ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THANH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG DẠY HỌC
MÔN GDCD LỚP 12 Ở CÁC TRƯỜNG THPTHUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN htt p: / / l r c tnu.edu.vn
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THANH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG DẠY HỌC
MÔN GDCD LỚP 12 Ở CÁC TRƯỜNG THPTHUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận chính trịMã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ KHƯƠNG
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫnkhoa học của TS Nguyễn Thị Khương - Giảng viên chính khoa Giáo dục Chính trị -Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Số liệu và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thựcvà chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Thông tin trích dẫntrong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Hoàng Thị Thanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để luận văn hoàn thành và được phép bảo vệ em đã nhận được sự quan tâmgiúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến:
- Cô giáo TS Nguyễn Thị Khương - người đã dành nhiều thời gian quý báu đểhướng dẫn, góp ý, chia sẻ… giúp em có định hướng đúng trong suốt thời gian thựchiện luận văn.
- Các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận văn đã có nhiều góp ý vềmặt khoa học để em hoàn thiện luận văn được tốt hơn.
- Các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học Lý luận và phương pháp dạy học bộmôn Lý luận chính trị - đã giúp em có nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn.
- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Bắc Quang tỉnh HàGiang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình khảo sát vàthực nghiệm làm luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình, đồng nghiệp,bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi hoànthành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Hoàng Thị Thanh
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
5 Giả thuyết khoa học 5
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài 6
7 Kết cấu của đề tài 6
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các công trình liên quan đến phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình 7
1.1.2 Các công trình liên quan đến phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân 10
1.2 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 12
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình 12
Trang 61.2.2 Nội dung, chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 và vai tròcủa phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học mônGiáo dục công dân lớp 12 191.2.3 Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp nghiên cứu trườnghợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 26Kết luận chương 1 29
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG 30
2.1 Khái quát chung về các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 30
2.1.1 Đặc điểm chung về các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 30
2.1.2 Đặc điểm học sinh các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 35
2.1.3 Đặc điểm giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân ở các trườngTHPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 372.2 Thực trạng dạy học và sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điểnhình vào dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 392.1.1 Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các trườngTHPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 392.1.2 Thực trạng sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hìnhvào dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các trường THPT huyệnBắc Quang, tỉnh Hà Giang 422.3 Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hìnhtrong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 46
2.3.1 Các nguyên tắc xây dựng quy trình 462.3.2 Các quy trình sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hìnhtrong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 48
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vnKẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60
Trang 8Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG 61
3.1 Thực nghiệm sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hìnhvào dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các trường THPT huyệnBắc Quang, tỉnh Hà Giang 61
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 61
3.1.2 Giả thuyết thực nghiệm 61
3.1.3 Phương pháp, thời gian, đối tượng thực nghiệm 62
3.1.4 Nội dung thực nghiệm 63
3.1.5 Kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của học sinh 65
3.1.6 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 67
3.2 Ưu điểm, hạn chế và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dụccông dân lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 74
3.2.1 Ưu điểm và nhược điểm khi vận dụng phương pháp NCTHĐH trong dạy dạy học môn GDCD lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 74
3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương phápnghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dânlớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 76
Kết luận chương 3 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85PHỤ LỤC
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất của một số trường THPT huyện Bắc Quangtỉnh Hà Giang năm học 2018-2019 35Bảng 2.2 Số lượng HS và GV ở một số trường THPT huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang năm học 2018 -2019 33Bảng.2.3 Trình độ chuyên môn của GV ở một số trường THPT huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm học 2018 -2019 34Bảng 2.4 Số lượng GV dạy môn GDCD ở các trường THPT huyện Bắc
Quang - Hà Giang năm học 2018-2019 37Bảng 2.5 Kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT huyện Bắc
Quang - Tỉnh Hà Giang 41Bảng 2.6 Kết quả điều tra mức độ sử dụng các PPDH và phương
pháp NCTHĐH trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở huyệnBắc Quang 43Bảng 2.7 Những khó khăn khi vận dụng phương pháp NCTHĐH trong
dạy học GDCD lớp 12 ở huyện Bắc Quang 44Bảng 3.1 Các lớp tham gia thực nghiệm 63Bảng 3.2 Mức độ hiểu bài và thái độ học tập của HS đối với giờ học 68Bảng 3.3 Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở trường Nội trú
THCS& THPT 70Bảng 3.6 Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở trường THPT
Kim Ngọc 71Bảng 3.7 Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở trường THPT
Việt Vinh 72
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC trường Nộitrú THCS& THPT 70Biểu đồ 3.2 Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC trường
THPT Kim Ngọc 71Biểu đồ 3.3 Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC trường
THPT Việt Vinh 72
Trang 12MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghịquyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nhấn mạnh tới quátrình đổi mới giáo dục như là nấc thang đột phá để nước ta phát triển đi lên.Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đượcưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội [14].Nghị quyết 29 đã nhấn mạnh tới việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngở tất cả các thành tố từ nội dung, chương trình, phương pháp dạy học Tiếp tụctinh thần của Nghị quyết 29, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng takhẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáodục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc Đổi mới chương trình và nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại,thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề Đa dạng hóa nội dung,tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu cảu các bậc học, các chương trình giáo dục,đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giákết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan” [15, tr.115-116].
Bước đột phá quan trọng của ngành giáo dục nhằm thực hiện tốt Nghịquyết 29 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là việc ban hành Chương trìnhphổ thông tổng thể và Chương trình môn học mới ở phổ thông vào ngày 28tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong đó, khẳng định tính cấpthiết và nội dung của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở các cấpbậc học trong chương trình giáo dục phổ thông Các môn học đã được nhìnnhận, thay đổi theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học và điều đặc
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnbiệt là tầm quan trọng và vai trò của các môn học đã được nhìn nhận, đánh giámột cách thấu đáo, toàn vẹn.
Theo đó, môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thôngtiếp tục được khẳng định là giữ vai trò quan trọng trong việc trang bị cho họcsinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức và hành vi đạo đức, ý thức sống và làmviệc theo pháp luật; qua đó hình thành và phát triển ở học sinh những phẩmchất và năng lực cần thiết của công dân sống trong một xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh Với tầm quan trọng đó, việc dạy và học tốt môn GDCD là việclàm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giảntrước những làn sóng văn hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thịtrường Tuy nhiên, để phát huy được vai trò, nhiệm vụ của môn GDCD trongđiều kiện mới và đặc biệt là để thực hiện thành công chương trình môn họcmôn GDCD mới, cần thiết phải thay đổi phương pháp dạy học theo đúng
khuyến nghị được thể hiện trong chương trình môn học mới: kết hợp sử dụng
các phương pháp dạy học truyền thống và dạy học hiện đại theo hướng tíchcực hóa hoạt động của người học, tăng cường phương pháp dạy học đặc thùnhư dạy học giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêunhững tấm gương công dân; xử lý tình huống có tính thời sự về đạo đức, phápluật và kinh tế trong cuộc sống hàng ngày; thảo luận nhóm, đóng vai, dự án…
Huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi phía Bắc củaTổ quốc Nhiều năm qua, ngành giáo dục Hà Giang chỉ đạo giáo viên GDCDcấp trung học phổ thông trong toàn tỉnh cũng như ở huyện Bắc Quang nỗ lựctổ chức thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD.Một số thành tích của giáo viên và học sinh THPT huyện Bắc Quang trongdạy học môn GDCD đã có sự thay đổi theo hướng phát triển Trong nhữngnăm gần đây, số học sinh chọn môn GDCD để thi tốt nghiệp THPT có xuhướng nhiều hơn các môn khác Chất lượng dạy và học môn học được tăngcường Công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh,
Trang 14nhờ đó, được nâng lên Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn có những khókhăn, hạn chế trong dạy học môn GDCD ở huyện Bắc Quang Mặc dù tỉ lệ họcsinh chọn môn học này để thi tốt nghiệp đông, song kết quả thi về mặt điểm sốchưa cao; khả năng hiểu sâu bài học, các năng lực, phẩm chất của học sinhđược hình thành trong môn GDCD còn yếu Tìm hiểu nguyên nhân của thựctrạng đó, chúng tôi được biết bên cạnh các nhân tố chủ quan thuộc về học sinhthì các yếu tố như cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo và đặc biệt phương phápdạy học của giáo viên còn nghèo nàn Giáo viên chưa nỗ lực, đổi mới phươngpháp dạy học, chủ yếu vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống nhưthuyết trình, phát vấn…không đem lại hiệu quả về chất lượng dạy học Quanhiều năm giảng dạy ở nhà trường phổ thông, tôi thấy học sinh học môn GDCDsẽ hứng thú với bài học hơn, các năng lực tư duy lôgic, phản biện, hợptác…của học sinh dần được hình thành khi các em được giao những tình huốngthực tiễn, nhất là các nhân vật người thật, việc thật để liên hệ, giải quyết trongbài học Từ đó, có thể khẳng định, việc dạy học môn GDCD bằng phương phápNCTHĐH, vừa sát với yêu cầu chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo trongChương trình môn học mới, vừa phát huy năng lực người học.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụngphương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn GDCDlớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chấtlượng dạy học môn GDCD cấp THPT ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giangtrong giai đoạn hiện nay.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng sử dụng phương phápnghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Đề tài đề xuất quy trình
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vnvà một số biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả phương pháp nghiên cứu trườnghợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường THPThuyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng vào giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc sử dụng phương phápnghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12.
Hai là: Phân tích thực trạng sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các trường THPTtrong huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Ba là: Đề xuất quy trình, thực nghiệm sư phạm và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hìnhtrong dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh HàGiang.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điểnhình trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở huyện huyện Bắc Quang, tỉnh HàGiang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp nghiên cứutrường hợp điển hình trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” chươngtrình GDCD lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnhHà Giang hiện nay.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Đề tài dựa trên:
- Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử.
Trang 16- Lý luận về phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới và trong nước.
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn- Kế thừa các công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứutrường hợp điển hình trong dạy học nói chung và dạy học môn Giáo dụccông dân nói riêng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài có sửdụng một số phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp lịch sử và lôgic+ Phân tích và tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết+ Phương pháp phân tích, đối chiếu
+ Phương pháp so sánh
Các phương pháp trên được sử dụng để nghiên cứu, làm rõ những nộidung có tính lý luận và những nội dung thực tiễn cần phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp điều tra xã hội học+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm+ Phương pháp quan sát
+ Sử dụng toán thống kê
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng để nghiên cứunhững nội dung thực tiễn trong luận văn.
5 Giả thuyết khoa học
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình được vận dụng trong dạyhọc môn GDCD ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang theođúng nguyên tắc, quy trình, biện pháp đề xuất trong luận văn sẽ đem lại hiệuquả cao: phát huy được tính tích cực, tự giác, năng động của học sinh trong họctập; góp phần hình thành ở học sinh năng lực độc lập, tư duy sáng tạo; gópphần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD nói chung.
Trang 186 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
- Đề tài hoàn thành góp phần làm sáng tỏ hơn về thực trạng sử dụngphương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dụccông dân ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Cung cấp những luận cứ làm cơ sở lý luận cho việc sử dụng phươngpháp nghiên cứu trường hợp điển hình vào quá trình dạy học môn Giáo dụccông dân nói chung và môn Giáo dục công dân lớp 12 nói riêng ở các trườngTHPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học cũng nhưcủa quá trình đổi mới PPDH môn Giáo dục công dân.
- Đề tài hoàn thiện còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên,học viên cao học chuyên ngành Giáo dục chính trị và những người quan tâmđến môn Giáo dục công dân và phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hìnhtrong dạy học môn Giáo dục công dân.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 7 tiết.
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
* Trên thế giới:
Nghiên cứu trường hợp điển hình được áp dụng trong dạy học từ khálâu Ngay từ những năm đầu của thế kỉ 20, một số trường học ở Hoa Kỳnhư trường Thương mại Harvard ở Boston đã áp dụng phương pháp nàyvào dạy học với mục đích giúp cho sinh viên chuẩn bị tốt hơn khi bước vàothực tiễn nghề nghiệp Trên thế giới các công trình liên quan đến phươngpháp NCTHĐH có thể kể đến như sau:
- “Nghiên cứu trường hợp điển hình trong Chính phủ Mỹ: Chương trìnhtrường hợp liên đại học” của các tác giả Bock Edwin A và Alan K Campbell [7]- “Các bậc tự do” và nghiên cứu điển hình” của tác giả Campbell Donald T[8, tr.178-193]
- “Nghiên cứu điển hình và tổng quát hóa” của các tác giả Roger Gomm,Martyn Hammerlsay, Peter Foster [30, tr.98-
115]
Trang 20- “Nghiên cứu điển hình trong tư tưởng phương pháp học của Mỹ” củatác giả Platt Jennifer [28, tr.17-48]
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vnCác công trình trên ở những khía cạnh nhất định đã đề cập đến phươngpháp NCTHĐH Các vấn đề lý luận chung như bản chất, đặc điểm, tính hiệuquả của việc vận dụng phương pháp này trong các lĩnh vực giáo dục học, chínhtrị học đã được các tác giả đưa ra mổ xẻ, phân tích một cách kỹ lưỡng Dướigóc độ giáo dục các tác giả Bock Edwin A và Alan K Campbell đã khẳng địnhviệc áp dụng phương pháp NCTHĐH sẽ đem đến những ích lợi to lớn cho cảngười dạy và người học Phương pháp này không chỉ kích thích tính năng động,sáng tạo, tư duy phân tích, phản biện cho người học mà còn làm tăng hàmlượng kiến thức thực tiễn, kỹ năng giải quyết vấn đề cho người dạy Những vấnđề này là những luận cứ quan trọng giúp tác giả luận văn hiểu rõ hơn về phươngpháp NCTHĐH và vận dụng nó vào việc nghiên cứu luận văn của mình.
Ở Việt Nam:
Phương pháp NCTHĐH được các nhà giáo dục áp dụng phổ biến trongdạy học ở nhiều môn học khác nhau Nghiên cứu về phương pháp này ở nước tacó một số công trình tiêu biểu sau:
Bài viết “Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh trung học phổ thông”, tác giảNguyễn Thị Linh Huyền đã trình bày một số phương pháp dạy học tích cực,trong đó có bàn luận đến phương pháp nghiên cứu trường hợp Theo tác giảNguyễn Thị Linh Huyền, phương pháp này có các đặc điểm là: Trường hợpđược rút ra từ thực tiễn dạy học hoặc phản ánh một tình huống thực tiễn dạyhọc Do đó trường hợp thường mang tính phức hợp; Mục đích hàng đầu củaphương pháp trường hợp không phải là việc truyền thụ tri thức lí thuyết mà làviệc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong những tình huống cụthể; HS đặt trước những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng cácphương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án đó, để quyếtđịnh phương án giải quyết vấn đề; HS cần xác định những phương hướng hànhđộng có ý nghĩa quyết định [23]
Trang 22Trong khuôn khổ của “Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông”của Bộ Giáo dục và đào tạo, các tác giả Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier đãtrình bày trong chuyên đề “Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học ởtrường trung học” Khi đề cập đến phương pháp nghiên cứu trường hợp, các tácgiả đã phân tích các vấn đề sau: khái niệm phương pháp nghiên cứu trườnghợp; đặc điểm đặc trưng; các dạng khác nhau của phương pháp nghiên cứutrường hợp; ưu điểm, nhược điểm; cách xây dựng trường hợp và ví dụ vềphương pháp nghiên cứu trường hợp [10].
Tác giả Nguyễn Bá Đạt trong Tạp chí Tâm lý học số 10, với bài viết“Phương pháp NCTHĐH trong khoa học xã hội và tâm lý học”, trong đó tácgiả đã phân tích việc áp dụng phương pháp NCTHĐH trong khoa học tâm lýhọc và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NCTHĐH trongkhoa học xã hội nói chung và tâm lý học nói riêng [16, tr.56].
Cuốn “Dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp ở đại học” của tác giảVũ Thị Lan xuất bản năm 2014 được coi là cuốn sách trình bày khá chi tiết,tường tận về phương pháp nghiên cứu trường hợp trong dạy học bậc đại học.Với dung lượng 171 trang, tác giả Vũ Thị Lan đã bắt đầu từ việc phân tích quanniệm về dạy học hiện đại ở bậc đại học, từ đó đi sâu nghiên cứu về phươngpháp nghiên cứu trường hợp trong khoa học, lịch sử phát triển của phươngpháp nghiên cứu trường hợp trong dạy học đại học, bản chất và nguyên tắc củadạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp Đặc biệt, trong cuốn sách này, tác giảVũ Thị Lan còn chỉ rõ những biện pháp và kỹ thuật dạy học nghiên cứu trườnghợp, đưa ra các ví dụ minh họa đặc sắc Có thể nói, cuốn sách là nguồn tài liệuquý giá cho việc nghiên cứu phương pháp CNTHĐH trong dạy học.
Có thể thấy, việc áp dụng phương pháp NCTHĐH vào dạy học ở nước talà khá phổ biến Nhưng để có những nghiên cứu chuyên sâu về phương phápnày thì lại rất ít Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã có mới chỉ đề cập
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vnđến phương pháp NCTHĐH ở một phương diện nhất định nào đó Do vậy, rấtcần có cái nhìn chuyên sâu, toàn diện và bao quát hơn về phương phápNCTHĐH và vận dụng nó vào dạy học ở nước ta hiện nay.
1.1.2 Các công trình liên quan đến phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân
Có thể khẳng định rằng cho đến nay, việc nghiên cứu về phương phápNCTHĐH trong dạy học môn GDCD là không nhiều, mới chỉ xuất hiện mộtvài công trình tiêu biểu như:
“Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT” của tác giả Vũ ĐìnhBảy là một cuốn sách chú trọng tới các phương pháp dạy học khác nhau trongdạy học môn GDCD Tuy nhiên, khi đưa ra những phương pháp và hình thức tổchức dạy học tích cực áp dụng trong dạy học môn GDCD ở trường phổ thông,tác giả đã đề cập đến phương pháp NCTHĐH Với quan niệm đó là mộtphương pháp dạy học tích cực, tác giả đã chỉ dẫn những ưu điểm, nhược điểmvà khẳng định việc vận dụng phương pháp NCTHĐH vào dạy học môn GDCDsẽ đem lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mônGDCD ở nước ta [1].
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp
điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12” của tác giả Phạm Thị
Dinh trường Trung học phổ thông Sông Ray, tỉnh Đồng Nai Trong sáng kiếnnày, tác giả Phạm Thị Dinh đã trình bày khái niệm về phương pháp nghiên cứutrường hợp điển hình, chỉ rõ những đặc điểm của phương pháp nghiên cứutrường hợp điển hình và các dạng phương pháp nghiên cứu trường hợp điểnhình Trong sáng kiến này, tác giả còn phân tích những ưu điểm và nhược điểmcủa phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, để từ đó đưa ra những yêucầu cơ bản của việc vận dụng nghiên cứu trường hợp điển hình vào môn Giáodục công dân lớp 12 [12].
Trang 24Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Mai “Vận dụng phương pháp
nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục Công dân ở cáctrường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” Có thể coi, đây là công trình
nghiên cứu chuyên sâu về vận dụng phương pháp NCTHĐH trong dạy học mônGDCD Trong khuôn khổ 80 trang A4, luận văn đã đề cập đến những vấn đềsau: [25]
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận của việc vận dụng phương phápNCTHĐH trong môn GDCD ở THPT Ở đây, tác giả đã trình bày khái niệm,đặc trưng và các hình thức của phương pháp NCTHĐH; phân tích ưu điểm vànhược điểm của phương pháp NCTHĐH trong dạy học môn GDCD ở trườngTHPT; luận giải rõ sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp NCTHĐHtrong dạy học môn GDCD ở trường THPT
Thứ hai, đề xuất quy trình vận dụng phương pháp NCTHĐH trong dạyhọc môn GDCD ở các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Theo đó,quy trình mà tác giả đề xuất gồm 5 bước: 1 Nghiên cứu, rà soát cấu trúc, nộidung chương trình, sách giáo khoa môn GDCD; 2 Lựa chọn bài học và xácđịnh mục tiêu; 3 Thiết kế các hoạt động dạy học vận dụng phương phápNCTHĐH; 4 Xây dựng công cụ đánh giá và 5 Thực nghiệm tổ chức dạy học.Từ đó, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm vận dụng phương phápNCTHĐH trong dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Lương Tài,tỉnh Bắc Ninh ở các phương diện kế hoạch, nội dung, kết quả thực nghiệm.Cũng trong nội dung này tác giả Nguyễn Thị Mai còn phân tích và chỉ ra đượcnhững vấn đề đặt ra trong vận dụng phương pháp NCTHĐH trong dạy học mônGDCD ở các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Thứ ba, tác giả phân tích nguyên tắc và đề xuất năm biện pháp chủ yếunhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp NCTHĐH trong dạy học mônGDCD ở các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Qua đó đi đếnkhẳng định việc vận dụng phương pháp NCTHĐH là một trong những hướng
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vnđi đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở các trườngTHPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Trang 26Như vậy, có thể thấy, tuy không có nhiều công trình nghiên cứu về vậndụng phương pháp CNTHĐH trong dạy học môn GDCD nhưng những côngtrình đã có đều có những đóng góp quan trọng trong việc lý giải tính tích cựccủa việc áp dụng phương pháp NCTHĐH để nâng cao chất lượng dạy học mônGDCD ở nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu để viết luận văn, tác giả nhận thấycho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về phương pháp nghiêncứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ởtrường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Do vậy, việc tác giả lựa chọnvà nghiên cứu tài liệu này là không có sự trùng lặp về nội dung, hình thức, đốitượng cũng như địa điểm nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, đề tài tiếptục nghiên cứu để làm rõ những nội dung sau:
- Đưa ra khái niệm mới về phương pháp nghiên cứu trường hợp điểnhình trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường phổ thông
- Đề xuất quy trình dạy học bằng phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình môn GDCD lớp 12 áp dụng trước hết cho các trường THPT trên địabàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bằngphương pháp NCTHĐH trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở các trường THPThuyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
1.2 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
1.2.1.1 Một số khái niệm cơ bản* Khái niệm về phương pháp
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
Thuật ngữ, “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là “methodos”.
Nghĩa là con đường, công cụ để nhận thức thế giới.
Trang 28Trong Triết học, phương pháp được hiểu là “cách thức đề cập đến hiệnthực, nghiên cứu các hiện tượng của tự nhiên và của xã hội” [31, tr.607]
Trong từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh, phương pháp được diễn giảitheo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là “Trình tự cần theo trong những bước có quanhệ với nhau khi tiến hành một việc có mục đích nhất định”; và nghĩa thứ hai là“Toàn thể những bước đi mà tư duy tiến hành theo một trình tự hợp lý luận,nhằm tìm ra chân lý trong khoa học” [13, tr.394].
Theo tác giả Hoàng Phê, phương pháp “là cách thức để làm một việc gì
sau khi nghiên cứu kỹ: làm việc có phương pháp” [26, tr.24].
Như vậy, nói đến phương pháp là nói đến cách thức/phương thức mà conngười đặt ra để thực hiện một mục đích/mục tiêu nào đó nhằm đem lại hiệu quảcao trong công việc của mình.
Trong thực tiễn, ở bất cứ một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó, để đạtđược mục đích đặt ra, người ta đều phải xây dựng cho mình một hệ thống cácphương pháp Trong dạy học, mục tiêu dạy học luôn được xác định rõ ràng vàđể đạt được mục tiêu đó, người giáo viên luôn xác định được cho mình phươngpháp dạy phù hợp với từng bài, từng đơn vị kiến thức Phương pháp dạy học làmột trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học Sự hứng thú/khônghứng thú của học sinh trong giờ học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạyhọc mà người giáo viên thực hiện trên lớp.
* Khái niệm về phương pháp dạy học
Cho đến nay, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệmphương pháp dạy học tùy theo các cấp độ nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau.Dưới đây là một số quan niệm đó:
“Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giảiquyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”[18, tr.46].
“Phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa giáo viên và học sinhđể cho học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo” [24, tr.22].
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn“Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sựphối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tíchcực tự lực đạt tới mục đích dạy học” [21, tr.45].
Phương pháp dạy học “là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất củagiáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủđạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học”[32, tr.204].
“Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của cả thầy giáo vàhọc sinh trong quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốtcác nhiệm vụ dạy học đề ra” [22]
“Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động củaGV và HS trong những môi trường dạy học được tổ chức, nhằm lĩnh hội trithức, kỹ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất” [2, tr.98].
“Phương pháp dạy học là những quan điểm, tư tưởng về tổ chức dạy học,là cách thức triển khai của một hệ thống dạy học đa tầng, đa diện cho một bậchọc, cấp học, ngành học, phương thức học” [19, tr.12].
Như vậy, mặc dù không có sự đồng nhất tuyệt đối, nhưng gần như hầu hếtcác quan niệm trên đều hiểu phương pháp dạy học là cách thức tương tác haygiao tiếp giữa thầy và trò để giải quyết các nhiệm vụ dạy học, giúp học sinh lĩnh
hội tri thức Kế thừa các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng phương pháp là
cách thức mà giáo viên đặt ra trong quá trình lên lớp giúp học sinh hiểu đượckiến thức bài học và qua đó hình thành kĩ năng, năng lực và thái độ cho họcsinh.
Phương pháp dạy học bao gồm hai hoạt động song hành là hoạt độngdạy và hoạt động học Song song với hai hoạt động đó là phương pháp dạyvà phương pháp học Hai phương pháp này có mối quan hệ tương hỗ vớinhau, trong đó phương pháp dạy giữ vai trò chủ đạo, còn phương pháp họcgiữ vai trò chủ động Sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau giữa hai
Trang 30phương pháp này tạo nên sự sống động trong quá trình dạy học và quyếtđịnh chất lượng của quá trình dạy học.
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
* Khái niệm về phương pháp NCTHĐH
Dưới góc độ phương pháp dạy học được sử dụng trong giáo dục, mặcdù chưa hoàn toàn đồng nhất, nhưng các nhà sư phạm, các nhà nghiên cứuđều có chung một quan niệm như nhau về phương pháp NCTHĐH Theo đó,phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là một phương pháp dạy học,trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyếtcác vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việcnhóm Đây là phương pháp điển hình của dạy học theo tình huống và dạyhọc giải quyết vấn đề [17].
Từ luận điểm trên có thể thấy, phương pháp NCTHĐH là một phương làmột phương pháp nghiên cứu có tính khoa học, giáo dục có chức năng phântích, giải thích, đánh giá bản chất các sự vật, hiện tượng trong một trường hợpnhất định Đặc trưng của phương pháp này đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu,mang tính bản chất những hiện tượng trong tình huống thực tế Cũng vì lẽ nàymà phương pháp NCTHĐH thường được gọi là phương pháp nghiên cứu thựctế Với nghĩa này, phương pháp NCTHĐH không chỉ được sử dụng trong dạyhọc, mà nó còn được sử dụng nhiều trong các ngành nghề đòi hỏi sự chuẩn xáccao như y học, luật học, xã hội học, sinh học
Dựa trên sự kế thừa các công trình đã có, trong mối liên quan và tách biệtcủa quá trình dạy học, đồng thời nhìn nhận dưới góc độ giáo dục, chúng tôi cho
rằng phương pháp NCTHĐH được áp dụng trong quá trình dạy học bộ môn là
phương pháp mà ở đó người giáo viên sử dụng những tình huống có tính tiêubiểu về bản chất của một sự vật, hiện tượng hoặc một nhóm sự vật, hiện tượngcó thực trong thực tiễn để đưa vào bài học, qua đó hướng học sinh vào quátrình tự học, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh Những tình huống
thực tế không bắt buộc được đặt ra từ phía giáo viên mà trong một số trườnghợp, có thể do người học tự phát hiện ra và trình bày trước lớp dưới sự dẫn dắthoặc yêu cầu từ phía giáo viên.
Trang 32* Khái niệm về phương pháp NCTHĐH trong dạy học môn Giáo dụccông dân
Trong Chương trình môn GDCD mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạođã nhấn mạnh tới việc sử dụng các phương pháp hiện đại, trong đó có phươngpháp NCTHĐH như là “phép màu nhiệm” để thực hiện thành công chươngtrình môn học Thực tế là từ lâu nay, phương pháp này vẫn được dạy học trongmôn GDCD ở bậc THPT Song, để hiểu một cách tường minh về khái niệm thìcó lẽ không phải ai cũng hiểu rõ và đầy đủ.
Theo chủ ý của cá nhân trên phương diện bước đầu nghiên cứu chuyên
sâu về phương pháp NCTHĐH, tác giả luận văn cho rằng phương pháp
NCTHĐH trong dạy học môn Giáo dục công dân là phương pháp mà giáo viênsử dụng các tình huống điển hình xảy ra trong thực tiễn để giúp học sinh nghiêncứu, làm rõ một đơn vị kiến thức hoặc một bài học nào đó có trong chương trìnhmôn GDCD Phương pháp này có những đặc trưng sau:
- Đó là phương pháp nghiên cứu các tình huống trong bối cảnh hiện thựcđang tồn tại, đã và đang diễn ra.
- Đó là phương pháp mà người sử dụng buộc phải nghiên cứu đời sốnghiện tồn của xã hội một cách sâu sát.
- Việc nghiên cứu trường hợp điển hình có thể tiến hành trên một hoặcnhiều đối tượng khác nhau.
- Kết quả của việc vận dụng thành công phương pháp này phụ thuộc vàonhiều nhân tố khác nhau, nhưng lớn nhất là việc sử dụng trường hợp điển hìnhphù hợp với bài học và quá trình làm việc của học sinh.
Phương pháp NCTHĐH khi vận dụng vào dạy học bộ môn GDCD có tácdụng nhất định trong việc làm rõ kiến thức của bài học Chẳng hạn khi dạy họcbài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” trong chương trìnhGDCD lớp 10, giáo viên sẽ cho học sinh nghiên cứu trường hợp điển hình làLiệt sỹ - Bác sỹ Đặng Thùy Trâm để làm rõ các đơn vị kiến thức của bài học.Hay trong khi dạy
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnhọc bài 6 “Công dân với các quyền tự do cơ bản” môn GDCD lớp 12, giáo viênsẽ cho học sinh nghiên cứu trường hợp vụ án Nguyễn Hải Dương và đồng bọnthảm sát gia đình 6 người ở Bình Phước năm 2015…
Việc áp dụng phương pháp NCTHĐH trong dạy học môn GDCD lớp 12ở trường THPT nói riêng và môn GDCD ở nhà trường phổ thông nói chungkhông chỉ giúp học sinh hiểu bài học mà còn là cơ sở để phát huy tối đa cácnăng lực của học sinh như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thuyết trình,năng lực hợp tác…
1.2.1.2 Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Mỗi phương pháp dạy học đều có những điểm khác biệt với các phươngpháp còn lại Phương pháp NCTHĐH khác với các phương pháp khác ở nhữngđặc điểm sau đây:
Một là: Phương pháp NCTHĐH thực chất là quá trình dạy học vận dụngtri thức và giải quyết vấn đề vào những tình huống cụ thể có thực trong thựctiễn Tuy nhiên giữa dạy học giải quyết vấn đề và NCTHĐH là khác nhau Dạyhọc giải quyết vấn đề là phương pháp mà người dạy đặt người học vào một tìnhhuống có vấn đề, đó là những tình huống thường chứa đựng một hoặc một vàimâu thuẫn trong nhận thức; thông qua việc giải quyết vấn đề mà người học lĩnhhội được tri thức, kỹ năng của bài học Phương pháp NCTHĐH khác với dạyhọc giải quyết vấn đề ở chỗ những tình huống có vấn đề trong dạy học giảiquyết vấn đề có thể là tình huống có thực hoặc có thể là tình huống giả định.Còn những tình huống trong dạy học NCTHĐH phải là những tình huống cóthực trong thực tiễn.
Hai là: Phương pháp NCTHĐH đặt học sinh trước những tình huốngthực tế cần giải quyết mà ở đó học sinh phải thiết lập các phương án giải quyếtvấn đề và từ đó chọn ra một phương án tối ưu nhất Thực chất dạy họcNCTHĐH là một hình thức điển hình của dạy học tìm tòi khám phá trong mốiquan hệ biện chứng giữa giáo viên và học sinh Việc dạy học bằng phương
Trang 34pháp NCTHĐH còn thể hiện sự thống nhất giữa việc kiến tạo tri thức với pháttriển tư duy kỹ thuật và tư duy phản biện Giá trị trong phương pháp dạy họcnày là một mặt người học được học cách khám phá, rèn luyện cách thức pháthiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học; mặt khác người học vừaphát triển được các kỹ năng so sánh, đánh giá, nhận ra vấn đề vừa giúp ngườihọc bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động, sáng tạo Như vậy, dạy họcNCTHĐH sẽ thúc đẩy việc bộc lộ và phát triển các năng lực của học sinh.
Ba là: Phương pháp NCTHĐH phải phản ánh những tình huống thực tiễnđiển hình nhất, có khi phức tạp nảy sinh trong cuộc sống chứ không phải là mộtcâu chuyện giản đơn thông thường Do đó, nó đòi hỏi tính tự giác, sự cộng táclàm việc để giải quyết những nhiệm vụ học tập mang tính tích hợp.
Bốn là: Những trường hợp điển hình lựa chọn có thể dài, ngắn khácnhau, phụ thuộc vào nội dung bài học, đồng thời phải phù hợp với trình độ họcsinh Với đặc trưng này, phương pháp NCTHĐH rất phù hợp với chương trìnhmôn GDCD lớp 10 vì nó định hướng hứng thú đến cho học sinh.
Năm là: Tùy từng trường hợp cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức cho cảlớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm họcsinh nghiên cứu một trường hợp điển hình khác nhau Như vậy, việc áp dụngphương pháp NCTHĐH không chỉ phù hợp với hình thức tổ chức dạy học lớp -bài mà còn phù hợp với hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ Việc cộng tác làmviệc nhóm hoặc làm việc cá nhân sẽ được phát huy một cách tốt đa.
Như vậy, với đặc điểm trên việc áp dụng phương pháp NCTHĐH vàodạy học môn GDCD nói chung và môn GDCD lớp 12 nói riêng trong nhàtrường THPT có một ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, giúp nâng cao chấtlượng dạy và học môn GDCD ở nước ta trong bối cảnh mới như hiện nay.Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả hay không còn tùythuộc vào năng lực và sự áp dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những điềukiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường giáo dục và của bản thân mỗi giáo viêngiảng dạy môn GDCD.
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
1.2.2 Nội dung, chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 và vai trò củaphương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dụccông dân lớp 12
1.2.2.1 Nội dung, chương trình hiện hành của môn Giáo dục công dân lớp 12ở trường THPT
Chương trình GDCD ở THPT hiện nay ở nước ta đang được thiết kế gồm5 phần: Phần 1 Công dân với thế giới quan và phương pháp luận triết học;Phần 2 Công dân với đạo đức; Phần 3 Công dân với các vấn đề kinh tế; Phần4 Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội; Phần 5 Công dân với pháp luật.Trong đó, môn GDCD lớp 12 nằm trọn vẹn trong phần thứ năm.
Nội dung của chương trình môn GDCD lớp 12 hiện hành cung cấp nhữnghiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, nội dung của pháp luật trong một số lĩnhvực của đời sống xã hội Các tri thức của phần này sẽ giúp HS chủ động, tự giácđiều chỉnh hành vi của mình và đánh giá được hành vi của người khác theoquyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Cấu trúc chương trình gồm 10 bài, được phân phối như sau:
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sốngxã hội (3 tiết)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)
Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại(thuộc phần giảm tải, học sinh tự đọc thêm ở nhà)
Trang 36Ngoài những bài học chính trong sách giáo khoa, chương trình còn dànhmột số thời gian cho hoạt động sinh hoạt chuyên đề, thực hành ngoại khóa vềcác vấn đề ở địa phương và tích hợp phòng chống tham nhũng Phân tích theochủ đề, phần “Công dân với Pháp luật” gồm hai chủ đề lớn sau:
Chủ đề thứ nhất: Bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển
của công dân, đất nước và nhân loại: được cụ thể hóa trong các bài 1, 2, 8, 9,
Chủ đề thứ hai: Quyền và nghĩa vụ công dân trong một số lĩnh vực của
đời sống xã hội - được cụ thể hóa trong các bài 3, 4, 5, 6, 7.
Chương trình môn GDCD lớp 12 được xác định với những mục tiêu cụthể về kiến thức, kỹ năng, thái độ Người học sau khi học xong sẽ đạt được cácyêu cầu sau:
* Mục tiêu về kiến thức:
MT1: Hiểu và trình bày được bản chất giai cấp và bản chất xã hội củapháp luật Hiểu rõ được mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế,pháp luật với chính trị và pháp luật với đạo đức.
MT2: Hiểu và trình bày được vai trò, ý nghĩa của pháp luật đối với sựtồn tại và phát triển của mỗi công dân cũng như của nhà nước và xã hội.
MT3: Hiểu, nhận biết và phân tích được một số nội dung cơ bản của phápluật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ vàphát triển của công dân.
MT4: Biết vận dụng những kiến thức đã học vào phân tích, giải quyếtmột số hiện tượng pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội.
* Mục tiêu về kỹ năng:
MT5: Sau khi học xong môn học, học sinh hình thành được các năng lựcphân tích, đánh giá các biểu hiện, tình huống pháp luật thông thường trong đờisống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội.
MT6: Học sinh biết cách tìm hiểu, tiếp cận các văn bản pháp luật đãđược trang bị trong nhà trường vào việc tự điều chỉnh hành vi của bản thân
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vn
* Mục tiêu về thái độ:
MT7: Học sinh biết trân trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng củapháp luật Từ đó, sống có ý thức trách nhiệm và tính tích cực công dân trongviệc xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
MT8: Học sinh có ý thức tôn trọng và tự giác sống, học tập theo phápluật Tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của HS trong nhàtrường, trong các hoạt động xã hội cũng như chủ động góp phần phòng, chốngcác biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
Chương trình môn GDCD lớp 12 hiện hành ở nước ta đang được thiết kếtheo hướng đồng tâm và phát triển Có sự kết nối với tri thức, kỹ năng, thái độtừ cấp Trung học cơ sở đến lớp 10 và lớp 11 Với cấu trúc, đặc điểm và mục tiêuvề kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình, chúng tôi thiết nghĩ, việc vậndụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình vào dạy môn GDCD lớp12 là phù hợp và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao như mong đợi.
1.2.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu trường hợpđiển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12
Trước đòi hỏi của thực tiễn trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trêntất cả các lĩnh vực thì đổi mới giáo dục nói chung, trong đó đổi mới phươngpháp dạy học môn GDCD ở trường THPT là hết sức cần thiết Luật Giáo dụcnăm 2005 nhận định “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từnglớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [29] Đổi mới phương pháp dạyhọc trong môn GDCD đặt ra yêu cầu cho người giáo viên không chỉ trang bịcho học sinh những kiến thức đã có trong sách giáo khoa mà còn phải bồidưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, tư duy sáng tạo; không chỉhình thành cho học sinh kỹ năng làm việc độc lập mà còn cung cấp cho cácem kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác với nhau trong môi trường xãhội luôn biến đổi.
Trang 38Qua thực tế dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú Bắc Quang vàqua kiểm nghiệm từ đồng nghiệp dạy bộ môn GDCD ở huyện Bắc Quang rấtnhiều năm qua, tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh không nhận thức được hếttầm quan trọng của môn Giáo dục công dân và cho rằng đây là môn học phụnên ít quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học Cá biệt, có một số học sinh tỏra thực sự hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này Với suy nghĩ phiếndiện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên.Đến khi kiểm tra thì quay cop, sử dụng tài liệu… Hiện tượng học sinh khôngmặn mà trong việc học môn giáo dục công dân đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”,tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng.
Bên cạnh đó, trong dạy học môn GDCD, phần lớn giáo viên vẫn sử dụngphương pháp dạy học truyền thống thầy đọc, trò ghi chép, đem đến sự mệt mỏi,thụ động ở học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức Một số giáo viên còn lên lớpvới tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tưtrong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫnchứng sinh động trong thực tế cũng như thiếu những dụng cụ trực quan làm chocác tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối vớihọc sinh Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế có tính.
Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dântrong nhà trường hiện nay, không chỉ cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trícủa môn học này trong hệ thống các môn học trong trường phổ thông, mà cầnthiết phải áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào dạy học, như Bộ Giáodục và đào tạo đã khẳng định trong chương trình môn học GDCD mới banhành tháng 12 năm 2018: để nâng cao chất lượng môn học, cần kết hợp sử dụngcác phương pháp dạy học truyền thống và dạy học hiện đại theo hướng tích cựchóa hoạt động của người học, tăng cường phương pháp dạy học đặc thù nhưdạy học giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu nhữngtấm gương công dân; xử lý tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật vàkinh tế trong cuộc sống hàng ngày; thảo luận nhóm, đóng vai, dự án…
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNht t p: / / l r c tnu.edu.vnVới ý nghĩa trên, việc áp dụng phương pháp NCTHĐH trong dạy họcmôn GDCD lớp 12 ở trường THPT giữ một vị trí, vai trò và có tầm quan trọngđặc biệt Thông qua việc nghiên cứu các trường hợp điển hình liên quan đến bàihọc, học sinh sẽ tự mình khám phá những điều mình chưa biết, chưa hiểu màkhông cần thụ động ngồi chờ thầy cô giảng giải Tất nhiên, để đạt được điều ấy,trong quá trình dạy học, giáo viên phải đưa ra được các tình huống hay, có ýnghĩa mới có thể phải thức tỉnh trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểubiết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực Khi dạy học môn GDCDlớp 12 bằng phương pháp NCTHĐH trong dạy học môn GDCD, chúng tôi thấycó một số lợi ích, vai trò và tầm quan trọng đối với cả người dạy và người học.
* Thứ nhất:
Sử dụng phương pháp NCTHĐH trong dạy học môn GDCD lớp 12 giúpGV nâng cao hiệu quả giờ dạy đáp ứng mục tiêu môn học: mục tiêu của mônGDCD nói chung và môn GDCD lớp 12 nói riêng hiện nay được xác định rất rõràng Bên cạnh việc giúp học sinh có được sự hiểu biết pháp luật về quyền,nghĩa vụ cơ bản của công dân; tích cực, tự giác học tập và tham gia lao động,sản xuất phù hợp với khả năng của bản thân; có trách nhiệm công dân trongthực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước để góp phần bảo vệ,xây dựng Tổ quốc; tôn trọng quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân theo quyđịnh của pháp luật; nhận thức, hành động theo lẽ phải và sẵn sàng đấu tranhbảo vệ lẽ phải, chống các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong xã hội; mônGDCD lớp 12 còn giúp học sinh củng cố, nâng cao các năng phân tích, đánhgiá thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh và nhắc nhở,giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực lập được mụctiêu, kế hoạch hoàn thiện, phát triển bản thân và thực hiện được; vận dụng đượccác kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tìnhhuống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợpvới lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đờisống xã hội; có kĩ năng sống, bản lĩnh để tiếp tục học tập, làm việc và thực hiện
Trang 40các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệTổ quốc và hội nhập quốc tế Để thực hiện được mục tiêu trên, việc sử dụngphương pháp NCTHĐH là phù hợp Bởi lẽ, nó không chỉ khắc phục những hạnchế thuộc về tâm lý, thái độ thiếu chủ động, không tích cực trong học tập củahọc sinh; mà còn giúp học sinh liên hệ, vận dụng kiến thức và thực tiễn, pháttriển năng lực và phẩm chất cho học sinh
Vận dụng phương pháp NCHTĐH trong dạy học GDCD lớp 12 còn giúpcho GV hiểu được trình độ nhận thức cũng như thái độ của HS đối với môn học.Từ đó, giúp GV dễ phân loại HS để giúp đỡ các em trong quá trình học tập
Khi áp dụng các phương pháp giảng NCTHĐH, giờ giảng của mỗi giáoviên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa Khả năng chuyên môn, vốn hiểubiết xã hội của giáo viên sẽ tăng lên do giáo viên phải liên tục cập nhật thôngtin qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin khác để lấy trường hợp điểnhình đưa vào bài học.
Trong dạy học bằng phương pháp NCTHĐH giáo viên là người chủ độngđưa ra tình huống Nhưng, đôi khi, chính học sinh lại là người phát hiện ranhững tình huống hay, có vấn đề, nhất là những tình huống liên quan đến ngườihọc Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò Và như vậy, mộtmặt, giáo viên sẽ “học” được từ học trò của mình những thông tin bổ ích màbản thân giáo viên chưa kịp thời cập nhật Mặt khác, nếu tình huống học sinhcung cấp xuất phát chính từ trải nghiệm thực tế hay xuất phát từ cuộc sống củacác em/gia đình các em, sẽ là cầu nối, là tiền đề để giáo viên hiểu học sinh củamình, đồng thời, tạo ra mối quan hệ, tình cảm khăng khít giữa thầy và trò Mốiquan hệ thầy - trò sẽ chắc chắn sẽ gần gũi, tốt đẹp, bền chặt qua việc giải quyếtcác tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học.
* Thứ hai:
Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học NCTHĐH, người họcsẽ thấy được vai trò quan trọng của mình trong giờ học Các em thấy rằngmình “được học” chứ không “bị học”, thậm chí họ còn tưởng tượng ra mình