Về thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây thạch châu (pyrenaria sp ) (Trang 41)

3.3.2.1. Định tính bằng các phản ứng hóa học

Đã tiến hành định tính các nhóm chất trong dược liệu Thạch châu bằng các phản ứng hóa học, kết quả cho thấy trong mẫu nghiên cứu có tannin, flavonoid, polysaccharid, acid amin, chất béo, steroid, caroten. Kết quả này phù hợp với các tài liệu đã công bố về thành phần hóa học của họ Chè [8], [21], [25], [28].

3.3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng

Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng phù hợp với kết quả định tính bằng các phản ứng hóa học về sự có mặt của thành phần tannin, flavonoid trong cây Thạch châu. Đây là những cơ sở cho việc nghiên cứu, chiết xuất và phân lập các hợp chất tinh khiết sau này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong việc tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu Thạch châu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện, chúng tôi đã hoàn thành các mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp, kết quả thu được như sau:

Về thực vật

- Mô tả hình thái kết hợp với mô tả chi tiết đặc điểm bột và đặc điểm vi phẫu lá, thân Thạch châu, có ảnh chụp kèm theo, đóng góp vào việc tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu sau này.

- Đã giám định được tên khoa học của mẫu nghiên cứu là Pyrenaria jonquieriana Pierre ex Laness, họ Chè ( Theraceae).

Về thành phần hóa học

- Bằng các phản ứng định tính sơ bộ và SKLM đã xác định trong loài Thạch châu nghiên cứu có chứa: tanin, flavonoid, polysaccharid, acid amin, chất béo, steroid, caroten.

- Triển khai sắc ký lớp mỏng dịch chiết Thạch châu trên nhiều hệ dung môi, lựa chọn được các hệ dung môi cho kết quả phân tách tốt nhất, tính được số vết và Rf của các vết đặc trưng:

 Cắn TP (C, N): Ở hệ dung môi: Ethyl acetat - methanol - acid formic - nước (25:1:1:1), sắc ký đồ cho 10 vết ở UV 366nm sau khi phun thuốc thử. Ở hệ dung môi: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (5:2:2:1), sắc ký đồ cho 2 vết ở AST sau khi phun thuốc thử .

 Cắn H: Ở hệ dung môi: n-hexan - ethyl acetat (3:1), sắc ký đồ cho 7 vết ở UV 366nm sau khi phun thuốc thử.

 Cắn E: Ở hệ dung môi: Ethyl acetat - aceton - acid formic - nước (10:1:1:2), sắc ký đồ cho 3 vết ở UV 366nm sau khi phun thuốc thử.

 Cắn B: Cloroform - methanol (3:1), sắc ký đồ cho 7 vết ở UV 366nm trước khi phun thuốc thử.

KIẾN NGHỊ

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Thạch châu (Pyrenaria jonquieriana) thu hái tại Lâm Đồng, Việt Nam. Với tiềm năng đã và đang được sử dụng trong y học cổ truyền và cuộc sống hàng ngày của cây Thạch châu, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau để phục vụ tốt hơn trong công tác bảo tồn và phát triển tiềm năng của dược liệu này như sau:

 Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hoá học các phân đoạn chiết xuất của cây Thạch châu.

 Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ cây Thạch châu.

 Tiến hành nghiên cứu thử tác dụng sinh học của các dịch chiết cây Thạch châu và các hợp chất đã phân lập được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Bân (1999), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt

kín ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Kim Bích (2009), Phân tích và xác định thành phần và nhóm hoạt chất của một số dược liệu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng kết hợp đo mật độ quang hấp thụ (TLC, DENSITOMETRY/ SCANNER) phục vụ công tác tiêu chuẩn hóa dược liệu, Đề tài cấp Bộ, Viện Dược liệu, Bộ Y tế.

3. Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội, Bài giảng dược liệu,

NXB Y học, tập I, II.

4. Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập dược liệu – Phần vi học.

5. Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập dược liệu – Phần hóa học.

6. Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, NXB Y học.

7. Bộ môn Thực vật - Trường dại học Dược Hà Nội (2012), Thực tập thực vật

và nhận biết cây thuốc.

8. Bộ môn Thực vật -Trường đại học Dược Hà Nội, Thực vật học, NXB Y học. 9. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, NXB Khoa học kỹ thuật,

trang 245-247.

10. Vũ Văn Chuyên (1991), Bài giảng thực vật học, NXB Y học Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa

học cây thuốc, NXB Y học Hà Nội.

12. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, tập I, trang 423-424. 13. Đỗ Tất Lợi (2004), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ

14. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển

vi, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 419-422.

Tiếng Anh

17. AL-Oud, S. S. (2003), “Heavy metal contents in tea and herb leaves”,

Pakistan Journal of Biological Sciences, 6, p 208−212.

18. Bernard Fried et al. (1999), Thin-Layer Chromatography, Revised And Expanded (Chromatographic Science), 4th editon, page 386.

19. Chandravanshi, B. S, Yemane, M.., & Wondimu, T. (2008), “Levels of essential and non-essential metals in leaves of the tea plant (Camellia

sinensis L.) and soil of Wushwush farms, Ethiopia”, Food Chemistry, 107, p

1236−1243.

20. Chen, Y., Yu, M., Xu, J., Chen, X., & Shi, J. (2009), “Differentiation of eight tea (Camellia sinensis) cultivars in China by elementalfingerprint of their leaves”, Journal of the Science of Food and Agriculture, 89, p

2350−2355

21. International Camellia Society

22. Flora of China Editorial Committee (2007), Flora of China. Vol.12, Science Press (Beijing) and Missouri Botanical Garden, China.

23. Flora of Thailand Vol.2 (1-4).

24. Ma J, Starck SR, Hecht SM (1999), DNA polymerase beta inhibitors from Tetracera boiviniana, Journal of Natural Product, 62(12), p 1798-1810.

25. Louwrance Peter Wright (2005), Biochemical analysis for identification of quality in black tea (Camellia sinensis), University of Pretoria etd – Wright. 26. R. McLaughlin et al (2004), "Extraction and Thin-Layer Chromatography of

27. Quach HT, Steeper RL, Griffin GW (2004), An Improved Method for the Extraction and Thin-Layer Chromatography of Chlorophyll a and b from

Spinach, Journal of Chemical Education, 81(3), p 385-387.

28. Punyasiri PA et al (2004), “Flavonoid biosynthesis in the tea plant Camellia

sinensis:properties of enzymes of the prominent epicatechin and catechin

pathways”, Arch Biochem Biophys, 431(1), p 22-30.

Tài liệu trên mạng:

29. http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew-317739 30. http://foc.eflora.cn/content.aspx?TaxonID=250077013 31. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/?term=pyrenaria.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây thạch châu (pyrenaria sp ) (Trang 41)