1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp montessori để hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non đồng xuân, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

80 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực trạng việc hình thành thói quen vê sinh cho trẻ ở trường mầm non Với sự phát triển của kinh tế, ở gia đình, hầu hết tất cả các trẻ đều có điều kiệnvật chất và được chăm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học: TS An

Biên Thùy đã hướng dẫn trực tiếp và chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em hoàn thành khóa

luận này

Em xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường cùng các giáo viên đứnglớp của trường mầm non Đồng Xuân – Thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc đã tạođiều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặcbiệt là các thầy cô trong khoa giáo dục mầm non đã tạo điều kiện cho em trong 4năm học tập tại trường cũng như giúp đỡ em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn sinh viên để đề tài ngày cànghoàn

thiện và mang lại giá trị thực tiễn cao

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Tuyến

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài: “Vận dụng phương pháp Montessori để hình thành thói quen vệ

sinh cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc” được hoàn thành bằng sự cố gắng của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của

TS An Biên Thùy.

Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận là kết quả nghiên cứu củariêng tôi, không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác Nếu có sai sóttôi xin

chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Tuyến

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

TQVS Thói quen vệ sinh

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Dự kiến những đóng góp của đề tài 5

PHẦN 2: NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 8

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 10

1.2.1 Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 10

1.2.2 Lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montesori 15

1.2.3 Đặc điểm của trẻ 5 tuổi 21

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 24

1.3.1 Mục đích điều tra 24

1.3.2 Đối tượng điều tra 24

1.3.3 Nội dung điều tra 24

1.3.4 Phương pháp điều tra 24

1.3.5 Kết quả điều tra 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

Trang 7

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG XUÂN, TX PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

30

2.1 Chương trình giáo dục mầm non 30

2.1.1 Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non 30

2.1.2 Nội dung chương trình giáo dục mầm non 31

2.2 Thiết kế hoạt động thực hành cuộc sống để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 34

2.2.1 Nguyên tắc thiết kế 34

2.2.2 Quy trình thiết kế hoạt động thực hành cuộc sống 34

2.2.3 Hệ thống hoạt động thực hành cuộc sống để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 37

2.2.4 Ví dụ minh họa 41

2.3 Tổ chức hoạt động để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua lĩnh vực thực hành cuộc sống 42

2.3.1 Nguyên tắc tổ chức 42

2.3.2 Quy trình tổ chức rèn thói quen vệ sinh thông qua hoạt động rèn kĩ năng 42 2.3.3 Ví dụ minh hoạ 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 45

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 46

3.1 Mục đích thực nghiệm 46

3.2 Đối tượng thực nghiệm 46

3.3 Kết quả thực nghiệm 46

3.3.1 Kết quả định lượng 46

3.3.2 Kết quả phân tích định tính 51

Trang 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 52

1 KẾT LUẬN 53

2 KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 12

Bảng 1.2 Kết quả điều tra về nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 25

Bảng 1.3 Kết quả điều tra về phương pháp hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 26

Bảng 1.4 Kết quả điều tra về phương pháp giáo dục Montessori 27

Bảng 2.1 Mục tiêu chương trình GD mầm non của BGD-ĐT và chương trình Montessori 31

Bảng 2.2 Nội dung giáo dục TQVS và kết quả mong đợi của trẻ 5 tuổi 32

Bảng 2.2 Hệ thống hoạt động thực hành cuộc sống để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 37

Bảng 3.1 Thang đánh giá thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non 47

Bảng 3.1 kết quả thực nghiệm về thói quen vệ sinh thân thể 48

Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm về thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh 49

Bảng 3.3 Kết quả thực nghiệm về thói quen hoạt đông có văn hóa vệ sinh 50

Bảng 3.4 Kết quả thực nghiệm vệ thói quen giao tiếp có văn hóa 50

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Thiết kế, tổ chức rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 30

Sơ đồ 2.2 Quy trình thiết kế hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 35

Sơ đồ 2.3 Quy trình tổ chức hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 43

Trang 11

1 Lý do chọn đề tài

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non

Ngày nay, với xu hướng hội nhập quốc tế, nền giáo dục nước nhà đang có từngbước phát triển không ngừng theo thời gian, thể hiện rõ ở việc ban hành các Quyếtđịnh và Nghị quyết liên quan đến giáo dục như: Quyết định số 239/QD-TTG (ngày09/02/2010 của Thủ tướng chính phủ) đề án phổ cập giáo dục Mầm non giai đoạn

2010-1015 với mục tiêu: “Đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng miền được đến

lớp Thực hiện chương trình giáo dục hai buổi trên ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, Tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sang vào lớp 1” Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 04/11/2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú

Trọng đã kí), nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dậy học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lỗi truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” Quyết định 711/QD-TTG (ngày 13/06/2012 của Thủ tướng chính phủ)

ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dậy học và đánh giá kết quả học tập, rèn

luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.

Tất cả các văn bản Quyết định và Nghị quyết trên đều hướng tới một mục tiêuchung là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại hóa lấy trẻ làm trungtâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ

1.2 Xuất phát từ thực trạng việc hình thành thói quen vê sinh cho trẻ ở trường mầm non

Với sự phát triển của kinh tế, ở gia đình, hầu hết tất cả các trẻ đều có điều kiệnvật chất và được chăm sóc rất tốt nên những công việc vệ sinh cá nhân của trẻthường được người lớn làm giúp vì vậy trẻ thường ỉ lại vào những người xungquanh dẫn đến các thói quen vệ sinh không được hình thành ở trẻ Ở trường mầmnon hiện nay, một số giáo viên đã biết lồng ghép các hoạt động để hình thành thóiquen vệ sinh cho trẻ thông qua các môn học, các hoạt động có chủ đích theo chủ đềcủa trường mầm non

Trang 12

Tuy nhiên, các hoạt động đó vẫn chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ độngcủa trẻ, bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yều cầu dậy họccùng với số lượng trẻ trong một lớp quá đông Do vậy, việc giáo dục hình thành thóiquen vệ sinh cho trẻ còn khá khó khăn Mặt khác, GV còn chưa chú ý đến việc giáodục, rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cho trẻ, chưa cho trẻ thấy được cụ thể, chitiết và tầm quan trọng của việc vệ sinh Việc giáo dục trẻ vẫn còn khá áp đặt, GVgiúp đỡ trẻ quá nhiều mà không cho trẻ làm những việc mà trẻ có thể làm được Do

đó, trẻ vẫn còn rất vụng về, chưa nắm rõ được những thói quen vệ sinh cơ bản

1.3 Vai trò, ý nghĩa của phương pháp Montesori

Phương pháp Montessori được đánh giá là một phương pháp giáo dục tiên tiến,hoàn thiện và khoa học nhất trên thế giới hiện nay Phương pháp Montessori coitrọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, trẻ được tự học và thực hành hầu hết các kĩ nănghàng ngày như vệ sinh cá nhân, dọn dẹp, giúp đỡ bố mẹ,… Việc vận dụng phươngpháp Montessori để hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ sẽ giúp trẻ hình thành thóiquen vệ sinh một cách dễ dàng, không bị gò bó, ép buộc, trẻ sẽ thích thú học tập vớicác giáo cụ và dễ dàng ghi nhớ Tại Việt Nam, phương pháp Montessori được dunhập và phát triển mạnh trong những năm gần đây và đặc biệt phát triển mạnh trongnền giáo dục mầm non vì nó giúp trẻ phát triển tất cả các mặt trong cuộc sống

Trong quá trình thực tập tại trường mầm non Đồng Xuân, tôi thấy rằng việchình thành thói quen vệ sinh cho trẻ vẫn chưa thực sự được chú trọng Những kĩnăng vệ sinh trẻ còn chưa nắm được, hầu hết vẫn phụ thuộc vào giáo viên hoặc làmkhi có sự nhắc nhở của giáo viên Việc dậy trẻ hầu như chỉ trên lý thuyết mà chưa cónhững giáo cụ để trẻ thực hành, trải nghiệm nên chưa đem lại hiệu quả cao trongviệc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn

đề tài: “Vận dụng phương pháp Montessori để hình thành thói quen vệ sinh

cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non Đồng Xuân, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm nâng cao chất lượng hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ.

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 13

Vận dụng phương pháp Montessori để hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5tuổi tại trường mầm non Đồng Xuân, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về thói quen vệ sinh cho trẻ bao gồm các kháiniệm, quá trình hình thành, nội dung giáo dục thói quen vệ sinh

3.2 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp Montessori gồm lịch sử hìnhthành, vai trò, các lĩnh vực và lĩnh vực thực hành cuộc sống

3.3 Nghiên cứu đặc điểm của trẻ 5 tuổi gồm đặc điểm tâm sinh lý, sinh lý, kĩnăng Phân tích chương trình giáo dục mầm non ở trẻ 5 tuổi để lựa chọn những nộidung về chăm sóc, vệ sinh cho trẻ phù hợp với lĩnh vực thực hành cuộc sống

3.4 Thiết kế, xây dựng các hoạt động thực hành cuộc sống để hình thành thóiquen vệ sinh cho trẻ

3.5 Điều tra thực trạng vận dụng lĩnh vực thực hành cuộc sống của phươngpháp Montessori trong hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm nonĐồng Xuân, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

3.6 Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học đề tài

Trang 14

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi

Tiến trình hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ

5 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ theo phươngpháp Montessori phù hợp với chương trình giáo dục mầm non sẽ nâng cao hiệu quảrèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phương pháp dạy và học củaĐảng, Nhà nước

- Nghiên cứu những nội dung lý thuyết liên quan đến thói quen vệ sinh, lĩnhvực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori

7.2 Phương pháp điều tra

Điều tra thực trạng vận dụng lĩnh vực THCS trong phương pháp Montessori ởtrường mầm non Đồng Xuân, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

7.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn nội dung hoạt động thựchành cuộc sống của các thầy cô có kinh nghiệm giảng dậy ở trường mầm non, cácchuyên gia về cách tổ chức và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp Montessori

để hình thành TQVS cho trẻ

Trang 15

7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng trẻ 5 tuổi tại trường mầm non Đồng Xuân, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

7.5 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel

8 Dự kiến những đóng góp của đề tài

- Góp phần hệ thống hoá về nội dung, lĩnh vực thực hành cuộc sống củaMontessori liên quan đến hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ

- Đưa ra được một số biện pháp vận dụng phương pháp Montessori để hình thành TQVS cho trẻ 5 tuổi

- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên khoa giáo dục mầm non và phụhuynh học sinh

Trang 16

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm vô cùng quan trọng với sự trưởng thànhcủa trẻ Thời kì này được coi là giai đoạn vàng của sự phát triển vì trẻ phát triển mộtcách toàn diện từ não bộ, ngôn ngữ, vận động,… Trong quá trình phát triển của trẻviệc giáo dục, hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ là rất quan trọng Chính vì vậy,

đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề vệsinh và đưa ra các phương pháp giúp trẻ phát triển một cách toàn diện đặc biệt làgiúp hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ Mỗi tác giả đi theo một hướng nghiên cứukhác nhau và có một quan điểm riêng Sau đây là một số công trình nghiên cứu nổibật:

Trong dự án “Microbiom”, dự án nghiên cứu về tác động của vi khuẩn tới sứckhỏe con người do Mỹ và EU tài trợ năm 2009, một thành viên của dự án là TS

Doushqau Erlihs - nhà di truyền học Pháp cho biết: “Mỗi chúng ta mang trong mình

khoảng 2kg vi khuẩn, chúng thường trú trên da, trong miệng và ruột Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe, vi khuẩn còn tác động đến cả hành động và suy nghĩ của chúng ta Vì vậy, cần phải có cách vệ sinh thân thể một cách khoa học” [12] Trong

cơ thể con người có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn khác nhau bên cạnh những vikhuẩn có lợi cho con người còn có rất nhiều vi khuẩn gây hại Như một nghiên cứu

mới từ Đại học Bristol ở Anh phát hiện “Một cơ chế tự vệ của các vi khuẩn trong

miệng chính là nguyên nhân gây nên bệnh răng miệng Vi khuẩn từ các nướu răng chảy máu xâm nhập vào mạch máu và sử dụng một protein buộc các tiểu cầu kết lại với nhau, tạo nên các cục máu đông Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có nhiều khả năng dẫn đến chứng chảy máu nướu răng nhất”.

Việc vệ sinh thân thể để tránh vi khuẩn gây bệnh được các nhà nghiên cứu thế

giới rất quan tâm Các nhà nghiên cứu của Colgate và Bibi đã chỉ ra: “Mỗi người có

2 hàm răng, hàm trên và hàm dưới Mỗi răng có 5 mặt: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và 2 mặt kẽ răng” Như vậy, việc đánh răng đúng và khoa học có vai trò hết

sức

Trang 17

quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo sửdụng nước súc miệng kháng khuẩn kết hợp dùng chỉ nha khoa hàng ngày giữa cáckẽ

răng để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn Theo khuyến nghị của các chuyên gia y

tế tổ chức Y tế thế giới, đã đưa ra các bước rửa tay bằng xà phòng và các bước rửamặt đơn giản để giúp diệt sạch khuẩn trên da Ngày 12/10/2007, Vụ điều trị Bộ Y tế

đã ban hành công văn số 7517/BYT-ĐTr hướng dẫn về Quy trình rửa tay thườngquy gồm 6 bước [13]

Năm 2003, Mark Stoneking và một số nhà khoa học khác đã có một nghiêncứu về quần áo, họ chỉ ra rằng con người bắt đầu biết mặc quần áo từ cách đây 107nghìn năm Miguelde Cervantesy Saavedra (1547- 1616) nghiên cứu về vấn đề ăn

mặc có văn hóa đã nhận định: “Quần áo vừa che đậy, vừa bóc trần con người”.

Việc chăm sóc vẻ bề ngoài của một con người có thể được so sánh với việc trang trímột cửa hàng bách hóa Cửa hàng với các gian hàng cũ kỹ, lộn xộn sẽ khó mà làmcho mọi người quan tâm, còn những cửa hàng mà chủ nhân biết bày biện đẹp mắtvới phong cách tinh tế sẽ hút khách hàng như một thỏi nam châm Vì vậy việc ănmặc sạch sẽ, phù hợp với điều kiện môi trường, phù hợp với thời tiết là hết sức quantrọng

Năm 1956, Benjamin Bloom đã đưa ra thang đánh giá thói quen vệ sinh của trẻmầm non Trong thang đánh giá 5 mức xếp loại tương ứng với các yêu cầu khi thựchiện hoạt động của trẻ: loại tốt, loại khá, loại trung bình, loại yếu, loại kém

Năm 1897, Maria Montessori đã nghiên cứu một phương pháp giáo dục sớmcho trẻ là phương pháp Montessori - lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do,cho phép trẻ được tự do tiếp xúc, tương tác, ứng xử với xung quanh một cách tựnhiên Montessori là phương pháp giáo dục tỉ mỉ, không bỏ qua bất cứ khía cạnh nàocủa cuộc sống, rất chặt chẽ và toàn diện Trẻ được học tập, hình thành các thói quen

vệ sinh thông qua trải nghiệm trong các tiết học hay trong sinh hoạt hàng ngày Trẻđược học mọi lúc, mọi nơi, được thực hành các thói quen vệ sinh hàng ngày trên cácgiáo cụ của Montessori Vì vậy, hằng ngày trẻ được rèn luyện, bồi dưỡng những thóiquen tốt như: tự giác làm việc của mình, khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề độclập, khả năng giao tiếp, thuyết phục và các phẩm chất tốt như: đam mê học tập, yêu

Trang 18

cuộc sống, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác, có ý thức bảo vệ môi trườngsống và ưa chuộng hòa bình Tuy nhiên, các giáo cụ của Montessori còn khá đắt đỏ

do đó còn nhiều trẻ chưa được tiếp cận và học theo phương pháp Montessori.Nhưng với những ưu điểm của phương pháp này thì giáo dục trẻ theo phương phápMontessori đang là phương pháp ưu việt nhất hiện nay và được sử dụng nhiều nhất

ở các quốc gia trên thế giới [2]

Từ những nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy rằng vấn đề về các thói quen vệsinh được các nhà nghiên cứu trên thế giới hết sức quan tâm và chú trọng Bằng cáchình thức tìm tòi, khám phá khác nhau các công trình nghiên cứu đã đem lại rấtnhiều lợi ích cho con người đặc biệt là trong việc hình thành thói quen vệ sinh chotrẻ

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Hiểu được tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong tương lai vì vậy ở trong nướccũng có rất nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về trẻ em đặc biệt là vấn đề vệsinh trẻ em tiêu biểu như:

Năm 2006, TS Hoàng Thị Phương xuất bản quấn giáo trình “Vệ sinh trẻ em”

đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề vệ sinh cho trẻ em Tác giả đã chỉ ra đốitượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của “Vệ sinh trẻ em”; chỉ ra đượcnhững kiến thức cơ bản về vệ sinh trẻ em cũng như các giai đoạn lứa tuổi và sự pháttriển thể chất của trẻ Cuốn sách tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đềliên quan đến việc chăm sóc và củng cố sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non (0-6tuổi) Từ đó, Hoàng Thị Phương đã đưa ra các nội dung giáo dục TQVS cho trẻ,đặc biệt là các phương pháp “giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ em” giúptrẻ được giáo dục và phát triển một cách toàn diện nhất Theo TS Hoàng ThịPhương cho rằng “việc giáo dục thói quen văn hóa – vệ sinh cho trẻ được tiến hànhthông qua các hoạt động giáo dục và dậy học ở trường mầm non Bằng hoạt độnggiáo dục phong phú đa dạng như vui chơi, lao động, sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ…trẻ được rèn luyện kĩ xảo, thói quen và phát triển những xúc cảm tốt của trẻ đối vớiquá trình thực hiện Bằng hoạt động dậy học, thông qua các tiết học làm quen vớimôi trường xung quanh, văn học,… Trẻ lĩnh

Trang 19

hội được các biểu tượng đúng về các quá trình vệ sinh, hiểu được ý nghĩa của nó”.5

Lê Thanh Vân tác giả quấn giáo trình “Sinh lý học trẻ em” đã đề cập đếnnhững đặc điểm phát triển tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non Trên cơ sở phântích đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ qua các thời kì, tác giả đã chỉ ra những yêucầu sư phạm cần thiết trong công tác nuôi dạy trẻ lứa tuổi mầm non Giúp chochúng ta có thể hiểu được sự phát triển của trẻ ở từng thời kì để có thể có nhữngphương pháp chăm sóc sao cho phù hợp, tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ mà cónhững can thiệp kịp thời [9]

Viện chiến lược và chương trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu chiến lược

và phát triển chương trình giáo dục mầm non đã nghiên cứu và đưa ra cuốn sách

“Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề” dành cho trẻ từ 24tháng tới 6 tuổi Quốn sách đã sưu tầm rất nhiều bài thơ, bài hát, những câu chuyệnhay góp phần giáo dục những hành vi văn hóa tốt đẹp cho trẻ [3]

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với giáo trình “Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ

em dưới 6 tuổi” chỉ ra những nhiệm vụ giáo dục hành vi văn hóa của giáo dục Mầmnon Hành vi văn hóa vừa mang ý thức đạo đức bên trong vừa thể hiện mặt thẩm mĩbên ngoài, hành vi không phải là bẩm sinh, tự nhiên mà có mà phải trải qua một quátrình giáo dục và rèn luyện lâu dài, vì vậy, cần hình thành hành vi văn hóa cho trẻngay từ nhỏ [7]

Nguyễn Ánh Tuyết tác giả quấn giáo trình “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầmnon” viết về sự phát triển tâm lí của trẻ, nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản, có hệthống của tâm lý học trẻ em tuổi MN Trong cuốn sách này, những quy luật chung

về sự phát triển của trẻ em cùng với những quy luật và đặc điểm của trẻ từng lứatuổi được trình bày theo quan điểm tâm lý khoa học: Coi trẻ em là một thực thể đangphát triển Sự phát triển đó chính là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử -

xã hội trong nền văn hóa do loài người tạo nên, bằng hoạt động của chính nó, quátrình đó thường xuyên được sự hướng dẫn của người lớn [8]

Trang 20

Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu, quan tâm đến việc hình thành thóiquen vệ sinh cho trẻ như trong khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu về “Tổ chứcmột số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi ở trường mầmnon Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” của sinh viên Phạm Thị Ánh Khóa luận

“Tổ chức một số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 5 tuổi ởtrường mầm non Đại Mạch – Đông Anh – Hà Nội” của sinh viên Đàm Thị NhưNgọc,… Mỗi nhà nghiên cứu có một phạm vi nghiên cứu riêng

Ở Việt Nam trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trên thế giới đã có nhiềunghiên cứu về nội dung, phương pháp hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ Tuynhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp Montessori đểhình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1 Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ

1.2.1.1 Khái niệm Thói quen vệ sinh

Thói quen vệ sinh thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ratrong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định.Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân Khi đã trởthành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên cố định, cân bằng và khó loại bỏ.(Hoàng Thị Phương (2006), Vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, trang186) [5]

1.2.1.2 Quá trình hình thành thói quen vệ sinh

Thói quen vệ sinh được hình thành từ kĩ xảo

1.2.1.2.1 Quá trì nh hìn h thành kĩ x ảo

Kĩ xảo được hình thành qua ba giai đoạn:

Giai đoạn I: Hiểu cách làm Trẻ cần hiểu mỗi hành động gồm những thao tácnào? Các thao tác đó diễn ra như thế nào? và cách tiến hành mỗi thao tác đó cụ thể.Giai đoạn II: Hình thành kĩ năng Trẻ cần biết vận dụng các tri thức đã biết đểtiến hành một hoạt động cụ thể nào đó Việc tiến hành các hoạt động ở giai đoạn nàyđòi hỏi sự tập trung chú ý, có nỗ lực về ý chí và biết vượt qua khó khăn

Trang 21

Giai đoạn III: Hình thành kĩ xảo Trẻ cần biết biến các hành động có ý chíthành các hành động tự động hóa bằng cách luyện tập nhiều lần để giảm tới mức tốithiểu sự tham gia của ý thức vào hành động 5

Muốn hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ mỗi bước, mỗi giai đoạn đều cầnphải rèn luyện

1.2.1.2.2 Điề u k i ệ n đ ể kĩ xảo vệ si n h trở th àn h thói quen v ệ sinh

Điều kiện khách quan: giáo cụ dậy học và giáo cụ cho trẻ thực hành phải chuẩn

bị đầy đủ, chu đáo

Điều kiện chủ quan: với giáo viên, phải được đào tạo qua trải nghiệm, và là

người hướng dẫn trẻ, chuẩn bị giáo án kĩ trước khi dậy, vạch ra các phương phápgiáo dục trẻ rõ ràng Với gia đình, sự gương mẫu của người lớn có vai trò hiệu quảtrong việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ Bên cạnh đó, là những biện phápgiáo dục như trẻ cần được thực hiện các biện pháp giáo dục trong cuộc sống hàngngày; trong quá trình thực hiện, phải kiểm tra việc thực hiện của trẻ và dậy trẻ tựkiểm tra hành động của chúng; phải tạo ra các tình huống để củng cố thói quen củatrẻ trong điều kiện mới

Cần chuẩn bị đầy đủ cả điều kiện khách quan và chủ quan để những kĩ xảo củatrẻ trở thành thói quen vệ sinh

Trang 22

1.2.1.3 Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ

1.2.1.3.1 Thói q u en v ệ sinh thân t hể

Bảng 1.1 Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ

thân

thể

1.Thói - Trẻ cần nắm được tại sao cần

rửa mặt: rửa mặt để được mọingười yêu mến, cho mặt thơm tho,xinh hơn, không bị bệnh,…

- Trẻ biết lúc nào cần rửa mặt: cầnrửa mặt trước và sau khi ngủ, ăn,

đi ra ngoài đường, khi mặt bẩn,…

- Cách rửa mặt: Rửa những nơinào cần được giữ sạch nhất (rửa từkhóe mắt ra đuôi mắt, rửa sốngmũi và miệng, trán, hai má vàcằm), chiều hướng rửa (từ trong rangoài, từ dưới lên), chuyển vị trícủa khăn trên các đầu ngón taykhi rửa từng bộ phận trên mặt,biết vò khăn, vắt khô, phơi ở vị trínhất định và ngay ngắn

quen

rửa mặt

2 Thói - Trẻ cần biết tại sao phải rửa tay: - Cách rửa tay: thứ tự và cách tiến

hành từng thao tác (xắn tay áo,vặn vòi nước, nhúng tay vào nước

và xát xà phòng, xoa tay vào nhaucho đến khi nổi bọt xà phòng, rửasạch xà phòng cho đến khi hếttrơn, vẩy nước và lau khô); Cất đồdùng vệ sinh vào nơi quy định

quen để mọi người yêu mến, cho tay

rửa tay thơm tho, sạch sẽ, không bị

bệnh,…

- Trẻ biết khi nào cần rửa tay:

trước và sau khi ăn, sau khi đi vệsinh, chơi, hoạt động, khi tay bẩn,

3 Thói -Trẻ cần biết tại sao cần đánh

răng: cho răng thơm tho, sạch sẽ,mọi người yêu mến, cho răngkhỏe đẹp, không sâu răng,…

- Cách đánh răng: rửa sạch bànchải, lấy thuốc ra bàn chải, súcmiệng; đặt bàn chải nghiêng mộtgóc 30– 45 độ so với mặt răng;chải hàm trên theo hướng từ trên

quen

đánh

răng

Trang 23

thân

thể

Yêu cầu đối với trẻ Nội dung giáo dục trẻ

-Trẻ biết lúc nào cần đánh răng:

đánh răng sau khi ăn, sau các bữa

ăn, trước khi đi ngủ,…

xuống, hàm dưới từ dưới lên, mặtnhai đưa bàn chải đi lại vuông gócvới mặt răng; súc miệng thật kĩ,rửa sạch bàn chải, vẩy ráo nước vàcất các dụng cụ vệ sinh vào nơiquy định

4 Thói

quen

chải tóc

- Trẻ cần biết tại sao phải chải tóc:

để đầu được gọn gàng, được mọi

người yêu mến, không bị chấy

rận, bị đau đầu,…

- Trẻ biết lúc nào nên chải tóc: sau

khi ngủ dậy, trước khi đi ra ngoài

đường, khi tóc bị rối,…

- Cách chải tóc: cầm lược, chảicho tóc suôn, rẽ ngôi và chải sanghai bên hoặc chải hất từ trước rasau, từ trên xuống dưới

- Trẻ biết tại sao cần mặc sạch sẽ:

để được mọi người yêu mến, giữ

cho quần áo luôn đẹp và mới, để

không bị bệnh,…

- Trẻ biết lúc nào nên mặc thêm

hoặc cởi bớt quần áo: lúc thời tiết

lạnh hoặc nóng hơn, khi vận động

nhiều, khi ra ngoài đường hoặc

vào nhà, trước và sau khi ngủ,

trước và sau khi tắm,…

- Hướng dẫn trẻ phân biệt quần áotheo mùa: mùa đông, mùa hè.Phân biệt quần áo theo giới tính:quần áo bé trai, quần áo bé gái.Dạy trẻ nhận biết mặt trái và mặtphải của quần áo Dạy trẻ quần áokhô, quần áo ướt và không mặcquần áo còn ướt

- Cách thay quần áo: cởi quần áotheo thứ tự từ cởi bỏ cúc, tháotừng ống tay, ống chân; mặc quần

áo theo thứ tự mặc từng ống tay,ống quần, cài cúc

13

Trang 24

thân

thể

6 Thói - Trẻ cần biết được tại sao phải cắt

móng tay: để được mọi người yêuquý, để cho tay luôn được sạch sẽ,không bị bệnh,…

- Trẻ biết khi nào cần cắt móngtay: khi móng tay dài

- Cách cắt móng tay: người lớn thực hiện cắt móng tay cho bé [5]quen cắt

móng

tay

1.2.1.3.2 Thói qu en ăn u ống có vă n hoá v ệ si n h

Ăn uống không những đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể mà còn có khía cạnhđạo đức và thẩm mĩ Trẻ cần nắm được các quy định về ăn uống như:

- Vệ sinh trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay; ngồi đúng vị trí của mình; mời mọingười xung quanh

- Vệ sinh trong khi ăn: biết sử dụng các dụng cụ ăn uống (cầm thìa bằng tayphải, bát bằng tay trái, cách giữ bát, thìa); biết nhai và nuốt đồ ăn (ngậm miệng lúcnhai, ăn chậm, nhai kĩ, vừa nhai vừa nuốt,…) Biết quý trọng đồ ăn, thức uống(không làm vãi, đổ thức ăn, không để thừa, ăn hết đồ ăn ở bát mình, không tranhgiành đồ ăn của bạn,…)

- Vệ sinh sau khi ăn: biết sử dụng khăn sau khi ăn, uống nước súc miệng, dọndẹp dụng cụ ăn uống và bàn ghế vào nơi quy định,…[5]

1.2.1.3.3 Th ó i q u en g i ao t i ế p có v ăn hoá

- Thói quen giao tiếp có văn hóa thể hiện ở chỗ trẻ phải nắm được một số quyđịnh về giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí;biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi của trẻ phải đượcđiều chỉnh bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh

- Các thói quen giao tiếp có văn hóa của trẻ: biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡhoặc chia tay; biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu; biết thể hiện sự quan tâm khi

Trang 25

người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác; biết thể hiện sự biết lỗi khi

có lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình; biết thực hiện các yêu cầukhi tham gia vào hội thoại; biết thể hiện lòng tin đối với mọi người [5]

1.2.1.3.4 Thói q u en h o ạ t đ ộng có văn hoá v ệ

1.2.2 Lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montesori

1.2.2.1 Lịch sử phương pháp Montesori

Montessori (1870-1952) là một bác sĩ y khoa người Ý và là một nhà giáo dụcsau khi tốt nghiệp đại học Y Khoa năm 1896 Bà là một trong những người tiênphong trong công cuộc phát triển giáo dục sớm cho trẻ nhỏ Sau khi tốt nghiệp đạihọc Rome, bà được giữ lại làm bác sĩ phụ tá chuyên khoa lâm sàng tại Viện tâm thầncủa trường Trong thời gian này, bà đã nghiên cứu phương pháp giáo dục cho trẻchậm phát triển để trẻ có thể phát triển bình thường Năm 1901, bà rời khỏi trường,

bà nghĩ đến việc giáo dục cho những trẻ em bình thường, đặc biệt là những trẻ emnghèo ở khu ổ chuột Năm 1907, Motessori thành lập “ngôi nhà trẻ thơ” đầu tiên tạikhu ổ chuột tồi tệ nhất của Châu Âu Tại đây, bà đã thực hiện các phương pháp giáodục của mình và quan sát thấy rằng trẻ hoàn toàn bị quấn hút bởi các dụng cụ, vậtliệu được kết hợp khi dậy trẻ Qua đó, bà đã nghiên cứu và đưa ra một triết lý giáodục mới

Đến năm 1911, phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ratoàn nước M ỹ và được biết đến rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin, đặcbiệt đã được xuất bản thành sách Tuy nhiên do xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữaMontessori và một số nhà giáo dục M ỹ khác, đặc biệt sau khi cuốn ‘The Montessori

Trang 26

System Examined’ (tạm dịch là ‘Khảo Sát Hệ thống Giáo dục Montessori’) do một

nhà giáo dục học nổi tiếng illiW a m Heard K i l patrick phát hành, đã hạn chế truyền

bá tư tưởng của bà và sau năm 1914, phương pháp Montessori đã bị lu mờ đi Nóchỉ thực sự trở lại, thâm nhập vào nước Mỹ vào năm 1960 và được áp dụng tại hàngnghìn trường học ở quốc gia này Ngày nay, phương pháp giáo dục Montessoriđược áp dụng trong nhiều trường ở nhiều nước trên thế giới [6]

1.2.2.2 Cơ sở chính của phương pháp Montesori

Dựa trên những nghiên cứu những quan sát tỉ mỉ ở trẻ, TS Montessori chorằng: trẻ em phải được tôn trọng như những cá nhân riêng biệt; trẻ em có một sựnhạy cảm cao, có khả năng trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường nhưng khônggiống người lớn cả về chất lượng và năng lực Phương pháp Montessori là mộtphương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻđược tự do tiếp xúc, tương tác, ứng sử với xung quanh một cách tự nhiên Nhữngnăm quan trọng nhất của sự phát triển cho trẻ em là sáu năm đầu đời Montessori đãchia ra bốn gia đoạn phát triển ở trẻ: từ 0 – 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi, từ 12 – 18 tuổi, từ

18 – 24 tuổi Trong mỗi giai đoạn trẻ có những đặc trưng sinh lý, tâm lý khác nhaunên phương pháp tiếp cận giáo dục phải khác nhau cho từng giai đoạn Trong đó,giai đoạn 0 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bậtnhất Bà là người đầu tiên phát hiện và đưa ra khái niệm có tính quy luật “Trí tuệthẩm thấu, các giai đoạn nhạy cảm và sự bình thường hóa”, để mô tả khả năng khámphá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén ở mỗi trẻ theonhững giai đoạn nhất định

1.2.2.3 Đặc điểm cơ bản của phương pháp Montessori

Giáo dục toàn diện: Montessori là phương pháp giáo dục tỉ mỉ tới từng chân tơ

kẽ tóc, không bỏ qua bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống và từ đầu đến cuối đều vôcùng chặt chẽ; đồng thời rất toàn diện Trẻ học tập một cách hứng thú và say mê đểhình thành ở trẻ những thói quen tốt như: tự giác làm việc của mình, làm việc cótrình tự, chuyên chú hoàn thành công việc được giao, đam mê học tập, yêu cuộcsống, nhân hậu và sẵn sàng giúp đỡ người khác, có ý thức giữ gìn bảo vệ môitrường sống, yêu chuộng hòa bình,… [2]

Trang 27

Môi trường học: Lớp học được thiết kế rất công phu, môi trường và trang thiết

bị được chuẩn bị rất tốt Lớp học dùng giá sách phân thành nhiều khu vực khác nhaumột cách tự nhiên, trong đó có: khu sinh hoạt hằng ngày, khu giác quan, khu toánhọc, khu khoa học, khu địa lý, khu ngôn ngữ, khu nghệ thuật,… Các giáo cụ đượcsắp xếp trên giá sách gọn gàng và ngăn nắp Mỗi giáo cụ đều có vị trí công dụngriêng, chúng được sắp xếp theo trình tự tăng dần, từ trái sang phải, từ trên xuốngdưới Trên tường của lớp học treo các bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng như ClaudeMonet, VanGogh, giúp cho trẻ em cảm nhận môi trường tuyệt vời này được tạo radành cho các em [2]

Trẻ em trong lớp học Montessori: gồm nhiều trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau

cùng học chung một lớp Thông thường, trẻ em từ 3- 6 tuổi thích chơi với bạn bèhoặc một nhóm nhỏ, còn trẻ em dưới 3 tuổi lại thích chơi một mình Trẻ có thể tự

do lựa chọn các hoạt động vui chơi của mình, tự do chọn thời gian và đối tượngcùng chơi Môi trường này giúp cho trẻ có cơ hội học tập và giao lưu với những đứatrẻ không cùng độ tuổi và làm quen với những đứa trẻ có tính cách khác nhau, từ đóchúng có thể học hỏi cái hay, cái tốt của nhau, cùng giúp đỡ nhau, điều này rất cólợi cho việc bồi dưỡng lòng nhân ái ở trẻ [2]

Giáo viên của lớp học Montessori: là người tạo ra môi trường Montessori đồng

thời giữ vai trò kết nối bọn trẻ với môi trường Giáo viên là người mang lại sinh khícho môi trường học, là người luôn quan sát và hỗ trợ, giúp đỡ mỗi khi trẻ gặp khókhăn [2]

Giáo cụ Montessori do tiến sĩ Montessori thiết kế dựa trên nhu cầu và sự phát

triển tự nhiên của trẻ, cũng có một số giáo cụ do giáo viên thiết kế dựa trên nhu cầudạy học Giáo cụ được thiết kế đẹp, khoa học, khả dụng, mỗi giáo cụ đều nhấn vàomột chủ điểm Các giáo cụ được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đếntrừu tượng Các giáo cụ đặt ở phía bên trái của giá sách cao nhất là đơn giản nhất,còn các giáo cụ đặt ở phí bên phải cả ngăn giá sách thấp nhất là khó nhất [2]

Trang 28

1.2.2.4 Lĩnh vực giáo dục của phương pháp Montesori

Chương trình học theo Montessori không chia thành các môn học khác nhau màđược chia theo các lĩnh vực giáo dục cơ bản:

- Làm giàu cảm xúc: Hoạt động TRÍ TUỆ và Ý CHÍ (có nghĩa là: tự do lựachọn và kiên trì thực hiện) – 1 nhu cầu phát triển – là cần thiết và được trẻ yêu thích.Tình yêu mà trẻ dành cho các hoạt động này (EPL) chứng tỏ rằng chúng là nhữnghoạt động hữu ích, đồng thời cũng là một hình thức thư giãn của trẻ Cảm giác của

sự hoàn thành các hành động EPL là bước đệm chắc chắn cho các hoạt động tiếptheo

- ‘Cách mạng' xã hội: việc các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL)được thực hiện trong những năm đầu đời của trẻ, tình yêu của trẻ dành cho chúng

và các “cảm hứng” được truyền tải bởi những người thực hiện chúng trong môitrường hàng ngày, khiến trẻ không xem thường các hoạt động này và những ngườithực hiện chúng như một nghề nghiệp (người lao động chân tay) Chúng giúp trẻphát triển lòng trân trọng thật sự đối với lao động chân tay Thái độ tích cực này củatrẻ sẽ tạo ra một sự

Trang 29

tái định hướng về một xã hội “tự nhiên” và “hòa bình”, thông qua sự thấm hút cácđiều tốt vào trẻ, và ảnh hưởng tới xã hội tương lai, sẽ giúp loại bỏ định kiến củangười lớn hiệu quả hơn so với bất kỳ cố gắng trực tiếp nào của người lớn để loại bỏđịnh kiến có thể đạt được

- Nhận thức về nhu cầu của môi trường và nhu cầu của bản thân: một em békhi thực hiện các hoạt động này vì mục đích riêng của mình và trong môi trườngđược chuẩn bị của riêng mình, sẽ phát triển một thói quen chăm sóc mọi thứ xungquanh và chăm sóc chính bản thân mình

- Các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL) được thực hiện một cách tựnguyện và được lặp đi lặp lại cũng sẽ đóng góp đáng kể và “tự nhiên” cho việc pháttriển thể chất Các cơ bắp của toàn bộ cơ thể được tập luyện một cách uyển chuyển,không máy móc và không phải bởi sức ép bên ngoài như việc huấn luyện thể chất,cũng không phải chỉ được thực hiện như là một chức năng của cơ thể, mà bởi mộtcon người, như một biểu hiện của sự sống của con người thật sự, được hiểu và có ýchí mục đích Vì lý do đó chúng được lặp đi lặp lại, thường xuyên hơn bất kỳ hoạtđộng thể chất nào, mà không mệt mỏi và căng thẳng

- Chúng giúp trẻ phát triển trí tuệ và tương tác có trách nhiệm với môi trườngcủa mình, điều này tạo cơ sở nền tảng cho những khám phá phức tạp và trừu tượnghơn sau này

- Hình thành thói quen thực hiện một hoạt động một cách ý thức và có tính xâydựng để lại một “trải nghiệm” khiến cho tất cả các hình thức hoạt động khác (không

có ý thức & không có tính xây dựng) trở nên “nhạt nhẽo”

- Giúp trẻ hình thành thói quen đánh giá hoạt động của chính mình một cáchkhách quan và độc lập không theo quan điểm khen ngợi hay chê bai từ bên ngoài,

mà từ sự hứng thú và khao khát sự hoàn thiện

- Nuôi dưỡng sự phát triển của ý chí thông qua việc cung cấp cho trẻ cơ hội tríthông minh và khả năng kiến tạo trong việc lựa chọn, quyết định, kiên trì theo đuổimột hoạt động Sức mạnh ý chí chớm nở ở trẻ phát triển mạnh mẽ hơn thông qua

Trang 30

- Chúng ta không thể giải thích nổi vẻ duyên dáng trong cử chỉ của một conngười nhưng chúng ta có thể nhận thấy được Việc thực hiện các bài tập thực hànhcuộc sống thực tiễn (EPL) chứng tỏ đây là một nỗ lực trong việc phát triển vẻ duyêndáng trong cử chỉ của một cá nhân.

1.2.2.5.2 Các dạ n g bài tậ p của lĩ nh v ự c thự c hành cuộc sống

Các bài tập được chia thành 4 nhóm như sau: căn bản, nâng cao, cách giao tiếpvới mọi người xung quanh và hoàn thiện bản thân mình:

- Bài tập căn bản: trẻ sẽ thực hành những thao tác cơ bản, cần thiết trong cuộc

sống hàng ngày như tập rót nước, dùng thìa, cách đóng mở nắp hộp, đóng mở nắpchai lọ,…

- Bài tập nâng cao: trẻ sẽ thực hành các bài tập về tự chăm sóc bản thân (tự rửa

tay, rửa mặt, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi giày dép,…) và chăm sóc, bảo vệ môitrường, vật nuôi trong môi trường sống (trẻ sẽ học cách quét nhà, lau bàn ghế, trồngcây, chơi với các con vật nuôi,…)

- Bài tập trong nhóm giao tiếp với mọi người xung quanh: trẻ sẽ thực hành với

các bạn cùng lớp ở trường mầm non, hoặc với anh chị em cùng độ tuổi tại nhà Quacác bài tập này thì sẽ giúp hình thành nên tình thương yêu con người của trẻ, giúpchúng học được các bài học về phép lịch sự, nhường nhịn, chia sẻ,… với mọi ngườixung quanh

- Bài tập hoàn thiện bản thân, cơ thể: thông qua các bài tập như đi trên 1

đường thẳng, một đường cong, 1 đường elip (đã được vẽ trên nền nhà), trẻ sẽ họccách tập trung phương hướng, điều khiển, phối hợp các bộ phận trên cơ thể mình 1cách hoàn hảo Hoặc thông qua “Trò chơi im lặng” – bằng việc ngồi thiền – trẻ sẽcảm nhận

Trang 31

- Có bốn nhóm khác nhau của các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL)liên quan các vấn đề mà trẻ có quyền được nhận sự trợ giúp từ chúng ta để có thểphát triển bản thân tuân theo sự thôi thúc nội tại và các quy luật sáng tạo tự nhiên.

- Các hoạt động:

+ Các môi trường động và tĩnh: quét bụi, lau chùi, giặt rửa, đánh bóng, chăm sóc cây, động vật,…

+ Cá nhân mỗi người: mặc quần áo, cởi quần áo, tắm rửa, chải tóc,…

+ Các mối quan hệ xã hội: chào hỏi, đề nghị, chấp nhận, xin lỗi,…

+ Các vận động căn bản: cầm nắm, khuân vác, đặt xuống, nhặt lên,… tất cả mọi thứ,

đi bộ, ngồi xuống, đứng lên,…

1.2.3 Đặc điểm của trẻ 5 tuổi

1.2.3.1 Đặc điểm tâm lý

Sự phát triển xúc cảm và tình cảm: Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn

bè, phạm vi giao tiếp mở rộng hơn Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so vớitrẻ 3 - 4 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếpvới những người xung quanh Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động,mang tính chất tình huống

Tình cảm trí tuệ: của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềmvui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinhnhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thànhcông thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ

Trang 32

Tình cảm đạo đức: do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu.Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình,các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ, Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thựchiện để vui lòng mọi người

Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểumôi trường xung quanh, Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà

về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấutheo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của nhữngngười xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển

Sự phát triển ý chí: do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người

lớn giao cho nhiều việc nhỏ, Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động.Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Sựphát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện phápgiáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh

Sự phát triển về nhận thức: các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng

tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 3 - 4 tuổi nhưng chất lượngmới hơn Thể hiện ở mức độ phong phú của các kiểu loại, mức độ chủ định các quátrình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn Tính mục đích hình thành và phát triển ởmức độ cao hơn Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn Khả năngkiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quátrình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy

Ý thức bản ngã: tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người

khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi Tuy nhiên, phải trải qua một quá trìnhphát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng Đến cuối tuổi mẫugiáo, trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những ngườixung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này hay hànhđộng khác, ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thànhcông và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, vềnhững khả năng và cả sự bất lực nữa

Trang 33

Trẻ ở lứa tuổi này muốn sờ, nếm, ngửi tất cả mọi thứ xung quanh Trẻ thể hiện

rõ ý thức ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực hành Trẻ học từ các trò chơi; bậnrộn trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và luôn cố gắng để kiểmsoát được nội tâm, trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi cha mẹ, độc lậphơn các em bé tuổi chập chững và đã có thể diễn đạt các nhu cầu của mình bằngngôn ngữ Do vậy được học và chơi đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển tốt [7]

1.2.3.2 Đặc điểm sinh lý

- Sự phát triển cơ thể diễn ra chậm hơn so với giai đoạn trước về số lượng: chiềucao trung bình hằng năm tăng từ 5 - 8 cm; cân nặng trung bình hằng năm tăng từ1kg

- 1,5 kg Có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng phát triển

- Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa được tăngcường, sự hấp thụ thức ăn ngày càng tốt hơn, trẻ ăn được đa dang thức ăn hơn

- Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bào thần kinhtăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển, trẻ có thể tiến hành hoạt động trongthời gian lâu hơn

- Hệ cơ xương hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan điềukhiển vận động được tăng cường, Do vậy trẻ có thể tiến hành hoạt động đòi hỏi

sự phối hợp khéo léo của tay, chân, thân (chạy, nhảy, vẽ, nặn, cắt, dán)

- Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần Ở giai đoạn này, ngôn ngữđóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ [8]

- Trẻ có thể hiểu, nhớ được các hướng dẫn bằng lời của giáo viên và noi chongươi khac hiêu ý kiến của mình Trẻ hiểu được các hướng dẫn bằng lời mà khôngphải ngưng các hoạt động đang làm để nhìn vào người nói

- Khả năng tập trung của trẻ kéo dài hơn so với nhà trẻ vì vậy trẻ tập trung vàomột thứ lâu hơn mà không cần nhắc nhở

- Cơ tay của của trẻ linh hoạt hơn, các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thểhoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên trẻ làm đượcnhiều hoạt động hơn như: viết, vẽ, tô màu,… Có khả năng kiểm soát và phối hợp đôitay của mình, phối hợp các hoạt động của tay – mắt là rất tốt

Trang 34

- Do vậy, giáo viên chỉ cần hướng dẫn trẻ cho trẻ quan sát và thực hiện theo

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.2 Đối tượng điều tra

- Giáo viên và trẻ 5 tuổi trường mầm non Đồng Xuân, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh

Phúc

- Số trẻ: 30 trẻ

- Số giáo viên: 20 giáo viên

1.3.3 Nội dung điều tra

- Khảo sát thực trạng hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm

non Đồng Xuân, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

- Khảo sát việc vận dụng phương pháp Montessori để hình thành thói quen vệsinh cho trẻ 5 tuổi và kết quả sau khi vận dụng phương pháp Montessori để hìnhthành thói quen vệ sinh cho trẻ

1.3.4 Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ ở trườngmầm non

-Phương pháp phỏng vấn, điều tra: phỏng vấn, trao đổi với giáo viên về cáchoạt động hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua việc vận dụng phươngpháp Montessori về hiệu quả và quá trình Phát phiếu điều tra cho giáo viên ở một

số lớp tại trường mầm non Đồng Xuân

1.3.5 Kết quả điều tra

Việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việcgiúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần Nó giúp trẻ hiểuđược tầm quan trọng và ý nghĩa của việc vệ sinh Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo

Trang 35

sát thực trạng hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non ĐồngXuân, TX Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

1.3.5.1 Điều tra giáo viên về nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ

Tôi đã điều tra với tổng số phiếu là 20 phiếu Các phiếu điều tra được phát chocác giáo viên trực tiếp giảng dậy tại trường mầm non Đồng Xuân – Phúc Yên –Vĩnh Phúc

Tổng số phiếu phát ra là 20 phiếu

Tổng số phiếu thu về là 20 phiếu

Kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 1.2 Kết quả điều tra về nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ

1 Theo thầy/cô hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ là làm những

công việc gì?

Vệ sinh thân thể 5%

Ăn uống có văn hóa vệ vinh 0%Giao tiếp có văn hóa vệ sinh 0%Hoạt động có văn hóa vệ sinh 0%Tất cả các ý kiến trên 95%

2 Trường mầm non nơi thầy/cô công tác đã rèn luyện cho trẻ những

kĩ năng vệ sinh nào?

Vệ sinh thân thể: rửa mặt, đánh răng, rửa tay, chải tóc, mặc quần

áo sạch sẽ,…

100%

Ăn uống có văn hóa vệ sinh 100%Hoạt động có văn hóa vệ sinh 95%Giao tiếp có văn hóa vệ sinh 95%

Theo kết quả điều tra của bảng 1.1 cho thấy phần lớn các giáo viên đã nắmđược nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ (chiếm 95%), gồm 4 nội dung: vệsinh thân thể, ăn uống có văn hóa vệ sinh, giao tiếp có văn hóa vệ sinh, hoạt động cóvăn

Trang 36

hóa vệ sinh Chỉ có 5% giáo viên cho rằng giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ chỉ làgiáo dục thói quen vệ sinh thân thể Hầu hết các nội dung giáo dục thói quen vệ sinh

đã được các giáo viên rèn luyện cho trẻ ở trường MN

Bảng 1.3 Kết quả điều tra về phương pháp hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ

STT Nội dung điều tra Tỉ lệ %

1 Tần suất quá trình rèn một kĩ năng vệ sinh cho trẻ

2 Những hình thức được thầy/cô sử dụng trong

việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ thông

qua việc vận dụng phương pháp Montessori:

Thườngxuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Hoạt động tiết học 100% 0% 0%Hoạt động vui chơi 60% 25% 15%Hoạt động góc 50% 40% 10%

Tổ chức các ngày lễ, hội ở trường 0% 0% 100%Sinh hoạt hàng ngày 100% 0% 0%Phối hợp với gia đình 20% 65% 15%

3 Những phương pháp được thầy cô sử dụng khi

hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ:

Chỉ dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ 90% 5% 5%Phương pháp làm mẫu 95% 5% 0%Phương pháp thí nghiệm 10% 85% 5%Thực hành trải nghiệm 85% 10% 5%

Trang 37

Sử dụng tranh, ảnh, video,… 25% 55% 20%

Mô hình hóa 10% 25% 65%Thảo luận nhóm 5% 10% 85%Phương pháp nêu vấn đề 20% 50% 30%

Theo kết quả điều tra của bảng 1.2 cho thấy tần suất rèn 1 thói quen vệ sinhcho trẻ thường là 1 tuần/ 1 lần chiếm 75% Các hình thức mà giáo viên sử dụng đểhình thành thói quen vệ sinh cho trẻ chủ yếu là hoạt động tiết học và thông qua sinhhoạt hàng ngày của trẻ chiếm 100% Một số giáo viên đã lồng ghép giáo dục tronghoạt động vui chơi (60%) và trong hoạt động góc (50%) Phương pháp giáo viêndùng để giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ đa số là phương pháp quan sát, đàmthoại, làm mẫu, thực hành,… những phương pháp như mô hình hóa, thảo luậnnhóm,… ít được giáo viên sử dụng

Bảng 1.4 Kết quả điều tra về phương pháp giáo dục Montessori

STT Nội dung điều tra Tỉ lệ %

1 Theo thầy/cô việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ bằng việc

vận dụng phương pháp Montessori có phù hợp không?

2 Theo thầy/cô ý kiến nào dưới đây mô tả việc vận dụng phương pháp

giáo dục Montessori trong hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ?

Trẻ huy động vốn kinh ngiệm và hiểu biết thực tế bản thân để tự

mình hình thành thói quen vệ sinh

10%

Là việc giáo viên hướng dẫn để trẻ thực hiện 25%

Là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động dựa

trên kinh nghiệm và vốn hiểu biết của bản thân

5%

Trang 38

Trong học tập trẻ đóng vai trò chủ đạo, giáo viên là người quan sát,

hỗ trợ khi trẻ cần

45%

Giáo viên hướng dẫn, dẫn dắt trẻ vào từng hoạt động cụ thể 15%

3 Thầy/cô đánh giá thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua?

Quan sát trẻ hàng ngày 45%Trẻ thực hiện một kĩ năng vệ sinh 55%

Qua kết quả điều tra ở bảng 1.3 cho thấy rằng giáo viên đã biết đến phươngpháp giáo dục Montessori 100% giáo viên cho rằng việc vận dụng Montessori đểgiáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ là phù hợp Giáo viên cũng biết được khi giáodục trẻ sẽ đóng vai trò là người chủ đạo và giáo viên chỉ là người hỗ trợ trẻ (45%).Khi đánh giá quen vệ sinh của trẻ giáo viên sẽ dựa vào việc quan sát trẻ hàng ngàycũng như quan sát quá trình trẻ thực hiện một kĩ năng vệ sinh của trẻ

1.3.5.2 Điều tra đánh giá thực trạng hình thành thói quen vệ sinh của trẻ

- Để đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều phươngpháp như: quan sát hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, traođổi phỏng vấn trẻ, tạo tình huống giáo dục,… Ngoài ra, cần kết hợp trao đổi với giáoviên và phụ huynh để biết thêm về trẻ

- Tiến hành khảo sát sự nhận thức và việc thực hiện thói quen vệ sinh của trẻtheo thang nhận thức của Bloom Khảo sát việc nhận thức của trẻ được tiến hànhbằng cách trò chuyện với trẻ đưa ra các câu hỏi để xác định trẻ biết gì về thói quen

vệ sinh, quan sát hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non

- Qua kết quả điều tra, chúng tôi rút ra kết luận Về nhận thức các hành đông

vệ sinh: đa số trẻ nhận thức ở mức trung bình Trẻ có biết về hoạt động vệ sinh, biếtcác yêu cầu đối với các hoạt động đó và hiểu cách thể hiện trong một số tình huốngquen thuộc nhưng chưa hiểu được hết ý nghĩa của các thói quen vệ sinh Về thựchiện hành động vệ sinh, phần lớn trẻ thực hiện đúng các yêu cầu, có tinh thần tự giácthực hiện khi có mặt của giáo viên, nhưng các bước thực hiện còn chưa thành thạo,trong quá trình thực hiện còn chậm, hay đùa nghịch, nói chuyện

Trang 39

là một phương pháp hiệu quả giúp hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ.

2 Qua số liệu điều tra giáo viện và trẻ cho thấy, phần lớn giáo viên hiểu đượctầm quan trọng của việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ Giáo viên nắm đượcnhững nội dung cũng như các hình thức và phương pháp để hình thành thói quen vệsinh cho trẻ Ngoài ra, giáo viên đã hiểu và được biết đến phương pháp giáo dục trẻ

là Montessori và sơ bộ biết được cách giáo dục trẻ theo phương pháp này Tuy vậy,giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về giáo cụ dậy học, trình tự thao tác hướng dẫn trẻthực hiện khi áp dụng phương pháp này để hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ Đốivới trẻ, hầu hết trẻ nhận thức và biết cách thực hiện các thói quen vệ sinh, tuy nhiêncòn chưa nắm dõ được ý nghĩa, quy trình thực hiện các hoạt động

Trang 40

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG XUÂN, TX PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Từ việc điều tra, phân tích thực trạng hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5tuổi ở trường mầm non, để việc vận dụng phương pháp Montessori vào hình thànhthói quen vệ sinh cho trẻ có hiệu quả cao Tôi đã xây dựng quy trình thiết kế và tổchức hoạt động thực hành cuộc sống đề hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi.dựa trên chương trình giáo dục mầm non và các tài liệu tham khảo khác, chúng tôiđịnh

hướng thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ 5 tuổi, thể hiện qua sơ đồ 2.1

Phân tích nội dung

chương trình giáo dục

mầm non

Nội dung thực hành cuộc sống (Montessori)

vệ sinh

Hoạt động giáo dục thói quen

vệ sinh cho trẻ 5 tuổi

Sơ đồ 2.1 Thiết kế, tổ chức rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi

2.1 Chương trình giáo dục mầm non

2.1.1 Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mẫu giáo do BGD-ĐT ban hành bao gồm 5 lĩnh vực phát triển trong khi chương trình Montessori chú trọng vào 4 lĩnh vực [10]

Ngày đăng: 17/09/2019, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngọc Thị Thu Hằng, (2014), “Giới thiệu phương pháp giáo dục Montesori”, tạp trí khoa học đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giới thiệu phương pháp giáo dục Montesori”
Tác giả: Ngọc Thị Thu Hằng
Năm: 2014
2. Ngô Hiểu Huy, “Phương pháp giáo dục Montessori phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0-6 tuổi”, Nxb văn hóa – thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp giáo dục Montessori phương pháp giáo dục tối ưudành cho trẻ 0-6 tuổi”
Nhà XB: Nxb văn hóa – thông tin
3. Lê Thu Hương, (2017), “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề”, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theochủ đề”
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2017
4. Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết, “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo lớn”, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn tổ chứcthực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo lớn”
Nhà XB: Nxb giáodục
5. Hoàng Thị Phương, (2006), giáo trình “Vệ sinh trẻ em”, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vệ sinh trẻ em”
Tác giả: Hoàng Thị Phương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm HàNội
Năm: 2006
6. Nguyễn Bảo Trung dịch, “Các lý thuyết về trẻ em” (Carol Garhart Mooney), Nxb lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các lý thuyết về trẻ em”
Nhà XB: Nxblao động
7. Nguyễn Ánh Tuyết, (2006), giáo trình “Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ”
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2006
8. Nguyễn Ánh Tuyết, (2014), giáo trình “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”, NxbĐại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NxbĐại học Sư phạm
Năm: 2014
9. Lê Thanh Vân, giáo trình “Sinh lý học trẻ em”, NXB Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sinh lý học trẻ em”
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
10. Chương trình giáo dục mầm non, Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam Khác
1. Theo thầy/cô vệ sinh cho trẻ là làm những công việc gì?Vệ sinh thân thể.Ăn uống có ăn hóa vệ sinh.Giao tiếp có văn hóa vệ sinh.Hoạt động có văn hóa.Tất cả các ý kiến trên Khác
3. Tần suất quá trình rèn một kĩ năng vệ sinh cho trẻ?1 tuần/ lần 2 tuần/ lần 1 tháng/ lần Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w