Chương IV: PHÂN BÀO Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂNI. MỤC TIÊU1. Kiến thứca. ChuẩnNêu được khái niệm và các giai đoạn của chu kì tế bàoTrình bày diễn biến các pha của kì trung gian.Mô tả được diễn biến vủa các kì trong giai đoạn phân chia nhân.Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.b. Trên chuẩnPhân biệt được nguyên phân ở động vật và nguyên phân ở thực vật.2. Kỹ năngLàm việc nhóm.Tìm kiếm và xử lí thông tin.Quan sát tranh hình rút ra kiến thức. 3. Thái độ Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây rối loạn quá trình phân bào như rượu, thuốc lá, thuốc trừ sâu,… 4. Trọng tâmCác pha của quá trình quang hợp.II. CHUẨN BỊ1. Giáo viên Tranh phóng to hình 18.1, 18.2 SGK.Phim về các kì của giai đoạn phân chia nhân.Hình ảnh các tác nhân gây rối loạn phân bào.2. Học sinhĐọc trước bài ở nhà
Trang 1Ngày soạn: 12/1/2016
Ngày dạy: 15/1/2016
Tiết: 22
Chương IV: PHÂN BÀO
Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
a Chuẩn
- Nêu được khái niệm và các giai đoạn của chu kì tế bào
- Trình bày diễn biến các pha của kì trung gian
- Mô tả được diễn biến vủa các kì trong giai đoạn phân chia nhân
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân
b Trên chuẩn
Phân biệt được nguyên phân ở động vật và nguyên phân ở thực vật
2 Kỹ năng
- Làm việc nhóm
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Quan sát tranh hình rút ra kiến thức
- Phim về các kì của giai đoạn phân chia nhân
- Hình ảnh các tác nhân gây rối loạn phân bào
2 Kiểm tra bài cũ
- Quang hợp là gì? Gồm mấy pha? Nêu đặc điểm của các pha?
- Nói “Pha tối hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không”? Vì sao?
- Quang hợp có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
3 Bài mới
GV nêu một số câu hỏi gợi mở:
- Tại sao phôi thai có thể lớn lên theo thời gian?
- Tại sao khi bị đứt tay vết thương có thể tự liền lại?
Trang 2Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHU KÌ TẾ BÀO
GV cho HS quan sát hình 18.1 SGK và mô tả
các diễn biến của một chu kì tế bào, yêu cầu
HS cho biết:
- Thế nào là chu kì tế bào ?
HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
GV bổ sung: Chu kì tế bào của người là 24h
GV giới thiệu: Thời gian chu kì tế bào khác
nhau tùy loại tế bào và tùy loài Ví dụ:
- TB phôi sớm: 20 phút/lần
- TB ruột: 6 giờ/lần
- TB gan: 6 tháng/lần
Tế bào gan cứ 6 tháng lại phân chia một lần
vậy phải có yếu tố nào đó điều khiển tb cứ
đến thời gian nhất định lại phân chia, yếu tố
đó chính là tín hiệu điều hòa cơ chế phân bào
- Nếu cơ chế điều khiển phân bào bị rối loạn
thì sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể?
HS: tế bào phân chia liên tục cơ thể bị lâm
bệnh, ví dụ như bệnh ung thư
- Những tác nhân nào có thể gây ung thư?
HS: thuốc lá, rượu, bia, …
GV nhận xét, bổ sung
GV yêu cầu HS quan sát hình 18.1 SGK cho
biết:
- Chu kì tế bào gồm mấy giai đoạn?
HS: Có 2 giai đoạn là kì trung gian và quá
trình nguyên phân
- So sánh thời gian của kì trung gian và quá
trình nguyên phân.
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung: ở tế bào người, kì
trung gian chiếm 23h, nguyên phân chiếm
thời gian 1h
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin tr71/SGK
cho biết:
- Kì trung gian gồm mấy pha? Đó là những
pha nào? Nêu diễn biến của từng pha.
HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
Chu kì tế bào gồm 2 thời kì:
* Kì trung gian: Chiếm gần hết thời gian của chu kì.
Gồm 3 pha:
- G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.Cuối pha G1 có điểm kiểm soát (R), nếu tế bào vượt qua được thì mới bước vào pha S để tiến hành quá trình nguyên phân
- S: Nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử
- G2: Tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào (tubulin )
*Nguyên phân: gồm
- phân chia nhân
- phân chia tế bào chất
Hoạt động 2: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Trang 3GV yêu cầu HS quan sát hình 18.2 kết hợp
thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành
nội dung phiếu học tập
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
* Mở rộng:
- Ở kì đầu NST sau khi nhân đôi không tách
ra mà còn đính với nhau ở tâm động có lợi
ích gì?
HS: giúp phân chia đồng đều vật chất di
truyền cho tế bào con
- Tại sao NST phải co xoắn cực đại rồi mới
phân li về 2 cực?
HS: để NST không bị rối khi phân chia
- Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên
phân thoi phân bào bị phá hủy?
HS: các nhiễm sắc thể nhân đôi ở kì đầu
nhưng không phân li > tế bào có bộ NST
4n
GV nhận xét, bổ sung: Các tác nhân như chất
phóng xạ, chất độc,… có thể làm thoi vô sắc
bị phá hủy nên cần bảo vệ môi trường để hạn
chế những tác nhân gây đột biến NST
II Quá trình nguyên phân:
- Khái niệm: là hình thức phân chia tế bào (sinh dưỡng và
sinh dục sơ khai) xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực
1 Phân chia nhân:
Kì đầu
- NST kép co xoắn
- trung tử tiến về 2 cực của tế bào
- thoi phân bào hình thành
- màng nhân và nhân con dần biến mất
Kì giữa
- Các NST co xoắn cực đại tập trung ởmặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Thoi phân bào biến mất
GV: Sau khi phân chia nhân, TBC phân chia
dần và tách TB mẹ thành 2 TB con
- Kết quả của quá trình nguyên phân là gì?
HS trả lời
- Do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra 2 tế
bào con giống nhau và giống mẹ?
HS suy luận trả lời
GV nhận xét, giảng giải
GV chiếu hình phân chia tế bào chất ở tế bào
động vật và thực vật
- Quá trình phân chia tế bào chất ở TBTV và
TBĐV khác nhau như thế nào ?
HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
2 Phân chia tế bào chất:
Sau khi phân chia nhân, TBC phân chia dần và tách TB mẹthành 2 TB con
Kết quả: 1 TB mẹ (2n) 2 TB con (2n)
- Ở TBĐV màng TB co thắt lại ở vị trí giữa TB thành 2 TBcon
- Ở TBTV hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia
tế bào mẹ thành 2 TB con
Hoạt động 3: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, cho
biết:
- Quá trình nguyên phân có ý nghĩa như thế
nào đối với sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
Trang 4GV giới thiệu các ứng dụng của nguyên phân
trong thực tiễn sản xuất
các mô hay TB bị tổn thương
Câu 3: Bộ NST sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá vỡ ?
A NST không tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào
B NST không tự nhân đôi, phân li về 2 cực tế bào
C NST tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào >bộ NST 2n tăng lên 4n.
D NST tự nhân dôi, phân li về 2 cực tế bào
Câu 4: Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp thì số tế bào con là bao nhiêu ?
A 2 3 = 8 B 2.3 = 6 C (2+3).10 = 20 D (23 - 1) - 1 = 70
5 Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi trong phần Câu hỏi và Bài tập/SGK
- Chuẩn bị bài 19: “ Giảm phân”
Trang 5- Mô tả được diễn biến của các kì trong quá trình giảm phân.
- Nêu được kết quả của giảm phân
- Trình bày được ý nghĩa của giảm phân
b Trên chuẩn
- Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
- Giải thích được vì sao giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi 1 nửa
2 Kỹ năng
- Làm việc nhóm
- Khái quát, tổng hợp kiến thức
- Quan sát tranh hình rút ra kiến thức
Kĩ thuật khăn trải bàn
IV HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Nêu diễn biến các kì và kết quả của quá trình nguyên phân
3 Bài mới
GV: Tại sao các giao tử của cơ quan sinh sản lại có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n)?
HS: Vì các tế bào này tiến hành phân bào theo hình thức giảm phân.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM GIẢM PHÂN
GV cho HS quan sát hình ảnh về quá trình
giảm phân, yêu cầu HS quan sát kết hợp
nghiên cứu SGK cho biết:
- Quá trình giảm phân có đặc điểm gì khác
nguyên phân?(loại TB xảy ra, số lần phân
I Khái niệm
- Giảm phân là hình thức phân bào của tế bào sinh dục
đã biệt hóa hoàn toàn
Gồm 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa
Trang 6HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
Hoạt động 2: TÌM HIỂU DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
GV yêu cầu HS quan sát hình 18.2 kết hợp
nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận
nhóm so sánh điểm giống và khác nhau giữa
nguyên phân và giảm phân I
HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày
Gv nhận xét, bổ sung: Nhờ có hiện tượng
trao đổi chéo ở kì đầu GPI nên giảm phân có
- Thoi phân bào được hình thành
- Màng nhân và nhân con biến mất
Kì sau I Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng
theo thoi phân bào về 2 cực của TB
Kì cuối I
- NST đi về 2 cực dãn xoắn
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Thoi vô sắc biến mất và TBC phân chia
* Kết quả: Tạo 2 TB con có bộ NST đơn bộikép (nNST kép)
GV giảng giải: diễn biến của GPII giống
diễn biến của nguyên phân nhưng NST
không nhân đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 19.2 SGK nêu
diễn biến của GPII
HS vận dụng kiến thức bài cũ trả lời.
GV yêu cầu HS quan sát hình 19.2 cho biết
kết quả của GPII.
HS: Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội
(n đơn)
Vận dụng: một tb sinh dục có bộ NST
2n=24, hãy xác định số NST đơn/kép của
các kì của quá trình giảm phân
HS vận dụng kiến thức tính toán, nêu kết
quả
GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh kết quả
của giam phân
- Giải thích tại sao GP lại tạo ra được các
TB con có bộ NST giảm đi 1 nửa.
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV lưu ý HS về số giao tử được tạo ra đối
với cơ thể động vật đực và cái là khác nhau
NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện
* Kết quả: 1 TB mẹ (2n) 4 TB con (n đơn)
Trang 7GDBVMT: Nếu trong quá trình giảm phân
có sự tác động của các chất phóng xạ, chất
hóa học độc hại phá hủy thoi vô sắc gây
đột biến ảnh hưởng đến thế hệ con cái
+ Ở động vật đực: 1TB sinh tinh (2n) 4 tinh trùng (n)+ Ở động vật cái: 1 TB sinh trứng (2n) 1 TB trứng (n)+ 3 thể cực
Hoạt động 3: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
GV chiếu hình quá trình sinh sản hữu tính ở
dộng vật
- Quá trình giảm phân có vai trò gì trong
quá trình sinh sản hữu tính?
HS: tạo ra giao tử (n)
- Giảm phân có mối quan hệ như thế nào với
thụ tinh và nguyên phân?
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
- Tại sao sinh sản vô tính chỉ tạo ra các cá
thể giống mẹ còn sinh sản hữu tính có thể
tạo ra cá thể con mang đặc điểm khác bố,
mẹ?
HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
III Ý nghĩa của giảm phân:
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong quá trình sinh sản hữu tính góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài
- Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho CLTN và sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới
4 Củng cố:
Câu 1 Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A Tế bào sinh dưỡng C Giao tử
B Tế bào sinh dục chín D Tế bào xô ma
Câu 2 Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là :
A Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể
B Có sự phân chia của tế bào chất
C Có 2 lần phân bào
D Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
Câu 3 Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là :
A Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
B Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín
C Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể
D Cả a, b, c đều đúng
Câu 4 Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là :
A.Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
B.Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C.Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
D.Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
5 Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi trong phần Câu hỏi và Bài tập/SGK
- Chuẩn bị bài 20: “ Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân và giảm phân”
Trang 8I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Nhận biết và vẽ được các kì của quá trình nguyên phân
- Nhận biết và vẽ được các kì của quá trình giảm phân
2 Kỹ năng
- Làm việc nhóm
- Khái quát, tổng hợp kiến thức
- Quan sát tranh hình rút ra kiến thức
2 Kiểm tra bài cũ
Nêu diễn biến các kì và kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân
3 Bài mới
GV nêu mục tiêu của bài thực hành
Hoạt động 1: QUAN SÁT CÁC KÌ CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
GV chiếu phim về quá trình nguyên
phân yêu cầu HS quan sát hình:
- Xác định tế bào đang ở kì nào?
- Tóm tắt diễn biến của từng kì.
- trung tử tiến về 2 cực của tế bào
- thoi phân bào hình thành
- màng nhân và nhân con dần biến mất
Kì giữa - Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào
Trang 9- NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
Kì sau Các nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và
di chuyển về 2 cực của TB
Kì cuối
- NST dãn xoắn
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Thoi phân bào biến mất
GV yêu cầu HS tự viết báo cáo theo cá
nhân
II.VIẾT THU HOẠCH Hoạt động 2: QUAN SÁT CÁC KÌ CỦA QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
GV chiếu phim về quá trình giảm phân
yêu cầu HS quan sát hình
- Xác định tế bào đang ở kì nào?
- Tóm tắt diễn biến của từng kì.
- Xác định số NST đơn (kép)ở mỗi kì.
HS quan sát, mô tả, vẽ hình vào báo
cáo
GV hướng dẫn HS so sánh điểm giống
và khác nhau giữa nguyên phân và
giảm phân
HS vận dụng kiến thức trả lời.
II/ Giảm phân
GV yêu cầu HS tự viết báo cáo thu
hoạch theo cá nhân
HS viết báo cáo thu hoạch.
II.VIẾT THU HOẠCH
Kì đầu
- NST nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động
- Các NST bắt đôi với nhau theo các cặp tương đồng và
có thể xảy ra trao đổi chéo
Kì giữa
- Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng
ở mặt phẳng xích đạo của TB
- Thoi vô sắc chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép
Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của TB
Kì sau
- Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng theo thoi phân bào về 2 cực của TB
Các NS tử tách nhau tiến về 2 cực của TB
Màng nhân và nhân con xuất hiện, TBC phân chia
* Kết quả: Tạo 4 tế bào con có bộ NST đơn bội kép (n NST đơn)
Trang 104 Củng cố
GV yêu cầu HS giải thích tại sao cùng 1 kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau
5 Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Soạn trước bài: “Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV”
Tuần: 25
Ngày soạn: 2/2/2016
Trang 11Ngày dạy: 5/2/2016
Tiết : 25
PHẦN III: SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
a Chuẩn
- Nêu được khái niệm VSV và đặc điểm chung của VSV
- Trình bày được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
- Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật
- Trình bày được đặc điểm của hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men
b Trên chuẩn
Phân biệt 3 loại môi trường cơ bản để nuôi cấy VSV
2 Kỹ năng
- Làm việc nhóm
- Khái quát, tổng hợp kiến thức
- Quan sát tranh hình rút ra kiến thức
Kĩ thuật khăn trải bàn
IV HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra bài cũ
3 Bài mới
GV cho HS quan sát một số sản phẩm rượu nho, sữa chua, dưa muối,…giới thiệu những sản phẩm này được
tại thành nhờ hoạt động lên men của VSV Vậy VSV là gì? Chúng chuyển hóa vật chất và năng lượng như thếnào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VI SINH VẬT
GV: Hãy kể tên một số loài vi sinh vật mà
em biết?
HS: Vi khuẩn E.coli, virus cúm, virus bại
liệt
I Khái niệm vi sinh vật
- VSV là tập hợp những sinh vật thuộc nhiềugiới khác nhau, có những đặc điểm chung là:+ kích thước nhỏ
Trang 12GV nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa Lưu ý virut không
được xếp vào nhóm vi sinh vật vì chưa có cấu trúc tế
nhóm phân loại khác nhau, VSV hấp thụ và chuyển
hoá vật chất nhanh, sinh trưởng mạnh
+ chuyển hóa vật chất nhanh, sinh sản mạnh.+ phân bố rộng
Gồm: vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, ĐVNS
Hoạt động 2: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG
- Trong tự nhiên, VSV có thể phân bố ở những môi
trường nào?
HS: môi trường đất, nước, không khí, sinh vật.
GV giới thiệu trong phòng thí nghiệm VSV có thể được
nuôi cấy trong các môi trường cơ bản: môi trường tự
nhiên, môi trường tổng hợp và bán tổng hợp
- Các loại môi trường trên khác nhau như thế nào?
HS: nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV nêu một số ví dụ về các loại môi trường và yêu cầu
HS xác định môi trường đó thuộc loại nào
II Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
1 Các loại môi trường cơ bản:
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biếtthành phần hoá học và số lượng
- Môi trường bán tổng hợp: gồm chất tự nhiên
và chất hóa học
GV giảng giải có 2 tiêu chí để phân biệt các kiểu dinh
dưỡng ở VSV là nguồn năng lượng và nguồn cacbon
GV vẽ sơ đồ kết hợp hỏi đáp để HS tự rút ra các khái
niệm về các kiểu dinh dưỡng ở VSV
- Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, vi sinh
vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị dưỡng ở
- Các loại vi khuẩn gây bệnh kí sinh trong cơ thể người
thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Vì sao?
HS: trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
Mở rộng:
+ Một số ao hồ khi bị ô nhiễm thường có mùi hôi và
nước màu đen do các vk oxi hóa lưu huỳnh đã phân giải
chất hữu cơ thành H2S và tạo ra các muối sắt sunfua có
màu đen
+ VK nitrat biến NO2- NO3- làm phân bón cho cây
2 Các kiểu dinh dưỡng
(Bảng sgk)
Trang 13trồng và tránh ONMT.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÔ HẤP VÀ LÊN MEN Ở VI SINH VẬT
GV: Chuyển hoá vật chất là một quá
trình phức tạp, sau khi hấp thụ các chất
và năng lượng, trong tế bào diễn ra quá
trình biến đổi các chất để tạo ra năng
lượng cho tế bào
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ
trong 4 phút và hoàn thành phiếu học tập
A.Là virut kí sinh gây bệnh cho sinh vật khác
B Là vi trùng có kích thước hiển vi sống hoại sinh hoặc kí sinh
C Là những cơ thể sống có kích thước hiển vi.
D Cả a và b
Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV ?
A.Đời sống tự do, kí sinh hoặc hoại sinh
B Nguồn cacbon mà chúng sử dụng
C Nguồn năng lượng
D.Cả b và c.
5 Dặn dò
- Trả lời các câu hỏi trong phần Câu hỏi và Bài tập/SGK
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài thực hành: “Lên men etylic và lactic”
hiếu khí
Hô hấp kị khí Lên men
Điều kiện Cần có oxi Không có oxi Không có
oxi
Chất nhận e cuối cùng Ôxi phântử Phân tử vô cơNO3, SO4, Phân tử hữucơ
Sản phẩm CO2, H2O,
năng lượng
Chất hữu cơđơn giản, nănglượng
Trang 14- Học sinh nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật.
- Nêu được đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất ở VSV
- Nêu được 1 số ứng dụng đặc điểm có lợi, hạn chế đặc điểm có hại của quá trình tổng hợp và phân giải cácchất để phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường
b Trên chuẩn
Phân biệt quá trình lên men etylic và lên men lactic
2 Kỹ năng
- Làm việc nhóm
- Khái quát, tổng hợp kiến thức
- Quan sát tranh hình rút ra kiến thức
- Sơ đồ quy trình sản xuất nước mắm, nươc tương.
- Hình ảnh các loại vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc.
2 Kiểm tra bài cũ
Hãy trình bày các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?
Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men
3 Bài mới
Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV có điểm gì khác ở động vật và thực vật? Con người đã ứngdụng những quá trình này để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
Hoạt động 1: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP
GV lấy ví dụ về quá trình tổng hợp protein ở động vật, thực
vật và VSV, yêu cầu HS cho biết:
I Quá trình tổng hợp
1 Tổng hợp prôtêin
Trang 15năng lượng và enzim nội bào.
- Kể tên các chất VSV cần tổng hợp trong quá trình sinh
trưởng Để tổng hợp những thành phần đó cần nguồn
nguyên liệu là gì?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
- Vẽ sơ đồ thể hiện quá trình tổng hợp prôtein,
pôlisaccarit, lipit.
HS vẽ sơ đồ.
- Con người đã ứng dụng quá trình tổng hợp của VSV
vào thực tiễn như thế nào?
HS: nghiên cứu SGK trả lời.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI
Giới thiệu: quá trình phân giải các chất ở VSV nhằm tạo
ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống Trong
thực tiễn các quá trình phần giải protein và polisaccarit
của VSV được con người ứng dụng nhiều nhất
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết:
- Quá trình phân giải protein ở VSV diễn ra như thế
nào?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Kể tên một số loại thực phẩm được sản xuất bằng
cách sử dụng VSV phân giải protein.
HS: nước mắm, nước tương,…
GV giảng giải về quy trình sản xuất nước tương và nước
mắm
- Quá trình sản xuất nước tương và nước mắm có sử
dụng cùng 1 loại VSV phân giải hay không? Đạm
trong tương và trong nước mắm từ đâu ra?
GV yêu câu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận
nhóm hoàn thành phiếu học tập: “Phân biệt quá trình lên
men etylic và lên men lactic”
II Quá trình phân giải:
Những chất phức tạp ở môi trường được phângiải thành các chất đơn giản nhờ hệ enzimngoại bào do VSV tiết ra, sau đó được VSVhấp thụ vào trong tế bào để tổng hợp thànhphần của tế bào
1 Phân giải prôtêin và ứng dụng.
- Quá trình diễn ra ở ngoài tế bào, nhờ VSV tiết
ra enzim prôteaza ra ngoài môi trường để phângiải pr -> aa Sau đó vsv hấp thu aa -> tổng hợpthành phần tế bào sống
- Ứng dụng: chiết xuất pr cá, đậu tương phân giải, dùngnước muối để chiết dung dịch chứa aa này -> nước mắm và xì dầu
2.Phân giải Pôlisaccarit và ứng dụng
- Nhiều vsv phân giải ngoại bào các pôlisaccarit-> đường đơn, sau đó được hấp thu và phân giảitiếp
- Các ứng dụng quá trình phân giải ngoại bào
a Lên men etylic
Trang 16GV : Quá trình phân giải xenlulôzơ có lợi gì?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung: Con người đã ứng dụng quá trình phân
giải xenlulôzơ của VSV để sản xuất phân bón từ phế phẩm
nông nghiệp hoặc chủ động bổ sung VSV phân giải vào đất để
thúc đẩy quá trình phân giải xảy ra nhanh hơn
GV: Quá trình phân giải của vi sinh vật có gây hại đối
với đời sống của con người không?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Tinh bột-> Glucôzơ -> Etanon + CO2
b Lên men Lactic.
Là quá trình chuyển hoá kị khí đường thành a lactic.-> có 2 loại:
- Glucôzơ (VK đồng hình) ->A Lactic
- Glucôzơ (VK dị hình) -> A Lactic + Etanon + A axetic
c Phân giải xelulôzơ:
- Mặt lợi: VSV phân giải xác thực vật làm giàu chấtdinh dưỡng cho đất, tránh ô nhiễm môi trường
- Mặt hại: Làm thối thực phẩm, đồ uống và thiết bị cóxenlulôzơ
Đáp án phiếu học tập: “Phân biệt lên men etilic và lên men lactic”
Loại vi sinh vật Vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình -Nấm men rượu, có thể có nấm mốc, vi
khuẩn Sản phẩm -Lên men đồng hình hầu như chỉ có axit
lactic
-Lên men dị hình còn có thêm CO2 Êtilic
và axit hữu cơ khác
- Nấm men: rượu êtilic, CO2
- Nấm mốc, vi khuẩn ngoài rượu, CO2 còn
có các chất hữu cơ khác
Ứng dụng Rượu nếp, rượu trái cây, làm bánh mì, - Sữa chua, muối chua rau quả, nem
chua,…
Hoạt động 3: TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK:
- Em cho biết 2 quá trình tổng hợp và phân giải có mối
quan hệ với nhau như thế nào ?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
III Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.
- Tổng hợp (đồng hoá), phân giải (dị hoá) là 2 quátrình ngược chiều nhau diễn ra song song vàthống nhất
- Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, còn
dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng chođồng hoá
4.Củng cố:
Câu 1: Vi khuẩn lam có khả năng tự tổng hợp prôtêin Nguồn cacbon cung cấp là do quá trình quang tự
dưỡng Nguồn nitơ là nhờ nitrôgenaza cố định nitơ phân tử, diễn ra chủ yếu trong tế bào dị hình
Câu 2: Vải chín để qua 3-4 ngày có mùi chua vì dịch quả vải chứa nhiều đường nên dễ bị nấm men ở trên vỏ
xân nhập vào gây lên men sau đó các vi sinh vật chuyển hoá đường→ rượu→ axit(mùi chua)
5 Dặn dò
GV hướng dẫn HS làm bài thực hành : “Lên men etilic và lên men lactic”
- Mỗi nhóm tự chọn một sản phầm để thực hành tại nhà : lên men rượu trái cây, lên men sữa chua, muối chuarau quả
- Viết báo cáo về kết quả thực hành của nhóm và nộp cho GV vào tiết tới
Trang 17Các nhóm chuẩn bị các sản phẩm lên men rượu, sữa chua, dưa muối ở nhà.
III PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
2 Kiểm tra bài cũ
So sánh lên men lactic và lên men rượu theo mẫu SGK
3 Bài mới
GV nêu mục tiêu bài thực hành.
HS chú ý lắng nghe.
GV chia nhóm, nêu yêu cầu cần đạt của bài thực hành,
quan sát, nhắc nhở ý thức học tập của các nhóm
Các nhóm nộp sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành,
vận dụng kiến thức bài 23 giải thích các hiện tượng quan
sát được
GV đánh giá sản phẩm của từng nhóm và yêu cầu trả lời
các câu hỏi mở rộng
- Gia đình em đã làm rượu nếp như thế nào? Tại sao
phải làm chín tinh bột bằng cách nấu hoặc đồ?
- Quá trình làm rượu vang có điểm gì khác quá trình
làm rượu nếp?
- Vì sao sữa chua từ trạng thái lỏng trở thành sệt ?
1 Lên men etilic
Trái cây rửa sạch, cắt nhỏ (nếu cần) bỏ vào lọ
cứ một lớp trái cây rải một lớp đường, thêmmen cái và ủ trong 2-4 tuần sẽ thu được rượutrái cây
2 Lên men lactic
a Làm sữa chua:
Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống , đểnguội 40oC, cho 1 thìa sữa chua Vinamilk vào,khuấy đều, đổ ra cốc, để và nơi nhiệt độ 400C,đậy kín, sau 3 ->5 h sẽ thành sữa chua, muốnbảo quản để vào tủ lạnh
Trang 18- Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng ?
- Có người cho là không có " tay" muối dưa cà nên dễ
bị khú, ý kiến của em như thế nào ?
HS vận dụng kiến thức trả lời.
GV nhận xét, bổ sung kết luận.
b Muối chua rau quả.
Rửa sạch dưa chuột, rau cải Cắt ra thànhđoạn khoảng 3 cm Dưa chuột để cả quả hoặccắt dọc ( có thể phơi mát bóng dâm) Cho rauquả vào vại, đổ ngập nước muối NaCl ( 5 - 6%),nén chật, đậy kín rồi để nơi ấm 28 - 30oC
4 Củng cố
GV nhận xét buổi thực hành.
HS nộp báo cáo thực hành.
5 Dặn dò
- Nội dung kiến thức trong khung
- Câu hỏi cuối bài, làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài mới bài
Trang 19- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở VSV.
- Nêu được khái niệm thời gian thế hệ (g)
- Nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha
- Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục
b Trên chuẩn
Phân biệt được môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục
2 Kỹ năng
- Phân tích kênh hình rút ra kiến thức qua sơ đồ đường cong sinh trưởng của VSV
- Tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp
- Hoạt động độc lập của học sinh
- Giải được bài tập về sinh trưởng ở VSV
2 Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra
3.Bài mới
Tại sao khi muối dưa thường phải để khoảng 3-4 ngày dưa mới bắt đầu chua và nếu để lâu không sử dụng
dưa sẽ bị hỏng? Quá trình trên có liên quan đến quá trình sinh trưởng của quần thể VSV Để trả lời những câuhỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu quá trình sinh trưởng của VSV qua bài học hôm nay
Trang 20Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
GV chiếu hình quá trình sinh trưởng ở thực vật và động
vật
Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở động vật và thực vật
là gì?
HS: sự tăng trưởng về kích thước, khối lượng cơ thể.
GV chiếu hình sự sinh trưởng của quần thể VSV.
VSV có kích thước rất nhỏ, vậy làm thế nào để nhận biết
sự sinh trưởng của chúng?
HS: có sự tăng số lượng tế bào.
GV yêu cầu HS rút ra khái niệm sinh trưởng ở VSV.
- Thời gian thế hệ là gì?
HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận Nêu ví dụ minh họa.
GV yêu cầu HS quan sát bảng tr 99/SGK, cho biết:
- Sau thời gian 1 thế hệ số lượng tb của quần thể VSV
biến đổi như thế nào?
HS: tăng gấp đôi.
GV hướng dẫn HS thiết lập công thức tính số lượng TB
của quần thể VSV trong thời gian t
Yêu cầu HS vận dụng công thức giải bài tập ở câu lệnh
tr 99 SGK
HS giải, nêu kết quả.
GV nhận xét, bổ sung.
I.Khái niệm về sinh trưởng
- Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tếbào của quần thể > tăng kích thước của cả quần thể
- Thời gian thế hệ (g) là thời gian từ khi sinh ra
1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc
số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi
- Công thức sự tăng số lượng tế bào: 2n (n: Số lần phân chia tế bào)
- SLTB của quần thể:
Nt = N0 2n
Hoạt động 2: TÌM HIỂU SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT
GV lấy ví dụ về môi trường nuôi cấy không liên tục,
yêu cầu HS cho biết:
- Thế nào là nuôi cấy không liên tục?
HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 25 SGK, hướng
dẫn HS phân tích:
- Quần thể VSV sinh trưởng qua mấy pha?
- Mô tả sự biến đổi số lượng TB của quần thể VSV qua
các pha.
- Giải thích tại sao có sự biến đổi đó.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Mở rộng:
- Tại sao khi muối dưa nếu cho thêm một ít nước dưa
cũ thì dưa nhanh chua hơn?
HS: vì bổ sung thêm một lượng vk lactic đã thích nghi
với môi trường nên rút ngắn được thòi gian của pha
tiềm phát
GV nhận xét, bổ sung.
II Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
1 Nuôi cấy không liên tục
Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chấtdinh dưỡng mới và không được lấy đi các sảnphẩm chuyển hóa vật chất
- Đặc điểm VSVsinh trưởng theo 4 pha:
a Pha tiềm phát (pha lag)
VK thích ứng với MT, hính thành các enzim cảmứng phân giải cơ chất số lượng tế bào trong quần thể không tăng
b Pha luỹ thừa (log)
TĐC diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theoluỹ thừa và đạt cực đại
c Pha cân bằng
- Tốc độ sinh trưởng và TĐC của VK giảm dần
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian(số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi)
d Pha suy vong
Số lượng tế bào chết nhiều hơn số lượng tế bào