KHAI THÁC BỀN VỮNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 76)

7. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn

3.3.KHAI THÁC BỀN VỮNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

3.3.1. Mục tiêu khai thác, sử dụng nước dưới đất

Hiện nay trên thế giới, nước dưới đất đang được khai thác sử dụng rất phổ biến với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt cho ăn uống - sinh hoạt. Tuy nhiên, lượng nước tính toán khai thác đảm bảo tính bền vững và lượng nước có thể khai thác bằng các công trình lại phụ thuộc vào các giải pháp kỹ thuật công trình khai thác.

Đối với vùng nghiên cứu, nước dưới đất chỉ cỏ thể khai thác tập trung quy mô nhỏ đến vừa trong tầng chứa nước ỉỗ hồng trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa

nước dưới đất là phải triệt để khai thác nguồn trữ lượng động này.

Qua tổng hợp số liệu hiện trạng khai thác nước cho thấy, trong vùng chưa có khu vực nào khai thác nước dưới đất vượt quá khả năng đáp ứng của nguồn nước, tuy chưa dẫn đến tình trạng suy giảm mực nước hoặc xâm nhập mặn đến công trình khai thác nhưng khả năng đáp ứng nguồn nước dưới đất của vùng không lớn, do đó trong tương lai cũng không nên khai thác quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước dưới đất.

3.3.2. Mục tiêu bảo vệ nước dưới đất

Các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước dưới đất nói riêng đều đề cập đến việc tăng cường công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra, góp phần đảm bào sự phát triển bền vững nước dưới đất trong thời điểm nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó đã đề cập đến các mục tiêu sau:

- Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất mà chưa được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

- Kiểm soát và ngăn cản nhiễm bẩn nước dưới đất.

- Đảm bảo khai thác nước không vượt quá trữ lượng có thể khai thác, chú trọng đến các tầng chứa nước quan trọng của các khu vực kinh tế trọng điểm.

- Phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) hài hoà, hợp lý giữa các ngành, các khu vực, ưu tiên sử dụng nước cho ăn uống - sinh hoạt, sử dụng nước mang lại giá trị kinh tế cao.

dụng đất, yêu cầu nhiệm vụ an ninh - quốc phòng với quy hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất.

- Xây dựng và vận hành mạng lưới quan trắc động thái nước mặt, nước dưới đất để kiểm soát sự biến đổi số lượng, chất lượng nước.

- Bảo vệ và trồng thêm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển vì rừng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giữ nguồn nước.

- Làm tăng lượng bổ cập cho nước dưới đất. Ngoài việc bảo vệ và trồng thêm rừng, một số biện pháp khác có thể làm tăng đáng kể lượng bổ cập cho nước dưới đất bằng các hệ thống kênh tưới thủy lợi, các đập ngăn, xây dựng một số hồ chứa nước nhỏ.

3.3.3. Phân vùng quy hoạch khai thác nước dưới đất

Phân vùng khai thác nước dưới đất là phân chia lãnh thổ vùng nghiên cứu thành các đơn vị có mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất khác nhau, đáp ứng tối đa công tác tổ chức, quản lý khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước dưới đất phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và đảm bảo sự phát triển ổn định.

- Cơ sở: Vùng nghiên cứu được phân vùng dựa trên các cơ sở sau:

Đặc điểm hình thái và quy mô vùng quy hoạch. Nhu cầu khai thác sử dụng đa mục tiêu của vùng. Điều kiện, khả năng nguồn nước.

Mức độ ưu tiên sử dụng nguồn nước.

Nhiệm vụ khai thác, sử dụng đảm bảo bền vững tài nguyên nước dưới đất. Đặc điểm thủy hóa và diễn biến xâm nhập mặn, các yếu tố có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến quá trình khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất.

- Phân vùng: phân chia ra các vùng quy hoạch như sau:

Vùng I: Vùng tương đối thuận lợi: nước dưới đất từ tương đối phong phú đến phong phú, chất lượng nước khá tốt.

Vùng II: Vùng tương đối khó khăn: nước dưới đất tương đối phong phú, tuy nhiên do quá trình đô thị hóa nên chất lượng nước dưới đất không đảm bảo, vùng

dãy Trường Sơn và đổ ra biển tại Cửa Hội. Sông Lam là sông có lưu lượng dòng chảy lớn nhất trong khu vực, đây là nguồn nước đóng vai trò cấp nước ăn uống, sinh hoạt và tưới khá lớn trong vùng. Theo tài liệu các trạm thủy văn trên sông Lam, tại 3 sông nhánh (sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông Lam) hợp lại lưu lượng bình quân nhỏ nhất là 112,6m3/s và lớn nhất là 3.729,lm3/s, trung bình 745m3/s.

Sông Cấm (sông Cửa Lò) nằm phía Bắc vùng nghiên cứu, bắt nguồn từ phía Tây chảy uốn lượn quanh co và đổ ra biển tại Cửa Lò. Nước sông mặn và độ mặn thay đổi tùy theo chế độ thủy triều, độ mặn tăng dần xuống phía hạ lưu. (Nguồn: Công ty cấp nước thị xã Cửa Lò), cùng với việc khai thác nước dưới đất trong tầng

Trias giữa (t2) để cung cấp cho khu công nghiệp và thị xã Cửa Lò

Tóm lại, trong vùng nghiên cứu nguồn nước mặt phong phú và phân bố khá đồng đều, sông Cấm và sông Lam nguồn nước khá phong phú, tuy nhiên khi thủy triều xuống nước mặn tiến sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước mặt.

Để giảm thiểu việc khai thác quá mức đối với nước dưới đất ở trong vùng thì cần phải có giải pháp kết hợp khai thác hài hòa giữa nước mặt và nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và dịch vụ cũng như tưới. Tuy nhiên, cần giám sát chất lượng nguồn nước mặt trong quá trình khai thác sử dụng.

3.3.4.2. Nguồn nước dưới đất

Trong vùng nghiên cứu có 6 tầng chứa nước, tuy nhiên chỉ có tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước Trias giữa (t2) là có khả năng khai thác tập trung quy mô nhỏ đến vừa. Các tầng chứa nước khác khả năng

khai thác rất hạn chế (tầng chứa nước Pleistocen (qp) hầu hết bị mặn, tầng chứa nước Trias trên (t3), tầng chứa nước Jura (j) và tầng chứa nước Ordovic - Silur (03- s1) diện phân bố hẹp, mức độ chứa nước nghèo). Tuy nhiên, do diện phân bố và khả năng mặn nhạt của các tầng chứa nước khác nhau nên điều kiện khai thác nước dưới đất có sự khác nhau giữa các khu vực.

Khu vực thị xã Cửa Lò chỉ có thể khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước Holocen (qh), các tầng chứa nước khác (qp, t2) đều bị mặn không thể sử dụng được. Hiện tại, khu vực này đang sử dụng nguồn nước dưới đất của Công ty cấp nước thị xã Cửa Lò khai thác trong tầng chứa nước Trias giữa (t2) tại chân núi cấm (thuộc huyện Nghi Lộc) dẫn về cung cấp cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất dịch vụ của thị xã.

Do nước dưới đất trong vùng nghiên cứu hạn chế nên để khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất này thì cần phải quy hoạch ưu tiên khai thác sử dụng nước dưới đất cho mục đích ăn uống sinh hoạt, phần còn lại điều chỉnh hợp lý trong từng khu vực cho các nhu cầu khác (công nghiệp, dịch vụ và tưới...).

3.3.5. Quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất

- Khoanh vùng theo mức độ quan trọng cần được bảo vệ:

Trong vùng nghiên cứu có 6 tầng chứa nước, tuy nhiên chỉ có tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước Trias giữa (t2) là có khả năng khai thác tập trung quy mô nhỏ đến vừa. Các tầng chứa nước khác khả năng khai thác rất hạn chế. Mỗi tầng chứa nước có sự ảnh hưởng nhất định về điều kiện môi trường, điều kiện tự nhiên, về điều kiện môi trường, nước dưới đất trong vùng đang chịu một sức tải lớn về khai thác, chất lượng nước dưới đất diễn biến phức tạp. Trong điều kiện tự nhiên 2 tầng chứa nước có ý nghĩa là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước Trias giữa (t2) đều xuất lộ trên mặt, đặc biệt là tầng chứa nước Holocen lộ hoàn toàn, không có tầng cách nước (sét, sét bột..) bảo vệ, chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiễm bẩn từ trên bề mặt đến nguồn nước.

Phân bố ở các khu vực phát triển về công nghiệp, chế biến thủy hải sản, du lịch và đô thị hóa. Tại các khu vực này nước dưới đất cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho ăn uống sinh hoạt, việc khai thác nước dưới đất cần phải hạn chế, không nên khai thác với lưu lượng lớn và phải có đới bảo vệ đối với các công trình khai thác nước dưới đất.

- Khu vực có khả năng ô nhiễm trung bình:

Phân bố ở các khu vực còn lại của tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước Trias giữa (t2) như khu vực ngoại thị của thị xã Cửa Lò

Khu vực này nước dưới đất có thể đưa vào sử dụng cho ăn uống sinh hoạt ngay mà không cần phải xử lý hoặc xử lý đơn giản, việc khai thác nước dưới đất cũng cần phải hạn chế, không nên khai thác với lưu lượng lớn và phải có đới bảo vệ đối với các công trình khai thác nước dưới đất.

3.3.6. Biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

Triển khai, thực hiện, thúc đẩy các chương trình quản lý khai thác nước dưới đất để bảo đảm khai thác bền vững phục vụ cung cấp nước cho sinh hoạt, đô thị, công nghiệp và nông nghiệp. Các chương trình này sẽ đẩy mạnh hiệu quả, kiểm soát và ngăn ngừa lãng phí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ và tiến hành các nghiên cứu các chiến lược, khi cần thiết sẽ thực hiện các chiến lược để tăng cường trữ lượng của nước dưới đất và đẩy mạnh quản lý kết hợp nước mặt và nước dưới đất.

Thực hiện các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khuyến khích dùng các biện pháp có lợi để tăng cường hiệu quả sử dụng nước, giảm thiểu lãng phí, gia tăng

tái sử dụng nước trong công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dân dụng để bảo tồn nguồn nước cho tương lai.

Phối hợp với các cơ quan nhà nước, địa phương thực hiện các chương trình quan trắc và bảo vệ chất lượng nước.

Cung cấp thông tin cho các tổ chức và cá nhân có liên quan về nhiệm vụ, mực đích và các sáng kiến của cơ quan quản lý, mở rộng các chương trình giáo dục về địa chất, địa chất thủy văn, sử dụng, bảo tồn và quản lý các tầng chứa nước.

Giải pháp thực hiện:

- Các qui định về khai thác nước dưới đất. Quản lý tất cả việc khai thác nước nước dưới đất thông qua một chương trình cấp phép, giám sát và bắt buộc thực hiện theo giấy phép. Hiện nay cơ sở pháp lý để thực hiện chương trình này là:

Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành “Qui định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất”.

Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ “Qui định về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước” và Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định.

Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ “Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước”

Các hoạt động cần chú ý là:

UBND tỉnh cần triển khai thực hiện tốt các quy đinh cùa pháp luật về tài nguyên nước, ban hành các văn bàn quy định cụ thể hóa để áp dụng tại địa phương, nhất là quy định về mức khai thác nước dưới đất trong phạm vi sinh hoạt gia đình mà không phải xin phép và đăng ký.

Tiến hành kiểm tra, rà soát để triển khai hướng dẫn việc cấp phép khai thác tài nguyên nước dưới đất cho các đối tượng phải xin phép.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác nước dưới đất, kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm luật tài nguyên nước.

tính toán lượng bổ cập tự nhiên.

Xác định chính xác số lượng nước dưới đất có thể khai thác.

Triển khai quy hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nước mặt và nước dưới đất, trong đó vạch ra tiêu chí khai thác, sử dụng kết hợp giữa nước mặt và nước dưới đắt.

- Bảo tồn nước. Nước dưới đất là một tài nguyên đặc biệt quý giá, cơ quan quản lý cần phải thực hiện tẩt cả các biện pháp hợp lý để bảo đảm hiệu quả sử dụng nước. Các giấy phép khai thác nước cần phải cân nhắc việc sử dụng chúng có lợi ích cao nhất, không được lãng phí. Cơ quan quản lý cần khuyến khích bảo tồn nước, ngăn cản lãng phí đặc biệt đối với việc khai thác và sử dụng nước dưới đất để phục vụ tưới. Các hoạt động quản lý cụ thể bao gồm:

Triển khai và thực hiện chương trình cải tiến sử dụng nước tưới một cách hiệu quả.

Triển khai và thực hiện chương trình khuyến khích, đẩy mạnh bảo tồn nước tại các khu dân cư tập trung, đô thị. Xây dựng một cấu trúc đơn giá nước theo định hướng bảo tồn nước.

Triển khai và thực hiện chương trình khuyến khích, và yêu cầu các tổ chức, ngành công nghiệp và thương mại bảo tồn nước.

- Kiểm soát và bảo vệ chất lượng nước. Khác với nước mặt, nước dưới đất khó bị nhiễm bẩn hơn, nhưng một khi đã bị nhiễm bẩn rất khó phục hồi lại chất lượng và nếu phục hồi được cũng rất tốn kém. Vì vậy bảo vệ chất lượng nước dưới đất, ngăn ngừa nhiễm bẩn là rất quan trọng. Các hoạt động quản lý cụ thể bao gồm:

Cung cấp tài chính và nhân lực để triển khai và hoàn thiện nghiên cứu quan hệ giữa chất lượng nước dưới đất được bổ cập với các loại hình sử dụng đất khác nhau.

Triển khai chiến lược pháp lý để giám sát và điều chỉnh các hoạt động phát triển đất đai trong vùng bổ cập nước dưới đất.

Thiết lập và vận hành kịp thời mạng quan trắc để đánh giá các ảnh hưởng tới chất lượng nước. Mạng quan trắc sẽ cung cấp các số liệu có giá trị dùng để phát triển chiến lược, điều chỉnh các hoạt động sử dụng đất, nhất là đất trong vùng bồ cập.

Sơ lược phương án xây dựng và vận hành mạng quan trắc:

Số lượng và vị trí các điểm quan trắc: tận dụng các lỗ khoan quan trắc hiện có của đề án, thi công thêm khoảng 30 lỗ khoan, bố trí theo các tuyến hướng Tây Bắc - Đông Nam; khoảng cách các điểm quan trắc trên tuyến > 5 km, khoảng cách các tuyến từ 6km đến 10km, chú ý tập trung quan trắc vào tầng chứa nước Holocen, và các các khu vực nhạy cảm như khu vực khai thác nước dưới đất nam Cấm, các khu vực biên, khu công nghiệp và dân cư tập trung...

Yếu tố quan trắc: quan trắc mực nước, nhiệt độ (nước và không khí), chất lượng nước.

Chế độ quan trắc (tại 1 công trình quan trắc): Đo mực nước, nhiệt độ 6 lần/tháng đối với mùa mưa và 3 lần/tháng đối với mùa khô. Lấy và phân tích mẫu định kỳ 3 tháng/mẫu (4 mẫu/năm).

Vận hành mạng quan trắc (đo đạc, lấy và phân tích mẫu, lập báo cáo đánh giá...) trong vòng 1 năm để có những đánh giá cần thiết, từ đó hoàn chỉnh mạng và quan trác thường xuyên, lâu dài. Kinh phí dự kiến cho công tác xây dựng và vận hành mạng trong vòng 1 năm là 750.000.000đồng (bảy trăm năm mươi triệu).

- Thông tin công cộng và giáo dục

Triển khai và thực hiện chương trình xây dựng mối quan hệ với cộng đồng (thông báo về số lượng, chất lượng nước dưới đất hàng tháng, hàng năm, tham gia

Đáp ứng các nhu cầu về thông tin và giáo dục (triển khai chương trình giáo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 76)