1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thần thoại việt nam và thần thoại trung hoa từ góc nhìn so sánh

72 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHẠM THỊ THỦY THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHẠM THỊ THỦY THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Đồng thời em cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình luôn quan tâm, yêu thương tạo điều kiện cho em học tập, cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý, động viên và trao đổi cùng em trong quá trình nghiên cứu Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Thủy LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” là kết quả nghiên cứu của riêng em, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, có sự tham khảo ý kiến của những người đi trước Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Thủy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu 2 3 Mục đích nghiên cứu 5 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 6 Phương pháp nghiên cứu 6 7 Cấu trúc đề tài 6 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 7 1.1 Khái niệm về thần thoại 7 1.1.1 Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng 7 1.1.2 Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp 9 1.2 Thần thoại Việt Nam 11 1.3 Thần thoại Trung Hoa 14 CHƯƠNG 2: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN TƯƠNG ĐỒNG 19 2.1 Tương đồng về nhân vật 19 2.1.1 Nhân vật là thần 19 2.1.2 Nhân vật là anh hùng văn hóa 25 2.1.3 Nhân vật là con người 27 2.2 Tương đồng về cốt truyện 30 2.3 Tương đồng về mô típ 33 2.3.1 Mô típ quả trứng khởi thủy 34 2.3.2 Mô típ hôn nhân cận huyết 35 2.3.3 Mô típ nguồn gốc xuất thân thần kì 37 2.3.4 Mô típ cột chống trời 38 2.3.5 Mô típ nạn hồng thủy 40 CHƯƠNG 3: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁC BIỆT 44 3.1 Khác biệt trong cách thức miêu tả và xây dựng nhân vật 44 3.1.1 Ngoại hình và diện mạo 44 3.1.2 Chức năng 47 3.2 Khác biệt về cốt truyện 50 3.3 Khác biệt về mô típ 54 3.3.1 Mô típ thờ vật tổ 54 3.3.2 Mô típ bán thần……………………………………………………… 60 3.3.3 Mô típ tiêu diệt quái vật……………………………………………… 61 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong kho tàng văn học dân gian, thần thoại được nhìn nhận là thể loại văn học độc đáo, là bộ phận không thể thiếu trong nền văn học thế giới Đối với các dân tộc thì thần thoại “chính là hình thức nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời cổ” [12; 15] Khi nhìn nhận về ngoại giới, con người có nhận thức còn khá mơ hồ Khi họ muốn lí giải, khám phá về thế giới tự nhiên, khi mà nó còn nhiều điều mơ hồ thì có thể nói sự ra đời của thần thoại đã giải quyết được những nhu cầu bức thiết và chính đáng của con người xưa Những điều con người khao khát lí giải và muốn được chinh phục, khám phá cho thấy được nhu cầu cần thiết về ngoại giới của con người: “Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh của họ)” [13; 250] Thần thoại Việt Nam là sự tổng hợp những câu chuyện kể dân gian về các vị thần, về các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người Cũng giống như người Việt cổ, người Trung Hoa cổ đại cũng thể hiện sự nhận thức sơ khai của mình, quan niệm liên quan đến lí giải nguồn gốc thế giới, các vị thần, người anh hùng, cũng như ý nghĩa các tôn giáo, tín ngưỡng của họ thông qua những huyền thoại Qua khảo sát, chúng tôi thấy giữa thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng, gặp gỡ và giao thoa Tuy nhiên, bên cạnh đó, thần thoại mỗi dân tộc có những nét đặc sắc, khác biệt thể hiện quan điểm, tư tưởng khác nhau của mỗi dân tộc 1 Với mong muốn tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt trong thần thoại Việt Nam so với thần thoại Trung Hoa, từ đó khám phá ra những nét đặc sắc trong tư tưởng của con người người xưa, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Tôi hi vọng với đề tài này sau khi được hoàn thiện, đề tài sẽ có những đóng góp cho những bạn có niềm yêu thích với thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa 2 Lịch sử nghiên cứu 2.1 Thần thoại được sáng tạo ngay từ khi người xưa có nhận thức về thế giới Thế giới tự nhiên còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, vừa ẩn chứa nhiều mối hiểm họa, nhưng đồng thời cũng là ngôi nhà lớn bao bọc, nuôi dưỡng con người Ăng-ghen đã nói: “Sự nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra các vị thần đầu tiên” và “trong thời đại nguyên thủy, tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm của con người về trạng thái tự nhiên của chính họ và về bên ngoài tự nhiên xung quanh họ” [13; 210] Như vậy, có thể nói những quan niệm đầu tiên về thế giới tự nhiên của con người được thể hiện thông qua thần thoại nguyên thủy, cho nên các hình tượng các vị thần đầu tiên là sự lí giải cho thế giới tự nhiên 2.2 Trong “Văn học dân gian” tập 2 (1991), tác giả Hoàng Tiến Tựu đã trình bày quan điểm: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ đầy đủ hệ thống và cốt truyện nguyên thủy của nó, nhưng xét về phương diện nội dung thì số thần thoại Việt Nam còn lại chẳng những đã phản ánh xã hội, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện được những vấn đề cơ bản thường có trong thần thoại của nhiều dân tộc (như vấn đề nguồn gốc vũ trụ, nguyên nhân của hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài người, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các nghề )” [15; 13] 2 “Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tượng trong thế giới tự nhiên, nhìn chung hình ảnh con người chưa xuất hiện rõ nét, nhưng qua đây và cũng chỉ qua đây chúng ta mới có thể hiểu được phần nào về trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, những ước mơ khát vọng và cách cảm nghĩ của những thế hệ người Việt đầu tiên bắt đầu thực hiện về khám phá và lí giải thế giới” [15; 13] Cuộc sống của con người xưa được thể hiện thông qua việc đi tìm hiểu về thần thoại Khi khảo sát về thần thoại thì điều quan trọng đó là chúng ta khảo sát hệ thống các nhân vật 2.3 Năm 1991, trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian”, tác giả Trần Gia Linh đã trình bày quan điểm của mình khi viết về nguồn gốc nảy sinh của thần thoại: “Sự thật người Việt trong thời kì đầu chế độ cộng sản nguyên thủy, vì sống phiêu bạt nên chưa nhận thức được cái chết, chưa có quan niệm linh hồn sau khi chết Về sau, trong xã hội thị tộc, cuộc sống định cư giúp cho con người dần dần nhận thức được sự chết và từ đó nảy sinh quan niệm linh hồn tư tưởng vạn vật có linh hồn biến hóa thành đa thần luận việc thờ cúng vật tổ biến thành việc thờ cúng tổ tiên Người nguyên thủy Việt Nam đã sống trong cuộc bình đẳng nên họ quan niệm những thành viên của thế giới cõi thần cũng đều bình đẳng Thần trong thần thoại là những hiện tượng tự nhiên được hình tượng hóa hoặc những anh hùng lao động có công với thị tộc thần thánh hóa mà tạo nên Mưa, gió, sấm, sét,… được thần thánh hóa thành các truyện thần Mưa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét Nhân vật thần con người chưa phân chia giai cấp” [11; 6] 2.4 Trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn học dân gian ( 1995)”, tác giả Đỗ Bình Trị đã trình bày như sau khi nêu ra quan điểm của mình về thần thoại: “Những mẩu chuyện về sự tích các thần cổ đại luôn luôn chứa chan những hiểu biết thực tế về ngoại giới và những kinh nghiệm thực tế tích lũy 3 được trong đời sống sinh tồn của các cộng đồng người thời cổ” và “Thần thoại diễn tả dưới hình thức khái quát hóa nghệ thuật rộng lớn, những ước mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta chế ngự sức sức mạnh của thiên nhiên” [ 16; 76] Tiếp theo tác giả trích dẫn quan điểm của M.Gorki: “Ở phía mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng cổ đại đều cố thể dễ dàng tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực đó thì bao giờ cũng là ước vọng của loại người muốn làm cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn” Trong phần kế tiếp tác giả trình bày: “Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hư ảo của thời cổ về thế giới cũng như về bản thân con người đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trước các sự vật, hiện tượng mà không thể hiểu nổi”.[16; 78] 2.5 Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra khái niệm về thần thoại như sau: “Thần thoại là thể thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, mộng tưởng về các vị thần hoặc những con người, những loại vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thủy sáng tạo để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ Chẳng hạn thần thoại Việt Nam (dân tộc Kinh có những truyện như Thần Trụ Trời, Rắn già Rắn lột, Lúa thần, Chú Cuội cung trăng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, ” [8; 298] 2.6 Năm 2006, trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian- trường Đại học Sư Phạm Hà Nội”, khi viết về thần thoại, các tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, Nguyễn Thị Bích Hà đã viết: “Hình tượng thần trong thần thoại chính là sự sáng tạo của nghệ thuật vô ý thức phản ánh một cách chân thực của người xưa Thông qua hàng loạt những hình tượng thần, người ta có thể hiểu được quan niệm thực tế và quan niệm thẩm mỹ của họ” Tiếp đó “trong câu chuyện thần thoại, hình tượng thần là hình tượng trung tâm của sự sáng 4 Tác giả dân gian đã miêu tả thần Trụ Trời “thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia, từ tỉnh này sang tỉnh nọ” [10; 24] Nhờ có thân hình to lớn, kì vĩ đến vậy, thần Trụ Trời mới có thể thực hiện được công việc vô cùng quan trọng: khai thiên lập địa “một hôm bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên cao rồi đào đất đá; đắp thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời Cột càng được thần đắp lên cao chừng nào thì trời, tựa như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng ấy Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót đẩy trời lên cao mãi” [10; 14] Việc chinh phục thiên nhiên, khai phá núi sông, tiêu diệt những lực lượng thần linh ma quái thuở ban đầu được con người thời cổ kể lại, khắc hoạ những mô típ quen thuộc Thần thoại đã xuất hiện biến cố, tình tiết song vẫn còn đơn giản Thần thoại bố rồng mẹ tiên, Lạc Long Quân – Âu Cơ trong hệ thống truyện “Họ Hồng Bàng” của người Việt kể về vua rồng với những câu chuyện mang đậm tinh thần đấu tranh chống thiên nhiên của người Việt cổ Ở đây, người anh hùng Lạc Long Quân có sức khoẻ hơn người đã ra tận biển Đông để chiến đấu, tiêu diệt con cá lớn đã thành tinh (Ngư Tinh) chuyên ăn thịt dân thường và làm đắm thuyền bè qua lại Lạc Long Quân còn vào sâu trong đất liền giết con cáo chín đuôi đã thành tinh quấy phá một vùng (Hồ Tinh) và Long Quân còn dùng mưu mẹo để giết được con tinh ở trên cây (Mộc Tinh) Bằng các chiến công, Long Quân trừ được một tai hoạ cho loài người Cũng từ đó, hễ ở đâu người Việt gặp nguy hiểm lại cất tiếng gọi: “Bố ơi ở đâu về cứu chúng con” là Long Quân tức khắc đến ngay Câu chuyện về việc giúp nhân dân đánh bại quái vật được tác giả dân gian kể bằng những tình tiết ngắn gọn, trận đánh không được miêu tả quá chi tiết và kĩ càng Có thể thấy, chiến thắng trong thần thoại luôn thuộc về lẽ phải 52 Hình ảnh người anh hùng chinh phục thiên nhiên trong thần thoại được tác giả xây dựng với những sự kiện gắn với việc khai hoang, diệt trừ yêu tinh, giúp đỡ nhân dân Trong thần thoại Mường là vị vua Dịt Dàng với chiến tích chặt cây Chu Đồng, săn con muông Tìn Vìn Tượng Vượng được kể trong sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” Ở thần thoại của người Thái là chàng khổng lồ Ải Lậc Cậc với công việc khai phá các cánh đồng lớn ở Tây Bắc Ở thần thoại người Tày là hai vợ chồng ông bà khổng lồ Báo Luông - Slao Cải đã mở rộng các cánh đồng lớn ở Hoà An, Nguyên Bình của vùng Cao Bằng, Bắc Cạn Còn thần thoại của người Êđê là truyện kể về chàng khổng lồ Prông Pha, đạp đất núi lấy nước uống, tiêu diệt yêu tinh trừ lũ lụt và hạn hán Thần thoại của người Bana thì kể lại ba anh em Việt - Bana - Lào hợp sức diệt xà tinh, trừ các tai hoạ giông bão, lũ lụt và nạn hoả hoạn Trong thần thoại Trung Hoa, các tình tiết, sự kiện đã có sự xây dựng chi tiết hơn Qua hệ thống các chi tiết, sự kiện Trung Hoa đã hiện ra là một tổ chức xã hội có quy củ Trong xã hội này tôn ti trật tự được coi trọng, hình phạt nghiêm khắc, kỷ cương bền chặt, rõ ràng Cả thiên giới lẫn trần gian đều có người đứng đầu, đảm đương mọi việc Mỗi người ấy lại có riêng một người phụ tá tài giỏi, hiền lành Kẻ phụ tá Phục Hy là Câu Mang, phụ tá Thần Nông là hoả thần Chúc Dung, phụ tá Thiếu Hạo là kim thần Nhục Thu, phụ tá Chuyên Húc là thuỷ thần Huyền Minh Cứ nhìn vào các tình tiết ấy, ta thấy từ thời xa xưa, Trung Hoa đã hình thành nếp tư duy về tính trật tự, về quan hệ vua - tôi (quân - thần) Ta hiểu rằng, ngay từ thời xa xưa, đất nước này đã phát triển tuần tự qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng những phát minh quan trọng gắn với tên tuổi từng nhân vật kiến tạo Phục Hy dạy cho dân tộc hôn lễ, âm nhạc, kết dây, đan lưới, nuôi gia súc, nấu chín thịt trước khi ăn Những sự kiện này gợi cho ta ý niệm về quá trình chuyển từ trạng thái săn bắn tiến lên trạng thái chăn nuôi du mục Sau khi 53 Phục Hy qua đời, ông truyền lại ngôi cho Thần Nông Thần Nông sáng chế ra lưỡi cày bằng gỗ, tổ chức họp chợ, giao dịch đổi trao sản phẩm lao động Ngoài ra, ông còn kiếm nhiều thứ cây để trị bệnh cho người Chúng tôi thiết nghĩ rằng đây là thời đại loài người đang tiến lên trình độ canh nông Tiếp theo dòng chảy này là thời kỳ tương ứng với "đồ gốm đen và đồ gốm màu" ở Trung Hoa Nó gắn với truyền thuyết về Hoàng Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn Điều đó chứng tỏ, ngay từ thuở bình minh, ở nơi đây, dấu ấn nghề nghiệp đã khá rõ ràng Với các sự kiện chi tiết được sắp xếp theo trật tự, chúng ta có được hình dung bước đầu về cái mô hình nhà nước cụ thể, về một xã hội đại đồng mà ở đấy con người được tự do, bình đẳng về mọi mặt Đó là hình ảnh nước Trung Hoa với cuộc sống mỹ mạn, khoái lạc Đó là hình ảnh nhân dân no ấm, đủ đầy thời Viêm Đế Đó là hình ảnh phố xá, thị trấn mọc lên khắp nơi trong thời vua Nghiêu Xem ra, thần thoại Trung Hoa rất "ăn khớp" với "hình thể của một tổ chức xã hội" như một nhà nước lý tưởng Một khao khát, mơ ước của con người thời xưa Là thần thoại của hai dân tộc khác nhau, nên thần thoại mỗi dân tộc có cách xây dựng cốt truyện riêng, khác biệt Nếu như tình tiết, sự kiện trong các câu chuyện thần thoại ở Việt Nam còn đơn giản, ít tình tiết thì sang đến đất nước Trung Hoa, các sự kiện đã được xâu chuỗi khá liền mạch,để từ đó độc giả có thể thấy rõ nét được xã hội Trung Hoa cổ xưa đã là tổ chức khá quy củ Tuy nhiên, ở nước ta, hiện tượng phức hợp về chủ đề trong một cốt truyện thần thoại Việt Nam phản ánh sự chứa đựng nhiều lớp văn hoá đã được chồng lấp lên nhau trong quá trình lưu truyền Điều này tạo ra tính đa nghĩa trong một số thần thoại xuất hiện ở thời điểm muộn như thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng của người Việt, Lệnh Trừ của người Tày, Pôư Nagar của người Chăm Chính điều này nó làm nên nét riêng biệt trong thần thoại nước nhà, nó vẫn giữ được ý vị của người Việt 54 3.3 Khác biệt về mô típ 3.3.1 Mô típ thờ vật tổ Người xưa cho rằng thiên nhiên có những sức mạnh kỳ bí, nên họ quan niệm rằng con người có một quan hệ huyết thống mật thiết với một loài động vật hoặc thực vật nào đó Từ ý niệm nguyên thủy này, họ coi động vật với ý nghĩa thần linh như vật tổ biểu trưng để chở che, bảo trợ họ trong cuộc chinh phạt thiên nhiên hoặc trong những cuộc đấu tranh với các tộc khác Từ đó, con người xưa sùng bái vật tổ và coi đó là biểu tượng văn hóa của dân tộc Do sự khác biệt giữa nền văn hóa giữa hai dân tộc mà dẫn đến sự khác nhau trong tín ngưỡng thờ vật tổ của mỗi quốc gia Rồng và rắn có nguồn gốc giống nhau, tuy nhiên trong tư duy của con người mỗi dân tộc có sự khác nhau, chính vì vậy có sự khác nhau trong hình thức vật tổ của mỗi nước Thần thoại Việt Nam nói nhiều về rồng (Lạc Long Quân, Long Nữ, Tiểu long hầu, Thổ địa long thần,…) và về rùa (thần Kim Quy, Thần Biển,…) Nếu Âu Cơ - mẹ tiên tượng trưng cho tình cảm và đời sống tinh thần đậm nét tâm linh thì Lạc Long Quân - bố rồng biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của vật chất Đó là những điều kiện cần thiết để sinh thành một con người Việt Nam toàn diện mang đầy đủ ý chí và tình cảm, sức mạnh vật chất và đời sống tinh thần Trong tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng thì rồng là con vật đứng đầu Hình tượng con rồng là biểu tượng cho một sức mạnh tiềm tàng Tinh thần đoàn kết của dân tộc, sự sáng tạo, linh hoạt, lòng kiên trì, bền bỉ được gửi gắm qua hình tượng rồng Vì lẽ đó, rồng được xem là vật tổ của nhân dân ta Rồng như người cha luôn đùm bọc, chở che, đem lại những điều tốt đẹp cho dòng giống Trong “Lược khảo thần thoại Việt Nam”, Nguyễn Đổng Chi cũng trình bày về vấn đề này Rồng là con vật ở cả khô lẫn nước, được dân chúng thần thánh hóa Tính chất huyền thoại ấy cũng rất phù hợp với tính chất hoang đường của thần thoại 55 Ngoài ra, Việt tộc còn sùng bái chim như vật tổ thiêng của dân tộc mình Nhân dân ta thờ vật biểu chim nên người xưa thần thánh hoá mẹ Âu Cơ là chim hoá thành tiên nên sau đó đẻ ra bọc trứng, đó là điều hợp lí Nhờ vậy, thế hệ sau này tự hào cùng chung dòng giống, cùng là một nguồn, cùng từ một mẹ sinh ra Thần thoại về nguồn gốc loài người của dân tộc Mường kể rằng: “Từ cây si lớn mọc trên núi cao, bị bão đổ xuống, trong đó bay ra một đôi chim lớn Đôi chim này đẻ ra một trăm cái trứng, trong số có ba cái lớn dị thường Đẻ xong, đôi chim biến thành người, trở thành hai con người đầu tiên ở mặt đất” [10; 549] Điều đó cho thấy chim là biểu tượng vật tổ của nhiều dân tộc Về hình tượng rùa, ta có thể thấy tần xuất rùa xuất hiện khá nhiều trong thần thoại các dân tộc thiểu số Nếu như rồng được là con vật được thần thánh hóa, không có thực trên thực tế thì rùa là loại động vật có thật, tuy chậm chạp nhưng sống lâu, có sức mạnh và nó được dân chúng coi là loài vật thiêng tiên tri Trong thần thoại Thái, rùa được ca ngợi trong việc dạy nhân dân cách khóc Then Người Thái đề cao sự thông minh của rùa với những nét chân thực mộc mạc chứ không thần thánh hóa như Rùa Vàng trong thần Kim Quy của dân tộc Kinh Trong dân tộc Kinh, rùa được xây dựng dưới hình tượng nhân vật thần, bảo trợ, giúp đỡ con người diệt trừ yêu tinh, đánh giặc xâm lược Trong thần thoại Mường, rùa cũng xuất hiện trong những chi tiết liên quan đến nhà cửa Truyện nói rằng: “Lang Cun Cần muốn làm nhà, đã tìm được thợ khéo nhưng cứ dựng mái nhà lên được mấy lần đều đổ Sau thời gian thì nhà cũng làm xong nhưng gặp phải vấn đề là không có ánh sáng Khi ấy, lại có nàng Sông Đón đem lòng yêu thương Khán Đồng Vì yêu thích Sông Đón, muốn cướp lấy nàng, Lang Cun Cần bèn lập mưu bắt Khán Đồng đi tìm rùa vàng Dưới sự giúp đỡ của Bụt thì Khán Đồng cũng bắt được rùa vàng Nấu rùa vàng lên và tưới xung quanh nhà Chu, từ đó nhà Chu mới sáng sủa lên.” [10; 562] 56 Hình tượng rắn xuất hiện trong một số câu chuyện thuở khai hoang của Trung Quốc và xuất hiện thêm nhiều biến thể Trước tiên phải kể đến một vị thần khai sinh ra trời đất là Bàn Cổ Thần được miêu tả đặc biệt, đó là “Bàn Cổ có đầu rồng, mình rắn, thở ra thành gió mưa, rít lên thành sấm chớp, mở con mắt ra thì là ban ngày, nhắm con mắt lại thì là ban đêm”[1; 14] Hình tượng rắn còn xuất hiện trong hình ảnh một số nhân vật thần: thần nước Cộng Công và hung thần Tướng Liễu Thần Cộng Công là một hung thần trong thần thoại Trung Hoa, có “mặt người mình rắn, tóc đỏ”, “ngu xuẩn lại vô cùng hung bạo” Các bộ hạ của Cộng Công đều vô cùng hung ác, dữ tợn.Tướng Liễu là bộ hạ dưới quyền của Cộng Công, cũng “mặt người mình rắn, có chín cái đầu” [1; 48], tính tình độc ác, lại vô cùng tham lam Lúc bấy giờ, trời đất đang yên bình, con người đang sống hạnh phúc ấm no thì Thần Cộng Công và thần lửa Chúc Dung xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến cuộc chiến giữa các thần Thần Cộng Công là nguyên nhân gây ra trận hồng thủy, khiến nhân dân vô cùng khổ cực và khốn đốn “Hung thần còn húc đổ chiếc cột chống trời, làm cho một nửa bầu trời phía tây bị sụp, rách nát nhiểu lỗ thủng” [1; 47] Mô típ thờ vật tổ của Việt Nam và Trung Hoa đều cho thấy con người xưa đều tin rằng động vật với ý nghĩa thần linh như vật tổ biểu trưng để chở che, bảo trợ họ trong cuộc chinh phạt thiên nhiên hoặc trong những cuộc đấu tranh với các tộc khác Tuy nhiên do sự khác biệt trong văn hóa, trong quan niệm mà vật tổ của Việt Nam là rồng, là biểu trưng cho sức mạnh, cho trí tuệ con người Việt, còn rắn là vật tổ của người dân Trung Hoa 3.3.2 Mô típ bán thần Khi xây dựng hình tượng nhân vật trong thần thoại, tác giả dân gian có các cách xây dựng khác nhau Với thần thoại Việt Nam, hình ảnh các nhân vật hiện lên với dáng vẻ gần gũi với con người đời thường Thần Đất hiện lên là một cụ già, sinh hoạt ở dưới mặt đất Nữ thần lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng 57 người ẻo lả, có tính cách hờn dỗi hệt như những cô con gái mới lớn Để phù hợp với chức năng của mình là người có kinh nghiệm, dạy dỗ, truyền nghề mộc cho con người, nên nữ thần nghề mộc hiện lên là người đàn bà đã già với mái tóc trắng như cước và vẻ mặt bí hiểm Nhân vật là thần nhưng được dân gian miêu tả chân thực, hiện lên gần gũi với đời sống con người Từ đây ta thấy được nét tư duy, cách nhìn nhận về thế giới thần linh hết sức gần gũi, coi thần là phần không thể thiếu trong đời sống của mình, luôn hiện hữu xung quanh mỗi chúng ta Khác với Việt Nam, trong thần thoại Trung Hoa mô típ bán thần được sử dụng khá nhiều Hầu như các nhân vật thần trong câu chuyện của họ đều được xây dựng theo mô típ này Qua khảo sát ta có thể thấy các nhân vật được xây dựng khá tỉ mỉ Thần Âm, thần Dương “thân dài ngàn dặm, mặt người, mình rắn, da màu đỏ, mắt nhìn thẳng, mí mắt dựng đứng” Ngu Cường vừa là thần Gió vừa là thần Biển Khi thực hiện từng nhiệm vụ khác nhau, tướng mạo của thần cũng có sự biến đổi để thuận tiện cho công việc Khi xuất hiện với tư cách là thần Biển, “Ngu Cường có dáng vẻ hiền lành, mình cá, mặt người, có tay chân và cưỡi trên một con rồng” [1; 113] Thần có mình cá là bởi thần vốn là một con cá ở biển lớn phương Bắc Khi xuất hiện với tư cách là thần Gió, “Ngu Cường có mặt người, mình chim,hai tai đeo hai con rắn xanh,hai chân đứng trên hai con rắn xanh khác”[1; 113] Thần nước Cộng Công mặt người, mình rắn, tóc đỏ thuộc dòng dõi Viêm Đế Thần Nông Những công việc của vị thần này đều liên quan đến nước, đến nông nghiệp, giúp dân trị thủy, phát triển nông nghiệp Dân gian khi xây dựng hình ảnh Hoàng Đế Hiên Viên với mình người, đầu có bốn mặt, tám con mắt có thể nhìn cùng lúc được bốn phương tám hướng, cai quản đất trời Nhân vật Thiếu Hạo được xây dựng cũng nằm trong cách miêu tả bán thần đó 58 Như vậy, có sự khác biệt trong việc sử dụng mô típ bán thần phải chăng là ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian khi xây dựng nhân vật trong thần thoại Với người Việt cổ, người ta quan niệm thế giới nhân vật thần gắn liền với con người, thần cũng có đời sống tinh thần, cũng có đặc điểm như con người, cũng giận dỗi như con người Còn với người Trung Quốc, con người xưa quan niệm thần luôn chi phối mọi vấn đề trong cuộc sống của mình Chính vì vậy, mô típ bán thần được sử dụng phổ biến trong thần thoại nước này cũng nhằm thể hiện được niềm tin mà con người gửi gắm vào các thế lực nhân vật thần 3.3.3 Mô típ tiêu diệt quái vật Thời nguyên thủy, con người và thế giới muôn loài sống gần gũi với nhau Thế nhưng họ vẫn không tránh khỏi sự sợ hãi trước các thế lực như ma quỷ, quái vật… Chính vì vậy trong thần thoại Việt Nam, tác giả dân gian đã khắc họa hình tượng các nhân vật anh hùng tiêu diệt quái vật, giúp đỡ nhân dân trong việc chống lại quỷ dữ Qua khảo sát có thể thấy mô típ tiêu diệt quái vật xuất hiện khá nhiều trong các câu chuyện thần thoại Việt Nam Trong thần thoại dân tộc Bana, câu chuyện “Anh hùng Đam Dông” đã xây dựng anh hùng Dông chiến đấu với quỷ dữ đem lại được cuộc sống bình yên cho dân làng, đồng thời cứu được anh trai của mình “Con quỷ dữ đó có nhiều phép thuật kì lạ Có lúc nó hóa thành con ngựa cái, lông trắng muốt, mắt đen; có lúc nó hóa thành bông hoa vàng, nhụy đỏ chói mắt Ngày thường nó hiện nguyên hình là con quỷ đỏ tóc dài quá gót, răng trắng nhởn, mắt sắc như dao” [10; 288] Dông được sự giúp đỡ của thần linh, ban cho những vật trợ thủ để giết con quái vật “Quỷ bị phá mất phép lạ, hoảng sợ, toan chạy trốn thì Dông xông đến bổ một nhát dao như sét vào đầu nó Quỷ chết tức khắc, chiếc gương thần mà con quỷ tác oai tác quái cũng vỡ tan tành”.[10; 294] Dông cứu được anh trai của mình, đồng thời trừ hại giúp cho dân làng Con quỷ ma quái 59 đầy phép thuật cũng phải chịu chết trước sức mạnh và lòng kiên trì của người anh hùng Đam Dông Các câu chuyện về Lạc Long Quân đã cho độc giả thấy được những trận chiến với các quái vật: Mộc Tinh ở rừng núi, Ngư Tinh ở biển và Hồ Tinh ở đồng bằng Quái vật trong thần thoại Việt Nam được miêu tả bằng một vài chi tiết tiêu biểu nhưng cũng đủ để con người khiếp sợ, cầu cứu đến lực lượng thần linh giúp đỡ Ngư Tinh được miêu tả “là một con cá rất lớn, mình dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chừng mười người một lúc, biến hóa vạn trạng, kinh dị khôn lường Nó đến tung hoành ở đây không biết từ bao giờ, mỗi lần nó đi thì nổi mưa gió thuyền bè khó lòng tránh khỏi tai nạn.”[10; 90] Quái vật Hồ Tinh được nhân dân miêu tả là một con cáo chín đuôi dã thành tinh Con yêu tinh này thường hóa thành người, vào bản dụ bắt con gái đem về hang hãm dại Nhân dân vô cùng khiếp sợ và căm ghét Mộc Tinh là loài yêu quái từ “một cây chiên đàn ờ đất Châu Phong trải qua nhiều năm khô héo mà biến thành yêu tinh Con yêu tinh này thường thay đổi hình dạng, rất dũng mãnh, có thể giết người hại vật, nay đây mai đó, biến hóa khôn lường, thường ăn thịt người Dân phải lập đền thờ, hàng năm tới ngày 30 tháng chạp, theo lệ phải mang người sống tới nộp, dân mới được yên ổn” [10; 96] Ba con yêu tinh này đều phải chịu khuất phục dưới sức mạnh của Lạc Long Quân Nhờ đó nhân dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bớt đi nỗi sợ hãi trước các thế lực ma quỷ, quái vật Khác với thần thoại Việt Nam, thần thoại Trung Hoa không tập trung miêu tả cuộc chiến của các vị thần với quái vật mà tác giả dân gian của dân tộc này chủ yếu xây dựng bức tranh cuộc chiến giữa các vị thần với nhau Trận chiến đầu tiên không thể không nhắc đến là trận chiến giữa thần nước Cộng Công và thần lửa Chúc Dung Nguyên nhân xâu xa của cuộc chiến này 60 xuất phát từ mâu thuẫn của Thần Nông và Chuyên Húc Bắt đầu từ cuộc cãi vã về nông nghiệp đất đai giữa Hoàng Đế và Thần Nông, mâu thuẫn lớn dần dẫn đến cuộc chiến giữa Chuyên Húc – cháu Hoàng Đế, cai quản phương Bắc và Thần Nông – cai quản phương Nam Cộng Công là vị thần rất mạnh,phục vụ cho Thần Nông, nhưng nhân dân lại quay lưng với vị thần này vì lẽ Chuyên Húc tuyên truyền Cộng Công là kẻ xấu chuyên gây hại cho nhân dân Chuyên Húc lại sai Chúc Dung đánh Cộng Công Cộng Công thua trận, đập đầu vào núi Bất Chu tự tử Từ đó trời sập xuống, thế nên mới có tích bà Nữ Oa vá trời, giúp nhân dân vượt qua nhiều tai họa, trở về với cuộc sống ấm no, hạnh phúc Sau trận khi đánh thắng Cộng Công, thần lửa Chúc Dung đầu về dưới trướng Thần Nông, có lẽ để thu xếp cục diện Cuộc chiến của Hoàng Đế và Xuy Vưu cũng là một trong những trận chiến tiêu biểu Xuy Vưu là bộ hạ dưới quyền của Hoàng Đế, đảm nhiệm việc mở đường, dọn đường Xuy Vưu thấy việc hèn mọn, không phục, ganh ghét với Hoàng Đế bèn nổi dậy ở vùng phương Nam của Thần Nông, cũng chính là vùng yếu nhất do vừa ngớt chiến trận Sau khi đánh bại Thần Nông và Chúc Dung, Xuy Vưu chiếm được ngôi Thiên Đế thay cho Thần Nông Thần Nông phải cầu cứu đến Hoàng Đế, và từ đây diễn ra cuộc chiến giữa Hoàng Đế và Xuy Vưu Hoàng Đế lúc mới lâm trận tìm cách khuyên bảo Xuy Vưu lui binh, nhưng không thành công, bị quân xuy Vưu đánh phủ đầu, thua một trận to Tuy nhiên sau khi về chuẩn bị lại lực lượng với sự giúp đỡ của các thần tướng mạnh, Hoàng đế đã lấy lại được chiến thắng Tuy nhiên, Xuy Vưu không nản chí, hết lần này đến lần khác vẫn tiếp tục chiến đấu Lúc thì niệm thần chú gọi sương mù đến, lúc thì sai các loài quỷ Võng Lượng, Li Mị, Thần Côi ra đánh Dùng quỷ mê hoặc không xong, Xuy Vưu tiếp tục tìm kế bắt tay với tộc người khổng lồ Khoa Phụ Giống người Khoa Phụ rất khỏe mạnh nhưng kém 61 trí thông minh Dù vậy, sức mạnh của chúng vẫn khiên Hoàng Đế đau đầu Cửu Thiên Huyền Nữ, vị thần đầu người mình chim đã xuất hiện và dạy Hoàng Đế học binh pháp, nhờ đó mà chiến thắng được Xuy Vưu và Khoa Phụ Xuy Vưu bị bắt rồi sau đó bị chém đầu Máu Xuy Vưu vương đổ xuống biến thành một rừng phong, lá cây nào cũng điểm màu đỏ của máu Màu đỏ ấy nói lên nỗi oán hận của Xuy Vưu Tiểu kết Khác biệt trong cách thức miêu tả và xây dựng nhân vật, và trong một số mô típ cụ thể đã thể hiện sự khác biệt trong quan niệm về con người và thực tại của tác giả dân gian Sự khác biệt đó còn được được lí giải từ cội nguồn văn hóa, địa lí của mỗi quốc gia Thần thoại của mỗi dân tộc đều có những biểu hiện độc đáo riêng trong việc phản ánh và lí giải các vấn đề tự nhiên, xã hội Điều đó làm cho kho tàng văn học thế giới thêm phong phú, đa dạng Thần thoại mỗi dân tộc là lát cắt không thể thiếu trong bức tranh thần thoại hoàn chỉnh ấy 62 KẾT LUẬN Kho tàng thần thoại thế giới muôn hình muôn vẻ và làm nên vẻ đẹp đó không thể không kể đến thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa Đó là kho tư liệu quý giá, lí giải nguồn gốc thế giới tự nhiên, thế giới loài người, đồng thời phản ánh ước mơ của con người với khát vọng chinh phục tự nhiên, mong muốn ước mơ cuộc sống hạnh phúc ấm no Thông qua hệ thống thần thoại , ta nhận thấy được sức sáng tạo diệu kì, trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân hai quốc gia, hai dân tộc Với những nét tương đồng về đặc điểm văn hóa, văn học nên thần thoại Việt Nam và Trung Hoa có những điểm gặp gỡ, giao thoa không chỉ trong việc sử dụng cốt truyện mà còn trong việc xây dựng nên hình tượng các nhân vật trong thần thoại và các mô típ được sử dụng làm nổi bật nên hình tượng trung tâm đó Cùng với cốt truyện đơn giản, ít tình tiết, tác giả dân gian của thần thoại hai nước đã khắc họa nên hình tượng nhân vật trung tâm là thần hay những con người để thông qua đó lí giải nguồn gốc loài người, nguồn gốc tổ tiên Trí tưởng tượng phong phú của họ đã chắp cánh cho hình tượng hiện lên thật đẹp đẽ chân thực Qua hình ảnh nhân vật ấy, họ gửi gắm tâm tư tình cảm của chính bản thân mình Đó là khát vọng chinh phục được tự nhiên, làm chủ thiên nhiên, không còn lo sợ trước bất kì một thế lực nào cả, một ý chí không chịu khuất phục, không ngừng nuôi dưỡng và thực hiện ước vọng của mình Bên cạnh đó tác giả dân gian còn khao khát hướng đến cuộc sống ấm no, đầy đủ, một cuộc sống thanh bình Trong văn học dân gian nói chung và thần thoại nói riêng, mô típ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện cốt truyện, chủ đề, xây dựng nên hình tượng các nhân vật trở nên đặc sắc hơn Thần thoại Việt Nam và Trung Hoa cùng sử dụng chung một số mô típ tiêu biểu như: mô típ quả trứng khởi thủy, mô típ hôn nhân cận huyết, mô típ nguồn gốc xuất thân thần kì, mô típ nạn hồng thủy,… 63 Thần thoại Việt Nam tuy có chịu ảnh hưởng của thần thoại Trung Hoa nhưng vẫn giữ được cốt cách của nó và với những nét riêng biệt Nhân vật trong thần thoại Việt Nam hiện lên chân thực, mang dáng dấp con người đời thường còn nhân vật trong thần thoại Trung Hoa được xây dựng chủ yếu với mô típ bán thần: đầu người mình thú hoặc đầu thú mình người, thể hiện những dụng ý khác nhau của tác giả dân gian Bên cạnh đó, tác giả dân gian Việt Nam không tập trung xây dựng những hung thần với chức năng riêng biệt như người Trung Hoa Mô típ cũng có sự khác nhau trong việc sử dụng mô típ thờ vật tổ, nó thể hiện được tín ngưỡng văn hóa khác nhau của từng dân tộc Con người xưa quan niệm thiên nhiên còn vô vàn những điều bí ẩn, nên họ cho rằng dân tộc có một quan hệ mật thiết với một động vật hoặc thực vật nào đó Từ ý niệm nguyên thủy này, họ coi động vật có chức năng che chở, bảo trợ họ trong những cuộc đấu tranh với các tộc người khác, hay trong cuộc chinh phục tự nhiên Những điểm khác biệt đó tô điểm thêm vẻ đẹp của mỗi dân tộc, làm nên giá trị văn hóa văn học to lớn, trường tồn theo thời gian Như vậy có thể thấy, với trí tưởng tượng bay bổng phong phú của tác giả dân gian, thần thoại vẫn giữ nguyên được những nét đặc sắc của mình, giữ vị trí vai trò vô cùng quan trọng trong kho tàng văn học dân gian 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) (2009), Thần thoại Trung Hoa, Nxb Giáo dục Việt Nam 2 Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 3 C.Mác – Ph.Ăng ghen (1952), Về văn học nghệ thuật, Nxb Giáo dục 4 Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Nxb Văn sử địa 5 Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội 6 Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục 7 E.M Meletinxki (chủ biên) Từ điển thần thoại, Nxb Bách khoa Xô viết (Bùi Mạnh Nhị dịch) 8 Lê Bá Hán (chủ biên,1999),Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 9 Đinh Gia Khánh (1998), Thần thoại Trung Quốc, Nxb Khoa học Xã hội 10 Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế (2006), Kho tàng thần thoại Việt Nam, Nxb văn hóa - thông tin 11 Trần Gia Linh (1991), Văn học dân gian, Giáo trình Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 (Bản đánh máy) 12 Phương Lựu (chủ biên 2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục 13 Ph.Ăng- ghen (1957), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật 14 Trần Liên Sơn (2012),Truyền thuyết thần thoại Trung Quốc (Ngô Thị Soa dịch), Nxb, Truyền bá Ngũ Châu, Nxb, Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 15 Hoàng Tiến Tựu, (1991), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục 16 Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian,Nxb Giáo dục 17 Phạm Thu Yến (chủ biên,2006), Văn học dân gian, Nxb Đại học sư phạm 18 http://bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1655-4378/Than-thoai-VietNam/index.htm 19 http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-vanhoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/than-thoai-co-dai-duoi-anh-sang-so-sanh 20 http://vhnt.org.vn/tin-tuc/nghe-thuat-4-phuong/28628/than-thoai-viet han-su-tuong-dong-va-khac-biet ... khác biệt thần thoại Việt Nam so với thần thoại Trung Hoa, từ khám phá nét đặc sắc tư tưởng người người xưa, lựa chọn đề tài ? ?Thần thoại Việt Nam thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh? ?? làm... thần thoại Trung Hoa - Từ so sánh nét tương đồng khác biệt thần thoại Việt Nam thần thoại Trung Hoa số phương diện - Góp phần hệ thống hóa tài liệu thần thoại Việt Nam thần thoại Trung Hoa Nhiệm... thoại Trung Hoa Chương 2: Thần thoại Việt Nam thần thoại Trung Hoa – biểu tương đồng Chương 3: Thần thoại Việt Nam thần thoại Trung Hoa – biểu khác biệt NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI

Ngày đăng: 11/09/2019, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w