Khảo sát CVT 220kV trong hệ thống điện cao thế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng lên độ chính xác của máy biến điện áp cao thế kiểu dung (Trang 34 - 41)

Dữ liệu về CVT 220kV

 Điện áp thứ cấp: 220/ kV;

 Điện áp trung gian: 22/ kV;

 Điện áp phía sơ cấp: 110 kV hay 110/ kV;

 Điện dung: C1= 1200 pF và C2= 10850 pF;

C1= 1.2 nF CVT=0.144 nF RFE=31.73 MΩ R1=1100 Ω C2= 10.85 nF LT1= 4.25 H LT2= 0.45 mH R2= 1500 Ω R= 20 kΩ RT1= 4.98 Ω RT2= 0.446 Ω R0= 45 Ω L= 841.69 H Lm= 23.2 kH L1= 3.32 H L0= 0.33 H 3.3.2.1. Bù phía sơ cấp: * Khi K=1, δ=20 (RPB=20000Ω, LPB=841.69H, RPH=0Ω, LPH=0H )

Hình 3.15 Đồ thị sai số pha và sai số biên độ khi K=1, δ=20 (RPB=20000Ω, LPB=841.69H, RPH=0Ω, LPH=0H ), với tần số thay đổi từ 0-200Hz

- Với thông số của nhà chế tạo ta thấy sai số biên độ lúc này tại tần số 50Hz là

0.88% và sai số pha là 3.461%. (Bảng 3.12 – Phụ lục).

- Ở đây ta sử dụng phương pháp giảm sai số bằng cách thay đổi thông số cuộn cảm bù theo hướng tăng hoặc giảm trở khi bù phía sơ cấp để sai số biên độ đầu giảm đáng kể.

* Khi K=1, δ=20 (RPB=10000 Ω, LPB= 841.69 H, RPH= 0 Ω, LPH= 0 H )

Hình 3.16 Đồ thị sai số pha và sai số biên độ khi K=1, δ=20 (RPB=10000 Ω, LPB= 841.69 H, RPH= 0 Ω, LPH= 0 H ), với tần số thay đổi từ 0-200Hz

- Bảng kết quả cho thấy khi điện trở cuộn cảm bù giảm thì sai số biên độ giảm đáng kể, tại tần số 50Hz sai số biên độ lúc này là 0.7239%. (Bảng 3.13 – Phụ lục). Như vậy có thể nói, khi điều chỉnh giá trị cuộn cảm thì bù phía sơ cấp vẫn cải thiện được sai số.

* Khi K= 1, δ= 20 (RPB=500 Ω, LPB=841.69 H, RPH= 0 Ω, LPH=0H )

Hình 3.17 Đồ thị sai số pha và sai số biên độ khi K=1, δ=20 (RPB=500 Ω, LPB=841.69 H, RPH= 0 Ω, LPH=0H ), với tần số thay đổi từ 0-200Hz

- Khi điện trở cuộn cảm bù giảm còn 500Ω thì sai số biên độ giảm còn 0.5729% tại tần số 50Hz.

- Vậy khi bù phía sơ cấp ta có kết luận:

 Cùng với thông số CVT của nhà sản xuất, chúng ta có thể tăng độ chính xác biên độ đầu vào bằng cách làm giảm điện trở cuộn cảm bù sơ cấp, với cách này sai số biên độ giảm từ 0.88% xuống còn 0.57% (Bảng 3.14 – Phụ lục) tại tần số 50Hz.

 Tuy nhiên để sai số giảm nhỏ (< 0.02% chẳng hạn) thì gần như khó thực hiện được, từ đó ta có thể thực hiện việc bù phía thứ cấp để xem xét việc này có làm giảm tối đa sai số hay không?

3.3.2.2. Bù phía thứ cấp :

* Khi K=1, δ=20 (RPB=0Ω, LPB=0H, RPH=0.5Ω, LPH=0.021H )

Hình 3.18 Đồ thị sai số pha và sai số biên độ khi K=1, δ=20 (RPB=0Ω, LPB=0H, RPH=0.5Ω, LPH=0.021H ), với tần số thay đổi từ 0-200Hz

- Ta thấy khi bù phía thứ cấp đối với CVT loại này thì sai số lại tăng, sai số biên độ lúc này là 1.77 % (Bảng 3.15 – Phụ lục). Ta điều chỉnh điện trở cuộn cảm bù và khảo sát sai số đạt được.

* Khi K=1,δ=20 (RPB= 0 Ω, LPB= 0 H, RPH= 2.1 Ω, LPH= 0.021 H ). Đồ thi sai sô biên độ và sai số pha (Hình 3.19 – Bảng phụ lục)

* Khi K=1, δ=20 (RPB= 0 Ω, LPB= 0 H, RPH=3.85 Ω, LPH= 0.021H )

Hình 3.20 Đồ thị sai số pha và sai số biên độ khi K=1, δ=20 (RPB= 0 Ω, LPB= 0 H, RPH=3.85 Ω, LPH= 0.021H ), với tần số thay đổi từ 0-200Hz

- Kết quả khi tăng giá trị điện trở cuộn cảm thì sai số giảm đáng kể từ 1.76% xuống còn 0.0044% (Bảng 3.17 – Phụ lục). Ta thấy việc bù phía thứ cấp có lợi hơn về độ chính xác vì ta có thể điều chỉnh sai số tương đối dễ dàng.

- Tiếp tục ta khảo sát độ chính xác của biến điện áp đo lường kiểu dung khi bù cả hai phía sơ cấp và thứ cấp sẽ thay đổi như thế nào.

3.3.2.3. Bù cả phía sơ cấp và thứ cấp:

* Khi K=1, δ=20 (RPB= 5000 Ω, LPB= 210.42 H, RPH= 0.375 Ω, LPH= 0.01578 H)

Hình 3.21 Đồ thị sai số pha và sai số biên độ khi K=1, δ=20 (RPB= 5000 Ω, LPB= 210.42 H, RPH= 0.375 Ω, LPH= 0.01578 H ), với tần số thay đổi từ 0- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

200Hz

* Khi K=1, δ=20 (RPB=10000Ω, LPB=420.845H, RPH=0.25Ω, LPH=0.0105H ). Đồ thi sai sô biên độ và sai số pha (Hình 3.19 – Bảng phụ lục)

* Khi K=1, δ=20 (RPB=15000Ω, LPB=631.2675H, RPH=0.125Ω, LPH=0.0052H ). Đồ thi sai sô biên độ và sai số pha (Hình 3.20 – Bảng phụ lục)

* Khi K=1, δ=20 (RPB=16000 Ω,LPB=637.35 Ω, RPH=0.10 Ω, LPH=0.0042 H ). Đồ thi sai sô biên độ và sai số pha (Hình 3.21 – Bảng phụ lục)

=>> Từ các bảng số liệu: Với những tỉ lệ bù giữa sơ cấp và thứ cấp khác nhau, gọi x là tỉ lệ bù điện cảm phần sơ cấp so với giá trị điện cảm cần bù để tránh lệch pha (khi chưa qui về thứ cấp) thì sai số là như nhau:

 Bù sơ cấp bằng 1/4 dung lượng cảm cần bù (RPB=5000Ω, LPB=210.42H , RPH=0.375Ω, LPH=0.01578 H) thì sai số tại tần số 50Hz: Sai số biên độ là 1.05% và sai số pha là 3.52% (Bảng 3.18 – Phụ lục).

 Bù sơ cấp bằng 1/2 dung lượng cảm cần bù (RPB=10000Ω, LPB=420.845H , RPH=0.25Ω, LPH=0.0105 H ) thì sai số tại tần số 50Hz: Sai số biên độ là 0.39% và sai số pha là 3.5% (Bảng 3.19 – Phụ lục).

 Bù sơ cấp bằng 3/4 dung lượng cảm cần bù (RPB=15000Ω, LPB=631.26751H, RPH=0.125Ω, LPH=0.0052 H ) thì sai số tại tần số 50Hz: Sai số biên độ là 0.24% và sai số pha là 3.48% (Bảng 3.20 – Phụ lục).

 Bù sơ cấp bằng 4/5 dung lượng cảm cần bù (RPB=16000Ω, LPB=673.35H, RPH=0.1Ω , LPH=0.0042 H ) thì sai số tại tần số 50Hz: Sai số biên độ là 0.38% và sai số pha là 3.47% (Bảng 3.21 – Phụ lục).

- Vậy với CVT 220kV; K=1; δ=20 thì ta sẽ chọn cách phân chia bù như sau: sẽ thực hiện giá trị cuộn cảm bù phía sơ cấp giá trị bằng 3/4 dung lượng cảm cần bù và phía thứ cấp là 1/4 dung lượng cảm cần bù.

- Với phần cảm không đổi, ta điều chỉnh bản thân cuộn cảm theo hướng giảm điện trở thì giá trị sai số cũng giảm đáng kể, dẫn chứng như phía sau với giá trị bù phía sơ cấp và thứ cấp thì sai số biên độ có thể giảm xuống 0.02%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng lên độ chính xác của máy biến điện áp cao thế kiểu dung (Trang 34 - 41)