BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTTRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn cao học “Giải pháp quản lý Quy trình lập Chương trìnhphát triển đô thị của tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của bản thân Các kết quảnghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ mộtnguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đượcthực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tp Hồ Chí Minh, tháng … năm 2018
Tác giả
BÙI THỊ DIỄM THẮM
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trong công tác hiện tại của một kỹ sư quy hoạch đô thị tham gia tư vấn thiết kế quyhoạch xây dựng, lập các chương trình phát triển đô thị, đề án nâng loại đô thị, đề ánmở rộng địa giới hành chính trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ của mình Tác giả đãnhận ra một số vấn đề cần được chú trọng, quan tâm trong công tác quản lý xây dựngngay từ bước chuẩn bị đầu tư để các dự án được triển khai một cách thuận lợi và hiệuquả theo kế hoạch, chương trình hành động đã vạch ra dưới sự chấp thuận của các cơquan quản lý nhà nước.
Nội dung nghiên cứu của luận văn là kết quả từ những kiến thức tiếp thu từ khóa caohọc của trường, từ trải nghiệm thực tế công tác và đặc biệt là được sự động viên, giúpđỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Văn Hùng.
Tác giả cám ơn sự hỗ trợ có hiệu quả của lãnh đạo Công ty tư vấn kiến trúc và xâydựng thành phố (tên cũ: Viện thiết kế thành phố) và tập thể các cán bộ thiết kế xínghiệp Quy hoạch Kiến trúc xây dựng đã tạo điều kiện tiếp cận về tư liệu và kinhnghiệm liên quan đến đề tài.
Tác giả kính trọng và biết ơn thầy cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Thủy Lợi vàmong rằng những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu của luận văn thay cholòng biết ơn sâu sắc nhất của tác giả.
Trân trọng cảm ơn./.
Trang 6Tình hình phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ (TNB) 5Các định hướng phát triển hệ thống đô thị tại miền Tây Nam Bộ 91.2 Khái quát tình hình công tác lập CTPTĐT tại miền Tây Nam Bộ 13
Các khái niệm liên quan đến việc triển khai Chương trình phát triển đô thị 13Tình hình lập CTPTĐT miền Tây Nam Bộ 151.3 Những khó khăn và thách thức đối với công tác lập CTPTĐT 18
Xác định các cơ sở lập CTPTĐT 18Xác định quy trình lập CTPTĐT 22Kết luận chương 1 23CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ LẬP CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BẾN TRE 25
2.1 Phương pháp nghiên cứu 252.1.1
Các phương pháp nghiên cứu 25Trình tự thực hiện nghiên cứu 252.2 Cơ sở pháp lý 26
2.2.1 Các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến công tác lập QHXD,
CTPTĐT 262.2.2 Các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến nâng loại đô thị 332.3 Cơ sở lý luận 36
Các định hướng phát triển đô thị cấp quốc gia 36Các định hướng Quy hoạch liên quan đến công tác lập CTPTĐT tại BếnTre .42
Trang 72.4 Kết luận Chương 2 50CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY TRÌNH LẬP CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TỈNH BẾN TRE 513.1 Tình hình PTĐT và thực trạng công tác lập CTPTĐT tại Bến Tre 51
Trang 8Tổng quan tình hình phát triển đô thị tại tỉnh Bến Tre 51
Thực trạng lập Quy hoạch, lập Đề án công nhận loại đô thị ở Bến Tre 60
Thực trạng công tác lập CTPTĐT tại tỉnh Bến Tre 61
Đánh giá chung 63
3.2 Xác định Quy trình lập Chương trình phát triển đô thị 64
3.2.13.2.23.2.33.2.4Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ 64
Trình tự và thời gian thực hiện CTPTĐT toàn tỉnh 66
Trình tự và thời gian thực hiện CTPTĐT từng đô thị 71
Vai trò của Chương trình phát triển đô thị trong công tác nâng loại đô thị
3.3 Giải pháp quản lý quy trình lập CTPTĐT của tỉnh Bến Tre 77
3.3.13.3.23.3.3Lộ trình, kế hoạch thực hiện 77
Quy trình khảo sát hiện trường, thu thập, phân tích số liệu 85
Quy trình tác nghiệp với địa phương, các cơ quan liên quan 86
Kết luận chương 3 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 100
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí miền Tây Nam Bộ (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) 7
Hình 1.2 Vị trí các tỉnh miền Tây Nam Bộ 7
Hình 1.3 Sơ đồ mối liên hệ giữa vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ 10
Hình 2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu ở Vùng ĐBSCL 42
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống đô thị đến năm 2030 của tỉnh Bến Tre theo định hướng QHVtỉnh Bến Tre 44
Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống đô thị đến năm 2020 của tỉnh Bến Tre theo Quyết định phê duyệt CTPTĐT toàn tỉnh Bến Tre 48
Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống đô thị đến năm 2030 của tỉnh Bến Tre theo Quyết định phê duyệt CTPTĐT toàn tỉnh Bến Tre 49
Hình 3.1 Hệ thống văn bản quản lý đô thị Việt Nam 65
Hình 3.2 Mô hình tổ chức quản lý đô thị Việt Nam 66
Hình 3.3 Sơ đồ hóa trình tự thực hiện Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh 70
Hình 3.4 Sơ đồ hóa trình tự thực hiện Chương trình phát triển đô thị từng đô thị 74
Hình 3.5 Mô hình tác nghiệp giữa tư vấn và cơ quan quản lý Nhà nước 88
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tóm tắt danh mục nâng loại đô thị vùng ĐBSCL đến năm 2020 11Bảng 2.1 Tiêu chí đánh giá điểm phân loại đô thị 35Bảng 2.2 Danh mục nâng loại đô thị tỉnh Bến Tre (GĐ 2012 - 2015 và 2016 – 2020) 40Bảng 2.3 Lộ trình nâng loại hệ thống đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2030 46Bảng 3.1 Đề xuất lộ trình phát triển đô thị của CTPTĐT toàn tỉnh 57Bảng 3.2 Thống kê mức độ phát triển các đô thị hiện hữu và dự kiến trên địa bàn tỉnhBến Tre 58Bảng 3.3 Lộ trình, kế hoạch thực hiện nâng loại đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre 80Bảng 3.4 Tiến độ và kế hoạch triển khai nâng loại đô thị TP Bến Tre (GĐ2018 –2020) 81Bảng 3.5 Tiến độ và kế hoạch triển khai nâng loại đô thị Mỏ Cày (GĐ2018-2020) 81Bảng 3.6 Tiến độ và kế hoạch triển khai nâng loại đô thị Chợ Lách (GĐ2025-2029) 82Bảng 3.7 Tiến độ và kế hoạch triển khai Lập Chương trình phát triển đô thị - từng đôthị trên địa bàn tỉnh Bến Tre 83
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP Thành phốĐT Đô thị
ĐTVN Đô thị Việt Nam QHXD Quy hoạch xây dựngPTĐT Phát triển đô thị
CTPTĐT Chương trình phát triên đô thị
CTPTĐT QG Chương trình phát triên đô thị Quốc giaĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
HTĐT Hệ thống đô thịTNB Tây Nam Bộ HCM Hồ Chí Minh
TP.HCM Thành phố Hồ Chí MinhUBND Ủy ban nhân dân
BXD Bộ Xây dựng BNV Bộ Nội vụĐTXD Đầu tư xây dựng
Trang 12MỘT SỐ THUẬT NGỮ
1 Đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình
thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đờisống Khái niệm về đô thị hóa rát đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiệntượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Các nhà khoa học xem xétvà quan sát hiện tượng đô thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau.
2 Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đát nước Vì vậy cũng có người
cho rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa Quá trình đô thịhóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơcấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cáu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từdạng nông thôn sang thành thị.
3 Mức độ đô thị hóa được tính bằng tỉ lệ phần trăm số dân đô thị so với tổng dân số
toàn quốc hay vùng Tỉ lệ dân số đô thị được coi như thước đo về đô thị hóa để sosánh mức độ đô thị hóa giữa các nước với nhau hoặc các vùng khác nhau trongmột nước.
4 Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức
năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lậpmôi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợphài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khíhậu Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồmsơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
5 Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức
năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giớihành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Trang 136 Đề cương chương trình phát triển đô thị: là tài liệu nêu yêu cầu, nội dung, dự toán
chi phí xây dựng Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh hoặc Chương trình pháttriển từng đô thị.
7 Chỉ tiêu phát triển đô thị: là hệ thống các chỉ tiêu chính về tỷ lệ đô thị hóa, chất
lượng đô thị được quy định tại Quyết định số 1 65 9 / Q Đ - T T g n gày 07/11/2012 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn2012-
8 Hệ thống hạ tầng khung: gồm hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội khung và hạ
tầng kinh tế.
9 Hạ tầng kỹ thuật khung: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô
thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấpnước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mốikỹ thuật…
10 Hạ tầng xã hội khung: là hệ thống các công trình hạ tầng xã hội chính cấp đô thị
bao gồm các công trình giáo dục, y tế, cây xanh, thể dục thể thao, văn hóa, thươngmại dịch vụ và các công trình hành chính-công cộng cấp đô thị khác.
11 Hạ tầng kinh tế: là hệ thống các công trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ, du
lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đô thị.
12 Phát triển bền vững: Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển
(WCED) “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tạimà không làm tổn hại khả năng của thế hệ tương lai trong đáp ứng nhu cầu củahọ”.
13 Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí
hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kểđến các nguyên nhân.
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, đặc biệt là các cấp chính quyền địaphương… phải làm sao để tốc độ phát triển hạ tầng đô thị bắt kịp với sự đô thị hóa quánhanh tại nước ta… Đấy là vấn đề thách thức chính quyền và các nhà quy hoạch nhằmtìm ra các giải pháp phù hợp để phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân đô thị.
Qua đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 [1] Nhằm phát triển hệ thống đô thị Việt
Nam có hoạch định, chiến lược cụ thể và rõ ràng hơn, Thủ tướng Chính phủ cũng đã
phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn năm 2012-2020 theo
Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 [2] để làm cơ sở lập những chương
trình hành động cụ thể như Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị
nhằm phát triển đô thị dựa trên các chỉ tiêu quốc gia đã duyệt Từ đó, CTPTĐT đưa racác lộ trình, kế hoạch nâng loại và phát triển hình thành đô thị mới, mở rộng khônggian đô thị theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung xây dựngđô thị,…
“Chương trình phát triển đô thị” là chương trình hành động vẫn còn mới mẻ đối vớicác chính quyền địa phương, đã được Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 12/TT-BXD
ngày 25/8/2014 [3] về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình pháttriển đô thị dựa trên Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 [4] của Chính phủ
về quản lý đầu tư phát triển đô thị Tuy nhiên, về quy trình thực hiện lập chương trìnhphát triển đô thị theo Thông tư trên, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và chi tiếttrình tự thực hiện và thời gian thực hiện các bước như thế nào?! Ví dụ như đối vớicông tác lập quy hoạch xây dựng, pháp lý đã có hướng dẫn cụ thể về trình tự và thờigian thực hiện như trình tự, thời gian lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án; trìnhtự và thời gian tối thiểu lấy ý kiến cộng đồng dân cư, lấy ý kiến đóng góp của các cơ
Trang 15quan liên quan về nhiệm vụ và đồ án,… và đối với đồ án nào phải thông qua HĐNDcác cấp và đối với đồ án nào chỉ thông qua UBND các cấp có thẩm quyền, đồ án nàotrước khi phê duyệt phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng.
Hiện nay, Thông tư hướng dẫn hiện hành chỉ quy định chung về mốc thời gian phải lậpChương trình phát triển đô thị như đối với toàn tỉnh thực hiện sau khi đồ án quy hoạchxây dựng vùng tỉnh được phê duyệt Đối với từng đô thị, Chương trình phát triển đô thị
thực hiện sau khi quy hoạch chung xây dựng đô thị được duyệt (đã được Bộ Xây dựng
công nhận là đô thị loại IV trở lên) Thời hạn lập chương trình không quá 12 tháng sau
khi đồ án quy hoạch được duyệt để đảm bảo tính khả thi khi triển khai đầu tư xây dựngphát triển đô thị dựa trên hoạch định của các nhà quy hoạch, đáp ứng mong muốn vànhu cầu cấp thiết hạ tầng đô thị của người dân cũng như các cấp chính quyền kịp thời.Như vậy, “Giải pháp quản lý quy trình lập Chương trình phát triển đô thị của tỉnh BếnTre” là vấn đề bức thiết trước tình hình thực tế hiện nay, rất cần được quan tâm khichưa có những hướng dẫn cụ thể, tập huấn rộng rãi đến địa phương các tỉnh thành trêncả nước về quy trình lập Chương trình phát triển đô thị một cách hiệu quả, chặt chẽ.Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện, chính quyền phấn đấuphát triển đô thị trên địa bàn theo định hướng quy hoạch xây dựng đã được duyệt;quản lý và kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng đô thị trên địa bàn; hiểu rõ quy trình vàcác bước thực hiện các công tác có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồngbộ giữa các cơ quan liên quan và chính quyền các cấp phù hợp với quy định hiện hành.Trên cơ sở nghiên cứu, thu thập phân tích các tài liệu và qua chương trình phát triển đôthị toàn tỉnh Bến Tre đã được phê duyệt cũng như Chương trình phát triển đô thị toàntỉnh và từng đô thị tại các tỉnh khác thuộc Tây Nam Bộ Tác giả hệ thống hóa quy trìnhlập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị theo quy định pháp lý cólồng ghép thực tiễn qua việc nghiên cứu của tác giả về đề tài này Từ đó, tác giả đưa ragiải pháp quản lý quy trình lập Chương trình phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre cụ thểvề đề xuất lộ trình nâng loại, phát triển đô thị, hướng dẫn các công tác liên quan đếnlập hồ sơ như công tác khảo sát hiện trường, thu thập, phân tích số liệu, lấy ý kiến, đếnbáo cáo thông qua các cấp, thẩm định, phê duyệt,… đảm bảo tuân thủ các quy địnhhiện hành và đạt hiệu quả cao, khả thi ngay từ bước chuẩn bị đầu tư.
Trang 162 Mục đích của đề tài
Xác định quy trình lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị theo quyđịnh pháp luật hiện hành để vận dụng đưa ra giải pháp quản lý quy trình lập Chươngtrình phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre đến năm 2030.
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Dựa trên các định hướng QHXD đã được phê duyệt, cụ thể: Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Quy hoạch chungxây dựng đô thị; Quyết định công nhận loại đô thị của Bộ Xây dựng (từ loại IV trởlên) Đảm bảo tuân thủ Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Nghị quyết, cụ thể:
Các quy định về đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị trong Luật Quy hoạch đô thị; Luật Xây dựng.
Dựa theo các quy định pháp lý hiện hành quy định về nội dung lập CTPTĐT.Cụ thể như:
+ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị [5];
+ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị [3];
+ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về
quản lý đầu tư phát triển đô thị [4];
+ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân
loại đô thị [6].
Các Quyết định, văn bản khác có liên quan.
Trang 17Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, điều tra, quan sát và dự báo;- Phương pháp bản đồ; Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia và phương pháp kiểm chứng thực tế.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu: Quy trình lập Chương trình phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre
nói riêng và áp dụng cho các đô thị nói chung.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Sản phẩm nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng thực
tế cho công tác giảng dạy, tư vấn cho các nhà quản lý chuyên ngành xây dựng… liênquan đến lĩnh vực đô thị.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Giải pháp quản lý quy trình lập Chương trình sẽ giúp
cho công tác lập CTPTĐT được chặt chẽ hơn, đảm bảo tính khả thi từ bước chuẩn bịđầu tư giúp cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư vào các dự án phát triển đô thịđạt hiệu quả hơn…
6 Kết quả dự kiến đạt được
Hệ thống quy định mang tính pháp lý làm cơ sở cho công tác lập CTPTĐT;Xác định quy trình lập CTPTĐT nói chung theo quy định pháp lý.
Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp quản lý quy trình lập Chương trình phát triển đô thị,cụ thể tại tỉnh Bến Tre (trong đó đưa ra quy trình lập Chương trình phát triển đô thịtừng đô thị - đối với đô thị loại IV trở lên với các bước thực hiện, tác nghiệp với cáccơ quan liên quan từ giai đoạn nhận thầu đến nghiệm thu…) để đảm bảo chất lượngsản phẩm mang tính định hướng khả thi cao cho bước chuẩn bị đầu tư.
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI MIỀN TÂY NAM BỘ - VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ
1.1.1 Tình hình phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ (TNB)
1.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về miền Tây Nam Bộ
Miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồmThành phố Cần Thơ trực thuộc Trung Ương và 12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, VĩnhLong, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng,Kiên Giang và Cà Mau) Với diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7km2, đường biên giớivới Campuchia khoảng 330 km, đường bờ biển dài trên 700 km Trong đó, có khoảng360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế ĐBSCL có tiếp giáp 4 phía như sau: [7]
- Phía Đông Bắc giáp vùng Thành phố Hồ Chí Minh;- Phía Đông Nam giáp biển Đông;
- Phía Tây Nam giáp biển Tây;
- Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia.
Nhằm phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của Vùng theo mô hình đa cực tập trungkết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân và trungtâm của vùng; Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn Vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùngđô thị trung tâm và các trục hành lang kinh tế đô thị; Phát triển cân bằng, hài hòa giữađô thị và nông thôn,… Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (1581/QĐ-TTg
ngày 09/10/2009) [7]
Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình phát triển thực tế tại địa phương, Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012) [8] và Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Trang 19Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014) [9]
với quan điểm phát triển đồng bộ hệ thống các đô thị, khu dân cư và hệ thống kết cấuhạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái gắn vớiđồng ruộng, miệt vườn, sông nước và biển đảo Đến nay, vùng ĐBSCL đã có 165 đôthị, trong đó có 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ương, 17 đô thị loại II và III, 22 đô thịloại IV Từ năm 2009 đến nay đã có 5 đô thị được thẩm định, nâng loại lên đô thị loạiII, 3 đô thị nâng lên loại III và 22 đô thị nâng lên loại IV Phân bố đô thị tương đốiđồng đều gắn với các hành lang giao thông thủy, bộ Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt26,4% Tốc độ tăng dân số hàng năm tại các đô thị vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCLcao hơn tốc độ tăng dân số bình quân của các đô thị trong vùng và cao hơn bình quânchung của cả nước.
Dưới sự quan tâm của chính quyền, các đô thị được phát triển theo định hướng hệthống đô thị của tỉnh miền Tây Nam Bộ thông qua Quy hoạch vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh (quy hoạch chung xây dựng đô thị đối với
Thành phố Cần Thơ – trực thuộc Trung ương) và các quy hoạch xây dựng khác có liên
quan Tuy nhiên, mạng lưới đô thị của Vùng đang hình thành theo định hướng khônggian đô thị toàn vùng nhưng liên kết giữa các đô thị chưa đồng đều và chặt chẽ Việcliên kết này chỉ mới thể hiện qua công tác quy hoạch, chưa có phương án thực sự khảthi Từ đó, nhiều vùng, khu vực chưa được tập trung đầu tư đúng mức Các dự án côngtrình đầu mối hạ tầng khung của Vùng chưa được đầu tư đồng bộ, dẫn đến tính hiệuquả liên kết vùng chưa đáp ứng được nhu cầu… Do đó, để phát triển đô thị có trọngtâm, các dự án ưu tiên đầu tư hạ tầng khung được đầu tư đồng bộ, việc lập Chươngtrình phát triển đô thị là rất quan trọng và hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay,đang được chính quyền đặc biệt quan tâm Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan liên quanphối hợp thực hiện, chính quyền phấn đấu phát triển đô thị trên địa bàn theo địnhhướng quy hoạch xây dựng đã được duyệt; quản lý và kiểm soát quá trình đầu tư xâydựng đô thị trên địa bàn Hình 1.2.
Trang 20Hình 1.1 Vị trí miền Tây Nam Bộ (vùng Đồng bằng sông Cửu Long)
Hình 1.2 Vị trí các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Trang 211.1.1.2 Quá trình phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ
Phần lớn các đô thị trên vùng ĐBSCL đều là loại đô thị chỉnh trang mở rộng, hay nângcấp từ một thị trấn cũ Nhiều đô thị chưa tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế địa phươngmột cách rõ nét Có lẽ do chúng ta chưa đầu tư đúng mức hoặc khi quy hoạch đô thị tađưa ra mục tiêu công năng chưa phù hợp hay do để bắt kịp với tốc độ đô thị hóa đãđược định hướng trước, do đó chưa nâng tầm vị trí kinh tế của đô thị, để trở thành đòn
bẩy thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng [10].
Bên cạnh đó, khi xây dựng một đô thị mới chúng ta chưa chọn được địa điểm có nhiềuyếu tố thuận lợi nhất, điều kiện phát triển bị hạn chế do một vài yếu tố thay đổi kháchquan từ các cấp chính quyền Trong trường hợp địa điểm đã chọn đúng, nhưng điềukiện giao thông chưa tiện lợi, đầu tư chưa đủ tầm, công năng của một đô thị bị hạnchế Do đó, điều quan trọng nhất là hệ thống hạ tầng đô thị cần phải được quan tâmđầu tư một cách đúng đắn Cụ thể, giao thông nối liền đô thị mới đó với vùng chungquanh hay nối đến các trung tâm kinh tế lớn của khu vực hiện nay còn kém làm cho
một vài đô thị bị cô lập (ở vùng sâu vùng xa) [10].
Trước năm 2014, trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, Nhà nước ta chỉ chủ yếu tậptrung vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Từ năm 2014,Nhà nước ta quan tâm nhiều đến việc đầu tư xây dựng phát triển đô thị thông qua việctriển khai Chương trình phát triển đô thị quốc gia Bộ Xây dựng đã kết hợp với các Bộ,Ngành, địa phương thực hiện một số kết quả như hoàn thiện bổ sung hệ thống phápluật liên quan đến đầu tư xây dựng trong đó tác động đến đầu tư phát triển đô thị Bêncạnh đó, tăng cường quản lý đô thị, tăng cường kiểm soát công tác nâng loại và nâng
cấp đô thị [5].
Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh nên nhiều năm qua các đô thị pháttriển không gian đô thị không đồng bộ với hệ thống HTKT Bên cạnh đó, năng lực vàtrình độ chuyên môn về quy hoạch, quản lý đô thị chưa theo kịp dẫn đến không thểđáp ứng nhu cầu thực tế tại các địa phương làm tiến độ thực hiện bị chậm hơn so vớiquy định mặc dù các tác nghiệp của các cán bộ theo đúng trình tự, quy trình của phápluật hiện hành.
Trang 221.1.2 Các định hướng phát triển hệ thống đô thị tại miền Tây Nam Bộ
Trang 23Theo [8] về quy hoạch ĐBSCL đến 2020 và tầm nhìn 2050, phát triển mạng lưới đô
thị gắn với phát triển các khu công nghiệp, các trung thương mại, dịch vụ; tạo mạnglưới liên kết chặt chẽ với vùng Đông Nam bộ, khu vực biển Đông, biển Tây, khu vựcbiên giới thông qua hệ thống giao thông thuận lợi Vùng ĐBSCL được chia làm 03
vùng chính: Vùng đô thị trung tâm; Vùng đô thị Đông Bắc; Vùng đô thị Tây Nam Bên
cạnh đó, quy hoạch này còn đưa ra các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
và phát triển bền vững [8]
Theo [7], quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050,
mạng lưới đô thị được phân bố theo tính chất và chức năng như sau:- Chức năng đô thị tổng hợp và trung tâm Vùng: thành phố Cần Thơ.
- Chức năng đô thị tỉnh lỵ: thị xã Tân An, thành phố Mỹ Tho, thành phố Bến Tre,
thành phố Cao Lãnh, thành phố Vĩnh Long, thị xã Trà Vinh, thành phố LongXuyên, thành phố Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu, thị xã Vị Thanh, thành phố CàMau và thành phố Rạch Giá.
- Chức năng đô thị chuyên ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng của
tỉnh là các thị xã: Gò Công (Tiền Giang), Bến Lức, Đức Hòa (Long An), Sa
Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Kiên Lương và Hà Tiên (KiênGiang), Gành Hào (Bạc Liêu), Năm Căn (Cà Mau).
- Các đô thị chuyên ngành lớn: đô thị đào tạo Cần Thơ, Vĩnh Long, đô thị du lịch
Rạch Giá, đô thị dịch vụ - công nghiệp Tân An, Cà Mau, đô thị dịch vụ - du lịchHà Tiên, đô thị đánh bắt hải sản như Sông Đốc, Năm Căn, Châu Đốc, Tri Tôncó quy mô và hình thái phát triển theo chức năng phân vùng.
- Các đô thị trung tâm huyện lỵ: có 198 thị trấn huyện lỵ gắn với hoạt động hành
chính và dịch vụ nông – ngư nghiệp của các vùng huyện.
- Đô thị đảo Phú Quốc (Kiên Giang): phát triển kinh tế, thương mại – du lịch,
dịch vụ.
Trang 24Theo [7], Quy hoạch này đề xuất các chương trình nâng cao chất lượng sống bảo vệmôi trường:
- Phát triển không gian đô thị vùng trung tâm với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt
nhân trung tâm vùng.
- Phát triển không gian đô thị các vùng đô thị Đông Bắc và Tây Nam.- Phát triển các công trình dịch vụ công cộng cấp quốc tế, quốc gia và vùng.
- Các chương trình tổng thể nâng cấp đô thị (Chương trình phát triển đô thị có
thể được xem là một dạng của Chương trình tổng thể nâng cấp đô thị)
Theo [1], về định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước: Hình 1.3
Hình 1.3 Sơ đồ mối liên hệ giữa vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ
Mạng lưới đô thị quốc gia được phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấpquốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đôthị trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn (gọi tắt làđô thị trung tâm cấp khu vực) và các đô thị mới Trong đó, hệ thống đô thị vùngĐBSCL có thành phố trung tâm cấp vùng - Cần Thơ được tổ chức phát triển theo mô
Trang 25hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tốiđa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái; và các thành phố,thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ vàcác thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểuvùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô
thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn, cực lớn [1]
Theo [2], chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn năm 2012-2020 đề
xuất lộ trình nâng loại đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinhtế - xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyểndịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiệnđại hóa, trong đó có đề xuất lộ trình nâng loại đô thị cho Vùng Đồng bằng sông CửuLong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Tóm tắt danh mục nâng loại đô thị vùng ĐBSCL đến năm 2020
Tên đô thị
2016 - 2020STT
A Các đô thị nâng loại 02 ĐT loại IV 01 ĐT loại II02 ĐT loại III03 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 000
A Các đô thị nâng loại 01 ĐT loại III01 ĐT loại IV
01 ĐT loại I02 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 004 ĐT loại V02 ĐT loại V
A Các đô thị nâng loại 01 ĐT loại IV 01 ĐT loại II03 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 006 ĐT loại V01 ĐT loại V
Trang 26A Các đô thị nâng loại 01 ĐT loại IV 02 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 000
A Các đô thị nâng loại 01 ĐT loại IV 01 ĐT loại II02 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 003 ĐT loại V0
A Các đô thị nâng loại 01 ĐT loại IV 01 ĐT loại II02 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 01 ĐT00
loại V
A Các đô thị nâng loại 02 ĐT loại IV 01 ĐT loại I01 ĐT loại II01 ĐT loại III02 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 003 ĐT loại V0
A Các đô thị nâng loại 01 ĐT loại II 01 ĐT loại III04 ĐT loại IV01 ĐT loại IV
B Các đô thị hình thành mới 008 ĐT loại V04 ĐT loại V
12
Trang 27A Các đô thị nâng loại 03 ĐT loại IV 01 ĐT loại I05 ĐT loại IVB Các đô thị hình thành mới 006 ĐT loại V0
(Chi tiết xem Phụ lục 1.1)
1.2 Khái quát tình hình công tác lập CTPTĐT tại miền Tây Nam Bộ
Trang 281.2.1 Các khái niệm liên quan đến việc triển khai Chương trình phát triển đô thị
Theo quan niệm về quản lý dự án, Chương trình phát triển đô thị của tỉnh nằm trongGiai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn này được xem là giai đoạn khá quan trọng, làgiai đoạn hình thành ý tưởng, chi phối đến khi tiến hành thi công hoàn thành côngtrình Việc xây dựng Chương trình phát triển đô thị nhằm đưa ra danh mục các dự án
ưu tiên đầu tư cho đô thị phù hợp với nguồn lực của địa phương dựa trên lộ trình, kếhoạch đầu tư được đề xuất trong chương trình, đảm bảo phù hợp với Chương trìnhphát triển đô thị Quốc gia; các định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạchchung xây dựng đô thị Chương trình được phê duyệt là cơ sở để nâng loại đô thị, quảnlý các dự án dự kiến đầu tư xây dựng theo định hướng quy hoạch được duyệt, phù hợpvới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo quy trình đãđược hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing) dưới sự lãnh đạo (Leading) và kiểmsoát (Controlling) các công việc và nguồn lực của tỉnh để hoàn thành các mục tiêu đãđề ra hay đây còn là cơ sở để địa phương nắm rõ mình đã đầu tư phát triển đô thị đồngbộ hay chưa? Đã thực hiện đúng theo định hướng không? Và đạt được bao nhiêu % sovới chất lượng đô thị mà Chương trình phát triển đô thị quốc gia đã đưa ra? Các kếhoạch tiếp theo để khắc phục cũng như phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng phát triểnđô thị theo lộ trình được duyệt.
Trong hồ sơ Chương trình, nguyên tắc đề xuất lộ trình nâng loại ngoài việc phải phùhợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng quy
Trang 29hoạch xây dựng vùng tỉnh Lộ trình còn phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điềukiện phát triển của địa phương qua hình thức đánh giá từng đô thị để đưa ra được lộtrình hợp lý Kết hợp với cân đối phát triển đô thị giữa các đơn vị hành chính của tỉnhđể đảm bảo tính an ninh, chính trị,… và phù hợp với nguồn lực của tỉnh Do đó, để cóphương án đề xuất lộ trình nâng loại và phát triển hình thành các đô thị mới, nhà hoạchđịnh (hay nhà quy hoạch) cần phải có tầm nhìn vĩ mô hơn cũng như nghiên cứu kỹlưỡng về các đô thị để đưa ra lộ trình phát triển đô thị thích hợp vì đôi khi nó khôngtheo hệ thống đô thị đã được duyệt trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn đểtiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựngnhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định.” (Khoản 15, Điều 3, Chương 1, Luật xây dựng
50/2014/QH13) [11].
Theo định nghĩa trên, ta có thể hiểu Chương trình phát triển đô thị nó cũng là một dựán đầu tư xây dựng Vì nó là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn đểtiến hành hoạt động xây dựng Tuy nhiên, Chương trình phát triển đô thị mang tầm vĩmô hơn, vì nó phải lên cả một chương trình bao gồm danh mục các dự án ưu tiên đầutư hạ tầng khung phục vụ cho hệ thống đô thị đối với CTPTĐT toàn tỉnh và đầu tưHTKT khung đối với CTPTĐT từng đô thị… Theo h ư ớng dẫn về n h ữ ng kiến th ứ c cốt lõi
trong Qu ả n lý dự á n (PMBOK Guide) của Viện Q uản lý Dự án ( PMI): Quản lý dựán là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động củadự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Chương trình phát triển đô thị thuộc chứcnăng lập kế hoạch của quản lý dự án Vì công việc chủ yếu của Chương trình là xácđịnh mục tiêu, công việc và dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án.
Và khi nói đến chương trình phát triển đô thị, người ta phải thật sự hiểu rõ như thế nàolà một đô thị, hệ thống đô thị là gì? Sự phù hợp của nó với định hướng quy hoạch đôthị ra sao? Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh là cơ sở nâng loại đô thị vì nó đềxuất ra lộ trình phát triển đô thị theo từng giai đoạn và tính toán nguồn lực để đầu tưcho từng đô thị, từng địa phương và từng giai đoạn, có thể sử dụng nguồn lực địa
Trang 30phương khoảng bao nhiêu %, Trung ương hỗ trợ bao nhiêu%, các doanh nghiệp vànhân dân bao nhiêu %? Đảm bảo phù hợp với định hướng QHXD vùng tỉnh.
Còn đối với Chương trình phát triển đô thị từng đô thị lại là cơ sở để đầu tư xây dựngcác khu vực phát triển đô thị trong một đô thị đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chungxây dựng đô thị đó Đề xuất các giải pháp đầu tư phù hợp theo từng giai đoạn, đảmbảo nguồn lực địa phương có thể thực hiện được.
Một vài khái niệm, nguyên tắc phân loại đô thị liên quan đến công tác lập Chươngtrình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
(Xem thêm Phụ lục 1.2)
Trang 311.2.2 Tình hình lập CTPTĐT miền Tây Nam Bộ
Hiện nay, tất cả các tỉnh miền Tây Nam Bộ (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) đã hoàntất công tác lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phêduyệt sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng Đây là cơ sở để tiến hành lập Chương trìnhphát triển đô thị toàn tỉnh Tuy nhiên, một số tỉnh triển khai Chương trình phát triển đô
thị có phần chậm hơn so với quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BXD [12], cũng có thể
do hành lang pháp lý có thay đổi kể từ sau năm 2014.
Trước khi có Thông tư hướng dẫn này [12], một số địa phương phải xin ý kiến của Bộ
Xây dựng về công tác lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Đếnnăm 2014, sau khi Luật Xây mới dựng ra đời, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập CTPTĐT để triển khai thực hiện Nghị định số11/2013/NĐ-CP, các địa phương đã và đang tiến hành xây dựng Chương trình pháttriển đô thị; hình thành các khu vực phát triển đô thị, thành lập ban quản lý khu vựcphát triển đô thị, tiến hành rà soát các dự án phát triển đô thị trên địa bàn; kiểm soátchặt chẽ việc đầu tư các dự án đô thị mới… Các chương trình phát triển đô thị quốcgia giai đoạn 2012-2020, Chương trình nâng cấp 6 đô thị vùng Đồng bằng sông CửuLong được tập trung thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống của ngườidân đô thị, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội.
Trang 32Từ năm 2015-2017, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh lần lượt triển khai lập vàphê duyệt tại một số tỉnh Đây được xem là một chương trình hành động mà các tỉnhđặc biệt quan tâm Hiện nay, CTPTĐT toàn tỉnh đã được phê duyệt một số nơi Do đó,bắt đầu từ năm 2017-2018, các nơi này sẽ gấp rút và khẩn trương trong công tác lậpCTPTĐT cho từng đô thị dự kiến nâng loại trong giai đoạn đến 2020 theo đề xuất lộtrình nâng loại trong CTPTĐT toàn tỉnh được phê duyệt, cụ thể là tỉnh Bến Tre Bêncạnh đó, công tác nâng cấp, nâng loại đô thị hiện nay cũng có nhiều đổi mới theohướng không khuyến khích mở rộng quy mô mà tập trung nâng cao chất lượng và tínhđồng bộ của các đô thị theo Nghị Quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13.
BẠC LIÊU (cơ sở đánh giá đô thị Nghị định số 42/2009/NĐ-CP [6] và Quyết địnhsố 1659/QĐ-TTg) [2] “Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.” [13] CTPTĐT toàn tỉnh chưa được phê duyệt.
THÀNH PHỐ CẦN THƠ (cơ sở đánh giá đô thị Nghị quyết1210/2016/UBTVQH13 và Quyết định số 1659/QĐ-TTg) “Quyết định số 1515/QĐ-
TTg ngày 28/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án điều chỉnhQuy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2030;Không có Văn bản ý kiến số của Bộ Xây dựng về CTPTĐT tỉnh; Quyết định số2173/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND Thành phố Cần Thơ về việc phê duyệtChương trình phát triển đô thị Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2020.”
TRÀ VINH (cơ sở đánh giá đô thị Nghị định 42/2009/NĐ-CP; Thông tư34/2009/TT-BXD và Quyết định số 1659/QĐ-TTg) “Quyết định số 1336/QĐ-UBND
ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xâydựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Văn bản ý kiến số06/BXD-PTĐT ngày 16/02/2016 của Bộ Xây dựng về CTPTĐT tỉnh; Quyết định số990/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Chươngtrình phát triển đô thị tỉnh Trà Vinh đến năm 2020.”
TIỀN GIANG (cơ sở đánh giá đô thị Nghị định 42/2009/NĐ-CP; Thông tư34/2009/TT-BXD và Quyết định số 1659/QĐ-TTg) “Quyết định số 3492/QĐ-UBND
Trang 33ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựngvùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Văn bản ý kiến số05/BXD-PTĐT ngày 27/01/2016 của Bộ Xây dựng về CTPTĐT tỉnh; Quyết định số1815/QĐ-UBND ngày 22/6/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệtChương trình phát triển đô thị tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đếnnăm 2030.”
AN GIANG (cơ sở đánh giá đô thị Nghị định 42/2009/NĐ-CP; Thông tư34/2009/TT-BXD và Quyết định số 1659/QĐ-TTg)“Quyết định số 2274/QĐ-UBND
ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đồ án QHXD vùng tỉnhAn Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3777/QĐ-UBNDngày 30/12/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triểnđô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030.”
CÀ MAU (cơ sở đánh giá đô thị Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và Quyết địnhsố 1659/QĐ-TTg)“Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Cà
Mau về việc phê duyệt QHXD vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2050; Văn bản ý kiến số 40/BXD-PTĐT ngày 26/12/2016 của Bộ Xây dựng vềCTPTĐT tỉnh; Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh Cà Mauvề việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020định hướng đến năm 2030.”
KIÊN GIANG (cơ sở đánh giá đô thị Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 & Nghịquyết 1211/2016/UBTVQH13) “Quyết định số 1180/ Q Đ - U B ND n gày 02/6/2010 củaUBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt QHXD vùng tỉnh Kiên Giang đến năm2025; Văn bản ý kiến số 37/B X D-PTĐT n gày 13/12/2016 của Bộ Xây dựng vềCTPTĐT tỉnh; Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 của UBND tỉnh KiênGiang về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang giai đoạnđến năm 2025.”
BẾN TRE (cơ sở đánh giá đô thị Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và Quyết địnhsố 1659/QĐ-TTg) “Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh
Bến Tre về việc phê duyệt đồ án QHXD vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030; Văn bản ýkiến số 20/BXD-PTĐT ngày 24/04/2017 của Bộ Xây dựng về CTPTĐT tỉnh; Quyết
Trang 34định số 1712/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệtChương trình phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm2030.”
HẬU GIANG (cơ sở đánh giá đô thị Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và Quyếtđịnh số 1659/QĐ-TTg) “Quyết định số 1994/QĐ-UBND ngày 6/12/2013 của UBND
tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt đồ án QHXD vùng tỉnh Hậu Giang đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050; Văn bản ý kiến số 30/BXD-PTĐT ngày 19/6/2017 của BộXây dựng về CTPTĐT tỉnh; Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 củaUBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh HậuGiang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030.”
ĐỒNG THÁP (cơ sở đánh giá đô thị Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 & Nghịđịnh 42/2009/NĐ-CP và Quyết định số 1659/QĐ-TTg) “Quyết định số 620/QĐ-
UBNDHC ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt QHXD vùng tỉnhĐồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1054/QĐ-UBND.HC ngày 11/9/2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Chươngtrình phát triển đô thị tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.”
LONG AN (cơ sở đánh giá đô thị theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và Quyếtđịnh số 1659/QĐ-TTg) “Họp thông qua chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An
đến năm 2030 (ngày 28/4/2017); Ngày 17/10/2017, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơkết thực hiện Nghị quyết số 25/2011/NQ-HĐND ngày 03/10/2011 và Nghị quyết số220/2015/NQ-HĐND ngày 03/11/2015 của HĐND tỉnh về Chương trình phát triển đô
thị tỉnh Long An đến năm 2020.” CTPTĐT toàn tỉnh chưa được phê duyệt.
1.3 Những khó khăn và thách thức đối với công tác lập CTPTĐT
Trang 351.3.1 Xác định các cơ sở lập CTPTĐT
a Hành lang pháp lý
Hiện nay, các tỉnh miền Tây Nam Bộ (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) đã hoàn tấtcông tác lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phêduyệt sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng Các quy hoạch này hầu như đều được lập
Trang 36trên cơ sở Luật, Nghị định và Thông tư cũ trước năm 2014 Đây là một điều đángmừng, nhưng cũng có phần lo ngại Đáng mừng là kể từ sau khi Luật Xây dựng số50/2014/QH13 được Quốc hội ban hành kèm theo là các Nghị định, Thông tư hướngdẫn mới, khi tiến hành lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh có phần khó khăn hơn VìBộ Xây dựng sẽ thẩm định Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, và Thủ
tướng Chính phủ sẽ phê duyệt (Xem thêm Phụ lục 1.3)
Về vấn đề lo ngại thứ nhất, là hành lang pháp lý có sự biến chuyển, thay đổi và đang
trong giai đoạn hoàn thiện hơn nên ít nhiều cũng đã có những bất cập về mặt pháp lýcũ và mới giữa QHXD và CTPTĐT đặc biệt là khi Chương trình phát triển đô thị đượclập dựa trên hành lang pháp lý mới theo Thông tư số 12/2014/TT-BXD ban hành saukhi Luật Xây dựng mới ra đời, thay thế cho các quy định về lập, thẩm định, phê duyệtChương trình phát triển đô thị tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 [39].Và cơ sở phân loại đô thị cũng thay thế bằng Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13.
Về vấn đề lo ngại thứ hai, có nhiều vấn đề cần được tham mưu và xin ý kiến của cấp
tỉnh, các Bộ ngành liên quan do đôi khi địa phương e ngại phải điều chỉnh QHXD
vùng tỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay để triển khai tổ chức lập CTPTĐT tỉnh (hồ
sơ QHXD vùng sẽ do Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng Chính phù phê duyệt)
Về vấn đề lo ngại thứ ba, Công tác quản lý, lấy ý kiến, thẩm định và phê duyệt cũng có
nhiều khó khăn hơn do phải tập huấn cho các cán bộ quản lý, thẩm định các hồ sơ pháttriển đô thị về hệ thống pháp lý mới thay đổi này Và nếu các cán bộ không nắm vữngcác quy định pháp lý hiện hành, sẽ dễ dẫn đến việc xác định các cơ sở lập Chươngtrình phát triển đô thị cho địa phương không chính xác do không có nhiều kinh nghiệmkhi Chương trình còn khá mới mẻ đối với tất cả các địa phương Ví dụ như:
Trước đây, phân loại đô thị được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, và trongđó cũng quy định về Chương trình phát triển đô thị nhưng chỉ nói về mục tiêu màkhông có quy trình lập rõ ràng, cụ thể Khi Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số34/2009/TT-BXD [39], và Thông tư số 12/2014/TT-BXD thay thế cho [39], BXDcũng chưa xác định quy trình lập CTPTĐT cụ thể trong Thông tư hướng dẫn như: thời
Trang 37gian tối đa lập hồ sơ, thời gian lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt; các hình thức lấy ýkiến? đối tượng lấy ý kiến? Như vậy, các địa phương căn cứ vào đâu để tổ chức lậpChương trình phát triển đô thị hiệu quả?
Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ban hành Nghị Quyết số
1210/2016/NQ-UBTVQH13 về phân loại đô thị (Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 và Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12) nhưng không
phải là một văn bản thay thế cho Nghị định số 42/2009/NĐ-CP (Căn cứ Luật Xây
dựng cũ) Như vậy, đơn vị tư vấn và cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào đâu để phân
loại đô thị khi hệ thống pháp lý giữa Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thịvẫn còn hiệu lực Đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định thay thế cho Nghịđịnh số 42/2009/NĐ-CP khi Luật Xây dựng mới ra đời.
Hiện nay, để có cơ sở thực tiễn triển khai quản lý phát triển đô thị, với những bất cập,hạn chế trong quá trình đô thị hóa, đầu tư xây dựng đô thị mà Nhà nước ta đang nhậnra cần được khắc phục và tăng cường các quy định pháp luật để phục vụ cho công tácquản lý của Nhà nước chặt chẽ hơn cũng như là kinh nghiệm quốc tế cần xây dựng vănbản quy phạm pháp luật để giải quyết những bất cập phức tạp, phát sinh từ thực tiễn,Bộ Xây dựng đã xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và đang trong giai đoạn lấy ýkiến được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của BXD, tháng 01 năm 2018 Về bốcục dự thảo Luật bao gồm 07 Chương với 74 Điều, trong đó có quy định về Chương
trình phát triển đô thị (thuộc Chương II Quản lý phát triển hệ thống đô thị quốc gia).
Tuy nhiên, khi xem qua dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị, tác giả nhận thấy cònmột số vấn đề cần được quan tâm như sau:
- Về thời gian thẩm định, phê duyệt và lấy ý kiến vẫn chưa được đề cập cụ thể
trong Luật.
- Về giai đoạn lập CTPTĐT chỉ có 10 năm là chưa phù hợp với định hướng
QHXD liên quan.
- Về quy định chuyển tiếp: cần lưu ý các Nghị định, Thông tư liên quan đến công
tác lập CTPTĐT, Đề án công nhận loại đô thị trước khi có Luật sẽ được giữ lạihay bãi bỏ và thay thế bằng Nghị định, Thông tư mới?
Trang 38b Các định hướng phát triển đô thị
Mặc dù, đồ án quy hoạch có sau cụ thể hóa các đồ án quy hoạch trước nó, tuy nhiêntrong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt cũng có ít nhiều những thay đổi bất khảkháng do thay đổi chiến lược hoặc tiềm lực của tỉnh không còn phù hợp với nhữngđịnh hướng trước nó Một số tỉnh có số lượng đô thị trong hệ thống đô thị tăng nhiềuhơn so với chiến lược phát triển đô thị quốc gia, hoặc có phần chậm trễ hơn so vớiđịnh hướng về nâng loại hoặc hình thành mới các đô thị là điều khó tránh khỏi.
Khi tiến hành lập CTPTĐT nếu cơ sở QHXD tốt, định hướng rõ ràng, thì Chương trìnhđược lập có phần đơn giản và dễ dàng hơn do chỉ cần tiếp bước sau, cụ thể hóa về lộtrình, kế hoạch đầu tư và tính toán nguồn lực phù hợp cho tỉnh Mặt khác, nếu QHXDlàm cơ sở nhưng nó có phần thay đổi so với các định hướng phát triển đô thị trongCTPTĐT quốc gia hay Quy hoạch tổng thể phát triển HTĐT Việt Nam, thì Chươngtrình toàn tỉnh được lập có phần khó khăn hơn khi lộ trình thay đổi hoặc thay đổi sốlượng đô thị cho tỉnh mà chưa có danh sách bổ sung thêm từ địa phương gửi cho cácBộ ngành liên quan Bên cạnh đó, công tác lập CTPTĐT đôi khi sau đồ án QHXDvùng tỉnh một thời gian và hành lang pháp lý có sự thay đổi, địa phương không có điềukiện để triển khai lập Chương trình ngay sau khi đồ án QHXD vùng tỉnh được duyệt,dẫn đến có một số định hướng thay đổi từ các cấp lãnh đạo, hoặc HTĐT trong đồ ánQHXD vùng tỉnh khi nhìn lại đã không còn khả thi, khi một số khu vực dự kiến pháttriển thành các đô thị mới không có tiềm lực để phát triển, dân số không đủ, kinh tế -xã hội không đáp ứng Như vậy, về mặt cơ sở để lập CTPTĐT có phần khó khăn hơn,phụ thuộc vào các định hướng phát triển đô thị trước đó và tình hình thực tế tại địaphương Cuối cùng, dẫn đến khi lập Chương trình phải tiến hành khảo sát, rà soát lạicác đô thị và các khu vực dự kiến phát triển đô thị và đưa ra các phương án để thốngnhất với địa phương, sẽ mất nhiều thời gian hơn (tùy từng địa phương) để tổ chức báocáo thống nhất, thông qua phương án đề xuất.
c Các định hướng quy hoạch xây dựng liên quan
Ngoài các Chương trình nhằm mục tiêu phát triển, nâng loại đô thị, Quy hoạch xâydựng vùng tỉnh, quy hoạch chung xây dựng đô thị, còn có Quy hoạch ngành về Hạ
Trang 39tầng xã hội và Hạ tầng kỹ thuật (gọi chung là Hạ tầng đô thị); Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp tỉnh; Quy hoạch xây dựng các Khu chức năng đặc thù.
Để thu thập, phân tích và tổng hợp các dữ liệu từ các Đồ án quy hoạch xây dựng liênquan này cũng không dễ dàng và tốn khá nhiều thời gian Nếu được sự giúp đỡ nhiệttình của chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước, các Sở, ban ngành, công việc sẽtương đối dễ dàng và thuận lợi hơn Tuy nhiên, đôi khi giữa các quy hoạch này cònnhiều bất cập, chưa được đồng bộ, hoặc tên gọi, danh từ riêng có khi cũng có phầnkhác so với đồ án QHXD vùng tỉnh do nhiều nguyên nhân khách quan Một số đồ ánnêu trên được phê duyệt sau đồ án QHXD vùng tỉnh, dẫn đến một số tên đường bị thayđổi mà trong Quy hoạch ngành đã được cập nhật hoặc ngược lại; một số định hướng từcác đồ án quy hoạch ngành và QHXD vùng đôi khi cũng không được trùng khớp do đócần phải xem xét kỹ năm phê duyệt.
Bên cạnh đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh do Sở Kế hoạch đầu tư lập vàtrình các Bộ ngành xem xét cũng cần được nghiên cứu trong CTPTĐT Vì vậy, côngtác thu thập số liệu, thông tin và ý kiến từ Sở Kế hoạch đầu tư cũng rất là quan trọngvà chiếm một lượng thời gian tác nghiệp Khi nói đến QHXD, đơn vị tư vấn cần làmviệc, tác nghiệp xuyên suốt trong quá trình lập là Sở Xây dựng là nơi nắm giữ nhiềuthông tin nhất và cần thiết để nghiên cứu cho lộ trình phát triển đô thị.
Trang 401.3.2 Xác định quy trình lập CTPTĐT
1.3.2.1 Khái niệm về Quy trình
Quy trình là trình tự, cách thức thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tínhchất bắt buộc nhằm đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị.
Người ta hay nói về thuật ngữ “Quy trình – Procedure” như là “một phương pháp cụthể để thực hiện một quá trình hay công việc Quy trình thường được thể hiện bằng
văn bản (đôi khi có kèm sơ đồ để người xem có thể nắm bắt được trình tự thực hiện
công việc) Như vậy, việc đưa ra “Quy trình” nhằm thực hiện và kiểm soát các công
việc đó một cách hiệu quả nhất Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau sẽ dẫnđến cách làm việc khác nhau Việc đưa ra quy trình sẽ giúp cho người thực hiện công