcthông báo, có 1 phụ huynh không làm gì cả Lý do đưa ra bao gồm: (1) quábận rộn 42,8%; (2) cho rằng đây là vấn đề bình thường 40%; (3) chi phí đikhám quá đắt 13,2%; và bệnh viện ở quá xa 6,7%
Một khảo sát khác tại các phòng khám của Bệnh viện Mắt Trung ương năm
2011 trên 200 học sinh từ 11 đến 18 tuổi cho thấy không có học sinh nào có kiếnthức chăm sóc mắt đạt loại giỏi, đa số có kiến thức chăm sóc mắt đạt loại yếuchiếm 46,5% Đặc biệt 35,5% học sinh tham gia nghiên cứu không biết tật khúc
xạ là gì, 23% trả lời cận thị không nguy hiểm và không dẫn đến mù lòa
Nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến ở học sinh lớp 3, lớp 7, và lớp 10 tại batrường Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh có nhận thức đúng
về khái niệm, nguyên nhân, tác hại, cách phòng chống và xử trí khi bị mắccận thị rất thấp, thấp nhất là nhận thức về xử trí khi mắc cận thị: lớp 3, lớp 7,lớp 10 lần lượt là 22,1%, 24,2% và 23,7% Hiểu biết đúng về khái niệm cậnthị ở lớp 3 là 29,9% Hiểu đúng về nguyên nhân gây cận thị lớp 3 là 26,1% vàlớp 7 là 27,4% Hiểu đúng về cách phòng chống cận thị lớp 3 là 35,5% và lớp
7 là 36,9%
Nguyễn Thị Hân nghiên cứu trên đối tượng học sinh trường tiểu họcNghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh biết biểu hiện của cậnthị là 48,6% trong khi tỷ lệ biết đến nguyên nhân của cận thị chỉ có 16,6%.Ngay cả ở giáo viên thì tỷ lệ biết về nguyên nhân cận thị là 63%, còn ở phụhuynh học sinh thì tỷ lệ này chỉ chiếm 22,9%
Trang 211.7 Đặc điểm dân cư, nhân khẩu học, các yếu tố địa lý, kinh tế, xã
hội của huyện Quốc Oai
Nằm tại phía tây của Hà Nội, huyện Quốc Oai có số dân là 173.807người sống ở 20 xã và 1 trị trấn, 8,3% số dân đó thuộc diện nghèo năm 2012.Trong năm học 2012 – 2013, huyện có 24.740 học sinh trong 46 trường TH
và THCS Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giaothông, nguồn nhân lực Huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi vàđồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng-HòaLạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và côngnghiệp Hai con sông Đáy và sông Tích chảy song song trên địa bàn huyệntạo điều kiện thuận lợi và đem lại nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất, pháttriển kinh tế Phát huy lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển kinh
tế toàn diện, trong đó chú trọng ngành kinh tế có lợi thế như công nghiệp,nông nghiệp và xây dựng đô thị
Quốc Oai là một huyện cũ của Hà Tây nhưng năm 2008 được sát nhập
về thủ đô Hà Nội Do vậy, huyện Quốc Oai có tốc độ đô thị hóa và côngnghiệp hóa phát triển rất nhanh nên kinh tế xã hội phát triển Tuy nhiên, sựthuận lợi này cũng dẫn tới một trong các hậu quả là học sinh đủ mọi lứa tuổi
có thể tiếp xúc với tất cả các yếu tố nguy cơ như thường xuyên tiếp cận vớicác phương tiện truyền thông hiện đại ảnh hưởng đến thị lực khi sử dụngkhông hợp lý và lạm dụng quá mức như vi tính, điện tử, ti vi, truyện tranh chữnhỏ nên có thể làm gia tăng tỷ lệ cận thị của học sinh Do vậy, cần có địnhhướng chăm sóc sức khỏe tốt
Trang 22CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Địa điểm nghiên cứu
Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn QuốcOai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, LiệpTuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, ĐồngQuang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, CộngHòa, Đông Xuân Trên địa bàn huyện Quốc Oai có tất cả 24 trường tiểu học và
22 trường trung học cơ sở Do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực và ngânsách, chọn có chủ đích 8 (4 trường TH và 4 trường THCS) trong tổng số 46trường TH và THCS trên địa bàn huyện Quốc Oai tham gia vào nghiên cứu
2.2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp giữa nghiên cứu định tính và địnhlượng được tiến hành nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạcủa học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai và xácđịnh một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh
2.3 Đối tượng nghiên cứu
- Với nghiên cứu định lượng: Học sinh tiểu học, trung học cơ sở Đối vớihọc sinh trung học cơ sở, chúng tôi đã phỏng vấn học sinh của các lớp 6, 7, 8
và 9 Riêng đối với học sinh tiểu học, chúng tôi chỉ phỏng vấn học sinh cáclớp 3, 4 và 5 Học sinh các lớp 1 và 2 còn quá nhỏ, kiến thức và thực hànhliên quan đến chăm sóc mắt chủ yếu phụ thuộc vào phụ huynh học sinh
- Với nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
Trang 23n = Z2
(1-α/2) x Deff
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu cắt ngang
P là tỷ lệ học sinh hiểu biết trung bình về tật khúc xạ Chọn p = 34,3%dựa theo kết quả khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi củahọc sinh về tật khúc xạ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 của Lê ThịThanh Xuyên và công sự
là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của
quần thể Chọn = 0,05
α là mức ý nghĩa thống kê Chọn α = 0.05, khi đó Z1-α/2 = 1,96
Deff là hệ số thiết kế do điều tra được triển khai theo cách chọn mẫuchùm Do phần lớn các thiết kế chọn mẫu chùm có hệ số thiết kế từ 1-3 nêntrong nghiên cứu này chúng tôi chọn hệ số thiết kế bằng 2
Áp dụng công thức ta được n = 692 Lấy thêm 10% học sinh vắng mặt,không tham gia và làm tròn mẫu nghiên cứu thành 760 Như vậy chọn 760học sinh tiểu học và trung học cơ sở vào nghiên cứu
2.5 Phương pháp chọn mẫu
Do điều kiện hạn chế về thời gian, nhân lực và ngân sách, chọn có chủđích 8 (4 trường TH và 4 trường THCS) trong tổng số 46 trường TH và THCStrên địa bàn huyện Quốc Oai, sao cho các trường đảm bảo đại diện cho cácyếu tố địa lý (thị trấn, xã), điều kiện kinh tế, xã hội, dân tộc của huyện QuốcOai Với sự tư vấn của Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai, Phòng Giáo dụchuyện Quốc Oai, các trường được lựa chọn vào nghiên cứu gồm:
Các trường tiểu học: Trường Tiểu học thị trấn Quốc Oai A, Trường Tiểu
Trang 24học Thạch Thán, TH Ngọc Mỹ, TH Hòa Thạch A
Các trường trung học cơ sở: Trường Trung học cơ sở Kiều Phú, TrườngTrung học cơ sở Đại Thành, THCS Phú Cát, THCS Ngọc Liệp
Áp dụng phương pháp chọn mẫu chùm theo phương pháp PPS (Xác xuất
tỷ lệ với cỡ của quần thể - Probability Proportionate to Size) khi lựa chọn sốhọc sinh ở mỗi trường
Tổng số học sinh chọn vào nghiên cứu tại các trường như sau:
Bảng 2.1 Số lượng mẫu theo các trường
1 Tiểu học Thị trấn Quốc Oai A 488 110
1 Tiểu học TT Quốc Oai A
Trang 25TT Trường Khối Số học sinh Mẫu
Các trường trung học cơ sở:
Bảng 2.3 Số lượng học sinh THCS trong mẫu nghiên cứu
2.6 Biến số
Bảng 2.4 Biến số nghiên cứu
Trang 26Nhóm biến số Biến số Định nghĩa
Phương pháp thu thập Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai năm 2014.
Kiến thức
Nghe đến tật khúc xạ Đã nghe / chưa
Biết các TKXthường gặp ở họcsinh
Cận thịViễn thịLoạn thị
Phỏng vấn
Biết tật cận thị Có / không Phỏng vấn
Biết một số biểuhiện của tật khúc xạ
Mắt nhìn mờNhìn xa không rõĐọc sách phải nhìngần
Hay mỏi mắt, nhứcđầu
Phỏng vấn
Yếu tố ảnh hưởng Di truyền
Học không đủ sángNhìn quá gần kéodài liên tục
Ngồi học sai tư thế,bàn ghế quá caohoặc quá thấp
Ăn uống không đủdinh dưỡng
Trang 27Nhóm biến số Biến số Định nghĩa
Phương pháp thu thập
tính nhiều giờ liêntục (Đúng / Sai)Xem tivi nhiều ngồigần (Đúng / Sai) Phỏng vấnThường đi chơi
nhiều ngoài trời(Đúng / Sai)
Phỏng vấn
Hay nằm đọc sáchtruyện (Đúng / Sai) Phỏng vấn
Nguồn thông tin vềTKX
Bố mẹThầy/ cô giáoĐài/ tiviBáo
Tờ rơi
Áp phíchTrạm y tế/ bệnhviện
Bạn trong lớp bị cậnthị
Ảnh hưởng đến họctập
Phỏng vấn
Trang 28Nhóm biến số Biến số Định nghĩa
Phương pháp thu thập
Sẵn sàng đeo kínhnếu bị TKX Có / Không Phỏng vấnPhòng tránh, giảm
nguy cơ mắc TKX Có / Không Phỏng vấnTật khúc xạ có thể
điều trị Có / không Phỏng vấnPhương pháp rẻ và
hiệu quả nhất đối vớihọc sinh
Đeo kính đúng độ Phỏng vấn
Cho/ tặng kính cũ Có / không Phỏng vấnMượn kính, dùng
chung kính Có / không Phỏng vấnThực hành liên
quan đến TKX
Ngồi học ở nơi đủsáng
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnNghỉ giải lao khi học
bài
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnGiữ khoảng cách từ
mắt đến vở 25 – 30cm
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnNgồi học, viết đúng
tư thế
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấn
Đi khám mắt định kỳ Thường xuyên /
Không / Đôi khi Phỏng vấn
Có thời gian biểucho học tập và vuichơi
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnKhông nghỉ giải lao
khi học bài ở nhà
Thường xuyên /Không / Đôi khi
Phỏng vấn
Trang 29Nhóm biến số Biến số Định nghĩa
Phương pháp thu thập
Đọc sách, xem ti vikhi nghỉ giải lao
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnTập thể dục, vui chơi
khi nghỉ giải lao
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấn
Có góc học tập cốđịnh
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnKhông ngồi học ở
góc học tập
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấn
Sử dụng bàn học phùhợp với độ tuổi
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấn
Sử dụng đèn chiếusáng thêm khi họcbuổi tối
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấn
Sử dụng loại đèn bàn
có chụp bóng
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnĐọc sách trên
giường trước khi đingủ
Thường xuyên /Không / Đôi khi Phỏng vấnPhản ánh với Thầy/
Cô về chỗ ngồi thiếusáng
Có / Không Phỏng vấn
Phản ánh với Thầy/
Cô về chỗ ngồi khónhìn
Trang 30Nhóm biến số Biến số Định nghĩa
Phương pháp thu thập
đùiHai mông đặt thoảimái lên ghế Có / Không
Quan sát,bảng kiểmHai cánh tay đặt lên
Quan sát,bảng kiểmLưng thẳng đầu hơi
cúi Có / Không
Quan sát,bảng kiểmKhông tì ngực vào
cạnh bàn Có / Không
Quan sát,bảng kiểmHai mắt cách vở 25-
30cm Có / Không
Quan sát,bảng kiểmTay cầm bút viết
trên giấy, tay kia tìnhẹ lên mép vở
Có / Không Quan sát,
bảng kiểm
Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Quốc Oai năm 2014
Giới Nam / Nữ Phỏng vấnCấp học Tiểu học / THCS Phỏng vấnKhu vực Thị trấn / Xã Phỏng vấn
2.7 Thông tin thu thập từ việc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu
Dữ liệu thu thập được tổng hợp thông tin nhằm minh chứng và giảithích thêm cho các chỉ số, nhận định hay các giả thuyết đưa ra bởi các biến
số và chỉ số của nghiên cứu định lượng
2.8 Thời gian thu thập và phân tích số liệu
Số liệu được thu thập vào năm 2014 và phân tích năm 2015
2.9 Phương pháp thu thập, phân tích số liệu
Trang 31Với học sinh: Điều tra viên thu thập dữ liệu bằng cách dùng bảng câu hỏi
để hỏi trực tiếp các em học sinh Bộ câu hỏi sau khi xây dựng đã được điềutra thử trên 30 học sinh tại 01 trường TH và 01 trường THCS ở ngoại thành
Hà Nội Bộ câu hỏi được điều chỉnh cho phù hợp dựa trên kết quả cuộc điềutra thử
Với giáo viên: tổ chức một cuộc thảo luận nhóm với 04 - 05 giáo viênmỗi trường, chọn ngẫu nhiên mỗi khối 01 cô/ thầy giáo chủ nhiệm
Với phụ huynh học sinh: tổ chức 01 cuộc thảo luận nhóm với phụ huynhhọc sinh, chọn ngẫu nhiên mỗi khối 01 phụ huynh học sinh Trong trường hợpkhông đủ số lượng phụ huynh học sinh, hoặc không tổ chức được thảo luậnnhóm, các điều tra viên sẽ tiến hành phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh tạinhà của học sinh vào thời điểm thích hợp trong ngày điều tra (buổi trưa hoặcchiều tối) Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch, mã hóa, nhập vào máy vitính và phân tích bằng phần mềm Stata 13 Khoảng tin cậy được chọn mặcđịnh là 95%
Tổng điểm kiến thức, thái độ, thực hành được tính toán cho mỗi họcsinh Học sinh được tính 01 điểm cho mỗi ý trả lời đúng Nhưng nếu có câutrả lời sai hoặc không biết sẽ không được điểm trong câu hỏi đó Tổng điểmcàng cao thì kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh càng tốt
Đối với học sinh tiểu học:
- Kiến thức: tối đa 13 điểm, dưới 6 điểm là kiến thức yếu, từ 6 – 10 làtrung bình, từ 10 đến 13 là tốt
- Thái độ: tối đa 11 điểm, nhỏ hơn hoặc bằng 4 là yếu, từ 5 – 8 là trungbình, từ 9 trở lên là tốt
- Thực hành: tối đa 17 điểm, nhỏ hơn hoặc bằng 8 là yếu, từ 9 – 12 làtrung bình, từ 13 – 17 là tốt
Trang 32Đối với học sinh trung học cơ sở:
- Kiến thức: tối đa là 18 điểm, dưới 9 điểm là yếu, từ 9 – 13 là trungbình, từ 14 – 19 là tốt
- Thái độ: tối đa 11 điểm, dưới 5 là yếu, từ 5 – 8 là trung bình, từ 9 trởlên là tốt
- Thực hành: tối đa là 29 điểm, dưới 15 điểm là yếu, từ 15 – 23 là trungbình, từ 24 – 29 là tốt
Các biến số định tính được thống kê mô tả bằng tần số và tỷ lệ phần trăm.Mối liên quan giữa điểm kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến TKX vàcác biến độc lập giới, khu vực, cấp học được kiểm định bằng t-test và Mann-Whitney test Hệ số tương quan pearson và spearman được sử dụng để xácđịnh mối liên quan giữa điểm kiến thức, điểm thái độ và điểm thực hành Môhình hồi qui tuyến tính phân tích kiểm định tác động của các biến độc lập(khu vực, cấp học, giới) đến thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành liên quanđến tật khúc xạ
Thông tin thu được từ các cuộc thảo luận nhóm được phân tích theophương pháp định tính thông thường (phân tích dữ liệu dạng chữ)
Kiểm soát sai số do điều tra viên: tập huấn cho những điều tra viên tham gia Kiểm soát thông tin trên phiếu điều tra ngay sau khi kết thúc buổi điềutra, số liệu thiếu hoặc nghi ngờ được xác minh, hoặc thu thập lại
Trang 332.12 Đạo đức nghiên cứu
Sau khi đề cương nghiên cứu được thông qua, kế hoạch điều tra cũng đãđược thông báo bằng văn bản đến các trường sẽ thực hiện điều tra
Các trường thông báo trước về nghiên cứu cho học sinh và phụ huynhhọc sinh Nhóm nghiên cứu chỉ phỏng vấn khi phụ huynh và đối tượng đồng ýtham gia Thời gian phỏng vấn học sinh khoảng 15 phút và hoàn toàn khônggây hại gì cho học sinh Các thông tin được đảm bảo giữ bí mật và chỉ dùngcho mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu hệthống, điều này khiến cho học sinh trong cùng một lớp có thể có em đượcchọn vào nghiên cứu, có em không được chọn Tuy nhiên, đây là nghiên cứucắt ngang để khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh liên quan đếntật khúc xạ, chỉ phỏng vấn đơn thuần, không có hoạt động can thiệp nênkhông gây thiệt thòi cho các em học sinh không tham gia vào nghiên cứu.Cách chọn mẫu như vậy đảm bảo được tính khoa học và tính đại diện cao củamẫu nghiên cứu
Trang 34CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu
Trang 353.2 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu
nữ giới là 49,11% Học sinh tại thị trấn Quốc Oai chỉ chiếm 26,33%
3.3 Điểm kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh liên quan đến tật khúc xạ
Bảng 3.3 Điểm kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh
Trang 36Về điểm kiến thức, tỷ lệ học sinh có điểm kiến thức yếu chiếm tỷ lệ caonhất ở học sinh tiểu học 66,83% Nhóm học sinh TH có kiến thức tốt chỉ chiếm0,48% Ở nhóm THCS, điểm trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,91%, tỷ lệhọc sinh THCS có điểm kiến thức tốt chiếm 13,13%
Về điểm thái độ liên quan đến TKX, điểm trung bình chiếm tỷ lệ caonhất ở cả hai cấp lần lượt là 54,48% ở TH và 63,82% ở THCS Điểm thái độtốt ở học sinh TH chiếm 10,65% và ở THCS là 18,66%
Về điểm thực hành, điểm thực hành yếu chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinhtiểu học 44,31%, trong khi điểm trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinhTHCS là 69,12% Điểm thực hành tốt ở học sinh TH là 24,21% trong khiđiểm thực hành tốt ở học sinh THCS chiếm tỷ lệ 27,88%
3.4 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ
Bảng 3.4 Kiến thức của học sinh về tật khúc xạ
Trang 37Tiểu học THCS
Biết được biểu hiện của tật khúc xạ
Đúng và đầy đủ các biểu hiện chính 40 12,78 97 25,94Biết đến nhưng chưa đầy đủ 153 48,88 204 54,55
Ăn uống không đủ chất 121 38,66 201 53,74Đọc nhiều truyện chữ quá nhỏ in trên giấy đen N/A N/A 331 88,50Chơi điện tử, máy vi tính nhiều giờ liên tục N/A N/A 366 97,89Xem ti vi nhiều và ngồi gần (dưới 1 m) N/A N/A 369 98,13Thường đi chơi ngoài trời nhiều (> 2
Hay nằm đọc sách, truyện N/A N/A 291 77,81
Nhận xét:
Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy, chỉ có 3,87 % học sinh tiểu học đã ngheđến tật khúc xạ, tỷ lệ này ở nhóm học sinh trung học cơ sở là 22,58% Trong
số những học sinh nghe nói đến tật khúc xạ thì chỉ có 18,75% (n =3) học sinh
TH và 35,05% (n=34) học sinh THCS biết được đầy đủ tật khúc xạ bao gồmcận thị, viễn thị và loạn thị Trong số những học sinh chưa nghe đến tật khúc
xạ thì có 74,81% học sinh TH và 81,55 % học sinh THCS là nghe nói đến tật
Trang 38cận thị Tỷ lệ học sinh hiểu đúng về các biểu hiện chính của tật khúc xạ hoặccận thị là 12,78 % (n = 40) và 25,94% (n = 97) lần lượt ở các nhóm tiểu học
và THCS Khảo sát về các yếu tố nguy cơ của tật khúc xạ, yếu tố nguy cơđược biết đến nhiều nhất ở nhóm học sinh tiểu học là nhìn gần, trong khoảngthời gian dài (89,14%, n = 279), ở nhóm học sinh THCS là yếu tố xem ti vinhiều, ngồi gần (98,13%) Chỉ 43,77% học sinh TH và 63,37% học sinhTHCS cho rằng ngồi học sai tư thế, bàn ghế quá cao hoặc quá thấp cũng lànguy cơ của tật khúc xạ
3.5 Nguồn thông tin về tật khúc xạ
Bảng 3.5 Nguồn thông tin về tật khúc xạ
Trang 39phích rất thấp, dưới 5% ở cả hai cấp TH và THCS
3.6 Thái độ của học sinh về tật khúc xạ
Bảng 3.6 Thái độ của học sinh về tật khúc xạ
Thái độ cho rằng kính là biện pháp rẻ và hiệu
quả nhất trong việc điều trị TKX ở học sinh