Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là lĩnh vực khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ mục tiêu, đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học... nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện được việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy học cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực cho người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đẩy mạnh tổ chức tập huấn vấn đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho toàn bộ giáo viên của tất cả các bộ môn. Từ những lý do trên tôi lựa chọn chuyên đề: “THIẾT KẾ BÀI DẠY CHƯƠNG PHÂN BÀO (SINH HỌC 10) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”
Trang 1CHUYÊN ĐỀ:
THIẾT KẾ BÀI DẠY CHƯƠNG PHÂN BÀO (SINH HỌC 10)
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, trong
đó đặc biệt là lĩnh vực khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo dẫn đến sự chuyển biếnnhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều quốc gia Điều này đòi hỏigiáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ mục tiêu,đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học nhằm phát triển cho ngườihọc hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao độngtrong nước và quốc tế
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bướcchuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học
Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện được việc chuyển từ phương pháp dạy họctheo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy học cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹnăng, hình thành năng lực cho người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quảgiáo dục từ kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, giảiquyết vấn đề
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đẩy mạnh tổ chức tập huấnvấn đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh chotoàn bộ giáo viên của tất cả các bộ môn
Từ những lý do trên tôi lựa chọn chuyên đề: “THIẾT KẾ BÀI DẠY CHƯƠNGPHÂN BÀO (SINH HỌC 10) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌCSINH”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củangười học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mớitri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hìnhthức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Tiếp tục đổimới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọngphẩm chất, năng lực của người học”
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới
Trang 2phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"
Từ những quan điểm định hướng nêu trên đã tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp
lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới đồng bộ phương pháp dạyhọc, kiểm tra – đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học (Theo tài liệuDạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực họcsinh của Bộ Giáo dục năm 2014 – trang 13)
2 Cơ sở thực tiễn
Mục tiêu giáo dục hiện nay chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh,
do đó, quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá cần chú trọng tăng cường tính vận dụng kiếnthức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó cácnăng lực được hình thành Tuy nhiên, trong thực tế, các vấn đề thực tiễn cần giải quyếtlại khó thực hiện đầy đủ trong từng bài, từng tiết của chương trình học Do vậy, khi giảiquyết một vấn đề trong thực tiễn, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liênquan đến nhiều lĩnh vực, còn giáo viên dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp
đa chiều, do dó, giáo viên cần xây dựng các chủ đề để thuận lợi cho việc tiến hành dạyhọc theo xu hướng này
Trong vài năm trở lại đây, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã xuất bản các tài liệu tham khảo
và tổ chức hoàn tất các đợt tập huấn dành cho giáo viên về “Dạy học và kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực hs” ở tất cả các môn học Đối vớimôn Sinh học, Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai đã chỉ đạo và triển khai sinh hoạt tổ bộmôn nội dung này theo cụm và nhấn mạnh việc trao đổi kinh nghiệm về hình thức dạyhọc theo chủ đề Trong năm học 2018 – 2019, tôi quyết định thực hiện chuyên đề :
“Thiết kế bài dạy chương Phân bào (sinh học 10) theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh” do các nguyên nhân sau:
- Chất lượng học sinh của trường chưa đồng đều, đầu vào học sinh chưa cao, khibước vào cấp học mới nhiều em chưa làm quen được với môi trường học tập mới nêncòn thụ động
- Chương trình sinh học lớp 10 có 3 phần, trong phần hai Sinh học tế bào, chươngPhân bào có lượng kiến thức nhiều và khó, lại là phần quan trọng thường có trong đề thitốt nghiệp Với lượng kiến thức tiếp thu nhiều trong các buổi học nên nhiều em học sinhcảm thấy mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến chán nản, không tập trung
- Nội dung kiến thức dài và khó nhưng chỉ có thời lượng trong 3 tiết nên giáo viênrất khó tổ chức các hoạt động học tập tích cực dẫn đến học sinh khá thụ động, nhàm chánkhi học chương này
- Điều kiện cơ sở vật chất ở trường còn hạn chế, thiếu các tiêu bản thật để học sinhthực hành quan sát các kì của quá trình nguyên phân (bài 20), do đó giáo viên cần thiết
kế nội dung thay thế bằng hình thức quan sát phim, ảnh, …
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Mô tả chuyên đề
Trang 3Chuyên đề này gồm các bài trong chương IV, thuộc Phần hai Sinh học tế bào – Sinh học
10 THPT
Bài 18 Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Bài 19 Giảm phân
Bài 20 Thực hành : Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
2 Nội dung của chuyên đề
2.1 Sơ lược về chu kì tế bào
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Những diễn biến ở kì trung gian
2.1.3 Cơ chế điều khiển phân bào
2.2 Quá trình nguyên phân
2.4 Thực hành : Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản hoặc phim
3 Thời lượng : Số tiết học trên lớp : 3 tiết
3 Mục tiêu chuyên đề :
3.1 Kiến thức: Sau khi học xong chuyên đề này HS:
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào
- Mô tả được chu kì tế bào
- Trình bày được đặc điểm các pha của kì trung gian
- Xác định được các loại tế bào tham gia quá trình nguyên phân, mô tả được diễn biếncủa từng giai đoạn nguyên phân
- Nêu được kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Xác định được loại tế bào tham gia quá trình giảm phân, mô tả được diễn biến của từnggiai đoạn giảm phân, đặc biệt là trạng thái của các cặp NST tương đồng, diễn biến chính
ở kì đầu của giảm phân I
- Nêu được kết quả và ý nghĩa của quá trình giảm phân
* Kiến thức trên chuẩn:
- So sánh được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của quá trình nguyên phân với quá trình giảmphân
Trang 4- Xác định được số tế bào hoặc số loại giao tử được tạo ra trong nguyên phân và giảmphân.
3.2 Kĩ năng
- Quan sát hình ảnh, mô hình, phim mô tả diễn biến của quá trình nguyên phân, giảmphân
- Phân loại sự kiện diễn ra trong quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
- Tìm mối quan hệ giữa quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân và thụ tinh trongquá trình phát triển cá thể
- Tính toán số lượng tế bào sau nguyên phân, giảm phân, số loại giao tử hình thành saugiảm phân
3.3 Thái độ
- Yêu khoa học, say mê nghiên cứu, sáng tạo
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội trong việc tránh xa tác nhân đột biến, sựảnh hưởng của biến đổi khí hậu để tránh phát sinh đột biến số lượng NST
- Tự chủ trong quan hệ tình cảm, tránh mang thai ngoài ý muốn
4 Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề
1 Năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề Phân tích được tình huống xuất phát của giáo viên đưa ra,thu thập được thông tin có liên quan đến vấn đề, phân
tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọnđược giải pháp phù hợp nhất
2 Năng lực thu nhận và
xử lí thông tin Quan sát tiêu bản, hình vẽ, mô hình về diễn biến quátrình nguyên phân, giảm phân
3 Năng lực làm việc
nhóm Tự nhận nhiệm vụ theo năng lực của mình trong hoạtđộng chung; hợp tác nhóm hiệu quả; phát triển tư duy
phê phán, tư duy lôgic trong việc nhận xét phần trìnhbày của các bạn
4 Năng lực giao tiếp,
làm chủ ngôn ngữ Sử dụng ngôn từ chính xác, hiệu quả trong giao tiếp,trình bày ý kiến trước tập thể
5 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích, so sánh điểm khác biệt giữa
nguyên phân và giảm phân
6 Năng lực tính toán Sử dụng thành thạo các phép tính số lượng tế bào con, số
NST trong các tế bào con sau nguyên phân và giảm phân
7 Năng lực tự học Xác định và hoàn thành nhiệm vụ học tập về diễn biến
các kì, kết quả, ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảmphân thông qua việc chuẩn bị nội dung học tập ở nhà
5 Các phương pháp giảng dạy được sử dụng trong chuyên đề
Phương pháp vấn đáp:
Trang 5Giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau
và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học
Các hình thức vấn đáp được áp dụng trong chuyên đề gồm:
- Vấn đáp tái hiện: giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học về Phân bào ở chương
trình cấp 2
Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vàotrí nhớ, không cần suy luận
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Tìm hiểu về các giai đoạn của chu kì tế bào, cơ
chế điều khiển phân bào
Sử dụng các hình ảnh, đoạn phim trực quan, sinh động về diễn biến các kì nguyênphân, giảm phân kết hợp các câu hỏi cụ thể để hướng dẫn học sinh chuyển thông tinkênh hình thành kênh chữ
- Vấn đáp tìm tòi: Phân biệt nguyên phân và giảm phân, giải thích kết quả, ý nghĩa
của các quá trình phân bào này
Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từngbước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kíchthích sự ham muốn hiểu biết.Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận –giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định
Phương pháp giải quyết vấn đề: Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân.
-Giáo viên tạo tình huống có vấn đề
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân để đưa ra các giả thuyếtgiải thích tình huống, hiện tượng được nêu ra
- Sau khi học sinh trình bày các giả thuyết, thảo luận chung cả lớp để lựa chọn giảthuyết hợp lý Phát biểu kết luận, có thể đề xuất vấn đề mới
Phương pháp dạy học thông qua hoạt động nhóm: Tìm hiểu diễn biến của
nguyên phân, giảm phân
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ tùy theo yêu cầu nhiệm vụ
- Phân công trong nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Trang 6 Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
Phương pháp động não: tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân.
- Giáo viên đặt ra tình huống và thông tin cho HS Ví dụ: thằn lằn đứt đuôi, sau 1thời gian tự mọc ra đuôi mới có hình dạng gần giống đuôi cũ
- Khích lệ học sinh đưa ra ý kiến giải thích hoặc quan điểm của bản thân càng nhiềucàng tốt
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừmột ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp (kĩ thuật khăn trải bàn)
- Phân loại ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
6 Giáo án minh họa chuyên đề
Tôi đã thiết kế giáo án minh họa các bài dạy trong chương Phân bào với thời lượngtrong 3 tiết học (xem phụ lục 1) và đã dạy 1 tiết minh họa (bài 19 Giảm phân) có giáoviên tổ bộ môn Sinh CNNN tham dự (tiết 8 ngày 29/02/2019 tại lớp 10A14, phòng II.4)
III HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Tiến hành khảo sát học sinh ở các lớp 10A11, 10a12, 10a14 thì 100% các em nắmbắt được các nội dung kiến thức cơ bản trong chương phân bào
- Quan sát các tiết dạy tôi nhận thấy học sinh đặc biệt có hứng thú với phương phápdạy học bằng phát hiện và giải quyết vấn đề Các em được tiếp cận với các vấn đề gắnliền với thực tiễn và học cách để giải quyết các vấn đề đó một cách khoa học Thông quaviệc trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó, các em tự tin, chủ động hơntrong học tập
- Thông qua việc chuẩn bị tài liệu học tập trước khi đến lớp, tinh thần tự học của họcsinh được nâng cao, áp lực thời gian của thầy và trò trong giờ học được giảm bớt Vìvậy,giáo viên có thời gian nhiều hơn giúp học sinh rèn luyện thêm nhiều kĩ năng kháctrong quá trình học tập
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ giáo dục và đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông – Những vấn đề chung– NXB Giáo dục
2 Bộ giáo dục và đào tạo (2014) Tài liệu tập huấn – Dạy học và kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh – NXB Giáo dục
Trang 73 Bộ giáo dục và đào tạo (2014) Tài liệu tập huấn – Xây dựng các chuyên đề dạy học vàkiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh mônSinh – NXB Hà Nội
4 Đỗ Hương Trà (2015) – Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh – NXB ĐH SưPhạm
5 Nguyễn Công khanh (2013) Đổi mới kiểm tra – đánh giá học sinh theo cách tiếp cậnnăng lực – NXB Giáo dục
6 Trần Bá Hoành; Trịnh Nguyên Giao (2008) Giáo trình đại cương, phương pháp dạy họcsinh học – NXB Giáo dục
7 Ngô Văn Hưng (chủ biên) (2009) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trongchương trìnhgiáo dục phổ thông môn Sinh học 10 – NXB Giáo dục
8 Sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản (2006) – NXB Giáo dục
Trang 8PHỤ LỤC 1 GIÁO ÁN MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ:
Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN (2 tiết)
Tiết 1:
I Mục tiêu bài học:
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào
- Mô tả được chu kì tế bào
- Trình bày được đặc điểm các pha của kì trung gian
- Xác định được các loại tế bào tham gia quá trình nguyên phân, mô tả được diễn biếncủa từng giai đoạn nguyên phân
- Nêu được kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Rèn luyện năng lực phân tích hình ảnh, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề
II Phương tiện dạy học
1 Chuẩn bị của giáo viên
Sách giáo khoa, tài liệu học tập của hs, hình ảnh về các kì của nguyên phân,…
2 Chuẩn bị của h ọc sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu học tập
- Soạn trước nội dung bài 18 theo tài liệuGiáo viên đã giao
III Tiến trình bài dạy
A- KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu
hoạt động
- Mục tiêu kiến thức: học sinh hình thành những suy nghĩ ban đầu về ý
nghĩa của quá trình phân bào đối với sinh vật Giúp học sinh nhớ lại cáckiến thức liên quan đến phân bào đã học ở cấp 2
- Năng lực hướng tới: Năng lực tư duy Nội dung
hoạt động Giáo viên chiếu hình ảnh về một số quá trình sinh trưởng ở các loài động,thực vật:
Hình 1 Sinh trưởng ở gà Hình 2 Sinh trưởng ở người
Trang 9Hình 3 Sinh trưởng ở cây đậu
Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9 cho biết: Cơ chế nào
đã giúp các sinh vật này từ một tế bào ban đầu phát triển thành cơ thể có hàng tỉ tế bào?
Giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh đã học ở lớp 9 về phân bào
bằng các câu hỏi gợi nhớ: Ở sinh vật nhân thực, có mấy kiểu phân bào? Những kiểu phân bào này có kết quả khác nhau như thế nào?
Từ câu trả lời của HS,Giáo viên dẫn dắt vào bài
Phương
thức tổ
chức hoạt
động
Học sinh hoạt động cá nhân.
Trình bày ý kiến trước lớp
Trang 10Hình 18.1 Chu kì tế bàoGiáo viên cung cấp thông tin: Thời gian của chu kỳ tế bào tùy thuộc vào từng loại tế bào của cơ thể và tùy loài sinh vật
VD:
+ Tế bào phôi sớm phân chia từ 15 - 20 phút / lần+ Tế bào gan 6 tháng/lần
+ Tế bào ruột 12 giờ/lần
Nêu vấn đề: Nếu tế bào thoát khỏi cơ chế điều hòa phân bào thì hậu quả gì
sẽ xảy ra?
Yêu cầu học sinh nêu các giả thuyết có thể xảy ra.Từ đó, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của cơ chế điều hòa phân bào đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể
Giáo viên mở rộng kiến thức bằng cách giới thiệu về cơ chế gây bệnh ung thư và yêu cầu học sinh nêu một số tác nhân gây bệnh và cách phòng bệnh
Câu trả lời của học sinh về các câu hỏi được nêu ra
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu sơ bộ về các giai đoạn, kết quả, ý nghĩa của quá trình nguyên phân (phương pháp động não)
Mục tiêu
hoạt động
- Mục tiêu kiến thức: Giúp học sinh kể tên được các giai đoạn và nêu ý
nghĩa của quá trình nguyên phân
- Năng lực hướng tới: Năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề
Trang 11Nội dung
hoạt động
Giáo viên sử dụng hình ảnh về quá trình tái tạo đuôi ở thằn lằn, yêu cầuhọc sinh thảo luận nhóm đề xuất các giả thuyết giải thích hiện tượng trên
Hình 2 Quá trình tái tạo đuôi ở thằn lằn
Sau khi học sinh nhận ra cho dù giả thuyết nào thì cũng dựa trên cơ chếnguyên phân của tế bào,Giáo viên tiếp tục đặt ra vấn đề cho học sinhgiải quyết:
- Quá trình trên xảy ra ở loại tế bào của cơ quan nào?
- Nhận xét về đặc điểm của cái đuôi mới được tái tạo so với đuôi cũ (về màu sắc, hình dạng) Rút ra đặc điểm của các tế bào con được tại ra sau nguyên phân.
- Quá trình tái tạo các bộ phận của cơ thể ở một số loài động vật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chúng?
Phương
thức tổ
chức hoạt
động
Giáo viên chia lớp thành các nhóm 5-6 học sinh
Học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát hình kết hợp nghiên cứu SGKthảo luận nêu các giả thuyết của mỗi cá nhân, sau đó thống nhất ý kiếnchung và điền vào bảng phụ (áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn)
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Mục tiêu kiến thức: Giúp học sinh mô tả của các sự kiện chính xảy ra trong
các kì của quá trình nguyên phân, từ đó giải thích được kết quả của quá trìnhnguyên phân
- Năng lực hướng tới: Năng lực làm việc nhóm; năng lực tư duy; năng lực
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả của nguyên phân, từ đó nêu
vấn đề: Tại sao từ một tế bào mẹ (2n) qua nguyên phân tạo ra các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ?
Giáo viên chiếu hình khái quát quá trình nguyên phân, yêu cầu học sinh
kể tên các giai đoạn.
Trang 12Hình 6 Các kì của nguyên phân
Hướng dẫn học sinh sử dụng hình ảnh (đoạn phim) thông tin SGK để mô
tả được các sự kiện chính diễn ra trong mỗi kì của quá trình nguyên phânđiền vào phiếu học tập số 1: “ Diễn biến các kì của nguyên phân”
Sau đó,Giáo viên nêu các câu hỏi hướng dẫn học sinh giải thích các sựkiện chính xảy ra trong nguyên phân:
- Tại sao nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống mẹ? Sự co xoắn của NST ở kì đầu có ý nghĩa gì đối với việc bảo quản vật chất di truyền trong quá trình phân ly của các NST?
- Nếu ở kì sau các NST kép không phân ly theo em kết quả của nguyên phân
có thay đổi không? Nếu có, thì thay đổi như thế nào?
Giáo viên chia lớp thành các nhóm 5-6 học sinh
Học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu thông tin SGK, hình ảnh, thảo luận Thống nhất ý kiến
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Nội dung phiếu học tập số 1:
Kì đầu (1) NST kép tách thành các NST đơn di chuyển
theo thoi phân bào về 2 cực của tế bào
(2) Thoi phân bào dần biến mất
Trang 13(3) NST dãn xoắn.
(4) Màng nhân tiêu biến(5) NST kép bắt đầu co xoắn(6) Màng nhân dần xuất hiện(7) NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳngxích đạo của thoi phân bào
(8) Thoi phân bào dần xuất hiện(9) Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tạitâm động
- Mục tiêu kiến thức: học sinh củng cố kiến thức về diễn biến, kết quả của nguyên
phân Vận dụng lý thuyết làm được 1 số bài tập đơn giản về xác định số tế bào con,
số lượng NST trong mỗi tế bào con qua nguyên phân
- Năng lực hướng tới: năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực tự học.
Nội dung hoạt động: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câuhỏi và bài tập sau:
Câu 1: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2
(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A (1), (2)
B (3), (4)
C (1), (2), (3)
Trang 14D (1), (2), (3), (4)
Câu 2: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về
A Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Câu 3 Dựa vào hoạt động của nhiễm sắc thể qua các kỳ của nguyên phân, em hãy ghép
nội dung cột A với cột C sao cho phù hợp và ghi đáp án vào cột B
1 Kì đầu 1- … (a) NST kép tách thành các NST đơn và phân ly về 2 cực
của tế bào
(b) Nhiễm sắc thể dãn xoắn(c) Nhiễm sắc thể nhân đôi(d) Nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn(e) Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xíchđạo của thoi phân bào
(f) NST co xoắn cực đại
2 Kì giữa 2- …
3 Kì sau 3- …
4 Kì cuối 4- …
Câu 4 Sắp xếp các hình sau theo trình tự đúng mô tả các kì của quá trình nguyên phân.
Hình Tế bào ở các kì của quá trình nguyên phân Câu 5 Hiện tượng nào sau đây không có bản chất là quá trình nguyên phân?
A Thằn lằn đứt đuôi mọc lại đuôi mới
B Lá cây thuốc bỏng roi xuống đất, một thời gian sau có các cây con mọc lên từ mép lá
C Hạt đậu nảy mầm tạo thành cây đậu
D Lai giống gà Ross với gà Ri tạo thành giống gà Ross-Ri có năng suất cao hơn
Câu 6: Cho một tế bào có bộ NST 2n=8 Số lượng NST trong các tế bào con ở kì cuối của
quá trình nguyên phân là
A 2n = 8 B n= 8 C 2n=4 D n=4
Phương thức tổ chức: học sinh làm việc cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh
Trang 15Câu 1 Cho một tế bào có bộ NST 2n=8 hãy xác định số lượng NST đơn (kép) qua các kì
của quá trình nguyên phân
Câu 2 Bác Năm định chiết 1 cành bưởi ngon đem đi trồng nhưng lại lo rằng cây con
chiết ra sẽ không giống với cây mẹ Em hãy đóng vai một kĩ sư nông nghiệp để tư vấn cho bác Năm trong tình huống trên
Phương thức tổ chức: học sinh làm việc cá nhân ở nhà
Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh nộp cho giáo viên
Tiết 3:
Bài 19: GIẢM PHÂN
I Mục tiêu bài học:
- Mô tả được diễn biến các kì của giảm phân I và giảm phân II
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của giảm phân trong quá trình sinh sản hữu tính
- Phân biệt được diễn biến của giảm phân I và nguyên phân
- Vận dụng lí thuyết tính được số tế bào con, số NST trong các tế bào con
- Rèn luyện năng lực phân tích hình ảnh, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề
II Phương tiện dạy học
1 Chuẩn bị của giáo viên
Sách giáo khoa, tài liệu học tập của hs, hình ảnh về các kì của giảm phân,…
2 Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu học tập
- Học bài 18 và soạn trước nội dung bài 19
III Tiến trình bài dạy
Trang 16giống với cây mẹ.
Tiến hành giâm hom một phần thân cây mẹ
Các cây con
Hình 1 Sinh sản vô tính ở cây mía
Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát hình sinh sản hữu tính ở người,yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm của con cái so với bố mẹ
Hình 2 Sinh sản hữu tính ở người
Giáo viên nêu vấn đề :“ Cơ chế nào đã giúp tạo ra những đặc điểm khác
so với bố mẹ ở đời con?” Dẫn vào bài mới.
Trang 17HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái quát đặc điểm của giảm phân (phương pháp vấn trực quan)
hoạt động hình thành giao tử (n) từ tế bào (2n) gọi là quá trình giảm phân Giáo viên chiếu hình về quá trình giảm phân, nêu vấn đề: Quá trình
Sau đó giáo viên sử dụng hình ảnh khái quát về quá trình giảm phânhướng dẫn học sinh nêu các đặc điểm cơ bản của quá trình giảm phân
như: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào? số lần phân bào? Số lần nhân đôi NST?
Hình 3 Khái quát diễn biến của giảm phân Phương
thức tổ
chức hoạt
động
Học sinh làm việc cá nhân
Quan sát hình kết hợp nghiên cứu SGK, trình bày trước lớp
Sản phẩm
của hoạt
động
Ý kiến của học sinh về các câu hỏi được giáo viên nêu ra
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu diễn biến của giảm phân
Mục tiêu
hoạt động
- Mục tiêu kiến thức: học sinh trình bày được diễn biến các kì của quá
trình giảm phân I và giảm phân II; phân biệt được điểm khác nhau cơ bản
về diễn biến giữa giảm phân và nguyên phân
- Năng lực hướng tới: Năng lực làm việc nhóm, năng lực tư duy, năng
lực ngôn ngữ
Nội dung Nội dung 1 Diễn biến giảm phân I (phương pháp dạy học nhóm)
Trang 18hoạt động Sử dụng hình ảnh, thông tin SGK, hướng dẫn các nhóm học sinh lựa
chọn các sự kiện đúng xảy ra ở mỗi kì của giảm phân I và điền vào phiếuhọc tập số 2 : “ Diễn biến của giảm phân I”
Từ kết quả phiếu học tập số 2Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệkiến thức cũ, nêu điểm khác nhau giữa giảm phân I và nguyên phân
Nội dung 2 Diễn biến của giảm phân II (phương pháp vấn đáp)
Sau khi tìm hiểu giảm phân I,Giáo viên tiếp tục sử dụng hình các tếbào ở các kì của giảm phân II yêu cầu học sinh sắp xếp các hình theotrình tự đúng của các kì và mô tả diễn biến của giảm phân II
Từ kết quả trên,Giáo viên giúp học sinh tái hiện lại kiến thức cũ và liêntưởng diễn biến của giảm phân II giống với nguyên phân
Phương
thức tổ
chức hoạt
động
Nội dung 1 Diễn biến giảm phân I
-Giáo viên chia lớp thành các nhóm 5-6 học sinh
- Học sinh làm việc nhóm, thảo luận, thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Nội dung 2 Diễn biến của giảm phân II
- Học sinh hoạt động cá nhân
- Trình bày ý kiến trước lớp
Sản phẩm
của hoạt
động
Nội dung 1 Diễn biến giảm phân I
Đáp án phiếu học tập số 2 của các nhóm : “ Diễn biến của giảm phân I”
Nội dung 2 Diễn biến của giảm phân II
Ý kiến của học sinh về cách sắp xếp các tế bào tương ứng với các kì củagiảm phân II
Nội dung phiếu học tập số 2:
Các kì giảm phân I Diễn biến (Sự biến đổi của NST)
Trang 19- Mục tiêu kiến thức: học sinh nêu được số tế bào con, số giao tử đực,
số giao tử cái, số lượng NST trong mỗi tế bào con sau giảm phân; trình bàyđược ý nghĩa của quá trình giảm phân trong quá trình sinh sản hữu tính
- Năng lực hướng tới:Năng lực tư duy; năng lực thu thập, xử lí thông tin
thông qua kênh hình; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Nội dung
hoạt động
Nội dung 1 Kết quả của giảm phân (phương pháp vấn đáp- trực quan)