Định tính các nhóm chất đặc trưng bằng sắc kí lớp mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây thạch châu (pyrenaria sp ) (Trang 33)

Mục tiêu: Khảo sát, lựa chọn hệ dung môi có khả năng tách các thành phần

trong dịch chiết toàn phần và trong từng phân đoạn nhằm đánh giá sự có mặt của các nhóm chất chính.

 Phương pháp được thực hiện theo mục 2.4.4.

 Dịch chấm sắc ký: là cắn toàn phần được chiết bằng nước, ethanol và cắn các phân đoạn: n-hexan, ethyl acetat, n-butanol.

 Kết quả được thể hiện trong các hình và bảng sau:

Hình 3.8: Sơ đồ quy trình chiết các phân đoạn Thạch châu Dược liệu (10g)

Dịch chiết ethanol

Phân đoạn n-hexan (H)

Chiết nóng với ethanol 99,7% (40ml)

Phân đoạn nước

Phân đoạn n-butanol (B)

Lắc với ethyl acetat (20ml x 3 lần)

Phân đoạn ethyl aceat (E)

Phân đoạn nước

Thu hồi dung môi. Hòa trong nước (20ml) Lắc với n-hexan (20ml x 3 lần)

Lắc với n-butanol (20 ml x 3 lần)

3.2.2.1. Định tính cắn n-hexan

Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng của cắn n-hexan được trình bày ở

hình 3.9, bảng 3.2.

Hệ dung môi: n-hexan - ethyl acetat (3:1).

Thuốc thử: dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol.

Hình 3.9: Sắc ký đồ định tính cắn

n-hexan

Bảng 3.2: Kết quả SKLM cắn phân đoạn

n-hexan

Vết số

Phân đoạn n-hexan

Rf Màu sắc UV 366nm sau TT AST sau TT 1 0,05 Tím Xanh 2 0,16 Tím Nâu 3 0,24 Hồng Xanh 4 0,28 Xanh Tím 5 0,38 Hồng Xanh 6 0,43 Tím Tím 7 0,95 Tím Tím Chú thích:

Hình A: Quan sát UV 254nm trước khi phun thuốc thử Hình B: Quan sát UV 366nm trước khi phun thuốc thử Hình C: Quan sát AST trước khi phun thuốc thử Hình D: Quan sát UV 366nm sau khi phun thuốc thử Hình E: Quan sát AST sau khi phun thuốc thử

Nhận xét:

Kết quả cho thấy có nhiều chất không hấp thụ ánh sáng ở UV 254nm nhưng hấp thụ ở UV 366nm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát ở UV 366nm trước khi phun thuốc thử, trên SKĐ có các vết phát quang đỏ. Sau khi phun thuốc thử acid sulfuric 10% trong ethanol, trên SKĐ có các

vết màu hồng đến tím khi quan sát ở AST và ở UV 366nm các vết tách nhau rõ hơn. Sơ bộ kết luận trong Thạch châu chứa nhiều Chlorophyll [2], [26], [18], [27].

3.2.2.2. Định tính cắn ethyl acetat

Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng của cắn ethyl acetat được trình bày ở hình 3.10, bảng 3.3.

Hệ dung môi: Ethyl acetat - aceton - acid formic - nước (10:1:1:2).

Thuốc thử: hỗn hợp dung dịch acid oxalic 10% trong nước - acid boric 10% trong

nước (tỷ lệ 2:1).

Hình 3.10: Sắc ký đồ định tính cắn ethyl acetat

Bảng 3.3: Kết quả SKLM cắn phân đoạn ethyl acetat

Vết số

Phân đoạn ethylacetat

Rf Màu sắc UV 366nm sau TT AST sau TT 1 0,60 Xanh Cam 2 0,74 Xanh Cam 3 0,81 Xanh Cam nhạt Chú thích:

Hình A: Quan sát UV 254nm trước khi phun thuốc thử Hình B: Quan sát UV 366nm trước khi phun thuốc thử Hình C: Quan sát AST trước khi phun thuốc thử Hình D: Quan sát UV 366nm sau khi phun thuốc thử Hình E: Quan sát AST sau khi phun thuốc thử

Nhận xét: Sau khi phun thuốc thử hỗn hợp acid boric 10% - acid oxalic 10% trong

nước (tỷ lệ 2:1), trên SKĐ có các vết phát huỳnh quang xanh mạnh hơn (so với quan sát ở UV 366nm trước khi phun thuốc thử) và có màu vàng đến cam khi quan

sát ở ánh sáng thường. Sơ bộ kết luận trong phân đoạn ethyl acetat có thành phân flavonoid [2].

3.2.2.3. Định tính cắn n-butanol

Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng của cắn n-butanol được trình bày ở hình 3.11, bảng 3.4.

Hệ dung môi: Cloroform-methanol (3 : 1).

Thuốc thử: dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol.

Hình 3.11: Sắc ký đồ định tính cắn

n-butanol

Bảng 3.4: Kết quả SKLM cắn phân đoạn

n - butanol

Vết số

Phân đoạn n - butanol

Rf Màu sắc UV 366nm trước TT UV 366nm sau TT 1 0,05 Xanh tím Đen 2 0,16 Xanh tím Đen 3 0,32 Xanh dương Tím 4 0,52 Xanh lá cây Xanh

5 0,59 Đỏ Tím

6 0,76 Đỏ Tím

7 0,94 Đỏ Cam nhạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú thích:

Hình A: Quan sát UV 254nm trước khi phun thuốc thử Hình B: Quan sát UV 366nm trước khi phun thuốc thử Hình C: Quan sát AST trước khi phun thuốc thử Hình D: Quan sát UV 366nm sau khi phun thuốc thử Hình E: Quan sát AST sau khi phun thuốc thử.

Nhận xét:

Khảo sát trên nhiều hệ dung môi và thuốc thử cho thấy, với phân đoạn n-

còn nhiều chất (có màu đen) ở dưới chân. Điều này có thể do trong cắn n-butanol có chứa nhiều polysaccharid.

3.2.2.4. Định tính cắn toàn phần chiết bằng ethanol (C) và cắn toàn phần chiết bằng nước (N).

Định tính nhóm Flavonoid:

Kết quả định tính flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng của cắn toàn phần được trình bày ở hình 3.12, bảng 3.5.

Hệ dung môi: Ethyl acetat - methanol - acid formic - nước (25:1:1:1).

Thuốc thử: hỗn hợp dung dịchacid oxalic 10% trong nước - acid boric 10% trong

nước (tỷ lệ 2:1).

Hình 3.12: Sắc ký đồ định tính flavonoid trong cắn ethanol (C) và cắn nước (N)

Chú thích:

Hình A: Quan sát UV 254nm trước khi phun thuốc thử Hình B: Quan sát UV 366nm trước khi phun thuốc thử Hình C: Quan sát AST trước khi phun thuốc thử Hình D: Quan sát UV 366nm sau khi phun thuốc thử Hình E: Quan sát AST sau khi phun thuốc thử.

Bảng 3.5: Kết quả SKLM định tính nhóm flavonoid trong cắn ethanol (C) và cắn nước (N) Vết số cắn ethanol và cắn nước Rf Màu sắc UV 366nm sau TT AST sau TT

1 0,08 Xanh lá cây Nâu

2 0,14 Xanh dương Cam

3 0,22 Xanh dương Cam

4 0,26 Xanh lá cây Cam

5 0,33 Xanh dương Cam

6 0,38 Xanh dương Cam

7 0,69 Tím Cam

8 0,82 Tím Cam

9 0,86 Đỏ Xanh

10 0,91 Cam Xanh

Nhận xét:

Ở cả 2 SKĐ, cắn C và cắn N đều cho các vết tương tự nhau, các vết tách nhau tương đối rõ ràng. Do đó, ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất có thể sử dụng dịch chiết nước để thay cho ethanol.

Sau khi phun thuốc thử hỗn hợp acid boric 10% - acid oxalic 10% trong nước (tỷ lệ 2:1), quan sát ở UV 366nm, trên SKĐ có các vết phát huỳnh quang xanh mạnh hơn (so với khi quan sát ở UV 366nm trước khi phun thuốc thử) và có màu vàng đến cam khi quan sát ở ánh sáng thường. Sơ bộ kết luận trong cắn toàn phần có thành phần flavonoid [2]. Tuy nhiên những vết này không phát quang rõ như ở phân đoạn ethyl acetat (hình 3.10, hình 3.12). Do đó, các hợp chất flavonoid trong Thạch châu chủ yếu nằm trong phân đoạn ethyl acetat.

Định tính nhóm Tanin:

Kết quả định tính tanin bằng sắc ký lớp mỏng của cắn toàn phần được trình bày ở hình 3.13, bảng 3.6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ dung môi: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (5:2:2:1). Thuốc thử: dung dịch FeCl3 5% trong nước.

Hình 3.13: Sắc ký đồ định tính tanin trong cắn ethanol (C) và cắn nước (N)

Bảng 3.6: Kết quả SKLM định tính tanin cắn ethanol và cắn nước

Vết số cắn ethanol và cắn nước Rf Màu sắc UV 254nm trước TT AST sau TT 1 0,44 Xanh Xanh đen 2 0,55 Xanh Xanh đen Chú thích:

Hình A: Quan sát UV 254nm trước khi phun thuốc thử Hình B: Quan sát UV 366nm trước khi phun thuốc thử Hình C: Quan sát AST trước khi phun thuốc thử Hình D: Quan sát AST sau khi phun thuốc thử.

Kết quả:

Nhận xét: Cắn C và cắn N đều cho các vết tương tự nhau, các vết tách nhau tương

đối rõ ràng. Sau khi phun thuốc thử FeCl3 5% trong nước, quan sát ở ánh sáng thường, trên SKĐ của cả cắn C và cắn N đều có 2 vết màu xanh đen đậm nét. Sơ bộ kết luận trong cắn toàn phần của dược liệu Thạch châu có chứa tanin [2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây thạch châu (pyrenaria sp ) (Trang 33)