1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hình dạng và màu sắc nhóm răng cửa hàm trên ở đối tượng 18 25 tuổi tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế và huyện kim bảng, tỉnh hà nam

48 102 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Tronglĩnh vực phục hình thẩm mĩ, việc lựa chọn hình dạng, màu sắc đúng và tái tạolại những yếu tố này một cách chính xác là một thách thức cho các bác sĩ lâmsàng, với mục tiêu đảm bảo đư

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thẩm mỹ của conngười ngày càng được nâng cao, đặc biệt là thẩm mĩ của gương mặt Việc làmđẹp không chỉ giúp làm tăng sự tự tin trong giao tiếp mà còn thể hiện sự tôntrọng đối với người đối diện Trong số các yếu tố tạo nên vẻ đẹp của khuônmặt, nụ cười là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng Người ta luôn có vẻhấp dẫn và quyến rũ hơn với một nụ cười đẹp Ngoài ra, đó cũng là một trongnhững cách giao tiếp không lời rất quan trọng của con người Trong đó, cácrăng cửa trên là những răng được nhìn thấy trước tiên khi cười Chính vì vậy,hình dạng, kích thước, màu sắc và sự sắp xếp hài hòa của các răng này cầnphải được quan tâm khi muốn tạo một nụ cười đẹp Giữa các yếu tố này, màusắc và hình dạng răng được xem là những yếu tố quan trọng nhất [1] Tronglĩnh vực phục hình thẩm mĩ, việc lựa chọn hình dạng, màu sắc đúng và tái tạolại những yếu tố này một cách chính xác là một thách thức cho các bác sĩ lâmsàng, với mục tiêu đảm bảo được sự hài hòa với các răng tự nhiên, giúp phụchình không bị nhận ra

Nhiều nghiên cứu trên thế giới ở các nước như Anh, Mĩ, Tây Ban Nha,Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Kosovo, Pakistan và một số nghiên cứutrong nước đã được tiến hành để xác định màu sắc và hình dạng răng bằngnhiều phương pháp khác nhau Đối với xác định màu sắc răng thì đó làphương pháp so màu răng sử dụng bảng so màu có hướng dẫn hoặc phươngpháp so màu bằng máy (so màu với sự hỗ trợ của máy ảnh hoặc camera trongmiệng, so màu bằng sắc kế và phổ quang kế): [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8],[9], [10], [11], [12], [13], [14] Đối với đánh giá hình thể răng thì đó làphương pháp đánh giá dựa vào mối tương quan giữa các kích thước ngangcủa thân răng hoặc phương pháp đối chiếu với răng mẫu: [15], [16], [17],

Trang 2

[18], [19], [20], [21], [22], [23] Tuy nhiên, các nghiên cứu ở nước ngoài đềumang tính đại diện cho từng cộng đồng nghiên cứu, khi cáp dụng cho cộngđồng người Việt thì chưa phù hợp Trong khi đó số lượng nghiên cứu tại ViệtNam về hai chỉ số mang tính quyết định đến thẩm mĩ này vẫn còn hạn chế,nhất là các nghiên cứu được tiến hành ở những vùng dân cư có mức sốngthấp, trình độ dân trí hạn chế - những nơi cần được sự quan tâm nhiều hơnnữa của các tổ chức và dịch vụ chăm sóc sức khỏe Chính vì những lí do trên,chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hình dạng và màu sắc nhóm răng cửa hàm trên ở đối tượng 18-25 tuổi tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” với các mục tiêu sau:

1 Xác định màu sắc và hình thể thân răng nhóm răng cửa hàm trên ở đối tượng 18-25 tuổi tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2 So sánh kết quả về màu sắc và hình dạng thân răng giữa hai huyện.

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Màu sắc răng :

1.1.1 Tọa độ ba chiều của màu sắc : [24]

Một màu sắc được định nghĩa bởi ba tọa độ - ba yếu tố cơ bản: độ sáng,

độ bão hòa màu và tông màu

1.1.1.1 Độ sáng :

Độ sáng, xếp theo cấp độ quan trọng, là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thànhcông về màu sắc của một phục hình răng Nó được định nghĩa là số lượngmàu trắng có trong một màu nào đó Bảng so màu 3D của Vita® là bảng somàu duy nhất được xây dựng để xác định nhanh chóng và đầu tiên răng đangđược quan sát thuộc về nhóm độ sáng nào

1.1.1.2 Độ bão hòa màu:

Được định nghĩa là số lượng hạt màu thuần có trong một màu sắc nào

đó Ta có thể làm giảm độ bão hòa của một màu bằng hai cách : hoặc là thêmvào màu trắng, điều này sẽ làm cho màu gốc sáng ra và cho cảm giác màu bịnhạt đi ; hoặc là thêm vào màu đen, điều này sẽ làm cho màu gốc bị xỉn đi

1.1.1.3 Tông màu:

Tông màu được định nghĩa là độ dài bước sóng của ánh sáng được phản

xạ lại của một vật Nó tương ứng với các màu khác nhau như đỏ, lục, lam hayvàng Nó là yếu tố ít quan trọng nhất trong việc tạo nên sự thành công về màusắc của răng giả

Trang 4

1.1.2 Phổ màu Munsell: [25],[26],[27],[28]

Năm 1909, Giáo sư Albert H Munsell đã lần đầu tiên xây dựng một hệthống không gian màu ba chiều mà ngày nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãitrong các lĩnh vực khoa học về màu sắc, được gọi là Phổ màu Munsell Nógiúp định nghĩa mỗi màu bằng một điểm được định vị trong một không gian

ba chiều mà các thông số chính là ba yếu tố cơ bản của màu sắc: tông màu(Hue), độ sáng (Value) và độ bão hòa màu (Chrom) Phổ màu có hình khốilăng trụ tròn Trục đứng trung tâm của hình lăng trụ mang các giá trị thể hiện

độ sáng (Value) đi từ 0 (cực dưới, tương ứng với màu đen) đến 10 (cực trên,tương ứng với màu trắng) Bán kính của khối trụ tròn mang các giá trị biểu thị

độ bão hòa màu (Chrom) đi từ 1 đến 5, với 1 là giá trị thể hiện độ bão hòa caonhất Đường tròn đáy thể hiện 10 tông màu (Hue) với các cặp màu bù – lànhững màu mà hỗn hợp của mỗi cặp màu này cho ra màu xám - được đặt đốidiện với nhau, mỗi tông màu được kí hiệu bằng chữ cái đầu (R, YR, Y, GR,

G, BG, B, PB, R, RP), các tông màu này chia đường tròn đáy thành 10khoảng đều nhau

Hình 1.1: Phổ màu Munsell [29]

Trang 5

1.1.3 Các không gian màu:

Năm 1931, Ủy ban quốc tế về chiếu sáng – Commission Internationale

de l’Eclairage (CIE) được thành lập, đây là cơ quan chịu trách nhiệm cho cáckhuyến nghị quốc tế về trắc quang và đo màu [30] CIE đưa ra các hệ thốngmàu sử dụng ba tọa độ để xác định vị trí một màu sắc trong không gian Cáckhông gian màu sắc bao gồm: CIE XYZ, CIE La*b* và CIE LCh0

1.1.3.1 Không gian màu CIE XYZ: [30],[31]

Năm 1931, CIE đưa ra cơ sở đo màu cho phép mỗi màu sắc có thể đượcxác định bởi bộ 3 giá trị định hướng: X, Y, Z Màu sắc của một vật được biểudiễn thông qua các con số cụ thể của bộ ba X, Y, Z, từ đó cho phép phân biệtcác màu sắc khác nhau một cách khá chính xác Mặt hạn chế chính của biểu

đồ CIE XYZ là nó không đại diện đồng nhất cho mỗi màu riêng biệt

1.1.3.2 Không gian màu CIE La*b*: [25],[32],[33],[34],[35],[36]

Năm 1976, không gian màu đồng nhất hơn được đề xuất bởi CIE làkhông gian màu Lab Không gian màu này đã trở nên phổ biến và được ứngdụng trong các máy đo màu Không gian màu ba chiều này bao gồm ba trục là: L, a* và b* Trục tung L thể hiện độ sáng tối của đối tượng: màu đen hoàntoàn có giá trị L = 0; L = 100 đại diện cho màu trắng Trục a* thể hiện sự thayđổi sắc thái của màu, đi từ xanh lá cây sang đỏ (-a = xanh lá cây; +a = đỏ).Trục b* thể hiện sự thay đổi sắc thái của màu, đi từ xanh dương sang vàng (-b

= xanh dương; +b = vàng) Không gian màu CIE La*b* cho phép chúng ta lầnđầu tiên mô tả và xác định được màu sắc bằng những con số cụ thể, từ đó cóthể dễ dàng xác định được mức độ khác biệt giữa các màu khác nhau Ứngdụng trong nha khoa có thể thấy rõ trong việc đánh giá sự thay đổi màu răngsau khi sử dụng các sản phẩm làm trắng răng

Trang 6

1.1.3.3 Không gian màu CIE LCh 0 : [32]

Mặc dù không gian màu CIE La*b* được ứng dụng một cách rất hiệuquả đối với nhiều người sử dụng, nhưng hệ thống vẫn mang tính hạn chế đốivới một số đối tượng như kĩ thuật viên labo Các con số được biểu diễn bởi hệthống CIE La*b* không giúp ích được nhiều trong việc tái tạo màu sắc răng

tự nhiên Chính vì vậy, một phiên bản mới của không gian màu CIE La*b* đã

ra đời, dựa trên ba giá trị của phổ màu Munsell cổ điển: Không gian màu CIELCh0 Trong đó: L luôn là trục tung, mang các giá trị thể hiện độ sáng từ 0đến 100; C là giá trị thể hiện độ bão hòa màu, được tính bằng khoảng cách từtrục L đến vị trí của màu được xác định; h0 là giá trị tính góc từ trục +a đến vịtrí của màu được xác định, đại diện cho tông màu So với không gian màuCIE La*b*, các giá trị từ không gian màu CIE LCh0 tạo điều kiện hơn cho các

kĩ thuật viên trong việc xác định cũng như tái tạo màu sắc răng vì chúng nêulên được ba yếu tố cơ bản của màu sắc

Hình 1.2: Không gian màu CIE La*b* và CIE LCh 0 [29]

Trang 7

1.1.4 Các yếu tố quyết định màu sắc răng tự nhiên:

1.1.4.1 Các yếu tố của răng: [26]

► Tính phân lớp:

Răng người tự nhiên có sự biến thiên hiệu ứng màu sắc từ vùng cổ răngđến vùng rìa cắn Ngà răng là phần quyết định màu sắc của răng trong khimen răng trong mờ quyết định các hiệu ứng về ánh sáng Sự giảm độ sáng nơi

cổ răng tương ứng với sự mỏng đi của lớp men răng khi đi dần về phía cổrăng, làm lộ dần màu của ngà răng ở phía dưới Ở người trẻ, hiệu ứng ánhsáng ở phần rìa cắn được tạo ra hoàn toàn là nhờ men răng, trong khi ở ngườigià, sự mòn rìa cắn làm lộ ra lớp ngà và những vết nứt trên men răng ngàycàng nhiều và chúng khiến răng dễ bị nhiễm màu ngoại lai

►Tính trong mờ:

Tính trong suốt và trong mờ của một vật liệu được thể hiện qua việc mộtphần (tính trong mờ) hoặc toàn bộ ánh sáng tới (tính trong suốt) có thể truyềnqua vật liệu đó Độ trong mờ của ngà răng là 40% trong khi của men răng là70% Răng ở người trẻ có độ trong mờ cao Độ tuổi càng tăng, lớp men ngàycàng mỏng đi, răng mất dần đi hiệu ứng trong mờ, độ bão hòa cũng tăng theobởi vì lớp ngà lộ rõ hơn Năm 1985, Yamamoto đã đề xuất một cách phân loại

tính trong mờ của răng, bao gồm ba type sau: [37]

- Type A: Độ trong mờ được phân bố đều trên khắp bề mặt ngoài củarăng;

- Type B: Tính chất trong mờ tập trung ở khu vực rìa cắn;

- Type C: Tính chất trong mờ tập trung ở rìa cắn và về phía các mặt bên.Thông tin về độ trong mờ của răng cần phải được trao đổi với labo đểđược tái tạo trên phục hình, tốt nhất nên trao đổi thông qua ảnh kĩ thuật số

Trang 8

- Type 1: Hiệu ứng ánh sữa tạo nên hình ảnh các núm với hai rãnh;

- Type 2: Hiệu ứng ánh sữa tạo nên hình ảnh các núm với ba hay bốnrãnh;

- Type 3: Không có sự phân biệt thành núm rõ ràng, tạo hiệu ứng rănglược;

- Type 4: Hiệu ứng ánh sữa tạo thành hình ảnh một đường, tạo cảm giácnhư mở một cửa sổ ở rìa cắn của răng;

- Type 5: Bề mặt răng có quầng màu cà phê, thường ở người lớn tuổihoặc trên những răng có ngà bị xơ hóa với ngà và men bị ngấm màu

Trang 9

Type 4 Type 5 Hình 1.4: Phân loại về tính ánh sữa của Vanini [37]

► Hiện tượng huỳnh quang:

Có thể quan sát rất rõ hiện tượng huỳnh quang – răng mang màu trắngphơn phớt xanh – của răng tự nhiên dưới ánh sáng tia cực tím Hiện tượng nàygây ra bởi ngà răng Theo sự tăng dần của tuổi, ngà răng dần mất đi tính chấthuỳnh quang của nó, điều này xảy ra do hiện tượng khoáng hóa quá mức củangà răng ở người cao tuổi

► Hiệu ứng ánh xà cừ:

Hiệu ứng ánh xà cừ hay là một hiệu ứng của bề mặt cản quang có độsáng lớn, hơi có ánh kim loại giống như được quan sát thấy trên bề mặt xà cừ.Hiệu ứng này đôi khi được quan sát thấy ở răng người trẻ, đặc biệt là ở nhữnggóc nhìn nghiêng không trực diện

► Tình trạng bề mặt:

Tình trạng bề mặt của răng tự nhiên thường rất đa dạng Nó có ảnhhưởng đáng kể đến sự tiếp nhận màu sắc vì chúng quyết định lượng ánh sángphản xạ lại và lượng ánh sáng được truyền qua răng Răng ở người trẻ cóthường có bề mặt với nhiều hố trũng và những đường vân tăng trưởng ngang

Trang 10

Theo độ tuổi tăng dần, sự mòn răng hóa học hay cơ học xóa mờ dần đi nhữngnhững chỗ lồi lõm trên bề mặt răng Chính vì vậy, bề mặt răng của người giàthường trở nên trơn bóng

► Đặc trưng của từng cá nhân:

Đặc tính của từng cá nhân là những đặc điểm màu sắc mang tính khu trú,mắc phải và mang tính cấu trúc trên răng tự nhiên Nó có thể là những đốmtrắng đục do sự hủy khoáng, những vết hoặc đám màu trắng do nhiễm màufluor, hiệu ứng những đám mây men màu sữa trên bề mặt răng thường đượcquan sát thấy trên răng của người trẻ, những vết nứt men răng sáng màu hoặc

và chỉ số hoàn màu CRI (cho biết mức độ phản ánh trung thực màu sắc các

đối tượng được chiếu sáng của một nguồn sáng) của ánh sáng là 100% Tuy

nhiên, ánh sáng tự nhiên thường không ổn định với nhiệt độ màu dao độngtrong khoảng 2000 – 270000K Chính vì vậy, việc so màu thường đượckhuyến cáo thực hiện dưới ánh sáng nhân tạo Theo sự thống nhất củanhiều tác giả, nguồn sáng nhân tạo lí tưởng được miêu tả như sau: nguồnsáng đó phải chứa tất cả các bước sóng trong phổ nhìn thấy được (380 -

780 nm), nhiệt độ màu của nguồn sáng nằm trong khoảng 5500 – 65000K,chỉ số hoàn màu CRI lớn hơn 90% Loại đèn duy nhất hiện nay có thể đápứng đầy đủ những tiêu chí trên là các đèn của hãng Gamain Cường độ ánhsáng phải được điều chỉnh ở mức 1200 đến 1600 lux để đảm bảo sự dễ chịucho mắt [39]

Trang 11

 Nền quan sát:

Cảm nhận màu răng của người quan sát bị ảnh hưởng bời nhiều yếu tốxung quanh Trong đó có những yếu tố không thay đổi được như: màu lợi,màu răng lân cận, màu da, màu mắt… và cũng có những yếu tố màu có thểthay đổi được như: màu áo, son môi, màu nền tường quan sát… [40] Nhữngyếu tố này ảnh hưởng trực tiêp tới việc so màu, gây ra hiệu ứng tương phản:

- Về độ sáng: Nền quan sát tối hơn sẽ làm cho răng trở nên sáng hơn vàngược lại

- Về tông màu: Màu sắc răng được cảm nhận khác nhau khi quan sát trêncác nền có tông màu khác nhau Azad [40] nghiên cứu ảnh hưởng của tôngmàu da đối với màu sắc răng, cho kết luận: Những người có nước da trungbình đến tối màu thì màu răng sáng hơn, những người da trắng thì răng tốimàu hơn; nam giới có màu răng tối hơn, còn nữ giới có màu răng sánghơn

- Về độ bão hòa màu: Một nền ít màu sẽ làm cho răng có màu sắc đậm hơn

và ngược lại Ngoài ra, nền có tông màu và độ bão hòa tương tự răng sẽlàm cho việc phân biệt màu răng trở nên khó khăn hơn [41]

 Người quan sát:

Đánh giá màu sắc răng là quá trình chủ quan vì các cá thể khác nhau cóđáp ứng khác nhau với các kích thích ánh sáng khác nhau, tại các thời điểmkhác nhau [40] Bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lựachọn màu của cá thể

- Tuổi: Theo thời gian, giác mạc và thủy tinh thể bị lão hóa và trở nên vànghơn, dẫn đến việc khó phân biệt giữa màu trắng và màu vàng [42]

- Mệt mỏi: Khả năng phân tích màu của mắt bị giảm rất nhanh khi quan sátvật càng lâu Lúc đó, mắt phải tập trung vào một điểm, thường gây ra hiện

Trang 12

tượng mỏi mắt, màu sắc bị mờ hoặc bị nhòe, việc cảm nhận tông màu và

độ bão hòa màu thiếu chính xác [2]

- Dinh dưỡng: Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thoái hóa điểm vàng dẫntới mất dần thị lực Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, chất chống oxy hóanhư vitamin C, E có thể trì hoãn hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng củabệnh [2]

- Metamerism: Là hiện tượng mà hai màu có vẻ giống nhau ở nguồn sángnày nhưng lại khác nhau dưới nguồn sáng khác Điều này là do sự khácnhau về hấp thụ và phản xạ ánh sáng của các vật thể đó Thông thường,một vật màu đỏ gạch phản xạ ánh sáng màu đỏ gạch; tuy nhiên trong vàitrường hợp nó hấp thụ ánh sáng này, phản xạ ánh sáng xanh đỏ Vấn đềnày hay gặp trong so màu: màu răng có vẻ giống nhau ở ánh sáng phòngrăng nhưng lại khác nhau ở ánh sáng ban ngày [43]

- Mù màu: Là một bệnh di truyền, những người bị mù màu không thể pháthiện được màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh dương nhưng vẫn còn khảnăng phân biệt độ sáng tối Nguyên nhân là do sự thiếu hụt hay vắng mặtcủa một hoặc hơn một trong ba loại sắc tố cảm quang phát hiện những màu

đó Do đó, mù màu ảnh hưởng đến việc xác định tông màu, độ sáng, độbão hòa màu [4]

- Thuốc: Một số thuốc có tác dụng phụ lên thị lực, các thuốc gây tăng nhãn

áp, đục thủy tinh thể, mờ giác mạc làm cho việc quan sát màu sắc thiếuchính xác [4]

1.1.5 Các phương pháp xác định màu sắc răng:

1.1.5.1 Sử dụng bảng so màu có hướng dẫn:

- Sử dụng bảng so màu có hướng dẫn để so màu răng ngày càng được ápdụng phổ biến trong nha khoa Nguyên lí so màu rất đơn giản: So sánh

Trang 13

bằng cách quan sát màu thẻ màu mẫu của bảng so màu với màu của răng

tự nhiên cho đến khi tìm được thẻ có màu gần nhất với màu của răng cần

so màu Mỗi bảng so màu có cách thức sử dụng khác nhau tùy theo chỉđịnh của nhà sản xuất [43]

Các bảng so màu được phân thành hai loại:

 Các bảng so màu được xây dựng dựa trên các tông màu chính:

 Bảng so màu Vitapan Classical ® :

Vitapan Classical® là bảng hướng dẫn so màu cổ điển được giới thiệuvào năm 1956 bởi hãng Vita với tên gọi Vita Lumin Vacuum® Sau hơn 50năm có mặt trên thị trường, Vitapan Classical® vẫn luôn được sử dụng trongcác phòng khám nha khoa nhờ vào cách sử dụng đơn giản của nó

Bảng so màu Vitapan Classical® bao gồm 16 thẻ màu, được phân thành bốn

nhóm tông màu (Hue) khác nhau: A (nâu đỏ), B (vàng đỏ), C (xám), D (xám đỏ) Mỗi nhóm tông màu có 4 mức độ bão hòa màu (Chroma) từ 1 đến 4 [43].

Bảng 1.1: Phân độ màu theo thang điểm Vita [4]

B1 A1 B2 D2 A2 C1 C2 D4 A3 D3 B

3

A3,5B4 C3 A4 C4

Sáng nhất Tối nhất

Trang 14

Hình 1.5: Bảng so màu Vitapan Classical ® [24]

Hình 1.6: Bảng so màu Chromascop ® [24]

 Các bảng so màu được xây dựng dựa trên độ sáng của màu: [24]

Ở đây muốn nói đến hệ thống các bảng so màu 3D của Vita, Vita System3D Master®

 Bảng so màu Tooth Guide 3D Master ®  :

Được đưa ra thị trường từ năm 1998, đây là bảng so màu đầu tiên đượcxây dựng thực sự dựa trên ba tính chất cơ bản của màu sắc Mỗi màu sẽ đượcbiểu diễn như sau: Số thứ nhất – Chữ cái – Số thứ hai, trong đó, số thứ nhấtđại diện cho độ sáng của màu, số thứ hai biểu thị mức bão hòa màu, còn chữcái tương ứng với tông màu Tooth Guide 3D Master® bao gồm 26 thẻ màuđược phân thành 5 nhóm độ sáng sắp xếp theo mức độ giảm dần từ nhóm 1đến nhóm 5 Trong các nhóm 2, 3, 4, các thẻ có tông màu khác nhau được

chia thành 3 cột, kí hiệu bằng chữ: L (left) tương ứng với tông màu vàng, M

Trang 15

(medium) trung gian và R (right) tương ứng với tông màu đỏ Các thẻ trong

mỗi cột lại có các độ bão hòa màu khác nhau

Bảng so màu Tooth Guide 3D Master® ưu tiên trước hết việc lựa chọntính chất quan trọng nhất của màu sắc là độ sáng, sau đó mới đến độ bão hòa

và tông màu Điều này cho phép việc so màu diễn ra một cách khoa học vànhanh hơn so với các hệ thống so màu ở trên Ngoài ra, sự đa dạng của cácthẻ màu cũng cho phép việc so màu được chính xác hơn Chính vì vậy, sự rađời của bảng so màu Tooth Guide 3D Master® có thể được xem như một bướctiến lớn trong việc so màu răng bằng các bảng so màu có hướng dẫn

Hình 1.7: Bảng so màu Tooth Guide 3D Master ® [24]

 Hệ thống so màu Linearguide 3D Master ®  :

Bảng so màu Linearguide 3D Master® được tạo thành dựa trên nguyên líhoàn toàn tương tự Tooth Guide 3D Master®, nhưng cách sắp xếp các thẻ màuthì lại hoàn toàn khác với Tooth Guide 3D Master® Bảng so màu Linearguide3D Master® bao gồm 26 thẻ, được sắp xếp không phải trong duy nhất mộtbảng màu mà là 6 bảng màu khác nhau Bảng màu thứ nhất cho phép lựa chọn

độ sáng, 5 bảng màu còn lại (mỗi bảng màu tương ứng với một độ sáng) chophép lựa chọn độ bão hòa màu và tông màu Sự sắp xếp các thẻ màu là khácnhau, nhưng các bước lựa chọn thẻ màu vẫn được thực hiện tương tự như ởbảng màu Tooth Guide 3D Master®

Trang 16

Hình 1.8: Hệ thống so màu Linearguide 3D Master ®  [24]

có thể tái lập được và truyền tải thành dữ liệu dễ dàng [5]

 So màu với sự trợ giúp của máy ảnh kĩ thuật số: [33],[44],[45],[46],[47]

Một số tác giả trên thế giới đã mô tả một qui trình so màu răng với sự trợgiúp của máy ảnh kĩ thuật số và phần mềm xử lí ảnh sử dụng bảng so màumẫu trên máy tính Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta muốn thực hiện việc somàu răng bằng phương pháp này thì tất cả các hình ảnh phải được chụp trongcùng một điều kiện ánh sáng, trong khi trên thực tế điều này rất khó đạt được.Máy ảnh kĩ thuật số là một công cụ rất hữu ích trong việc trao đổi thông tinvới xưởng, làm hoàn thiện việc so màu răng, nhưng trong tất cả các trườnghợp, nó không thể được sử dụng đơn độc để xác định màu răng

Trang 17

 So màu bằng mắt được trợ giúp bởi camera trong miệng: [24]

Hãng Acteon Sopro của Pháp đã cho ra đời sản phẩm camera trongmiệng Sopro 717® với mục đích hỗ trợ việc so màu bằng mắt thông thường.Nhờ hệ thống camera này, hình ảnh của răng sẽ được phóng to, từ đó giúpviệc so màu diễn ra thuận tiện với độ chính xác cao hơn Ngoài ra, với hệthống này, màu sắc của răng không còn chịu ảnh hưởng của ánh sáng trongphòng khám, mà nguồn sáng ở đây được cung cấp trực tiếp bởi đèn LED gắn

ở đầu của camera Kinh phí đầu tư cho hệ thống này vẫn rẻ hơn so với hệthống sắc kế điện tử và phổ quang kế sẽ được nhắc đến sau đây

Hình 1.9: Camera trong miệng Sopro 717 ® [24]

 Sắc kế điện tử:

Sắc kế điện tử là thiết bị quang học để đo những bước sóng ánh sángphản chiếu đến bộ phận cảm biến [48] Đây là thiết bị đo màu răng dựa theonguyên lí cảm nhận màu sắc của tế bào cảm quang ở hố mắt Thiết bị này đưa

ra kết quả tương tự với cảm nhận màu sắc của người quan sát tiêu chuẩn,giảm được sai số do đánh giá chủ quan của đối tượng Tuy nhiên, đánh giámàu bằng sắc kế sẽ gặp phải sai số gây ra bởi hiệu ứng mất rìa Nhược điểmkhác là rất khó để kiểm soát lỗi hệ thống và điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến

độ chính xác của máy Đây là nhược điểm không thể khắc phục được [6]

Trang 18

 Phổ quang kế:

Phổ quang kế là dụng cụ đo bước sóng ánh sáng phản xạ từ một vật thể ởnhiều điểm dọc theo quang phổ khả kiến và các phép đo cho ta dữ liệu về cácphổ màu Hình ảnh và dữ liệu quang phổ được phân tích, lưu giữ trong bộ nhớcủa máy Hiện nay, phổ quang kế là dụng cụ đo màu sắc chính xác nhất [49]

Có rất nhiều loại phổ quang kế của các hãng khác nhau như: SpectroShadeMicro®, X-rite®, Shade-X®, Vita Easyshade®, Vita Easyshade Compact®…Trong các thiết bị trên, chỉ có phổ quang kế của Vita đưa ra các chỉ số màutheo Vita 2D, Vita 3D rất thuận tiện cho các nhà lâm sàng khi mà việc sửdụng các bảng so màu Vita là phổ biến như hiện nay

Hình 1.10: Máy Vita Easyshade Compact ® [43]

1.1.6 Một số nghiên cứu màu sắc răng trên thế giới và ở Việt Nam:

1.1.6.1 Một số nghiên cứu màu sắc răng trên thế giới:

Có nhiều tác giả trên thế giới tiến hành nghiên cứu và đưa ra các chỉ sốmàu sắc theo không gian màu CIE La*b*:

Cho và cộng sự [23] đánh giá màu răng bằng phổ quang kế đưa ra kếtquả theo phổ màu Munsell là: C (20,1 ± 42) và h0 (75,5 ± 3,1)

Trang 19

Bảng 1.2: Kết quả nghiên cứu của O’Brien và cộng sự [5] trên 24 răng cửa

giữa hàm trên tại Mĩ bằng phổ quang kế:

Trang 20

Bảng 1.4: Một số nghiên cứu trên thế giới về màu sắc răng cửa giữa hàm

trên tại vị trí giữa thân răng:

Tác giả Phương

pháp

Quốcgia

[4] Sắc kế

HànQuốc 47 >19

Diaz [8]

Phổquangkế

et al [9] Sắc kế

Thổ Nhĩ

63

[10]

Phổquangkế

TrungQuốc 163

73

Trung

70

Trang 21

1.1.6.2 Một số nghiên cứu màu sắc răng ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu màu sắc răng bình thường trongcộng đồng còn ít Sau đây là một số nghiên cứu trên các nhóm răng bìnhthường và nhóm răng bị nhiễm sắc:

Võ Thị Phương Linh [2] nhận xét màu sắc nhóm răng phía trước trên 90đối tượng đưa ra các chỉ số màu của nhóm răng cửa hàm trên: Vita 2D (4,6 ±

3,7), C (19,9 ± 4,7), h0 (94,4 ± 5,7), L (84,6 ±6,8), a* (-1,25 ± 1,9), b* (19,8

±4,8)

Nguyễn Thị Châu [12] đánh giá màu sắc răng của nhóm răng cửa trên ở

78 bệnh nhân trước khi tẩy trắng cho kết quả: Vita 2D (13,2 ±1,8), C (27,8 ±

4,3), h0 (79,4 ± 4,9), L (71,0 ± 4,2), a* (5,0 ± 1,9), b* (27,3 ± 4,4)

Phạm Thị Thu Hiền và cộng sự [13] đánh giá trên 10 bệnh nhân có răng

bị nhiễm màu ngoại sinh theo thang điểm Vita 2D là 11,3 và trên 20 bệnhnhân nhiễm Tetracyclin có màu răng tính theo thang điểm Vita 2D là 14,8.Nguyễn Trà Mi [14] nhận xét màu sắc của 60 răng vĩnh viễn hàm nhỏbằng phổ quang kế cho kết quả sau:

Bảng 1.5: Màu sắc răng theo không gian màu CIE La*b* trong nghiên

cứu của Nguyễn Trà Mi [14]:

Cổ răng 60 80,8 ± 5,7 0,3 ± 2,0 31,1 ± 5,0Thân răng 60 80,1 ± 5,8 1,1 ± 2,0 27,8 ± 4,3Rìa cắn 60 71,9 ± 6,8 0,7 ± 1,7 23,0 ± 4,8

Trang 22

- To hơn các răng cửa dưới tương ứng

- Răng cửa giữa lớn hơn răng cửa bên Răng cửa bên, trừ kích thước nhỏhơn, trông tương tự răng cửa giữa Có thể nói răng cửa bên là răng cửagiữa bị tiêu giảm về hình thể

- Gờ bên và cingulum rõ hơn răng cửa dưới Hõm lưỡi sâu hơn răng cửa dưới

- Mặt ngoài tròn hơn mặt trong khi quan sát từ phía cắn

- Kích thước thân răng theo chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong

1.2.1.2 Răng cửa giữa hàm trên: [53],[54],[55]

- Là răng rộng nhất trong nhóm răng cửa

- Mặt ngoài ít lồi hơn so với mặt ngoài của răng cửa bên; gần như phẳng ởphần giữa thân răng và rìa cắn

- Góc gần rìa cắn hơi nhọn, góc xa tròn

- Mặt ngoài:

 Có dạng hình thang, đáy lớn ở phía cắn

 Điểm lồi tối đa thường ở một phần ba cắn

 Đường viền gần khá thẳng, đường viền xa hơi cong

 Góc gần của rìa cắn vuông, góc xa tròn

 Lồi nhiều ở một phần ba cổ răng; một phần ba giữa và một phần bacắn nhìn chung nhẵn

- Mặt trong hay mặt lưỡi thường có hình xẻng

- Đường cổ răng là một cung tròn đều đặn lồi về phía chóp

Trang 23

1.2.1.3 Răng cửa bên hàm trên: [56]

- Răng cửa bên hàm trên trông gần giống răng cửa giữa hàm trên vì nó bổsung chức năng và hình thái thẩm mĩ cho răng cửa giữa; các kích thướcđều nhỏ hơn răng cửa giữa

- Mặt ngoài:

 Nhỏ hơn răng cửa giữa theo chiều gần xa và chiều nhai nướu

 Hình dạng tương tự răng cửa giữa nhưng rìa cắn tròn hơn, góc gần

và góc xa rìa cắn cũng tròn hơn nên thân răng trông tròn hơn răngcửa giữa

 Đường cổ răng cong đều đặn nhưng hẹp hơn răng cửa giữa

- Mặt trong: ở người Châu Âu, hõm lưỡi răng cửa bên thường sâu hơn răngcửa giữa Trên người Việt thường ngược lại, hõm lưỡi răng cửa giữathường sâu hơn răng cửa bên Đây là một đặc trưng chủng tộc

- Răng cửa bên rất hay dị dạng, tỉ lệ dị dạng chỉ xếp sau răng khôn

1.2.2 Mối tương quan giữa kích thước và hình thể thân răng các răng phía trước hàm trên với các kích thước trên khuôn mặt:

Đã có nhiều hệ thống phân loại hình dạng thân răng cửa được xây dựngnhằm mục đích phục vụ cho việc thiết kế hình dạng răng giả sao cho gần nhấtvới hình dạng của răng thật

Ngay từ cuối thế kỉ XIX, Dalbey và Wavrin đã nhận thấy có sự liên quanhình thái rất mật thiết giữa khung xương mặt với hình dáng của thân răng cửagiữa hàm trên, đã chỉ ra ba loại mặt mà chúng ta sẽ thừa nhận, vì cách phânloại này có một ý nghĩa thực dụng: loại mặt hình tam giác, hình vuông vàhình ô van [57]

Dựa trên nhận xét của Dalbey và Wavrin, tác giả Nelson đã tập hợpnhững dấu hiệu nêu rõ mối liên quan hình thái của cung răng, khuôn mặt vàthân răng cửa giữa hàm trên và gọi đó là Bộ ba Nelson (Triade de Nelson)

Trang 24

Ông cho rằng nếu ta chụp ảnh một chiếc răng cửa giữa của một bệnh nhânnào đó, đem phóng đại cho vừa bằng kích thước ảnh của mặt bệnh nhân ấy thì

ta thấy đường quanh răng cửa giữa phù hợp với khuôn mặt từ trán đến cằm;

nó cũng trùng với hình thái cung răng [57]

Năm 1913 Leon William nghiên cứu nhân trắc học hơn 1.000 hộp sọ tạitrường Đại học Georgia ông đã tìm thấy có ba hình dạng của răng cửa giữahàm trên đó là: hình vuông, hình trứng và hình tam giác Ông quan sát thấyrằng những phác thảo của khuôn mặt, khi đảo ngược, có thể tương ứng với hàmrăng cửa giữa hàm trên, kết quả trong thẩm mỹ mong muốn Vì vậy được gọi là

“lý thuyết hình thái học” về sự phù hợp dạng của khuôn mặt và các hình dạngthân răng cửa giữa hàm trên Lý thuyết này mặc nhiên công nhận và phổ biếnnhất cho sự lựa chọn răng giả khi làm phục hình Nó được đề cập ở hầu hết cácsách giáo khoa phục hình răng giả trên thế giới Nhiều tác giả đồng ý với lýthuyết này, nhưng một số nghiên cứu vẫn không chấp thuận [16]

Hình 1.11: Ba hình dạng thân răng theo Leon William [17]

Năm 1980, Mavroskoufis và G M Ritchie [58] ở trường Nha khoa LuânĐôn đã nghiên cứu trên 70 mẫu hàm thạch cao của sinh viên, đa số là datrắng, về mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạngkhuôn mặt Các tác giả đã nhận thấy rằng chỉ có 31,3% trường hợp có sựđồng dạng giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạng khuôn mặt Họ

đã kết luận rằng không có mối liên quan mật thiết nào giữa hình thể răng cửa

Ngày đăng: 23/08/2019, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w