Phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng nước dưới đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 72)

7. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn

3.2.1.Phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng nước dưới đất

Hiện nay trên thế giới, nước dưới đất đang được khai thác sử dụng rất phổ biến với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt cho ăn uống - sinh hoạt. Tuy nhiên, lượng nước tính toán khai thác đàm bảo tính bền vững và lượng nước có thể

nhỏ ở phía Bắc của vùng (phía Nam dãy núi cấm). Các tầng chứa nước tuy trữ lượng khai thác tiềm năng không lớn (91.224m3/ngày) nhưng trữ lượng động do nước mưa cung cấp hàng năm lại khá dồi dào (81.160m3/ngày), trữ lượng động này hàng năm nếu không khai thác thì cũng mất đi, do đó mục tiêu khai thác sử dụng nước dưới đất là phải triệt để khai thác nguồn trữ lượng động này.

Qua tổng hợp số liệu hiện trạng khai thác nước cho thấy, trong vùng chưa có khu vực nào khai thác nước dưới đất vượt quá khả năng đáp ứng của nguồn nước, tuy chưa dẫn đến tình trạng suy giảm mực nước hoặc xâm nhập mặn đến công trình khai thác nhưng khả năng đáp ứng nguồn nước dưới đất của vùng không lớn, do đó trong tương lai cũng không nên khai thác quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước dưới đất.

Xu hướng phát triển khai thác sử dụng nước dưới đất qua các qui hoạch ngành:

- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu: Việc đẩy nhanh phát

triển kinh tế - xã hội của khu vực này là một trong những mục tiêu hàng đầu mà tỉnh định hướng trong giai đoạn lâu dài. Trong phương hướng phát triển kinh tế thì khu vực này đến năm 2020 ngoài phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn đẩy mạnh phát triển theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề, bao gồm phát triển các khu công nghiệp, phát triển mạnh các ngành nghề, đặc biệt là du lịch và dịch vụ. Trong tương lai thị xã Cửa Lò tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa sẽ kéo theo về nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong giai đoạn tới. Do đó ngoài các vấn đề cần phải quy hoạch như cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, thì việc định hướng phát triển

khai thác sử dụng nước dưới đất là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu phát triển trong vùng. Trên cơ sở định hướng về phát triển kinh tế đồng thời với điều kiện và khả năng khai thác nguồn nước dưới đất cũng như nguồn nước mặt, tiến hành đưa ra phương án (kịch bản) khai thác nguồn nước dưới đất trong vùng một cách bền vững, hiệu quả và đảm bảo cho mục tiêu phát triển của vùng.

- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trong vùng nghiên cứu: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng là nhằm phát triển hệ thống đô thị và nông thôn. Cùng với việc gia tăng phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ, du lịch... thì đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị hóa cũng là một trong những vấn đề đòi hỏi đảp ứng về nhu cầu nước tương đối lớn. Hiện tại, phần lớn lượng nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của thị xã Cửa Lò sử dụng từ nước dưới đất. Hiện tại, tồng lượng nước dưới đất sử dụng cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của toàn vùng khoảng trên 36.000 m3/ngày. Do việc đầy nhanh phát triển kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch thì khả năng hình thành nhanh và nhiều khu công nghiệp, phát triển du lịch giải trí, các dự án hạ tầng xã hội và kỹ thuật, dự báo tốc độ tăng trưởng dân số đô thị và khả năng đô thị hoá các vùng phụ cận ngày càng cao, hình thành nhiều khu đô thị mới.

Nhu cầu về nguồn nước cho các mục đích sử dụng trong các giai đoạn tới có thể thấy tăng cao hơn nhiều so với hiện tại. Nhu cầu khai thác sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp năm 2005 là 99.767 m3/ngày (trong đó nước dưới đất là 19.853m3/ngày), năm 2010 là 191.294 m3/ngày (trong đó nước dưới đất là 36.946m3/ngày) và đến năm 2015 sẽ là 406.594 m3/ngày (trong đó nước dưới đất là 73.205m3/ngày). Do đó cần đưa ra quy hoạch về khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất một cách hợp lý, nhằm đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và sự bền vững của nguồn nước.

Nguồn nước mặt phân bố khá đồng đều, trong vùng nghiên cứu có 2 sông lớn là sông Cấm (sông Cửa Lò) ở phía Bắc và sông Cả (sông Lam) ở phía Nam, ngoài ra còn có các sông nhỏ nhưng rất có ý nghĩa cung cấp nước vì nước dưới đất rất khan hiếm. Sông Cả và sông Cấm nguồn nước khá phong phú nhưng khi thủy triều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý Asen trong nước dưới đất cung cấp nước sạch cho sinh hoạt tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An (Trang 72)