MỞ ĐẦU 1. Sựu cần thiết của việc lựa chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, ngày 28/10/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dụng nông thôn mới”. Ngày 04/6/2010, Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Chương trình với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Hải Hà là huyện miền núi, biên giới nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long gần 150 km và tiếp giáp với thành phố Móng Cái. Huyện có diện tích đất tự nhiên (số liệu năm 2014) là 51.393,17 ha, gồm thị trấn Quảng Hà và 15 xã (trong đó có xã đảo Cái Chiên), dân số là 55,2 nghìn người, mật độ dân cư là 107 người/km2. Cơ cấu kinh tế năm 2014 là: Nông- Lâm - Thuỷ sản 36,7%; Công nghiệp - xây dựng 21,2%; Dịch vụ 42,1% năm. Qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bước đầu huyện đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Diện mạo nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng, nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã được triển khai thực hiện, trên địa bàn huyện đã dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung với những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện đã giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người đã tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân đã được cải thiện và nâng cao. Để cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách hiệu quả. Huyện ủy Hải Hà đã đã ban hành nghị quyết chuyên đề, UBND huyện đã ban hành đề án, kế hoạch thực hiện, thành lập thành lập bộ máy và đã có nhiều văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Trình độ cán bộ, việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, lòng ghép các chương trình dự án,...dẫn đến kết quả đạt được còn khiêm tốn, cần phải khắc phục bằng những giải pháp hữu hiệu Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà – tỉnh Quảng Ninh" để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề nông nghiệp nông thôn và tổ chức thực thi chính sách trong đó có tổ chức thực thi các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều nhà khoa học, tập thể, cá nhân quan tâm nghiên cứu, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có giáo trình "Chính sách kinh tế xã hội", do PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền chủ biên; Những công trình nghiên cứu những vấn đề cụ thể của kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay như: "Kinh tế nông thôn" của TS. Chu Hữu Quý chủ biên Đề tài “Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại” của nhóm tác giả GS.TS Vũ Trọng Khải, TS Đỗ Thúc Đồng và TS. Phạm Bích Hợp; “Nông nghiệp - Nông dân - nông thôn là vật cản hay động lực cho tăng tốc CNH” của TS. Đặng Kim Sơn; “Về nông dân và chính sách với nông dân thời kỳ CNH – HĐH” của Nguyễn Văn Tâm; “Đổi mới quản lý ở cấp huyện - xã đối với nông nghiệp - nông thôn” của TS. Chu Tiến Quang; “Đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn - thực trạng và định hướng” của TS. Chu Tiến Quang vv.... Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp của tác giả Phan Đình Hà, đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, bảo vệ năm 2011. Những công trình kể trên đều đã nêu ra được những hiện thực khách quan, phân tích và đề xuất được những biện pháp khả thi cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay hoặc là đề cập đến vấn đề giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Năm 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trên cơ sở đó tỉnh Quảng Ninh và huyện Hải Hà đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đến nay đã được 04 năm. Tuy nhiên cho tới nay việc tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện Hải Hà chưa nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học từ góc độ cơ sở lý luận đến thực tiễn và mang tính hệ thống. Từ đó xác định được những điểm mạnh, yếu và nguyên nhân để khắc phục, hoàn thiện tổ chức thực hiện Chương trình để đạt được mục tiêu và hiệu quả nhất. Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo với các địa phương khác trong quá trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tổ chức thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà, từ đó tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà đến năm 2020. - Nhiệm vụ của luận văn: 1. Xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; 2. Phân tích thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà đến năm 2020 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Qúa trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận theo quá trình tổ chức thực thi chính sách để nghiên cứu các nội dung về tổ chức thực thi chương trình mục tiêu mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn cấp huyện - Phạm vi không gian: Huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh - Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 2010 – 2014; đề xuất giải pháp đến năm 2020 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung: Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với việc tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chuyên ngành: Luận văn sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp (các văn bản, các đề tài nghiên cứu trước, niên giám thống kê, tạp chí, các báo cáo của địa phương, các số liệu trên các trang website ...); phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, kết hợp với lý thuyết hệ thống và tư duy logic để đề xuất giải pháp và luận giải các vấn đề có liên quan của luận văn; - Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia và các nhà quản lý địa phương về hệ thống văn bản, chính sách liên quan trong việc tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM 6. Dự kiến đóng góp của luận văn - Luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực như: Làm rõ khung lý thuyết, trên cơ sở đó phân tích thực trạng đánh giá khách quan điểm mạnh, điểm yếu của quá trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà. - Đưa ra một số đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hải Hà. - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền, các cán bộ công chức huyện Hải Hà, sinh viên, học viên có nhu cầu tìm hiểu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Trang 5Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luậnvăn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phùhợp với thực tiễn của Huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh Các kết quả nàychưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Người thực hiện
Hoàng Phi Trường
Trang 6Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâmgiúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu của nhiều tập thể và cá nhân trong vàngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lýđào tạo, cùng các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý kinh tế - Học viện Chínhtrị khu vực I, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tậptại trường
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS – TS Đoàn thịThu Hà, Trưởng khoa , người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôitrong việc hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ huyện Hải Hà, Ủy ban nhân dânhuyện Hải Hà, Phòng nông nghiệp PTNT huyện Hải Hà (là cơ quan thườngtrực Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện HảiHà) , các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà; Xin cảm
ơn Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân trong huyện Hải Hà
đã giúp đỡ, cộng tác cùng tôi để luận văn được hoàn thành
Hải Hà, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Hoàng Phi Trường
Trang 7LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC thi CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 7
1.1 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 10
1.1.3 Nguyên tắc của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 11
1.1.4 Nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 12 1.2 Tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện 17
1.2.1 Khái niệm tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 17
1.2.2 Mục tiêu tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên dịa bàn huyện 17
1.2.3 Quá trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 17
1.2.4 Các điều kiện cần thiết để tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thành công 32
1.3 Tác động của tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tới phát triển kinh tế xã hội 35
1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương về tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 36
1.4.1 Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định 36
Trang 8MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA UBND
HUYỆN HẢI HÀ - TỈNH QUẢNG NINH 44
2.1 Khái quát chung về huyện Hải Hà và nông thôn huyện Hải Hà 44
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 44
2.1.2 Đặc điểm xã hội 45
2.1.3 Kết cấu hạ tầng 46
2.2 Nội dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hải Hà 47
2.2.1 Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn huyện Hải Hà 47
2.2.2 Nội dung cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà 48
2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện Hải Hà 55
2.3.1 Thực trạng chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện Hải Hà 55
2.3.2 Thực trạng chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện Hải Hà 65
2.3.3 Thực trạng kiểm soát sự thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện Hải Hà 79
2.4 Đánh giá tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của UBND huyện Hải Hà 83
2.4.1 Đánh giá theo các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM 83
2.4.2 Thành công và hạn chế của việc tổ chức thực hiện Chương trình 84
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NTM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 90 3.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
Trang 9gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hải Hà đến năm 2020 94
3.2.1 Hoàn thiện chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 94
3.2.2 Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 96
3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 100
3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp 102
3.3.1 Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh 102
3.3.2 Đối với các cơ quan Trung ương 103
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111
Trang 10BCĐ Ban Chỉ đạo
BCH Ban chấp hành
DĐĐT Dồn điền đổi thửa
HĐND Hội đồng nhân dân
MTQG Mục tiêu quốc gia
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TT và TT Thông tin và Truyền thông
UBND Ủy ban nhân dân
VH-TT-TT-DL Văn hóa - Thông tin - thể thao - Du lịch
Trang 11SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi Chương trình NTM trên
địa bàn huyện 18
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới của UBND huyện Hải Hà 57
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Văn bản về tổ chức thực thi Chương trình xây dựng nông thôn mới
của huyện Hải Hà 62Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số xã đạt tiêu chí nông thôn mới theo nhóm tiêu chí
của huyện Hải Hà, giai đoạn 2012 - 2014 71Bảng 2.3 Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình 74
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Sựu cần thiết của việc lựa chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa IX, về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, ngày28/10/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Chính phủ ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP vềChương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấphành Trung ương Đảng khóa X xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dụng nông thôn mới” Ngày 04/6/2010, Quyết định
số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
Chương trình với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chứcsản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, anninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngàycàng được nâng cao
Hải Hà là huyện miền núi, biên giới nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh,cách thành phố Hạ Long gần 150 km và tiếp giáp với thành phố Móng Cái.Huyện có diện tích đất tự nhiên (số liệu năm 2014) là 51.393,17 ha, gồm thịtrấn Quảng Hà và 15 xã (trong đó có xã đảo Cái Chiên), dân số là 55,2 nghìnngười, mật độ dân cư là 107 người/km2 Cơ cấu kinh tế năm 2014 là: Nông-Lâm - Thuỷ sản 36,7%; Công nghiệp - xây dựng 21,2%; Dịch vụ 42,1% năm
Qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
Trang 13nông thôn mới, bước đầu huyện đã đạt được nhiều kết quả nhất định Diệnmạo nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện đã đượcđầu tư xây dựng, nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã được triển khaithực hiện, trên địa bàn huyện đã dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoánông nghiệp tập trung với những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao,
tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện đã giảm mạnh, thu nhập bình quânđầu người đã tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân
đã được cải thiện và nâng cao
Để cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách hiệu quả Huyện
ủy Hải Hà đã đã ban hành nghị quyết chuyên đề, UBND huyện đã ban hành
đề án, kế hoạch thực hiện, thành lập thành lập bộ máy và đã có nhiều văn bảnhướng dẫn, cơ chế, chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện Chương trình.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề tổ chức thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà vẫn cònbộc lộ một số hạn chế như: Trình độ cán bộ, việc lập kế hoạch, chỉ đạo thựchiện kế hoạch, lòng ghép các chương trình dự án, dẫn đến kết quả đạt đượccòn khiêm tốn, cần phải khắc phục bằng những giải pháp hữu hiệu
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài " Tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà – tỉnh Quảng Ninh" để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề nông nghiệp nông thôn và tổ chức thực thi chính sách trong đó
có tổ chức thực thi các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn đãđược nhiều nhà khoa học, tập thể, cá nhân quan tâm nghiên cứu, Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân có giáo trình "Chính sách kinh tế xã hội", do PGS TSĐoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền chủ biên; Những công trình
Trang 14nghiên cứu những vấn đề cụ thể của kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Namhiện nay như: "Kinh tế nông thôn" của TS Chu Hữu Quý chủ biên Đề tài
“Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời
đại” của nhóm tác giả GS.TS Vũ Trọng Khải, TS Đỗ Thúc Đồng và TS.
Phạm Bích Hợp; “Nông nghiệp - Nông dân - nông thôn là vật cản hay động
lực cho tăng tốc CNH” của TS Đặng Kim Sơn; “Về nông dân và chính sách với nông dân thời kỳ CNH – HĐH” của Nguyễn Văn Tâm; “Đổi mới quản lý
ở cấp huyện - xã đối với nông nghiệp - nông thôn” của TS Chu Tiến Quang;
“Đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn - thực trạng và định hướng” của TS.
Chu Tiến Quang vv Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp của tác giả PhanĐình Hà, đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bànhuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, bảo vệ năm 2011 Những công trình kểtrên đều đã nêu ra được những hiện thực khách quan, phân tích và đề xuấtđược những biện pháp khả thi cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ViệtNam hiện nay hoặc là đề cập đến vấn đề giải quyết các mâu thuẫn nảy sinhtrong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn
Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tổ chứcthực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải
Hà, tỉnh Quảng Ninh
Năm 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trên cơ
sở đó tỉnh Quảng Ninh và huyện Hải Hà đã ban hành kế hoạch và tổ chứctriển khai thực hiện đến nay đã được 04 năm Tuy nhiên cho tới nay việc tổchức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mớicủa huyện Hải Hà chưa nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học từ góc độ
cơ sở lý luận đến thực tiễn và mang tính hệ thống Từ đó xác định đượcnhững điểm mạnh, yếu và nguyên nhân để khắc phục, hoàn thiện tổ chức
Trang 15thực hiện Chương trình để đạt được mục tiêu và hiệu quả nhất Trên cơ sởnghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo với các địa phương kháctrong quá trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tổ
chức thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải
Hà, từ đó tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà đến năm 2020
- Nhiệm vụ của luận văn:
1 Xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng NTM;
2 Phân tích thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng NTM của huyện Hải Hà, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu vànguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức thực thi Chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà
3 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Hải Hà đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Qúa trình tổ chức thực thi Chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnhQuảng Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận theo quá trình tổchức thực thi chính sách để nghiên cứu các nội dung về tổ chức thực thi chươngtrình mục tiêu mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn cấp huyện
Trang 16- Phạm vi không gian: Huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 2010 – 2014; đề xuất giải pháp đếnnăm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung: Luận văn được xây dựng trên cơ sở phươngpháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, kết hợp với việc vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triểnkinh tế của Đảng và Nhà nước đối với việc tổ chức thực thi chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng NTM để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
Phương pháp chuyên ngành: Luận văn sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp (các văn bản, các đề tàinghiên cứu trước, niên giám thống kê, tạp chí, các báo cáo của địa phương,các số liệu trên các trang website ); phương pháp thống kê để đánh giá thựctrạng, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp diễn giải - quy nạp,phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, kết hợp với
lý thuyết hệ thống và tư duy logic để đề xuất giải pháp và luận giải các vấn đề
có liên quan của luận văn;
- Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia và các nhà quản lý địaphương về hệ thống văn bản, chính sách liên quan trong việc tổ chức thực thichương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
- Luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực như: Làm rõ khung lýthuyết, trên cơ sở đó phân tích thực trạng đánh giá khách quan điểm mạnh,điểm yếu của quá trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu Quốc gia vềxây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà
- Đưa ra một số đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện tổ chức thực thiChương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hải Hà
Trang 17- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp chínhquyền, các cán bộ công chức huyện Hải Hà, sinh viên, học viên có nhu cầutìm hiểu.
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hà tỉnhQuảng Ninh đến năm 2020
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNT mới
và phát triển nông thôn
* Khái niệm nông thôn: Có nhiều khái niệm về nông thôn được xem
xét trên nhiều góc độ như tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị:
Trên góc độ tự nhiên, nông thôn là vùng đất rộng lớn bao quanh các đôthị như thành phố, thị xã, thị trấn, có sự khác nhau về địa hình, khí hậu, thủyvăn…
Theo góc độ xã hội, nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của tập hợp dân cư,trong đó chủ yếu là nông dân, nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp,hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Nông thôn có vaitrò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (nông thôn lànơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân, cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu,cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn để tiêuthụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ)
Theo góc độ kinh tế, nông thôn chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thủy sản.Theo giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê Nin của Việt Nam: Nôngthôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệpchiếm tỷ trọng lớn, là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
Uỷ ban nhân dân xã
Trang 19Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theothời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới
* Phát triển nông thôn
Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển
nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bềnvững về môi trường Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, thuật ngữ nàyđược hiểu:
Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bềnvững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước vàcác tổ chức khác
1.1.1.2 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới là vùng nông thôn có nền sản xuất tiếp thu được nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoavăn hóa của nông thôn truyền thống Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính
thức về nông thôn mới Tuy nhiên có thể hiểu là: “Mô hình nông thôn mới là
tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng trên cơ sở nông thôn cũ (truyền thống, đã có) nhưng manh tính tiên tiến về mọi mặt” –Theo PGS –TSKH Phan Xuân Sơn
Xây dựng nông thôn mới là một đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầutất yếu ngày càng cao của con người Xây dựng và phát triển nông nghiệp,
Trang 20nông dân, nông thôn có thể khác nhau để phù hợp từng giai đoạn lịch sử.
Nông thôn mới trước hết là một vùng nông thôn chứ không phải đô thị
Là vùng nông thôn có những nét hiện đại mà nông thôn truyền thống không
có, nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới
Xây dựng nông thôn mới hiện nay có sự khác biệt so với các chươngtrình, dự án đầu tư cho nông thôn đã triển khai trước đây ở bốn mặt như sau:
Một là, nội dung xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự phát triểnnông thôn toàn diện, trước đây xây dựng nông thôn thường thông qua chươngtrình hay dự án chỉ giải quyết một số khía cạnh riêng lẻ
Hai là, Cơ chế phối hợp đồng bộ, trên cơ sở phát huy tổng lực của xãhội cho quá trình xây dựng NTM
Ba là, nguồn lực dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ
Sử dụng phương châm phát huy nội lực là chính, lấy sức dân lo cuộc sống chodân Trước đây, việc huy động nguồn nội lực có nhiều hạn chế, chưa phát huyhiệu quả năng lực của người dân và cộng đồng
Bốn là, xây dựng các xã điểm NTM làm cơ sở để nhân rộng cho các
Trang 21gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dânchủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ;
An ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dânngày càng được nâng cao; Giữ vững thể chế chính trị
1.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020
1.1.2.1 Mục tiêu chung:
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật từng bướchiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thônvới đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắcvăn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữvững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao
1.1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Theo Bộ tiêu chí quốc gia (TCQG) về nông thôn mới:
+ Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
+ Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
1.1.2.3 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới
So với xây dựng nông thôn trước đây, xây dựng nông thôn mới là chínhsách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mangtính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụthể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnhvực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạngrời rạc, hoặc duy ý chí Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo:
- Sản xuất nông nghiệp hiện đại: Sản xuất nông nghiệp của nông thônmới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp
Trang 22hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các
tổ chức nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp hiệnđại với phát triển công nghiệp và các ngành khác, đưa sản xuất nông nghiệp ởnông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự, tạo thuận lợi để hội nhập nền kinh
tế thế giới Có sự phân định rõ ràng giữa nông thôn và thành thị trong mốiquan hệ hỗ trợ và thúc đẩy
- Giữ gìn nét truyền thống của văn hóa Việt: Nước ta với truyền thốngvăn hóa lúa nước nên những phong tục tập quán lâu đời gắn bó rất nhiều vớisinh hoạt và sản xuất nông nghiệp nông thôn, với những sản phẩm văn hoátinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giản dị tiết kiệm, yêu quý quêhương…, tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù.Nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc mới làmôi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái Trong nông thôn truyềnthống, con người và tự nhiên sinh sống hài hoà với nhau Quá trình côngnghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến
ô nhiễm môi trường và phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu từ môi trường đemlại Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo giữ gìn và cải tạo môi trường tựnhiên vốn có của nông thôn truyền thống, đồng thời làm giảm nguy cơ ônhiễm môi trường
1.1.3 Nguyên tắc của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Nguyên tắc 1: Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựngnông thôn mới phải hướng tới thực hiện 19 tiêu chí của Bộ TCQG về nôngthôn mới đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủtướng Chính phủ
Trang 23- Nguyên tắc 2: Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địaphương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách,
cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể
do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổchức thực hiện
- Nguyên tắc 3: Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia,chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khaitrên địa bàn nông thôn
- Nguyên tắc 4: Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phảigắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và
cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt
- Nguyên tắc 5: Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồnlực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiệncác công trình dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làmchủ của người dân và công đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá
- Nguyên tắc 6: Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quátrình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân pháthuy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới
1.1.4 Nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng NTM được thể hiện trong chương trình MTQGxây dựng NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010), gồm 11 nội
Trang 24dung sau:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
+Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cảnước làm cơ sở đầu tư xây dựng NTM, thực hiện các nội dung của Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;
+ Nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triểnsản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khudân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêuchí quốc gia nông thôn mới;
+ Nội dung: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệthống giao thông trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trụcđường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạtchuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá); Hoàn thiện hệ thống cáccông trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn
xã Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM và năm 2020 là 95% số xã đạtchuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động vănhoá thể thao trên địa bàn xã Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thônđạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các côngtrình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế trên địa bàn xã Đến 2015 có 50% số xãđạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các côngtrình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục trên địa bàn xã Đến 2015 có 45%
số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn chỉnh trụ sở xã
Trang 25và các công trình phụ trợ Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có85% số xã đạt chuẩn; Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến
2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá).Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nộiđồng theo quy hoạch)
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
+ Nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệptheo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cườngcông tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hoá nông nghiệp, giảmtổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và pháttriển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm",phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghềcho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyếtviệc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn
- Giảm nghèo và An sinh xã hội.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM;+ Nội dung: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh vàbền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ)theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Tiếp tục triển khai Chương trìnhMTQG về giảm nghèo; Thực hiện các chương trình an sinh xã hội
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
Trang 26mới Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
+ Nội dung: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triểndoanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩyliên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
+Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xãđạt chuẩn;
+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia tronglĩnh vực Y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
+ Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn và 45% số xã
có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn Đến 2020 có 75% số xã có nhà vănhoá xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn
+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM
về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thực hiệnthông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
Trang 27thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân
cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiệncác yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã Đến
2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn
+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia vềnước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng các công trình bảo vệmôi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng,cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; Xây dựng cácđiểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cảitạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở cáccông trình công cộng…
Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị
-xã hội trên địa bàn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số
xã đạt chuẩn
+ Nội dung: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của BộNội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Ban hành chính sáchkhuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ởcác xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanhchóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này; Bổ sung chức năng, nhiệm
vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp vớiyêu cầu xây dựng nông thôn mới
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
+ Nội dung: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh;
Trang 28phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; Điều chỉnh và bổ sungchức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh
xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địabàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
1.2 Tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện
1.2.1 Khái niệm tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTMtrên địa bàn huyện là quá trình triển khai, chỉ đạo, quản lý, điều hành việcthực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTMthành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong các
cơ quan nhà nước thuộc chính quyền huyện nhằm hiện thực hóa những mụctiêu, nội dung Chương trình đã đề ra
1.2.2 Mục tiêu tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên dịa bàn huyện
Mục tiêu của tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng NTM trên địa bàn huyện là kết quả cần đạt được trong tương lai, nó thểhiện kỳ vọng của nhà nước, các chủ thể tham gia và các đối tượng quan tâmđến Chương trình Mục tiêu của tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện là nhằm đạt được các mục tiêu củaChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
1.2.3 Quá trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Quá trình tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới trên địa bàn huyện là một quá trình liên tục bao gồm các giai
Trang 29đoạn chính được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị triển
khai Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông
thôn mới của UBND huyện
1 Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới của UBND huyện
2 Lập kế hoạch, khảo sát đánh giá thực trạngnông thôn theo 19 tiêu chí, lập đề án triển khaiChương trình Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới
3 Ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
4 Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, tập huấn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Giai đoạn 2: Chỉ đạo triển
khai thực thi Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới của
3 Vận hành các ngân sách
4 Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành
5 Đàm phán và giải quyết xung đột
5 Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Giai đoạn 3: Kiểm soát sự
thực thi Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới của UBND
huyện
1 Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
2 Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện
3 Điều chỉnh Chương trình
4 Đưa ra sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi Chương trình
NTM trên địa bàn huyện
Nguồn: Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Trường ĐHKTQD Hà Nội,
năm 2012
Trang 301.2.3.1 Chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện
a) Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
• Bộ máy tổ chức thực Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới của UBND huyện bao gồm các cơ quan: Huyện ủy, UBNDhuyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; Ban Chỉ đạo Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện (sau đây gọi tắt là BanChỉ đạo huyện); cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới huyện (sau đây gọi tắt là cơ quan thường trực huyện) vàcác cơ quan liên quan khác
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện
HUYỆN ỦY – HĐND - UBND HUYỆN
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO HUYỆN
BÍ THƯ HUYỆN ỦY
Thành viên (Lãnh
đạo các Ban của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện)
CHỦ TỊCH HĐND, PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO HUYỆN
Thành viên
(Lãnh đạo cơ quan thông tin đại chúng: Đài phát thanh truyền hình huyện)
Thành viên
(Lãnh đạo các phòng, ban ngành
là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện)
Thành viên
Cơ quan thường
trực ban chỉ đạo -
Trang 31Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới của UBND huyện có nhiệm vụ:
(1) Huyện Ủy có nhiệm vụ: Chỉ đạo toàn diện về chủ trương, đường lối,định hướng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời chỉđạo cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới
(2) HĐND huyện có nhiệm vụ: Trên cơ sở kế hoạch thực hiện chươngtrình xây dựng nông thôn mới và đề xuất của UBND huyện, Ban chỉ đạoNTM huyện xem xét phân bổ, bố trí kinh phí, ban hành các chính sách vàgiám sát tổ chức thực hiện chương trình theo thẩm quyền
(3) UBND huyện có nhiệm vụ:
- Xây dựng và chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện cả giai đoạn, 5 năm vàhàng năm
- Thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh, cụ thể hóa, hướng dẫn các nộidung, các văn bản của UBND tỉnh cho phù hợp với điều kiện đặc điểm củađịa phương và chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện Chương trình
- Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngànhtrong việc tổ chức thực hiện Chương trình
- Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các Chương trình, dự án trên địa bàn;huy động các nguồn lực; quyết định phân bổ vốn, các cơ chế chính sách vàcác vấn đề liên quan để thực hiện Chương trình
- Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo huyện để giúp UBND huyện chỉđạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình xâydựng nông thôn mới trên phạm vi địa bàn huyện
- Chỉ đạo thực hiện sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình 5năm, hàng năm, quý để đánh giá kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế
Trang 32để kịp thời điều chỉnh, khắc phục.
(4) Ban Chỉ đạo huyện:
- Ban Chỉ đạo huyện do Bí thư huyện ủy làm Trưởng ban, Phó Trưởngban thường trực là Chủ tịch UBND huyện và Phó Trưởng ban là Chủ tịchHĐND và Phó chủ tịch UBND huyện; các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạocác phòng, ban ngành liên quan; các tổ chức chính trị, xã hội huyện Cơ quanthường trực Ban Chỉ đạo cấp huyện là phòng Nông nghiệp & PTNT huyện
- Có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nộidung của Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện
- Chỉ đạo UBND các xã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới cấp xã
(5) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện:
- Phòng Nông nghiệp và PTNT là Cơ quan thường trực Chương trình
Cơ quan thường trực Chương trình chủ trì phối hợp với các phòng, ban,ngành của huyện tham mưu giúp UBND huyện quản lý Chương trình và cónhiệm vụ:
+ Thống nhất với các phòng chuyên môn hướng dẫn các xã lập kếhoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện Chương trình xây dựngNTM từng năm trên địa bàn báo cáo UBND huyện
+ Tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện các dự án thuộc Chương trình vềxây dựng NTM của các xã gửi phòng Tài chính – Kế hoạch để thực hiện lồngghép các nguồn vốn trên địa bàn
+ Trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh,Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh; chủ trì phối hợp các đơn vị liên quantham mưu đề xuất UBND huyện ban hành hướng dẫn phù hợp với điều kiện
ở địa phương
+ Thực hiện một số nội dung của dự án đầu tư, bồi dưỡng nâng cao
Trang 33năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới khi được UBND huyện giao.
+ Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện tổ chức kiểm tra, theodõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của UBND tỉnh và Ban xâydựng nông thôn mới tỉnh
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện phân công
- Các phòng, ban ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúpUBND huyện trong việc tổ chức thực hiện Chương trình, chủ động phối hợpvới phòng Nông nghiệp và PTNT trong việc triển khai nhiệm vụ của Ban chỉđạo xây dựng NTM huyện giao
• Nhân sự thực hiện Chương trình:
Nhân sự thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới của UBND huyện: Là cán bộ công chức trong bộ máy thực hiệnChương trình
b) Lập kế hoạch triển khai Chương trình
Dựa trên Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mớicủa tỉnh, các cơ quan trong bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình của UBNDhuyện cần lập các kế hoạch triển khai Chương trình trên địa bàn huyện
Các kế hoạch cần lập bao gồm:
• Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới của UBND huyện giai đoạn 5 năm, hàng năm, hàng quý vàhàng tháng
• Kế hoạch tiến độ thực hiện nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện giai đoạn 5 năm, hàng năm vàhàng quý
• Kế hoạch tuyên truyền các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng NTM
• Kế hoạch phân bổ vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 5 năm và
Trang 34hàng năm.
• Kế hoạch đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu
quả ở nông thôn
• Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công
tác xây dựng nông thôn mới
• Kế hoạch kiểm tra, giám sát kế quả thực hiện Chương trình
Ngoài ra, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng các kếhoạch khác hoặc điều chỉnh kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trìnhphù hợp với tình hình thực tế
c Ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình NTM của huyện.
Trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cơquan tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương ban hành các vănbản nhằm hướng dẫn, cụ thể hóa Chương trình cho các chủ thể và đốitượng của Chương trình, tạo khuôn khổ pháp lý cho quá trình tổ chức thựchiện Chương trình Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngànhTrung ương, UBND tỉnh, UBND huyện sẽ ban hành hoặc giao các cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện ban hành các văn bản nhằm mục tiêu:
• Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền vận động mọi tổ chức, cá
nhân và đông đảo quần chúng nhân dân hiểu, nhiệt tình hưởng ứng và chungsức để cùng tham gia xây dựng nông thôn mới
• Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, UBND cấp xã
lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, xã
• Cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới của các Sở, ban ngành của tỉnh sao cho
Trang 35phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
• Tiếp nhận các phản hồi, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình tổ chức thực hiện của các địa phương để kịp thời chỉ đạo, điềuhành, hướng dẫn hoặc phản ánh về các Sở, ban ngành của tỉnh để kịp thời cónhững điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện của huyện
d) Tổ chức tập huấn triển khai Chương trình
Tập huấn triển khai Chương trình là tập huấn cho cán bộ làm công tácxây dựng nông thôn mới các cấp Những nội dung tập huấn bao gồm:
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM;nội dung xây dựng nông thôn mới của Chương trình ; nguyên tắc, phươngpháp, cơ chế vận hành trong xây dựng NTM; Phương pháp chỉ đạo, điềuhành, quản lý Chương trình xây dựng NTM; phát triển kinh tế và phát triểncác hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Quy chế dân chủ ở cơ
sở và sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia thực hiện Chương trìnhxây dựng NTM; kỹ năng về tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồngtham gia xây dựng NTM,
Các lớp tập huấn được tiến hành hàng năm Đồng thời cần xuất bản cáctài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, bản tin, sổ tay xây dựng nông thôn mới, để cán
bộ có cẩm nang để triển khai ở xã, thôn, bản UBND huyện sẽ tổ chức, phâncông chức năng nhiệm vụ đối với từng cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơquan phối hợp, cơ quan liên quan trong các hoạt động tập huấn nói trên
1.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện
Chỉ đạo thực hiện Chương trình là việc tổ chức triển khai Chương trình,đưa Chương trình vào thực tiễn thông qua các kênh truyền dẫn sau:
a) Truyền thông và tư vấn về Chương trình
Các cơ quan tổ chức thực hiện Chương trình cần vận hành hệ thốngtruyền thông, tư vấn đại chúng và chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn
Trang 36việc thực hiện Chương trình, giúp chính quyền xã và người dân biết vềChương trình, hiểu về Chương trình và chấp nhận Chương trình từ đó ủng hộ
và tham gia thực hiện Chương trình một cách tự nguyện Để Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng NTM thực hiện đạt hiệu lực, chính quyền cáccấp cần thực hiện những việc sau:
• Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về xâydựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trongsuốt quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM
• Thông báo các tiêu chí để đạt được xã nông thôn mới, huyện nông
thôn mới và tỉnh nông thôn mới
• Thông báo công khai mức đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối
với đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổinghề,
b) Tổ chức thực hiện các kế hoạch triển khai Chương trình
Chương trình sẽ được triển khai cụ thể thông qua các nội dung hoạtđộng chủ yếu như đã trình bày ở trên nhằm đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêuchí quốc gia về xây dựng NTM Để các nội dung của Chương trình triển khaithành công thì các cơ quan, đối tượng liên quan tổ chức thực hiện sẽ thực hiệncác kế hoạch đã được lập như: Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND huyện cả giai đoạn,
5 năm và hàng năm; kế hoạch tuyên truyền các nội dung Chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; kế hoạch phân bổ vốn thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 5 năm
và hàng năm; kế hoạch đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
có hiệu quả ở nông thôn; kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chocán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới và Kế hoạch kiểm tra, giám sát
Trang 37kết quả thực hiện Chương trình.
Việc tổ chức thực hiện các kế hoạch này liên quan đến những cán bộcông chức, vì vậy cần tạo động lực cho họ thực hiện tốt các kế hoạch bằngcác công cụ khuyến khích hợp lý
c) Vận hành các ngân sách
Chương trình chỉ thực hiện tốt khi được bố trí các nguồn lực về tàichính để thực hiện các nội dung Chương trình nhằm đạt được các tiêu chítrong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là mộtChương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh Quốc phòng
Để đảm bảo thực hiện thành công Chương trình, nguồn vốn huy động từnhiều nguồn khác nhau Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (ngânsách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh, huyện, xã) được phân bổ để xây dựngnông thôn mới thông qua lồng ghép các Chương trình, dự án và hỗ trợ trựctiếp cho Chương trình
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch ngân sách của các xã và nguồn ngânsách Trung ương, tỉnh hỗ trợ, Ban Chỉ đạo tỉnh trình UBND huyện phân bổ đểcác xã đầu tư xây dựng NTM
Các phòng, ban ngành căn cứ vào các Chương trình, dự án đang triểnkhai trên địa bàn để bố trí lồng ghép để xây dựng nông thôn mới
• Vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình, dự án hỗ
trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếptheo trên địa bàn gồm: Chương trình giảm nghèo; Chương trình quốc gia vềviệc làm; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
• Vốn trực tiếp cho Chương trình từ ngân sách Trung ương, tỉnh để đầu
tư cho các hạng mục: Lập quy hoạch; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lựccho cán bộ xây dựng nông thôn mới; hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, cơ
Trang 38quan thường trực huyện; hỗ trợ đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn;xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nông thôn mới; hỗ trợ đầu tư pháttriển nông nghiệp, nông thôn; chi cho công tác khuyến nông và chi cho côngtác truyên truyền.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, để phát huy sự tham gia của cả
xã hội vào xây dựng nông thôn mới, Chương trình còn huy động sự tham giađóng góp của cộng đồng dân cư, các tổ chức cá nhân Đồng thời huy động tối
đa các nguồn vốn khác như: Vốn tín dụng, từ các doanh nghiệp, hợp tác xã vàcác loại hình kinh tế khác vào phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới
đ) Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan ban ngành
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai trênđịa bàn huyện do Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện là cơ quanđầu mối phụ trách Cơ quan này là đầu mối chỉ đạo, điều hành và phối hợpthực hiện Chương trình Ban Chỉ đạo huyện bao gồm cả các tổ chức, cơ quan,đơn vị như: Các Ban của Huyện ủy: Tuyên giáo, Dân vận, Tổ chức; các tổchức chính trị xã hội; các cơ quan thông tin đại chúng Những cơ quan ở trêncần có sự phối hợp về những nội dung khác nhau, do đó cần có những công cụphối hợp, như kế hoạch phối hợp cụ thể về thời gian, nội dung, cơ quan phốihợp, các phương tiện và nguồn lực cần thiết
Ban Chỉ đạo huyện cần chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động với cácBan Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của các xã
e) Đàm phán và giải quyết xung đột
Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới của UBND huyện có thể phát sinh một số xung độtgiữa các phòng, ban ngành với nhau, giữa các cơ quan tổ chức thực hiện củatỉnh với UBND huyện, Ban Chỉ đạo huyện, Ban chỉ đạo xã Những xung độtnày có thể do những hạn chế của Chương trình, do các kế hoạch triển khai
Trang 39chưa hợp lý hoặc do các chủ thể tổ chức thực hiện Chương trình Ban Chỉđạo huyện cần phải tăng cường chỉ đạo và có những giải pháp để giải quyếtxung đột này nếu phát hiện những vấn đề chưa hợp lý.
f) Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Phát triển dịch vụ hỗ trợ cho việc xây dựng nông thôn mới là một nộidung quan trọng của chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới Các dịch vụ hỗ trợ gồm:
• Dịch vụ hỗ trợ xây dựng quy hoạch nông thôn mới.
• Dịch vụ hỗ trợ tư vấn thiết kế, giám sát thi công.
• Dịch vụ hỗ trợ thi công công trình.
• Dịch vụ hỗ trợ thông tin, tuyên truyền.
• Dịch vụ hỗ trợ tư vấn các kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
cho nông dân
UBND huyện có chức năng chỉ đạo các phòng, ban ngành, UBND các
xã trong việc thuê các doanh nghiệp, đơn vị thực hiện các dịch vụ về các nộidung xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định sau:
• Lựa chọn, quyết định thuê các doanh nghiệp, tổ chức có năng lực thực
hiện các dịch vụ về các nội dung xây dựng nông thôn mới
• Các doanh nghiệp, đơn vị có đủ năng lực thực hiện các dịch vụ về các
nội dung xây dựng nông thôn mới phải có đủ điều kiện theo quy định củapháp luật
1.2.3.3 Kiểm soát sự thực hiện chính sách của huyện
Để Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được thực hiện
tốt cần có các hoạt động kiểm soát thực hiện Chương trình Mỗi chủ thể sẽthực hiện phạm vi nhất định nhằm thực hiện mục tiêu Chương trình một cáchtốt nhất
Các chủ thể kiểm soát bao gồm: Huyện ủy (Bí thư, phó bí thư), HĐND
Trang 40huyện (Chủ tịch, phó chủ tịch hoặc các ban của HĐND), UBND huyện (Chủtịch, Phó chủ tịch), Ban Chỉ đạo huyện, cơ quan thường trực, các phòng, banngành cấp huyện Ngoài ra khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, cộngđồng dân cư tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình.
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ban Chỉ đạo huyện, cơ quan thườngtrực và các cơ quan ban ngành cấp huyện cần xây dựng kế hoạch và thực hiệnkiểm tra, giám sát thường xuyên kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mớiquý, 6 tháng, năm và các kế hoạch giám sát chuyên đề cụ thể Thông quagiám sát để đảm bảo cho Chương trình thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu,tiến độ và qua đó để có những điều chỉnh, chỉ đạo phù hợp
a) Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện Chương trình
Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới là vấn đế lớn, sâu rộng trên tất cả các mặt của đời sống dân cư nôngthôn, với sự vào cuộc của tất cả các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã và vớinhiều tổ chức, đơn vị tham gia Do đó, UBND huyện và các cơ quan banngành cần phải có hệ thống thông tin phản hồi để nắm bắt các khó khăn,vướng mắc để kịp thời tháo gỡ cho cơ sở, đồng thời có sự động viên, khuyếnkhích và khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến trong xây dựng nôngthôn mới để đúc kết và nhân rộng
• Những thông tin cần nắm bắt bao gồm:
- Thông tin đầu vào cần thiết như kinh phí phân bổ, nguồn nhân lựccần thiết cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới, hoạt động hỗ trợ pháttriển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các mô hình sản xuất nông sản chủlực; đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp;
- Thông tin về tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới
- Thông tin về kết quả đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội ở nôngthôn, về tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM, về