BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2HÀ THỊ HỒNG NHUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
HÀ THỊ HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠO HÌNH
CHO TRẺ 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM
TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội – 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
HÀ THỊ HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠO HÌNH
CHO TRẺ 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM
TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THANH
Hà Nội – 2018
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn BGH Trường mầm non Tây Mỗ A nơi tácgiả công tác đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần trong
2 năm qua để tác giả hoàn thành quá trình học tập Em xin chân thành cảm ơnPhòng GD&ĐT Quận Nam Từ Liêm, các trường mầm non trên địa bàn Quận,đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã cộng tác, chia sẻ, giúp đỡ để tác giả hoànthành luận văn này
Tác giả luận văn
Hà Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu và kết quả nêu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiệnluận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Hà Thị Hồng Nhung
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc của luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 9
1.2.1 Khái niệm quản lý 9
1.2.2 Khái niệm hoạt động tạo hình 10
1.2.3 Khái niệm vận động 11
1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học tạo hình theo hướng phát triển vận động 11
1.3 Trường mầm non và vai trò của hoạt động dạy học tạo hình trong sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non 16
1.3.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 16
1.3.2 Vai trò và những yêu cầu của hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động 17
Trang 61.4 Quản lý hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận
động cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 18
1.4.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường mầm non 18
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động cho trẻ ở trường MN 19
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường Mầm non 26
1.5.1 Yếu tố khách quan 26
1.5.2 Yếu tố chủ quan 29
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 32
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 32
2.1.1 Vị trí địa lý Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội 32
2.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 32
2.1.3 Tình hình giáo dục mầm non Quận Nam Từ Liêm 33
2.2 Thực trạng hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động của trẻ ở các trường mầm non 37
2.2.1 Kết quả hoạt động dạy học tạo hình qua hoạt động vẽ
37 2.2.2 Kết quả hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động thông qua hoạt động nặn 41
2.2.3 Kết quả HĐ dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động thông qua hoạt động xé dán 45
Trang 72.2.4 Kết quả giáo dục TH theo hướng tích hợp phát triển vận động thông
qua hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
49 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động ở các trường Mầm non quận Nam Từ Liêm, thành Phố Hà Nội 52
2.3.1 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động 52
2.3.2 Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non 55
2.3.3 Quản lý hình thức HĐTH theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non 56
2.3.4 Thực trạng quản lý các điều kiện HĐTH theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non 57
2.3.5 Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non 60
2.3.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tạo hình 62
2.4 Đánh giá chung 64
2.4.1 Những ưu điểm: 64
2.4.2 Nguyên nhân của thành tựu 65
2.4.3 Những hạn chế 66
2.4.4 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 66
Kết luận chương 2 68
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 69
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 69
3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa 69
Trang 83.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 69
3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 70
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 70
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non 70
3.2.1 Chỉ đạo thiết kế chương trình giáo dục tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động cho trẻ 70
3.2.2 Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục tạo hình cho trẻ 73
3.2.3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp với lứa tuổi của trẻ 76
3.2.4 Tăng cường quản lý đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung học liệu để tổ chức hoạt động dạy học tạo hình 79
3.2.5 Chỉ đạo giáo viên phát huy tính sáng tạo trong việc thiết kế đồ dùng dạy học 82
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 85
3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động tạo hình 86
3.4.1 Mục tiêu khảo nghiệm 86
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 86
3.4.3 Mẫu khách thể khảo nghiệm 86
3.4.4 Tiêu chí và thang đánh giá kết quả 86
3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 86
Kết luận chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Khuyến nghị 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các trường mầm non trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm (năm học
2017 – 2018) 33Bảng 2.2 Thống kê số lượng, trình độ của CBQL và GVMN 35các trường tham gia khảo sát 35Bảng 2.3 Tình hình thực hiện hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tíchhợp phát triển vận động thông qua hoạt động vẽ 39Bảng 2.4 Kết quả thực hiện HĐ vẽ theo hướng tích hợp phát triển vận động 40Bảng 2.5 Mức độ thực hiện hoạt động nặn theo hướng tích hợp phát triển vậnđộng phát triển vận động 44Bảng 2.7 Mức độ thực hiện HĐ xé dán hướng tích hợp phát triển vận động 47Bảng 2.8 Kết quả thực hiện hoạt động xé dán theo hướng tích hợp phát triểnvận động 48Bảng 2.9 Mức độ thực hiện hoạt động đồ dùng, đồ chơi tự tạo theo hướngtích hợp phát triển vận động 50Bảng 2.10 Kết quả thực hiện HĐ đồ dùng, đồ chơi tự tạo theo hướng tích hợpphát triển vận động 51Bảng 2.11 Mức độ thực hiện mục tiêu HĐTH cho trẻ 5 tuổi theo hướng tíchhợp phát triển vận động 53Bảng 2.12 Mức đánh giá nội dung, phương pháp tổ chức HĐTH theo hướngtích hợp PTVĐ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 55Bảng 2.13 Mức đánh giá các hình thức tổ chức HĐTH theo hướng tích hợpPTVĐ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 56
Trang 11Bảng 2.14 Mức độ thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, các học liệu trongHĐTH theo hướng tích hợp PTVĐ 58Bảng 2.15 Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tạo hìnhtheo hướng tích hợp PTVĐ 61Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tạohình theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non 87
Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các các biện pháp quản lý hoạt động tạo hìnhtheo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non 87Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biệnpháp đề xuất 88
Trang 12gì mình nghĩ Chính vì vậy hoạt động tạo hình đặt nền móng ban đầu cho sựphát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ em.
Hoạt động tạo hình là một trong những môn học trong chương trình giáodục mầm non hiện nay đang rất được quan tâm Bởi vì trẻ em ở mỗi một giaiđoạn đều có những tâm hồn nhạy cảm khác nhau với thế giới xung quanh, vì ở
đó nó chứa đựng rất nhiều những điều kỳ thú và hấp dẫn Vì vậy việc giáo dụctạo hình theo hướng phát triển vận động là điều kiện tốt nhất để phát triểnnhững tài năng nghệ thuật tương lai
Quản lý HĐTH theo hướng tích hợp phát triển vận động có thể giúp trẻphát triển các khả năng tri giác, phân tích, khái quát hóa của các sự vật hiệntượng sảy ra xung quanh trẻ, từ đó buộc trẻ phải biết tư duy và ghi nhớ lại,quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, hướng tới những cái đẹp.Đối với trẻ 5 tuổi, trẻ đang hình thành và phát triển cả về thể chất và tâm hồn,vận động của trẻ chủ yếu là những bài tập vận động thô, bài tập kỹ năng, cònrất nhiều hạn chế như: kỹ năng cầm bút, cắt, xé dán… vẫn còn vụng, chưa đượckhéo léo Một mặt nữa là do trẻ chưa chú ý, chưa tập trung nhiều đến việc ngồi
Trang 13học, hay vẽ những mà điều mình yêu thích, trẻ chưa biết cách thể hiện, bộc lộcảm xúc của mình với cô giáo và với các bạn Chính vì vậy hoạt động tạo hìnhtheo hướng tích hợp phát triển vận động là một loại ngôn ngữ riêng để trẻ thểhiện tình cảm cũng như tiếng nói của mình với mọi người xung quanh, cũngnhư phát triển một số các vận động tinh và thô.
Thực tế ở trong các trường mầm non hiện nay chưa thực sự quan tâmnhiều đến hoạt động tạo hình cho trẻ Trong khi đó giáo dục tạo hình có vaitrò rất quan trọng trong việc làm tăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng sángtạo và làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho mỗi đứa trẻ Đặc biệt là rènthêm cho trẻ kỹ năng cầm bút tô, vẽ, tư thế ngồi của trẻ tạo tiền đề và tâm thếtốt nhất cho trẻ có hành trang vững chắc vào lớp một Trong quá trình tổ chứccác hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động trongtrường mầm non thì giáo viên ít khi chú ý đến việc làm thế nào để giúp trẻhiểu và cảm nhận được các vẻ đẹp từ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, ýnghĩa của những bức tranh, hay các sản phẩm vẽ nặn xé dán và tính tích cực
tự do sáng tạo của cá nhân là do những đôi bàn tay của chính mình tạo ra mộtcách tự tin
Nhưng thực tế nhiều giáo viên mới chỉ lựa chọn nội dung đơn giản và
dễ thực hiện để dạy trẻ, đó là hoạt động vẽ, chưa quan tâm nhiều đến hoạtđộng nặn xé dán, làm đồ dùng – đồ chơi và các nội dung hoạt động tạo hìnhtheo ý thích của trẻ hay một số hoạt động sáng tạo như vặn bóng nghệ thuật,thổi màu Vì vậy chưa phát huy được khả năng khéo léo của những ngón tay
và tư duy sáng tạo của trẻ
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu và chọn đề tài
"Quản lý HĐ dạy học TH cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở các trường MN Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội”.
Trang 142 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề xuất các biện phápQuản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp pháttriển vận động ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nộinhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non, độ tuổi
mà được coi là thời kỳ vàng về việc phát triển toàn diện cho trẻ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợpphát triển vận động ở các trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp QL hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướngtích hợp phát triển vận động ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, HàNội
4 Giả thuyết khoa học
QL hoạt động dạy học tạo hình ở trường mầm non đã đạt nhiều thànhtích nhưng vẫn còn một số tồn tại như: QL về sự đầu tư và sử dụng cơ sở vậtchất, trang thiết bị dạy học trong các trường mầm non hiện nay chưa hiệu quả;Chỉ đạo thiết kế và tổ chức thực hiện các nội dung chương trình chưa đáp ứngtốt với những mục tiêu đã đặt ra; Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viênchưa đạt chất lượng, vẫn còn mang tính hình thức Nếu đề xuất được một sốbiện pháp quản lý hoạt động tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp pháttriển vận động thì sẽ nâng cao được chất lượng HĐTH ở các trường mầm non
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tạo hìnhcho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở các trường mầmnon
Trang 155.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở các trường mầm non quậnNam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tạo hình chotrẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở các trường mầm nonQuận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung:
Đề tài nghiên cứu về một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trongviệc quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợpphát triển vận động ở các trường MN Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
6.2 Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tại 05 trường Mầm non trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm,Thành Phố Hà Nội Trong đó có trường thuộc vùng thuận lợi, có trường thuộcvùng chưa thuận lợi:
+ Trường Mầm non Phương Canh - Phường Phương Canh
+ Trường Mầm non Đại Mỗ B – Phường Đại Mỗ
+ Trường Mầm non Tây Mỗ A – Phường Tây Mỗ
+ Trường Mầm non Mỹ Đình – Phường Mỹ Đình
+ Trường Mầm non Phú Đô – Phường Phú Đô
6.3 Khách thể khảo sát
- Về đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý (đại diện Phòng GD&ĐT, hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), giáo viên
- Nghiên cứu 180 người trong đó: Cán bộ quản lý: 15 người Tổ trưởng,nhóm trưởng chuyên môn: 90 người Trẻ: 75 cháu ở độ tuổi mẫu giáo lớn
6.4 Về thời gian khảo sát
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2017
Trang 167 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khái quát và hệ thống hóacác nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài và nhận định của các nhà khoa học
về vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát theo 04 bước:
- Quan sát đàm thoại: Đàm thoại với cán bộ QL, GV và trẻ
- Quan sát, ghi biên bản: Dự giờ, qua sát quá trình HĐTH của cô giáo vàtrẻ
- Xử lý từng bảng, lập kết quả tổng hợp: Lập bảng tổng hợp kết quả
- Kết quả quan sát nghiên cứu (qua bảng số và sơ đồ): Sử dụng một sốcông thức toán học để xử lý các số liệu
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu
Lập phiếu hỏi (xác định loại câu hỏi phù hợp với người được hỏi)
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Kiểm tra thực tế sản phẩm hoạt động tạo hình qua vè, nặn, xé dán, làm
đồ dùng, đồ chơi của cô giáo và trẻ
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Sử dụng các bước để xin ý kiến chuyên gia:
- Bước 1: Xác định tiêu chí và xin ý kiến về phiếu điều tra
- Bước 2: Lựa chọn chuyên gia Các chuyên gia có nhiều công trìnhnghiên cứu trong giáo dục mầm non và đóng góp xây dựng chương trình giáodục mầm non mới
- Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia về xử lý kết quả của phiếu điều tra
7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng bảng thống kê số liệu
Trang 178 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ
5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5
tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở các trường mầm non QuậnNam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5
tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở các trường mầm non Quận Nam
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 TUỔI THEO HƯỚNG TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN
VẬN ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nghệ thuật tạo hình (NTTH) là một trong những hình thái nghệ thuật
có từ xa xưa và đã lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng các tác phẩm nghệthuật Các tác phẩm NTTH đóng góp vai trò to lớn trong đời sống của chúng
ta vì nó chứa đựng giá trị văn hoá cổ truyền, nó phản ánh những suy nghĩ,những tình cảm, ước mơ và tâm hồn của con người ở mỗi dân tộc, Quốc gia.Chính vì vậy việc quản lý hoạt động tạo hình cho trẻ nói chung và HĐTH chotrẻ theo hướng tích hợp phát triển vận động nói riêng là rất cần thiết, nhằmgóp phần hình thành và phát triển ở trẻ nền tảng nhân cách, về thể lực và trílực, sự khéo léo của măng non tương lai
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong công trình nghiên cứu“Phương pháp dạy trẻ em mẫu giáo vẽ, lắp ghép và cắt dán” tác giả N.A.Vetlughina, ngoài việc giới thiệu các
phương pháp, biện pháp dạy trẻ vẽ, lắp ghép và cắt dán, còn chú trọng đếnmảng nghệ thuật dân gian với nội dung dạy trang trí Tác giả đã chỉ cho giáoviên cách khai thác những bức vẽ trang trí dân gian Nga để dạy trẻ vẽ.[39]
Tác giả N.P.Xaculinna trong tác phẩm “Phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình và chắp ghép” [40] rất chú trọng việc đưa những sản phẩm
NTTH, cụ thể là các nguồn tranh ảnh, hiện vật vào môi trường hoạt động củatrẻ trong các loại hình và các hình thức tổ chức HĐTH khác nhau Đồng thờichỉ ra cho GV mầm non những phương pháp, thủ thuật hướng dẫn trẻ làmquen với các sản phẩm NTTH
Trang 19Tác giả E.A Kôtxakopxkaia nghiên cứu về “Dạy nặn trong trường mẫu giáo” [20], thấy rằng trẻ rất hứng thú với sản phẩm nghệ thuật nặn Đây cũng
là một trong những dạng HĐTH nhằm phát triển những vận động tinh của cácngón tay, lòng bàn tay mà trẻ mầm non yêu thích
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Với bề dày kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận về giáo dụcmầm non, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đưa ra những kết luận xác đáng trongviệc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình Theo bà thì
“Tuy trẻ ham thích hoạt động dạy học tạo hình, nhưng chưa phải là đã có ý thức đầy đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp và cũng chưa biết phát hiện cái đẹp trong sản phẩm tạo hình một cách đầy đủ Do đó trẻ em cần được hướng dẫn hoạt động tạo hình ngay từ lúc còn bé, mà việc đầu tiên là tạo điều kiện
để trẻ được xem nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị.” [31]
Tác giả Lê Thanh Thuỷ trong các công trình nghiên cứu của mình đãluôn quan tâm tới việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình,đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí dân gian, các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ truyền thống Tác giả đã chỉ ra khả năng to lớn của các tác phẩmNTTH trong việc phát triển tình cảm, ý thức xã hội và nhân cách của trẻ em.Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những yêu cầu trong việc lựa chọn tác phẩmgiới thiệu với trẻ và những điểm cần lưu ý về hình thức và phương pháp chotrẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình [34]
Mỗi nghiên cứu đều có cách tiếp cận riêng, tuy nhiên các đề tài mớichỉ đề cấp đến các phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình như: vẽ, nặn, xé,dán, thổi màu Việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp quản lý giáo hoạtđộng dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
ở các trường mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng Do vậy, đề tài nghiên
cứu “Quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích
Trang 20hợp phát triển vận động ở các trường mầm non trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” là một vấn đề mới, cấp thiết góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục mầm non
1.2 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm Nó ra đời khi xãhội cần có sự chỉ huy, điều hành, phân công, hợp tác, kiểm tra, chỉnh lý tronglao động tập thể trên một quy môn nào đó để đạt năng suất, hiệu quả tốt hơn.Loài người đã trải qua các thời kỳ phát triển, các hình thái xã hội khác nhaunên cũng trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau
Harold Koontz: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng: “Quản
lý là một dạng hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằmđạt được mục tiêu của nhóm Ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý lànhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được cácmục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với
tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức vềquản lý là một khoa học” [21 tr.29 - 33]
Theo tác giả Paul Hersey và Ken Blancard trong cuốn “Quản lý nguồnnhân lực” thì: Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý vàngười bị quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy độngcác nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức.” [41]
Ở Việt Nam có một số tác giả cũng đưa ra quan niệm về quản lý:
Theo tác giả Vũ Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan: “Quản lý là sự tác động
có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thểđến khách thể nào đó” [10, tr.47]
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phốihợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻtheo yêu cầu phát triển xã hội” [3, tr.6-8]
Trang 21Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [18, tr.74].
Trong giáo trình "Quản lý giáo dục và đào tạo" của trường Cán bộQuản lý GD&ĐT lại cho rằng:
+ Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuậtvào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội
+ Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựatrên các thông tin về tình trạng của đối tượng, và môi trường nhằm giữ cho sựvận hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định
+ Quản lý là sự tác động có ý thức, hợp quy luật giữa chủ thể quản lýđến khách thể quản lý nhằm đạt tới mục tiêu đề ra
+ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhấtcác tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điềukiện biến động của môi trường [18]
Như vậy, từ những quan niệm trên của các tác giả, chúng tôi quan nhất
trí về quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước, phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hội [18]
1.2.2 Khái niệm hoạt động tạo hình
Theo tác gỉa Đặng Quốc Bảo, "Hoạt động tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật" nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và
khả năng của trẻ [3]
Trang 221.2.3 Khái niệm vận động
Vận động thô (gross motor skills): là sự phát triển và phối hợp của cácnhóm cơ lớn của cơ thể trẻ, bao gồm khả năng lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi,chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, v.v Trẻ phát triển kỹ năngvận động thô trước kỹ năng vận động tinh Trò chơi vận động và đồ chơi thểthao, đồ chơi nước giúp trẻ tập vận động tay, chân, tập phản xạ, độ uyểnchuyển, phối hợp giác quan và các chi
Vận động tinh (fine motor skills): là khả năng điều khiển bàn tay và cácngón tay Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện củatrẻ Đồ chơi trẻ sơ sinh, khối lắp ghép, đồ chơi nghệ thuật, sẽ giúp trẻ tập cầmnắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối, v.v và tập làm các động tác phứctạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh Kỹ năng vận động tinh là cơ sở đểtrẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay và luyện viết chữ đẹp
1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học tạo hình theo hướng phát triển vận động
Trong trường mầm non hoạt động tạo hình được xếp trong chươngtrình học tập của trẻ thường bao gồm các hoạt động như sau:
Thể loại vẽ trong trường mầm non
- Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ theo đề tài, vẽ theo ý thích
Trang 23(2) Xé dán, cắt dán
Tranh xé dán, cắt dán ở trường mẫu giáo bắt nguồn từ các thể loại tranhghép: tranh ghép từ các mảnh sứ, bát đĩa vỡ, từ các mảnh kính màu, từ vỏchai, từ tre, các hộp nhựa, hoa lá…
Trong trường mầm non, chúng ta dạy trẻ thể hiện tranh từ những mảnhgiấy màu dán trên nền giấy, được gọi là tranh xé dán, cắt dán
Thể loại giống như vẽ:
Ở thể loại vẽ cũng như cắt, xé dán theo ý thích, mục đích của giờ dạy là: Kiểm tra khả năng của trẻ, qua đó cô giáo có định hướng cho nhiệm vụđào tạo tiếp theo
Củng cố kiến thức, kỹ năng đã học
Phát triển khả năng sáng tạo, tính độc lập, tự chủ trong công việc
Vì vậy, ở các giờ học theo ý thích, giáo viên (GV) phải vận dụng nhiềuphương pháp khác nhau để cung cấp biểu tượng cho trẻ, càng phong phú càngtốt, giúp trẻ nhớ lại những kỹ năng đã học, giúp trẻ thực hiện những kỹ năngcòn mới so với trẻ, nhưng cần thiết cho việc thực hiện nội dung trẻ tự chọn
Vì vậy, cô giáo phải có kiến thức về tạo hình về cuộc sống, phải biết cách gây
sự hưng phấn và thích thú ở trẻ đối với giờ học[39]
(3) Nặn
Đặc thù của hoạt động nặn như hoạt động tạo hình là thể hiện bằngkhối, nặn là một dạng điêu khắc nhưng sử dụng nguyên vật liệu mềm, dẻo Cóthể dễ dàng tác động bằng tay, vì vậy phù hợp với trẻ những hoạt động này trẻđược thao tác nặm bằng bàn tay, các ngón tay một cách linh hoạt
Tính dẻo mềm của nguyên liệu và tính chất khối của vật thể hiện chophép trẻ nắm được một số kỹ năng dễ hơn vẽ Sự thể hiện mối quan hệ khônggian giữa các vật trong hoạt động nặn cũng rất đơn giản, các vật được đặt cạnhnhau theo ý muốn, viễn cảnh không gian trong hoạt động nặn không được đặtra[39]
Trang 24Trong hoạt động nặn, phương tiện chủ yếu là hình dạng khối
Có 02 cách nặn: Nặn ghép nhiều chi tiết thành một vật
Nặn vật tự một khối đất nguyênNặn trong trường mẫu giáo có 03 thể loại: Nặn theo mẫu
Nặn theo đề tàiNặn theo ý thích
Cả 03 loại hoạt động vẽ, nặn, cắt xé dán trong trường mẫu giáo có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau và có cùng chung nhiệm vụ sau:
- Phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ (nhận biết được mọi vật xung quanhbằng trí nhớ sau đó sẽ tái hiện vào sản phầm của trẻ)
- Bồi dưỡng khả năng tạo hình để hình thành cho trẻ tình yêu đối với vẻđẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật
- Hình thành ở trẻ những kỹ năng tạo hình, năng lực quan sát và ước
mơ sáng tạo của trẻ
HĐTH của trẻ trong trường mầm non được xây dựng theo các thể loạinhư: Dạy theo mẫu; dạy theo đề tài; Dạy theo ý thích
Dạy theo mẫu: Là hướng dẫn kỹ năng mới Các bài mẫu dành cho trẻ
lớn là những bài phối hợp các kỹ năng đã được học ở các lớp dưới để bố cụctranh, miêu tả các hình thức trang trí trên các hình khác nhau Mẫu do GVchuẩn bị sẵn hoặc có thể dùng vật thật để trẻ quan sát từ đầu đến cuối tiết học Để sản phẩm của trẻ đẹp và đúng mẫu thì mẫu của cô phải đẹp Tuy nhiêntrên thực tế GV chưa chú ý đến vật mẫu nên vật mẫu thường có màu sắckhông đẹp, tình thẩm mỹ chưa cao [39]
Dạy theo đề tài: Với tiết đề tài vẫn tiếp tục mở rộng biểu tượng cho trẻ
về một nội dung cụ thể, một chủ điểm nào đó GV có thể dùng 2 – 3 tranh gợi
ý, có thể cho trẻ quan sát thiên nhiên trước khi học, có thể dặn trẻ về nhà suynghĩ trước, hoặc vẽ, nặn, xé dán cho trẻ xem Điều cần thiết trong tiết đề tài
Trang 25là trẻ càng nêu được nhiều sự vật hiện tượng sống động phong phú và đa dạng
về hình dáng, màu sắc, đường nét bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Tuy nhiêntrên thực tế GV thường bắt trẻ phải phản ánh lại những hình ảnh gợi ý đơngiản của các tiết mẫu, mà để trẻ phản ánh vào trong sản phẩm về tất cả những
gì trẻ thu nhận được ở xung quanh Những bức vẽ, sản phẩm nặn và xé dáncủa trẻ trên các tiết này phải hoàn toàn độc lập, sáng tạo Màu vẽ của trẻ cóthể không phù hợp với thực tế nhưng nó chính là cảm xúc của trẻ, là những ấntượng mà trẻ bộc lộ một cách hứng thú nhất [39]
Dạy theo ý thích: Là tiết mà trẻ được lựa chọn đề tài của mình GV có
thể cho trẻ suy nghĩ và lựa chọn để nêu ý định của mình ra trước lớp, cũng cóthể không cần nêu ra Nhưng trong quá trình thực hiện cô cần đến với từngtrẻ, tìm hiểu xem trẻ định làm gì? Gợi mở cho trẻ sáng tạo thêm, cũng có thểhướng dẫn nội dung cụ thể cho trẻ nào còn lúng túng chưa chọn được đề tài.Hoạt động của GV với cá nhân trẻ nhằm giúp cho mọi trẻ tự tin với hoạt độngcủa mình, sáng tạo theo ý thích của trẻ Nhưng hiện nay ở các trường mầmnon, hầu hết giáo viên thường nhầm lẫn giữa loại tiết đề tài với loại tiết theo ýthích bởi giáo viên nghĩ nếu không có tranh gợi ý từ đầu, không đưa ra một đềtài nào thì trẻ sẽ không làm được chính vì vậy sản phẩm của trẻ chưa phongphú, giáo viên chưa phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong từng sản phẩm
và việc tích hợp phát triển vận động cho trẻ qua sản phẩm tạo hình cũng bịhạn chế [39]
Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể
về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc
do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh Từ đó thế giới biểu tượngcủa trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thúnhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ Xuất phát từ đó, trẻ bắt đầuquan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế bỗng kết hợp lại với nhau
Trang 26và được trẻ thể hiện qua sản phẩm tạo hình một cách tượng trưng Những nét
vẽ nguệch ngoạc, những sản phẩm nặn, xé dán hồn nhiên hết sức bình dịnhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp vàkhả năng tư duy sáng tạo của trẻ Từ những sản phẩm tạo hình đó chính làcảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện ra bên ngoài
Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non
Có hai hình thức tổ chức hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ, đó là:
HĐTH trong tiết học:
Tiết học (hay còn được gọi là giờ hoạt động) là hình thức dạy học đóngvai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thếgiới vạn vật một cách có tổ chức nhất và tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
có tính hệ thống HĐTH có thể được tiến hành trên nhiều loại tiết học:
HĐTH ngoài tiết học:
Đây là những dạng hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham giamột cách tự nguyện, tự giác Các hoạt động này có thể diễn ra ở những thờiđiểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý không theo một quy luật chặt chẽ
về giờ giấc
Hình thức này lại có hai nhóm:
Nhóm thứ nhất, là các hình thức hoạt động do GV tổ chức thực hiện,được đưa vào kế hoạch chương trình của HĐTH
+ HĐTH kết hợp với vui chơi
+ HĐTH ứng dụng vào sinh hoạt: Lễ hội, trang trí môi trường
+ Hoạt động mang tính tạo hình trong các giờ rảnh rỗi: GV cung cấpthông tin về các đối tượng miêu tả, trao đổi, cùng hoạt động với trẻ để nắmbắt hiểu biết, suy nghĩ của trẻ, gợi những xúc cảm, bồi dưỡng sự cảm thụ vềnét đẹp của các sự vật, hiện tượng
+ Tổ chức giờ quan sát chuyên biệt: Chuẩn bị cho các giờ HĐTH quacác hoạt động như: quan sát, đàm thoại, phân tích các đặc điểm thẩm mỹ của
Trang 27các sự vật, làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, tìm hiểu, tích lũycác kinh nghiệm văn hóa tạo hình
+ HĐTH theo nhóm ở ngoài trời: vẽ trên đất, làm đồ chơi bằng vật liệuthiên nhiên, xếp sỏi, đá
Nhóm thứ hai, là các hình thức hoạt động tạo hình do cá nhân trẻ tự lựachọn và thực hiện:
+ Hoạt động tự do của trẻ ở các góc “tạo hình”, trong các giờ thamquan, dạo chơi, hoạt động tạo hình ở gia đình
`+ Chơi – tạo hình tại các góc trong phòng lớp học hoặc ngoài trời
1.3 Trường mầm non và vai trò của hoạt động dạy học tạo hình trong sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non
1.3.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trường mầm non nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo
1.3.1.1 Vị trí, vai trò của trường mầm non
- Nhà trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
- Nhà trường hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng mộtđịa bàn theo sự phân công theo sự phân công của cấp có thẩm quyền
- Nhà trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
“Giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, trí tuệ và hình thànhnhững yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vàolớp một”
1.3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Mầm non
- Tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba thángtuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT banhành
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòanhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cậpgiáo dục
Trang 28mầm non cho trẻ 5 tuổi Hàng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi , báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
- Quản lý cán bộ, GV, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặctheo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạtđộng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên và trẻ em tham gia hoạt động xã hội trong cộng đồng
- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Hoạt động giáo dục tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho
sự phát triển của cảm giác, tri giác: Việc quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiệntượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sựsắp xếp không gian…), nhận ra được những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫncủa đối tượng miêu tả
Đa số các nhà khoa học giáo dục cho rằng giáo dục là một quátrình tác động của nhà giáo dục tới học sinh nhằm hình thành và phát triểnnhân cách của họ phù hợp với mục tiêu giáo dục trong môi trường kinh tế,văn hóa, xã hội nhất định
Trang 291.4 Quản lý hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
1.4.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường mầm non
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, có thẩm quyền cao nhất về hoạt độngchuyên môn và hành chính trong nhà trường Trong công tác điều hành, hiệutrưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi côngviệc trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, cũng như
kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn mà tập thể đó vạch ra
Trong quản lý trường MN: Chủ thể quản lý là hiệu trưởng, là ngườiđịnh hướng trí tuệ vào tất cả các vấn đề của nhà trường, xác định được nhữngcông việc quan trọng và xung yếu theo từng thời điểm, qua bảng kế hoạchnăm học với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, vừa hợp lý, vừa khoa học đồngthời có những bước tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, đánh giá, rút kinhnghiệm để từng bước nâng dần chất lượng GD
Hiệu trưởng có nhiệm vụ và những quyền hạn như sau: [8]
1 Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch GD từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiệntrước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền
2 Thành lập các tổ chuyên môn; tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định
3 Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhânviên theo quy định
4 Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhàtrường
5 Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm
Trang 30sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng, phê duyệt kếtquả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do
Bộ GD&ĐT quy định
6 Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý,tham gia các hoạt động GD 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp
và các chính sách ưu đãi theo quy định
7 Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị, xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng CSGDtrẻ
8 Thực hiện xã hội hoá GD, phát huy vai trò của nhà trường đối vớicộng đồng
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động cho trẻ ở trường MN
1.4.2.1 Quản lý mục tiêu hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi hình theo hướng tích hợp phát triển vận động
Trường MN chính là nơi trực tiếp thực hiện các mục tiêu của ngành học
MN, nên quản lý trường MN là một khâu quan trọng trong hệ thống ngành học.Chất lượng quản lý trrong trường mầm non có ảnh hưởng quyết định đếnchất lượng CSGD trẻ và tạo nên chất lượng giáo dục của ngành Chỉ đạo hoạtđộng CSGD trẻ là mục tiêu quan trọng hàng đầu, đảm bảo sự tồn tại, phát triểncủa nhà trường, phù hợp với sự đòi hỏi và phát triển kinh tế -xã hội, vớiGD&ĐT trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, chính vìvậy trường mầm non đã trở thành khách thể cơ bản nhất, chủ yếu nhất của cấpquản lý giáo dục
Việc quản lý mục tiêu giáo dục tạo cho trẻ 5 tuổi hình theo hướng tíchhợp phát triển vận động là một trong những nội dung quan trọng, cơ bản củahiệu trưởng vì đội ngũ GV là yếu tố hàng đầu, là lực lượng lòng cốt quyết địnhđến chất lượng giáo dục
Trang 31Quản lý mục tiêu giáo dục tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợpphát triển vận động là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi đểthực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch cho giáo dục trong việc nâng cao chuyên mônnghiệp vụ của mình, góp phần khẳng định vị thế các trường mầm non đạtchuẩn quốc gia, khẳng định thương hiệu của các nhà trường.
1.4.2.2 Quản lý nội dung, phương pháp hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ
5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
* Nội dung quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
Nội dung là những kiến thức mà nhà giáo dục sẽ cũng cấp cho ngườihọc Nội dung quản lý giáo dục tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợpphát triển vận động là nhà giáo dục sẽ hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạohình (Tranh tô, vẽ, nặn, xé dán, xếp dán, trang trí đồ chơi, thổi màu, in màu )hay giúp trẻ biết nhận xét, đánh giá các sản phẩm nghệ thuật tạo hình củamình và của bạn; Dạy trẻ yêu thích cái đẹp trong trường, lớp và trong cuộcsống
Việc chỉ đạo nội dung giáo dục tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tíchhợp vận động gồm:
- Hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình
- Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình
- Dạy trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mình tạo ra
- Dạy trẻ biết nhận xét, đánh giá các tác phẩm nghệ thuật tạo hình củamình và của bạn
* Quản lý phương pháp hoạt động dạy hoc tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
Phương pháp chính là cách thức mà GV tác động đến trẻ nhằm giúp trẻtham gia một cách chủ động tích cực các hoạt động học tập tạo hình Giúp trẻ
Trang 32cảm nhận, lĩnh hội và kết hợp các kỹ năng của các ngón tay, bàn tay, bàn châncủa mình, từ đó trẻ có mong muốn thể hiện, tái tạo, sáng tạo theo ý thích vàkhả năng của mình
Thủ pháp là những tác động khéo léo của GV đến với trẻ để gây sự chú
ý tập trung hoặc giải quyết những khó khăn vướng mắc tạm thời cho trẻ trongquá trình tham gia vào hoạt động tạo hình Thủ pháp đôi khi cũng là nhữngtrò chơi ngắn như: “Trốn cô, trốn cô”- “Trời tối - Gà con đi ngủ, Trời sáng -
Gà con tỉnh giấc” Hay có thể là sự hướng dẫn riêng cho cá nhân trẻ chưa thựchiện được, nói thầm với trẻ tạo ra sự bí mật để trẻ hứng thú thể hiện
Tuy nhiên trên thực tế giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thay đổihình thức tổ chức tiết học để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào giờ học đạthiệu quả cao hơn
Quản lý phương pháp hoạt động tạo hình ở trường mầm non được tổchức trên tiết học gồm 4 bước:
Bước 1: Hướng trẻ tới nhiệm vụ của tiết học Trẻ có thể được quan sát
và nhận xét đối tượng, nói về đối tượng, trao đổi với nhau về hình dáng, màusắc, đặc điểm của đối tượng đó
Bước 2: Hướng dẫn cho cả lớp thực hiện nhiệm vụ GV có thể làm mẫu
cho trẻ xem, có thể cho trẻ trao đổi cách làm Trẻ có thể tham gia làm mẫu với
cô hoặc cả lớp cùng mô phỏng cách làm
Bước 3: Trẻ thực hiện nhiệm vụ tiết học GV hướng dẫn cho cá nhân.
Hướng dẫn chi tiết cách làm, gợi mở cách sáng tạo trong bố cục sắp xếp,hướng cho trẻ hoạt động đúng với nhiệm vụ tiết học, khuyến khích trẻ thựchiện đến cùng công việc được giao
Bước 4: Trẻ cùng GV nhận xét sản phẩm của mình, của bạn, nêu lên ý
kiến lựa chọn, tự giới thiệu về sản phẩm và các kỹ năng thao tác tạo ra sảnphẩm của mình, cùng bày sản phẩm tập thể
Trang 33* Quản lý hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp PTVĐ ở trường mầm non thông qua hoạt động vẽ
Trong các họat động tạo hình ở trường mầm non thì hoạt động vẽ làmột trong những nội dung tạo hình cơ bản góp phần giáo dục tích hợp vậnđộng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ Thông qua hoạt động vẽ, trẻ đượcphát triển các giác quan như cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ vàkhả năng sáng tạo, đồng thời khi vẽ còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêughét của trẻ đối với thế giới xung quanh Trong quá trình vẽ trẻ phải linh hoạt
sử dụng các ngón tay để vẽ và tô một cách khéo léo một cách tinh tế
Đối với trẻ mầm non, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú Trongđiều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phươngtiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở tuổi mẫu giáo.Hơn thế nữa, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệuquả của trẻ Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thứcđáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấyhoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh Từ đó thế giới biểutượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết,hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ Xuất phát từ đó trẻbắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lạivới nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng Những cửđộng của các ngón tay với nét vẽ nguệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dịnhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng phát triển vận động tinhcủa trẻ sau này
Một đặc điểm rõ nét trong tranh vẽ của trẻ là tính duy kỉ Tính duy kỉlàm cho trẻ đến với tranh vẽ một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì,không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả
Cùng với tính duy kỉ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lýrất đặc trưng tạo cho tranh vẽ của trẻ có vẻ hấp dẫn riêng Do đó, trẻ chưa có
Trang 34khả năng độc lập suy tính công việc một cách chi tiết, các ý định miêu tả củatrẻ thường nảy sinh một cách tình cờ.
1.4.2.3 Quản lý hình thức hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
Trong nhà trường mầm non việc quản lý các hình thức tổ chức hoạtđộng dạy học tạo hình cho trẻ được tiến hành dưới nhiều hình thức đã dạng.Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ mầm non thì việc sử dụng các biểu tượng,hình tượng mà trẻ thể hiện trong HĐTH có thể được hình thành bằng nhiềucon đường khác nhau: từ sự tái tạo đến sự sáng tạo tích cực Để phát triển khảnăng sáng tạo, người ta cần có các hình thức tổ chức hoạt động được sắp xếptheo một hệ thống để giúp trẻ từng bước đi từ sự bắt chước đơn thuần tới táitạo tích cực và tới độc lập sáng tạo những hình tượng mới Với cách phân loạinày có thể gọi các hình thức tổ chức hoạt động là các “tiết học” hay ở dạngcác “Bài học”
Ở các trường mầm non người ta chỉ quen với việc tổ chức các giờ họctạo hình cho toàn lớp học, ở đó mọi trẻ đều phải thực hiện một công việc nhưnhau, yêu cầu về kết quả hoạt động cần phải đạt cũng gần như nhau (mangtính đồng loạt) Tình trạng này dẫn tới sự kém hiệu quả trong hoạt động củatrẻ Bởi lẽ, trong hoạt động tạo hình có những loại hình hoạt động, những kỹthuật, những loại chất liệu, vật liệu và nội dung tạo hình có thể thực hiện vớihoạt động đại trà của cả lớp học hoặc nhóm lớn, song ngươc lại, có loại chỉthích hợp cho hoạt động của nhóm nhỏ hoặc của cá nhân
Là một hoạt động biểu cảm mang tính sáng tạo nghệ thuật, hoạt độngtạo hình của trẻ em đòi hỏi sự “thay đổi không khí” thường xuyên để tạonhững cảm xúc mới, tạo nguồn cảm hứng dồi dào cho hoạt động
Trang 35Do vậy việc quản lý, tổ chức các hình thức hoạt động ở các môi trườngkhác nhau là điều kiện để đáp ứng yêu cầu trên Theo cách phân loại này, ta
có các hình thức tổ chức hoạt động sau:
- HĐTH trong tiết học: Hoạt động học chính khóa
- HĐTH ngoài tiết học: Hoạt động ngoài trời; hoạt động vui chơi; hoạtđộng chiều
1.4.2.4 Quản lý các điều kiện hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
Hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động cóthể đạt kết quả khi nó đảm bảo các điều kiện sau:
Về cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố phục vụ cho hoạt động dạy họctạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động giữ vai trò quan trọng gópphần vào sự thành công của hoạt động tạo hình cho trẻ Để triển khai các nộidung của hoạt động giáo dục tạo hình theo hướng tích hợp vận động thì cần
có các phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ như phòng ốc, loa máy,dụng cụ, đồ dùng học tập Do đó căn cứ vào kế hoạch BD đã xây dựng, nhàquản lý phải nắm được các nhu cầu về cơ sở vật chất cần hỗ trợ trong quátrình BD Từ đó rà soát kiểm tra những gì hiện tại đã có, đồng thời có kếhoạch tham mưu, huy động các nguồn hỗ trợ để bổ sung các trang thiết bị cònthiếu
- Về chế độ chính sách:
Có cơ chế chính sách rõ ràng đối với hoạt động BD GV, phải có nhữngchế độ ưu đãi tạo điều kiện quan tâm động viên đối với đội ngũ báo cáo viêncốt cán tham gia giảng dạy, BD, cũng như những GV tích cực tham gia hoạtđộng BD Đồng thời phải có nhắc nhở phê bình và hình thức xử lý đối vớinhững GV không tham gia thực hiện hoạt động BD
Trang 36Sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp cho hoạt động BD GV.
GV sẽ tham dự đầy đủ và có sự tập trung cao trong suốt khóa bồidưỡng nếu thời gian và địa điểm được sắp xếp hợp lý Thông thường, hè làthời gian phù hợp cho các hoạt động BD Về địa điểm, nên chọn những cơ sở
có thể đáp ứng tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, thuậnlợi về mặt giao thông, ăn uống…
Quản lí việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt độngtạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động Cần quản lýchặt chẽ việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị nhằm tận dụng tối đa hiệuquả của chúng và giảm thiểu các chi phí trong quá trình tổ chức hoạt động tạohình theo hướng tích hợp phát triển vận động
1.4.2.5 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học tạo hình theo hướng tích hợp phát triển vận động
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trìnhgiáo dục nói chung và trong các hoạt động giáo dục thẩm mĩ nói riêng Đây làcông cụ quan trọng thiết yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học có hiệu quả,hoạt động dạy học là hoạt động hai chiều do đó cần phải thường xuyên kiểmtra đánh giá giúp nâng cao hoạt động giáo dục thẩm mĩ trong các mộn học vàqua HĐTH
HĐ dạy học TH cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận độngkhông chỉ có ở HĐ dạy học TH mà có trong tất cả các hoạt động hàng ngày ởtrường mầm non như: Giáo dục âm nhạc, khám phá khoa học, làm quen chữcái, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội và nhiều nội dung trong cuộc sốnghàng ngày có thể khai thác và lồng ghép vào cho trẻ
Mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để thực hiện điều chỉnh quá trìnhdạy học cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng HĐ dạy hoc TH cho trẻ 5tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động thông qua các hoạt động vẽ,
Trang 37nặn, xé dán và làm đồ dùng- đồ chơi.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thì Hiệu trưởng chỉ đạo các
tổ chuyên môn và giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt trong các chủ đề vàcuối độ tuổi của trẻ để xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tạohình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp vận động dựa trên chuẩn kiến thức, kỹnăng, thái độ của các cháu lứa tuổi mầm non
Tăng cường công tác thăm lớp, dự giờ chia sẻ kinh nghiệm, khai thácnội dung, trao đổi với đồng nghiệp để phát triển kỹ năng kiểm tra, đánh giá.Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, định kỳ cho việc dự giờ,chia sẻ kinh nghiệm để thông qua đó kiểm tra, đánh giá giáo viên và trẻ quacác sản phẩm tạo hình
Kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế so sánh chương trình giáo dục mầmnon với chương trình đã được thiết kế để thấy được tính ưu việt, sự đa dạngnội dung dạy học tạo điều kiện cho trẻ phát triển tài năng
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động ở trường Mầm non
1.5.1 Yếu tố khách quan
* Tâm sinh lý của trẻ
Trẻ 5 tuổi hình thành kiểu tư duy mới - trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu
được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng Đây là một bước ngoặttrong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ tính hình tượng sang tính trừutượng Ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo của vận động,trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phứctạp Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm nhậnthức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và
vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược
Trang 38Đặc biệt trẻ ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp cử động củacác ngón tay tạo ra những đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo,rất riêng của mỗi hình tượng, sự vật cụ thể
Với độ tuổi này rất nhiều trẻ đã có vốn kiến thức khá phong phú vềmàu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát Tính tích cực quan sát, nhận thứcchính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng tích hợp vận động của mình thể hiệnmột cách sáng tạo nội dung tranh vẽ
Như vậy, ta có thể thấy rằng khả năng cảm nhận và thể hiện cách vẽcủa trẻ có sự thay đổi rõ rệt về cả tư duy cũng như trí tưởng tượng và sángtạo Điều đó cho ta thấy hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo là hoạt động trẻ sửdụng hệ thống các biểu tượng mỹ thuật mang tính hình học không gian đadạng để thể hiện những cảm xúc và tình cảm chính bản thân trẻ Trẻ em nóichung đều thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng,dẫu động tác vẽ còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện “tài năng” củamình Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trongtranh vẽ Bởi vậy, người lớn, đặc biệt là GV mầm non cần hướng dẫn trẻ vẽmột cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khaithác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trongcủa trẻ Những hoạt động vẽ tranh đối với trẻ mẫu giáo vừa có giá trị giáo dụcsâu sắc, vừa tích hợp được tất cả các lĩnh vực phát triển khác và vẽ tranh còngiúp trẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo cũng như khả năng diễnđạt thông minh, dí dỏm của trẻ Ngoài ra, thông qua hoạt động này, các bậccha mẹ, GV còn hiểu được những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của trẻ về thếgiới xung quanh, từ đó giúp trẻ thể hiện được sự hiểu biết phong phú về cuộcsống đời thường thông qua những bức tranh của trẻ
Trang 39* Nội dung, chương trình giáo dục tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
HĐ dạy học TH cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
là một bộ phận không thể tách rời của chương trình giáo dục các cấp học nóichung, giáo dục mầm non nói việc để cho trẻ tiếp xúc với cái đẹp trong nghệthuật riêng có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển sự khéo léocủa đôi bàn tay, các ngón tay mà cả đối với sự phát triển đạo đức và trí tuệcủa trẻ Nội dung chương trình giáo dục tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướngtích hợp phát triển vận động có vai trò quan trọng trong việc thực hiệnphương pháp dạy - học, qua đó thể hiện sự tương tác giữa người dạy và ngườihọc Khi xây dựng chương trình cần phải có đầy đủ nội dung HĐTH cho trẻnhư: vẽ, nặn, xé dán, làm đồ dùng – đồ chơi, nội dung hoạt động cần phải linhhoạt, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, tránh sự cứng nhắc trong việclựa chọn nội dung HĐ dạy học TH cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát
tế hiện nay, do chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường đã lấn át các giá trịtinh thần, nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc dạy con học chữ cái, toán,
Trang 40tiếng anh ngay ở lứa tuổi mầm non mà không quan tâm đến việc dạy trẻ embiết những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống cũng như không dạy trẻ cầm bút
vẽ, tô mầu bức tranh từ một ý tưởng sáng tạo, điều này cũng làm ảnh hưởngđến tâm hồn trong sáng của trẻ thơ
* Điều kiện giáo dục tạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động
Cho trẻ mầm non làm quen với HĐTH cho trẻ 5 tuổi theo hướng tíchhợp phát triển vận động là điều kiện cần thiết để phát triển ở trẻ khả năng trigiác, đồng thời hình thành cho trẻ các vận động và vận động tinh của tay, hìnhthể Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình đối với việc giáo dục tạo hìnhcho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động cho trẻ nói chung vàphát triển khả năng tạo hình cho trẻ nói riêng là rất to lớn, vì vậy có nhiều tácgiả đã quan tâm nghiên cứu việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệthuật qua hoạt động tạo hình HĐTH ở trường mầm non còn là điều kiện đểgiúp trẻ phát huy khả năng tư duy sáng tạo, óc tưởng tượng phong phú và làyếu tố quan trọng để hình thành kỹ năng , các vận động tinh, thô của cử độngcác ngón tay của trẻ
1.5.2 Yếu tố chủ quan
* Cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu là điều kiện tiên quyết khôngthể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của các nhà trườngnói chung và trường mầm non nói riêng Trang thiết bị phục vụ cho giáo dụctạo hình cho trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp phát triển vận động cần phải đadạng về chủng loại, chất liệu, mầu sắc, sao cho giáo viên và trẻ được hoạtđộng nghệ thuật một cách sáng tạo Bên cạnh đó những phương tiện dạy họcbằng công nghệ thông tin là rất cần thiết để giúp giáo viên và trẻ khai thácđược nhiều thông tin và khả năng tư duy tưởng tượng Chính vì vậy khi thể