Giải pháp kĩ thuật, công nghệ và qui mô công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 75)

7. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn

3.2.2. Giải pháp kĩ thuật, công nghệ và qui mô công trình

- Vùng I: Vùng tương đối thuận lợi

Hình thức khai thác: Giếng khoan kiểu công nghiệp, giếng khoan đường kính nhỏ, giếng khoan lắc tay (giếng UNICEF) và giếng đào.

Quy mô khai thác: Khai thác tập trung quy mô lớn (quy mô công nghiệp Q > 2.000 m3/ngày) đối với tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2) hoặc khai thác kết hợp giữa 2 tầng chứa nước khe nứt Trias giữa và tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) ở phía Bắc của vùng. Các khu vực còn lại khai thác tập trung quy mô vừa (500 < Q < 1.000 m3/ngày) và quy mô nhỏ (Q < 500 m3/ngày) và khai thác đơn lẻ trong tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh).

Chiều sâu khai thác: Tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2) khai thác ở độ sâu từ 10m đến 60m, tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) từ 40m đến 80m, tầng chửa nước lỗ hổng Holocen (qh) từ 5m đến 16m.

Lưu lượng khai thác mỗi giếng từ 100 m3/ngày đến 1.000 m3/ngày. Đối với tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2) mỗi giếng có thể khai thác > 1.000 m3/ngày, các tầng chứa nước khác chỉ nên khai thác từ 100 m3/ngày đến 350 m3/ngày, tuy nhiên nên hạn chế khai thác với lưu lượng lớn đặc biệt là khu vực giáp ranh biên mặn của tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) ở phía Bắc vùng.

- Vùng II: Vùng tương đối khó khăn

Hình thức khai thác: Giếng khoan đường kính nhỏ, giếng khoan lắc tay (giếng UNICEF) và giếng đào.

Quy mô khai thác: có thể khai thác tập trung quy mô nhỏ (Q < 500 m3/ngày) trong tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh), các phường nội thành chỉ nên khai thác

đơn lẻ bằng giếng khoan lắc tay hoặc giếng đào trong tầng chứa nước lỗ hổng Holo- cen (qh), tuy nhiên diện phân bố nước nhạt của các tầng chứa nước này rất hẹp nên dễ xảy ra nhiễm mặn công trình khai thác.

Chiều sâu khai thác: Tầng chứa nước khe nứt Ordovic - Silur (o3-s1), khai thác ở độ sâu từ 20m đến 70m, tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) từ 35m đến 60m, tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) từ 5m đến 12m.

Lưu lượng khai thác mỗi giếng từ 50 m3/ngày đến 150 m3/ngày. Đối với tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) và tầng chứa nước khe nứt Ordovic - Silur (o3- s1), mỗi giếng có thể khai thác > 250 m3/ngày, tuy nhiên nên hạn chế khai thác với lưu lượng lớn đặc biệt là khu vực giáp ranh biên mặn của tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) và tầng chứa nước khe nứt Ordovic - Silur (o3-s1).

- Vùng III: Vùng khó khăn

Hình thức khai thác: Giếng khoan lắc tay (giếng UNICEF) và giếng đào. Quy mô khai thác: Chỉ khai thác nhỏ lẻ bằng giếng khoan lắc tay hoặc giếng đào trong tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) hoặc tầng chứa nước lỗ hồng Pleis- tocen (qp), tuy nhiên vùng này nước dưới đất nghèo hoặc không có nước, chất lượng không đảm bảo nên sử dụng nước mặt, nước mưa.

Chiều sâu khai thác: Tầng chứa nước chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) từ 3m đến < 10m, tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) từ 25 đến < 50m.

Lưu lượng khai thác mỗi giếng từ một vài mét khối/ngày đến < 100 m3/ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)