Với sự tăngnhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũcông nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việcđầu tư thiết
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quảnghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ mộtnguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đượcthực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả Luận văn
Bùi Kim Dương
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện và nghiên cứu luận văn, tác giả trân trọng cảm ơn các thầy
cô trường Đại Học Thủy lợi, các giảng viên, cán bộ, phòng Đào tạo Đại học và Sau đạihọc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này Đặc biệtcảm ơn giảng viên hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Bá Uân đã tận tình hướng dẫn tácgiả hoàn thành luận văn
Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp ýkiến, những lời khuyên chỉ bảo quý giá cho bản luận văn này
Tác giả cũng xin trân trọng cám ơn Ban Lãnh đạo và tập thể Công ty xây dựng ViễnĐạt, tập thể lớp 24QLXD12 cùng các phòng ban trong trường Đại học Thủy lợi đã tạođiều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc làm và thu thập thông tin, tài liệutrong quá trình thực hiện luận văn
Trong quá trình thực hiện luận văn do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận vănkhó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củacác thầy cô giáo và quý đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4.1 Ý nghĩa khoa học 2
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
5.1 Cách tiếp cận 2
5.2 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết quả dự kiến đạt được 3
7 Nội dung của Luận văn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 4
1.1 Tổng quan công trình xây dựng 4
1.1.1 Công trình xây dựng 4
1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng 5
1.1.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 5
1.2 Thực trạng hoạt động thi công xây dựng công trình 7
1.2.1 Các hoạt động chính trong quá trình thi công xây dựng công trình 7
1.2.2 Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện nay ở nước ta 8
1.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 13
1.3.1 Nhiệm vụ của quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 13
1.4 Kết luận chương 1 16
Trang 4CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH 17
2.1 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu 17
2.1.1 Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình 19
2.1.2 Nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng 20
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 23
2.2.1 Những yếu tố chủ quan 23
2.2.2 Những yếu tố khách quan 25
2.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu xây lắp 26
2.3.1 Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình của nhà thầu xây lắp 26
2.3.2 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu 29
2.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 33
2.4 Những quy định pháp luật trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 17
2.5 Kết luận chương 2 35
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VIỄN ĐẠT 36
3.1 Giới thiệu về Công ty Xây dựng Viễn Đạt 36
3.1.1 Quá trình hình thành, phát triển 36
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 36
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 38
3.1.4 Chính sách chất lượng 38
3.1.5 Sơ đồ tổ chức của công ty 39
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình tại Công ty xây dựng Viễn Đạt 41
3.2.1 Về tổ chức hoạt động giám sát và quy trình quản lý chất lượng công trình của Công ty 41
3.2.2 Về nguồn nhân lực 46
3.2.3 Về hệ thống hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng 48
Trang 53.2.4 Về quy trình kiểm soát chất lượng tại dự án 50
3.2.5 Về quản lý vật tư vật liệu xây dựng 51
3.2.6 Về quản lý thiết bị thi công 52
3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình tại Công ty 55
3.3.1 Đề xuất chung nhằm hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng của đơn vị 55
3.3.2 Hoàn thiện, đổi mới quy trình quản lý chất lượng 56
3.3.3 Đề xuất giải pháp về tổ chức giám sát nhằm nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình 60
3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý của công ty 62
3.3.5 Đề xuất giải pháp quản lý vật tư, thiết bị thi công nhằm nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình 64
3.3.6 Tăng cường trao đổi thông tin trong công tác quản lý chất lượng giữa các bộ phận quản lý và bộ phận thi công 68
3.4 Kết luận chương 3 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Nhà cao tầng chất lượng cao phục vụ nhu cầu người sử dụng 15
Hình 2.1 Sơ đồ nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng 28
Hình 3.1 Trụ sở liên cơ quan số 4 - Quảng Ninh 37
Hình 3.2 Trung tâm thương mại, văn phòng và khách sạn cao cấp Hạ Long 37
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức và triển khai nhân sự tại Công ty xây dựng Viễn Đạt 39
Hình 3.4 Hệ thống tổ chức hoạt động giám sát chất lượng công trình 41
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng của công ty 42
Hình 3.6 Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào 52
Hình 3.7 Sơ đồ biểu diễn cấu trúc của ISO 9001:2015 trong quy trình kiểm định chất lượng 57
Hình 3.8 Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 60
Hình 3.9 Một số hình ảnh thiết bị tiêu biểu của Công ty 67
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Cơ cấu tổ chức lao động Công ty xây dựng Viễn Đạt 47
Trang 8QLCLCTXD Quản lý chất lượng công trình xây dựng
QLCLTC Quản lý chất lượng thi công
QLCLTCXDCT Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình TVGS Tư vấn giám sát
TVQLDA Tư vấn quản lý dự án
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong sự phát triển mạnh mẽ đất nước thì xây dựng đóng góp một vai tròkhông hề nhỏ thúc đẩy sự phát triển đến nền kinh tế, xây dựng đóng góp vai trò quantrọng trong việc tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội Càng ngày xây dựng càng
đc chú trọng và đầu tư để có những sản phẩm công trình thiết thực và chất lượng hơn.Trong sự hoàn thiện của công trình thì vấn đề chất lượng thi công công trình đóng vaitrò quan trọng bậc nhất Chất lượng thi công công trình không những liên quan trựctiếp đến hiệu quả dự án đầu tư, an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, vì vậy vấn đềquản lý chất lượng thi công công trình là vấn đề mà các đơn vị tham gia luôn quan tâmđặt lên hàng đầu Quản lý chất lượng tốt dẫn đến hệ quả tự nhiên là giảm chi phí xâydựng tăng tối đa lợi nhuận, nâng cao năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranhcho công ty
Chất lượng thi công công trình được quyết định chủ yếu ở giai đoạn thi công xây dựngcông trình, hiện nay công tác quản lý chất lượng thi công đang được Công ty Xâydựng Viễn Đạt hết sức đầu tư và để ý để nâng cao thương hiệu cho công ty cũng nhưtăng sức cạnh tranh cho công ty trên thị trường Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quảđạt được vẫn còn tồn tại những bất cấp, thiếu sót tác động không nhỏ đến chất lượngthi công xây dựng công trình tại công ty
Từ những phân tích trên, với những kiến thức được học tập trong nhà trường tác giả
lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
tại Công ty Xây dựng Viễn Đạt’’ làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những bất cập, tìm biện pháp khắc phục những bất cập;
đề xuất giải pháp có căn cứ khoa học, có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lýchất lượng thi công xây dựng công trình dân dụng tại Công ty Xây dựng Viễn Đạt
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thi công xây dựng và chất lượng thi côngxây dựng các công trình xây dựng và những nhân tố ảnh hưởng tới công tác này tớicông ty xây dựng: Công ty xây dựng Viễn Đạt
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu các hoạt động có liên quan đến côngtác chất lượng thi công xây dựng công trình tại Công ty xây dựng Viễn Đạt
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sẽ tập trung tại Công ty xây dựng Viễn Đạt
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sẽ sử dụng các số liệu thứ cấp của các năm từ
2014 đến 2017 để phân tích, đánh giá Các giải pháp được đưa ra sẽ là tài tiền đề thamkhảo cho các dự án tiếp theo
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận về thi công xây dựngcông trình, quản lý xây dựng công trình nói chung và công tác chất lượng thi côngtrong quá trình xây dựng công trình nói riêng tại một công ty xây dựng Những kết quảnghiên cứu này có giá trị tham khảo nhằm nâng cao trong nghiên cứu chuyên sâu vềchất lượng thi công công trình dân dụng
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả phân tích đánh giá thực trạng và giải pháp đề xuất của luận văn lànhững gợi ý có giá trị tham khảo trong công tác nâng cao chất lượng thi công côngtrình dân dụng của Công ty xây dựng Viễn Đạt
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trang 115.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp kế thừa: Dựa trên các giáo trình, nghiên cứu đã được công nhận
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác để giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên cứu
6 Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng quan về thi công xây dựng và chất lượng thi công xây dựng công trình
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về chất lượng thi công trong quá trình thi công công trình xây dựng
- Đánh giá thực trạng về chất lượng thi công xây dựng công trình tại Công ty Xây dựng Viễn Đạt
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình của công ty
7 Nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc với 3 chương nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về công trình xây dựng và chất lượng thi công công trình xây dựng
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công công trình của Công ty Xây dựng Viễn Đạt
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Tổng quan công trình xây dựng
1.1.1 Công trình xây dựng
Công trình xây dựng (CTXD) là sản phẩm được hình thành bởi sức lao động của conngười cùng với các vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kếtđịnh vị với đất, có thể bao gồm phần dưới và trên mặt đất, phần dưới mặt nước vàphần trên cạn, được xây dựng theo yêu cầu thiết kế Với đặc điểm của công trình xâydựng là có tính quy mô kết cấu phức tạp, tính đơn chiếc và thời gian xây lắp kéo dài,công trình xây dựng thường cố định, con người và thiết bị thi công phải di chuyển theocông trình xây dựng
CTXD bao gồm CTXD công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi,năng lượng và các công trình khác
- Công trình dân dụng bao gồm
+ Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
+ Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; giáo dục; công trình y tế; công trìnhdịch vụ, thương nghiệp; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông;nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình;nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại
- Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, quặng; công trình khai thácdầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyếnống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trìnhcông nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; côngtrình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sảnxuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp
- Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trìnhđường thủy; cầu; hầm; sân bay
Trang 13- Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫnnước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lýnước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rácthải; công trình chiếu sáng đô thị
1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là những đòi hỏi yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹthuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xâydựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh
tế Ví dụ như một công trình quá chắc chắn, an toàn nhưng không phù hợp với quyhoạch, kiến trúc, gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (về an ninh, an toànmôi trường ), không đạt hiệu quả kinh tế thì cũng không thỏa mãn yêu cầu về chấtlượng công trình
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình có thể do 2 nguyên nhân chính:
- Yếu tố khách quan như trình độ khoa học công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách
cơ chế quản lý của nhà nước,
- Yếu tố chủ quan như năng lực của doanh nghiệp về con người máy móc trang thiết bị,
về bộ máy quản lý tổ chức, về hệ thống nguyên vật liệu và cung ứng nguyên vật liệu
1.1.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quan điểm về quản lý chất lượng(QLCL): Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kếtquả sự tác động nhiều yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chấtlượng mong muốn cần quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này QLCL là một khíacạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng Hoạt độngquản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là QLCL
Hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:
- Theo GOST 15467-70: QLCL là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tấtyếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng Điều này được thực
Trang 14hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng đích tới cácnhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí.
- Theo A.G Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: QLCLđược xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phốihợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượngtrong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đốitượng cho phép thỏa mán yêu cầu đầy đủ của người tiêu dùng
- Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: QLCL là hệ thống cácphương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất hàng hóa có chất lượng cao hoặc đưa ranhững dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng
- Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lýchất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa QLCL có nghĩa là: nghiên cứu triển khai,thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có íchnhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoản mãn nhu cầu của người tiêu dùng
- Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa về QLCL: làmột phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể các thành phầncủa một kế hoạch hành động
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: QLCL là một hoạt động cóchức năng quản lý chung nhằm đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiệnchúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảochất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng
Như vậy, tuy còn tồn tại nhiều các định nghĩa khác nhau về QLCL, song nhìn chungchúng đều có những điểm giống nhau như:
- Mục tiêu trực tiếp của QLCL là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợpvới nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu
- Thực chất của QLCL là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: hoạchđịnh, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh Nói một cách khác, QLCL chính là chất lượngcủa quản lý
Trang 15- QLCL là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kỹ thuật, kinh
tế, xã hội) QLCL là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trongdoanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhấtchỉ đạo
Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng:
QLCL thi công CTXD là hoạt động của nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn và các bên thamgia lĩnh vực xây dựng để công trình sau khi đi thi công xây dựng xong đảm bảo đúngmục đích, đúng kỹ thuật và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất Theo từng giai đoạn vàcác bước xây dựng công trình các bên liên quan sẽ đưa ra các biện pháp tối ưu để kiểmsoát nâng cao chất lượng công trình theo quy định hiện hành
1.2 Thực trạng hoạt động thi công xây dựng công trình
1.2.1 Các hoạt động chính trong quá trình thi công xây dựng công trình
Các hoạt động chính trong quá trình thi công xây dựng của nhà thầu thi công hiện naybao gồm những công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể phù hợp với tiến trình công việc đã nêutrong hồ sơ dự thầu và các điều kiện của hợp đồng ghi rõ thời gian cụ thể của từnghạng mục công việc phải hoàn thành
- Tổ chức kế hoạch và sắp xếp tổ ở trên hiện trường cũng như lắp đặt các phương tiệnthiết bị cần thiết phục vụ cho việc thi công và các dịch vụ cho tổng công trình của nhàthầu và chủ đầu tư
- Thực hiện đề ra kế hoạch tiến độ về nhu cầu loại, số lượng các nguồn lực cần thiếttrong suốt quá trình thi công xây dựng công trình
- Phối hợp giữa các nhà thầu chính, phụ tham gia xây dựng công trình và xây dựngcác công trình tạm cần thiết
- Thực hiện nghiêm túc việc giám sát thi công xây dựng để đảm bảo chất lượng theoyêu cầu của tiêu chuẩn mà thiết kế đã lựa chọn Theo chức năng của mình, các chủ thể
có các phương thức giám sát khác nhau
Trang 16- Kịp thời điều chỉnh những sai số xảy ra khi thi công ở trên công trường trong trườnghợp có những điểm khác với những con số được ghi trong dự toán và trong hồ sơ laođộng.
- Lưu trữ tất cả các hồ sơ, báo cáo về mọi hoạt động xây dựng và kết quả của các cuộckiểm tra chất lượng
- Kiểm tra, thanh toán tiền cho những phần việc, các hạng mục đã hoàn thành
- Thực hiện công tác chăm lo sức khỏe và kiểm tra an toàn lao động để đảm bảo antoàn cho công nhân và mọi người trên công trường
1.2.2 Thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện nay ở nước ta
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và cácyêu cầu của đời sống con người Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, củadoanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP Vìvậy chất lượng công trình xây dựng là vấn đề hết sức được quan tâm, nó có tác độngtrực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người
Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng yếu tố quan trọngquyết định đến chất lượng công trình xây dựng đã có rất nhiều tiến bộ Với sự tăngnhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũcông nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việcđầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nềncông nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bảnpháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, chúng ta đã xây dựngđược nhiều công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi… gópphần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; xây dựng hàng chục triệu m2nhà ở, hàng vạn trường học, công trình văn hoá, thể thao… thiết thực phục vụ và nângcao đời sống của nhân dân
Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít các công trình
có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm
Trang 17dột, bong bộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa,phá đi làm lại Đã thế nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không
Trang 18đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình Cá biệt ở một số công trình gây sự cố làmthiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng con người, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảđầu tư.
1.2.2.1 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếpđến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững Đặc biệt ởnước ta vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọngrất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một công trình xây dựng Vì vậy để tăngcường quản lý dự án, chất lượng công trình xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước ởTrung ương và địa phương đã:
- Ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quyphạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lýchất lượng công trình xây dựng
- Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất vậtliệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ,công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nóichung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng
- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại cácHội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định
- Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO, tuyêndương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượng cao củangành, công trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành
Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện phápquản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng công trình xâydựng Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, cácnhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ các chức năngcủa mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, quy phạm nghiệm thucông trình xây dựng
Trang 191.2.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng công trình
Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn (giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm định), nhà thầu xây lắp là
3 chủ thể trực tiếp quản lý chất lượng công trình xây dựng Thực tế đã chứng minhrằng dự án, công trình nào mà 3 chủ thể này có đủ trình độ năng lực quản lý, thực hiệnđầy đủ các quy định hiện này của nhà nước tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quyđịnh về quản lý chất lượng trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các
tổ chức này độc lập, chuyên nghiệp thì tại đó công tác quản lý chất lượng tốt và hiệuquả
- Chủ đầu tư - Ban quản lý
Chủ đầu tư là người chủ động vốn bỏ ra để đặt hàng công trình xây dựng, họ là ngườichủ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cho các nhà thầu trong quá trìnhlập dự án, khảo sát, thiết kế, đến giai đoạn thi công xây lắp vận hành bảo trì, vì vậy họ
là chủ thể quan trọng nhất quyết định chất lượng công trình xây dựng
Đối với chủ đầu tư là vốn của tư nhân, của nước ngoài (nhà tư bản) đồng tiền bỏ ra từtúi tiền riêng của họ nên việc quản lý dự án nói chung cũng như quản lý chất lượng nóiriêng của cả quá trình được hết sức quan tâm, từ quá trình thẩm định, duyệt hồ sơ thiết
kế đến cả giai đoạn thi công xây lắp, bảo trì Trừ công trình nhỏ lẻ họ tự quản lý còn
đa số các dự án họ đều thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện quản lý chất lượngcông trình thông qua các hình thức: Tổ chức tư vấn quản lý dự án, tổ chức tư vấn giámsát độc lập để kiểm tra chất lượng công trình suốt vòng đời của dự án
Trường hợp vốn đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước thì chủ đầu tư là ai? Các chủ đầu tưhiện nay không phải là chủ đồng tiền vốn đầu tư, thực chất chủ đầu tư được Nhà nước
uỷ nhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải chủ đầu tư “thực sự”, đượcthành lập thông qua quyết định hành chính.Thực trạng hiện nay nhiều chủ đầu tưkhông có đủ năng lực, trình độ, thiếu hiểu biết về chuyên môn xây dựng, nhiều trườnghợp làm kiêm nhiệm, vì vậy công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng còn rấthạn chế
Trang 20Vì vậy nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu việc tách chức năng chủ đầu tư là ông chủđồng vốn nhà nước đồng thời là người trực tiếp quản lý sử dụng công trình với tư vấnquản lý dự án (là đơn vị làm thuê) thông qua hợp đồng kinh tế Tổ chức tư vấn quản lý
Trang 21dự án, tư vấn giám sát là tổ chức chuyên nghiệp, độc lập (trừ các dự án có quy mô nhỏ,đơn giản).
- Tổ chức tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế
Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn củanhà nước và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, dovậy các đơn vị tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế tăng rất nhanh, lên đến hàng nghìnđơn vị Bên cạnh một số các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống lâu năm, có
đủ năng lực trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế năng lực trình
độ còn hạn chế, thiếu hệ thống quản lý chất lượng nội bộ Mặt khác kinh phí cho côngviệc này còn thấp, dẫn đến chất lượng của công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế chưacao, còn tồn tại nhiều sai sót
a Đối với giai đoạn lập dự án
- Khảo sát chưa kỹ, lập dự án theo chủ quan của chủ đầu tư
- Khâu thẩm định dư án chưa được coi trọng Các ngành tham gia còn hình thức, trình
độ năng lực của cán bộ thẩm định còn hạn chế
b Đối với lĩnh vực khảo sát, thiết kế
- Khảo sát phục vụ thiết kế còn sơ sài, thiếu độ tin cậy
- Hệ thống kiểm tra nội bộ của tổ chức khảo sát thiết kế chưa đủ, chưa tốt còn tình trạng khoán trắng cho cá nhân, tổ đội
- Công tác thẩm định còn sơ sài, hình thức
- Tổ chức tư vấn giám sát (của chủ đầu tư hoặc thuê tổ chức tư vấn giám sát độc lập)
Là người thay mặt cho chủ đầu tư trực tiếp giám sát, nghiệm thu các công việc trongsuốt quá trình thi công xây dựng thông qua việc kiểm tra công việc hàng ngày, ký cácbiên bản nghiệm thu từng phần, từng bộ phận công trình
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới thường sử dụng tổ chức tư vấn giám sát chuyên nghiệp, độc lập Các cán bộ làm vịêc trong tổ chức tư vấn giám sát này thường
Trang 22là những cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp,lương khá cao Do vậy việc thực hiện việc giám sát chất lượng rất chặt chẽ, bài bản.Đối với công trình trong nước là công trình trọng điểm, quan trọng có đơn vị tư vấngiám sát độc lập, có đủ năng lực và uy tín thì ở đó việc quản lý chất lượng chắc chắn
sẽ tốt hơn
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển xây dựng rất nhanh, lớn trong khi chưa có các công ty
tư vấn giám sát chuyên nghiệp, tình trạng chung là các công ty tư vấn thiết kế mới bổsung thêm nhiệm vụ này, đã thế lực lượng cán bộ tư vấn giám sát thiếu và yếu, trình độnăng lực, kinh nghiệm thi công vẫn còn rất hạn chế, ít được bồi dưỡng cập nhật nângcao trình độ về kỹ năng giám sát, về công nghệ mới, chế độ đãi nghộ hạn chế, dophí quản lý giám sát còn thấp nên hạn chế đến công tác quản lý tổ chức tư vấn giámsát
- Nhà thầu thi công xây lắp
Đây là chủ thể quan trọng, quyết định đến việc quản lý và đảm bảo chất lượng thi côngcông trình xây dựng
Thời gian qua các nhà thầu trong nước đã phát triển rất nhanh cả về số lượng và chấtlượng Nhận rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng và thương hiệu, là uytín của đơn vị mình, là vấn đề sống còn trong cơ chế thị trường, nên nhiều Tổng Công
ty, công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
Tuy nhiên, thời gian qua lại có không ít công trình thi công không đảm bảo chất lượnggây lún sụt, sập đổ nhiều công trình thấm, dột, bong bộp, nứt vỡ, xuống cấp rất nhanh
mà nguyên nhân của nó là:
- Còn khá nhiều nhà thầu không thực hiện nghiêm những quy định hiện hành của Nhànước là phải có hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu, tính chất quy mô công trìnhxây dựng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân đồng thời mọi công việcphải được nghiệm thu nội bộ trước khi mời giám sát nghiệm thu ký biên bản Trongthực tế nhiều đơn vị không thực hiện các quy định này; không bố trí đủ cán bộ giám
Trang 23sát nội bộ, thậm chí còn khoán trắng cho các đội thi công và phó mặc cho giám sát củachủ đầu tư.
Trang 24- Một điều rất quan trọng đối với các nhà thầu là việc thành lập biện pháp tổ chức thicông công trình, đặc biệt đối với các công trình lớn, trọng điểm, nhiều công việc cókhối lượng lớn, phức tạp, ứng dụng nhiều công nghệ mới, nếu làm tốt công việc nàythì đã bảo đảm phần rất quan trọng để quản lý chất lượng công trình Rất tiếc rằng thờigian qua công việc này chưa được các nhà thầu quan tâm đúng mức dẫn đến các saiphạm, sự cố công trình (ví dụ biện pháp thi công cầu Cần Thơ, thi công đầm lăn Thuỷđiện Sơn La, hầm Thủ Thiêm…).
- Nhiều đơn vị đã xây dựng và được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 nhưngkhi triển khai vẫn còn hình thức, chủ yếu là ở văn phòng côn ty mà thiếu lực lượngcũng như tổ chức thực hiện tại hiện trường xây dựng
- Đội ngũ cán bộ, công nhân của các nhà thầu tăng nhanh về số lượng nhưng chấtlượng còn chưa đáp ứng, thiếu cán bộ giỏi có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu cácđốc công giỏi, thợ đầu đàn Nhiều đơn vị sử dụng công nhân không qua đào tạo, côngnhân tự do, công nhân thời vụ, đã thế việc tổ chức hướng dẫn huấn luyện công nhân tạichỗ rất sơ sài Việc tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ và công nhân rấtnhiều hạn chế
- Một số nhà thầu, do những nguyên nhân khác nhau, đã hạ giá thầu một cách thiếucăn cứ để có công trình hoặc do phải “chi” nhiều khoản ngoài chế độ (mang tính tiêucực) cho đối tác hoặc bản thân dính tiêu cực, tư túi cá nhân… nên đã tìm cách “hạ chấtlượng sản phẩm” để bù đắp
Do đề tài của luận văn đề cập tới chủ thể chính là hoàn thiện chất lượng thi công xâydựng công trình tại Công ty xây dựng Viễn Đạt là nhà thầu xây lắp nên ta sẽ tập trung,giới hạn đi sâu tìm hiểu về chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu
1.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1.3.1 Nhiệm vụ của quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Nhiệm vụ của việc lập và quản lý chất lượng thi công xây dựng là thiết lập trình tựthực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu đặt ra, phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể,nhưng cơ bản những yêu cầu này phải đạt được các mục đích như sau:
Trang 25- Hoàn thành trong thời gian quy định nghĩa là là thực hiện công việc theo đúngtiến độ mà dự án đã đề ra Tiến độ dự án là sự sắp xếp về thời gian để thực hiệncông việc của mỗt dự án Mỗi dự án đều có thời gian bắt đầu và kết thúc, căn cứvào tình hình thực tế của nhà thầu và chủ đầu tư để định ra thời gian hoàn thành cáchạng mục công việc.
- Hoàn thành trong chi phí cho phép
Chi phí cho phép được hiểu là khoản tiền mà chủ đầu tư đồng ý trả cho nhà thầu để cóđược dịch vụ hay sản phẩm mà mình mong muốn Chi phí dự án dựa trên cơ sở tínhtoán ban đầu, bảo gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện dự án Chi phí này baogồm rất nhiều chi phí khác nhau như tiền tiền thuê nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,phương tiện sản xuất phụ cho quá trình thi công, tiền lương Chủ đầu tư là khách hàngnên luôn mong muốn có được dịch vụ hay sản phẩm mong muốn với một chi phí thấpnhất có thể Nếu khoản chi phí phải bỏ ra vượt quá khả năng chi trả của khách hàng thìthực hiện dự án đó được coi là không thành công
- Sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực được giao
Nguồn lực là điều kiện cần có về con người và các phương tiện cần thiết khác để đảmhoàn thành các mục tiêu đã xác định Các nguồn lực này bảo gồm nhân lực, các nguồntài chính, kỹ thuật, công nghệ và các nguồn lực vật chất khác
Phân phối nguồn lực là một trong những nội dung quan trọng của quá trình quản lý thicông Bởi phân phối nguồn lực một cách hiệu quả không chỉ giúp giảm chi phí, giảmthời gian mà còn đem lại chất lượng tốt hơn
- Đạt được thành quả mong muốn
Thành quả mong muốn là phải hoàn thành công việc được giao thỏa mãn các yêucầu của chủ đầu tư đề ra Như vậy phải đảm bảo chắc chắn thực hiện thành côngmục tiêu dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đúng với yêu cầu và tiêu chuẩn banđầu dự án đề ra
Trang 26Hình 1.1 Nhà cao tầng chất lượng cao phục vụ nhu cầu người sử dụng
1.3.2 Vai trò quản lý thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thựchiện mục tiêu cơ bản là công trình được hoàn thành theo đúng các yêu cầu đã đề ra vàđảm bảo chất lượng Vì vậy vai trò của quản lý thi công xây dựng công trình có nhữngvai trò quyết định như sau:
- Liên kết các hoạt động, công việc của dự án xây dựng;
- Tạo điều kiện cho việc liên hệ, cộng tác giữa các nhóm quản lý dự án và khách hàng,chủ đầu tư với các nhà cung cấp đầu vào;
- Tăng cường sự hợp tác và chỉ rõ trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia dự án xâydựng;
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịpthời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán dược;
- Tạo điều kiện cho sự đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết khi cónhững bất đồng xảy ra;
- Tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng cao hơn
Trang 271.4 Kết luận chương 1
Chương 1 của Luận văn tác giả đã khái quát được những một số vấn đề cơ bản và tổngquan về công trình xây dựng và chất lượng thi công công trình xây dựng, bằng việcnêu và phân tích các quan điểm, các yếu tố ảnh hưởng, các chức năng vai trò của nhàthầu trong hoạt động thi công xây dựng công trình, cũng như nêu được nhiệm vụ cũngnhư vai trò của quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Sau khi phân tích tình hình quản lý chất lượng công trình của nước ta nói chung cũngnhư công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình nói riêng đã phần nàogiúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của công tác QLCLTCXDCT
Tuy nhiên, chương 1 mới chỉ nghiên cứu ở mức độ tổng quan và khái quát ở mức độchung chung, để hiểu rõ, hiểu sâu hơn về công tác QLCLTCXDCT chúng ta cần tìmhiểu các nội dung trong công tác QLCLTCXDCT, các chỉ tiêu đánh giá, cơ sở khoahọc, cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý trong QLCLTCXDCT, đây cũng là những nội dungchính mà tác giả sẽ đi nghiên cứu ở chương 2 của Luận văn
Trang 28CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1 Những quy định pháp luật trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Quốc hội khóa 13, có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015
2 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng
3 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng
4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng
5 Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều nghịđịnh số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng
6 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiếtmột số nội dung về quy hoạch xây dựng
7 Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạtđộng của thanh tra ngành xây dựng
Về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày 12/05/2015 Chính phủ banhành nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xâydựng thay thế Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Nghị định 114/2010/NĐ-CP Nghị định46/2015/NĐ-CP đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng và bảo trìcông trình xây dựng, đơn giản thủ tục hành chính trong công tác nghiệm thu, tăngcường trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, vận hành công trình.Với nhiều điểm mới, Nghị định 46/2015/NĐ-CP sẽ khắc phục được một số tồn tại, hạnchế như việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng chưa phù hợp; quy định về
Trang 29nghiệm thu công việc vẫn chưa tạo bước đột phá nhằm giảm lượng hồ sơ không cầnthiết; quy định bảo hành công trình xây dựng còn cứng nhắc, gây khó khăn cho một sốnhà thầu thi công xây dựng công trình; chưa rõ các quy định, chế tài về xử lý côngtrình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết niên hạn sử dụng; thiếu các quy định vềđánh giá an toàn đối với các công trình quan trọng quốc gia.
Những hiệu quả của nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trìcông trình xây dựng mang lại:
- Làm rõ trách nhiệm chủ đầu tư, nhà lầu
- Minh bạch quy trình khảo sát, thi công, nghiệm thu, bàn giao công trình
- Giảm lượng hồ sơ công trình
- Giao trách nhiệm cụ thể trong việc giải quyết sự cố công trình xây dựng cho các bênliên quan
Hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng công trình ngày càng được hoàn thiện hơn,khi nhận thấy một số nghị định cũ còn thiếu sót cần bổ xung chính phủ sẽ xem xét,sửa đổi , ban hành nghị định mới thay thế hay có giá trị bổ xung ví dụ như Nghị định42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều nghị định số59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng, Nghị định 42 sẽ sửa đổi, bổ xung một số điều khoản mà nghị định 59 cònchưa hợp lý
Từ các nội dung nêu trên, Nghị định được soạn thảo theo trình tự công việc từ giaiđoạn khảo sát, thiết kế, thi công đến bảo trì công trình xây dựng Quy định trách nhiệmcủa từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình trong từng giai đoạn Sự thayđổi của các Nghị định này phù hợp hơn với thực tế và giúp các chủ thể nắm bắt ngaycác quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn bộ quá trình hoạtđộng đầu tư xây dựng
Trang 302.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu
2.2.1 Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình đã được quy định rõ ràng tạiĐiều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP với những nội dung chính sau:
- Đưa ra hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với từng công trình, trong đó nêu rõtrách nhiệm của từng bộ phận đối về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Nêu rõ trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trườnghợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thicông xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp công nghệ, thiết bị và thi côngxây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấpthiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác
- Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và các mốc giớicông trình
- Sắp xếp nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quyđịnh của pháp luật có liên quan
- Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó chỉ rõ các biện pháp bảo đảm an toàncho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng
có quy định khác
- Có trách nhiệm thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư,thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xâydựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xâydựng
- Thi công xây dựng theo đúng như hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kếxây dựng công trình; đảm bảo an toàn và chất lượng
Trang 31- Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ
sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường
Trang 32- Có trách nhiệm sửa chữa và kiểm tra chất lượng đối với những công việc do mìnhthực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thicông xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trongquá trình giám định nguyên nhân sự cố.
2.2.2 Nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thểtham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP vàpháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng côngtrình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và antoàn của công trình Theo đó nhà thầu thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ, tráchnhiệm kiểm soát chất lượng thi công xây dựng từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chếtạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vàocông trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mụccông trình, công trình hoàn thành vào sử dụng Nội dung quản lý chất lượng thi côngxây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng:
a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trìnhxây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựngcông trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết
bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn vàyêu cầu thiết kế;
c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
e) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;f) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạngmục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
Trang 33g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinhmôi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cho từng loại công việc
- Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng cần:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;
+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quanđến đối tượng nghiệm thu;
+ Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng
- Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kết cấu đã được chấp thuận;
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dụng;
+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng;
+ Biên bản nghiệm thu các cồng việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;
Trang 34+ Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
+ Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
+ Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo
- Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựngđưa vào sử dụng:
+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế
đã được chấp thuận;
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;
+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng
+ Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;+ Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
+ Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựngcủa nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển về phòng chông cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định
- Lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu
Trang 352.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chất lượng thi công xây dựng công trình (TCXDCT) được hình thành xuyên suốt cácgiai đoạn bắt đầu ý tưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng Các yếu tốảnh hưởng tới Chất lượng TCXDCT có thể phân thành 2 yếu tố chính là chủ quan vàkhách quan
2.3.1 Những yếu tố chủ quan
Là nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên trong các doanh nghiệp tham gia hoạt độngxây dựng, mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được Gắn liền với điều kiện của doanhnghiệp như: nhân lực lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý…Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công xây dựng công trình
- Trình độ lao động của doanh nghiệp:
Con người là yếu tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng thi công xây dựngcông trình Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên
cơ sở tiết kiệm chi phí Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, kinhnghiệm, tay nghề, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thànhviên và bộ phận trong doanh nghiệp Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động,những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắctoàn diện đến hình thành chất lượng thi công xây dựng công trình Hình thành và pháttriển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng làmột trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng thi công xây dựng công trìnhtrong giai đoạn hiện nay
- Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp:
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộctính chất lượng là nguyên vật liệu Do vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng thi công xây dựng công trình Mỗi loại nguyên liệu
Trang 36khác nhau sẽ hình thành những đặc điểm tính chất khác nhau Tính đồng nhất và tiêuchuẩn hóa của nguyên liệu là cơ sở rất quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm.
Để thực hiện các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảmbảo nguyên liệu cho quá trình thi công xây dựng Tổ chức tốt hệ thống cung ứngkhông chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà cònđảm bảo đúng về mặt thời gian tiến độ thi công Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống
có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp thi công.Trong môi trường kinh doanh hiện nay ở nước ta, tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn địnhvới một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng đảm bảo chất lượng thi công xâydựng công trình của doanh nghiệp
- Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động xây dựng trong những điều kiện về thiết bị làkhác nhau Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanhnghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng thi công xây dựng Trong nhiều trường hợp khảnăng đưa ra những giải pháp thiết kế và thi công quyết định đến chất lượng sản phẩmtạo ra Công nghệ lạc hậu sẽ khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp cácchỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kếthơp giữa công nghệ hiện có với đối mới để nâng cao chất lượng thi công xây dưngcông trình là một trong những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động củadoanh nghiệp
- Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp:
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động dù có ở trình độcao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa cáckhâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những công trình có chất lượng Không nhữngthế, nhiều khi nó còn gây thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp Do
đó, công tác tổ chức sản xuất và quản lý lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trongdoanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng
Trang 37Tuy nhiên, để mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt động có hiệu quảthì cần phải có năng lực quản lý Trình độ tổ chức quản lý nói chung và quản lý chấtlượng nói riêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến, hoàn thiện chấtlượng xây dựng của doanh nghiệp Điều này gắn liền với trình độ nhận thức, hiểu biếtcủa cán bộ quản lý về chất lượng, chính sách chất lượng, chương trình và kế hoạchchất lượng nhằm xác định được các mục tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sởcho việc hoàn thiện, cải tiến.
Có được chất lượng thi công xây dựng công trình như mong muốn, có nhiều yếu tốảnh hưởng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, CĐT) vànăng lực của các nhà thầu tham gia trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng
2.3.2 Những yếu tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng thicông xây dựng công trình, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng
ẩm mưa nhiều như Việt Nam Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió,mưa, bão, lũ, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công xây dựng công trình, và cácnguyên vật liệu dự trữ tại các kho, bãi Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vậnhành các máy móc,thiết bị đặc biệt đối với các máy móc, thiết bị hoạt động ngoài trời
- Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước:
Cơ chế chính sách của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cảitiến, nâng cao chất lượng thi công của công trình xây dựng Bất kỳ một doanh nghiệpnào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trườngpháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý tác động trực tiếp và to lớn đến việctạo ra và nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình Nó cũng tạo ra sức ép thúcđẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình thôngqua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tựchủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng
Trang 38- Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:
Chất lượng thi công xây dựng công trình phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và công nghệ
để tạo ra nó Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm xây dựng có thể đạtđược Tiến bộ khoa học - công nghệ cao tạo ra khái niệm không ngừng nâng cao chấtlượng thi công xây dựng công trình, nhờ đó mà sản phẩm xây dựng ngày càng hoànthiện và nâng cao hơn Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiêncứu khoa học chính xác hơn, trang bị những phương tiện đo lường,thiết kế, dự báo, thínghiệm tốt hơn, hiện đại hơn Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong thiết kế và thicông giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng Nhờ tiến
bộ khoa học – công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơnnguồn nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng thi côngxây dựng
- Tình hình thị trường:
Nhắc đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, quy mô thịtrường, Chất lượng sản phẩm xây dựng cũng gắn liền với sự vận động và biến đổicủa thị trường, đặc biệt là các nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác định được khách hàng củamình là đối tượng nào? Quy mô nhu cầu ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế nào? Từ đódoanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược đầu tư xây dựng để có thể đưa ra những sảnphẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu thụ ởnhững thời điểm nhất định Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, người taquan tâm nhiều tới giá thành sản phẩm Nhưng kh i đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi
về chất lượng cũng tăng theo Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rấtcao để có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình
2.4 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu xây lắp
2.4.1 Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình của nhà thầu xây lắp
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu xây lắp được thực hiệntheo các bước sau đây:
Trang 39- Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công.
- Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng, bao gồm:
+ Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới côngtrình;
+ Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công xây dựng theo yêu cầu của hợpđồng và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Thông báo kịp thời cho CĐT nếu có bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợpđồng và điều kiện hiện trường;
+ Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp đảm bảo antoàn cho người, máy, thiết bị và tiến độ thi công công trình;
+ Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư thiết bị côngtrình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theoquy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng;
- Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình: là hoạt động kiểm tra, xácđịnh chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng của sản phẩm xây dựng, bộ phận côngtrình hoặc công trình xây dựng thông qua thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, tínhtoán, đánh giá bằng chuyên môn về chất lượng công trình
- Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoànthành trước khi đưa vào sử dụng được tiến hành bởi cơ quan chuyên môn về xâydựng
- Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng
- Lập hồ sơ hoàn thành CTXD; lưu hồ sơ của công trình theo quy định
Lưu đồ mẫu quy trình quản lý chất lượng thi công công trình được mô tả như Hình 2.1
Trang 40sau đây.