ĐỘC HỌC CỦA ASEN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 29)

7. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn

1.3. ĐỘC HỌC CỦA ASEN

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Asenic đang là mối quan tâm hàng đầu của những nước như Băngladet, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2005, Trung Quốc là nhà sản xuất asenic trắng hàng đầu, chiếm gần 50% sản lượng thế giới. Sau đó là Chile và Peru, theo báo cáo của Khảo sát Địa chất Vương quốc Anh.

EPA Hoa kỳ định nghĩa arsenic là một trong những hóa chất bền vững (persistent), sinh tụ (bioaccumulative) và độc hại (toxic) có khả năng kết tụ bền vững trong môi trường không khí, đất và nước. Về phía Việt Nam, arsenic nằm trong danh sách các hóa chất bị cấm xử dụng do nghị định số 23/BVTV-KHKT/QD ngày 20/4/1992 do Bộ Nông nghiệp Lương thực phê chuẩn.

Cách đây khoảng nửa thế kỷ, các khoa học trên thế giới chưa lưu tâm nhiều đến nạn ô nhiễm arsenic trong các mạch nước ngầm. Mãi đến năm 1961, ô nhiễm asenic trong nước ngầm mới được khám phá lần đầu tiên ở Taiwan. Và sau đó, các nước sau đây lần lượt khám phá ra tình trạng ô nhiễm trên như Bỉ, Hòa Lan, Đức, Ý, Hung Gia Lợi, Bồ Đào Nha, Phi luật Tân, Ghana, Hoa Kỳ, Chí Lợi, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình, và Thái Lan. Năm 1992, nhiễm độc arsenic đã được khám phá và là một quốc nạn cho Ấn Độ tại West Bengal. Thảm trạng trên có thể được xem là một nguy cơ hủy diệt cho vùng này. Arsenic hiện diện trong bảy quận hạt bao gồm 37.500 km2 với 34 triệu dân sinh sống và theo Mandal, chuyên gia về độc hại của Ấn Độ, ước tính khoảng 17 triệu dân trong vùng bị nhiễm. Gần đây, ô nhiễm arsenic ở Bangladesh còn trầm trọng hơn nữa, ảnh hưởng đến hơn 23 triệu dân năm 1997; con số này tăng lên gần 60 triệu theo công bố mới nhất của Bộ Water Resources của Bangladesh (2005).

Theo Peter Ravenscroft từ khoa Địa -Trường Đại học Cambridge,khoảng 80 triệu người trên khắp thế giới tiêu thụ khoảng 10 tới 50 phần tỷ arsen trong nước uống của họ.[6]

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Do cấu tạo địa chất, nhiều vùng ở nước ta nước ngầm bị nhiễm asen. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế(2009), cả nước có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan, trong đó nhiều giếng có nồng độ asen cao hơn từ 20-50 lần nồng độ cho phép (0.01mg/L), ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng. Hiện 21% dân số Việt Nam đang dùng nguồn nước nhiễm asen vượt quá mức cho phép và tình trạng nhiễm độc asen ngày càng rõ rệt và nặng nề trong dân cư. Song phần lớn người dân vẫn không hề hay biết những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe khi tích tụ những chất độc này trong cơ thể.

Hình 1.3.2: Bản đồ các khu vực nhiễm A s trên toàn quốc[8]

Theo kết quả cuộc khảo sát của Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Cục Thuỷ Lợi, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn 2004, tại châu thổ sông Hồng, những vùng bị nhiễm nghiêm trọng nhất là phía Nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng phát hiện nhiều giếng khoan có nồng độ asen cao nằm ở Đồng Tháp và An Giang.[8]

Theo kết quả điều tra của Tổng Cục Thuỷ lợi 2002, 2003, nguồn nước ngầm của Hà Nội cũng đang ở mức báo động vì bị nhiễm Asen vượt tiêu chuẩn cho phép. Khu vực nội thành, có 32% số mẫu bị nhiễm, các khu vực khác như Đông Anh 13%, Gia Lâm 26,5%, Thanh Trì 54%, Từ Liêm 21%.[13]

Theo đánh giá hiện trạng ô nhiễm Arsen trong nước ngầm của Viện Vệ sinh y tế công cộng (Bộ Y tế), mức độ nhiễm arsen ở 4 tỉnh ĐBSCL là Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, hàm lượng khá cao, đe dọa sức khỏe của người dân. Tại một số huyện của Đồng Tháp và An Giang, tình trạng này rất đáng báo

động khi phần lớn các mẫu khảo sát đều bị nhiễm với hàm lượng vượt ngưỡng 100 ppb, cá biệt có những mẫu lên tới 1.000ppb. Tổng số mẫu khảo sát tại tỉnh An Giang là 2.699 mẫu với tỉ lệ nhiễm Asen là 20,18%, tập trung nhiều tại một số huyện như: An Phú 97,3%, Phú Tân 53,19%, Tân Châu 26,98% và Chợ Mới 27,82%. Hàm lượng asen trong nước ngầm tại các huyện này khi phân tích đều từ 100 ppb trở lên, được tìm thấy ở các giếng tầng nông, độ sâu dưới 60m và được dùng cho sinh hoạt phổ biến trong người dân. Trong tháng 11/2006, Viện Y học lao động và môi trường TP.HCM đã tổ chức khám sức khỏe cho người dân tại 2 huyện Tri Tôn và An Phú, kết quả có đến 10 ca nghi nhiễm Asen với những biểu hiện như sừng hóa da, xuất hiện các đốm sẫm màu trên cơ thể.[6]

Những cuộc khảo sát về nồng độ asen trong nước sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn doTổng Cục Thuỷ lợi, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn CERWASS (Bộ NN&PTNT), Viện Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế tiến hành trên 23 tỉnh cho kết quả nồng độ asen trong nước ở các tỉnh này vượt chuẩn cho phép 47,17%. Trong đó, các tỉnh có nguồn nước nhiễm asen cao là Hà Nam (64,03%), Hà Nội (61,63%), Hải Dương (51,99%). Đáng nói là nhiều mẫu nước có hàm lượng asen vượt quá 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép.[8]

1.3.3. Độc học của Asen

Sự nhiễm độc As còn gọi là Asenicosis xuất hiện như một tai họa môi trường đối với sức khỏe con người trên thế giới. Theo các nghiên cứu những người sống trên khu vực có hàm lượng As trong nước giếng khoan cao hơn 0,05 mg/l cho thấy tới 20% dân cư bị xạm da, dầy biểu bì và có hiện tượng ung thư da. Hiện chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh nhiễm độc As.

Sự xâm nhập, phân bố và lưu trữ của Asenic cũng như các hợp chất của nó trong cơ thể người có thể hình dung theo sơ đồ sau:

Hình 1.4.3: Sự xâm nhập của A sen và các hợp chất của nó trong cơ thể[16]

Về mặt sinh học, As là một chất độc có thể gây một số bệnh trong đó có ung thư da và phổi. Mặt khác As có vai trò trong trao đổi nuclein, tổng hợp protit và hemoglobin. As ảnh hưởng đến thực vật như một chất cản trao đổi chất, làm giảm mạnh năng suất, đặc biệt trong môi trường thiếu photpho. Trong môi trường sinh thái, các dạng hợp chất As hóa trị (3) có độc tính cao hơn dạng hóa trị (5). Môi trường khử là điều kiện thuận lợi để cho nhiều hợp chất As hóa trị 5 chuyển sang As hóa trị 3. Trong các hợp chất của As trong môi trường thì asenite đáng được quan tâm tới nhiều nhất bởi vì tính độc của nó cao hơn gấp 10 lần so với asenate và hơn gấp 70 lần so với các dạng methyl hoá của nó, trong khi đó DMA, MMA ít độc hơn còn AB và AC lại gần như không độc.

Thông thường Arsen đi vào cơ thể con người trong một ngày đêm thông qua chuỗi thức ăn khoảng 1mg và được hấp thụ vào cơ thể qua đường dạ dày nhưng cũng dễ bị thải ra. Hàm lượng As trong cơ thể người khoảng 0.08-0.2 ppm, tổng lượng As có trong người bình thường khoảng 1,4 mg. As tập trung trong gan, thận, hồng cầu, homoglobin và đặc biệt tập trung trong não, xương, da, phổi, tóc. Hiện nay người ta có thể dựa vào hàm lượng As trong cơ thể con người để tìm hiểu hoàn cảnh và môi trường sống, như hàm lượng As trong tóc nhóm dân cư khu vực nông

thôn trung bình là 0,4-1,7 ppm, khu vực thành phố công nghiệp 0,4-2,1 ppm, còn khu vực ô nhiễm nặng 0,6-4,9 ppm.[16]

1.4. TIÊU CHUẨN VỀ ASEN

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT, tiêu chuẩn nước ngầm đối với asen là 0.05 mg/l.

Trước thảm hoạ thạch tín đang hiện hữu ở nhiều Quốc gia bị nhiễm asen, trong đó Băng-la-đét nghiêm trọng nhất, ngày 24/5/2000, Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA) quyết định giảm thông số asen trong Tiêu chuẩn nước uống của Hoa Kì từ 0,05 mg As/L, ngang TCVN, xuống còn 0,005 mg As/L.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1993 đến nay, có khuyến cáo, nồng độ Asen trong nước uống không được lớn hơn 0,01mg/L. Từ năm 2002, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa tiêu chuẩn asen nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 vào áp dụng. Hiện nay, Tiêu chuẩn Nhà nước về nước uống TCVN 5501-1991 và Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước uống và sinh hoạt của Bộ Y tế số 505 BYT/QĐ/2002 qui định thông số asen không được lớn hơn 0,01mg As/L.[1,2,3,4]

1.5. ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ASEN 1.5.1. Ảnh hưởng của Asen đến Sức khỏe Con người

qua đường nước ăn uống mới là nguy hiểm nhất, dù ở mức độ nào đi nữa, vì nó diễn ra hằng ngày, theo con đường tiêu hóa, mà nước trong cơ thể chiếm tỉ lệ cao.

- Về mặt sinh học As là một chất độc có thể gây nên 19 loại bệnh khác nhau trong đó có ung thư da và ung thư phổi, As lại có vai trò quan trọng trong việc trao đổi nuclein, tổng hợp protit và hemoglobin.

- Nếu bị nhiễm độc Asen với liều lượng dù nhỏ nhưng tích tụ trong thời gian dài sau 5 hay 10 năm sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm. Hai loại bệnh phổ biến nhất do Asen gây ra là ung thư da và phổi…

- Nguồn nước bị nhiễm Asen dù nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe các bà mẹ, làm động thai ảnh hưởng đến thai nhi va gây ra những bệnh phổi ác tính, những tác động xấu lên sự phát triển lên thể chất và trí tuệ của trẻ con mới lớn. Nik Van La- renbeke, một giáo sư người Bỉ, đã cảnh báo trên tờ Het Laatste Nieuws: Do ô nhiễm nên ngày càng có ít bé trai được sinh ra trên thế giới.[16]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)