Tình hình Dịch vụ Du lịch Vịnh Hạ Long

49 1.1K 7
Tình hình Dịch vụ Du lịch Vịnh Hạ Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Do đó việc tìm hiểu và khai thác những giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của Vịnh Hạ Long phục vụ du lịch là một trong những điều rất cần thiết. Khi đến với Vịnh Hạ Long du khách sẽ được cảm nhận, hòa mình vào trong những cảnh sắc của tài nguyên thiên nhiên hùng vĩ với những đảo đá tuyệt đẹp, hang động lộng lẫy nhiều nhũ đá, măng đá, những bãi tắm trong xanh, …và tài nguyên văn hóa phong phú như những kho tàng cổ vật của con người, những kiến tạo kỳ vĩ và rất đặc biệt của hệ thống đảo đỏ… Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, với những giá trị đặc trưng độc đáo của mình, Vịnh đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới ( tháng 12/ 1994 và tháng 11/ 2000 ). Việc được công nhận là Di sản Thế giới một mặt là vinh dự và tự hào lớn của Việt Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho nước ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hóa và xã hội. Đồng thời đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản và nhất là việc khai thác 1 cách có hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên này phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Để giới thiệu, tôn vinh những giá trị đặc sắc và vẻ đẹp kỳ vĩ của khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, đồng thời đưa ra những định hướng, đề xuất góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị, sử dụng và khai thác du lịch có hiệu quả khu Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long. Bài nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích đánh giá tình hình, thực trạng dịch vụ du lịch Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao dịch vụ du lịch tại đây. Nội dung bài nghiên cứu gồm: Chương I: Cơ sở lý luận và giới thiệu khái quát về Vịnh Hạ Long Chương II: Thực trạng chất lượng dịch vụ tại Vịnh Hạ Long Chương III: Đề xuất phát triển du lịch Vịnh Hạ Long

Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VỊNH HẠ LONG 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch - Du lịch: Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm. Bên cạnh đó, Luật Du Lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) đã nêu rõ: - Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. - Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. - Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. - Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. - Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. - Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. - Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. - Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. - Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. 1 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa - Chất lượng dịch vụ: là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp. - Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu. 1.1.2. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát. - Cơ cấu của sản phẩm du lịch: + Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. + Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. + Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch Sản phẩm du lịch trên cơ sở lý thuyết bao gồm ba thành phần cơ bản: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch và chất lượng dịch vụ. Như vậy để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch phải phân tích mối quan hệ giữa chất lượng du lịch thông qua đánh giá của khách hàng (hay sự thỏa mãn của khách hàng) và 3 yếu tố nêu trên. Hai khái niệm chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng lại cùng được nghiên cứu, đo lường và đánh giá dựa trên việc so sánh với ý kiến của khách hàng trước và sau khi sử dụng dịch vụ. Sự thỏa mãn khách hàng chịu tác động bởi mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ trong quá trình tiêu dùng. Nói cách 2 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa khác, để đánh giá chất lượng dịch vụ hay sự thỏa mãn khách hàng, chúng ta phải dựa trên những mức độ kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ trước khi tiêu dùng và cảm nhận của họ sau khi sử dụng. Quan hệ giữa giá và sự thỏa mãn Tác động của giá lên sự thỏa mãn nhận được sự quan tâm ít hơn nhiều so với vai trò của sự kỳ vọng và các cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, nhưng các đề xuất dựa vào giá đối với sự thỏa mãn được đề nghị nghiên cứu và thực hành khá rộng rãi. Giá sau khi mua có tác động dương lên sự thỏa mãn và bản thân nó chịu ảnh hưởng dương của các cảm nhận về giá trước khi mua, mặt khác cảm nhận giá trước khi mua cũng có tác động dương lên sự thỏa mãn. Mối quan hệ giữa kinh nghiệm đi du lịch; học vấn và sự thỏa mãn của du khách Kinh nghiệm trước đó của con người có ảnh hưởng rất nhiều đến sự kì vọng của họ. Kinh nghiệm có đuợc do học hỏi và sự từng trải, mức độ kinh nghiệm gia tăng thì kì vọng cũng tăng theo. Tương tự vậy, khi trình độ học vấn càng cao thì người ta càng kì vọng nhiều hơn vào chất lượng của các dịch vụ. Mặt khác, dịch vụ nhận được là những gì mà khách hàng thực sự nhận được khi họ sử dụng xong dịch vụ. Do dịch vụtính vô hình, không đồng nhất, không lưu giữ và tiêu thụ đồng thời nên khách hàng nhận biết được dịch vụ sau khi đã so sánh với kì vọng của mình, qua đó nhận thức về chất lượng các dịch vụ mà mình đã sử dụng. Chính vì vậy, khi mức độ kì vọng càng cao, người ta thường có xu hướng đánh giá về chất lượng dịch vụ khắt khe hơn những đối tượng khác. Loại du khách ảnh hưởng đến nhân tố sự thỏa mãn Nơi cư trú thường xuyên của du khách là cơ sở để chúng ta phân loại khách (khách quốc tế và khách nội địa). Khoảng cách giữa nơi cư trú thường xuyên với điểm đến du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thỏa mãn và các nhận định khác của khách. Bởi lẽ, khi khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, văn hóa, phong tục tập quán, tính cách dân tộc…càng lớn. Do vậy du khách thường có tâm lý đánh giá cao các giá trị vật chất - tinh thần mà đối với họ đó thật sự là những điều mới lạ. Thu nhập du khách liên quan đến sự thỏa mãn của họ khi đi du lịch Theo John Maynard Keynes thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ của tăng thu nhập. Nhìn chung phần đông du khách có thu nhập cao 3 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa sẽ chi cho các dịch vụ nhiều hơn. Và khi đó họ cũng mong muốn được nhận lại sự phục vụ có chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự kì vọng, và như vậy sự thỏa mãn sẽ khó đạt được hơn. Mối quan hệ giữa tuổi của du khách và sự hài lòng của du khách Mỗi một lứa tuổi mang một tâm lý đặc trưng, tức là tâm lý ở các nhóm tuổi khác nhau là khác nhau. Riêng đối với yếu tố “giới tính”, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự khác biệt trong quá trình cảm nhận chất lượng dịch vụ giữa hai giới nam và nữ. 1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch a. Tính hấp dẫn Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: tính hấp dẫn du lịch là yếu tố tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tượng và cảnh quan tự nhiên, quy mô của điểm tham quan. b. Tính an toàn Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường. - Rất an toàn: Bảo đảm an sinh và không có thiên tai. - Khá an toàn: Bảo đảm an sinh và thiên tai, nhưng có hoạt động bán hàng rong. - An toàn trung bình: Có hoạt động bán hàng rong và có hiện tượng ăn xin. - Kém an toàn: Xảy ra cướp giật, ảnh hưởng đến tính mạng của du khách. 4 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa c. Tính bền vững Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai. - Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại. Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, > 100 năm hoạt động du lịch diễn ra liên tục. - Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc từ 20 - 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục. - Trung bình bền vững: Nếu có 1 - 2 bộ phận bị phá hoại đáng kể phải có sự trợ giúp tích cực của con người mới hồi phục được. Thời hạn hoạt động từ 10 - 20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế. - Kém bền vững: Có 2 - 3 thành phần, bộ phận bị phá hoại nặng. Tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn. d. Tính thời vụ Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn. - Rất dài: triển khai du lịch suốt năm. - Khá: 200 - 250 ngày. - Trung bình: 100 - 200 ngày. - Kém: < 100 ngày. e. Tính liên kết - Rất tốt: nếu có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết. - Khá: 3 - 5 điểm du lịch. - Trung bình: 2 - 3 điểm du lịch. - Kém: chỉ có một hoặc không có điểm du lịch nào xung quanh để liên kết được. 5 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa 1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá cơ sở du lịch a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn của quốc gia. - Rất tốt: Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế > 3 sao. - Khá: Đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế 1 - 2 sao. - Trung bình: Có được một số cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật nhưng chưa đồng bộ và chưa đủ tiện nghi. - Kém: Còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, nếu có thì chất lượng thấp hoặc tạm thời thiếu hẳn thông tin liên lạc. b. Sức chứa khách du lịch Là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm du lịch cho một đoàn khách du lịch đến trong một ngày hợp đồng. Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Vì thế sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt. - Rất lớn: sức chứa trên 1000 người/ ngày . - Khá lớn: sức chứa 500 - 1000 người/ ngày - Trung bình: sức chứa 100 - 500 người/ ngày - Kém: sức chứa dưới 100 người/ ngày 1.1.6. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành cung cấp dịch vụ. 6 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng với 5 nhóm yếu tố: 1. Sự tin cậy (Reliability): khả năng cung ứng dịch vụ đúng như đã hứa với khách hàng. 2. Sự đáp ứng (Responsiveness): sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ nhanh chóng 3. Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ lịch sự, niềm nở với khách hàng 4. Sự đồng cảm (Empathy): sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng 5. Yếu tố hữu hình (Tangibles): các phương tiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu quảng cáo… và bề ngoài của nhân viên của tổ chức du lịch. 1.1.7. Sự thỏa mãn Sự thỏa mãn là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kì vọng của người đó (Philip Kotler, 2001). Kỳ vọng được xem như là ước mong hay mong đợi của con người. Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin, truyền miệng từ bạn bè, gia đình .Trong đó nhu cầu cá nhân là yếu tố được hình thành từ nhận thức của con người mong muốn thỏa mãn cái gì đó như nhu cầu thông tin liên lạc, ăn uống, nghỉ ngơi… Như vậy dựa vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, có thể chia sự thỏa mãn thành ba mức độ cơ bản khác nhau: + Mức không hài lòng: Khi mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn kì vọng + Mức hài lòng: Khi mức độ nhận được của khách hàng bằng kì vọng + Mức rất hài lòng và thích thú: Khi mức độ nhận được của khách hàng lớn hơn kì vọng. 1.2 Giới thiệu chung về Vịnh Hạ Long Quảng Ninh - một trong 3 đỉnh của tam giác phát triển kinh tế phía Bắc: Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, là một địa danh giàu tiềm năng du lịch.Quảng Ninh sở hữu danh thắng nổi tiếng là Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo.Vịnh Hạ 7 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa Long là địa điểm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam. 1.2.1 Lịch sử hình thành Có thể khẳng định rằng, trang sử đá Hạ Longhình ảnh sinh động nhất về lịch sử địa chất của khu vực, nó ghi lại quá trình hình thành, vận động kiến tạo của vỏ trái đất cách ngày nay 250- 270 triệu năm. Cuộc chuyển động uốn nếp Caledonie và thuộc điệp Carbon thường và Permi tạo khu vực Đông Nam Á thành đảo núi xen kẽ các trũng biển.Cách ngày nay 175 triệu năm cuộc vận động tạo sơn Indossinias mạnh, nâng các trũng biển thành lục địa.Mặc vậy, địa hình Vịnh Hạ Long về cơ bản vẫn không thay đổi cho tới ngày nay.Vì vậy, Hạ Long không chỉ đẹp mà còn là bảo tàng địa chất quý giá, được gìn giữ ngoài trời đã quá 250 triệu năm. Bờ và trong lòng Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều hệ tầng trầm tích thành phần cacbonat và lục nguyên với nhiều di tích cổ sinh vật dưới dạng hoá thạch, trong đó có các ngành động thực vật đã bị biến mất trên trái đất. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của quá trình địa chất và tiến hoá của sự sống. Lịch sử địa chất lâu dài của Vịnh Hạ Long được biết ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, với nhiều lần tạo sơn – biến thoái, sụt chìm - biển tiến. Khu vực Vịnh Hạ Long đã từng là biển sâu vỏo các kỷ Odovic – Silua ( khoảng 500 – 410 triệu năm trước), là biển nông vào các kỷ Carbon – Pecmi (khoảng 340 – 250 triệu năm trước), biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen - đầu kỷ Neogen (khoảng 26- 20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển tiến trong kỷ Nhân Sinh (khoảng 2 triệu năm qua). Xen kẽ với các thời kỳ biển tồn tại là các thời kỳ lục địa.Vịnh Hạ Long đã trải qua những thời kỳ cổ địa lý rất đặc biệt. Kỷ Carbon (khoảng 340 – 285 triệu năm trước) là thời gian nóng ẩm của trái đất, phát triển môi trường đầm lầy thực vật thuận lợi cho hình thành các bể than khổng lồ ở Châu Âu thì ở Vịnh Hạ Long lại là vùng biển nông, khí hậu khô nóng để hình thành nên tầng đá vôi dày. Trái lại, vào kỷ Trias (khoảng 240- 195 triệu năm trước) khi trái đất nói chung, Châu Âu nói riêng có khí hậu khô nóng thì khu vực Vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ. Vịnh Hạ Long còn là mẫu hình tuyệt vời về cấu trúc địa chất Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, trải qua trên 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng 8 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003. 1.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên trên Vịnh Hạ Long • Vị trí địa lý Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía đông bắc Việt Nam, thuộc địa phận Quảng Ninh có toạ độ từ 106°56’ đến 107°37’ kinh độ đông và 20°43’ đến 21°09’ vĩ độ bắc. Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà ( TP Hải Phòng), phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông tiếp giáp với Biển Đông. Vịnh Hạ Long là một phần của đại lục Châu Á bị chìm xuống biển nơi sâu nhất không quá 200m, với diện tích 1500 km², có 1600 đảo lớn nhỏ, trong đó có gần 1000 đảo có tên. • Địa hình Địa hình Hạ Long với hệ thống hang động là một kiểu đặc sắc của địa hình Karst với những đảo núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng bằng cát mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng. Chúng ta có thể hoàn toàn tìm thấy ở Hạ Long những dạng địa hình rất độc đáo và có vai trò lớn đó là: Dạng địa hình đá vôi: được hình thành cách đây 250 đến 280 triệu năm, qua quá trình vận động tạo sơn của vỏ trái đất là phần rỡa của đại lục Châu Á chìm xuống mặt Vịnh rộng khoảng 1500km², có hàng ngàn đảo đá và hang động kỳ diệu. Một phần diện tích đáng kể của đảo là núi, các đảo nhỏ ngoài khơi có ngọn cao tới 150m đến 200m, chủ yếu các đảo cấu tạo bằng đá phiến tựa những chiếc mộc bản chạy song song với các rặng núi trong đất liền. Địa hình bờ bãi biển: Đặc trưng địa hình là sườn thoải, cát trắng, nước biển trong xanh. Trong đó có những biển đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như: Bãi Cháy. Ti Tốp, Quan Lạn, Ba Trái Đào… với nhiệt độ trung bình 25°c rất lý tưởng. 9 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa • Khí hậu Khí hậu của Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung có khí hậu tiêu biểu của các tỉnh miền Bắc Việt Nam, mang tính chất nhiệt đới ẩm. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng biển nhiệt đới gió mùa.Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều gió thình hành là gió nam.Mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa, gió thịnh hành là gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 25oc, độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, lượng mưa hàng năm lên tới 2000-2200mm/năm, số ngày mưa trung bình là 90 – 170 ngày. Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình (biên độ triều từ 3, 5 – 4,0m. Độ mặn của nước biển từ 31-34, 5MT, mùa mưa thấp hơn. Bảng 1: Những thay đổi nhiệt độ trung bình của Vịnh Hạ Long Tháng 3 - 4 5 - 8 9 - 10 11 - 12 Nhiệt độ TB 14 – 22 o 25 – 30 o 20 – 25 o 12 – 19 o Vịnh Hạ Long được che chắn bởi ba phía cùng với địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng nên đây là vùng vịnh khá tĩnh, tần xuất lặn sóng chiếm khoảng 80 – 84%. Nhìn chung khí hậu Hạ Long khá thuận lợi cho hoạt động du lịch đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời kỳ gió mùa nồm nam rất thuận lợi cho loại hình du lịch biển. • Thủy văn Trong khu vực của Vịnh Hạ Long, lượng nước song với phù sa đổ vào biển hầu như không có nên nước biển thường trong, có độ mặn cao, đáy cát mịn. Có thể nói hiếm có nơi nào mặt nước lại trong xanh và đẹp tĩnh lặng như Hạ Long. Thuỷ triều Hạ Long có chế độ nhật triều đối với biên độ lớn từ 4 – 4,5m là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện mạo và cảnh quan bờ, đảo. Việc lợi dụng con nước triều có thể đưa khách đi thăm những nơi đẹp, huyền bí của Vịnh. Việc nắm vững quy luật thủy triều có thể tạo ra những cơ hội cho hoạt động du lịch biển như: du thuyền, lướt ván, lặn biển, tham quan đánh bắt cá của làng chài và vãn cảnh biển. • Tài nguyên động – thực vật Các kết quả nghiên cứu cho thấy Vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ 10 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 [...]... một trong 2 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam bên cạnh vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI VỊNH HẠ LONG 2.1 Các yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ tại Vịnh Hạ Long Bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên ban tặng cho Vịnh Hạ Long, chất lượng dịch vụ du lịch tại Vịnh Hạ Long còn phải... nhóm sản phẩm; du lịch tham quan ngắm cảnh, du lịch nghỉ biển, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa lễ hội, làng nghề, di chỉ khảo cổ, du lịch tàu biển,… Trên thực tế, những năm qua, hoạt động du lịchVịnh Hạ Long mới chỉ phổ biến là hình thức du lịch đại trà hay du lịch thông thường, nghĩa là du khách đến Hạ Long cơ bản mới chỉ dừng lại ở ngắm cảnh, tắm... tiến du lịch còn yếu, chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của Vịnh Hạ Long Chương 3: ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 3.1 Những định hướng phát triển du lịchVịnh Hạ Long 3.1.1 Định hướng phát triển du lịch của cơ quan chính quyền 31 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa Với mục tiêu phát triển Hạ Long thành trung tâm du lịch hạt nhân của vùng duyên... tham quan vịnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lễ hội Thị trường khách Pháp: khách du lịch Pháp cầu kỳ, khá sành trong việc lựa chọn dịch vụ du lịch Họ thích nghỉ tại các khách sạn 3-4 sao và các kiểu nhà nghỉ giải trí, yêu cầu chất lượng phục vụ cao Do vậy, khách Pháp thường thích loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trên Vịnh Hạ Long, du lịch mạo hiểm Khách du lịch Pháp... tham quan Vịnh Hạ Long năm 2007-2008 và 2 tháng đầu năm 2009 Đơn vị Doanh thu du lịch Quảng Ninh Doanh thu du lịch Vịnh Hạ Long Vận chuyển khách thăm Vịnh Vé thăm Vịnh Năm 2007 Năm 2008 Tỷ đồng 2046 2400 2 tháng đầu năm 2009 452,642 Tỷ đồng Tỷ đồng 183,583 51,43 203,249 87,35 25,508 11,636 Nguồn: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long 2.5 Nhận xét chung tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long Theo... cho du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng và du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung 24 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa 2.3 Các loại hình dịch vụ Việc phát triển du lịchVịnh Hạ Long phải căn cứ vào nhu cầu, sở thích cũng như khả năng chi trả của các đối tượng du khách khác nhau để làm phong phú thêm các loại hình du lịch của mình, đó là phát triển các nhóm sản phẩm; du lịch. .. những hình thức du lịch này cũng đã tạo nên những lợi ích kinh tế cho địa phương, bảo tồn văn hóa địa phương và ít nhiều góp phần giáo dục môi trường cho du khách, cũng như tập thể, cá nhân tham gia hoạt động du lịch Hiện nay, một số loại hình du lịch đang được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa thích tham quan khám phá Vịnh Hạ Long đó là: Du lịch tham quan: là loại hình du lịch phổ biến ở Vịnh Hạ Long. .. triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, vùng biển đảo phía Bắc và của cả nước Sự phát triển này có thể thấy rõ qua số lượng chương trình du lịch đã và đang được phục vụ tại vịnh Hạ Long, tuyến điểm du lịch khai thác và chất lượng của các chương trình du lịch đó • Tuyến điểm tham quan du lịch Hiện nay, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã và đang đưa vào khai thác phục vụ du khách một số tuyến điểm tham quan trên vịnh. .. tại khu vực du lịch Vịnh Hạ Long 2.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long Hiện nay việc khai thác phục vụ du lịchVịnh Hạ Long chỉ tập trung chủ yếu ở những vùng ven bờ, điều này làm cho sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị đích thực của khu vực di sản thiên nhiên thế giới.Khai thác và hoạt động du lịch của toàn bộ khu vực... Vịnh Hạ Long đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, cũng như với thành phố Hạ Long, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long, tạo thương hiệu đặc trưng Du lịch Hạ Long 2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 30 Phạm Thị Thanh Hoa - 1054010014 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Hòa Bên cạnh những ưu điểm, tình hình

Ngày đăng: 09/09/2013, 20:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan