1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đánh giá tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền kề khu đô thị ecopark hưng yên theo tiêu chí kiến trúc xanh

100 184 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 5,23 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- LẠI HUYỀN LINH ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CÂY XANH MẶT NGOÀI NHÀ LIỀN KỀ KHU ĐÔ THỊ ECOPARK – HƯNG YÊN THEO TIÊU CHÍ KIẾN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

LẠI HUYỀN LINH

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CÂY XANH MẶT NGOÀI NHÀ LIỀN KỀ KHU ĐÔ THỊ ECOPARK – HƯNG YÊN

THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC XANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội, 2019

Trang 2

Mẫu bìa luận văn thạc sĩ có in chữ mầu nhũ, khổ A4 (210x297mm)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LẠI HUYỀN LINH

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÂY XANH MẶT NGOÀI NHÀ LIỀN KỀ KHU ĐÔ THỊ ECOPARK – HƯNG YÊN THEO TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với thầy giáo TS.KTS Bùi Đức Dũng đã

tận tình hướng dẫn, động viên, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này !

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô Khoa Sau Đại Học – Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn

Trong điều kiện thời gian và phương tiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hơn cho

đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với thầy giáo TS.KTS Bùi Đức Dũng đã

tận tình hướng dẫn, động viên, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này !

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô Khoa Sau Đại Học – Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn

Trong điều kiện thời gian và phương tiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hơn cho

đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực

và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lại Huyền Linh

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình vẽ, đô thị

MỞ ĐẦU

*Lý do chọn đề tài 1

*Mục đích nghiên cứu 1

*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

*Phương pháp nghiên cứu 2

*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÂY XANH MẶT NGOÀI NHÀ LIỀN KỀ KHU ĐÔ THỊ ECOPARK – HƯNG YÊN 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Khái niệm kiến trúc xanh 4

1.1.3 Kiến trúc xanh và Công trình xanh 6

1.2 Thực trạng của khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 10

1.2.1 Giới thiệu chung 10

1.2.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 10

1.2.3 Sự hình thành và phát triến của khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 15

1.2.4 Vai trò của cây xanh trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 22

1.3 Thực trạng của cây xanh mặt ngoài các nhà liền kề ở khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 28

Trang 7

1.3.1 Các loại cây xanh mặt ngoài nhà liền kề khu đô thị Ecopark – Hưng

Yên 28

1.3.2 Cách bố trí, tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền kề khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 34

1.3.3 Nhưng ưu, nhược điểm còn tồn tại trong việc tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền kề khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 34

1.3.4 Những vấn đề còn tồn tại trong nhà liền kề hiện nay nói chung 34

CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÂY XANH MẶT NGOÀI NHÀ LIỀN KỀ KHU ĐÔ THỊ ECOPARK – HƯNG YÊN 38

2.1 Cơ sở pháp lý 38

2.1.1 Tiêu chuẩn, quy chuẩn pháp lý về cây xanh trong công trình kiến trúc 38 2.1.2 Cơ sở lý thuyết về sự phát triển của cây xanh trong công trình kiến trúc 38

2.2 Yếu tố ảnh hưởng của cây xanh trong công trình kiến trúc 42

2.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền kề khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 43

2.3.1 Vai trò của cây xanh trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 43

2.3.2 Mật độ của cây xanh trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 48

2.3.3 Vị trí của cây xanh trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 62

2.3.4 Chủng loại cây xanh trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 62

2.3.5 Hệ thống kỹ thuật của cây xanh trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 63 2.4 Một số giải pháp kỹ thuật và ví dụ minh hoạ theo tiêu chí kiến trúc xanh 63

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CÂY XANH MẶT NGOÀI NHÀ LIỀN KỀ TẠI KHU ĐÔ THỊ ECOPARK – HƯNG YÊN 69

3.1 Một số quan điểm và nguyên tắc khi đánh giá kiến trúc xanh 69

Trang 8

3.2 Đánh giá tổ chức xây xanh mặt ngoài nhà liền kề khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 71

3.2.1 Vai trò của cây xanh mặt ngoài nhà liền kề KĐT Ecopark – Hưng Yên 71 3.2.2 Vị trí, mật độ của cây xanh mặt ngoài nhà liền kề KĐT Ecopark – Hưng

3.2.3 Sử dụng tài nguyên hiệu quả : Chủng loại cây xanh phù hợp cho nhà liền

kề khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 75 3.2.4 Hệ thống kỹ thuật phù hợp cho cây xanh mặt ngoài nhà liền kề khu đô thị Ecopark – Hưng Yên 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VGBC Hội đồng công trình xanh Việt Nam LEED Hệ thống đánh giá công trình xanh của Mỹ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG , BIỂU

Số hiệu bảng Tên bảng

Bảng 1.1 Điều kiện khí hậu Hà Nội Bảng 1.2 BXMT trực tiếp trên mặt ngang tại Hà Nội Bảng 1.3 Bảng điểm đánh giá theo các tiêu chí nêu trên

của tác giả

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ , ĐỒ THỊ

Số hiệu hình Tên bảng

Hình 1.1 Các trục đường chính đến KĐT Ecopark – Hưng Yên

Hình 1.2 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hà Nội theo tháng 4

Hình 1.3 Biểu đồ mặt trời Hà Nội

Hình 1.4 Hoa gió mùa lạnh và nóng tại Hà Nội

Hình 1.5 Phối cảnh tổng quan 9 giai đoạn phát triển Ecopark

Hình 1.6 Phối cảnh tổng quan khu cửa ngõ phía Bắc Palm Springs Hình 1.7 Phối cảnh tổng quan khu cửa ngõ phía Nam Aqua Bay

Hình 1.8 Phối cảnh tổng quan khu Park River

Hình 1.9 Khu trường Đại Học Anh Quốc Việt Nam

Hình 1.10 Phối cảnh tổng quan khu biệt thự đảo cao cấp The Island

Hình 1.11 Phối cảnh tổng quan khu Ecopark CBD – Thành phố thông

minh

Hình 1.12 Phối cảnh tổng quan Học viện Golf EPGA tại Ecopark – Hưng

Yên Hình 1.13 KĐT Ecopark được ví như lá phổi xanh khổng lồ

Hình 1.14 Lối dẫn vào KĐT Ecopark – Hưng Yên

Hình 1.15 Cây xanh đan xen khoảng không kết nối cộng đồng

Hình 1.16 Những cư dân nhí vui đùa trong không gian xanh

Hình 1.17 Cư dân vô tư vui đùa trong không gian xanh rợp nắng

Hình 1.18 Cận cảnh hồ bơi chung được chụp trên cao

Hình 1.19 Những cư dân nhí thả diều trên khoảng không gian xanh rộng

rãi

Hình 1.20 Một cư dân đạp xe trong khuôn viên một khu biệt thự

Hình 1.21 Cây xanh xen kẽ trong một khu biệt thự Ecopark – Hưng Yên

Trang 12

Hình 2.3 Một số thủ pháp bố cục cây xanh cơ sở phối kết cây xanh

Hình 2.4 Thủ pháp bố cục cây xanh phối kết với các yếu tố

Hình 2.5 Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, thủ pháp dẫn dắt điểm theo

đường đạo của liên kết cây Hình 2.6 Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, thủ pháp dẫn dắt điểm theo

đường dạo của liên kết cây

Hình 2.7 Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, thủ pháp dẫn dắt theo

đường dạo của liên kết cây

Hình 2.8 Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, thủ pháp dẫn dắt theo

đường dạo của liên kết cây

Hình 2.9 Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, thủ pháp dẫn dắt theo

đường dạo của liên kết cây

Hình 2.10 Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, thủ pháp dẫn dắt theo

đường dạo của liên kết cây

Hình 3.1 Kỹ thuật thi công vườn đứng

Hình 3.2 Kỹ thuật thi công tưới nước nhỏ giọt

Hình 3.3 Hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt cho vườn đứng

Hình 3.4 Cảnh quan thi công vườn trên mái

Hình 3.5 Thi công vườn trên mái

Trang 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Trang 14

Hà Nội - 2019

Trang 15

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn: khủng hoảng năng lượng, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu,… đó chính là những hệ lụy của việc đô thị hóa quá nhanh Cùng với

sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, con người ngày càng có nhu cầu cao về không gian sống, và cây xanh chiếm một vị trí quan trọng trong không gian đó Trước hết cây xanh là yếu tố quan trong điều chỉnh

vi khí hậy, giữ độ ẩm đất và không khí nhờ hạn chế sự thoát hơi nước ngăn chặn 1 phần bức xạ mặt trời, lưu thông gió và kiểm soát tốc độ gió, hạn chế tiếng ồn

Cây xanh còn có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan bởi những tính chất như : hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá ) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thâm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung Từ xa xưa, con người đã biết dùng cây xanh để trang trí sân vườn, từ những khu vườn lớn ở các cung điện hoàng gia ở châu Âu đến những khu vườn nhỏ tại gia đình ở châu Á với những loại cây khác nhau và với những phong cách đặc trưng (đối xứng, mô phỏng tự nhiên )

Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ, cây xanh còn có tác dụng kiểm soát giao thông Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi

bộ Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người

đi đường

Trang 16

Chưa kể đến những lợi ích của cây xanh mà chúng ta thấy ở trên, chỉ riêng cảm giác thư thái, dễ chịu mà một khu vườn nhiều cây xanh đem lại cho con người sau mỗi giờ làm việc căng thẳng cũng đủ để thấy tầm quan trọng của cây xanh trong cảnh quan Nhận thức được tầm quan trọng đó, chính vì vậy, việc “ Đánh giá tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền kề phố khu đô thị Ecopark – Hưng Yên” sẽ cho thấy hiệu quả đầu tư cây xanh mặt ngoài của công trình có đạt được những tiêu chí đánh giá đề ra có đi đúng hướng kiến trúc xanh hay không và những ưu, nhược điểm còn tồn đọng

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào phân tích đánh giá tổ chức không gian cây xanh mặt

ngoài nhà liền kề KĐT Ecopark - Hưng Yên theo tiêu chí kiến trúc xanh

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, phân tích tình trạng cây xanh mặt ngoài nhà liền kề KĐT Ecopark – Hưng Yên theo các tiêu chí Kiến trúc xanh hiện có

Trang 17

- Phương pháp hệ thống hóa, đối chiếu, so sánh và tổng hợp các cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu để đề xuất ra các tiêu chí đánh giá phù hợp với cây xanh mặt ngoài các công trình nhà liền kề KĐT Ecopark – Hưng Yên

- Phương pháp tham vấn ý kiến các chuyên gia nhắm đề xuất các phương pháp đánh giá thích hợp nhất với loại hình nhà liền kề KĐT Ecopark – Hưng Yên theo các tiêu chí về Kiến trúc xanh

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học : Thông qua việc đánh giá tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền kề KĐT Ecopark - Hưng Yên để đưa ra đề xuất các tiêu chí đánh giá phù hợp với loại hình kiến trúc cây xanh này

- Ý nghĩa thực tiễn : Hoàn chỉnh bộ tiêu chí đánh giá Kiến trúc xanh cho các công trình nhà chia lô; đóng góp vào việc thiết kế và xây dựng cây xanh mặt ngoài nhà chia lô nhằm phát triển nhà chia lô tạo ra bộ mặt đô thị mới hiện đại, hài hoa với thiên nhiên, hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nâng cao giá trị sống của con người cũng như cải thiện môi trường, mang đặc thù riêng của khu vực hội nhập với các vấn đề của quốc tế

Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung chính của Luận văn gồm ba chương :

- Chương 1 : Thực trạng tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền

kề KĐT Ecopark – Hưng Yên

- Chương 2 : Xây dựng tiêu chí đánh giá tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền kề KĐT Ecopark – Hưng Yên

- Chương 3 : Đánh giá tổ chức không gian cây xanh mặt ngoài nhà liền

kề tại KĐT Ecopark – Hưng Yên

Trang 18

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÂY XANH MẶT NGOÀI NHÀ LIỀN KỀ KHU ĐÔ THỊ ECOPARK – HƯNG YÊN

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm kiến trúc xanh [14]

Trên thế giới, kiến trúc xanh đã được nhắc đến vào thập nên 80 của thế kỉ XX

và trở thành xu thế phát triển của kiến trúc hiện đại Tuy nhiên, ở Việt Nam, phải đến những năm đầu của thế kỷ 21, khái niệm kiến trúc xanh mới được biết đến

Mặc dù, Kiến trúc xanh là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng song có nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm này và hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, hơn nữa họ không nắm được sự cần thiết của nó đối với đời sống Ngay cả những kiến trúc sư cũng có khi chưa hiểu đúng khái niệm này, khi cho rằng kiến trúc xanh là chỉ kiến trúc liên quan đến vền đề… cây xanh, đưa cây xanh vào công trình và biến nó thành một công trình “xanh” cả về ngoại thất lẫn nội thất Đây là một trong những lầm tưởng điển hình nhất

Để hiểu được khái niệm kiến trúc xanh trước hết phải quan tâm đến việc công trình xây dựng có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh Măt khác, không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng đến máy móc như máy lạnh, mà là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che nắng tốt… để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà làm giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải sử dụng kinh hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt Ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối

đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước,

Trang 19

thảm cỏ,… Từ đó dấn đến ngôi nhà hoàn toàn thông thoáng tự nhiên (passive house)…

Bản chất của thiết kế Kiến trúc xanh là việc thiết kế công trình sao cho đáp ứng được yêu cầu giảm tối thiểu tác động tiêu cực của việc nhân tạo hóa không gian sống tới môi trường và con người; bao gồm cả bảo tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sử dụng hiệu qỉa các vật liệu bản địa và tái chế nhằm tối ưu hóa nguồn lực tài chính, qua đó tác động tích cực đến môi trường xung quanh Ngắn gọn hơn, kiến trúc xanh là quá trình tích hợp các yếu tố môi trường vào trong quá trình thiết kế và phát triển các sản phẩm đô thị vào công trình xây dựng

Theo Kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam: “Có rất nhiều khái niệm về kiến trúc xanh, nhưng có thể hiểu một cách giản dị, kiến trúc xanh là kiến trúc được tạo dựng nên bởi những vật liệu thân thiện với môi trường; hài hòa, không phá vỡ cảnh quan xung quanh; gắn bó con người với thiên nhiên; không làm ô nhiễm môi trường sống và tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng…”

Thực chất, kiến trúc xanh là hình ảnh biểu tượng đồng nghịa, thay thế cho khái niệm kiến trúc bền vững, được tiếp nhận rộng rãi trên thế giới sau khi vấn đề “phát triển bền vững” được toàn thế giới quan tâm (năm 1992) và hệ thống đánh giá công trình xanh của Mỹ xuất hiện (LEED – năm 1995)

Vì vậy, kiến trúc xnh (Green Architecture) hay còn được gọi là Kiến trúc bền vững (Suistantable Architecture) được dùng để đề cập đến những công tác kiến tạo các công trình kiến trúc bằng cách sử dụng những phương pháp mang tính thân thiện với môi trường và tính hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “đời sống” của công trình: từ thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, cải tạo cho đến tháo dỡ Khái niệm này được mở rộng và bổ sung

Trang 20

thêm vào những mục tiêu của công tác thiết kế xây dựng truyền thống là kinh

tế, hữu dụng, kiên cố và tiện nghi

Theo đó, kiến trúc xanh hay kiến trúc bền vững là hai tên gọi của cùng một nội dung và không phải là một trào lưu hay xu hướng kiến trúc mới, mà là một phong trào kiến trúc mới kết hợp – tổng hòa các xu hướng kiến trúc về sinh thái – môi trường – thích ứng khí hậu với thiên nhiên và con người

Tại Việt Nam, các công trình xanh phát triển theo hướng thân thiện với môi trường và sử dụng vật liệu thiên nhiên hiệu quả…

“Kiến trúc tự nhiên” (natural Architecture) là một khái niệm tương tự với kiến trúc xanh; thường được dùng để chỉ các công trình kiến trúc có quy mô nhỏ hơn và mang thiên hướng sử dung vật liệu có sẵn tại địa điểm xây dựng

Kiến trúc xanh không chỉ dảm bảo điều kiện tiện nghi tốt nhất cho con ngươi sinh sống và làm việc bên trong công trình mà còn sử dụng hiệu quả năng lượng

và tài nguyên thiên nhiên; đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như mối qun

hệ hài hòa giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo

Tóm lại, trong bối cảnh tăng trưởng xanh, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu thì kiến trúc xanh chính là giải pháp thông minh vừa thích ứng vừa đáp ứng và dần trả lại cho thiên nhiên những gì đã lấy Phát triển kiến trúc xanh bao trùm cả đô thị và từng công trình là một điều tất yếu

1.1.2 Kiến trúc xanh và Công trình xanh [14]

• Công trình xanh, theo định nghĩa của USGBC, là những công trình xây dựng (hiện nay mới chủ yếu nói đến các toà nhà), sau khi hoàn thành đáp ứng được các tiêu chí trong các lĩnh vực sau đây :

Địa điểm bền vững (Sustainable Sites) : xét đến việc lựa chọn địa điểm xây

dựng, biết bảo tồn và khôi phục thiên nhiên, thuận tiện giao thông, có đường cho

xe đạp, ít xe có động cơ, mái ít hấp thụ nhiệt mặt trời giữ nước, chống xói mòn

Trang 21

Hiệu quả sử dụng nước (Water Efficiency) : có hồ giữ nước, kiểm soát

nước mưa, giảm dùng nước sạch tưới cây, tiết kiệm nước sạch, áp dụng công nghệ xử lý ước thải để tái sử dụng

Hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency) : tối ưu hoá các thiết bị năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo tại chỗ có thiết bị kiểm soát năng lượng, sử dụng năng lượng xanh, kết quả giảm được từ 30% đến 50% năng lượng có nguồn gốc hoá thạch Khi giảm trên 80% năng lượng, công trình được gọi là

“công trình không năng lượng” (“zero energy building”), hoặc công trình

“không cacbon” (“cacbon neutral”)

Vật liệu và tài nguyên (Materials & Resources) : Lưu giữ, thu gom, tái chế vật liệu, tái sử dụng cấu kiện, quản lý chất thải xây dựng, vật liệu địa phương, sử dụng tối thiểu 50% vật liệu và sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ

Chất lượng môi trường trong nhà (Indoor Environment Quality) : kiểm

soát khói thuốc, kiểm soát không khí ngoài nhà, tăng cường thông gió, kiểm soát chất ô nhiễm hoá học, tiện nghi ánh sáng và sử dụng ánh sáng tự nhiên, tiện nghi vi khí hậu, âm thanh, có tầm nhìn tại 90% không gian

Tóm lại, Công trình Xanh (CTX) là những Toà nhà Xanh (Green Buildings), những Ngôi nhà Xanh (Green House), là những công trình được xây dựng thân thiện, hoà hợp với thiên nhiên, thích ứng với khí hậu, do đó bảo tồn được hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên, giảm thiểu nhiều nhất tiêu thụ năng lượng hoá thạch, sử dụng tài nguyên một cách khôn ngoan, có hiệu quả và nhờ đó tạo môi trường sống tốt nhất cho con người và mọi loại sinh vật

• Công trình xanh và Kiến trúc xanh (Green Building & Green Architecture)

Trang 22

Như đã trình bày ở trên, hiện nay có hai hoạt động mang tầm vóc quốc

tế thực hiện song hành Kiến trúc bền vững là kim chỉ nam của hoạt động nghề nghiệp của những người thiết kế-giới Kiến trúc sư, và Công trình xanh là hoạt động đánh giá chất lượng các công trình xây dựng theo các tiêu chí bền vững của xã hội trong thế kỷ 21

Hai hoạt động này cùng có chung mục đích vì sự phát triển bền vững của thế giới, hoạt động CTX là công việc đánh giá (phần chủ yếu) két quả của hoạt động Kiến trúc bền vững, vì vậy nó cũng được gọi là Kiến trúc xanh Các nghiên cứu về Kiến trúc xanh phải đưa ra các Chỉ dẫn phương pháp, giới thiệu các chiến lược, cũng như các ví dụ thực tế điển hình giúp người thiết kế phát huy tài năng sáng tạo nhằm tìm ra các giải pháp thích ứng trong mỗi trường hợp cụ thể

Để phân biệt hai lĩnh vực hoạt động này, xin lấy ví dụ

Khi đánh giá mức độ “Xanh” một nhà Văn phòng (Công trình xanh/Green Building), Hệ thống LOTUS của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) dùng một trong các tiêu chí là OTTV (Chỉ số truyền nhiệt tổng – lượng nhiệt đơn vị trung bình truyền qua vỏ nhà) Nếu giá trị OTTV của công trình nhỏ hơn 60% quy định của Quy chuẩn thì đạt được 4 điểm

Người thiết kế phải lựa chọn và sáng tạo trong các giải pháp thích hợp sau đây :

Hình dạng, tỷ lệ công trình, hướng công trình theo hoạt động của Mặt trời tại địa phương để giảm nhiều nhất bức xạ mặt trời chiếu lên công trình;

Tổ chức không gian trong công trình, bố trí các không gian chính/phụ vào những vị trí có lợi bất lợi so với hoạt động của mặt trời địa phương;

• Vật liệu vỏ nhà, tỷ lệ giữa phần kính và phần đặc Kính loại nào?

• Thiết kế che nắng cho cửa và tường kính;

Trang 23

• Đưa cây xanh vào công trình (mái, tường, );

• Đó là nội dung của hoạt động Kiến trúc xanh/Green Architecture Tác giả Anna Ray – Jones đặt tên cuốn sách xuất bản năm 2000 là

“Sustainnable Architecture in Japan – The Green Building of Nikken Sekkei”

(Kiến trúc bền vững ở Nhật Bản – Các toà nhà xanh của Nikken Sekkei), còn

Michael Bauer, Peter Mosle & Michael Schwarz năm 2010 có “Green Building

– Guidebook for Sustainable Architecture” (Công trình xanh – Sách chỉ dẫ về

kiến trúc bền vững)

Cuốn sách đầu tiên có tên gọi Kiến trúc xanh chúng tôi tìm thấy là của James Wines (L’Archutecture verte/Green Architecture) năm 2000 Những năm sau này thuật ngữ Kiến trúc xanh đã được dùng rộng rãi thay thế cho thuật ngữ Kiến trúc bền vững Ví dụ năm 2010, Osman Attmann viết “Green Architecture – Advanced Technologies and Materials” (Kiến trúc xanh – công nghệ và vật liệu tiên tiến)

Tổng kết lại những trình bày trên ta thấy rõ : Hoạt động con người gây

ra sự suy thoái các hệ sinh thái Trái đất, sự xuống cấp trầm trọng của môi trường, gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH), ngăn trở sự Phát triển bền vững Công trình xanh là đóng góp hiệu quả để ứng phó lại BĐKH, bảo tồn và khôi phục lại các hệ sinh thái, bảo đảm sự phát triển bền vững tới các thế hệ mai sau Kiến trúc bền vững là thiết kế kiến trúc góp phần quan trọng, cùng với nhiều lĩnh vực khác, tạo ra các Công trình xanh Khái niệm Xanh là hình tượng hoá khái niệm Bền vững Xanh chính là Bền vững sinh thái, về môi trường, về năng lượn, về tài nguyên và về môi trường sống của con người bên trong và bên ngoài công trình xây dựng Nói ngắn gọn, Kiến trúc bền vững = Kiến trúc xanh là công việc thiết kế kiến trúc để góp phần tạo ra các toà nhà xanh

Trang 24

1.2 Thực trạng của khu đô thị Ecopark – Hưng Yên

1.2.1 Giới thiệu chung [22]

- Tên công trình : Nhà chia lô KĐT Ecopark-Hưng Yên

- Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico)

- Địa điểm xây dựng : Phường Xuân Quang, Văn Giang, Hưng Yên

- Quy mô xây dựng : 500 ha

- Là một trong những dự án KĐT có quy mô lớn nhất miền Bắc, KĐT Ecopark được xây dựng và phát triển dựa trên mối tương quan cân bằng giữa không gian ĐT và môi trường tự nhiên,tạo nên một thành phố đa chức năng, một không gian lý tưởng đáp ứng mọi nhu cầu về nhà ở, văn phòng, thương mại, du lịch và vui chơi giải trí đẳng cấp và hiện đại khu vực miền Bắc

- Được xây dựng trên diê ̣n tích gần 500 ha.Diện tích hơn 110 ha cây xanh,hồ nước (chưa bao gồm dịên tích mặt nước tự nhiên) đóng vai trò như lá phổi lớn giúp tạo nên môi trường và không khí trong lành

- Ecopark được hưởng tro ̣n ve ̣n lợi thế về mă ̣t thổ nhưỡng không khí trong lành và vùng đất phù sa màu mỡ của hai con sông Hồng và sông Bắc Hưng hải Đây chính điều kiê ̣n lý tưởng để hình thành nên mô ̣t thành phố sinh thái vớ i đầy đủ các chức năng, nơi con người sống hài hòa với thiên nhiên nhưng vẫn được hưởng đầy đủ các tiện ích hiện đại

1.2.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu đô thị Ecopark – Hưng Yên

Vị trí địa lý :

- Nằm tại Khu vực Đông Nam của Thành phố Hà Nội liền kề với làng gốm Bát Tràng, chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 12,8km, Kết nối với cầu Thanh Trì, đường vành đai 3, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, đường 5B, cách quốc lộ 1A xuyên Bắc Nam 4km

Trang 25

- Vị trí đắc địa : 25 phút tới Trung tâm Hà Nội, 25 phút tới Trung tâm Mỹ Đình, 25 phút tới sân bay Quốc tế Nội Bài

Trang 26

đông Lượng mưa cả năm cao (1680mm), phổ biến từ 1500- 2500 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa nóng

Bảng 1.1 Điều kiện khí hậu Hà Nội [15]

Khí hậu Hà Nội có hiện tượng nồm xảy ra vào cuối tháng 1 đến đầu tháng

4, độ ẩm tương đối lớn, lên tới 95- 100% gây ra tình trạng đọng sương, ẩm ướt trên bề

mặt công trình, tác động xấu đến hệ thống kỹ thuật tòa nhà

Hình 1.2 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hà Nội theo tháng 4 [15]

Trang 27

Độ ẩm lớn cùng với thời tiết ấm áp còn là môi trường thuận lợi để côn trùng và rêu mốc phát triên Điều này gây những ảnh hưởng không tốt cho cả

độ bền vững của công trình cũng như môi trường sống của con người

Lượng mưa tập trung nhiều buộc các công trình kiến trúc phải có giải pháp thoát nước tốt, có biện pháp chống rêu mốc và chống thấm dột triệt để Đặc biệt đối với nhà cao tầng, việc chống hắt và giảm tốc độ dòng chảy bề mặt cũng cần được chú trọng

Hình 1.3 Biểu đồ mặt trời Hà Nội Hình 1.4 Hoa gió mùa lạnh và nóng tại Hà Nội [15]

Bảng 1.2 BXMT trực tiếp trên mặt ngang tại Hà Nội (W/m2) [15]

Trang 28

Quan sát biểu đồ mặt trời ở Hà Nội , ta thấy mặt trời có dạng chí tuyến Một năm hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào ngày 26/5 và 19/7, cách nhau 52 ngày Phần lớn thời gian trong năm mặt trời chuyển động trên nửa bán cầu Nam.Thời gian mặt trời chuyển động trên nửa bán cầu Bắc trùng với thời gian nóng nhất trong năm.Bảng 1.4 cho ta thấy lượng BXMT tại Hà Nội khá cao, đặc biệt từ 10h sáng đến 2h chiều.Các căn hộ cao tầng không được cây cối và các công trình kiến trúc lân cận che chắn nên sẽ phải chịu ảnh ưởng rất mạnh của ánh sáng mặt trời Hướng gió chủ đạo vào mùa hè là Đông Nam, vào mùa đông ngoài gió Đông Nam còn có gió lạnh Đông Bắc ( hình 1.17) Tốc độ gió trung bình trong năm không quá 2,4 m/s Vào mùa hè tốc độ gió trung bình đạt tới 2,8m/s nhiên vào mùa đông là một bất lợi rất lớn.Mùa đông gió thổi mạnh và rất lạnh.Với đặc điểm phân hóa rõ ràng theo mùa, gió tự nhiên rõ ràng là có ảnh hưởng không nhỏ tới các công trình Kiến trúc, đặc biệt là Nhà cao tầng do đặc tính của gió là tốc độ

sẽ tăng dần theo chiều cao và thay đổi theo các luồng

Qua phân tích khí hậu, ta có thể rút ra những kết luận sau áp dụng vào thiết kế:

Thời tiết Hà Nội tương đối dễ chịu, chỉ trừ khoảng thời gian ngắn thời tiết lạnh cần đóng kín cửa, còn lại đều có thể mở cửa thông gió tự nhiên

Lượng mưa cả năm cao, số ngày mưa nhiều, có thể tính đến biện pháp tận dụng nguồn nước mưa hiệu quả

Lượng BXMT lớn, do đó cần có kết cấu che nắng hiệu quả, trồng cây để giảm BXMT trực tiếp lên vỏ nhà.Bên cạnh đó có thể tận dụng nguồn NLMT bằng hệ thống quang năng, giảm chi phí vận hành tòa nhà

Hướng nhà nói chung nên chọn hướng Đông – Nam, hướng có thể đón gió mát vào mùa hè và không phải che gió lạnh vào mùa Đông

Cần có giải pháp cây xanh, mặt nước điều hòa không khí

Trang 29

1.2.3 Sự hình thành và phát triển của khu đô thị Ecopark – Hưng Yên

Ngày 28/8/2009 công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) chính thức khởi công xây dựng dự án Ecopark

Tọa lạc tại phía Đông Nam thủ đô, nơi phong thủy tượng trưng cho sự “nhân vượng, gia an”, Ecopark sở hữu một vị trí lý tưởng và thơ mộng hiếm thấy

Điểm nổi bật là khu đô thị được sông Hồng và sông Đuống bao quanh,

cả vùng đất lại trải dài bên bờ sông Bắc Hưng Hải trù phú Đây là điểm đặc biệt của dự án mà hầu như chỉ thấy ở các nước phát triển Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát triển của đô thị là khả năng thỏa mãn nhu cầu cảnh quan, nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi giải trí cho cư dân

Khu đô thị quy mô gần 500 ha nhưng diện tích hồ điều hòa đã lên tới

100 ha, đóng vai trò như lá phổi lớn giúp tạo nên môi trường và không khí trong lành hiếm nơi nào có Ngoài ra, các dòng sông còn giúp tạo ra những công trình điểm nhấn như cầu Bắc Hưng Hải hay các điểm du lịch bên sông cùng khu biệt thự sở hữu không gian mở, đầy ắp thiên nhiên

Hình 1.5 Phối cảnh tổng quan 9 giai đoạn phát triển Ecopark [15]

Trang 30

Giai đoạn 1: PALM SPRINGS – Khu cửa ngõ phía Bắc

Giai đoạn phát triển đầu tiên tại của ngõ phía Bắc của Ecopark đã được chủ đầu tư chú trọng tới quy hoạch, kiến trúc, và hạ tầng để tạo nên một đô thị sinh thái hoàn hảo và đẳng cấp Nơi đây còn tạo lập những giá trị của riêng mình bằng việc hình thành một cộng đồng cư dân văn minh, với phong các sống, bản sắc văn hóa riêng của Người Eco

Hình 1.6 Phối cảnh tổng quan khu cửa ngõ phía Bắc Palm Springs [15]

Khu cửa ngõ phía Bắc Palm Springs bao gồm các cộng đồng sau:

1 Khu phố thương mại Phố Trúc

2 Khu căn hộ hiện đại Rừng Cọ

3 Khu biệt thự Vườn Tùng

4 Khu biệt thự Vườn Mai

5 Khu phố thương mại Phố Cúc

6 Khu biệt thự & nhà phố Spring Valley

Trang 31

Giai đoạn 2: AQUA BAY – Khu cửa ngõ phía Nam Ecopark

Tọa lạc tại cửa ngõ phía Nam của Ecopark, nơi phong thủy tượng trưng cho sự “nhân vượng, gia an”, Aqua Bay không chỉ là dấu mốc phát triển quan trọng mà còn là biểu tượng trưởng thành đầy hứng khởi của Ecopark

Hình 1.7 Phối cảnh tổng quan khu cửa ngõ phía Nam Aqua Bay [15]

Khu cửa ngõ phía Nam bao gồm các cộng đồng sau:

1 Khu căn hộ Aqua Bay sky residences

2 Khu biệt thự Mimosa Valley

3 Khu phố thương mại Thảo Nguyên

4 Khu phố thương mại Thủy Nguyên

5 Khu biệt thự Marina

6 Khu phố thương mại Marina Arc

7 Khu căn hộ West Bay sky residences

Giai đoạn 3: PARK RIVER – Cộng đồng biệt thự & nhà phố ven sông

Nép mình bên dòng Bắc Hưng Hải hiền hòa, thơ mộng trong vòng ôm của con sông Hồng chở nặng phù sa, Park River là nét vẽ đầu tiên trong bức tranh khu đô thị Ecopark ven sông Nơi đây, mỗi cái tên, mỗi con đường, mỗi cảnh quan hay đường nét kiến trúc đều thấm đẫm không gian thoáng đạt của mặt nước yên bình đầy thanh nhã

Trang 32

Hình 1.8 Phối cảnh tổng quan khu Park River [15]

Mang phong cách nghỉ dưỡng cao cấp, Park River kiến tạo nên một thế giới riêng thanh bình với đầy đủ các dịch vụ, tiện nghi đẳng cấp Thiên nhiên ngay ngưỡng cửa cùng ới mọi tiện ích trong tầm tay đã tạo nên những giá trị độc nhất cho Park River

Giai đoạn 4: EDUCATION HUB – Khu trường đại học

Nằm trên diện tích 10,5 ha, tổ hợp giáo dục của Ecopark bao gồm trường

ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV), trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam và trụ

sở tài chính Vietcombank với sự đầu tư bài bản và vượt trội mang tới cho thế

hệ trẻ những chương trình giáo dục hoàn hảo cả về chất lượng và chiều sâu

Tháng 10/2016 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã chính thức chào đón những tân sinh viên đầu tiên, đánh dấu cột mốc đáng tự hào của nhà trường Với từng bước đầu tư bài bản, dự kiến trong năm 2017, Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ xây dựng bệnh viện quốc tế nằm cạnh khuôn viên nhà trường

Trang 33

Hình 1.9 Khu trường Đại Học Anh Quốc Việt Nam [15]

Đại học Anh Quốc Việt Nam nằm trên diện tích 6.5ha với số vốn đầu tư lên tới 60 triệu USD đã khai trương vào 16/9/2018 và tuyển sinh

Giai đoạn 5: ECOPARK GRAND – THE ISLAND – Khu biệt thự đảo cao cấp

Quần thể biệt thự đảo tại Ecopark được tư vấn thiết kế bởi công ty hàng

đầu thế giới WATG (Wimberly Allison Tong & Goo – Hoa Kỳ)

Hình 1.10 Phối cảnh tổng quan khu biệt thự đảo cao cấp The Island [15]

Trang 34

Trên các hòn đảo là những khách sạn sang trọng, bến tàu, siêu biệt thự cùng hệ thống công viên giải trí, nhà hàng, khu mua sắm, khu thể thao hiện đại vươn mình giữa làn nước trong xanh Không cần phải tới Dubai hay Venice, chủ nhân của những kiệt tác kiến trúc này vẫn có thể trải nghiệm cuộc sống đẳng cấp bậc nhất của giới thượng lưu Không gian kiến trúc tuyệt tác tạo nên cuộc sống hoa lệ mà ít nơi nào ở Việt Nam có được

Giai đoạn 6: Ecopark CBD – Thành phố thông minh

Khu trung tâm hành chính và thương mại của Ecopark nằm tại trung tâm khu đô thị với những quảng trường lớn, trung tâm mua sắm, hội nghị triển lãm hiện đại cùng các tòa nhà văn phòng cao cấp Đặc biệt khu Events Park sẽ là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa, âm nhạc lớn tại Ecopark

Hình 1.11 Phối cảnh tổng quan khu Ecopark CBD – Thành phố thông minh [15]

Giai đoạn 7: DRAGON ISLANDS – Khu phố thương mại Đảo Rồng

Với tổng diện tích 21ha (trong đó hơn 4ha mặt nước), khu nhà phố thương mại Đảo Rồng là trung tâm mua sắm, giải trí tương lai của khu đô thị Ecopark Các khu nhà phố thương mại được nối với nhau bởi hệ thống cầu đi bộ cảnh quan River Walk tạo nên một mạng lưới giao thông liên tục và thuận lợi

Các khu vực quảng trường kết hợp với trung tâm thương mại có tổng diện tích mặt sàn lên tới 210.000m2 sẽ cung cấp các dịch vụ ăn uống, mua sắm

và giải trí của các cư dân và du khách của Ecopark

Trang 35

Giai đoạn 8: HỌC VIỆN GOLF EPGA – Els Performance Golf Academy tại Ecopark – Hưng Yên

Hình 1.12 Phối cảnh tổng quan Học viện Golf EPGA tại Ecopark – Hưng Yên [15]

Được thiết kế bởi huyền thoại Ernie Els – từng là golf thủ số 1 thế giới, EPGA tại Ecopark là Học viện đẳng cấp quốc tế, với công nghệ hàng đầu thế giới và các phương pháp giảng dạy chuyên sâu Nằm trong khuôn viên 12 héc-

ta tại KĐT xanh Ecopark, đây là nơi đào tạo golf một cách toàn diện đầu tiên tại Việt Nam, mang đến các chương trình đào tạo golf cho các golf thủ nghiệp

dư cũng như golf thủ chuyên nghiệp Trong tháng 02/2017, học viện Golf EPGA sẽ khai trương và tuyển sinh khóa đầu tiên với những ưu đãi lớn dành cho các golf thủ

Giai đoạn 9: Sân golf 18 hố và các biệt thự đẳng cấp

Quần thể biệt thự sân golf đẳng cấp với quy mô 90ha với hơn 72ha (76%) diện tích cây xanh và mặt nước Đây là một trong những cộng đồng đẳng cấp nhất tại Ecopark sở hữu tầm nhìn thẳng tới sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn 72 par, và khuôn viên nhà Clubhouse rộng hơn 3ha

Khu biệt thự sân golf đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho gia chủ với các

tiện ích đẳng cấp trong tầm tay

Trang 36

1.2.4 Vai trò của các cây xanh trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên

• Cây xanh của khu đô thị Ecopark – Hưng Yên :

Hình 1.13 KĐT Ecopark được ví như lá phổi xanh khổng lồ [15]

Không phải ngẫu nhiên mà Ecopark được ví như lá phổi xanh khổng lồ ở phía Đông Nam Hà Nội Với định hướng tiên quyết là xây dựng khu đô thị sinh thái, ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị cho dự án cách đây gần 10 năm, chủ đầu tư đã đặc biệt chú trọng việc trồng, chăm sóc mạng lưới cây xanh cho khu đô thị

Hình 1.14 Lối dẫn vào KĐT Ecopark – Hưng Yên [15]

Trang 37

Dẫn vào khu đô thị là một trong những cung đường đẹp nhất Hà Nội với

màu xanh trải dài

Hệ thống cây xanh bao phủ đã giúp toàn khu đô thị giảm nhiệt độ không khí vào những ngày hè nắng nóng kỷ lục của Hà Nội, mang lại cho cộng đồng

cư dân cảm giác dễ chịu, thư thái Hiện 54ha trong tổng số 500ha đã được xây dựng, đáp ứng hơn 8.000 cư dân sinh sống Tỷ lệ cây xanh tại Ecopark ở mức

125 cây xanh một người, tỷ lệ mặt nước chiếm 30% tổng diện tích Tổng mức đầu tư toàn dự án là 9 tỷ USD

Hình 1.15 Cây xanh đan xen khoảng không kết nối cộng đồng [15]

Hình 1.16 Những cư dân nhí vui đùa trong không gian xanh [tác giả]

Trang 38

Chủ đầu tư cho biết, kỳ vọng của những người xây dựng nên Ecopark là không chỉ mang đến cho cư dân một ngôi nhà trú mưa trú nắng, mà còn góp phần kiến tạo cả tuổi thơ đẹp đẽ cho con trẻ Các bé có một không gian bao la để tung tăng chạy nhảy, đạp xe, chơi đuổi bắt, thích thú khám phá từng cái cây, ngọn cỏ, từng con sâu con kiến Mọi cư dân nhí có thể thoả sức vẫy vùng trong làn nước mát giữa bốn bề cây xanh, xua tan cảm giác oi bức khó chịu của ngày hè… hay thả diều ở những thảm cỏ xanh mướt trải dài Cả gia đình có thể thong dong dạo chơi dưới tán cây to của các công viên 4 mùa tại khu đô thị

Hình 1.17 Cư dân vô tư vui đùa trong không gian xanh rợp nắng [15]

Hình 1.18 Cận cảnh hồ bơi chung được chụp trên cao [15]

Trang 39

Hình 1.19 Những cư dân nhí thả diều trên khoảng không gian xanh rộng rãi [15]

Hình 1.20 Một cư dân đạp xe trong khuôn viên một khu biệt thự [tác giả]

Trang 40

Hình 1.21 Cây xanh xen kẽ trong một khu biệt thự Ecopark – Hưng Yên [15]

• Cây xanh của các loại nhà trong khu đô thị Ecopark – Hưng Yên

+ Nhà chia lô :

- Cây hoa thiên điểu

- Cây trúc quân tử

- Cây hoa cẩm chướng

- Cây hoa phong lan

- Cây hoa dừa cạn

- Cây hoa dạ yến thảo

Ngày đăng: 28/08/2019, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w