1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn tư tưởng hồ chí minh ở các trường đại học địa phương miền bắc tt

28 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 521,5 KB

Nội dung

Việc giảng dạy môn học TTHCM ở các trường ĐH là vấn đề hết sức quan trọng,giúp SV có được những kiến thức cơ bản về cách mạng Việt Nam qua lăng kính củaTTHCM; nhận rõ vị trí, vai trò của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐOÀN SỸ TUẤN

BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

ĐỊA PHƯƠNG MIỀN BẮC

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn GDCT

Mã số: 9 14 01 11

TÓM TẮTLUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Bùi Văn Quân

TS Nguyễn Đức Thìn

Phản biện 1: PGS.TS Đặng Quốc Bảo

Học viện Quản lý Giáo dục

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Xuân Trung

Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

Phản biện 3: PGS.TS Lại Quốc Khánh

Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường họp

tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi giờ phút , ngày tháng năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Đoàn Sỹ Tuấn (6/2013), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng DH môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐH, CĐ.”, Tạp chí khoa học ĐH sư phạm

Giáo chức Việt Nam, (114), tr.9-13

4 Đoàn Sỹ Tuấn, Phạm Thanh Xuân (2016), “Biện pháp nâng cao năng lực tự học của SV trong DH môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐH”, Kỉ yếu

Hội thảo khoa học Quốc gia: Nghiên cứu và giảng dạy LLCT ở các trường ĐHhiện nay Trường ĐHSP Hà Nội

5 Đoàn Sỹ Tuấn (Chủ biên), 2016, “Hướng dẫn tự học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội

6 Đoàn Sỹ Tuấn; Phạm Thanh Xuân, Lê Hồng Phượng (2016), “Nâng cao chấtlượng dạy học các môn Lý luận chính trị ở các trường Đại học Hoa Lư –Nhìn từ góc độ giảng viên”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, Số 115, Tr 1- 3

7 Đoàn Sỹ Tuấn, Vũ Thị Hương Giang, (9/2018), “Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao TTCHT của sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐH”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, (Số đặc biệt).

8 Đoàn Sỹ Tuấn; Lê Thị Bích Hạnh, Đặng Thịnh, (1/2019), “Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam – Một phát hiện lớn, độc đáo, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, Số đặc biệt, tr 6-10

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông vấn đề nâng cao TTCHT của người học

đã, đang và sẽ tiếp tục được đặt ra Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ lầnthứ tư và quá trình đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục ĐH (chuyển đổi phương thứcđào tạo từ niên chế sang tín chỉ; chú trọng phát triển năng lực người học) đang đặt ranhững yêu cầu đối với giáo dục ĐH Việt Nam Chất lượng giáo dục ĐH phụ thuộc vàonhiều nhân tố, trong đó, nhân tố đóng vai trò quan trọng thuộc về SV HĐHT chỉ cókết quả tốt khi SV chủ động, tích cực và sự chủ động, tích cực của SV là yếu tốquyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả HT TTCHT là điều kiện để SV vượt khókhăn, thách thức trong quá trình đào tạo; biến các yêu cầu đòi hỏi của xã hội thànhnhu cầu, động cơ tích cực phấn đấu vươn lên chiếm lĩnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo.Nâng cao TTCHT của SV là một nguyên tắc của quá trình DH; là giải pháp cơ bản

để nâng cao chất lượng DH đại học Để đáp ứng những đòi hỏi của nhu cầu nâng caochất lượng giáo dục ĐH của đất nước trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nước, NgànhGiáo dục và Đào tạo đã đưa ra những chủ trương, định hướng đổi mới PPDH, nâng caoTTCHT của người học Tuy nhiên, đổi mới PPDH chậm được triển khai có hiệu quảtrong thực tiễn, biện pháp thực hiện của các cấp giáo dục chưa sát, chưa cụ thể dẫn đếnhạn chế TTCHT của người học, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục và đào tạo

1.2 CNMLN, TTHCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động củaĐảng và dân tộc; soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam; làngọn cờ tư tưởng dẫn dắt dân tộc ta hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh Đảng ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo việc HT,tuyên truyền và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Môn họcTTHCM được xác định là một trong 3 môn lý luận chính trị bắt buộc ở các trường

ĐH Việc giảng dạy môn học TTHCM ở các trường ĐH là vấn đề hết sức quan trọng,giúp SV có được những kiến thức cơ bản về cách mạng Việt Nam qua lăng kính củaTTHCM; nhận rõ vị trí, vai trò của TTHCM đối với tiến trình cách mạng Việt Nam;bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực, phẩm chất, bản lĩnh, lập trườngcách mạng cho SV; góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương phápluận cách mạng cho SV- những người trẻ tuổi, lực lượng lao động kế cận trong tươnglai của xã hội

1.3 Ở các trường ĐH, trong đó có các trường là trường ĐHĐP trải qua nhiềulần sửa đổi, cải tiến, hiện nay phương pháp, cách thức giảng dạy các môn lý luậnchính trị đã có những tiến bộ nhất định Tuy nhiên, trong DH môn TTHCM ở cáctrường ĐH, nhất là các trường ĐHĐP (trong đó có các trường ĐHĐP miền Bắc),phương pháp thuyết trình vẫn là phổ biến, sự áp đặt, rập khuôn, lý thuyết khô cứng,thiên về rao giảng thuần túy, thậm chí tư biện trong tri thức của cả người dạy và ngườihọc chưa được khắc phục nhiều; người học thụ động, ít có cơ hội thể hiện sự chủđộng, sáng tạo; phần nhiều chỉ học đối phó, HT hình thức, học cho xong, cho qua;

Trang 5

phần đông SV ít TH, TNC, ngại tranh luận, ngại tham gia các HĐHT trên lớp Kết quả

HT của SV chưa cao Số lượng SV đạt điểm loại khá, giỏi trong các kỳ thi, kiểm trathấp; đạt điểm loại trung bình và không đạt yêu cầu lại khá cao Vì vậy, việc nâng caoTTC, chủ động của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐH, CĐ của Việt Namđặt ra như là một nhu cầu tất yếu khách quan Nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu TTCHT, trên nhiều bình diện khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu về TTCHTcủa SV trong DH môn TTHCM chưa nhiều Đặc biệt, chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ởcác trường ĐHĐP miền Bắc

Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Biện pháp nâng cao TTCHT của SV

trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc” làm luận án nghiên cứu có

ý nghĩa lí luận và thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp

DH môn TTHCM nhằm nâng cao TTCHT của SV, góp phần nâng cao chất lượng DHmôn học ở các trường ĐHĐP miền Bắc

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về TTCHT và nâng cao TTCHTcủa SV trong DH môn TTHCM

- Làm rõ cơ sở thực tiễn của việc nâng cao TTCHT của SV trong DH môn

Quá trình DH môn TTHCM ở các trường ĐH

4.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên

- Thời gian: Khảo sát điều tra và TNSP từ năm 2014 đến năm 2017

6 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP, TTCHT của SV

đã được cải thiện nhưng mức độ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất

Trang 6

lượng DH môn học Để nâng cao TTCHT của SV, nếu hiểu đúng bản chất của nó,thực hiện được những nguyên tắc, biện pháp, phương tiện phù hợp với môn học,hướng vào nhu cầu và tính tự giác, các cơ hội hoạt động của SV, coi trọng tự học của

SV thì sẽ nâng cao được TTCHT của SV

7 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới GD và ĐT Đề tàiluận án còn căn cứ vào lí luận giáo dục, quan điểm DH hiện đại và PPDH bộ môn Giáodục chính trị

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án còn sử dụng tổng hợpnhóm các phương pháp nghiên cứu sau:

7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúcnhằm thu thập các thông tin để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: quan sát thái độ, sự chú ý, biểu hiện hứng thú, TTCHTcủa SV trong DH môn TTHCM

- Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu hỏi đối với GV, SV nhằm thu thập thôngtin liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp nghiêncứu sản phẩm HT

- Phương pháp TN: tổ chức TNSP để phân tích, đánh giá, so sánh nhóm TN

và nhóm ĐC thông qua tác động của TN, kiểm định giả thuyết khoa học

8 Những luận điểm cần bảo vệ

- Dạy học TTHCM có thể góp phần nâng cao TTCHT của SV nếu có cácphương pháp, biện pháp thích đáng

- Để nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐPmiền Bắc thì phải hiểu đúng bản chất của nó, thực hiện những nguyên tắc, biện pháp,phương tiện phù hợp với môn học, điều kiện cụ thể của các trường, hướng vào nhucầu và tính tự giác, các cơ hội hoạt động của SV, coi trọng tự học của SV

- Những yếu tố then chốt trong nâng cao TTCHT là hoạt động HT của SV vàcác chiến lược DH khuyến khích SV TH, TNC

Trang 7

9 Những điểm đóng góp mới của luận án

- Xác định được: chưa bổ sung, cập nhật sự đổi mới trong quan niệm về HT đểsâu sắc thêm quan niệm TTCHT, nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM;còn thiếu vắng những nguyên tắc, biện pháp, KTDH, phương tiện phù hợp tác độngtổng thể và cụ thể vào quá trình DH môn học theo học chế tín chỉ; chưa coi trọng việc

tổ chức các HĐHT, TH, TNC của SV và các chiến lược DH khuyến khích SV TH,TNC

- Bước đầu xác định và luận giải một số khái niệm công cụ liên quan đến biệnpháp nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐH Phân tích vàđưa ra được những nhận định về biểu hiện, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởngđến nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM

- Đánh giá được thực trạng nhận thức về sự cần thiết, tầm quan trọng; thựctrạng vận dụng các biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở cáctrường ĐHĐP miền Bắc

- Xây dựng qui trình, đề ra một số nguyên tắc, biện pháp, thiết kế một số bàigiảng, tiến hành TN để thẩm định, đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao TTCHTcủa SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc

10 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục luận án đượccấu trúc thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề biện pháp nâng caoTTCHT của người học

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp nâng cao TTCHT của SVtrong DH môn TTHCM ở các trường ĐH

Chương 3: Nguyên tắc, biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DH mônTTHCM ở các trường ĐHĐP

Chương 4: Thực nghiệm các biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DHmôn TTHCM ở các trường ĐHĐP

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO

“ở thái độ và kết quả HT”; kỹ năng HT, động cơ và năng lực; khả năng tổ chức quátrình HT

1.1.1.2 Ở Việt Nam

Trong các công trình nghiên cứu các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng: TTCHT

là TTC của con người trong quá trình HT; có nguồn gốc là nhu cầu, động cơ HT, hứng thú,niềm tin, lí tưởng HT; có mối quan hệ chặt chẽ nhân cách của người học; biểu hiện ở hứngthú, khát vọng; tính tự giác, chủ động, tính sáng tạo trong HT; nỗ lực cao về trí tuệ và nghịlực, kết quả thực hiện nhiệm vụ HT

1.1.2 Các nghiên cứu về biện pháp nâng cao TTCHT

1.1.2.1 Trên thế giới

1.1.2.2 Ở Việt Nam

TTC, TTCHT, TTCHT của SV, thu hút đông đảo các nhà triết học, các nhàgiáo dục từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từ truyền thống đến hiện đại Các nghiêncứu trong trên thế giới và ở nước ta được triển khai theo nhiều hướng, trong đó tậptrung: Làm sáng bản chất TTCHT; tìm kiếm các biện pháp nâng cao TTCHT (kíchthích động cơ, nhu cầu; sử dụng các hình thức tổ chức, các phương pháp, biện pháp

DH tích cực) Tất cả đã chỉ ra những vấn đề lý luận chung về TTCHT, đặt cơ sở vữngchắc cho việc lập luận, đề xuất biện pháp nâng cao TTCHT của SV Tuy nhiên, vớiđiều kiện đặc thù giáo dục Việt Nam, chương trình, nội dung môn học và đối tượngngười học cụ thể ở nước ta, thì việc vận dụng các phương pháp, biện pháp chung nhưthế nào cho phù hợp còn là vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu Mặt khác, mỗi môn học

có những đặc trưng riêng, vì vậy, áp dụng các biện pháp này vào các môn học như thếnào cho phù hợp là vấn đề còn phải bàn đến trong DH các bộ môn khoa học đặc thù

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO TTCHT CỦA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN TTHCM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Vấn đề nâng cao TTCHT của người học trong DH môn TTHCM ở các trường

ĐH, cho thấy, nhiều tác giả quan tâm đến nâng cao TTCHT của người học Tuy làmột môn học mới được đưa vào DH, nhưng nhiều tác giả đã quan tâm đến việc đềxuất các biện pháp nâng cao TTCHT của người học trong DH môn học, từ những vấn

đề nguyên tắc, phương pháp luận chung; đến các phương pháp, biện pháp, KTDH cụ

Trang 9

thể, toàn diện như đổi mới phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấnđáp, HDTH,TNC, động não; ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới cách kiểm tra,đánh giá môn học trong DH môn học Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tậptrung, trực tiếp, đi sâu nghiên cứu, tổng thể, toàn diện về các biện pháp để nâng caoTTCHT của SV trong quá trình DH môn TTHCM ở các trường ĐH, nói chung, cáctrường ĐHĐP nói riêng.

1.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC LÀM RÕ

1.3.1 Những kết quả đạt được trong các nghiên cứu

TTCHT và biện pháp nâng cao TTCHT của người học nói chung, TTCHT vàbiện pháp nâng cao TTCHT của người học trong DH môn TTHCM nói riêng đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng địnhnâng cao TTCHT của người học nói chung, của SV trong DH môn TTHCM ở cáctrường ĐH nói riêng là một vấn đề mang tính qui luật, trở thành nguyên tắc cơ bảntrong DH Từ đó, đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất; cấu trúc, biểuhiện TTCHT, để hình thành, tạo dựng và phát triển TTCHT của người học Trong cáccông trình nghiên cứu, nhiều tác giả cho rằng trong quá trình DH, người dạy cần (Kíchthích nhu cầu, động cơ HT; Cải tiến nội dung; Sử dụng hình thức tổ chức, phương pháp,biện pháp DH; Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá ), để đưa người học vào các tình huống

HT, từ đó mà kích thích tính sáng tạo, chủ động của người học trong việc khám phá trithức và tìm kiếm chân lý

Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng vấn đề DH môn TTHCM ở các trường

ĐH và đi từ vai trò, vị trí quan trọng của môn học này, các công trình nghiên cứu đã khẳngđịnh vấn đề nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP là tấtyếu khách quan Nhiều tác giả đã quan tâm đến các biện pháp nâng cao TTCHT của ngườihọc trong DH môn TTHCM: Yêu cầu, nguyên tắc chung trong DH môn học; tạo nhu cầu,hứng thú cho người học; đổi mới phương pháp thuyết trình; sử dụng phương pháp trựcquan, nêu vấn đề, vấn đáp; HDTH, TNC, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá người học, ứngdụng công nghệ thông tin trong DH Qua khảo cứu chúng tôi thấy còn quá ít các côngtrình nghiên cứu về biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở cáctrường ĐHĐP Chưa thấy có công trình nào nghiên cứu độc lập, toàn diện, có hệ thống vềbiện pháp nâng cao TTCHT của SV trong quá trình DH môn TTHCM ở các trườngĐHĐP miền Bắc

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận của DH theo định

hướng nâng cao TTCHT của người học: tiếp tục làm rõ thêm bản chất TTCHT, biệnpháp nâng cao TTCHT và việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài theo góc độ líluận của giáo dục học làm sâu sắc biện pháp nâng cao TTCHT trong DH mônTTHCM ở trường ĐHĐP miền Bắc

Hai là, từ cơ sở lý luận, luận án nghiên cứu khái quát thực trạng điều tra, phân

tích và đánh giá thực trạng vận dụng biện pháp nâng cao TTCHT trong DH môn

Trang 10

TTHCM ở trường ĐHĐP miền Bắc Theo hướng này, luận án nghiên cứu và chỉ ranhững thành tựu và hạn chế của việc vận dụng biện pháp nâng cao TTCHT trong

DH môn TTHCM ở trường ĐHĐP miền Bắc; chỉ ra những nguyên nhân của thựctrạng đó

Ba là, luận án nghiên cứu, xây dựng các nguyên tắc và đề xuất các biện pháp

nâng cao TTCHT trong DH môn TTHCM ở trường ĐHĐP miền Bắc nhằm nâng caoTTCHT của SV trong HT môn học Trên cơ sở đó, tổ chức tiến hành thực nghiệm sưphạm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp nâng cao TTCHT trong DH mônTTHCM ở trường ĐHĐP miền Bắc

Kết luận chương 1

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ những côngtrình nghiên cứu ngoài nước và trong nước, nhìn tổng thể các nghiên cứu đã luận giảimột số nội dung cơ bản như: Tính tất yếu, sự cần thiết phải nâng cao TTCHT, TTCHTcủa SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐH Nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc,bản chất; cấu trúc, biểu hiện TTCHT, để hình thành, tạo dựng và phát triển TTCHTcủa người học Bước đầu nghiên cứu đề xuất nguyên tắc, hình thức tổ chức, phươngpháp, biện pháp, KTDH đa dạng, có hiệu quả nhằm nâng cao TTCHT của SV trong

DH môn TTHCM ở các trường ĐH Đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên

cứu một cách cơ bản, có hệ thống với đề tài: “Biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Băc” – với tư cách là luận án

2.1.1 Khái niệm: Học, HT; tính tích cực; TTCHT; biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong quá trình DH môn TTHCM ở các trường đại học

2.1.1.1 Khái niệm học, học tập

2.1.1.2 Khái niệm về tính tích cực

TTC là sự huy động, sự tích hợp tất cả những chức năng, khả năng và sứcmạnh của cá nhân trên cả ba phương diện: sinh lý, tâm lý và xã hội - năng lực hànhđộng của chủ thể nhằm cải tạo bản thân chủ thể và khách thể, hoàn thành một nhiệm

vụ xác định; là một thuộc tính tâm lý, một phẩm chất hoạt động, nhân cách của cánhân mang tính tự giác, chủ động, sáng tạo

2.1.1.3 Khái niệm tính tích cực học tập

TTCHT là TTC của con người trong quá trình HT; là TTC cá nhân được phân hoá

và hướng vào việc giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ HT; sự tích hợp tất cả những chứcnăng, khả năng và sức mạnh của cá nhân người học (sinh lý, tâm lý và xã hội) để đạt cácmục tiêu HT TTCHT có nội dung chủ yếu là TTC nhận thức, TTC trí tuệ; thể hiện ở nhu

Trang 11

cầu, hứng thú, khát vọng, kỉ luật HT; sự nỗ lực cao về trí tuệ và nghị lực trong quá trìnhHT; kết quả HT, sự biến đổi, hoàn thiện về năng lực, phẩm chất người học

2.1.1.4 Biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong quá trình DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP

Biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong quá trình DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP là tổng hợp biện pháp DH phát triển và nâng cao TTC cá nhân của SV

trong quá trình HT môn học; các cách thức sử dụng hay áp dụng riêng biệt hoặc phối hợpcác yếu tố khác nhau của quá trình DH tác động vào quá trình HT, nhằm huy động ở mứccao nhất những chức năng, khả năng và sức mạnh (sinh lý, tâm lý và xã hội) của ngườihọc; hình thành và phát triển năng lực HĐHT của SV; giúp SV giải quyết được các vấn

đề, nhiệm vụ HT và đạt các mục tiêu HT môn TTHCM ở các trường ĐHĐP

2.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao TTCHT của SV trong quá trình DH môn TTHCM ở các trường Đại học

2.1.2.1 Vai trò của TTCHT của SV trong quá trình DH môn TTHCM

- TTCHT của SV có vai trò quan trọng trong mọi HĐHT của SV, là một yếu tốđóng vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả HT của người học

- TTCHT của SV có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ HTvới mức độ khó khăn cao do đặc điểm của môn học TTHCM đặt ra

- TTCHT của SV góp phần hình thành, phát triển năng lực, nhân cách SV

2.1.2.2 Yêu cầu của việc học tập môn học TTHCM

Mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, thời lượng DH môn học TTHCM; đặc thù mônhọc, tri thức môn học TTHCM có tính toàn diện, hệ thống, lôgíc, chính xác và chặtchẽ; gắn bó, liên hệ chặt chẽ với thực tiễn,tính chiến đấu, tính sáng tạo sâu sắc; có sựthống nhất giữa cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức, lối sống với tư tưởng của lãnh tụ Hồ

Chí Minh , đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao TTCHT của SV trong quá trình

DH môn học TTHCM

2.1.2.3 Đặc điểm HĐHT môn học TTHCM của SV ở các trường ĐHĐP

HĐHT môn TTHCM của SV ở các trường ĐHĐP, mang đặc điểm chung

HĐHT của nhân loại; đặc thù HĐHT nói riêng của SV; mang những đặc thù của mônhọc quy định; diễn ra với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ; chịu sự tri phối,tác động bởi môi trường, điều kiện đào tạo đặc thù của các trường ĐHĐP miền Bắc

2.1.3 Những biểu hiện, tiêu chí đánh giá TTCHT môn TTHCM của SV ở các trường ĐHĐP

2.1.3.1 Những biểu hiện TTCHT môn TTHCM của SV

TTCHT biểu hiện ở (nhu cầu, hứng thú mục đích, động cơ, thái độ, kỉ luật HT

môn TTHCM của SV; có hành động trí tuệ và nghị lực cao trong HT môn TTHCM của SV; kết quả HT môn TTHCM của SV) Nhưng TTCHT chỉ được bộc lộ và phát

huy khi SV có động lực và đạt tới lợi ích nhất định; khi GV sử dụng có hiệu quả cácbiện pháp hợp lý

2.1.3.2 Những tiêu chí đánh giá TTCHT môn TTHCM của SV

Tiêu chí 1: Tiêu chí thể hiện nhu cầu, hứng thú mục đích, động cơ, thái độ, kỉ

luật HT TTHCM của SV; Tiêu chí 2: Tiêu chí có hành động trí tuệ và nghị lực cao thể

Trang 12

hiện sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực HT, TTC trong quá trình HT của SV; Tiêu chí 3:Tiêu chí thể hiện kết quả HT cao (xuất phát từ quan điểm là TTCHT chỉ có ý nghĩathực sự khi nó đem lại kết quả cao trong HT).

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao TTCHT của

SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP: Thứ nhất: Bản thân SV;

Thứ hai: Nhà trường; Thứ ba: Gia đình và xã hội

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP NÂNG CAO TTCHT CỦA SV TRONG DH MÔN TTHCM Ở CÁC TRƯỜNG ĐHĐP MIỀN BẮC

2.2.1 Một số nét khái quát về trường ĐHĐP ở Việt Nam

2.2.1.1 Khái niệm

Trường ĐHĐP là trường ĐH công lập, cấp tỉnh, của địa phương (tỉnh/TP trực

thuộc TW); do địa phương đề nghị thành lập, đầu tư xây dựng, cung cấp ngân sách vàtrực thuộc chính quyền địa phương; là cơ sở giáo dục ĐH đào tạo đa ngành, đa cấp, đalĩnh vực đào tạo chủ yếu theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng có trình độ ĐH hoặcthấp hơn; nhằm phục vụ nhu cầu phát triển nhân lực địa phương, đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực lân cận

- Nội dung và phương pháp khảo sát

- Thời gian và địa điểm khảo sát

Tác giả đã khảo sát, điều tra, thu thập số liệu tại các trường: ĐH Hoa Lư; ĐHThủ Đô; ĐH Tân Trào, ĐH Hùng Vương từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016(năm học 2014-2015; 2015-2016)

- Nguyên tắc khảo sát: 1/ Đối tượng khảo sát thuộc đối tượng, phạm vi nghiên cứucủa luận án; 2/ Đảm bảo tính đại diện và khách quan trong phương pháp chọn mẫu; 3/Tính nghiêm túc, khoa học, trung thực, chính xác trong thực hiện các điều kiện, tiêuchuẩn thống kê học trong quá trình điều tra và xử lý số liệu

2.2.2.2 Những mặt thành công của việc nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc

Một là, các biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở cáctrường ĐHĐP đã được triển khai, áp dụng khá đa dạng, đồng bộ, cơ bản

Hai là, TTCHT của SV bước đầu nâng lên nhờ sử dụng các biện pháp nâng cao

Trang 13

TTCHT trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc.

2.2.2.3 Những mặt hạn chế của việc nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc

Một là, mức độ áp dụng các biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DH mônTTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc còn nhiều hạn chế

Hai là, TTCHT của SV được tạo ra từ việc sử dụng các biện pháp trong DHmôn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc

2.2.3 Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của việc nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc

2.2.3.1 Nguyên nhân của ưu điểm

- Chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, Ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH về tầm quan trọng của TTHCM, vềgiáo dục và đào tạo, về đổi mới PPDH, về nâng cao TTCHT của người học

- Trong DH môn TTHCM, đội ngũ GV bước đầu đã cố gắng nâng cao TTCHTcủa SV với nhiều biện pháp

2.2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

- TTHCM là môn học còn khá non trẻ, mới được đưa vào DH trong các trường

ĐH Chương trình, giáo trình chưa thực sự ổn định, thường xuyên thay đổi Môn học

có khối lượng kiến thức lớn, khá trừu tượng, thiên về lý luận

- Quy định nội dung chương trình các môn Lý luận chính trị của BGD&ĐT vẫncòn sự quá tải về nội dung và thời gian thực hiện

b) Nguyên nhân chủ quan

- Những nguyên nhân về phía GV

+ Hầu hết GV DH môn TTHCM chưa qua đào tạo trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến

+ SV còn nhiều lúng túng trong phương pháp HT ở ĐH, nhất là phương pháp

tự học Nhiều SV chưa nhận thức rõ đặc thù HT ở bậc ĐH, tính tất yếu về vai trò của

tự giác rèn luyện, HT môn học

- Những nguyên nhân về phía nhà trường

Các trường ĐH, nhất là đối với các trường ĐHĐP miền Bắc đã nâng cấp, trang

bị cơ sở vật chất khang trang hơn nhưng vẫn còn thiếu và lạc hậu

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả luận án: Một mặt, làm rõ cơ sở lý luận của các biện pháp

Trang 14

nâng cao TTCHT của SV trong DH môn học TTHCM như nghiên cứu, tìm hiểu, phântích, khái quát hóa các vấn đề lý luận; luận giải các lí do cốt yếu phải nâng cao TTCHTcủa SV trong DH; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả củaviệc nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM Mặt khác, đã làm rõ cơ sở thựctiễn của các biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong DH môn học TTHCM nhưnghiên cứu, khảo sát tìm hiểu thực trạng áp dụng, đánh giá hiệu quả; làm rõ nguyênnhân của những ưu điểm, hạn chế trong việc nâng cao TTCHT của SV trong DH mônhọc TTHCM ở các trường ĐHĐP miền Bắc

Chương 3 NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP NÂNG CAO TTCHT CỦA SV TRONG DH MÔN

TTHCM Ở CÁC TRƯỜNG ĐHĐP MIỀN BẮC 3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Nội dung và cách thực hiện

Trong DH bất kể môn học nào, trong đó có môn TTHCM, người dạy cũng phảilập KHDH hay còn gọi là xây dựng đề cương bài giảng môn học Trong định hướngmục tiêu nâng cao TTCHT của SV trong DH môn TTHCM ở các trường ĐH, thìKHDH hay đề cương bài giảng môn học, phải đảm bảo những nội dung và cách thựchiện, yêu cầu nhất định Cụ thể:

a) Phải bảo đảm toàn diện, đồng bộ những điểm chính trong KHDH hay đề cương bài giảng môn học TTHCM

b) Phải bảo đảm thiết kế được các biện pháp nâng cao TTCHT của SV trong các phần của KHDH hay đề cương bài giảng môn TTHCM

3.2.2 Biện pháp tạo nhu cầu, hứng thú học tập môn học cho SV

Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm tác động đến các thành tố bên trong TTC của SVlàm cơ sở cho những thay đổi của TTC bên ngoài trong nhận thức, HT của SV khi HTmôn TTHCM

Nội dung và cách thực hiện

Biện pháp bao gồm tập hợp các tác động nhằm tạo ra những thay đổi theo

Ngày đăng: 11/09/2019, 21:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w