- bảo đảm quốc phòng, an ninh- Bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước- Chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ- Các khoản chi khác theo quy định của nhà nướcCâu 4: Cơ quan nào có quyền quyế
Trang 150 CÂU HỎI ĐÁP VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Câu 1: Ngân sách nhà nước là gì ? Đáp:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Câu 2: Thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào ? Đáp:
Thu ngân sách nhà nước bao gồm :- Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân- Các khoản viện trợ
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Câu 3 : Các khoản chi ngân sách bao gồm những khoản nào ? Đáp:
Chi ngân sách bao gồm các khoản:- Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
Trang 2- bảo đảm quốc phòng, an ninh- Bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước- Chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ- Các khoản chi khác theo quy định của nhà nước
Câu 4: Cơ quan nào có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước:
Đáp:
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách
Câu 5: Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách nhà nước, đúng hay sai ?
Đáp:
Sai, Chỉ có Thủ tướng Chính phủ và UBND giao dự toán ngân sách cho các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương mới có thẩm quyền cao nhất
Câu 6: Quỹ ngân sách nhà nước là gì và được quản lý ở đâu ? Đáp:
Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể
Trang 3cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp, Quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.
Câu 7: Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc nào ? Đáp:
Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế,phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chingân sách
Câu 8: Mức bội chi ngân sách nhà nước được xác định như thế nào ?, giải quyết vấn đề bội chi ngân sách nhà nước như thế nào ? Đáp:
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định: “Bội chi ngânsách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách Ngân sách địa phương đượccân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước”
Cách giải quyết :
Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm
Trang 4nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn
Câu 9: Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định dự toán NSNN cấp mình ?
Câu 11: Hội đồng nhân dân cấp Huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước cấp xã, đúng hay sai ?
Sai, Khoản 2 Điều 25 Luật NSNN 2002 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND các cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình Như vậy chỉ có HĐND cấp xã mới quyết định dự
Trang 5Câu 13: Số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm trước được chuyển toàn bộ vào nguồn thu ngân sách năm sau, đúng hay sai ?
Trang 6Đúng, việc phát hành tiền sẽ tạo ra nguồn tài chính để thực hiện các khoản chi khi quỹ ngân sách nhà nước không đáp ứng được Đây là biện pháp đơn giản dễ thực hiện tuy nhiên, nếu không đảm bảo bởi một lượng tài sản vật chất có thật trong lưu thông sẽ là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng lạm phát.
Câu 15: Nguồn vốn vay của chính phủ sẽ được sử dụng vào mục đích gì ?
2 Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của thủ tướng chính phủ
Trang 7Câu 17: Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban thường vụ quốc hội là gì ?
Đáp:
Theo Điều 16 Luật Ngân sách nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy
định như sau:1 Ban hành văn bản pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách được Quốc hội giao;
2 Cho ý kiến về các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội;
3 Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nướcvà phân bổ ngân sách trung ương năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu quy định tạikhoản 2 Điều 30 của Luật này;
4 Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
5 Giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách, chính sách tài chính, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến
Trang 8pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Câu 18: Phân biệt các khoản thu : Thuế, phí, lệ phí từ ngân sách nhà nước
Đáp:
- Thuế: Là khoản thu mang tính pháp luật mà nhà nước buộc các tổ chức kinh tế và mọi người dân phải nộp vào NSNN, các khoản thu từ thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp
- Phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp những chi phí thường xuyên hoặc bất thường về tổ chức quản lý hành chính, về tu dưỡng sửachữa, xây dựng các công trình và hoạt động phục vụ người nộp phí.- Lệ Phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm để thực hiện một số thủ tụcvề hành chính kinh tế xã hội nhất định, vừa nhằm để phục vụ người nộp lệ phí vừa nhằm động viên vừa phải một phần vào ngân sách nhà nước
Câu 19: Tại sao Quốc Hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định
Trang 9mức bổ sung từ NSTW cho NS từng địa phương, trong khi đó UBTVQH là cơ quan có thẩm quyền quýêt định tỷ lệ % điều tiết giữa NSTW và NSĐP?
Đáp:
- Quốc hội quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương khi ngân sách địa phương có khả năng không tự cân đối được Hoặc chưa bố trí trong dự toán ngân sách địa phương mà có chính sách mợi do cấp trên ban hành hoặc hỗ trợ các mục tiêu, công trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- UBTVQH có thẩm quyền quyết định tỷ lệ % điều tiết giữa ngân sáchtrung ương và ngân sách địa phương và đây cũng là thẩm quyền quan trọng của UBTVQH Tuy nhiên, việc quyết định của UBTVQH không phải là sự quyết định tùy tiện dựa trên ý chí chủ quan của cơ quan này.Tỷ lệ quyết định phải dựa trên nhiều yếu tố như nhu cầu chi của ngân sách trung ương; nhu cầu chi của ngân sách địa phương; tình hình kinhtế xã hội và an ninh quốc phòng
Câu 20: Các khoản lương của cán bộ, công chức nhà nước được thực hiện theo khoản chi nào ?
Đáp:
Các khoản chi lương cho cán bộ công chức được thực hiện theo quỹ lương của đơn vị dựa trên biên chế được giao có dự toán được duyệt
Trang 10đầu năm, cơ quan tài chính lập lệnh chi tiền để trả cho đơn vị thụ hưởng Căn cứ lệnh chi của cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước chi tiền theo kế hoạch rút tiền của nhà trường.Hiện nay nhiều đơn vị đã được giao khoán tổng quỹ lương trên đầu người biên chế, các đơn vị căn cứ ngạch, bậc của cán bộ công chức chi trả lương theo thang lương với hệ số mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Câu 21: Phát hành tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi NSNN ?
Đáp:
Đúng, Việc phát hành tiền sẽ tạo ra nguồn tài chính để thực hiện các khoản chi khi quỹ ngân sách nhà nước không đáp ứng được Đây là biện pháp đơn giản dễ thực hiện tuy nhiên, nếu không đảm bảo bởi một lượng tài sản vật chất có thật trong lưu thông sẽ là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng lạm phát
Câu 22: Trong trường hợp huyện A bị giảm nguồn thu so với dự toán ngân sách do thiên tai, hướng xử lý phù hợp sẽ là như thế nào để đảm bảo các nhiệm vụ chi ?
Đáp:
Hướng xử lý phù hợp với quy định của pháp luật là chi bổ sung từ ngân sách cấp trên (tỉnh) cho ngân sách cấp dưới (huyện) nhằm đảm bảo cho cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh
Trang 11tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ sau: Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưngkhông đủ nguồn … Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất : khắcphục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần Quỹdự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu
Câu 23: Nguồn vốn vay của nước ngoài có được coi là khoản thu ngân sách không ?
Trang 12cấp khác Như vậy, ngân sách TW không điều hành ngân sách cấp Tỉnh.
Câu 25: Chi chuyển nguồn là gì ?, ai có quyền chi chuyển nguồn ? Đáp:
- Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thựchiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau
- Thẩm quyền quyết định chi chuyển nguồn: Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (hoặc uỷ quyền cho Thủ trưởng cơ quan tài chính đồng cấp) quyết định chi chuyển nguồn của ngân sách địa phương Số chi chuyển nguồn của từng cấp ngân sách được thực hiện trong phạm vi nguồn cho phép, bảo đảm số quyết toán chi ngân sách (gồm số thực chi ngân sách và số chi chuyển nguồn sang năm sau) không lớn hơn sốquyết toán thu ngân sách của từng cấp
Câu 26: Thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước là bao lâu ?
Đáp:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 67 Luật Ngân sách nhà nước, Quốc
Trang 13uẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất 18 tháng, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.
Câu 27: Công khai ngân sách có phải là quy định bắt buộc không ?
Đáp:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Ngân sách nhà nước thì dự toán, quyết toán và kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhànước hỗ trợ phải công bố công khai Như vậy, công khai ngân sách là quy định bắt buộc đối với ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, cũng như các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ
Câu 28: Ổn định ngấn sách là gì ? thời kỳ ổn định ngân sách và cơ quan quyết định thời kỳ ổn định ngân sách ?
Đáp:
- Ổn định ngân sách là thực hiện ổn định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia
Trang 14các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong một thời kỳ nhất định (gọi là thời kỳ ổn định ngânsách)
- Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước thì thời kỳ ổn định ngânsách từ 3 đến 5 năm; Chính phủ trình Quốc hội quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thời kỳ ổn định giữa các cấp ở địa phương.Thời kỳ ổn định ngân sách các cấp chính quyền địa phương có thể trùng hoặc không trùng với thời kỳ ổn định ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sáchđịa phương
Câu 29: Nguồn thu của ngân sách địa phương là gì ? Đáp:
Nguồn thu từ ngân sách địa phương bao gồm:1 Nguồn thu địa phương hưởng 100%:
- Thuế nhà, đất- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí- Thuế môn bài
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất- Thuế sử dụng đất nông nghiệp- Tiền sử dụng đất
- Tiền cho thuê đất
Trang 15- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước- Lệ phí trước bạ
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết- Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương
- Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước
- Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 Luật Ngân sách nhà nước
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật ngân sách nhà nước
3 Thu bổ sung từ ngân sách trung ương4 Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tâng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước
Trang 16Câu 30: Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương ? Đáp:
Các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:1 Chi đầu tư phát triển
2 Chi thường xuyên3 Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước
4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh5 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
Câu 31: Dự phòng ngân sách được sử dụng cho những mục tiêu nào? Ai có quyền quyết định việc sử dụng ngân sách dự phòng? Đáp:
1 Luật ngân sách nhà nước quy định: dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán
2 Thẩm quyển:2.1 Đối với dự phòng ngân sách trung ươngChính phủ quyết định sử dụng và định kỳ báo Uỷ ban thường vụ Quốc
Trang 17hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất Chính phủ quy định về phân quyền sử dụng dự phòng ngân sách trung ương như sau:Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyết định mức chi không quá 1 tỷ đồngđối với mỗi nhiệm vụ sinh, định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đối với các khoản chi trên 1 tỷ đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, chi góp vốn cổ phần, liên doanh; Bộ Tài chính chủ trì thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các khoản chi còn lại.Đối với việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương để thực hiện những chính sách, chế độ mới đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, giao Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện
2.2 Đối với dự phòng ngân sách địa phương:Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương, cơ quan tài chính trình Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tình hình sử dụng dự phòng ngân sách địa phương hàng quý, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họpgần nhất; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân tình hình sử dụng dự phòng ngân sách xã hàng quý, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất