1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề sáng tạo từ những vật tìm được bằng phương pháp mới, quy trình tạo 3d lớp 5 trường tiểu học xuân thắng, huyện thường xuân

21 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Đối với môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành nhữnghoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật

Trang 1

1. Mở đầu.

1.1 Lý do chọn đề tài.

Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả của nó là kết quả của cảm xúc,chứ không đơn giản là kỹ thuật hay kỹ năng Cảm xúc phải xuất phát từ sự rungđộng của học sinh trước vẻ đẹp của đối tượng cùng với phương pháp giảng dạyhấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên

Đối với môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và

ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành nhữnghoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dụccho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhâncách toàn diện, hài hoà - là khả năng biết cảm nhận và vận dụng cái đẹp vàotrong học tập, sinh hoạt hằng ngày

Mĩ thuật có một vai trò quan trọng trong cuộc sống hướng con người đitìm cái đẹp.Từ lâu Hội họa đã cuốn hút trẻ thơ với sức mạnh diệu kì của nó Nhàđiêu khắc nổi tiếng người Pháp OWiter Rodanh đã nói: “Thế giới chỉ có đượchạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sĩ” Môn Mĩ thuật ở trường tiểuhọc trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất góp phần từngbước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinhhoạt hàng ngày

Theo những năm trước thì môn Mĩ thuật được chia làm 5 phân môn: Vẽtranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng được lặp

đi lặp lại theo từng khối lớp Theo cách dạy này học sinh nắm bắt được nhữngkiến thức cơ bản của Hội họa cũng khá phù hợp với học sinh Tiểu học như:

+ Cách sử dụng chất liệu màu vẽ như sáp, chì, tẩy…

+ Cách vẽ màu cơ bản cho đều mịn

+ Kiến thức về tranh chân dung, trang trí đối xứng…

Tuy nhiên phương pháp cũ này còn bất cập đối với học sinh:

+ Thường làm việc đơn lẻ

+ Hầu hết các bài học đều chú trọng thực hành và không phát huy đượctính sáng tạo

+ Khả năng nói, diễn đạt bị hạn chế

Hoạt động mĩ thuật của học sinh chủ yếu là hoạt động thực hành trên

khuôn khổ giấy A4, Vở tập vẽ hoặc Vở thực hành nên hạn chế sự tương tác với

bạn bè và giáo viên; về chất liệu cũng hạn chế, chủ yếu là vẽ sáp màu trên giấy,

xé dán hoặc nặn Các bài tập ở phân môn Vẽ theo mẫu tuy rèn cho học sinh biết

cách quan sát, biết cách vẽ hình, bài vẽ gần giống mẫu… nhưng đa phần các bài

vẽ theo mẫu còn nặng về lý thuyết và kĩ thuật không khuyến khích khả năng

sáng tạo và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh; các bài thuộc phân môn

vẽ tranh; vẽ trang trí; thường thức mĩ thuật và tập nặn tạo dáng có nội dung độclập, riêng lẻ, thiếu tính liên kết và phát triển

Từ năm học 2014 - 2015 Phòng GD&ĐT đã tổ chức lớp tập huấn Vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh của dự án SAEPS vào chương trình hiện hành trong các trường Tiểu học do Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ.

Trang 2

Với phương pháp dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch áp dụng mới trongchương trình Mĩ thuật hiện hành, học sinh như được giải phóng khỏi khuônmẫu, học sinh được “Học mà chơi, chơi mà học” Các em thỏa sức sáng tạo,không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sự sáng tạo.Với

7 quy trình mới học sinh có thể vẽ, nặn, xé dán, tạo dáng 2D, 3D, làm con rối,

tận dụng các vật dụng còn lại để sáng tạo Trong đó có quy trình Tạo hình 3D.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trìnhgiảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước thay đổi hình thức và phươngpháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêucầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinhcảm nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanhmình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếuthẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học Mĩ thuật

Vậy để khơi dậy cho học sinh khả năng tư duy, óc sáng tạo trong giờ tạodáng, đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo đượccho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật Cụ thể là việc giáoviên tìm ra phương pháp giúp học sinh học tốt nội dung tạo dáng từ những phếliệu tìm được Qua đó rèn kĩ năng nhận biết, cảm nhận trước cái đẹp cho các emnhằm thực hiện đúng mục tiêu giáo dục là phát triển con người toàn diện Đó là

lí do tôi viết và vận dụng sáng kiến “Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề

sáng tạo từ những vật tìm được bằng phương pháp mới quy trình tạo hình 3D lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Thắng”.

Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ động, thoải mái, nhẹ nhàngnhưng vẫn đảm bảo kỷ luật lớp học

Vì vậy việc đúc kết những kinh nghiệm cũng chính là cách để ghi và xemxét lại quá trình thực hành giảng dạy, để hoàn thiện kỹ năng sư phạm của bảnthân, để chọn lọc ra những gì đã làm tốt, cái gì cần phải làm tốt hơn và nghĩ cáchkhắc phục những gì chưa tốt Việc tự phân tích thiết yếu này có ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên, đồng thời giúp chomỗi giáo viên có cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm hướngtới mục tiêu giáo dục đạt kết quả cao hơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Chủ thể: Một số biện pháp giúp học sinh tạo sản phẩm tạo hình 3D theo

chủ đề

- Khách thể: Học sinh khối 5 trường Tiểu học Xuân Thắng

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:

Trang 3

Phương pháp sưu tầm tài liệu: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề

tài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tham khảo tài liệu Tàiliệu có từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ đồngnghiệp…Đặc biệt là sử dụng Internet - một công cụ thuận tiện để tiếp cận nhanh

và dễ dàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong phú Tuy vậy khi thamkhảo cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để sàng lọc những thông tin (vìkhông phải thông tin nào cũng là đúng) thì mới tìm được nguồn thông tin phùhợp, chính xác với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả

Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệ

thống câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nóilên nhận thức, thái độ của cá nhân đối với vấn đề học bộ môn Mĩ thuật theophương pháp mới (phương pháp Đan Mạch)

Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về

quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho tanhững tài liệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính xác.Thông qua quá trình quan sát, giáo viên ghi nhận lại tình hình học tập của họcsinh, những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy nhằm tìm ra biện phápgiải quyết thích hợp nhất

Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên chủ động tác động vào học sinh

trong quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực

trạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh giáhiệu quả của giải pháp

2 Nội dung.

2.1 Cơ sở lí luận.

Là giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Xuân Thắng, quathực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là mônhọc bắt buộc trong trường Tiểu học cùng với các môn khác Vì vậy, trong giáodục, mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cũng được coi trọng Cụ thể là:

- Học sinh tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên

- Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận, sáng tạo và trí tưởng tượng củacác em

- Vận dụng được những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sốngsinh hoạt hằng ngày

- Hình thành ý thức của các em biết bảo vệ, thân thiện với môi trường

- Ngoài ra qua môn học giáo dục các em kĩ năng sống, lồng ghép tích hợpbảo vệ môi trường, hình thành tình cảm của bản thân qua từng sản phẩm và tăngkhả năng thuyết trình cho các em… nên tôi đã sử dụng phương pháp dạy học

mới của Đan Mạch để Nâng cao chất lượng tiết dạy theo chủ đề sáng tạo từ

những vật tìm được bằng phương pháp mới quy trình tạo hình 3D lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Thắng.

2.2 Thực trạng của vấn đề.

Trong thực tế môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nặng.Hằng ngày có nhiều loại phế liệu được thải ra ngoài môi trường mà vẫn có thểtái sử dụng được Hiểu được điều đó, qua sự tò mò tôi đã sáng tạo được nhiều đồ

Trang 4

vật mới từ những phế liệu người khác đã bỏ đi có công dụng mới mà khá đẹpmắt Với cách sắp xếp bài dạy theo chủ đề có thể dồn ba đến bốn tiết như bâygiờ thời gian thực hành được nhiều hơn và các em được làm việc nhóm sẽ kíchthích sự sáng tạo Tôi áp dụng phương pháp mới trong Mĩ Thuật của Đan Mạch

quy trình tạo hình 3D nhằm gây được hứng thú học tập cho HS ở một số nội

dung như sáng tạo từ những vật tìm được

Đây là phương pháp dạy học mới với mục tiêu chỉ lấy học sinh làm trungtâm, kích thích tư duy sáng tạo, khám phá, biểu đạt thông qua nghệ thuật thịgiác

Tìm hiểu thực trạng của việc tạo hình 3D.

* Thuận lợi:

- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo hệ sư phạm mĩ thuật và qua nhiềulớp bồi dưỡng chuyên môn của ngành cùng với sự góp ý tận tình từ phía BGH

và các đồng chí, đồng nghiệp có bề dày trong chuyên môn ở trường

- Hiện nay đối với môn Mĩ thuật được ngành trang bị đầy đủ, sách giáokhoa, sách hướng dẫn giảng dạy cụ thể, máy chiếu, trang bị tranh cùng đồ dùngmôn Mĩ thuật rất phong phú

- Có rất nhiều đồ vật phế liệu trong mỗi gia đình

* Khó khăn:

- Chuyên môn chưa sắp xếp được 2 tiết/tuần nên việc học tập của học sinhhay bị dán đoạn khi chuyển tiết và sử dụng màu nước, màu bột có ảnh hưởngđến môn học khác

- HS sử dụng kĩ năng nói trước đám đông chưa tốt, chưa đủ tự tin Các emhọc sinh ít có cơ hội làm việc nhóm, ít có điều kiện thể hiện khả năng nổi bậtcủa các em như khả năng quản nhóm, khả năng thuyết trình…

- Đồ dùng dạy học minh họa cho chương trình mới còn chưa có

* Quy trình các hoạt dộng dạy - học của tập nặn tạo dáng theo phương pháp cũ là:

1 Quan sát nhận xét.(3 đến 5 Phút)

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận biết được các kiến thức cơ bảnnhư: các bộ phận, đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng cần nặn Sau đó có thểtích hợp giáo dục KNS, BVMT nếu phù hợp

2 Hướng dẫn cách nặn.(5 đến 7 Phút)

Trước khi tiến hành nặn cần nhào đất cho dẻo

Cách 1: Nặn dời các bộ phận sau đó ghép dính các bộ phận lại tạo thành

đối tượng muốn nặn

Cách 2: Từ một thỏi đất vuốt, vê, kéo thành các bộ phận của đối tượng

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài tạo dáng

- Một số bài tạo dáng của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến

- Một sô sản phẩm tạo hình trước khi áp dụng sáng kiến

Trang 5

Rõ ràng ở phương pháp cũ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp nhưng đơn điệu vềchất liệu chưa có sự bứt phá lớn Chưa đa dạng về sản phẩm, học sinh ít có cơhội được thuyết trình, làm việc nhóm, khả năng đóng vai theo trí tưởng tượngcủa các em theo nội dung các nhân vật mà các em tạo ra

Vậy làm cách gì để giải quyết các vấn đề trên, tôi áp dụng sáng kiến đưa

quy trình tạo hình 3D vào giảng dạy kết hợp cùng phương pháp dạy-học cũ ở

các tiết dạy tập nặn tạo dáng để khắc phục những tồn tại trên

2.3 Các giải pháp thực hiện.

Nắm chắc các quy trình dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch

Quy trình dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch gồm:

- Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện

- Quy trình Vẽ biểu cảm

- Quy trình Vẽ theo nhạc

- Quy trình Xây dựng cốt truyện

- Quy trình Nghệ thuật sắp đặt/ hoạt cảnh biểu diễn/ sắm vai.

- Quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn

Trang 6

- Quy trình Tạo hình 3D - tiếp cận với chủ đề (Tạo hình từ vật tìm được)

Quy trình này giáo viên giúp học sinh hiểu các hình khối được tạo ra từvật tìm được như dây thép, đất nặn, giấy bồi, vỏ hộp,… được kết nối với nhautrong một không gian nhất định Có rất nhiều chủ điểm phổ biến để học sinh cóthể thực hiện khám phá và phản ánh lại cuộc sống bằng nghệ thuật như ngôi nhà,

xe đạp, đồ chơi, ô tô, thuyền, của hàng,…vv

Các bước thực hiện:

Bước 1: (Hoạt động 1) Khám phá chủ điểm

Bước 2: (Hoạt động 2) Vẽ và tô màu theo trí nhớ

Bước 3: (Hoạt động 3) Tạo sản phẩm mới bằng những vật dụng tìm đượcBước 4: (Hoạt động 4) Hoàn thiện sản phẩm mới

Bước 5: (Hoạt động 5) Hoạt động mở rộng

Trong đó mục tiêu của quy trình Tạo hình 3D - tiếp cận với chủ đề (Tạohình từ vật tìm được):

Học sinh có khả năng cùng nhau tạo ra sơ đồ tư duy về chủ đề được lựachọn

+ Sáng tạo từ trí nhớ

+ Tìm ra sự giống và khác nhau thông qua quan sát

+ Lắp ráp các vật tìm được để tạo thành một mô hình biểu đạt không gian

3 chiều

+ Làm việc theo cặp, nhóm để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

Khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo trong tạo hình qua các hoạt động dạy học

- Giới thiệu để học sinh hiểu

- Học sinh được trực quan: xem ti vi, băng đĩa, những sản phẩm lớp trước

- Sáng tạo mĩ thuật không chỉ có vẽ tranh trên mặt phẳng (2D) bằng cácchất liệu màu, hay tranh xé dán giấy mà còn được biểu đạt bằng nhiều hình thức

và chất liệu khác nhau, như nặn tượng (điêu khắc)

- Thực hành Mĩ thuật thể hiện hình tượng nghệ thuật của khối hình trong

không gian, hay các vật thể ba chiều còn gọi là “Tạo hình 3D” Các sản phẩm

hình tượng 3D đơn lẻ được bố trí, sắp xếp trong không gian theo chủ đề và ýtưởng thẩm mĩ được gọi là “Nghệ thuật sắp đặt”

- Tạo hình 3D (ba chiều) và nghệ thuật sắp đặt là hình thức học tập giúp

HS tiếp cận mục tiêu đời sống và nghệ thuật hiện đại

- Giáo viên khơi gợi sự sáng tạo cho học sinh để học sinh tưởng tượng rasản phẩm bằng hình khối, tranh minh họa, …bằng các hoạt động của một tiếtdạy

Ví dụ “chủ điểm: Khu nhà nơi em ở”

Hoạt động 1: Khám phá chủ đề:

Mục tiêu:

- Nhận ra và nêu được đặc điểm cơ bản của một vài ngôi nhà đơn giản

- Sáng tạo được ngôi nhà theo ý thích

- Biết kết hợp nhóm để tạo ra sản phẩm nơi em sống

Trang 7

- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình,của bạn

Để bắt đầu quy trình này Giáo viên cho học sinh quan sát về hình ảnh củacác ngôi nhà khác nhau Học sinh sẽ ngạc nhiên, tò mò, và có động lực để khámphá như những đặc điểm, hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc vị trí của các

bộ phận, không gian xung quanh, chức năng của từng ngôi nhà, Học sinh tìmthấy điểm tương đồng, sự khác biệt và nhận thức của các em về Ngôi nhà Trong

ví dụ này học sinh có ý kiến khác nhau về ngôi nhà ở các vùng miền khác nhau.Giáo viên dần dần hướng các em vào ngôi nhà mà các em yêu thích trong chủđiểm: ‘’Khu nhà nơi em ở’’

Giáo viên nhắc Học sinh sẽ làm gì trong tiết sau, học sinh sẽ tạo ra một sốbức tranh về các ngôi nhà trong khu phố của các em Giáo viên khuyến khíchhọc sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em từ phía bên ngoài

Hoạt động 2: Vẽ và tô màu “Khu nhà nơi em ở” theo trí nhớ.

Mục tiêu: Vẽ và tô màu ngôi nhà của các em bao gồm càng nhiều chi tiết càngtốt như: Cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, trang trí, chi tiết về ngôi nhà, môi trườngxung quanh, các thành viên gia đình, động vật, xe đạp, ô tô

Giáo viên nên chốt bằng một số câu hỏi

+ Ngôi nhà của gia đình em ở đâu?

+ Các ngôi nhà xung quanh có điểm nào giống và khác ngôi nhà của emkhông?

Giáo viên có thể sắp xếp các quy trình làm việc theo nhóm để khuyếnkhích học sinh truyền cảm hứng và hỗ trợ với nhau Khi các thành viên nhóm

đã hoàn thành ngôi nhà của mình, học sinh bắt đầu thêm cảnh vật xung quanhngôi nhà tạo thành một khoảng không gian cho các ngôi nhà: Cây, đường, vườnhoa Có thể tạo thêm các con vật, xe đạp

Hoạt động 3: Tạo ngôi nhà mơ ước bằng đồ vật tìm được.

*Mục tiêu: Học sinh học quan sát hình dáng, dồ vật cũ bằng con mắt mới

Tò mò sáng tạo và thúc đẩy học sinh trải nghiệm, kết nối, giúp đỡ nhau tronghợp tác nhóm

*Nguyên liệu tạo hình là những phế liệu và các vật liệu do cá nhân, nhóm

tự tìm chọn có trong sinh hoạt hàng ngày: Vỏ hộp giấy, bìa, đồ nhựa phế thải,mảnh xốp, vải vụn, giấy thủ công, cành lá cây khô cùng nguyên liệu hỗ trợnhư: hồ, keo dán, băng dính, dây buộc và màu vẽ các loại (màu pha keo, màudạ)

+Bước 1: Tập hợp các phế liệu, nguyên liệu đã tìm chọn; trên cơ sở khốihình, đặc điểm chất liệu để liên tưởng tới những hình tượng, vật thể hiện

+Bước 2: Hình thành ý tưởng tạo hình các vật thể: hình người, con vật,

đồ vật, cây, nhà Ở đây cần có hộp to để làm ngôi nhà, làm mái nhà…

+ Bước 3: Lựa chọn và sáng tạo từ các vật liệu sẵn có khối hình (thân chai

lọ, vỏ hộp ) để kết hợp với các nguyên vật liệu khác, làm thêm và lắp ghép các

bộ phận tạo thành một sản phẩm tạo hình 3D theo chủ đề

+ Bước 4: Chỉnh sửa hoàn thiện hình

Trang 8

Có rất nhiều phế liệu để chúng ta có thể sáng tạo ra các hình khối đẹp

mắt Tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa cách tạo dáng người bằng cách uốn dây

thép:

* Tưởng tượng, vẽ hình ảnh người trên giấy theo tỷ lệ bộ phận

+ Dùng một sợi dây thép mềm, gấp đôi, nhìn hình vẽ và tưởng tượng uốn

mô phỏng theo hình khối, đặc điểm hình dáng từng bộ phận lớn của cơ thểngười

+ Dùng hai bàn tay, ngón tay uốn 2 sợi dây thép Mỗi dây uốn một cánhtay, bàn tay rồi uốn ngược lên để tạo hình thân người bằng nhiều vòng dây

+ Từ hai bên thân người, mỗi sợi dây uốn một chân và hoàn thành sảnphẩm ( Độ dày, mỏng của khối bộ phận bên ngoài cơ thể được tạo bằng cáchuốn nhiều hay ít vòng dây thép, tùy theo cách tạo hình của cá nhân)

+ Từ hình dáng đã tạo bằng dây thép đã có, sử dụng giấy màu (giấy ăn,giấy gói hàng, giấy thủ công) quấn xung quanh các phần cơ thể và hoàn chỉnhhình khối, các bộ phận bên ngoài cơ thể (đầu, thân, tay chân), tạo trang phục phùhợp đặc điểm, giới tính nhân vật

Hoạt động 4: Hoàn thiện sản phẩm mới (Gắn ngôi nhà mơ ước vào khu

dân cư)

Khi học sinh hoàn thiện ngôi nhà của mình giáo viên khuyến khích các

em tạo thêm con người sống trong ngôi nhà, phương tiện giao thông, thêm cầuvồng, đường phố, vườn hoa, sân chơi mà các em thấy cần thiết ho một khu dân

cư tương lái Học sinh đưa ngôi nhà của mình vào những thị trấn nhỏ hay trongthành phố lớn với đầy đủ cơ sở hạ tầng, Khi các em đã tạo ra được khung cảnhtrong phạm vi nào đó, các em có thể không muốn dừng lại Ý tưởng này có thểlàm nảy sinh ý tưởng tiếp theo Đó là cách học mà chơi

- Từ các sản phẩm 3D đã tạo hình, nhóm trao đổi và xây dựng chủ đềhoặc một cốt truyện để biểu diễn

- Sắp xếp các sản phẩm trong không gian thành tác phẩm đa chiều Tậphợp các sản phẩm 3D đã hoàn thành của hoạt động học tập trước, tạo hình từmột loại chất liệu hoặc các chất liệu khác nhau: phế liệu, dây thép, đất nặn , đểhoàn thành tác phẩm Mĩ thuật mới có chủ đề trong không gian đa chiều Có thể

sử dụng vật thể khác (nhà, cây cỏ…), tranh làm nền phía sau cho tác phẩm sắpđặt Có thể tạo thành các nhân vật rối cử động được để biểu diễn

Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng.

Mục tiêu:

Học sinh đưa ra các bình luận chia sẻ, trình bày

Trình bày, giải thích về cách giải quyết của mình khi thực hiện hoạt động.Quy trình này ngoài việc học sinh tự tìm kiếm những bức hình liên quanđến ngôi nhà, rất cần sự hỗ trợ và tham gia của gia của gia đình và những ngườixung quanh các em trong việc tìm hiểu về ngôi nhà và thu thập phế liệu sạch để

sử dụng trong hoạt động tạo hình trên lớp Ví dụ: Ông bà có thể kể cho các emnghe về những ngôi nhà thời xưa hay chia sẻ những kí ức của mình khi còn nhỏ

Có thể dùng hình ảnh của ngôi nhà tìm được trong bảo tầng dân tộc họchoặc một ngôi nhà có gần trường Môi trường học có thể mở rộng ra ngoài lớphọc, trường học thậm chí có thể mang cả thế giới bên ngoài vào lớp học

Trang 9

Học sinh phân loại các bức hình thu thập được thành các chủ đề khácnhau phục vụ cho việc thuyết trình Ở đây, các em biết và so sánh được sự giống

và khác nhau của chủ đề ngôi nhà Ý kiến thảo luận của các em cũng tạo ranhững cách giải quyết khác nhau tùy vào bức tranh mà các em tìm được hoặccác bối cảnh mà các em lựa chọn

Học sinh có thể tìm ra những khác biệt của các ngôi nhà như: cũ/mới,thành phố/nông thôn, đồng bằng/miền núi, to/nhỏ

Hoạt động tạo hình 3D dễ tích hợp với các môn học khác và khiến họcsinh rất thích thú vì khi tham gia các hoạt động này các em được sáng tạo mộtcách linh hoạt với các chất liệu và không gian khác nhau Vật liệu cho Mĩ thuật3D rất đa dạng và dề tìm (Các vật tìm được, phế liệu ) Qua sự sáng tạo của họcsinh như cát, sỏi, đá, đất sét, đất nặn, bìa cát tông, gỗ, lá, rơm, cành cây, dâythừng, len sợi, băng dính, đồ nhựa, dây thép và rất nhiều vật liệu tái chế khác cóthể trở thành đồ chơi hay những câu chuyện mang tính biểu đạt cao Qua đâyhọc sinh được trang bị những kinh nghiệm và hiểu biết cơ bản về hình khối,trọng lượng, mùi vị và nhiệt độ

Xây dựng những tình cảm tốt đẹp qua từng tiết học.

Qua mỗi tiết học, GV cần xây dựng cho các em những tình cảm tốt đẹp.Trước tiên, với mỗi phế liệu sau khi sử dụng của bản thân và gia đình, họcsinh sẽ có sự băn khoăn nên dùng hay nên bỏ Từ đó xây dựng đức tính tránhlãng phí, tính xây dựng kế hoạch cho bản thân

Được quan sát sản phầm của bản thân, của bạn bè, học sinh bộc lộ đượccảm xúc của mình Vui khi mình làm ra được sản phẩm đẹp, độc đáo Ngạcnhiên khi thấy bạn có sản phẩm mới lạ, sáng tạo Thán phục, khen ngợi bạn tàinăng khi bạn có sản phẩm đẹp,

Muốn kết hợp làm cùng bạn khi nhóm có sản phẩm ưng ý

GV xây dựng tính thân thiện trong học tập giữa giáo viên và học sinh quatừng tiết học

Qua sản phẩm quan sát giáo viên đặt câu hỏi

Trong giờ học, giáo viên cần chuẩn bị một số tạo hình 3D của học sinhcác lớp trước, có hình 3D chưa tốt và tốt để học sinh quan sát nhận xét Từ đócác em nhận ra được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp trong các dáng tao hình 3D

đó để rút kinh nghiệm, việc quan sát nhận xét thường xuyên sẽ giúp các em dầndần hình thành thị hiếu và kỹ năng thẩm Giúp cho các em học tập được kinh

Trang 10

nghiệm của bản thân Như vậy khi tạo dáng các em sẽ phát huy những mặt tốt,hạn chế trong cách sắp xếp bố cục và lựa chọn chất liệu tạo hình.

một số sản phẩm mà học sinh có thể làm ra với quy trình tạo hình 3D như cái xe

đạp, cây cối, hình người…để các em được quan sát được những ý tưởng sángtạo đó, cũng là gợi ý trong việc tìm chọn nội dung chủ đề cho các em

* Phương pháp thực hành:

Phương pháp này cũng là phương pháp rất quan trọng trong giờ dạy-họcmôn Mĩ thuật, bởi vì nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì không thểđạt kết quả tốt trong môn học này Chúng ta đều hiểu rằng môn mĩ thuật ởtrường tiểu học nói riêng cũng như trường phổ thông nói chung không phải lànhằm đào tạo học sinh trở thành hoạ sĩ, như trên đã phân tích, đặc thù của mônhọc gồm các hoạt động bên trong và bên ngoài nên khi học sinh thực hành tạodáng chính là lúc các em phải tích hợp hai hoạt động và bộc lộ những suy nghĩ,những cảm nhận của các em về thế giới xung quanh Sự bộc lộ đó sẽ được thựchiện một cách dễ dàng, nên các em đã có kỹ năng thể hiện một cách thuần thục.Vậy để phần thực hành của các em được nhẹ nhàng như một trò chơi giải trí tôi

đã phân 2 tiết thực hành tạo dáng liền để các em được làm việc theo nhóm cùngnhau tao hình 3D để hoàn thành chủ đề

* Phương pháp thuyết trình.

Ở phương pháp thuyết trình của quy trình tạo hình 3D cả giáo và học sinh

đều sử dụng nhưng học sinh sử dụng nhiều hơn vì các em thuyết trình về nội

dung, ý tưởng của tạo hình 3D của nhóm mình thông qua các dáng hoạt động

của nhân vật, màu sắc….cũng có thể các em viết lời thoại đóng vai theo nhânvật mà các em tưởng tượng

và cảm xúc của mình tốt hơn từ đó áp dụng vào bài sáng tạo từ những vật tìmđược Trong các tình huống vấn đáp người thầy phải biết đặt ra nhiều câu hỏi đểlôi cuốn được các em tránh áp đặt nội dung quá nặng nề và buồn chán trong giờ

học

* Phương pháp minh hoạ trực quan.

Một trong những phương pháp sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy Mĩthuật đó là phương pháp minh họa trực quan, có thể nói bước đầu tiên để ngườigiáo viên giúp học sinh tiếp cận với mĩ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thôngqua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các

Ngày đăng: 12/08/2019, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w