1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô

91 4,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Phần 1: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ 4 km MẶT ĐƯỜNG1. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG1.1. Vị trí địa lýTuyến đường thiết kế là tuyến tránh qua thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng mới nằm trong quy hoạch chung của tỉnh. Đây là dự án giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông và giảm bớt một lưu lượng xe lưu thông trên quốc lộ 1A đoạn qua tành phố Tam Kỳ vốn đã quá tải và đã xuống cấp nặng.Tuyến đường có cấp thiết kế là cấp III, tốc độ thiết kế là 80 km/h, tổng chiều dài 4000m, được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 05.Các thông số kỹ thuật cơ bản của tuyến như sau:Cấp thiết kếCấp 3Tốc độ thiết kế80 km/hĐịa hìnhĐồng bằng - đồiLoại nền đườngĐắp lề trước từng phầnSố làn xe cơ giới2Bề rộng 1 làn xe3,75 mBề rộng dải phân cách giữa & bênKhông cóBề rộng mặt đường7,5 mBề rộng lề đường2,5 mLoại lề đườngGia cố tối thiểuBề rộng lề gia cố2,0 mBề rộng nền đường12,5 mMặt đường được sử dụng trên toàn tuyến là giống nhau, đây là loại mặt đường cấp cao A1 (mặt đường cấp cao chủ yếu), từ trên xuống bao gồm các lớp như sau:STTTên lớp vật liệuChiều dày (cm)1Bê tông nhựa polime Dmax 12.542Bê tông nhựa polime Dmax 1963Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25184Cát gia cố xi măng 8%201.2. Các điều kiện tự nhiên

Trang 1

5 XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG CHÍNH, TRÌNH TỰ THI CÔNG CHI TIẾT

5.1 Xác định trình tự thi công chính

Với mặt cắt dang dạng đắp hoàn toàn và thi công theo phương án đắp lề trướctừng phần thì khi thi công các lớp kết cấu áo đường thì các công tác xây dựng đượctiến hành theo trình tự chung như sau:

- Vận chuyển vật liệu xây dựng kết cấu áo đường

- Đắp lề đường từng phần

- Thi công các lớp kết cấu áo đường

+ Thi công lớp móng dưới cát gia cố xi măng 8% dày 20cm Đơn vị thi công cóđầy đủ các loại phương tiện đầm nén (lu nhẹ, lu trung, lu nặng) vì vậy việc thi cônglớp cát GCXM có thể thi công 1 lần Việc thi công 1 lần vừa đảm bảo tính toàn khốicủa cát gia cố xi măng vừa giảm được chi phí thi công

+ Thi công lớp móng trên cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25, dày 18cm Theo22TCN 334-06, chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn18cm đối với móng dưới và 15cm đối với móng trên, chiều dày tối thiểu của mỗi lớpkhông nhỏ hơn 3 lần đường kính cỡ hạt lớn nhất Tuy nhiên, đơn vị thi công có đầy

đủ các loại phương tiện vì vậy việc thi công lớp cấp phối đá dăm có thể thi công 1 lần

để đảm bảo tính toàn khối của lớp vật liệu

+ Lớp mặt dưới bê tông nhựa polime Dmax 19, dày 6cm được thi công 1 lần.+ Lớp mặt trên bê tông nhựa polime Dmax 12.5, dày 4cm cũng được thi công 1lần

- Hoàn thiện và bảo dưỡng

Sau khi thi công xong từng lớp móng phải tiến hành bảo dưỡng theo đúng yêucầu quy định, khi thi công lớp mặt dưới phải tưới nhựa thấm và chờ cho chất dầu bayhơi, còn khi thi công lớp mặt trên ta tiến hành tưới dính bám và chờ ít nhất 5h đểnhựa lỏng kịp đông đặc

Dạng mặt cắt ngang nền, mặt đường

0.5 2.0 3.75

3.75 2.0

0.5

Trang 2

Trình tự thi công chính

4 3

Hình 1.3: Mặt cắt ngang thi công chính

Bảng xác định trình tự thi công chính

1 Thi công đắp lề trước lần 1

2 Thi công lớp móng dưới Cát GCXM 8%, dày 20cm

3 Thi công đắp lề trước lần 2

4 Thi công lớp móng trên cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25, dày 18cm

5 Thi công đắp lề trước lần 3

6 Thi công lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19, dày 6cm

7 Thi công lớp mặt trên BTN polime Dmax 12.5, dày 4cm

5.2 Xác định trình tự thi công chi tiết:

Căn cứ vào:

- Trình tự thi công chính

- Nội dung các công tác phải hoàn thành

- Quy trình thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường đã xác định Ta xácđịnh được trình tự thi công chi tiết kết cấu áo đường như sau:

Thi công đắp lề trước lần 1

1 Định vị tim đường, mép phần xe chạy, mép lề đường

10 San sửa bề mặt nền đường

11 Lu tăng cường bề mặt nền đường

12 Tưới ẩm tạo dính bám với nền đường, 2l/m2

13 Vận chuyển cát GCXM 8%

14 Rải cát gia cố xi măng 8%, Kr=1,3

Trang 3

15 Lu sơ bộ cát gia cố xi măng 8%, kết hợp bù phụ

16 Lu lèn chặt cát gia cố xi măng 8%

17 Lu hoàn thiện cát gia cố xi măng 8%

18 Tưới nhũ tương lên bề mặt cát gia cố xi măng 1l/m2

Thi công đắp lề trước lần 2

28 Vận chuyển CPĐD loại 1 Dmax 25

29 Rải CPĐD loại 1 Dmax 25, Kr=1,3

30 Lu lèn sơ bộ lớp CPĐD loại 1 Dmax 25, kết hợp bù phụ

31 Lu lèn chặt lớp CPĐD loại 1 Dmax 25 bằng lu bánh lốp

32 Lu lèn hoàn thiện lớp CPĐD loại 1 Dmax 25

Thi công đắp lề trước lần 3

33 Lấp rãnh thoát nước tạm thời

42 Thổi sạch bụi, chải mặt đường cho lộ đá lớn

43 Tưới lớp nhũ tương nhựa thấm, 1.2l/m2

44 Chờ cho nhũ tương phân tích, 2 ngày

Thi công lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19, dày 6cm

Trang 4

50 Lu lèn chặt BTN polime Dmax 19

51 Lu hoàn thiện BTN polime Dmax 19

Thi công lớp mặt trên BTN polime Dmax 12.5, dày 6cm

52 Vệ sinh mặt đường

53 Tưới nhựa dính bám với lớp mặt dưới, 0.5l/m2

54 Vận chuyển BTNP Dmax 12.5

55 Rải BTN polime Dmax 12.5, Kr=1,3

56 Lu sơ bộ BTN polime Dmax 12.5, kết hợp bù phụ

57 Lu lèn chặt BTN polime Dmax 12.5

58 Lu hoàn thiện BTN polime Dmax 12.5

59 Kiểm tra hoàn thiện mặt đường

6 XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT CHO CÁC TRÌNH TỰ THI CÔNG, THIẾT

KẾ SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MÁY THI CÔNG

6.1 Định vị tim đường, mép phần xe chạy, mép lề gia cố

Khôi phục tại thực địa các cọc chủ yếu xác định chính xác vị trí tuyến thiết kếgồm các cọc cao độ và cọc định vị tim đường Dùng máy thủy bình chính xác vàmốc cao đạc quốc gia để kiểm tra mốc đo cao của đồ án thiết kế, các cọc timđường và các cọc mép phần xe chạy, mép lề gia cố nhằm đảm bảo đủ để xác địnhchính xác và duy nhất kích thước của mặt đường, phục vụ cho việc thi công lòngđường

0.5 2.0 3.75 3.75 2.0 0.5

Hình 1.4: Các cọc cần thiết để thi công đường

Kiểm tra và khôi phục các cọc ở tim đường theo sơ đồ cọc thi công bằng máykinh vĩ và máy thủy bình, bổ sung các cọc bị mất, sửa lại các cọc bị xiên lệch

Kiểm tra lại cao độ hoàn công nền đường bằng máy thủy bình, so sánh với đồ

án, có kiến nghị thay đổi, bổ sung nếu cần

- Định phạm vi thi công và tiến hành dời cọc ra khỏi phạm vi thi công: lòngđường 7.5m, lề đường 2x2.5m Tiến hành dời cọc ra khỏi phạm vi thi công mặtđường để khi thi công khuôn đường thì các cọc không bị mất mát Khi dời cọc rangoài phạm vi thi công phải được đánh dấu vào sơ đồ cọc thi công cùng với khoảng

Trang 5

câch cụ thể để sau năy dể ră soât kiểm tra khi cần, tại câc đường cong có độ mở rộng,câc cọc được dời ra phải ghi đầy đủ cao độ khoảng câch, sơ đồ.

Phương phâp lập hệ thống cọc dấu tương tự khi dấu cọc thi công nền đường,công tâc năy phải tiến hănh cẩn thận, chính xâc

- Để cố định vị trí đường thẳng ta dùng câc cọc nhỏ câch nhau 20m, ngoăi racâch 100m phải đóng một cọc

- Dụng cụ thi công bao gồm: Mây kinh vĩ, mây thuỷ bình, mia, thước thĩp

- Để thực hiện công tâc năy cần bố trí nhđn công vă câc mây móc thiết bị cầnthiết

Cọc tim đường

Cọc dấu

Cọc dấu

Hình 1.5: Phương phâp lập hệ cọc dấu

6.2 Thi công đắp lề trước lần 1

Sau khi định vị xong tim đường, mĩp phần xe chạy, mĩp lề gia cố ta tiến hănhthi công lề đất đắp trước lần 1 Quâ trình thi công bao gồm câc công việc như sau:

- Vận chuyển thănh chắn cọc sắt tới hiện trường vă lắp dựng thănh chắn cọc sắt

- Tưới ẩm tạo dính bâm với nền đường

6.2.2 Vận chuyển thănh chắn, cọc sắt tới hiện trường vă lắp dựng thănh chắn

Để hạn chế sự nở hông của vật liệu trong quâ trình lu lỉn ta dùng thănh chắnbằng sắt Thănh chắn được chế tạo tại xưởng gia công cơ khí của công ty, được vậnchuyển đến công trường bằng ô tô CATERPILLAR-769D Mỗi thănh có 4 cọc sắt đểním chặt thănh chắn với mặt đường Chiều cao thănh chắn phải lớn hơn hoặc bằngchiều cao của lớp vật liệu khi san sải Nín lựa chọn loại thănh chắn có chiều cao tổng

Trang 6

quát nhất để có thể tận dụng trong thi công các lớp vật liệu sau Từ các điều kiện trên

ta chọn thành chắn có kích thước là 30x30x250cm

Như vậy, với kích thước thành chắn như trên thì số thành chắn tối đa trên 1 lầnchở ứng với dung tích thùng của ôtô CATERPILLAR-769D là 100 thành chắn Sốthành chắn trên 1 đoạn dây chuyền dài 110m là 88 thành chắn

Ngay lần đầu tiên ta cho ôtô vận chuyển thành chắn từ xưởng cơ khí đến đầutuyến (cự ly vận chuyển trung bình là 10km) với số lượng 264 thành chắn Các lầnlắp dựng sau đó ta chỉ cần cho ôtô vận chuyển thành chắn từ đoạn dây chuyền nàyđến đoạn dây chuyền khác (với cự ly vận chuyển là chiều dài một đoạn dây chuyền).Sau khi vận chuyển thành chắn đến hiện trường ta tiến hành lắp dựng thànhchắn, việc lắp dựng thành chắn do công nhân thực hiện, chiều dài đoạn lắp dựng bằngchiều dài của 1 dây chuyền là 110m

Khi thi công các lớp vật liệu có chiều cao bé hơn chiều cao thành chắn để đảmbảo cao độ rải ta tiến hành kẻ vạch sơn trên thành chắn để quá trình thi công khôngxảy ra nhầm lẫn và để kiểm tra cao độ mặt đường tại mép thành chắn

6.2.3 Tưới ẩm tạo dính bám với nền đường

Khi thi công lớp đất đắp lề lần 1, ta tiến hành tưới dính bám cho nền đường đểđảm bảo liên kết tốt giữa nền đất và đất đắp lề đường Dùng xe tưới nước tự chế cóbồn chứa nước 5m3 để tưới nước, tuy nhiên tưới và quay đầu vệt bánh ngoài cùng của

xe cách vai đường tối thiểu 0,5m để đảm bảo an toàn (mặt dù nền đường đã được lulèn)

Đất dùng để đắp lề là đất á cát, đất được vận chuyển đến công trình bằng ô tô tự

đổ Khi đất được vận chuyển đến công trình ta tiến hành cho ô tô đổ đất 2 bên lềđường, do ô tô có thể tích lớn nên ta tiến hành đổ thành nhiều đống để công việc sanrải tiến hành dể dàng

Trang 7

Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của xe là 36,4tấn, dung tích thùng xe 24,2m3 để vận chuyển đất đắp lề.

Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T Khi vận chuyển khi vận chuyển đất đắp lề thểtích thùng xe vận chuyển tối đa là 36,4/2,1 = 17,33m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sửdụng ô tô vận chuyển đất đắp lề thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là17,33m3

Hình 1.7: Xe ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D

Tính toán các khoảng cách giữa các đống đất đổ:

L = B H V K n

r .

Trong đó:

- V: thể tích thùng xe: V= 17,33m3

- B: Chiều rộng của lòng đường (móng dưới): B=3m

- H: Chiều cao lớp đất san rải và lu lèn: H=20cm

- Kr: Hệ số rải của đất đắp lề đường: Kr= (1,3-1,5) => Chọn Kr=1,4

- n: Số đống rải dự kiến đổ khi vận chuyển bằng 1 xe Chọn n = 1 (Khi đổ 1đống để thuận tiện cho việc san rải ta nên kéo dài vệt đổ)

Trang 8

6.2.5 San rải đất đắp lề lần 1

Sau khi tiến hành đổ các đống đất ở hai bên lề đường thì cho máy san vào sanđất đắp lề đường, do tiến hành đổ thành từng đống và đổ về 2 phía mặt đường nên saukhi đổ được 2 đến 3 đống ta có thể cho máy san vào san đất đắp lề đường do các côngviệc này không gây chồng chéo lên công việc kia Tuy nhiên để cho công việc đượcthực hiện đồng bộ thì các công việc nên được thực hiện khi công việc trước đã hoànthành

Khi tiến hành san ta cho máy san đứng trên mặt đường (lớp móng dưới) và đẩycần san về phía đống đất đổ để san đất, như vậy trình tự san đất được tiến hành từngoài đống đất vào trong đống đất Ngoài ra những vị trí máy san không hoạt độngdược thì ta dùng nhân công để san

Các thông số của máy san KOMATSU GD31RC-3A (Sách máy thi công)

- Hãng sản xuất: KOMATSU (Nhật Bản)

- Model: GD31RC-3A

- Công suất thiết kế: 110 m2/h

- Chiều rộng lưỡi san: 3,1 m

- Tốc độ: 4,5 ÷ 38,3 km/h

Bề rộng mỗi vệt san là: 3,1 x sin = 3,1 x sin450 = 2,19 (m)

Trang 9

2.192.19

2.192.19

2.192.19

6.2.6 Lu lèn đất đắp lề

Đất đắp lề đường sau khi san rải trên toàn bộ chiều dài dây chuyền ta tiến hành

lu lèn lề đất

Lề đất có các chức năng sau:

- Tăng độ ổn định cho mép phần xe chạy không bị phá hoại

- Dừng xe khi cần thiết, để tập kết vật liệu, …

- Để dự trữ đất

Vì vậy để đảm bảo độ chặt cho lề đất ta tiến hành lu sơ bộ và lu lèn chặt Quátrình lu hoàn thiện đảm bảo cho lề đất bằng phẳng và thoát nướt tốt trong quá trình thicông, nhưng đối với lề đắp trước lần 1, ta không nhất thiết cần công đoạn lu này

Trang 10

- Tải trọng lu chưa gia tải: 7,273 T

- Tải trọng lu sau gia tải: 7,773T

- Chiều rộng vệt đầm: 1,5m

- Vận tốc di chuyển: 0-10,5km/h

Chọn vận tốc lu lèn: 1,5km/h ; số lượt đầm nén: 4l/đ

Còn vệt phía ngoài dùng lu tay để thực hiện nó Dùng lu tay để tiến hành lu lèn

lề đất phía ngoài, dùng lu BOMAG BW65S-2 có các thông số kỹ thuật như sau:

- Đường kính bánh lu: 0,4m

- Chiều rộng bánh lu: 0,65m

- Tải trọng lu lèn: không có tải trọng dẫn: 600 (kg) ; có tải trọng dẫn: 626 (kg)

- Chiều sâu tác dụng của vật liệu (soil): Với chiều dày đầm nén 20cm  8inch

Việc thiết kế sơ đồ lu hợp lí sẽ đảm bảo quá trình lu lèn được an toàn do lu mép

lề, ngoài ra giúp cho người thi công thực hiện đúng trình tự

0.65

1.50

0.10 0.50

Hình 1.10: Sơ đồ lu sơ bộ lề đất lần 1 (BOMAG BW141AD-4 & BOMAG BW65S-2) 6.2.6.2 Lu chặt lề đất

Những vệt lu phía trong ta sử dụng lu nặng bánh cứng BOMAG 4HF với các thông số kỹ thuật như sau:

BW161AD Hãng sản xuất: BOMAG

- Model: BW161AD-4HF

- Loại: 2 trục chủ động

Trang 11

- Tải trọng lu chưa gia tải: 8,85T

- Tải trọng lu sau gia tải: 9,9T

- Chiều rộng vệt đầm: 1,68m

- Vận tốc di chuyển: tốc độ (1) 0-5,7km/h ; tốc độ (2) 0-11,3km/h

Chọn vận tốc lu lèn: 3km/h

Số lượt đầm nén: 8l/đ

Đối với những vệt lu phía ngoài, tương tự như lu sơ bộ ta sử dụng lu tay để lu,

có các thông số kỹ thuật như trên

Hình 1.11: Sơ đồ lu chặt lề đất lần 1 (BOMAG BW161AD-4HF & BOMAG

BW65S-2)

6.3 Công tác chuẩn bị thi công lòng đường

6.3.1 San sửa tạo mui luyện lòng đường

Sau khi lu lèn xong đất đắp lề lần 1, ta tiến hành tháo dỡ thành chắn, cọc sắt đểsan sửa tạo mui luyện lòng đường

Lòng đường và lề sau khi đào xong cần được san sửa lại cho đảm bảo bằngphẳng và đúng độ dốc thiết kế Công tác này cần phải bắt đầu tiến hành từ các đoạnthấp nhất trên mặt cắt dọc trở đi để đảm bảo tốt việc thoát nước trong quá trình thicông

Khi dùng máy san tự hành để san bề mặt của nền đường thì các bánh sau đèlên mặt đất đã san xong còn bánh trước lại ở trên mặt đất lồi lõm Như thế máy ởtrong tư thế nghiêng về phía trước hoặc phía sau và lưỡi san tuần tự nâng lên hay hạxuống

Sau khi định được phạm vi thi công ta tiến hành san sửa mui luyện lòng đườngtạo độ dốc đúng thiết kế Công tác này dùng máy san để thực hiện

Trang 12

- Nhằm mục đích làm cho bề mặt nền đường đúng độ dốc, độ bằng phẳng, cao

độ ta phải san sửa lại lòng đường Dùng máy san GD31RC-3A để thực hiện công táctrên

- Chọn vận tốc san 3km/h, góc đẩy  = 450, góc xén γ = (40-45)0, góc nghiêng 

= 1,150 chiều dài san l = 55m (bằng 1/2 chiều dài dây chuyền), số hành trình là 9 hànhtrình

Khi dùng máy san tự hành để san bề mặt của nền đường thì các bánh sau đèlên mặt đất đã san xong còn bánh trước lại ở trên mặt đất lồi lõm Như thế máy ởtrong tư thế nghiêng về phía trước hoặc phía sau và lưỡi san tuần tự nâng lên hay hạxuống

Các thông số của máy san KOMATSU GD31RC-3A (Sách máy thi công)

- Hãng sản xuất: KOMATSU (Nhật Bản)

- Model: GD31RC-3A

- Công suất thiết kế: 110 m2/h

- Chiều rộng lưỡi san: 3,1 m

Hình 1.12: Sơ đồ góc đẩy α, góc nghiêng γ, góc cắt β khi máy san hoạt động

Dùng máy san tiến hành san sửa trên toàn bồ mặt cắt ngang nền đường ta có sơ

đồ hoạt động của máy:

Trang 13

2.19 2.19 2.19

2.19 3.10

3.00 7.50 3.00

2.19 2.19 2.19

2.19

1

4 5

6

9

Hình 1.13: Sơ đồ san sửa nền đường tạo mui luyện (Dùng san GD31RC-3A)

Biện pháp nâng cao năng suất của máy san:

Tìm cách nâng cao hệ số sử dụng thời gian, tăng tốc độ máy chạy, giảm thờigian quay đầu, phối hợp chặt chẽ với ô tô vận chuyển và máy lu khi san rải đất

để lu lèn Ngoài ra cần giảm số lần phải xén đất, muốn vậy phải tăng diện tích làmviệc và tăng cự ly vận chuyển ngang, giảm thiểu sự trùng lặp khi thao tác

Quá trình tháo thành chắn được tiến hành cẩn thận để tránh trường hợp vật liệuchưa hình thành cường độ và độ ổn định thì bị trượt sang lề đường khi đó cường độvật liệu mép đường thấp lúc xe chạy gây hư hỏng mặt đường

Đối với vật liệu cát gia cố xi măng thì việc tháo thành chắn thực hiện sau khi lulèn hoàn thiện hỗn hợp cát gia cố xi măng (lớp móng trên) tối thiểu 2h Công việc này

có thể thực hiện vào ngày hôm sau trong thời gian bão dưỡng hỗn hợp cát gia cố ximăng Tuy nhiên để tận dụng nhân công có thể thực hiện sau khi thi công lớp cát gia

cố xi măng cho móng trên hoặc trước thời gian đắp lề đường

6.3.2 Lu tăng cường lòng đường

Kết cấu áo đường được đặt trên nền đường có độ chặt K ≥ 0.98 Do đó, khi thicông các lớp trên cần phải lu lèn tăng cường để có được lớp móng đạt độ chặtK≥0.98 Khi thi công xong nền đường ta tiến hành lu lèn hoàn thiện nhưng trong thờigian chờ nghiệm thu nền đường có nhiều máy móc lưu thông trên tuyến này vì vậy bềmặt nền đường sau 1 thời gian chịu tác dụng của hoạt tải thay đổi tính chất và độbằng phẳng, độ chặt vì vậy cần tiến hành lu lèn lại nền đường trước khi thi công mặtđường

Bản chất của việc đầm nén chặt lớp đáy áo đường là tạo ra biến dạng dư tíchlũy dần trong đất, muốn vậy tải trọng lu phải lớn hơn cường độ giới hạn Rgh của lớp

Trang 14

giai đoạn đầu ta lu sơ bộ bằng lu nhẹ sau đó lu lèn chặt bằng lu nặng Nếu cóđiểm dừng kỹ thuật hoặc nghiệm thu thì cần lu hoàn thiện nền đường bằng lu nặngbánh cứng sau khi máy san san sửa bề mặt bằng phẳng và đúng độ dốc.

Nền đất trước khi thi công mặt đường đã có độ chặt nhất định, đã có cường

độ và sức cản đầm nén tương đối cao Do đó, với độ chặt này ta có thể đưa ngay

lu nặng vào lu mà không sợ hỏng nền đất

Việc chọn tải trọng lu phải chú ý đủ lớn để khắc phục sức cản đầm nén củađất và không quá lớn để không gây phá hoại cục bộ lớp đất đầm nén và các lớp dưới.Khi lu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Lu từ thấp đến cao để đảm bảo mui luyện

- Lu từ ngoài vào trong để hạn chế đất nở hông, cải thiện tốc độ, tăng độ chặtcủa lớp đất và giảm được công lu lèn

- Để tránh trường hợp trong quá trình lu gây phá hoại lề đất cần chú ý vệt

lu đầu tiên cách mép lề đất tối thiểu là 10cm Vị trí nằm sát lề đất và phầnmép ngoài chưa đạt số lượt thì ta dùng lu tay để tiến hành lu lèn

- Các vệt lu phải chồng lên nhau tối thiểu (15÷20) cm để mặt đất bằng phẳngsau khi lu và để khắc phục dao động ngang của máy lu

- Ngoài ra khi thiết kế sơ đồ lu nên tạo ra số lượt lu sao cho 1/2 chu kì bánh xegần với tim đường nhất để trong quá trính lu lèn không làm thay đổi đội dốc ngangmặt đất

Công tác này dùng lu nặng bánh cứng để thi công

Lu nặng bánh cứng có tải trọng lu từ (10-12)T Lu hoàn thiện có vận tốc lu từ:(1,75-2,25) km/h Số lượt đầm nén (2-4) l/đ

Chọn lu nặng BOMAG BW161AD-4HF

- Hãng sản xuất: BOMAG

- Model: BW161AD-4HF

- Loại: 2 trục chủ động

- Tải trọng lu chưa gia tải: 8,85T

- Tải trọng lu sau gia tải: 9,9T

- Chiều rộng vệt đầm: 1,68 m

- Vận tốc di chuyển: tốc độ (1) 0-5,7km/h ; tốc độ (2) 0-11,3km/h

Chọn vận tốc lu lèn 2,25km/h

Số lượt đầm nén: 4l/đ

Trang 15

4

5678

21

1.680.58

0.10

2 1

Hình 1.14: Lu tạo phẳng nền đường bằng lu nặng (BOMAG BW161AD-4HF)

6.3.3 Thi công hệ thống thoát nước tạm

Hệ thống thoát nước mặt đường trong trường hợp này là hệ thống thoát nướctạm, thoát nước trong thi công khi trời mưa, đảm bảo cho móng đường, nền đườngluôn khô ráo

Khi gặp trường hợp thời tiết xấu, trời mưa nước từ đáy lòng đường sẽ theo độdốc dọc rãnh ngang hoặc ống dẫn nước thoát ra hố tụ Trường hợp nước đầy trong hố

có thể dùng công nhân tát ra, hoặc dùng máy bơm bơm nước ra ngoài

Ở đây ta sử dụng các ống nhựa HDPE đục lỗ, có vải địa kỹ thuật bọc xungquanh để thu nước, cứ khoảng 22m lại làm một ống ngang để thoát nước ra lề thaycho rãnh thoát nước tạm

Các ống nhựa HDPE đục lỗ sẽ được lắp đặt trong quá trình san đất đắp lềđường

6.4 Thi công lớp cát gia cố xi măng 8%

6.4.1 Tưới ẩm tạo dính bám với nền đường

Để tạo liên kết tốt giữa nền đường với vật liệu cấp phối đá dăm, ta cần tướinước dính bám trước khi san rải và lu lèn cấp phối đá dăm

Tưới ẩm tạo dính bám có thể dùng thủ công tưới bằng các bình tưới cầmtay, hoặc dùng xe bồn tưới nước bằng giàn tưới hay vòi tưới cầm tay Tùy theo tìnhhình thời tiết mà định lượng nước tưới là 2 ÷ 3 lít/m2 Yêu cầu nước tưới phải sạch,không lẫn bùn, rác, cây cỏ, không có màu

Trang 16

Trong đồ án, ta dùng xe dùng ô tô chở nước (xe bồn) cải tiến từ xe tải nhẹ, thểtích bồn 5 m3, chiều rộng 1 dải tưới là 3 m, (loại này hiện nay được các công ty sửdụng rộng rãi).

Để điều chỉnh lượng nước tưới trên 1m2 có thể điều chỉnh bằng cách giữnguyên lưu lượng giàn tưới, điều chỉnh tốc độ xe chạy hoặc ngược lại Lượng nướctưới thể tăng lên để sau khi tưới nước xong chờ xe chở vật liệu đến rồi mới san rải vìvậy một lượng nước có thể bốc hơi

Kỹ thuật tưới: trước khi san rải lớp cấp phối đá dăm, xe tưới nước sẽ tưới ướttrước bề mặt nền đường với định lượng 2 lít/m2 (với loại xe này, vận tốc xe khi tưới

là 20 km/h thì sẽ đáp ứng được định lượng trên)

Hình 1.15: Sơ đồ hoạt động của xe tưới nước tạo dính bám với nền đường

6.4.2 Vận chuyển cát gia cố xi măng đến công trường

Hỗn hợp cát gia cố xi măng đã được trộn trước tại trạm trộn Tam Xuân – NúiThành cách chân công trình trung bình 10 km Cát gia cố xi măng đã được thínghiệm đầm nén tiêu chuẩn và xác định được độ ẩm đầm nén tốt nhất W0, để lúcvận chuyển đến công trường hỗn hợp được đầm nén với độ ẩm tốt nhất, việc lựachọn độ ẩm của hỗn hợp trước lúc đổ lên xe phụ thuộc vào điều kiện thời tiết để đảmbảo hỗn hợp không bị khô trong quá trình vận chuyển và lu lèn

Hỗn hợp cát gia cố xi măng được trộn ở trạm trộn phải được kiểm tra thànhphần cấp phối thường xuyên tại trạm trộn và đảm bảo trong quá trình cân đong tạitrạm trộn độ sai lệch cát là ± 2%, xi măng sai số cho phép ± 0.5%, nước sai số chophép là ±11%

Trước khi vận chuyển, hốn hợp cát gia cố xi măng phải kiểm tra chất lượng(thành phần cấp phối, độ ẩm, các chỉ tiêu cơ lý, …) và phải được Tư vấn giám sátchấp thuận

Trang 17

Dùng ô tô tự đổ để vận chuyển vật liệu thi công mặt đường, do vật liệu mặtđường là vật liệu yêu cầu thời gian thi công nhanh tức là thời gian từ lúc vận chuyểnđến lúc san rải lu lèn bị khống chế vì vậy việc lựa chọn ô tô thích hợp sẻ đẩy nhanhthời gian thi công trong 1 ca, theo kinh nghiệm ô tô thường có sức chở nằm trongkhoảng (20-40)T Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của

xe là 36,4 tấn, dung tích thùng xe 24,2m3

để vận chuyển cát gia cố xi măng đếncông trường, ô tô tự đổ phải có bạt che phủ để tránh bụi bẩn, bốc hơi nước làm khôcấp phối Đến hiện trường xe đổ cấp phối cát gia cố xi măng trực tiếp vào phểu củamáy rải

Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T Khi vận chuyển hỗn hợp cát GCXM thể tíchthùng xe vận chuyển tối đa là 36,4/2,2 = 16,55m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sử dụng ô

tô vận chuyển cát GCXM thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là 16,55m3.Tuỳ theo điều kiện thời tiết mà ta điều chỉnh độ ẩm của hỗn hợp ở trạm trộn Độ

ẩm tại trạm trộn tốt nhất lớn hơn độ ẩm tốt nhất (13)%

Chú ý:

- Khi xe lấy hỗn hợp cát gia cố xi măng cũng như khi đổ hỗn hợp xuống máy rảithì phải chú ý chiều cao rơi tự do cũa hốn hợp đã trộn kể từ miệng ra của máy trộnđến thùng xe không được lớn hơn 1.5m, tương tự chiều cao rơi tự do từ thùng xexuống máy rải cũng không được lớn hơn 1.5m

- Khi vận chuyển ta dùng xe có dung tích thùng lớn do vậy phải phối hợp tốt vớimáy rải sao cho máy rải cũng như xe vận chuyển phát huy hết năng suất trong quátrình thi công

6.4.3 San rải hỗn hợp cát gia cố xi măng

Máy rải được chế tạo từ máy máy rải bê tông nhựa nhưng trong quá trình thicông lớp cát gia cố xi măng ta tiến hành tháo bàn là ra khỏi máy và tắt buồng nhiệt độ

để giữ nhiệt độ thông thường cho hỗn hợp cát gia cố xi măng

Do hỗn hợp cát gia cố xi măng bị khống chế thời gian lu lèn vì vậy ta cần chiathành các đoạn nhỏ để thi công và lu lèn

Xác định chiều cao rải: Hr chỉ xác định chính xác sau khi thi công đoạn thửnghiệm nhưng sơ bộ có thể lấy hệ số rải bằng 1.3, đối với lớp móng dưới cát gia cố ximăng dày 20cm: Hr = H x Kr = 20 x 1,3 = 26cm

Trong quá trình rải phải đảm bảo yêu cầu độ dốc mui luyện của mặt đường vìvậy khi bề rộng mặt đường lớn quá ta có thể chia lưỡi rải thành hai phần có độ dốckhác nhau

Hỗn hợp cát gia cố xi măng được rải bằng máy rải, những chỗ chật hẹp không rảibằng máy rải được thì rải bằng thủ công Khi phải rải bằng thủ công thì để đảm bảo

Trang 18

chất lượng rải tốt (ở các chỗ hẹp) thì phải tuân theo quy định sau (tương tự khi rải bêtông nhựa):

- Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp rảikhông đều

- Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêucầu, có bề dày bằng 1,35-1,45 bề dày thiết kế

- Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy vớichỗ rải bằng thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết nối

Với bề rộng mặt đường cần rải là 7,5m ta dùng 1 máy rải để thi công Chọn

máy rải SUPER 1603-2, các thông số của máy rải như sau:

Hình 1.16: Máy rải SUPER 1603-3

- Tên máy: SUPER 1603-2

- Bề rộng rải lớn nhất: 7,0m

- Bề dày rải tối đa: 30cm

- Vận tốc rải lớn nhất: 18 (m/phút)

- Vận tốc chuyển động của xe: 20 (km/h)

Tiến hành điều chỉnh vệt rải rộng 3,75 m để rải lớp cát gia cố xi măng 8%, nhưvậy ta cần rải 2 vệt Khi chỉ dùng một máy rải trên mặt đường rộng gấp đôi vệt rải, thìrải theo phương pháp so le, bề dài của mỗi đoạn từ 25÷80

- Độ ẩm khi rải của hỗn hợp cát gia cố xi măng phải khống chế bằng độ ẩm tốtnhất trong thí nghiệm đầm nén (thực tế thi công cho phép sai số ± 2% nhưng khôngnên sai số cộng)

- Nên cố gắng tổ chức thi công trên toàn bề rộng móng, trường hợp buộc chiathành các vệt rải thì phải có ván khuôn tạo bờ vách mỗi vệt rải được cố định chắcchắn xuống lòng đường Thi công vệt rải sau phải tưới đẩm nước các bờ vệt rải trước(sau khi xi măng ninh kết khoảng 2-3 giờ có thể tháo ván khuôn)

Trang 19

Để đảm bảo thời gian thi công, lu lèn và liên kết các vệt rải với nhau ta chiathành các vệt rải có chiều dài khác nhau để tiến hành thi công các đoạn đó Sơ đồ sanrải như sau:

Hình 1.17: Sơ đồ rải lớp móng Cát GCXM 8% ( SUPER 1603-2)

Hướng rải: theo hướng thi công nhưng riêng trên đoạn đường có dốc dọc >4% phải tiến hành rải hỗn hợp cát gia cố xi măng từ chân dốc đi lên

Vận tốc rải: tùy bề dày của lớp, tùy năng suất của máy trộn mà chọn tốc độcủa máy rải cho thích hợp Khi năng suất của các trạm trộn thấp hơn năng suất máyrải, thì chọn tốc độ của máy rải nhỏ để giảm tối thiểu số lần đứng đợi hỗn hợp củamáy rải Giữ tốc độ máy rải thật đều trong cả quá trình rải Chọn vận tốc của máy rảikhi rải hỗn hợp cát GCXM là 3,5km/h

Kỹ thuật: ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếpxúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải Sau đó điều khiển cho thùng ben

đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu máy rải Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ

về phía trước cùng máy rải Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máyrải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theovệt quy định Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiềucao guồng xoắn

Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việcnhư sau:

- Cho công nhân bù phụ, san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lulèn

- Xúc, đào bỏ những vị trí mà tại đó khối lượng hỗn hợp cát GCXM nhiều.Các chú ý khi thi công:

- Khi bắt đầu ca làm việc, phải cho máy rải hoạt động không tải từ 10 -15(phút) để kiểm tra máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền Khi điều chỉnh

bề dày hoặc độ dốc thì phải điều chỉnh từ từ để bề mặt khỏi bị khấc

Trang 20

- Cuối công đoạn rải, mây rải phải chạy không tải ra quâ cuối vệt rải khoảng 7m mới được ngừng hoạt động Dùng câc dụng cụ như băn gạt để gạt câc hỗn hợpcòn lại trín thùng mý rải tạo thănh đường xiín đảm bảo xe chạy trong quâ trình thicông câc đoạn sau.

Thành chắn đặt ngang đường

Hình 1.18: Sử dụng thănh chắn để ngăn câch khe ngang giữa câc khe thi công

- Đảm bảo chất lượng khe nối:

+ Khe nối ngang phải đảm bảo vuông góc với tim đường trước vă sau khi tiến hănhnối ngang

+ Trước khi rải tiếp phải sửa sang lại mĩp chỗ nối tiếp dọc vă ngang ta tiếu hănhtưới nước vă quĩt 1 lớp hồ xi măng lín khe nối để đảm bảo sự dính kết tốt giữa 2 vệt rải

cũ vă mới của hai ca thi công

+ Khe nối dọc ở lớp trín vă lớp dưới phải so le nhau, câch nhau ít nhất lă20cm Khe nối ngang ở lớp trín vă lớp dưới câch nhau ít nhất lă 1m

- Trong suốt thời gian rải hỗn hợp cât gia cố xi măng, bắt buộc phải để thanh đầmcủa mây rải luôn hoạt động

6.4.4 Lu lỉn hỗn hợp cât GCXM 8%

6.4.4.1 Lu lỉn sơ bộ hỗn hợp cât gia cố xi măng

Bản chất của việc lu lỉn vă câc nguyín tắc lu đê được đề cập trong phần thicông lòng đường Ở đđy ta chỉ trình băy kỹ thuật lu lỉn lớp vật liệu hỗn hợp cât gia

- Tải trọng lu chưa gia tải: 7,273 T

- Tải trọng lu sau gia tải: 7,773T

- Chiều rộng vệt đầm: 1,5 m

- Vận tốc di chuyển: 0-10,5km/h

Trang 21

Số lượt lu yêu cầu phải được xác định sau khi thi công đoạn thử nghiệm, tacần lu sơ bộ cho đến khi máy lu không còn để lại vệt hằn rõ rệt trên mặt đường,thông thường thì số lượt lu sơ bộ là 2 ÷ 4 (lượt/điểm) Tuy nhiên lu sơ bộ còn có tácdụng tăng sức cản đầm nén của vật liệu vì vậy khi lu lèn chặt vật liệu không bị phá hoại.

Do đó ta lu sơ bộ 4 lượt/điểm

Vận tốc lu: lu với vận tốc chậm V = 1,5 ÷ 2 = 1,75 km/h

Sơ đồ lu: để đảm bảo máy lu đạt năng suất và chất lượng đầm nén tương đốiđồng đều ta cần thiết kế sơ đồ lu cho máy lu Và từ sơ đồ lu ta mới tính toán đượcnăng suất cho máy lu và tổ hợp máy lu Ta thiết kế sơ đồ lu như hình vẽ dưới

7.50

21

5

678

910

Hình 1.19: Sơ đồ lèn sơ bộ hỗn hợp cát GCXM 8% ( BOMAG BW141AD-4)

Chú ý: Ngoài thực tế ta khi bánh lu không để lại vệt hằn rõ rệt trên mặt đườngthì ngừng lu sơ bộ và chuyển sang giai đoạn lu lèn chặt Trên từng đoạn thi công phảitiến hành lu từng công việc hoàn thành mới chuyển sang giai đoạn lu khác để vật liệuđạt trạng thái ổn định và hình thành 1 phần liên kết, tránh trường hợp tải trọng lu thayđổi đột ngột vật liệu bị phá hoại

Khi tiến hành lu ta lu từ ngoài vào trong và bảo đảm máy lu chạy lùi khi thicông vệt lu đầu tiên để đảm bảo vật liệu không bị dồn đống trước bánh lu, vật liệu saubánh lu không bị giãn ra vì vậy không bị nứt

6.4.4.2 Lu lèn chặt hỗn hợp cát gia cố xi măng

Quá trình lu lèn sơ bộ là quá trình lu lèn để đảm bảo độ dốc của lớp cần lu lèn,sau khi tiến hành lu sơ bộ vật liệu bắt đầu có độ chặt và có liên kết lúc này sức cảnđầm nén của vật liệu tăng lên vì vậy ta phải thay đổi tải trọng lu lèn để tăng hiệu quảđầm nén Lu lèn chặt là quá trình lu lèn vật liệu đạt độ chặt cần thiết và hình thành

Trang 22

bánh lốp hoặc lu rung vì lúc này sức cản đầm nén của vật liệu lớn trong đó sức cảnnhớt lớn Khi dùng lu bánh lốp thì yêu cầu của lu bánh lốp là phải đảm bảo tải trọngmỗi bánh là 4tấn/bánh và khi dùng lu rung phải có thông số M/L≥20-30 (M là khốilượng rung tính bằng kg và L là chiều rộng bánh rung tính bằng cm) Các yêu cầu của

lu lèn chặt đã được nêu ở phần trước

12

Hình 1.20: Sơ đồ lu lèn chặt hỗn hợp cát gia cố xi măng 8% (BOMAG BW24RH)

Nhận xét: Như vậy lu lèn chặt có tác dụng tạo độ chặt cho mặt đường và lúc nàymặt đường bắt đầu hình thành cường độ, vì vậy ngoài thực tế ta kết thúc lu lèn chặtsau khi mặt đường đã đạt độ chặt cần thiết

Trang 23

Để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công thì muốn kết thúc lu lèn chặt taphải tiến hành đo độ chặt trong quá trình lu lèn bằng phương pháp rót cát tại hiệntrường hoặc dùng máy máy định vị phóng xạ để đo độ chặt.

6.4.4.3 Lu lèn hoàn thiện hỗn hợp cát gia cố xi măng

Sau khi tiến hành lu sơ bộ mặt đường đạt độ chặt cần thiết tuy nhiên để đảm bảocác yêu cầu của mặt đường và để thông xe ta tiến hành lu lèn hoàn thiện, khi lu lènhoàn thiện mặt đường nhằm đảm bảo độ bằng phẳng của mặt đường

Để đảm bảo độ bằng phẳng thì máy lu trong quá trình lu lèn phải đạt các yêu cầusau:

- Bề rộng vệt lu không quá lớn vì khi bề rộng vệt lu lớn thì việc tạo độ bằngphẳng rất khó khăn

- Dùng lu nặng bánh cứng có tải trọng lu từ (10-12)T để tiến hành lu lèn Phảitiến hành với vận tốc từ (1.75-2.25) km/h

- Tải trọng lu chưa gia tải: 8,85T

- Tải trọng lu sau gia tải: 9,9T

- Chiều rộng vệt đầm: 1,68 m

- Vận tốc di chuyển: tốc độ (1) 0-5,7km/h ; tốc độ (2) 0-11,3km/h

Chọn vận tốc lu lèn 1,75 km/h

Số lượt lu: 4 lượt/điểm

Tiến hành thiết kế sơ đồ lu để đảm bảo máy chạy đúng sơ đồ làm tăng hiệu quả

và năng suất của máy trong quá trình hoạt động

Trang 24

5

67

8910

0.20

12

Hình 1.21: Sơ đồ lu lèn hoàn thiện hỗn hợp cát GCXM 8% (BOMAG

BW161AD-4HF)

Nhận xét: Ngoài thực tế trong quá trình thi công ta ngưng lu hoàn thiện khi mặtđường đạt độ bằng phẳng thiết kế và lúc đó có thể thông xe được vì vậy phải kiểm tra

độ dốc ngang và độ bằng phẳng bằng thước 3m hoặc bộ sào ba cây tiêu

6.4.5 Bảo dưỡng lớp cát GCXM 8%

Trong vòng 4h sau khi lu lèn xong, ta tiến hành phủ kín bề mặt lớp cát gia cố ximăng để bảo dưỡng

Cho công nhân tưới nhũ tương với khối lượng 0,8-1,0 lít, yêu cầu nhũ tương phủkín đều Sau 14 ngày bảo dưỡng ta tiếp tục cho thi công đắp lề trước lần 2

6.5 Thi công đắp lề trước lần 2

Sau thời gian bảo dưỡng lớp móng dưới cát GCXM ta tiếp tục tiến hành thi côngđắp lề trước lần 2 Tương tự như đắp lề trước lần 1, ta có các bước thi công như sau:

- Vận chuyển thành chắn cọc sắt tới hiện trường và lắp dựng thành chắn cọc sắt

- Tưới ẩm tạo dính bám với lề đắp trước lần 1

6.5.2 Vận chuyển thành chắn, cọc sắt tới hiện trường và lắp dựng thành chắn

Để hạn chế sự nở hông của vật liệu trong quá trình lu lèn ta dùng thành chắnbằng sắt Thành chắn được chế tạo tại xưởng gia công cơ khí của công ty, được vậnchuyển đến công trường bằng ô tô Mỗi thành có 4 cọc sắt để nêm chặt cọc sắt với

Trang 25

mặt đường Chiều cao thành chắn phải lớn hơn hoặc bằng chiều cao của lớp vật liệukhi san sải Nên lựa chọn loại thành chắn có chiều cao tổng quát nhất để có thể tậndụng trong thi công các lớp vật liệu sau Từ các điều kiện trên ta chọn thành chắn cókích thước là 30x30x250cm.

Sau khi vận chuyển thành chắn đến hiện trường ta tiến hành lắp dựng thànhchắn, việc lắp dựng thành chắn do công nhân thực hiện, chiều dài đoạn lắp dựng bằngchiều dài của 1 dây chuyền là 110m

Khi thi công các lớp vật liệu có chiều cao bé hơn chiều cao thành chắn để đảmbảo cao độ rải ta tiến hành kẻ vạch sơn trên thành chắn để quá trình thi công khôngxảy ra nhầm lẫn và dể kiểm tra cao độ mặt đường tại mép thành chắn

6.5.3 Tưới ẩm tạo dính bám với lề đất đắp trước lần 1

Khi thi công lớp đất đắp lề lần 2, ta tiến hành tưới dính bám cho lề đắp trước lần

1 để đảm bảo liên kết tốt giữa 2 lớp đất đắp lề Dùng nhân công để tưới nước, tuynhiên quá trình chuyên chở phải bằng xe thùng Hàm lượng nước tưới từ (2-3)l/m2

6.5.4 Vận chuyển đất đắp lề lần 2

Đất dùng để đắp lề là đất á cát, đất được vận chuyển đến công trình bằng ô tô tự

đổ Khi đất được vận chuyển đến công trình ta tiến hành cho ô tô đổ đất 2 bên lềđường, do ô tô có thể tích lớn nên ta tiến hành đổ thành nhiều đống để công việc sanrải tiến hành dể dàng

Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của xe là 36,4tấn, dung tích thùng xe 24,2m3 để vận chuyển đất đắp lề

Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T Khi vận chuyển khi vận chuyển đất đắp lề thểtích thùng xe vận chuyển tối đa là 36,4/2,1 = 17,33m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sửdụng ô tô vận chuyển đất đắp lề thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là17,33m3

Tính toán các khoảng cách giữa các đống đất đổ:

L = B H V K n

r .

Trong đó:

- V: thể tích thùng xe: V= 17,33m3

- B: Chiều rộng của lòng đường (móng dưới): B=0,8m

- H: Chiều cao lớp đất san rải và lu lèn: H=18cm

- Kr: Hệ số rải của đất đắp lề đường: Kr= (1.3-1.5) => Chọn Kr=1,4

- n: Số đống rải dự kiến đổ khi vận chuyển bằng 1 xe Chọn n = 4 (Khi đổ 4đống để thuận tiện cho việc san rải ta nên kéo dài vệt đổ)

Trang 26

6.5.5 San rải đất đắp lề lần 2

Sau khi tiến hành đổ các đống đất ở hai bên lề đường thì cho cho công nhân sanđất đắp lề đường, do tiến hành đổ thành từng đống và đổ về 2 phía mặt đường nên saukhi đổ được 2 đến 3 đống ta cho công nhân làm ngay việc san nền đất để đảm bảothời gian thi công

6.5.6 Lu lèn đất đắp lề

Đất đắp lề đường sau khi san rải trên toàn bộ chiều dài dây chuyền ta tiến hành

lu lèn lề đất

Lề đất có các chức năng sau:

- Tăng độ ổn định cho mép phần xe chạy không bị phá hoại

- Dừng xe khi cần thiết, để tập kết vật liệu, …

- Để dự trữ đất

Tuy nhiên giữa lề gia cố và lề đất không có dải phân cách cứng, trong 1 sốtrường hợp xe chạy lấn vào phần lề đất vì vậy để đảm bảo lề đường không bị phá hoại

ta thiết kế lề đường có độ chặt là K= 0,95

Dùng lu tay để tiến hành lu lèn lề đất phía ngoài, dùng lu BOMAG BW65S-2

có các thông số kỹ thuật như sau:

- Đường kính bánh lu: 0,4m

Trang 27

- Chiều rộng bánh lu: 0,65m

- Tải trọng lu lèn: không có tải trọng dẫn: 600 (kg) ; có tải trọng dẫn: 626 (kg)

- Chiều sâu tác dụng của vật liệu (soil): Với chiều dày đầm nén 18cm  8inch

Ta chọn 1 lớp đầm nén

- Năng suất của máy đầm ứng với chiều dày và số lớp đầm nén là: 59,8(cu.yd/hr)

6.5.7 Thi công rãnh thoát nước tạm

Rãnh thoát nước mặt đường trong trường hợp này là rãnh thoát nước tạm, thoátnước trong thi công khi trời mưa, đảm bảo cho móng đường, nền đường luôn khô ráo.Khi gặp trường hợp thời tiết xấu, trời mưa nước từ đáy lòng đường sẽ theo độdốc dọc rãnh ngang thoát ra hố tụ Trường hợp nước đầy trong hố có thể dùng côngnhân tát ra, hoặc dùng máy bơm bơm nước ra ngoài

Cấu tạo rãnh thoát nước tạm:

- Rộng: 30 cm

- Độ dốc ra hố tụ: 2%

- Bố trí: so le 2 bên lề đường, khoảng cách các rãnh (cùng 1 bên) là 20 m

- Tiết diện hố tụ: 0,5 x 0,5 m, sâu 1,0 m

Công nhân sẽ đào rãnh thủ công trong thời gian thi công công tác chuẩn bị Cácbước thi công như sau:

Trong đồ án, ta dùng xe dùng ô tô chở nước (xe bồn) cải tiến từ xe tải nhẹ, thểtích bồn 5m3, chiều rộng 1 dải tưới là 3m, (loại này hiện nay được các công ty sửdụng rộng rãi) Để điều chỉnh lượng nước tưới trên 1 m2 có thể điều chỉnh bằng cáchgiữ nguyên lưu lượng giàn tưới, điều chỉnh tốc độ xe chạy hoặc ngược lại

Kỹ thuật tưới: trước khi san rải lớp cấp phối đá dăm, xe tưới nước sẽ tưới ướttrước bề mặt lớp móng dưới với định lượng 2 lít/m2 (với loại xe này, vận tốc xe khitưới là 20 km/h thì sẽ đáp ứng được định lượng trên)

Trang 28

Hình 1.23: Sơ đồ hoạt động của xe tới nước tạo dính bám với lớp móng dưới

6.6.2 Vận chuyển cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25

Cấp phối đá dăm đã được tập kết tại bãi chứa cách chân công trình trung bình10km Cấp phối đá dăm đã được thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn và xác định được độ

ẩm đầm nén tốt nhất W0, dung trọng khô lớn nhất

Vật liệu cấp phối đá dăm phải được trộn ẩm ở bãi (kết hợp với công tác xúc lên

ô tô bằng máy đào gàu nghịch) đạt độ ẩm xấp xỉ độ ẩm tốt nhất W0, tuỳ theo tình hìnhthời tiết có thể lớn hơn W0 từ 1 ÷ 3% để đảm bảo không bị khô khi vận chuyển và lulèn

Trước khi vận chuyển, cấp phối đá dăm phải kiểm tra chất lượng (thành phầncấp phối, độ ẩm, các chỉ tiêu cơ lý, …) và phải được Tư vấn giám sát chấp thuận.Khi xúc cấp phối đá dăm lên ô tô phải dùng máy đào gàu nghịch, không đượcdùng thủ công hất trực tiếp để tránh hiện tượng phân tầng cấp phối

Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của xe là 36,4tấn, dung tích thùng xe 24,2m3

để vận chuyển CPĐD đến công trường, ô tô tự đổphải có bạt che phủ để tránh bụi bẩn, bốc hơi nước làm khô cấp phối

Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T Khi vận chuyển CPĐD thể tích thùng xe vậnchuyển tối đa là 36,4/2,0 = 18,2m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sử dụng ô tô vận chuyểnCPĐD thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là 18,2m3 Đến hiện trường xe đổcấp phối đá dăm trực tiếp vào máy rải

Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD:

Phải đảm bảo vật liệu CPĐD luôn có độ ẩm nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu(Wo  2%) trong suốt quá trình chuyên chở, tập kết, san rải và lu lèn

Trước và trong quá trình thi công, cần kiểm tra và điều chỉnh kịp thời độ ẩm củavật liệu CPĐD

- Nếu vật liệu có độ ẩm thấp hơn phạm vi độ ẩm tối ưu, phải tưới nước bổ sungbằng các vòi tưới dạng mưa và không để nước rửa trôi các hạt mịn Nên kết hợp việc

Trang 29

bổ sung độ ẩm ngay trong quá trình san rải, lu lèn bằng bộ phận phun nước dạngsương gắn kèm.

- Nếu độ ẩm lớn hơn phạm vi độ ẩm tối ưu thì phải rải ra để hong khô trước khi

lu lèn

6.6.3.Rải cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25

Trước khi rải phải hoàn thành công tác tưới nước tạo dính bám và nhân côngphải xén thẳng đứng vách thành, loại bỏ hỗn hợp rời rạc, phân tầng của vệt rải trước

để đảm bảo chất lượng mối nối thi công (chỗ tiếp giáp giữa 2 vệt có liên kết tốt)

Bề rộng vệt rải: lớp CPĐD vừa làm lớp móng trên trong phần xe chạy và làmlớp móng cho phần lề đường, bề rộng rải 11,5m

Chiều cao rải: chiều cao rải Hr chỉ được xác định chính xác sau khi thi côngđoạn thử nghiệm (dài ≥ 50 m, rộng ≥ 1 làn xe, tốt nhất là bằng 1 ca thi công) Tuynhiên sơ bộ có thể lấy hệ số rải như sau:

3 , 1 ) 45 , 1 25 , 1

K H

Với bề rộng mặt đường cần rải là 11,5m ta dùng 1 máy rải để thi công Chọn

máy rải SUPER 1603-2, các thông số của máy rải như sau:

- Tên máy: SUPER 1603-2

- Bề rộng rải lớn nhất: 7,0m

- Bề dày rải tối đa: 30cm

- Vận tốc rải lớn nhất: 18 (m/phút)

- Vận tốc chuyển động của xe: 20 (km/h)

Dùng máy rải trên, điều chỉnh vệt rải rộng 5,75m để rải lớp cấp phối đá dăm loại

1 Dmax 25, như vậy ta rải 2 vệt Khi rải phải đảm bảo độ ẩm của cấp phối đá dămphải bằng độ ẩm tốt nhất W0+1%, nếu chưa đủ độ ẩm thì phải vừa rải vừa tưới thêmnước bằng bình hoa sen hoặc vòi phun cầm tay của xe bồn, khi phun phải chếch lêntạo mưa không được xói thẳng làm rửa trôi các hạt mịn

Trang 30

Trong quá trình rải thì bố trí công nhân đi theo máy rải để kiểm tra nếu phát hiện

có hiện tượng phân tầng thì phải xúc bỏ hỗn hợp cũ đem trộn lại và lấy hỗn hợp tốttrên phễu chứa để san rải lại Nếu có hiện tượng kém bằng phẳng cục bộ thì phảikhắc phục ngay bằng cách chỉnh lại thao tác máy

Khi rải phải chừa lại 1 lượng cấp phối 5% đến 10% để bù phụ Phải thườngxuyên kiểm tra Hr bằng con xúc xắc hoặc bộ sào 3 cây tiêu, kiểm tra độ dốc, độ bằngphẳng của lớp cấp phối

6.6.4 Lu sơ bộ lớp cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25, kết hợp với bù phụ

Phải lựa chọn và phối hợp các loại lu trong sơ đồ lu lèn Thông thường, sử dụng

lu nhẹ với vận tốc chậm để lu những lượt đầu, sau đó sử dụng lu có tải trọng nặng lutiếp cho đến khi đạt yêu cầu

Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều với tất cả các điểm trên mặt móng, đồngthời phải đảm bảo độ bằng phẳng sau khi lu lèn

Việc lu lèn thực hiện từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệtbánh lu trước từ 20-25cm Những đoạn đường thẳng, lu từ mép vào tim đường và ởcác đoạn đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong.Trong giai đoạn này lớp cấp phối đá dăm mới rải còn rời rạc, sức kháng cắt, sức

cản đầm nén nhỏ nên chỉ dùng lu nhẹ bánh cứng Ta chọn lu BOMAG BW141AD-4

để lu, các thông số chính của máy như sau:

- Hãng sản xuất: BOMAG

- Model: BW141AD-4

- Loại: 2 trục chủ động

- Tải trọng lu chưa gia tải: 7,273 T

- Tải trọng lu sau gia tải: 7,773T

- Chiều rộng vệt đầm: 1,5 m

- Vận tốc di chuyển: 0-10,5km/h

Số lượt lu yêu cầu phải được xác định sau khi thi công đoạn thử nghiệm, ta cần

lu sơ bộ cho đến khi máy lu không còn để lại vệt hằn rõ rệt trên mặt đường, thôngthường thì số lượt lu sơ bộ là 4 ÷ 8 (lượt/điểm) Tuy nhiên với tải trọng đầm nhỏ nênkhi lu nhiều lượt sẽ không hiệu quả do các lượt lu sau độ chặt tăng rất chậm Do đó ta

lu sơ bộ 4 lượt/điểm

Vận tốc lu: lu với vận tốc chậm V = 1,5 ÷ 2 = 1,5 km/h

Sơ đồ lu: để đảm bảo máy lu đạt năng suất và chất lượng đầm nén tương đốiđồng đều ta cần thiết kế sơ đồ lu cho máy lu Và từ sơ đồ lu ta mới tính toán đượcnăng suất cho máy lu và tổ hợp máy lu

Trang 31

21

1.500.50

2 1

12345

7

89

106

1112

13 14

Hình 1.25: Sơ đồ lu lèn sơ bộ lớp CPĐD Dmax 25 (BOMAG BW141AD-4)

Kết thúc 1 lượt lu nhẹ đầu tiên phải tiến hành công tác bù phụ Công tác này docông nhân (thường 4 công nhân theo 1 máy lu) làm song song với công tác lu lèn sơ

bộ Công nhân kiểm tra độ bằng phẳng, chiều dày lớp rải, chất lượng cấp phối, độ dốccủa mặt đường để tiến hành công tác bù phụ Việc bù phụ phải được kết thúc sau khi

lu sơ bộ được 3 ÷ 4 lượt, sau đó tiến hành kiểm tra độ bằng phẳng và độ dốc trước khi

lu lèn chặt

6.6.5 Lu lèn chặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25

Quá trình lu lèn sơ bộ là quá trình lu lèn để đảm bảo độ dốc của lớp cần lu lèn,sau khi tiến hành lu sơ bộ vật liệu bắt đầu có độ chặt và có liên kết lúc này sức cảnđầm nén của vật liệu tăng lên vì vậy ta phải thay đổi tải trọng lu lèn để tăng hiệu quả

đầm nén Chọn lu BOMAG BW24RH có các thông số kỹ thuật như sau:

Số lượt lu yêu cầu: chỉ xác định chính xác thông qua việc đầm nén trên đoạn thicông thử nghiệm, tuy nhiên có thể xác định nyc = 20 ÷ 25 = 20 lượt/điểm

Vận tốc lu: V = 3 ÷ 6 = 4 km/h

Trang 32

0.340.20

12

34

32

Hình 1.26: Sơ đồ lu lèn chặt lớp CPĐD Dmax 25 (BW24RH)

6.6.6 Lu hoàn thiện lớp cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25 bằng lu bánh lốp

Dùng lu nặng bánh cứng lu lèn sau khi lớp cấp phối đá dăm Dmax 25 đạt độ

chặt để tạo bằng phẳng, tăng độ cứng bề mặt Dùng lu nặng BOMAG 4HF, có các thông số kỹ thuật của máy như sau:

BW161AD Hãng sản xuất: BOMAG

- Model: BW161AD-4HF

- Loại: 2 trục chủ động

- Tải trọng lu chưa gia tải: 8,85T

- Tải trọng lu sau gia tải: 9,9T

- Chiều rộng vệt đầm: 1,68m

- Vận tốc di chuyển: tốc độ (1) 0-5,7km/h ; tốc độ (2) 0-11,3km/h

Số lượt lu hoàn thiện là 2 ÷ 4 = 4 lượt/điểm

Vận tốc lu: trong giai đoạn này cần lu chậm với vận tốc 1,75 ÷ 2,25 km/h vì lúcnày độ chặt nền đường lớn, sức cản đầm nén lớn, và để tạo được độ bằng phẳng Sosánh với khả năng vận chuyển của máy lu đã chọn, ta chọn vận tốc lu hoàn thiện là2,25 km/h

Trang 33

67

8910

1112131411.50

32

6.6.8 Chờ cho mặt đường khô se

Đối với lớp móng trên bằng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25 thì trước khi thicông tầng mặt cần tiến hành thi công lớp nhựa thấm bám

Để thi công được lớp nhựa thấm này thì yêu cầu mặt đường phải khô ráo để khitưới nhựa hoặc nhũ tương thì nó tiếp xúc ngay với cốt liệu và có khả năng thấmxuống sâu Do đó ta phải đợi cho mặt đường khô bớt Với thời tiết mùa thi công làmùa nắng, nhiệt độ không khí cao, ta chỉ cần chờ 1 ngày là có thể tiếp tục thi côngđược

Không cho xe cộ đi lại trên lớp móng trên khi chưa tưới nhựa thấm, trong thờigian chờ khô se

6.7 Thi công đắp lề trước lần 3

Sau thời gian nhũ tương phân tích xong, ta tiếp tục tiến hành thi công đắp lềtrước lần 3 Tương tự như đắp lề trước lần 2, ta có các bước thi công như sau:

- Vận chuyển thành chắn cọc sắt tới hiện trường và lắp dựng thành chắn cọc sắt

- Tưới ẩm tạo dính bám với lề đắp trước lần 2

- Vận chuyển đất đắp lề lần 3 bằng ô tô tự đổ

- San rải đất đắp lề lần 3 bằng máy san

- Lu lèn lớp đất đắp lề lần 3 bằng lu tay

Trang 34

Chiều dày lề đất đắp trước là 10cm bằng chiều dày lớp móng trên Bề rộng lề đấtđắp trước trung bình là 0,6m.

6.7.2 Vận chuyển thành chắn, cọc sắt tới hiện trường và lắp dựng thành chắn

Kỹ thuật thi công tương tự như thi công đắp lề trước lần 2

Tính toán các khoảng cách giữa các đống đất đổ:

L = B H V K n

r .

Trong đó:

- V: thể tích thùng xe: V= 17,33m3

- B: Chiều rộng của lòng đường (móng dưới): B=0,6m

- H: Chiều cao lớp đất san rải và lu lèn: H=10cm

- Kr: Hệ số rải của đất đắp lề đường: Kr= (1.3-1.5) => Chọn Kr=1,4

- n: Số đống rải dự kiến đổ khi vận chuyển bằng 1 xe Chọn n = 6 (Khi đổ 6đống để thuận tiện cho việc san rải ta nên kéo dài vệt đổ)

Trang 35

Chú ý: Khi tiến hành đổ đất do chiều dài của thùng xe cũng như bán kính quayđầu lớn vì vậy ta tiến hành quay đầu trước khi đổ đất, việc quay đầu được tiến hànhtrên lớp móng dưới

6.7.4 Tưới ẩm tạo dính bám với lề đất đắp trước lần 2

Khi thi công lớp đất đắp lề lần 3, ta tiến hành tưới dính bám cho lề đắp trước lần

2 để đảm bảo liên kết tốt giữa 2 lớp đất đắp lề Dùng nhân công để tưới nước, tuynhiên quá trình chuyên chở phải bằng xe thùng Hàm lượng nước tưới từ (2-3)l/m2

6.7.5 San rải đất đắp lề lần 3

Sau khi tiến hành đổ các đống đất ở hai bên lề đường thì cho cho công nhân sanđất đắp lề đường, do tiến hành đổ thành từng đống và đổ về 2 phía mặt đường nên saukhi đổ được 2 đến 3 đống ta cho công nhân làm ngay việc san nền đất để đảm bảothời gian thi công

6.7.6 Lu lèn đất đắp lề

Đất đắp lề đường sau khi san rải trên toàn bộ chiều dài dây chuyền ta tiến hành

lu lèn lề đất

Lề đất có các chức năng sau:

- Tăng độ ổn định cho mép phần xe chạy không bị phá hoại

- Dừng xe khi cần thiết, để tập kết vật liệu, …

- Để dự trữ đất

Tuy nhiên giữa lề gia cố và lề đất không có dải phân cách cứng, trong 1 sốtrường hợp xe chạy lấn vào phần lề đất vì vậy để đảm bảo lề đường không bị phá hoại

ta thiết kế lề đường có độ chặt là K= 0,95

Dùng lu tay để tiến hành lu lèn lề đất phía ngoài, dùng lu BOMAG BW65S-2

có các thông số kỹ thuật như sau:

- Đường kính bánh lu: 0,4m

- Chiều rộng bánh lu: 0,65m

- Tải trọng lu lèn: không có tải trọng dẫn: 600 (kg) ; có tải trọng dẫn: 626 (kg)

- Chiều sâu tác dụng của vật liệu (soil): Với chiều dày đầm nén 10cm  4inch

Ta chọn 1 lớp đầm nén

- Năng suất của máy đầm ứng với chiều dày và số lớp đầm nén là: 29,9(cu.yd/hr)

6.8 Thi công lớp nhựa thấm

6.8.1 Chải mặt đường cho lộ đá lớn

Tiến hành vệ sinh bề mặt, chải mặt đường cho lộ đá lớn bằng các dụng cụ thíchhợp như bàn chải sắt, chổi, sau đó thổi sạch mặt đường bằng máy nén khí – thổi bụiDK9, chú ý khi thi công không làm bong bật cốt liệu lớn

Trang 36

6.8.2 Tưới lớp nhũ tương nhựa thấm

Lớp nhựa thấm có các chức năng sau:

- Tạo điều kiện liên kết tốt giữa tầng mặt - tầng móng, tăng tuổi thọ cho mặtđường cấp cao

- Tạo lớp màng kín, ngăn không cho cấp phối đá dăm mất ẩm

- Hạn chế bong bật, sinh bụi, hư hỏng do xe máy khi chưa có điều kiện thi cônglớp mặt

- Tạo điều kiện để có thể sớm thi công lớp mặt khi gặp thời tiết bất lợi

Chuẩn bị nhựa: nhựa thấm bám có yêu cầu phải được thấm xuống sâu lớp cấpphối đá dăm nên ta dùng nhựa pha dầu loại MC-70 (ASTM D2027) hoặc nhũ tươngnhựa đường phân tích chậm (đến 24 h) loại SS-1h (ASTM D977), CSS-1h (ASTMD2397) Các loại này có độ nhớt thấp, hàm lượng nhựa không quá 65% nên mới cókhả năng thấm bám vào lớp cấp phối đá dăm

Trong đồ án, ta dùng loại nhũ tương SS-1h để thi công

Kỹ thuật tưới nhựa thấm: dùng xe tưới nhựa loại D146A có dung tích thùng 5.0

m3, bề rộng tưới tối đa 3,5 m để tưới nhũ tương thấm bám với áp lực phun 2 ÷ 5 at.Định lượng nhũ tương là 1.2 ± 0.1 lít/m2

Sơ đồ tương tự khi tưới nước tạo dính bám (4 hành trình)

Hình 1.29: Sơ đồ hoạt động của xe tới nhựa thấm bám lớp móng trên

Yêu cầu nhũ tương phải thấm vào lớp cấp phối đá dăm ít nhất 10 mm

Sau khi thi công xong lớp móng trên, ta tiếp tục thi công ngay lớp mặt nênkhông cần phải rải đá mạt 0.5 x 1.0 cm, chỉ tiến hành rải và lu lèn đá mạt với địnhlượng 10 ± 1 lít/m2 khi có yêu cầu thông xe tạm thời trên lớp móng trên

6.8.3 Chờ cho nhũ tương phân tích

Loại nhũ tương được dùng là nhũ tương phân tích chậm nên cần phải có thờigian để thấm sâu vào lớp cấp phối đá dăm và phân tích

Trang 37

Trước khi thi công lớp mặt, cần phải chờ cho nhũ tương thấm xuống và phântích trong thời gian 2 ngày để nhựa lỏng kịp thấm sâu xuống lớp móng độ 5-10mm,

và để thời gian cho dầu nhẹ bay hơi hết

6.9 Thi công lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19, dày 6cm

Sau khi thi công xong lề đắp trước lần 3 ta tiếp tục tiến hành thi công lớp mặtdưới BTN polime Dmax 19.Trước khi thi công lớp bê tông nhựa polime cần thựchiện các công tác chuẩn bị để đảm bảo tốt chất lượng của lớp bê tông nhựa polime.Các công việc chính khi thi công lớp bê tông nhựa polime:

- Thổi sạch bụi bẩn trên mặt đường

- Tưới nhựa đặc đung nóng dính bám lớp móng trên

- Vận chuyển hỗn hợp BTN polime Dmax 19

- San rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19

- Lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 19

Sử dụng nhựa đặc đun nóng để tưới dính bám, hàm lượng nhựa 0,5l/m2

Dùng xe tưới nhựa loại D146A có dung tích thùng 5,0 m3, bề rộng tưới tối đa 3,0

Hình 1.30: Sơ đồ hoạt động của xe tới nhựa tạo dính bám với lớp móng trên

6.9.3 Vận chuyển hỗn hợp BTN polime Dmax 19

Trang 38

Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của xe là 36,4tấn, dung tích thùng xe 24,2m3 để vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa từ trạm trộnđến công trường Số lượng ô tô vận chuyển được tính toán sao cho phù hợp với côngsuất của trạm trộn, năng suất của máy rải và cự ly vận chuyển, đảm bảo sự liên tục,nhịp nhàng ở các khâu.

Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T Khi vận chuyển hỗn hợp BTN polime thể tíchthùng xe vận chuyển tối đa là 36,4/1,9 = 19,16m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sử dụng ô

tô vận chuyển BTNP thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là 19,16m3

Hình 1.31: Xe ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D

Thùng xe vận chuyển bê tông nhựa phải kín, sạch, có quét lớp mỏng dungdịch xà phòng vào đáy và thành thùng (hoặc dầu chống dính bám) Không đượcdùng dầu mazút hay các dung môi hoà tan được nhựa bitum để quét đáy vàthành thùng xe Xe vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa phải có bạt che phủ để hạnchế hỗn hợp giảm nhiệt độ

Cự ly vận chuyển càng xa thì phải có giải pháp giữ nhiệt thích hợp sao chonhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải nằm trong khoảng (145-170)0C Khi chọn trạm trộn

bê tông nhựa phải chú ý điều kiện này, nếu không đảm bảo thì đặt hàng tại các trạmgần hơn hoặc di chuyển trạm trộn đến gần công trình Trong đồ án, cự ly vận chuyểntrung bình là 10 km

Mỗi chuyến ôtô vận chuyển hỗn hợp khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởngghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng (đánh giá bằng mắt), thời điểm xerời trạm trộn, nơi xe sẽ đến, tên người lái xe, biển số xe

Hỗn hợp bê tông nhựa được ô tô vận chuyển đến công trường và đổ ngay vàophểu của máy rải để tiến hành quá trình san rải Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựavào máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nhiệt độ khi đổ từ thùng

Trang 39

xe vòa máy rải nằm trong khoảng (135-165)0C, nếu nhiệt độ hỗn hợp không đạt yêucầu thì phải loại đi (chở đến một công trình phụ tạm khác để tận dụng hoặc đổ đi).

Tính toán sự giảm nhiệt độ khi vận chuyển của BTNP.

Áp dụng bài toán truyền nhiệt ta có công thức:

bn

C G t F kk

tr kk

.

Tht: nhiệt độ BTNP tại hiện trường

Tkk: nhiệt độ của không khí, Tkk= 25 độ

Ttr: nhiệt độ BTNP tại trạm trộn, Ttr= 170 độ (đối với nhựa đường pôlimePMB2)

: Hệ số truyền nhiệt (8-12 kcal/m2.giờ.độ), chọn 8 kcal/m2.giờ.độ

G: khối lượng bê tông nhựa trên thùng xe, G= 36400 (kg)

Cbn: tỉ nhiệt của BTN (0,24-0,28 kcal/kh.độ), chọn 0,24 kcal/kh.độ

F: diện tích tiết diện bề mặt BTNP bị nguội (m2), ôtô có bạt che phụ, nên diệntích tiếp xúc của BTNP với không khí nhỏ, chọn 10m2

t: thời gian vận chuyển BTN từ trạm trộn đến hiện trường (phút)

=17 phút

=> Tht = 149 độ

6.9.4 San rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19

Xác định chiều cao rải: Hr chỉ xác định chính xác sau khi thi công đoạn thửnghiệm nhưng sơ bộ có thể lấy hệ số rải bằng 1,3 Đối với lớp BTNP Dmax19, dày 6cm:H= H x Kr = 6 x 1,3 = 7,8 (cm)

Hỗn hợp bê tông nhựa chỉ được rải bằng máy rải, những chỗ chật hẹp không rảibằng máy rải được thì rải bằng thủ công Khi phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp)phải tuân theo quy định sau:

- Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợpkhông bị phân tầng

- Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêucầu, có bề dày bằng 1.35-1.45 bề dày thiết kế

- Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy vớichỗ rải bằng thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết nối

- Tuỳ theo bề rộng mặt đường, nên dùng 2 (hoặc 3) máy rải hoạt động đồng thờitrên 2 (hoặc 3) vệt rải Các máy rải phải đi cách nhau 10 đến 20 m Trường hợp dùngmột máy rải, trình tự rải phải được tổ chức sao cho khoảng cách giữa các điểm cuốicủa các vệt rải trong ngày là ngắn nhất Với bề rộng mặt đường cần rải là 11,5m ta

Trang 40

Chọn máy rải SUPER 1603-2 (tương tự như máy rải hỗn hợp cát GCXM và

CPĐD), các thông số của máy rải như sau:

- Tên máy: SUPER 1603-2

- Bề rộng rải lớn nhất: 7,0m

- Bề dày rải tối đa: 30cm

- Vận tốc rải lớn nhất: 18 (m/phút)

- Vận tốc chuyển động của xe: 20 (km/h)

Tiến hành điều chỉnh vệt rải rộng 5,75 m để rải lớp bê tông nhựa polime Dmax

19, như vậy ta cần rải 2 vệt Ngoài ra việc chọn số máy rải phải đảm bảo sau khi san rảithì hỗn hợp được lu lèn ngay, nếu không đủ phương tiện lu lèn thì nên chia thành nhiềuđoạn nhỏ để thi công, từ các điều kiện trên ta chọn 1 máy rải để thi công Khi chỉ dùngmột máy rải trên mặt đường rộng gấp đôi vệt rải, thì rải theo phương pháp so le, bề dàicủa mỗi đoạn từ 25÷80m tuỳ theo nhiệt độ không khí lúc rải tương ứng từ 15oC - 30oC.Chỉ được thi công lớp BTN polime khi nhiệt độ không khí lớn hơn 150C, không được thicông khi trời mưa hoặc có thể mưa Với điều kiện khí hậu và tốc độ dây chuyền đãchọn, ta rải bê tông nhựa theo sơ đồ sau:

Hình 1.32 : Sơ đồ san rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19

Trước khi rải phải đốt nóng tấm là, guồng xoắn

Hướng rải: theo hướng thi công nhưng riêng trên đoạn đường có dốc dọc > 40%phải tiến hành rải bê tông nhựa từ chân dốc đi lên

Vận tốc rải: tuỳ bề dày của lớp, tuỳ năng suất của máy trộn mà chọn tốc độ củamáy rải cho thích hợp để không xảy ra hiện tượng bề mặt bị nứt nẻ, bị xé rách hoặckhông đều đặn Tốc độ rải phải được tư vấn giám sát chấp thuận và được giữ đúng trongsuốt quá trình rải Khi năng suất của các trạm trộn thấp hơn năng suất máy rải, thìchọn tốc độ của máy rải nhỏ để giảm tối thiểu số lần đứng đợi hỗn hợp của máy rải Giữtốc độ máy rải thật đều trong cả quá trình rải Trong đồ án, ta chọn vận tốc máy rải là 3,0km/h

Kỹ thuật rải:

Ngày đăng: 08/09/2013, 23:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3: Mặt cắt ngang thi công chính - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.3 Mặt cắt ngang thi công chính (Trang 2)
Hình 1.4: Các cọc cần thiết để thi công đường - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.4 Các cọc cần thiết để thi công đường (Trang 4)
Hình 1.6: Sơ đồ xe chạy tưới nước phần lề đất đắp trước lần 1 6.2.4. Vận chuyển đất đắp lề lần 1 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.6 Sơ đồ xe chạy tưới nước phần lề đất đắp trước lần 1 6.2.4. Vận chuyển đất đắp lề lần 1 (Trang 6)
Hình 1.7: Xe ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.7 Xe ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D (Trang 7)
Hình 1.8: Sơ đồ bố trí các đống đất đổ đắp lề đường lần 1 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.8 Sơ đồ bố trí các đống đất đổ đắp lề đường lần 1 (Trang 8)
Hình 1.9: Sơ đồ san đất đắp lề đường lần 1 (GD31RC-3A) - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.9 Sơ đồ san đất đắp lề đường lần 1 (GD31RC-3A) (Trang 9)
Hình 1.10: Sơ đồ lu sơ bộ lề đất lần 1 (BOMAG BW141AD-4 &amp; BOMAG BW65S-2) 6.2.6.2. Lu chặt lề đất - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.10 Sơ đồ lu sơ bộ lề đất lần 1 (BOMAG BW141AD-4 &amp; BOMAG BW65S-2) 6.2.6.2. Lu chặt lề đất (Trang 10)
Hình 1.12: Sơ đồ góc đẩy α, góc nghiêng γ, góc cắt β khi máy san hoạt động - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.12 Sơ đồ góc đẩy α, góc nghiêng γ, góc cắt β khi máy san hoạt động (Trang 12)
Hình 1.13: Sơ đồ san sửa nền đường tạo mui luyện (Dùng san GD31RC-3A) - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.13 Sơ đồ san sửa nền đường tạo mui luyện (Dùng san GD31RC-3A) (Trang 13)
Hình 1.14: Lu tạo phẳng nền đường bằng lu nặng (BOMAG BW161AD-4HF) 6.3.3. Thi công hệ thống thoát nước tạm - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.14 Lu tạo phẳng nền đường bằng lu nặng (BOMAG BW161AD-4HF) 6.3.3. Thi công hệ thống thoát nước tạm (Trang 15)
Hình 1.15: Sơ đồ hoạt động của xe tưới nước tạo dính bám với nền đường 6.4.2. Vận chuyển cát gia cố xi măng đến công trường - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.15 Sơ đồ hoạt động của xe tưới nước tạo dính bám với nền đường 6.4.2. Vận chuyển cát gia cố xi măng đến công trường (Trang 16)
Hình 1.16: Máy rải SUPER 1603-3 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.16 Máy rải SUPER 1603-3 (Trang 18)
Hình 1.20: Sơ đồ lu lèn chặt hỗn hợp cát gia cố xi măng 8%  (BOMAG BW24RH) - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.20 Sơ đồ lu lèn chặt hỗn hợp cát gia cố xi măng 8% (BOMAG BW24RH) (Trang 22)
Hình 1.21: Sơ đồ lu lèn hoàn thiện hỗn hợp cát GCXM 8% (BOMAG BW161AD-4HF) - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.21 Sơ đồ lu lèn hoàn thiện hỗn hợp cát GCXM 8% (BOMAG BW161AD-4HF) (Trang 23)
Hình 1.23: Sơ đồ hoạt động của xe tới nước tạo dính bám với lớp móng dưới 6.6.2. Vận chuyển cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.23 Sơ đồ hoạt động của xe tới nước tạo dính bám với lớp móng dưới 6.6.2. Vận chuyển cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25 (Trang 27)
Sơ đồ lu: để đảm bảo máy lu đạt năng suất và chất lượng đầm nén tương đối đồng  đều ta cần thiết kế sơ đồ lu cho máy lu - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Sơ đồ lu để đảm bảo máy lu đạt năng suất và chất lượng đầm nén tương đối đồng đều ta cần thiết kế sơ đồ lu cho máy lu (Trang 30)
Hình 1.27: Sơ đồ lu lèn hoàn thiện lớp CPĐD Dmax 25 (BW161AD-4HF) 6.6.7. Lấp rãnh thoát nước tạm - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.27 Sơ đồ lu lèn hoàn thiện lớp CPĐD Dmax 25 (BW161AD-4HF) 6.6.7. Lấp rãnh thoát nước tạm (Trang 32)
Hình 1.28: Sơ đồ bố trí các đống đất đổ đắp lề đường lần 3 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.28 Sơ đồ bố trí các đống đất đổ đắp lề đường lần 3 (Trang 34)
Hình 1.32 : Sơ đồ san rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.32 Sơ đồ san rải hỗn hợp BTN polime Dmax 19 (Trang 39)
Hình 1.34: Sơ đồ lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 19 (BOMAG BW141AD-4) - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.34 Sơ đồ lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTN polime Dmax 19 (BOMAG BW141AD-4) (Trang 44)
Sơ đồ lu: tiến hành lu lèn lớp mặt dưới bê tông nhựa polime Dmax 19 theo sơ đồ  sau, phần  ngoài  mép  không  được  lu  chặt  được  thì  nhân  công  sử  dụng  máy  lu  tay - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Sơ đồ lu tiến hành lu lèn lớp mặt dưới bê tông nhựa polime Dmax 19 theo sơ đồ sau, phần ngoài mép không được lu chặt được thì nhân công sử dụng máy lu tay (Trang 45)
Hình 1.39: Sơ đồ lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTNP Dmax 12.5 (BOMAG BW141AD-4) - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 1.39 Sơ đồ lu lèn sơ bộ hỗn hợp BTNP Dmax 12.5 (BOMAG BW141AD-4) (Trang 50)
Sơ đồ lu: tiến hành lu lèn lớp mặt trênbê tông nhựa polime Dmax 12.5 theo sơ đồ  sau: - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Sơ đồ lu tiến hành lu lèn lớp mặt trênbê tông nhựa polime Dmax 12.5 theo sơ đồ sau: (Trang 51)
Bảng xác định năng suất lu tay (m 3 /ca) - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Bảng x ác định năng suất lu tay (m 3 /ca) (Trang 63)
Bảng xác định năng suất - số công ca khi dùng lu tay - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Bảng x ác định năng suất - số công ca khi dùng lu tay (Trang 64)
Hình 2.1: Dây chuyền CN thi công các công tác từ 1-11 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 2.1 Dây chuyền CN thi công các công tác từ 1-11 (Trang 84)
Hình 2.2: Dây chuyền CN thi công các công tác từ 12-18 - Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô
Hình 2.2 Dây chuyền CN thi công các công tác từ 12-18 (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w