1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công tại ban quản lý dự án sở nông nghiệp và PTNT bắc ninh

122 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công tạiBa

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân học viên với sự giúp

đỡ của giáo viên hướng dẫn khoa học Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trongluận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hìnhthức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồntài liệu tham khảo đúng quy định

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên

Nguyễn Dương Thủy

Trang 2

Trước hết, học viên xin bầy tỏ lòng cám ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học

và sau đại học, Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi và toàn thể quý thầy côtham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý xây dựng 24QLXD12 đã tận tình giúp đỡ, tạođiều kiện cho học viên trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS.Nguyễn

Bá Uân đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu đểhoàn thiện luận văn

Xin được chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNTBắc Ninh, các đơn vị liên quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, nhữngngười thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ họcviên trong suốt thời gian qua

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên

Nguyễn Dương Thủy

Trang 3

MỤC LỤC

i LỜI CẢM ƠN ii MỤCLỤC iii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU VÀ QUẢN

sông 14

đê 14

Trang 4

1.2.6 Nghiên cứu khoa học; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác

quản lý đê 14

1.3 Thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng đê sông, cứng hóa mặt đê của nước ta .15

1.4 Những bài học kinh nghiệm trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình đê điều 22

1.4.1 Yêu cầu về quy trình kĩ thuật 22

1.4.2 Sự kiểm tra 22

1.4.3 Phòng thí nghiệm 23

1.4.4 Hồ sơ thi công 23

Trang 5

Kết luận chương 1 24

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỨNG HÓA MẶT ĐÊ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG.25 2.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của việc cứng hóa mặt đê sông 25

2.1.1 Khái niệm, vai trò công tác cứng hóa mặt đê 25

2.1.2 Mục tiêu của cứng hóa mặt đê 25

2.1.3 Các giai đoạn của dự án nâng cấp cứng hóa mặt đê 26

2.1.4 Hình thức, phương pháp cứng hóa mặt đê 26

2.2 Nội dung quản lý chất lượng công trình cứng hoá mặt đê trong giai đoạn thi công 27

2.2.1 Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng 29

2.2.2 Quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê giai đoạn thi công xây dựng 30

2.3 Các quy định về quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công 35

2.3.1 Các quy định về kế hoạch tổ chức 35

2.3.2 Các quy định về kỹ thuật 37

2.3.3 Các quy định về tiến độ và chi phí 39

2.3.4 Các quy định về an toàn môi trường 40

2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công công trình cứng hóa mặt đê 41

2.4.1 Hệ thống luật pháp trong quản lý xây dựng 41

2.4.2 Tổ chức quản lý và trình độ nhân lực của Ban QLDA 41

2.4.3 Quản lý chất liệu dùng để cứng hóa mặt đê 42

2.5 Các bên tham gia quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công 43

2.5.1 Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư 43

2.5.2 Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của Nhà thầu thi công 44 2.5.3 Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của đơn vị tư vấn thiết kế 45

Trang 6

2.6 Mô hình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 462.7 Các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công 47

2.7.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan 47

Trang 7

2.7.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 51

51

Kết luận chương 2 53CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNGTÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỨNG HÓA MẶT ĐÊ TRONGGIAI ĐOẠN THI CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỞ NN VÀ PTNT BẮCNINH 54

3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong

giai đoạn thi công tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh 67

3.4.1 Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê 67

3.4.2 Những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và các bài học 69

Trang 8

3.4.3 Công tác quản lý chất lượng ở một số công trình cứng hóa mặt đê do Ban Quản

lý dự án phụ trách 77

3.5 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt

đê trong giai đoạn thi công công trình tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNTBắc Ninh 81

3.5.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh 81

3.5.2 Nhóm giải pháp nâng cao quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong

84

Trang 9

3.5.3 Nhóm giải pháp tăng cường trang bị kỹ thuật cho công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi

công 88

3.5.4 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công 89

Kết luận chương 3 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Kiến nghị 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Bề mặt đoạn đê thị trấn Văn Giang, Hưng Yên “nứt toác” và sụt lún 16

Hình 1.2 Khoang rỗng của tổ mối khu vực hố sụt 17

Hình 1.3 Mặt đường đê bê tông bị nứt, gãy, sạt lở 18

Hình 1.4 Trận lũ lụt năm 1999 ở miền Trung 19

Hình 2.1: Sơ đồ nội dung của quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công của chủ đầu tư 28

Hình 2.2 Mô hình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 46

Hình 3.1 Mô hình tổ chức quản lý tại Ban QLDA Sở NN &PTNT Bắc Ninh 61

Hình 3.2: Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý tại Ban QLDA 83

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Phân loại các văn bản pháp lý để quản lý 48Bảng 3.1 Thực trạng cán bộ Ban QLDA tính đến 10/2017 57

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Ngành Xâydựng đang đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tạo ra những cơ sở vậtchất, kỹ thuật hạ tầng thiết yếu cho xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúcđẩy sự nghiệp hiện đại hóa đất nước

Trước yêu cầu phát triển đó, nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mang tính đột phá đãđược áp dụng vào xây dựng, tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô vàtính chất phức tạp của công trình làm thay đổi diện mạo mới cho đất nước Song chínhthực trạng phát triển “nóng” này đã bộc lộ nhiều thiếu sót trong quản lý chất lượngcông trình, sơ hở trong quản lý đầu tư xây dựng dẫn đến tuổi thọ các công trình khôngtương xứng với kinh phí đầu tư xây dựng, thời gian sử dụng ngắn, hiệu quả kinh tếthấp, rất lãng phí tiền của dân Nói một cách khác công trình xây dựng với vốn đầu tưlớn không cho phép kém chất lượng Điều này đặt ra một đòi hỏi đặc biệt cấp thiết vớicông tác quản lý chất lượng công trình

Với công trình đê sông, vấn đề chất lượng công trình càng phải đặc biệt quan tâm, vì

đê sông là những công trình trọng yếu đảm bảo an sinh kinh tế cho những vùng đồngbằng châu thổ có vị trí kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng của quốc gia Chính vì thếQuốc hội đã ban hành Luật đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thay thế cho hệthống pháp lệnh về đê điều trước đây Trước thực trạng xuống cấp của hệ thống đềđiều và sự cần thiết phải nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống lũ, phục vụ pháttriển kinh tế xã hội của các địa phương, ngày 09 tháng 12 năm 2009, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống

đê sông đến năm 2020 cho 18 tỉnh có đê sông, trong đó có Bắc Ninh Một trong 6 nộidung chủ yếu của Chương trình này là việc “Cứng hoá mặt đê”

Trong những năm qua Nhà nước đầu tư kinh phí tập trung cải tạo, tu bổ, nâng cấp đê

và đến nay cơ bản tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành công tác đắp áp trúc, tôn cao, hoàn

Trang 15

cứu hộ đê và kết hợp giao thông nông thôn tại địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, trong

đó có vấn đề quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê, đặc biệt trong giai đoạnthi công

Thực tế cho thấy công tác quản lý chất lượng dự án là phạm trù rất rộng, gồm nhiềukhâu, nhiều giai đoạn như mắt xích ràng buộc nhau, tác động ảnh hưởng nhau Song,

có thể dễ nhận thấy trong giai đoạn thi công, việc quản lý chất lượng công trình có ảnhhưởng trực tiếp và rõ nét nhất đến chất lượng công trình Đây cũng là khâu chịu ảnhhưởng từ nhiều nguồn, áp lực từ nhiều phía cả khách quan và chủ quan tác động lớnđến chất lượng công trình, rất cần phải quan tâm nghiên cứu giải quyết

Xuất phát từ những nhận thức nêu trên, với những kiến thức được học tập và nghiêncứu ở Nhà trường, kết hợp với những tài liệu đọc thêm cùng với kinh nghiệm thực tiễntrong quá trình công tác và do thời gian hạn chế, học viên chọn và giới hạn đề tài luận

văn với tên gọi: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh”.

2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công tạiBan Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh nhằm góp phần nâng cao hiệuquả đầu tư và chất lượng của các công trình xây dựng trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóamặt đê trong giai đoạn thi công và những nhân tố ảnh hưởng tới công tác này tại BanQuản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh

b Phạm vi nghiên cứu

Trang 16

- Về mặt không gian và nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vàocông tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công tạiBan Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh;

Trang 17

- Về mặt thời gian, luận văn sẽ sử dụng các số liệu thu thập từ các dự án đã triển khaithực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản

lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê trong giai đoạn thi công Từ đó đề xuất cácgiải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình cứng hóa mặt đê tronggiai đoạn thi công áp dụng cho giai đoạn còn lại của dự án “Nâng cấp tuyến đê hữuĐuống ” và các dự án tiếp theo

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu nhằm thu thập tài liệu về hệ thống đê điều

- Phương pháp điều tra, thống kê và tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến

đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chung về chất lượng, quản lý chất lượng công trìnhthủy lợi và tiếp cận các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý trong phạm

vi nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện được nội dung và nhiệm vụ của đề tài học viên có sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra thống kê, hệ thống; phương phápphân tích tổng hợp; phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp kết hợpkhác

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU

1.1 Tổng quan về công trình đê điều

1.1.1 Đê điều và vai trò của hệ thống đê điều

Đê điều là một bờ đất tự nhiên hay nhân tạo kéo dài dọc theo các bờ biển hoặc bờ sông

để ngăn không cho nước ngập khu vực dân sinh kinh tế nhất định nào đó Đây là côngtrình quan trọng được xây dựng, tu bổ và bảo vệ qua nhiều thế kỷ nhằm ngăn nước lũ,nước biển, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, thúc đẩy kinh tế -

xã hội phát triển bền vững, gắn với an ninh, quốc phòng, chủ quyền và lợi ích quốcgia Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống đê điều luôn gắn liền với đời sống vàhoạt động sản xuất của nhân dân từ đời này qua đời khác Phần lớn các tuyến đê hiệnnay đều được kết hợp làm đường giao thông trong đó nhiều tuyến đê đi qua các khu dulịch, đô thị, dân cư Trong quá trình phát triển, yêu cầu đối với hệ thống đê điều cũngnhư tác động trực tiếp của con người đối với đê ngày càng tăng và có diễn biến ngàycàng phức tạp Có thể khẳng định hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng

Nước ta có gần 8.000 km đê, trong đó có gần 2.000 km đê biển và 6.000 km đê sông;

đê sông chính có 3.000 km và 1.000 km đê biển quan trọng Có 3.000 cống dưới đê vàgần 600 kè các loại [1]

Trong đó, riêng hệ thống đê sông Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ có tổng chiều dài khoảng5.200 km trong đó:

* Đê từ cấp III đến cấp đặc biệt có chiều dài khoảng 2.400 km, bao gồm:

- Hệ thống đê sông Hồng tổng chiều dài là 1.400 Km với chiều cao phổ biến từ 5-8mét, có nơi cao tới 11 mét Đê thuộc hệ thống sông Hồng bao gồm một số tuyến dọctheo các sông: Đà, Thao, Lô, Hồng, Đuống, Luộc và sông Đáy

- Hệ thống đê sông Thái Bình có chiều dài là 621,5 km gồm một số tuyến dọc theo cácsông, đó là tên gọi của một hệ thống sông gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi

Trang 19

nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km².Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng thông quasông Đuống, để đổ ra biển Đông [2].

Sông Đuống, tên chữ gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sôngnối sông Hồng với sông Thái Bình, dài 68 km Điểm đầu từ ngã ba Dâu (xã XuânCanh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại địa giới giữa 2 đơn vị hành chính làhuyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội) Điểm cuối là ngã ba MỹLộc (xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) Về tổng thể sông Đuống chảytheo hướng tây-đông Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòngsông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ lớnmới tràn qua được Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưuquan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội [3]

- Hệ thống sông Cả, sông Mã có tổng chiều dài là 357,6 km, gồm: chiều dài đê thuộc

hệ thống sông Cả, sông La là 65,4 km và chiều dài đê thuộc hệ thống sông Mã, sôngChu là 292,2 km Thượng nguồn của hai hệ thống sông này chưa có hồ chứa để thamgia điều tiết lũ, vì vậy đê vẫn là biện pháp công trình duy nhất và có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong chống lũ Hiện tại tuyến đê thuộc hai hệ thống sông này chỉ cònkhoảng 31 km đê thấp so với thiết kế, khoảng 164km có mặt cắt đê nhỏ, mái dốc chưa

có cơ, thân đê còn nhiều khuyết tật, nền đê nhiều đoạn là nền cát hoặc bùn; lòng sông

có độ dốc lớn và diễn biến rất phức tạp, nhiều đoạn đê sát sông [1]

1.1.2 Các hạng mục công trình chủ yếu của hệ thống đê điều

1.1.2.1 Đê

Đê có thể được tìm thấy dọc theo sông và các vùng đất lấn biển để bảo vệ phía trong

bờ khi có các đợt nước dâng cao Hơn thế nữa, đê được xây dựng còn với mục đíchvây để ngăn không cho nước ngập một khu vực cụ thể (như khu dân cư)

Việc đắp đê phổ biến nhất dọc hai bên bờ sông Ngoài con đê chính, lui vào sâu hơn

trong đất liền có khi người dân còn đắp thêm những con đê phụ gọi là đê bao, phòng

hờ đê chính vỡ thì còn cứu được phần nào ruộng xa sông khỏi bị lụt Với chiều cao đêlớn thì người ta còn thiết kế thêm cơ đê

Trang 20

Vai trò chính của đê là ngăn ngập lụt, tuy nhiên, chúng cũng có thể là làm hẹp dòngchảy làm cho dòng nước chảy nhanh hơn và dâng cao hơn.

1.1.2.2 Kè chân đê và mái đê

Kè là dạng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển, mái đê khỏi tác động xói lở gây ra

bởi dòng chảy và sóng Thông thường kè được thiết kế ở lòng sông chân đê hoặc trênmái đê, được phân loại như sau:

- Kè lát mái: Gia cố trực tiếp lên mái bờ sông nhằm chống xói lở do tác động của dòng

chảy và sóng

- Kè mỏ hàn: Nối từ bờ sông nhằm hướng dòng chảy ra xa bờ gây bồi lắng và cải tạo

bờ sông theo tuyến chỉnh trị

- Kè mềm: Là loại kè không kín nước (còn gọi là kè xuyên thông) nhằm giảm tốc độdòng chảy, gây bồi lắng và chống xói đáy

Cấu tạo kè gồm:

- Chân kè: Là phần đáy ở chân mái dốc, có tác dụng chống xói chân mái dốc và làm

nền tựa cho thân kè

- Đỉnh kè: Là phần nằm ngang phía trên cùng của kè, có tác dụng bảo vệ thân kè đốivới tác động của dòng chảy mặt và các tác động khác, đồng thời có thể kết hợp đườngquản lý, bảo vệ

- Thân kè: Là phần từ đỉnh chân kè tới đỉnh kè, chịu tác động của dòng chảy, sóng, áplực nước và áp lực thấm [4]

Trang 21

- Đáy cống (móng cống): Nằm trên nền đất (cát) và được gia cố theo tính toán của thiết

kế để đảm bảo tính ổn định, an toàn cho cống

- Thân cống: Phần chính của cống có hình dạng theo thiết kế (tròn, hộp…) nhằm dẫnnước theo yêu cầu

- Đỉnh cống: Lắp trên cống, chống áp lực đẩy của nước trong trường hợp cống chảy cóáp

1.1.2.6 Đường giao thông kết hợp

Dọc phía ngoài hai bên bờ sông là các khu dân sinh, khi đó đê kết hợp làm đường giaothông nối liền các khu dân cư, tạo thuận lợi cho việc đi lại, hỗ trợ phát triển dân sinhkinh tế Những năm gần đây, theo chương trình nâng cấp đê của Thủ tướng Chính phủ,nhiều đê sông đã được hoàn chỉnh mặt cắt Việc cứng hóa mặt đê, vừa đảm bảo phòng

lũ, vừa kết hợp giao thông là xu thế lâu dài tất yếu

1.1.3 Chất lượng công trình đê điều và các nhân tố ảnh hưởng

1.1.3.1 Chất lượng công trình đê điều

Đê điều được tu bổ, nâng cấp hàng năm mục đích phòng chống lũ Tuy nhiên, donhiều yếu tố mà chất lượng đắp đê, làm kè và cống dưới đê đôi khi không theo ý muốndẫn đến một số sự cố đáng tiếc xảy ra

Trang 22

Chất lượng công trình đê: Những năm gần đây, công tác đắp đê được quan tâm đúng

mức nhằm hoàn chỉnh mặt cắt đê theo cao trình đỉnh đê phòng chống lũ Việc tôn cao,

áp trúc mở rộng mặt đê là công việc tu bổ đê điều thường xuyên mà địa phương cáctỉnh, thành phố phải hoàn thành theo kế hoạch phân giao của Bộ Nông nghiệp vàPTNT

Chất lượng công trình kè: Hiện nay, công tác làm kè được quan tâm và tập trung vào

những đoạn đê xung yếu, sát dòng chảy hay các đoạn cong lõm bên bờ lở của sông.Nhiều biện pháp kè được áp dụng nhằm đáp ứng phù hợp với đặc điểm địa hình từngkhu vực, sao cho kè phát huy hiệu quả nhất Nói đến chất lượng, lan giải nhất là chân

kè nằm sát lòng sông, thường xuyên ngập nước Một khi khảo sát, thiết kế khôngchuẩn hoặc quá trình thi công không trúng (thả đá rời hoặc rọ đá hộ chân không đúng)

sẽ dẫn đến sụt chân, gây trượt mái kè, nguy hiểm đến đê Thực tế, đa số các kè sạttrượt đã minh chứng điều này Hiện nay, nhiều công trình kè thi công được áp dụngkhoa học kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị hiện đại để xử lý chân kè đảm bảo chấtlượng theo quy chuẩn hiện hành

Chất lượng công trình cống dưới đê: Phần lớn các cống dưới đê được xây dựng rất

sớm từ những năm giữa thế kỷ 20 cho đến nay Theo thời gian, các cống này đã đượcnâng cấp, sửa chữa nhiều lần Tuy nhiên, cùng với quá trình tôn tạo, áp trúc và tu sửa

đê điều hàng năm thì cống dưới đê cũng trở nên ngắn và chịu tải trọng lớn hơn so vớithiết kế ban đầu nên chất lượng công trình giảm dần theo thời gian Mặt khác, chúng

có đặc điểm chung là xây dựng trên nền đất (thường là nền đất yếu) và an toàn củacống gắn liền với an toàn của hệ thống đê

Với đặc điểm như trên thì nhiều cống dưới đê có hiện tượng hư hỏng là điều khó tránhkhỏi Các hư hỏng thường gặp như đứt gãy móng do tải trọng tăng quá cao so với thiết

kế ban đầu cùng với tuổi thọ vật liệu xây dựng công trình giảm theo thời gian Mặtkhác do tôn tạo đê, tường thân cống trở nên ngắn, mang cống thượng hạ lưu dốc, do đótrong mùa lũ thường xảy ra sự cố trượt mang cống, rò rỉ qua đáy, thấm trôi đất ở thân

đê lòng cống Một dạng sự cố nữa rất đáng quan tâm là những sự cố về hư hỏng các

Trang 23

đê cũng như sự an toàn của toàn bộ dân cư trong phạm vi bảo vệ của đê Bên cạnh đó,các cửa van của cống dưới đê chủ yếu là cửa van phẳng bằng thép, bê tông cốt thép.

Hệ thống đóng mở bằng tời hoặc vít me Đa số các cửa van có hiện tượng rò rỉ nước

do chế tạo chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc lâu ngày cánh cửa đã bị ăn mòn, han rỉv.v ảnh hưởng đến sự làm việc của cống Việc duy trì hoạt động và đảm bảo an toàncho hệ thống cống dưới đê là hết sức cần thiết, do vậy cần có kế hoạch dành kinh phíđầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa đảm bảo tính hiệu quả lâu dài, bền vững, tránhtình trạng đầu tư chắp vá, tạm thời

Chất lượng công trình cứng hóa mặt đê: Mặt đê cứng hóa nằm trên nền đê đã hoàn

chỉnh và ổn định Tuy nhiên, thời gian qua nhiều công trình sau khi đắp áp trúc, tôncao để hoàn chỉnh mặt cắt, phần đắp mới lún chưa ổn định đã tiến hành cứng hóa mặt

đê, trong khi nền đất cũ ổn định nên xảy ra hiện tượng lún không đều dẫn đến nứt, gẫydọc tuyến đê Ngoài ra, trong quá trình thi công do không đảm bảo quy trình kỹ thuật

đã để đê bong tróc mặt, nứt cục bộ tại các điểm xung yếu

1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình đê điều

Đặc điểm của công trình xây dựng rất đa dạng và phức tạp, trong đó có cả công trình

đê điều Bởi vậy, vấn đề chất lượng công trình đê điều cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiềunhân tố và có thể phân theo các nhóm nhân tố chủ quan và khách quan

a Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan chính là con người tác động vào, đây là yếu tố quan trọng nhất trongquá trình tạo ra chất lượng sản phẩm xây dựng Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn (giám sát,thiết kế, khảo sát, thẩm định), nhà thầu xây lắp là 3 chủ thể trực tiếp quản lý chấtlượng công trình xây dựng Vậy, ba chủ thể này ảnh hưởng đến công tác quản lý chấtlượng công trình như thế nào?

- Với Chủ đầu tư: Một khi năng lực yếu kém, không đủ trình độ quản lý nhà thầu tronggiai đoạn thi công xây dựng hoặc không cương quyết trong quản lý thi công, để việcthực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật không nghiêm túc thì chất lượngcông trình đương nhiên khó đảm bảo Điều này thật dễ hiểu, vì Nhà thầu nói gì vẫn làdoanh nghiệp kinh doanh, tự hạch toán và tất nhiên có tính toán lợi nhuận Khó thấy

Trang 24

nhà thầu tự giác, một khi nơi lỏng giám sát và khi có điều kiện gian dối thì tư tưởnglàm ẩu, bớt xén công trình càng dễ nảy sinh; vừa có thể đẩy nhanh tiến độ, tránh được

vi phạm hợp đồng, hạ chi phí, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân, doanh nghiệpNhà thầu

- Nhà thầu thi công xây dựng: Với vai trò là người trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựngthì yêu cầu về yếu tố con người lại càng quan trọng Nếu công nhân không là thợ lànhnghề, không có đạo đức nghề nghiệp, không có kinh nghiệm thi công thì chất lượngcông trình chắc chắn bị ảnh hưởng Bên cạnh đó yếu tố cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản

lý góp phần lớn trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn công nhân tạo ra sản phẩm xây dựng

có chất lượng Trong giai đoạn phát triển, tư tưởng chỉ đạo của nhà thầu phải thôngsuốt từ lãnh đạo đến đội ngũ công nhân, chuyên sâu về nghiệp vụ, nghiêm túc trongcông việc, trung thực khi thi công công trình mới nâng cao năng lực, xây dựng thươnghiệu cho đơn vị Khi đã có thương hiệu thì phải biết giữ nó bằng chữ tín để tạo ra đượcsản phẩm công trình chất lượng, có điều kiện duy trì và ngày càng lớn mạnh

- Nhà thầu thiết kế: Trong giai đoạn thi công, nhà thầu thiết kế đóng vai trò giám sáttác giả và cùng Chủ đầu tư xử lý mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến sản phẩm côngtrình Khi công trình thi công không đúng đồ án thiết kế, cũng có nghĩa là công trìnhkhông đạt chất lượng Với yêu cầu đó, giám sát tác giả góp phần không nhỏ vào việcđảm bảo chất lượng công trình

- Ngoài ra còn phải xét đến năng lực cá nhân của đơn vị thí nghiệm, kiểm định chấtlượng công trình Lực lượng này là cán cân kiểm soát chất lượng công trình, là nhữngđối tượng có tác động không nhỏ đến chất lượng công trình

b Ảnh hưởng của nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình

Công trình xây dựng nói chung đa phần phơi mưa nắng, riêng công trình cứng hóa mặt

đê hoàn toàn phải thi công ngoài trời, nên chịu sự tác động của điều kiện khí hậu: mưa,nắng, gió, bão, …Rất ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình

Trang 25

Điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngcông trình, đặc biệt là các hạng mục nền, móng công trình; Nền đê không đảm bảo, xử

Trang 26

lý không tốt thì dù mặt đê được cứng hóa bằng bê tông cốt thép mác cao cũng khôngtránh khỏi lún, nứt sau một thời gian chịu tải.

- Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

Cơ chế chính sách của Nhà nước có tác dụng quan trọng trong quá trình thúc đẩy cảitiến, nâng cao chất lượng công trình Việc ban hành các hệ thống chỉ tiêu chất lượng,các quy định về sản phẩm công trình xây dựng đạt chất lượng, các chính sách ưu đãicho đầu tư đổi mới công nghệ là những nhân tố tạo động lực phát huy tính tự chủ, sángtạo trong việc nâng cao chất lượng công trình Cơ chế quản lý vừa là môi trường, vừa

là cơ sở tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng

Ngoài ra, hệ thống pháp lý về quản lý chất lượng công trình là cẩm nang chỉ dẫn, giúpcác chủ thể tham gia liên quan đến công trình xây dựng, cùng hợp tác làm việc vớinhau, nhằm đạt mục tiêu, hoàn thành công trình chất lượng tốt Phải thấy rằng với

những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý đó về cơ bản

đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng Chỉ cần các tổ

chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, các nhà thầu (khảo sát,

tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ các chức năng của mình một cách cótrách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, quy phạm nghiệm thu công trình xây dựng

- Điều kiện kinh tế xã hội: Khi kinh tế càng phát triển, đời sống ngày càng được nângcao thì ý thức con người được nâng lên và thói quen tiêu dùng cùng đòi hỏi ở mức caohơn Vì thế, chủ đầu tư có điều kiện thuận lợi hoàn thiện và nâng cao sản phẩm xâydựng của mình để đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của người tiêu dùng

- Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật: Ngày nay, trình độ phát triển của khoa học

kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Tiến bộ khoa học

kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực trong đó

có lĩnh vực xây dựng Nó đã tạo ra những thay đổi to lớn trong xây dựng, cho phép rútngắn thời gian xây dựng, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao động vàchất lượng sản phẩm xây dựng Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũngđặt ra những thách thức không nhỏ cho các nhà thầu xây dựng trong việc quản lý, khai

Trang 27

1.1.4 Tổ chức quản lý chất lượng công trình đê điều ở nước ta

Công trình đê điều được tu bổ thường xuyên hàng năm, kinh phí do trung ương cấp,

Bộ nông nghiệp và PTNT quản lý, giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng Ban quản lý dự án và các Nhà thầu.Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình đê điều được phân như sau:

1.1.4.1 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềchất lượng công trình đê điều trong phạm vi cả nước có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng các công trình

đê điều trên phạm vi cả nước Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo đảm chấtlượng xây dựng công trình đê điều Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm về chấtlượng công trình đê điều trong cả nước;

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế, thi côngxây lắp, nghiệm thu bàn giao, bảo hành, bảo trì các công trình đê điều;

1.1.4.2 Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là

cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố về quản lý chất lượngcông trình đê điều có trách nhiệm:

- Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT kiểm tra côngtác đảm bảo chất lượng công trình đê điều của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu xâylắp do địa phương quản lý;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chấtlượng công trình đê điều, theo dõi phát hiện, đề xuất với cấp có thẩm quyền các biệnpháp xử lý các vi phạm về chất lượng công trình và giám định chất lượng công trình

đê điều do địa phương mình quản lý;

1.1.4.3 Trách nhiệm của Ban quản lý dự án và các Nhà thầu về chất lượng công trình

đê điều

Trang 28

- Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án: Ban quản lý dự án đựợc cấp có thẩm quyền

giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn của Nhà nước thực hiện đầu tư xâydựng các công trình có trách nhiệm quản lý chất lượng các công trình đê điều theo cácnhiệm vụ được quy định và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định về quản

lý chất lượng công trình được giao theo Quy định;

- Trách nhiệm của tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế công trình đê điều: Tổ chức tư vấn

khảo sát thiết kế công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật vềchất lượng của hồ sơ khảo sát thiết kế và tổng dự toán công trình đê điều Chủ nhiệmkhảo sát, chủ nhiệm thiết kế chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị tư vấn và trướcpháp luật về chất lượng sản phẩm khảo sát thiết kế của mình

- Trách nhiệm của Nhà thầu xây lắp về chất lượng công trình đê điều: Nhà thầu xây

lắp công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng côngtrình đê điều, an toàn của công trình trong thi công, an toàn cho các khu dân cư, khukinh tế thuộc thượng-hạ lưu của công trình và những công trình lân cận;

1.2 Những nội dung chủ yếu của chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông

- Khoan phụt vữa gia cố thân đê để tạo màng chống thấm, chống thẩm lậu

- Trồng cây chống sóng, trồng cỏ chống sạt lở, chống xói mòn mái đê, chống xói lở bờsông… đồng thời tạo cảnh quan, môi trường trong khu vực tuyến đê đi qua

1.2.2 Cứng hóa mặt đê

Trang 29

khẩn cấp, kết hợp làm đường giao thông nông thôn.

- Từng bước xây dựng đường hành lang bảo vệ đê, chống lấn chiếm thân đê, kết hợplàm đường giao thông ở những vùng đê đi qua khu dân cư

1.2.3 Xử lý nền đê

- Thực hiện lấp đầm, ao, hồ ven đê, đắp tầng phản áp để kéo dài đường thấm, chốngtrượt, chống lún, sụt tăng cường ổn định cho thân đê

- Nghiên cứu đưa ra giải pháp kỹ thuật tối ưu, đảm bảo kỹ thuật, kinh tế để xử lý triệt

để đối với một số đoạn đê có địa chất nền yếu, nhằm đảm bảo an toàn cho đê khi lũ lêncao

1.2.4 Xử lý sạt lở bờ sông

- Xử lý sạt lở bờ sông do tác động của dòng chảy bằng việc xây dựng các kè mỏ hàn,

kè lát mái, hệ thống công trình lái dòng; ưu tiên trước hết là cho những vùng bờ sôngsát đê dễ bị xói lở và những kè là điểm chốt của tuyến chỉnh trị sông

- Hoàn chỉnh hệ thống kè chỉnh trị bao gồm: tu bổ nâng cấp các kè đã có, xây dựngmới một số kè theo tính toán chỉnh trị sông

1.2.5 Tu sửa cống dưới đê

Sửa chữa nâng cấp, xây dựng lại các cống dưới đê bị hư hỏng, không đảm bảo an toànkhi vận hành, các cống có chiều dài không phù hợp với mặt cắt đê hiện tại, nhằm đảmbảo an toàn cho đê và đáp ứng nhu cầu lấy nước phục vụ tưới, tiêu

1.2.6 Nghiên cứu khoa học; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác quản lý đê

- Nghiên cứu biến đổi của lòng sông phục vụ cho tính toán phòng lũ; tính toán tần suấtphòng, chống lũ cho các lưu vực sông thuộc khu vực Bắc Trung bộ (tần suất phòng,chống lũ khu vực đồng bằng sông Hồng đã được xác định tại Quyết định

số 60/2002/QĐ-BNN ngày 5 tháng 7 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn);

- Xây dựng và cải tạo trụ sở quản lý đê, kho vật tư dự phòng phục vụ phòng, chống lụt,bão, điếm canh đê; trang bị thiết bị phục vụ quản lý, đảm bảo thông tin liên lạc thông

Trang 30

suốt đến các cấp chỉ huy, chỉ đạo phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều; đào tạo nângcao năng lực chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách quản lý đê.

1.3 Thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng đê sông, cứng hóa mặt đê của nước ta

Theo chương trình nâng cấp đê của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm các địa phươngthường xuyên tu bổ, nâng cấp đê theo kế hoạch giao của Bộ Nông nghiệp và PTNT.Đến nay, đê sông ở nước ta cơ bản đã hoàn chỉnh mặt cắt, đảm bảo cao trình chống lũ.Các tỉnh, thành phố đang từng bước tiến hành cứng hóa mặt đê bằng bê tông để giữmặt cắt cũng như cao trình đê ổn định lâu dài

Nhìn lại thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình đê trong giai đoạn thicông của nước ta có nhiều tiến bộ Trình độ bộ phận cán bộ quản lý, đội ngũ côngnhân được nâng cao và ngày càng lớn mạnh của các đơn vị xây dựng Việc đầu tưthiết bị thi công, cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăngcường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, chúng ta đã hoàn thành nhiềucông trình đê, phòng chống bão lũ kịp thời, đồng thời kết hợp giao thông, góp phầnthúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đê đạt chất lượng, cũng còn không ít các côngtrình chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng Công trình đang bảo hành,thậm trí chưa nghiệm thu, đã xảy ra lún, nứt vỡ, bong bộp phải đầu tư sửa chữa gâytốn kém tiền của, của nhân dân Có thể minh chứng một số công trình sau:

- Dự án đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng, tỉnh Hưng Yên (đoạn từ Km76+894 đến Km124+824): Đây là tuyến đê cấp I, bảo vệ tính mạng của hàng triệu

người dân thuộc các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương Dự án được đầu tưtheo Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 23/12/2009, với tổng mức đầu tư là 1.537 tỷđồng, thời gian thực hiện từ năm 2009 đến năm 2012; Tuy nhiên đến khi sự cố, dự ánvẫn chưa được bàn giao do chậm tiến độ Sau vài trận mưa vào tháng 7/2016, xuấthiện vết nứt chạy dọc mặt đê có chiều dài vào khoảng 300m Chiều rộng vết nứt có

chỗ lên tới 2-3cm kèm theo là nửa mặt đê bị lún từ 10 - 12cm [5].

Trang 31

Hình 1.1: Bề mặt đoạn đê thị trấn Văn Giang, Hưng Yên “nứt toác” và sụt lún

- Sự cố sập tổ mối tại K49+700 đê tả Cầu, thôn Hữu Nghi, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang [6].

Do ảnh hưởng mưa của cơn bão số 3 từ ngày 18-21/8/2016, các sông trên địa bàn tỉnh

đã xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ sông Cầu tại Đáp Cầu đo được vào lúc 13h ngày 21/8

là 4,68m (trên mức báo động số 1 là 0,38m) Đã phát hiện sự cố sập tổ mối ở mái đê

phía sông tại vị trí K49+700 đê tả Cầu thuộc thôn Hữu Nghi, xã Ninh Sơn, huyện ViệtYên, kích thước hố sập dài 2,5m, rộng 2m, sâu 0,6m, cách mặt đê 1,7m, cách mặt nước1,5m

Trang 32

Hình 1.2 Khoang rỗng của tổ mối khu vực hố sụt

- Mặt đường đê bê tông ở thôn Hòa Khê, xã Bạch Hạ (Phú Xuyên - Hà Nội)

Công trình này có tổng chiều dài là 700m, được hoàn thành và bàn giao đưa vào sửdụng đầu năm 2017 Tuy nhiên, vẫn đang trong thời gian bảo hành thì đêm ngày 3rạng sáng ngày 4/10, sau trận mưa lớn có khoảng 90m của tuyến đê trên bị nứt, gãy,

sạt lở nghiêm trọng [7].

Trang 33

Hình 1.3 Mặt đường đê bê tông bị nứt, gãy, sạt lở

- Những sự cố đê điều thường dẫn đến vỡ đê khi gặp các trận lũ lịch sử, kéo theonhững hậu quả khó lường, gây thiệt hại lớn về người và của Điển hình là trận đại hồngthủy ở miền Trung năm 1999:

Trận lũ lịch sử bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt 1 tuần lễ Cả miền Trung(từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên Huế vàQuảng Nam Trận lũ đã nhấn chìm 20 huyện, thị xã miền Trung, làm 595 người

chết[8].

Trang 34

Hình 1.4 Trận lũ lụt năm 1999 ở miền Trung

- Nguyên nhân của các sự cố: Nguyên nhân gây hư hỏng đê là nhu cầu cấp thiết từ

thực tế và rất khó do đê thường xuyên chịu tác động của nhiều yếu tố Các yếu tố thamgia vào quá trình gây ra sự cố đê rất đa dạng Việc xác định được những nguyên nhânchủ yếu là rất cần thiết để đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả Có thể tập hợp sốnguyên nhân gây ra sự cố đê sau:

+ Địa chất nền đê: Hệ thống đê được hình thành từ lâu đời và thường nằm trên lớp bồitích bãi các sông cổ, nền yếu thường là lớp đất sét xen kẹp có lớp cát Trải qua nhiềulần tu bổ, địa chất nền đê không đồng nhất, việc xử lý lại không được tốt nên khi có lũcao, thời gian ngâm lũ lâu và gặp tổ hợp gió, bão lớn thường có nguy cơ gây ra hiệntượng sạt trượt mái đê Do nền đất yếu cộng xe quá tải đi lại trên đê thường xuyên dẫnđến sự cố (Hình 1.1)

+ Vật liệu đắp đê: Trong quá trình tu bổ, đắp mở rộng, tôn cao, áp trúc mái đê hàng

Trang 35

sét … trong quá trình đắp việc đầm nèn không đảm bảo nên khi bề mặt và mái khôngđược bảo vệ dễ bị xói hoặc sạt lở mái đê do tác động của nước mưa, nước mặt và sóng.

+ Do sức ép về dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự quản lý chưa chặt chẽnên việc vi phạm, lấn chiếm bãi sông, lòng dẫn để xây dựng công trình, nhà cửa, đổchất thải, vật liệu lấn chiếm lòng sông, việc phát triển tự phát trên các tuyến đê sông,

bờ bao không theo quy hoạch, ngày càng tăng đã làm thay đổi chế độ dòng chảy,chất tải lên mặt mái đê làm gia tăng diễn biến sạt lở bờ sông, mái đê và mặt đê

+ Do khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép: Khai thác cát, sỏi lòng sông là việc làm tấtyếu phục vụ nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển Nếu khai thác theo đúng quyhoạch, đúng phép có tác dụng rất tích cực cho thoát lũ Tuy nhiên khai thác cát, sỏilòng sông trái phép dẫn đến sụt chân đê, gây sạt lở mái đê, mái kè phía trên ở những vịtrí lòng dẫn sát bờ Vấn đề nạo vét lòng sông hoặc hút bùn sâu quá, không theo tínhtoán của thiết kế cũng phải chịu hậu quả tương tự (Hình 1.3)

+ Do hoạt động của sinh, động vật trong thân đê: Dễ cây xuyên sâu làm giảm khả năngchống thấm, đương nhiên sẽ làm tăng khả năng thấm thân đê Sự hoạt động của cácloại động vật như mối, chuột đã để lại những khuyết tật lớn trong thân và nền đê,làm giảm khả năng ổn định do tiết diện đê giảm, thúc đẩy quá trình thấm tập trung gây

ra hiện tượng sạt trượt mái, vỡ đê (Hình 1.2)

- Ngoài các nguyên nhân trên, còn có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng công trình.

Thực tế đã chứng minh rằng dự án, công trình nào mà 3 chủ thể là Chủ đầu tư, tổ chức

tư vấn (giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm định), nhà thầu xây lắp có đủ trình độ nănglực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượngtrong hợp đồng kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các tổ chức này độc lập, chuyênnghiệp thì tại đó công tác quản lý chất lượng tốt và hiệu quả

+ Chủ đầu tư - Ban quản lý dự án

Trường hợp vốn đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước thì chủ đầu tư được Nhà nước uỷnhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, được thành lập thông qua quyết định hành

Trang 36

chính Thực trạng hiện nay nhiều chủ đầu tư không có đủ năng lực, trình độ, thiếu hiểubiết về chuyên môn xây dựng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm, vì vậy công tác quản

lý chất lượng công trình xây dựng còn rất hạn chế; Chưa chấp hành đúng trình tự thủtục xây dựng, phó mặc cho tư vấn, nhà thầu thi công; Việc thực thi pháp luật trongthực tế còn coi nhẹ, chưa thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý chất lượng, biết nhưngvẫn làm (cố tình lựa chọn đơn vị tư vấn không đủ năng lực hành nghề hoạt động xâydựng để ký kết hợp đồng; tìm những nhà thầu thi công không đảm bảo điều kiện tàichính, chuyên môn vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm)

+ Tổ chức tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế

Bên cạnh một số đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống lâu năm, có đủ năng lựctrình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế năng lực trình độ còn hạnchế, thiếu hệ thống quản lý chất lượng nội bộ Mặt khác kinh phí cho công việc nàycòn thấp, dẫn đến chất lượng của công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế chưa cao, còn

nhiều sai sót.

Đối với giai đoạn lập dự án: Khảo sát chưa kỹ, lập dự án theo chủ quan của chủ đầu

tư Khâu thẩm định dự án chưa được coi trọng Các ngành tham gia còn hình thức,trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn hạn chế

Đối với lĩnh vực khảo sát, thiết kế: Khảo sát phục vụ thiết kế còn sơ sài, thiếu độ tin

cậy.Hệ thống kiểm tra nội bộ của tổ chức khảo sát thiết kế chưa đủ, chưa tốt còn tìnhtrạng khoán trắng cho cá nhân, tổ đội

+ Tổ chức tư vấn giám sát (của chủ đầu tư hoặc thuê tổ chức tư vấn giám sát độc lập)

Là người thay mặt cho chủ đầu tư trực tiếp giám sát, nghiệm thu các công việc trongsuốt quá trình xây dựng thông qua việc kiểm tra công việc hàng ngày, ký các biên bảnnghiệm thu từng phần, từng bộ phận công trình Các cán bộ làm việc trong tổ chức tưvấn giám sát này thường là những cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm cao, cóđạo đức nghề nghiệp, lương khá cao Do vậy việc thực hiện việc giám sát chất lượngrất chặt chẽ, bài bản Tuy nhiên, một số công ty tư vấn thiết kế lực lượng cán bộ tư vấn

Trang 37

+ Nhà thầu thi công xây lắp: Đây là chủ thể quan trọng, quyết định đến việc quản lý

và đảm bảo chất lượng thi công công trình xây dựng

Thời gian qua các nhà thầu trong nước đã phát triển rất nhanh cả về số lượng và chấtlượng, nhiều công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.Tuy nhiên, cũng còn không ít công trình thi công không đảm bảo chất lượng gây lúnsụt, sập đổ, nhiều công trình thấm, dột, bong bộp, nứt vỡ, xuống cấp rất nhanh mànguyên nhân của nó là: Đội ngũ cán bộ, công nhân của các nhà thầu chất lượng cònchưa đáp ứng, thiếu cán bộ giỏi có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu các đốc cônggiỏi, thợ đầu đàn Nhiều đơn vị sử dụng công nhân không qua đào tạo, công nhân tự

do, công nhân thời vụ, đã thế việc tổ chức hướng dẫn huấn luyện công nhân tại chỗ rất

sơ sài Việc đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ và công nhân rất nhiều hạn chế.Một số nhà thầu, do những nguyên nhân khác nhau, đã hạ giá thầu một cách thiếu căn

cứ để có công trình hoặc do phải “chi” nhiều khoản ngoài chế độ (tiêu cực) cho đối táchoặc bản thân dính tiêu cực, tư túi cá nhân… nên đã tìm cách bớt xén để bù đắp làm hạchất lượng sản phẩm công trình

1.4 Những bài học kinh nghiệm trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình đê điều

Trong công tác quản lý chất lượng công trình giai đoạn thi công trên cả nước có nhiềubài học, nhiều kinh nghiệm quý báu được rút ra Các kinh nghiệm thực tế này đã đượctập hợp, chỉnh sửa điều chỉnh để kịp thời bổ sung vào các văn bản pháp lý như luật xâydựng, nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các tiêu chuẩn quychuẩn hiện hành Sau đây có thể chỉ ra một số bài học kinh nghiệm điển hình như sau:

1.4.1 Yêu cầu về quy trình kĩ thuật

Quy trình kỹ thuật là quy định trình tự thực hiện về kỹ thuật để tạo ra sản phẩm côngtrình chất lượng Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn thiết kế, các quy trình quy phạm liênquan, thiết kế công trình phải đưa ra quy trình kỹ thuật, mà dựa vào đó sẽ tạo ra côngtrình chất lượng một khi quá trình thi công công trình tuân thủ Tất nhiên, các chủ thểxây dựng công trình, nhất là nhà thầu thi công trực tiếp phải nghiêm chỉnh thực hiện

1.4.2 Sự kiểm tra

Trang 38

Yêu cầu chung cho kiểm tra phải được xác định trong những điều khoản thuộc về điềukiện chung của hợp đồng, còn yêu cầu chi tiết tiêu chuẩn kiểm tra và những phươngpháp thử nghiệm được đặt ra trong suốt quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật, cán bộkiểm tra tiến hành công việc bằng các phương pháp trực quan, đo lường, thử nghiệm,

có thể chia ra hai loại kiểm tra:

Kiểm tra tổng hợp: Phần này hoàn toàn do người thực hiện lấy ở vốn đầu tư công trìnhnhằm nghiệm thu công trình đưa vào vận hành sử dụng

Kiểm tra tác nghiệp: Nhằm điều chỉnh lại quy trình công nghệ để đạt chất lượng theoyêu cầu và nghiệm thu để chuyển giai đoạn thi công, phần này chủ yếu dựa vào tài liệu

tự kiểm tra của bên nhận thầu cung cấp, kết hợp sự quan sát tại hiện trường của bênchủ đầu tư;

1.4.3 Phòng thí nghiệm

Ngoài phần thí nghiệm do bên nhà thầu tiến hành trong quá trình thực hiện, chủ đầu tưcũng cần có hoặc hợp đồng phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra, kiểm định các số liệucòn nghi ngờ do bên nhà thầu cung cấp như vật liệu, cấu kiện, thiết bị có đúng theoyêu cầu thiết kế không? Qua đó, để khẳng định: Quy trình kỹ thuật đã và đang thựchiện; Vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào công trình so với yêu cầu thiết kế

1.4.4 Hồ sơ thi công

Hồ sơ thi công là tài liệu không thể thiếu sau quá trình thi công hoàn thành công trình

Nó lưu giữ, ghi nhận lại toàn bộ kết quả quá trình thi công nhằm đánh giá chất lượngcông trình về mặt pháp lý Bởi vậy, hồ sơ thi công phải hoàn chỉnh Trong hồ sơ phảnánh cả kết quả thí nghiệm, đo lường, báo cáo và ảnh chụp…

Riêng bản vẽ hoàn công, tài liệu chính của hồ sơ hoàn thành công trình, thực hiện trênbản vẽ thiết kế được phê duyệt Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thayđổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì chophép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trongngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các thông số cũ trên bản vẽ thiết kế Riêng các bộ

Trang 40

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN

LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỨNG HÓA MẶT ĐÊ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

2.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của việc cứng hóa mặt đê sông

2.1.1 Khái niệm, vai trò công tác cứng hóa mặt đê

2.1.1.1 Khái niệm

Cứng hóa mặt đê có nghĩa là đổ bê tông, bê tông cốt thép hoặc rải nhựa asphalt trênnền mặt đê nhằm giữ cho đê ổn định lâu dài, vừa kết hợp giao thông đi lại cho thuậntiện

Đương nhiên, việc cứng hóa mặt đê được thực hiện khi và chỉ khi thân đê đã đượccủng cố vững chắc, có khả năng phòng chống lũ theo chương trình nâng cấp hệ thống

đê sông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nền đê (mặt đê hiện trạng) được xử

lý đảm bảo dung trọng (độ chặt) để mặt đê cứng hóa ổn định

Có nhiều loại cứng hóa mặt đê, song hiện nay chủ yếu cứng hóa bằng đổ bê tông, bêtông cốt thép (khi nền đê độ chặt chưa yên tâm) hoặc rải nhựa asphalt trên mặt đê.Theo phân loại, cũng có nhiều phương pháp thi công cứng hóa mặt đê như các côngtrình giao thông

2.1.1.2 Vai trò công tác cứng hóa mặt đê

Sau khi mặt đê được cứng hóa, thân đê được bảo vệ vững chắc hơn, giữ cho đê ổn địnhlâu dài; mặt đê khi đó chống được sự phá hủy, bào mòn của sóng vỗ (khi nước sôngcao); hoặc khi nước sông tràn trên mặt, mặt đê cứng hóa sẽ không bị sói mòn đất, giữ

an toàn cho đê

2.1.2 Mục tiêu của cứng hóa mặt đê

Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác cứng hóa mặt đê nhằm bảo

vệ vững chắc thân đê, giữ ổn định lâu dài cho đê, chống sự phá hoại đê do sóng vỗhoặc nước tràn trên mặt đê (khi mực nước sông vượt giới hạn an toàn của đê) Ngoài

ra, để kết hợp giao thông, phục vụ dân sinh kinh tế, góp phần quan trọng bảo đảm phát

Ngày đăng: 10/09/2019, 10:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w