7. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn
2.4. CÁC TÁC ĐỘNG KHAI THÁC NƯỚC QUÁ MỨC GÂY RA
2.4.1. Nước dưới đất bị khai thác quá mức
Hiện trạng khai thác nước dưới đất quá mức hiện nay ở một số khu vực trong phạm vi vùng nghiên cứu có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến nguồn nước dưới đất như:
- Làm giảm lưu lượng tại những khu vực khai thác trọng điểm.
- Làm cạn kiệt và giảm khả năng khai thác của các công trình khai thác xung quanh.
- Các công trình khai thác nước dưới đất nằm gần biên mặn, hay nguồn nhiễm bẳn như bãi rác thải, chất thải công nghiệp..., đều có thể gây nhiễm mặn và ô nhiễm đến tầng chứa nước.
Nước dưới đất (NDĐ) gồm tất cả nước tồn tại dưới dạng khác nhau phân bố trong các chỗ trống, các khe nứt của đất đá nằm dưới mặt đất. Nước dưới đất có diện tích phân bố rộng rãi từ vùng ẩm ướt cho đến các sa mạc, ở núi cao, vùng cực của trái đất.
Nước dưới đất được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng đơn giản nhất, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tự nhiên và xã hội con người. Nước dưới đất thực chất là một loại khoáng sản lỏng, cung cấp cho các ngành công nghiệp, cho sinh hoạt dân dụng, phục vụ cho nông nghiệp.
Nước dưới đất có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Trong nhiều trường hợp NDĐ sạch hơn nước mặt. NDĐ thường được bảo vệ chống lại ô nhiễm từ bề mặt bởi đất và các tầng đá. Hiện nay, do tốc độ phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa nhanh chóng, dân số ngày càng tăng, trong điều kiện nhận thức của cộng đồng còn hạn chế, tình trạng khai thác NDĐ để phục vụ cho nhiều nhu cầu ngày càng gia tăng, ở nhiều nơi đã diễn ra tình trạng khai thác trái phép, khai thác không tuân thủ đúng quy trình quy phạm dẫn đến NDĐ đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động ngược trở lại đến môi trường sống
Kỹ thuật thi công không đảm bảo cách ly giữa các tầng chứa nước, và giữa tầng chứa nước với nước mặt, làm thông tầng, gây ô nhiễm tầng chứa nước khai thác chính.
Khu vực ảnh hưởng của bãi rác thải, nước thải y tế, nước thải và chất thải công nghiệp chưa được xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn có thể ngấm xuống gây ô nhiễm tầng chứa nước.
Xâm nhập mặn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước dưới đất trong vùng, mùa khô mực nước giảm khả năng xâm nhập mặn đến tầng chứa nước có nguy cơ xảy ra nhiều hơn.
Các giếng khoan bị hư hỏng, không còn khai thác sử dụng nhưng không được trám lấp theo đúng quy định gây thông tầng, làm nhiễm mặn tầng chứa nước, điển hình là những giếng khoan UNICEF.
Những tác động môi trường chính thường có thể xảy ra đối với các dự án khai thác NDĐ gồm:
- Hiện tượng sụt lún mặt đất: Khai thác nước dưới đất tạo biến động môi trường tiềm ẩn là làm biến dạng mặt đất trong khu vực khai thác. Nguy cơ này thường xảy ra ở những vùng khai thác tập trung kéo dài khi không có lượng bổ cập từ các nguồn khác, từ đó mực nước hạ thấp tạo thành phễu hạ thấp mực nước lớn và sâu, gây ra hiện tượng sụt lún.
- Hiện tượng suy giảm lưu lượng và mực nước trong các lỗ khoan khai thác: Nguyên nhân của việc suy giảm chất lượng, mực nước còn đang là vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, một hiện tượng dễ nhận thấy nhất là số lượng lỗ khoan khai thác tăng lên rất nhiều nhưng không được bố trí thích hợp và không quản lý được lưu lượng
khai thác. Hiện tượng này làm hạ thấp mực nước ở các lỗ khoan đang khai thác. - Sự suy giảm này còn do các nguyên nhân khác như ống lọc bị tắc, do hiện tượng ôxít sắt hoặc hiện tượng sét hoá vách lỗ khoan....
- Hiện tượng suy giảm chất lượng nước dưới đất từ các công trình khai thác: Khai thác nước dưới đất tràn lan do kém hiểu biết về đối tượng khai thác còn làm suy giảm chất và lượng nước khai thác.
- Việc khai thác nước dưới đất trong tầng Pleistocen đã làm cho lượng nước ở tầng trên thấm xuyên qua tầng chứa nước đó làm thay đổi thành phần hoá học của nước chứa trong tầng này. Ở một số nơi, việc khai thác nước đã thu hút nước từ tầng chứa nước có tổng lượng khoáng hoá lớn đến công trình khai thác nước, gây nhiễm mặn nước trong lỗ khoan.
- Tác động của việc khai thác nước dưới đất đến môi trường nước: Đối với môi trường nước dưới đất, việc khai thác nước dưới đất dẫn đến các tác động:
Hạ thấp mực nước do hút ra một lượng nước từ lòng đất nên đã tạo ra phễu hạ thấp mực nước quanh vùng khai thác. Lượng nước khai thác càng nhiều thì mực nước mặt hạ thấp càng lớn, thời gian khai thác càng lâu thì phạm vi hạ thấp mực nước càng lớn.
Dẫn đến nhiễm mặn trong tầng chứa nước: Trong trường hợp khai thác nước dưới đất quá mức gần các biên mặn nước dưới đất có thể bị mặn do nước mặn ở xung quanh thâm nhập vào.
Gây ô nhiễm nước của tầng chứa nước: Nước ở tầng chứa nước bị ô nhiễm do nước bẩn từ nơi khác đến, từ các tầng chứa nước bị ô nhiễm đến tầng khai thác qua các lỗ khoan không được xử lý, trám lấp đúng quy trình kỹ thuật. Nước ô nhiễm có thể vận chuyển bệnh tật và mang hoá chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Do tình trạng khai thác nước tràn lan, khai thác không tuân thủ đúng quy trình quy phạm, nước dưới đất đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thảm hoạ cạn kiệt, ô nhiễm nước dưới đất gia tăng sẽ tác động trở lại ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người. Chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ
nhiễm mặn tầng nước ngầm. Bên cạnh đó, nhiều giếng nước không còn sử dụng hoặc khai thác không hiệu quả nhưng không có biện pháp xử lý hay được xử lý trám lấp không đúng quy định đã làm gia tăng nguy cơ đưa nguồn ô nhiễm vào nước ngầm, gây ra hiện tượng ô nhiễm thông tầng mạch nước ngầm.
Trước những tác động tiêu cực đến môi trường do khai thác nước dưới đất quá mức. Trong thời gian tới, cần hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất để phục vụ bơm tưới hoặc có giải pháp sử dụng nước tưới tiết kiệm, đặc biệt trong những tháng mùa khô do lưu lượng nước tiêu thụ lớn, nghiên cứu các phương án hiệu quả để sử dụng nước mặt từ hệ thống Sông Hậu làm nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất nhằm giảm áp lực lên các tầng chứa nước. Việc bố trí phát triển các công trình khai thác NDĐ mới phải bảo đảm không vượt quá trữ lượng có thể khai thác của từng vùng từng tầng chứa nước và gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh và trong mối quan hệ chung với các địa phương chung quanh.
CHƯƠNG 3
KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 3.1. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
3.1.1. Khai thác sử dụng nước ăn uống - sinh hoạt nông thôn
Lượng nước sử dụng cho ăn uống - sinh hoạt khu vục nông thôn được tính theo định mức của “Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020” là 60 l/người/ngày và dân số khu vực nông thôn.
Bảng 3.1.1: T ổng hợp hiện trạng sử dụng nước khu vực nông thôn[23]
Hiện trạng các công trình khai thác:
- Loại hình khai thác nước dưới đất: bao gồm các giếng khoan nhỏ và giếng đào. Trong thực tế thực hiện, thời gian ban đầu triển khai, giếng UNICEF được lắp đặt ở vị trí công cộng, sử dụng cho cộng đồng. Mỗi thôn xóm chi được khoan một giếng, khoảng 20 đến 30 hộ gia đình sử dụng chung, nước được đem về từng hộ gia đình. Nước đủ dùng sinh hoạt cho cụm dân cư trong các thôn xóm. Đây là nguyên tắc đầu tư của UNICEF vừa mang tính hợp lý trong kỹ thuật và cũng là vấn đề kinh tế trong đầu tư. Về sau do nhu cầu của nhân dân muốn sử dụng được thuận tiện ngay trong sân vườn nhà mình, việc chăm sóc và bảo vệ giếng cũng thuận lợi hơn. Mặt khác, do sau này khả năng vật tư sẵn có đã được sản xuất trong nước, cách làm giếng tự học làm theo do vậy mà hàng loạt giếng khoan không thuộc chương trình quản lý được khoan dày đặc khắp nơi.
đến 20m, các giếng đào (giếng khơi) có độ sâu khoảng 3 đến 6m. Một số giếng khoan với chiều sâu lớn hơn 30m lấy nước trong tầng chửa nước trầm tích Pleisto- cen (qp) nhưng đa số đều bị mặn
- Về chất lượng nước có khác nhau trong từng vùng nhưng hầu hết là nước nhạt, hàm lượng Clo trong giới hạn cho phép, đa số các giếng đều có hàm lượng sắt Fe>0,3mg/1, các chi tiêu hoá lý khác đều đảm bảo.
3.1.2. Khai thác sử dụng nước ăn uống –sinh hoạt đô thị
Bảng 3.1.2: T ổng hợp hiện trạng sử dụng nước khu vực đô thị[23]
định mức sử dụng nước ăn uống - sinh hoạt đô thị đối với thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh là 100 1/người/ngày và dân số khu vực đô thị.
Thị xã Cửa Lò nước sử dụng cho ăn uống - sinh hoạt khoảng 3.911 m3/ngày (chiếm 63% tổng lượng nước sử dụng), trong đó nước dưới đất khai thác trong tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2) tại chân núi cầu Cấm do Công ty cấp nước thị xã Cửa Lò cung cấp (khoảng 2.000m3/ngày) và khai thác đơn lẻ tại các giếng khoan trong nhân dân và các cơ quan, công sở (khoảng 509 m3/ngày) tổng cộng là 2.509 m3/ngày (chiếm 64% lượng nước cho ăn uống-sinh hoạt) và khai thác sử dụng từ nước mặt, nước mưa khoảng 1.402 m3/ngày (chiếm 36% lượng nước cho ăn uống- sinh hoạt).
Hiện trạng các công trình khai thác:
Khu vực thị xã Cửa Lò nước dưới đất được khai thác bằng 2 giếng khoan đường kính lớn (110-130) sâu 140m, trong tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2) tại chân núi Cấm (cách thị xã khoảng 6km) do Công ty cấp nước thị xã Cửa Lò quản lý, lưu lượng của 2 giếng khoảng 3.000m3/ngày, thực tế đang khai thác với lưu lượng khoảng 2.000m3/ngày. Nước dưới đất được khai thác và dẫn về cung cấp cho các cơ quan, công sở và nhân dân thị xã Cửa Lò. Ngoài ra nước dưới đất còn được khai thác bằng các giếng khoan nhỏ lẻ với khoảng 2.483 giếng.
Tầng khai thác chính: Ngoài 2 giếng khoan do Công ty cấp nước thị xã Cửa Lò quản lý được khai thác trong tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2), còn lại tất cả các giếng khoan UNICEF, giếng tự khoan trong nhân dân và giếng đào đều lấy nước trong tầng chứa nước trầm tích Holocen (qh), chiều sâu khai thác nông, đa số các giếng khoan đều kết thúc ở độ sâu khoảng từ 10 đến 20m. Một số giếng khoan của các công ty, xí nghiệp nhỏ khai thác nước trong tầng chứa nước trầm tích Pleistocen (qp) và Holocen (qh) phục vụ ăn uống sinh hoạt và sàn xuất.
Về chất lượng nước có khác nhau trong từng vùng nhưng hầu hết là nước nhạt, hàm lượng Clo trong giới hạn cho phép, đa số các giếng đều có hàm lượng sát Fe>0,3mg/1, các chi tiêu hóa lý khác đều đảm bảo. Tuy nhiên cần lưu ý do khu vực này có tốc độ đô thị hóa nhanh nên một số giếng có dấu hiệu nhiễm bẩn, một số chỉ
Bảng 3.1.3: T ổng hợp hiện trạng khai thác sử dụng nước phân theo khu v ực[23]
thác sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp (gồm các khu, cụm công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất phân tán), nên chúng tôi dựa trên giá trị sản xuất của toàn ngành ở thời điểm hiện tại để tính toán.
Trên cơ sở giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ năm 2005, ước tính lượng nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp khu vực thị xã Cửa Lò là khoảng 2.927m3/ngày.
Việc đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp ở đây được căn cứ dựa trên giá trị sản xuất và tiêu chuẩn sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp đã được quy định sử dụng để tính toán, theo đó khoảng 200m3 nước/1000 USD.
Nguồn nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp chủ yếu là từ nguồn nước mặt. Khu công nghiệp Nam cấm và Khu công nghiệp Cừa Lò trong tương lai sử dụng nguồn nước mặt sông cấm (phía trên đập Nghi Quang). Ngoài ra các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ phân tán tự đầu tư để khoan các giếng khoan khai thác nước dưới đất để phục vụ sản xuất và ăn uống - sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
Hầu hết các cơ sở sản xuất có sử dụng nước dưới đất đều tập trung khoan khai thác trong tầng chứa nước trầm tích Holocen (qh), ngoài ra còn sử dụng nước khai thác trong tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2) của Công ty cấp nước thị xã Cừa Lò và một số lỗ khoan sâu trong tầng chứa nước trầm tích Pleistocen (qp), tuy nhiên với số lượng rất ít vì hầu hết tầng chứa nước này bị mặn.
Tổng hợp hiện trạng khai thác sử dụng nước khu vực thị xã Cửa Lò được tồng hợp trong bảng. Qua bảng cho thấy các khu vực có tỷ lệ khai thác nước dưới đất rất khác nhau. Khu vực thị xã Cừa Lò tỷ lệ sử dụng nước dưới đất và nước mặt là 40% và 60%.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
3.2.1. Phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng nước dưới đất
Hiện nay trên thế giới, nước dưới đất đang được khai thác sử dụng rất phổ biến với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt cho ăn uống - sinh hoạt. Tuy nhiên, lượng nước tính toán khai thác đàm bảo tính bền vững và lượng nước có thể
nhỏ ở phía Bắc của vùng (phía Nam dãy núi cấm). Các tầng chứa nước tuy trữ lượng khai thác tiềm năng không lớn (91.224m3/ngày) nhưng trữ lượng động do nước mưa cung cấp hàng năm lại khá dồi dào (81.160m3/ngày), trữ lượng động này hàng năm nếu không khai thác thì cũng mất đi, do đó mục tiêu khai thác sử dụng nước dưới đất là phải triệt để khai thác nguồn trữ lượng động này.
Qua tổng hợp số liệu hiện trạng khai thác nước cho thấy, trong vùng chưa có khu vực nào khai thác nước dưới đất vượt quá khả năng đáp ứng của nguồn nước, tuy chưa dẫn đến tình trạng suy giảm mực nước hoặc xâm nhập mặn đến công trình khai thác nhưng khả năng đáp ứng nguồn nước dưới đất của vùng không lớn, do đó trong tương lai cũng không nên khai thác quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước dưới đất.
Xu hướng phát triển khai thác sử dụng nước dưới đất qua các qui hoạch ngành:
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu: Việc đẩy nhanh phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực này là một trong những mục tiêu hàng đầu mà tỉnh định hướng trong giai đoạn lâu dài. Trong phương hướng phát triển kinh tế thì khu vực này đến năm 2020 ngoài phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn đẩy mạnh phát triển theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề, bao gồm phát triển các khu công nghiệp, phát triển mạnh các ngành nghề, đặc biệt là du lịch và dịch vụ. Trong tương lai thị xã Cửa Lò tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa sẽ kéo theo về nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong giai đoạn tới. Do đó ngoài các vấn đề cần phải quy hoạch như cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, thì việc định hướng phát triển
khai thác sử dụng nước dưới đất là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu phát triển trong vùng. Trên cơ sở định hướng về phát triển kinh tế đồng