Nguyễn Văn Nam Đặng Quỳnh TrangLê Thị Thắm ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM TẠI BV SẢN NHI NGHỆ A
Trang 1Nguyễn Văn Nam Đặng Quỳnh Trang
Lê Thị Thắm
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
TẠI BV SẢN NHI NGHỆ AN 2017-2018
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Nghệ An - 2018
SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Trang 2Nguyễn Văn Nam Đặng Quỳnh Trang
Lê Thị Thắm
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM TẠI KHOA TIM MẠCH- BV SẢN
NHI NĂM 2017-2018
Chuyên ngành: Nội Nhi
Nghệ An - 2018
Trang 3ADN : acid deoxyribonucleic
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Định nghĩa và các thuật ngữ 3
1.1.1 Định nghĩa NKTN 3
1.1.2 Các thuật ngữ 3
1.2 Cơ chế bệnh sinh 3
1.2.1 Sự đề kháng tự nhiên của cơ thể 3
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ 4
1.3 Triệu chứng lâm sàng 6
1.3.1 NKTN dưới (viêm bàng quang) 6
1.3.2 NKTN trên (viêm thận bể thận) 6
1.4 Cận lâm sàng 7
1.4.1 Xét nghiệm máu 7
1.4.2 Xét nghiệm nước tiểu 7
1.4.3 Chẩn đoán hình ảnh [6-21] 10
1.5 Căn nguyên vi khuẩn và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn 10
1.5.1 Căn nguyên vi khuẩn 10
1.5.2 Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn [23] [24] 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
2.3 Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 14
2.3.2 Cách lấy bệnh phẩm 15
2.3.3 Phương pháp xác định tế bào niệu 15
2.3.4 Xác định vi khuẩn niệu 15
2.3.5 Phương pháp làm kháng sinh đồ 15
2.4 Xử lí số liệu 16
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
Trang 53.2 Lí do vào viện và chẩn đoán ở tuyến trước 17
3.3 Các yếu tố thuận lợi 18
3.4 Đặc điểm lâm sàng 19
3.5 Đặc điểm cận lâm sàng 20
3.5.1 Xét nghiệm máu 20
3.5.2 Xét nghiệm nước tiểu 20
3.5.3 Các thăm dò chẩn đoán hính ảnh 21
3.6 Căn nguyên vi khuẩn 21
3.7 Mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn trên kháng sinh đồ 22
3.7.1 Mức độ nhạy cảm KS của E.coli 22
3.7.2 Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Klebsiella 22
3.7.3 Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Proteus 22
3.7.4 Mức độ nhạy cảm sinh của P aeruginosa 22
3.7.5 Mức độ nhạy cảm kháng sinh của Staphylococcus 22
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 23
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 24
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 3.2 Chẩn đoán nhầm ở tuyến trước 18
Bảng 3.3 Các yếu tố thuận lợi 18
Bảng 3.4 Các triệu chứng lâm sàng 19
Bảng 3.5 Kết quả xét nghiệm máu 20
Bảng 3.6 Tế bào niệu 20
Bảng 3.7 Các thăm dò chẩn đoán hính ảnh 21
Bảng 3.8 Liên quan giữa BC niệu và VK niệu 21
Bảng 3.9 Phân bố vi khuẩn 22
Trang 7Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ mắc bệnh theo tuổi 17
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ bệnh nhân cấy nước tiểu 21
Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc 21
Biểu đồ 3.5 Sự đề kháng kháng sinh của E.coli 22
Biểu đồ 3.6 Sự đề kháng kháng sinh của Klebsiella 22
Biểu đồ 3.7 Sự đề kháng kháng sinh của Proteus 22
Biểu đồ 3.8 Sự đề kháng kháng sinh của P aeruginosa 22
Biểu đồ 3.9 Sự đề kháng kháng sinh của Staphylococcus 22
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn 13
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là một trong những bệnh nhiễm trùngthường gặp ở trẻ em [1][2], chỉ đứng sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa [3].Theo nghiên cứu của A Hellstrom, E Hanson, S Hansson và cộng sự chothấy 1,7% bé trai và 8,4% bé gái mắc bệnh trước 7 tuổi [4].Ở Việt Nam, theoĐặng Văn Chức, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Ngọc Sáng (2010) tại HảiPhòng, tỉ lệ NKTN là 2,8%, trong đó 3,3% nữ và 2,2% nam mắc bệnh [5]
NKTN nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ hầu như chokết quả tốt, ít có biến chứng lâu dài Tuy nhiên, NKTN trên (viêm thận bểthận) có thể gây tổn thương nhu mô thận không phục hồi, hay được gọi là sẹothận [6] Sau khi bị NKTN trên, có khoảng 10-50% trẻ em được cho là pháttriển sẹo [7-8] Sẹo thận có thể gây các biến chứng lâu dài bao gồm bệnh mạntính thận, protein niệu, tăng huyết áp và các biến chứng trong thai kỳ [6]
Trong khi đó ở trẻ em, triệu chứng NKTN thường không rõ ràng, việclấy mẫu xét nghiệm không dễ dàng như người lớn nên dễ bị bỏ sót và chẩnđoán muộn Việc điều trị kháng sinh sớm và hợp lí là yêu cầu cấp thiết nhằmhạn chế sẹo thận và các tổn thương thận tiến triển [9]
Căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu rất đa dạng về chủng loại Cácnghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy tác nhân gây bệnh chủ yếu là trực
khuẩn gram (-) trong đó hàng đầu là E coli, tiếp đến là Proteus, Klebsiela, Pseudomonas Theo Ronald A , NKTN do E coli chiếm tỉ lệ 80% [10] Theo
Nguyễn Thị Quỳnh Hương và Nguyễn Thị Yến [11] tỉ lệ này là 80,9 %, và 74%theo Nguyễn Ngọc Sáng và Nguyễn Bích Vân [12]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa và Đặng Quỳnh Trang tại BVSản Nhi Nghệ An năm 2012 [13], E coli chiếm 53% trong số các vi khuẩngây NKTN phân lập được E coli nhạy cảm 59,3- 81,8 % đối với các kháng
Trang 9sinh Cephalosporin thông thường, nhạy cảm 100% đối với Co- trimoxazol, đềkháng 72,7% đối với Amoxillin- Clavulanic
Các nghiên cứu khác về NKTN trẻ em tại các bệnh viện lớn Việt Namlại cho thấy tình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây NKTN ngày càngphát triển [5-14] Ampicillin bị kháng 39-45%, Co-trimoxazol 14-31%,Nitrofurantoin 1,8-16% và Fluorquinolon 0,7- 10%
Để có hiệu quả cao trong điều trị NKTN , cần có những nghiên cứu cậpnhật những biến đổi về căn nguyên vi khuẩn, cung cấp những thông tin khángkháng sinh của vi khuẩn, từ đó giúp thầy thuốc lâm sàng có cơ sở lựa chọnkháng sinh thích hợp nhất là trước khi có hoặc không có kết quả nuôi cấy Tạibệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong 5 năm trở lại đây chưa có nghiên cứu nào
về vấn đề này Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp” nhằm mục
tiêu:
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu
ở trẻ em tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An
2 Xác định căn nguyên vi khuẩn và mức độ nhạy cảm kháng sinh
của một số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa và các thuật ngữ [9]
1.1.1 Định nghĩa NKTN
NKTN là một thuật ngữ để chỉ các tình trạng viêm nhiễm ở hệ thốngtiết niệu, đặc trưng bởi tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bấtthường nhưng không bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu do các bệnh lâyqua đường tình dục như lậu, giang mai… Tùy theo vị trí tổn thương mà cóthuật ngữ tương ứng như viêm bàng quang (hay NKTN dưới), viêm thận bểthận (hay NKTN trên)
- VTBT mạn tính: khi VTBT kéo dài trên 3 tháng hoặc tái phát nhiều lần
- Vi khuẩn niệu không triệu chứng: tác nhân gây bệnh trong đường tiểukhông gây triệu chứng
1.2 Cơ chế bệnh sinh [6-9]
1.2.1 Sự đề kháng tự nhiên của cơ thể
Mặc dù nước tiểu là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
và về giải phẫu, hệ thống tiết niệu lại cận kề ruột và hậu môn, nhưng ở ngườibình thường, nước tiểu vẫn vô khuẩn Đó là nhờ cơ chế đề kháng tự nhiên của
cơ thể
*Về giải phẫu:
Trang 11- Đường tiểu bình thường cho phép nước tiểu dẫn lưu nước tiểu dễdàng và triệt để
- Chiều dài của đường tiết niệu tránh sự xâm nhập của VK vào bàng quang
- Đoạn nối niệu quản - bàng quang chống lại luồng trào ngược
- Đáp ứng miễn dịch hệ thống (các globulin miễn dịch, bổ thể)
Thành phần nước tiểu: tuy nước tiểu là một môi trường thuận lợi cho sựphát triển của vi khuẩn nhưng bình thường vi khuẩn vẫn không tăng trưởngđược vì:
- Trong nước tiểu có: một số yếu tố ngăn cản sự phát triển của VK như:+ Độ pH
+ Nồng độ thẩm thấu quá thay đổi
+ Các Ig A bài tiết
+ Trong nước tiểu thiếu Glucose, sắt, hạn chế sự tăng trưởng của vikhuẩn đường tiết niệu
+ Protein Tamm - Horsfall và Glycoprotein bảo vệ VK đường tiểu
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ
Bình thường, nước tiểu lấy ở bàng quang là vô khuẩn do các cơ chế tự
đề kháng của cơ thể Các yếu tố nguy cơ về phía người bệnh làm tăng khảnăng nhiễm bệnh
Trang 121.2.2.1 Ứ đọng nước tiểu: có vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh,
tạo điều kiện thuận lợi cho VK sinh sản, vì nước tiểu cũng là một môi trườngnuôi cấy VK
- Hẹp bao quy đầu ở trẻ trai
- Van niệu đạo sau
- Trào ngược bàng quang niệu quản
- Niệu quản đôi
- Ứ nước bể thận
- Hội chứng hẹp khúc nối bể thận- niệu quản
- Bàng quang thần kinh
- Sỏi đường tiết niệu
Trong các yếu tố này, hẹp bao quy đầu, trào ngược bàng quang niệuquản, bàng quang thần kinh được chú ý nghiên cứu hơn cả
- Suy dinh dưỡng (SDD) nhất là suy SDD nặng
- Bệnh kém theo: Hội chứng thận hư, đái tháo đường, hội chứng suygiảm miễn dịch, vàng da tăng Billirubin tự do, sau các bệnh gây giảm sức đềkháng của trẻ: nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp,
ỉa chảy,…
- Tình trạng vệ sinh vùng tầng sinh môn, táo bón
1.2.2.3 Can thiệp thủ thuật tiết niệu:
- Đặt ống thông, soi bàng quang
- Phẫu thuật đường tiết niệu
Trang 13Như vậy vi khuẩn có điều kiện gây bệnh khi có sự mất toàn vẹn về giảiphẫu, sinh lí hệ thống tiết niệu
1.3.1 NKTN dưới (viêm bàng quang)
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ: sốt vừa (< 380 ) hay không sốt
- Dấu hiệu bàng quang: đái khó, đái buốt, đái dắt, đái đau Ở trẻ nhỏdấu hiệu này không rõ, có thể biểu hiện trẻ khóc khi đái, trẻ bứt rứt khó chịu.Đái máu có thể như là một dấu hiệu của VBQ do E.coli hay do Adenovirus
1.3.2 NKTN trên (viêm thận bể thận)
1.3.2.1 VTBT cấp
+ Dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân: trẻ lớn biểu hiện rõ rệt, trẻ sốt caorét run, bộ mặt nhiễm khuẩn rõ Trẻ bú mẹ có thể sốt cao, rét run, đôi khi cogiật và sốt nóng có thể đơn độc hoặc phối hợp kém ăn, giảm cân, rối loạn tiêuhoá cấp (nôn, ỉa chảy mất nước), đôi khi làm lạc hướng chẩn đoán
Trẻ sơ sinh có thể gặp bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết như sốt cao hoặc
hạ thân nhiệt, vẻ mặt nhiễm khuẩn, nhiễm độc, vàng da, gan to, kém ăn, chậmtăng cân hoặc bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn
+ Dấu hiệu tiết niệu: đái đục, đái mủ, đái rỉ, đái máu, nước tiểu hôi.+ Dấu hiệu tại chỗ: đau vùng thận, đau bụng, đau hố thắt lưng, có thểchạm thận hay bập bềnh thận (+) Thường chỉ khám thấy rõ ở trẻ lớn
Trang 141.3.2.2 VTBT mạn tính.
Được xem là viêm thận bể thận mãn khi bệnh kéo dài trên 3 tháng hoặctái phát nhiều lần LS khó xác định, thường là những triệu chứng không điểnhình, cần phải kết hợp tiền sử bệnh và các triệu chứng cận LS Chắc chắn phảiphát hiện bằng mô học qua các mẫu sinh thiết thận
1.4 Cận lâm sàng [21]
1.4.1 Xét nghiệm máu
- Số lượng BC tăng, đặc biệt BC đa nhân trung tính
- Lượng huyết sắc tố (Hb) giảm, gặp trong nhiễm khuẩn mạn tính
- Protein C phản ứng (CRP) tăng
- Trong viêm thận bể thận cấp có thể tăng tạm thời Ure, Creatinin máu
- Cấy máu có thể dương tính trong viêm thận bể thận cấp
1.4.2 Xét nghiệm nước tiểu
1.4.2.1 Khảo sát trực tiếp qua phết nhuộm Gram:
Rất có giá trị khi số lượng vi khuẩn ≥105 cfu/ml Phương pháp lànhuộm Gram trực tiếp một giọt nước tiểu không qua ly tâm Nếu quan sátdưới vật kính dầu thấy có ít nhất 1 tế bào vi khuẩn hiện diện trên một quangtrường, có thể nghi ngờ bệnh nhân bị NKTN với lượng vi khuẩn ≥105 cfu/ml
Có thể làm kháng sinh đồ trực tiếp mẫu nước tiểu này song song với nuôi cấy
để sớm có kết quả cho lâm sàng
1.4.2.2 Xác định bạch cầu niệu: có nhiều phương pháp:
- Tổng phân tích nước tiểu: là phương pháp định tính, có ưu điểm là dễ
thực hiện, giá thành rẻ, cho kết quả nhanh, có thể xác định BC niệu với cácmức độ: small (+), moderate (2+), large (3+) Tuy nhiên tỉ lệ dương tính giả
thường gặp
- Xét nghiệm cặn nước tiểu :
Trang 15Sử dụng buồng đếm tế bào trên mẫu nước tiểu sau ly tâm, soi bằng kínhhiển vi quang học, độ phóng đại 400
Hiện nay các phòng xét nghiệm thường được trang bị máy đếm cặn nướctiểu bằng máy tự động của nhiều hãng như iQ200, Urised 2, kết quả cho sốlượng tế bào/μl, có bảng quy đổi giá trị kèm theo để quy chuẩn về các mức 1+l, có bảng quy đổi giá trị kèm theo để quy chuẩn về các mức 1+đến 4+
Kết quả soi cặn tế bào được quy chuẩn theo Urinalysis ReportingStandardization Guide USA:
5- 10 BC (HC)/ vi trường: (1+)
11- 20 BC (HC)/ vi trường: (2+)
21- 50 BC (HC)/ vi trường: (3+)
>50 BC (HC)/ vi trường: (4+)
BC niệu > 10/ vi trường (≥ 2+) có giá trị chẩn đoán NKTN
+ Bảng quy đổi giá trị xét nghiệm tế bào niệu bằng máy tự động iQ200:
Chỉ số
Giá trị bình thường
Đơn vị
Giá trị quy đổi
Bạch cầu 0-28 /μl, có bảng quy đổi giá trị kèm theo để quy chuẩn về các mức 1+l 29-55 56-110 111-275 >275
1.4.2.3 Phát hiện nitrate reductase, leukocyte esterase, catalase:
Dựa trên nguyên tắc là các vi khuẩn gây NKTN thường có enzymenitrate reductase, catalase và khi NKTN thì sẽ có bạch cầu trong nước tiểunên sẽ có hiện diện enzyme leukocyte catalase Hiện nay đã có kết hợp pháthiện nitrate reductase và leukocyte esterase trong giấy nhúng phân tích nướctiểu Còn phát hiện catalase thì có thể được thực hiện bằng phương pháp thủcông sử dụng dung dịch H2O2 nhỏ vào ống đựng nước tiểu để xem có sủi bọt
Trang 16không Tuy nhiên các phương pháp này chỉ đủ nhạy để phát hiện NKTN với
số lượng vi khuẩn ≥105 cfu/ml
1.4.2.4 Cấy nước tiểu
Cung cấp thông tin là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán xác định NKTN.Lưu ý là kỹ thuật cấy nước tiểu phải là cấy định lượng và mẫu nước tiểu gửicấy phải được lấy, bảo quản và chuyên chở đúng cách để tránh nhiễm bẩn vàtránh vi khuẩn bị tăng sinh hay bị giảm số lượng trước khi được tiến hànhnuôi cấy Một kết quả cấy nước tiểu phải luôn được trả lời với một con sốđịnh lượng là cfu/ml Các nhà vi sinh lâm sàng có thể biện luận kết quả cấyđịnh lượng dựa vào mẫu được lấy và kết hợp với dấu chứng lâm sàng
* Cách lấy bệnh phẩm nước tiểu:
Bệnh nhân phải được rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài và tầng sinh mônbằng xà phòng và nước sạch Dung dịch kháng khuẩn không nên dùng, thậmchí chỉ một lượng nhỏ sát khuẩn có thể gây vô khuẩn nước tiểu bị nhiễm Saukhi rửa sạch cần được lau khô bằng khăn sạch trước khi lấy nước tiểu
- Lấy nước tiểu giữa dòng
Với điều kiện nước tiểu đã ở trong bàng quang một thời gian dài, trẻ đitiểu bỏ đoạn đầu, đoạn giữa hứng vào ống nghiệm vô trùng đã hấp có nútbông đậy kín Thời gian lấy bệnh phẩm tốt nhất là phần đi tiểu đầu tiên vàobuổi sáng vì số lượng vị khuẩn lúc này cao nhất
Phương pháp này nên được dùng ở trẻ có khả năng kiểm soát được cơbàng quang
- Túi lấy nước tiểu
Thường được sử dụng ở trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ mà không thể hợp táclấy nước tiểu được Phải giữ túi nước tiểu ở một vị trí nhất định, tránh không
để nước tiểu tiếp xúc ở vùng da và bộ phận sinh dục
Phương pháp này có nguy cơ ô nhiễm cao Để giảm nguy cơ ô nhiễmthì túi đựng nước tiểu không để quá 30 phút
Trang 17Trong lâm sàng thường áp dụng tiêu chuẩn sau để chẩn đoán NKTN [6]:+ VK niệu ≥ 105cfu/ml (cấy nước tiểu giữa dòng)
+ BC niệu > 10/vi trường (soi cặn sau ly tâm, độ phóng đại 400)
* Nếu bệnh nhân có dấu hiệu LS, BC niệu (++) mà VK niệu (-) → vẫnchẩn đoán là NKTN
* Nếu BC niệu (-), có dấu hiệu LS, cấy VK niệu (+) → vẫn chẩn đoán
là NKTN
1.4.3 Chẩn đoán hình ảnh [6-21]
- Siêu âm: có thể phát hiện thấy hình ảnh bàng quang thành dày, kíchthước thận, tính chất nhu mô, mức độ phân biệt tủy- vỏ, các dị dạng thận tiếtniệu kèm theo… Ưu điểm của siêu âm là dễ thực hiện, giá thành thấp, khôngxâm nhập; tuy nhiên kết quả phụ thuộc vào chủ quan người đọc
- Chụp bàng quang ngược dòng: phát hiện luồng trào ngược bàngquang niệu quản với các mức độ từ I đến V
- Xạ hình thận bằng DMSA được dùng để đánh giá hình thái và chứcnăng thận, về những biến đổi bất thường của vỏ thận, xem như là phương tiệnđánh giá nhu mô thận chính xác xem có sẹo thận hay không Sẹo thận có thể
là hậu quả của viêm đài bể thận hoặc do trào ngược bàng quang niệu quản
1.5 Căn nguyên vi khuẩn và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn
1.5.1 Căn nguyên vi khuẩn
Ở giai đoạn sơ sinh, liên cầu B có nguồn gốc từ đường sinh dục mẹtrong lúc chuyển dạ là vi khuẩn phổ biến gây NKTN, và NKTN được coi là
một phần của nhiễm khuẩn toàn thân Ngoài giai đoạn này, E coli là vi khuẩn
phổ biến nhất gây NKTN kể cả NKTN mắc phải trong bệnh viện Các vi
khuẩn gây bệnh thường gặp khác đó là Proteus, Klebsiella, Pseudomonas
Thông thường NKTN do 1 loại vi khuẩn gây bệnh nhưng có thể phối hợp haihoặc ba loại Phân bố tần xuất các loại vi khuẩn gây bệnh thay đổi theo tuổi,
Trang 18giới, địa phương, thể bệnh Dưới đây là tổng hợp căn nguyên vi sinh gâyNKTN ở trẻ em theo LS Chang [9].
* Trực khuẩn Gram âm
Theo Lê Nam Trà, nguyên nhân gây bệnh NKĐN ở 82 trẻ em được
điều trị tại viện BVSKTE đứng hàng đầu là E.coli (45,1%) rồi đến Staphylococci (30,5%), Proteus spp (26.8%), Klebsiella spp và cuối cùng là trực khuẩn mủ xanh Ngoài ra Virus, nấm, Mycoplasma cũng có thể gây bệnh
nhưng rất hiếm