1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên

94 199 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài: Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá và có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế, trong khi đó, hoạt động huy động vốn tiền gửi lại là hoạt động quan trọng bậc nhất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy, các ngân hàng đều rất chú trọng tới công tác huy động vốn tiền gửi, để duy trì được nguồn vốn ổn định cho ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tra cứu trên các phương tiện thông tin và thư viện, các website, báo, tạp chí và một số nguồn thông tin khác cho thấy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn, hiệu quả huy động vốn và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít các nghiên cứu về huy động vốn tiền gửi. Tác giả đã tìm được và nghiên cứu một số đề tài về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại của một số tác giả như: Luận văn thạc sĩ “Huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Keang Nam” của tác giả Lê Thị Ngọc Thùy, 2016; Luận văn thạc sĩ “Huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa” của tác giả Chu Thị Hoài Anh, 2017; Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” của tác giả Đặng Nữ Hà My, 2017. Về cơ bản các công trình đã nghiên cứu được các vấn đề sau: -Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Ngọc Thùy đã đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nhưng chưa đi sâu vào vào việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn khiến cho bài viết còn vướng mắc trong ứng dụng. -Luận văn thạc sỹ của tác giả Chu Thị Hoài Anh đã phân tích được các giải pháp để huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân có hiệu quả từ đó xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra cũng chưa thật phù hợp với tình hình nghiên cứu cũng như chưa đánh giá được giải pháp nào là tốt nhất trong hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân hoặc giải pháp nào là giảm chi phí mà huy động vốn vẫn đạt hiệu quả cao. -Luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Nữ Hà My chỉ đề cập sơ qua về các hình thức huy động vốn tiền gửi, không đi sâu vào lĩnh vực này và cũng không có tính cập nhật trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tác giả thiên về đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và cũng không đưa ra được giải pháp nào là phù hợp nhất cho ngân hàng mà tác giả nghiên cứu. Nhìn chung mỗi công trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi, tăng cường công tác quản lý vốn tiền gửi tại các NHTM nói chung và tại các Ngân hàng mà tác giả lựa chọn nói riêng. Song chưa đủ và cần có nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM một cách toàn diện hơn, nhất là về đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra có rất ít công trình khoa học và luận văn viết về huy động vốn tiền gửi của các NHTM trên địa bàn quận Long Biên. Ở mỗi thời kỳ và trên mỗi địa bàn hoạt động kinh doanh, luôn có những thay đổi khác nhau đòi hỏi mỗi ngân hàng cần có một chiến lược kinh doanh cho riêng mình để phù hợp với mỗi thời kỳ và với tình hình kinh doanh thực tế. Cũng bởi sự biến động của thị trường mà tâm lý và chiến lược kinh doanh của mỗi tổ chức cũng phải thay đổi không ngừng để tự thích nghi, đặc biệt là thị trường tiền tệ luôn là một thị trường vô cùng nhạy cảm với sự biến động. Chính vì vậy, trên cơ sở những biến động của môi trường kinh doanh gần đây đặc biệt là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, căn cứ vào những nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả lựa chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên”. Trên cơ sở phân tích đánh giá các nội dung nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên, để hoàn thiện hơn nữa vấn đề cần nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Huy động vốn tiền gửi có tầm quan trọng thế nào đối với hoạt động kinh doanh của NHTM? (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM? (3) Kinh nghiệm về huy động vốn tiền gửi của một số chi nhánh NHTM? (4) Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên như thế nào? (5) Giải pháp nào giúp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên? 2. Tính cấp thiết của đề tài “Hệ thống NHTM ra đời nhằm cung cấp vốn cho nền kinh tế bởi vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, vốn được coi là cơ sở, nền tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế. Một đất nước sẽ có đà phát triển kinh tế bền vững khi có tiềm lực vốn mạnh. Vì vậy, để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, hệ thống NHTM phải tận dụng và khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi ở cả trong và ngoài nước. Những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ có nhiều thế mạnh trong hoạt động kinh doanh. Do đó, ngoài nguồn vốn tự có, ngân hàng cần phải thường xuyên chăm lo cho việc làm thế nào để tăng trưởng vốn không ngừng trong suốt quá trình hoạt động của mình, làm thế nào để tăng cả quy mô lẫn chất lượng vốn huy động luôn là vấn đề được các NHTM Việt Nam quan tâm hàng đầu.” “Huy động vốn là một trong các hoạt động chính của NHTM, nắm giữ vai trò quan trọng quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM và các tổ chức tài chính cạnh tranh nhau cùng phát triển, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của NHTM CP Sacombank nói chung và của chi nhánh Long Biên nói riêng như: quỹ tín dụng, quỹ tiết kiệm bưu điện, công ty bảo hiểm,.... Nguyên nhân dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro ở các NHTM Việt Nam là do quy trình huy động vốn của NHTM còn nhiều điểm bất hợp lý.v.v... Từng là ngân hàng TMCP tốt nhất tại Việt Nam nhưng kể từ khi ông Đặng Văn Thành rời khỏi chức Chủ tịch hội động quản trị vào năm 2012, Sacombank rơi vào vòng luẩn quẩn của sự bất ổn và vòng xoay tái cơ cấu. Giữa năm 2015, sau khi sáp nhập với Southern Bank, Sacombank đã phải đối mặt với hàng loạt rủi ro về tín dụng và hoạt động khiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm, tỉ lệ nợ xấu tăng cao. Đây cũng là vấn đề đối với Sacombank Chi nhánh Long Biên nói riêng và ngân hàng Sacombank nói chung. Nhận thức được điều này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên luôn quan tâm đến hoạt động huy động vốn tiền gửi trong suốt những năm qua, tuy nhiên hoạt động huy động vốn tiền gửi của chi nhánh vẫn không ngừng gặp phải những khó khăn, thách thức. Điều này đòi hỏi Chi nhánh Long Biên phải có sự nghiên cứu bằng khoa học và cụ thể để tìm ra được giải pháp có thể đảm bảo việc thu hút được lượng vốn tiền gửi ổn định, đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh theo kế hoạch được giao.” Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên. Nhiệm vụ: Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về huy động vốn tiền gửi của NHTM, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên. Qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề lý thuyết và thực tiễn về huy động vốn tiền gửi của chi nhánh NHTM. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Các vấn đề về huy động vốn tiền gửi của chi nhánh NHTM bao gồm nhận diện khái niệm, phân loại các sản phẩm, chỉ tiêu đánh giá,... -Về không gian của nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên -Về thời gian: Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên từ năm 2015 đến 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu -Thu thập dữ liệu thứ cấp: được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau: +Nguồn dữ liệu bên trong ngân hàng: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối chi tiết các năm 2015, 2016, 2017; Tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh, … +Nguồn dữ liệu bên ngoài: các tạp chí, sách chuyên ngành, luận văn, bài viết có liên quan, website ngân hàng … -Thu thập dữ liệu sơ cấp: phương pháp quan sát trực tiếp, phương pháp phỏng vấn trực tiếp. 5.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Trong quá trình nghiên cứu và thu thập những dữ liệu, sàng lọc và lựa chọn các thông tin tin cậy, thông qua đó sử dụng các phương pháp sau để tính toán, phân tích, tổng hợp dữ liệu. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích được sử dụng để phân chia các vấn đề phức tạp thành các vấn đề đơn giản, tạo điều kiện để phân tích kỹ lưỡng các lý thuyết, số liệu. Phương pháp tổng hợp là liên kết các yếu tố đã được phân tích thành một tổng thể thống nhất, từ đó rút ra kết luận nhận xét về các vấn đề cần quan tâm. Phương pháp so sánh Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu về huy động vốn tiền gửi của Sacombank Long Biên qua các năm với nhau để thấy được sự phát triển của nguồn vốn, tăng trưởng vốn tiền gửi từ năm 2015 đến năm 2017. Phương pháp khác Có thể sử dụng các bảng biểu hoặc phương pháp quan sát nhằm có cái nhìn toàn diện hơn, củng cố tính xác thực và đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu. 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục các bảng biểu, từ ngữ viết tắt thì Luận văn bao gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về huy động vốn tiền gửi của NHTM. Chương 2: Hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên.

Trang 1

“TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI”

-ĐỖ THỊ VÂN ANH

HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

– CHI NHÁNH LONG BIÊN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

“ Người hướng dẫn khoa học:

TS VŨ XUÂN DŨNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Xuân Dũng Các số liệu trongluận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị Kết quả nghiên cứuđược trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kì luận văn nào và khôngđược công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thị Vân Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÂU CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 8

1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại 10

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi 11

1.2.3 Các hình thức huy động vốn tiền gửi của NHTM 12

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại 14

1.2.5 Các nhân tố tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại 16

1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn tiền gửi của một số NHTM 24

1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm: 24

1.3.2 Kinh nghiệm của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Hoàn Kiếm: 24

1.3.3.Kinh nghiệm của Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank) – Chi nhánh Hà Nội 25

1.3.4.Bài học cho NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên 25

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NHTM CP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH LONG BIÊN 28

2.1 Khái quát về NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 29

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Long Biên 29

Trang 5

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM CP Sài Gòn

Thương Tín - Chi nhánh Long Biên 30

2.2.1 Thực trạng chính sách huy động vốn tiền gửi 30

2.2.2 Thực trạng danh mục sản phẩm huy động vốn tiền gửi 35

2.2.3 Kết quả huy động vốn tiền gửi 42

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên 57

2.3.1 Những kết quả đạt được 57

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH LONG BIÊN 63

3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên 63

3.1.1 Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi 63

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên 64

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên 67

3.2.1 Hoàn thiện danh mục sản phẩm huy động vốn tiền gửi 67

3.2.2 Triển khai linh hoạt chính sách lãi suất 69

3.2.3 Triển khai có hiệu quả hơn chính sách phát triển và chăm sóc khách hàng gửi tiền 71

3.2.4 Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp 73

3.2.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm, đơn giản hóa quy trình thủ tục, giảm thời gian xử lý giao dịch 74

3.2.6 Chính sách về phát triển mạng lưới, kênh phân phối 74

3.2.7 Chính sách truyền thông quảng bá 75

3.2.8 Tăng cường công tác quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát nội bộ 76

3.3 Một số kiến nghị 78

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 78

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 79

3.3.3 Kiến nghị đối với NHTM CP Sài Gòn Thương Tín 81

KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÂU CHỮ VIẾT TẮT

EURO Đồng tiền chung châu Âu

NHTM Ngân hàng thương mại

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín

-Chi Nhánh Long Biên 30Bảng 2.2 Bảng lãi suất của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Long

Biên áp dụng cho khách hàng cá nhân có tài khoản mở tại quầy 31Bảng 2.3 Bảng lãi suất của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Long

Biên áp dụng cho khách hàng cá nhân có tài khoản mở online 33Bảng 2.4 Bảng lãi suất của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Long

Biên áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp 34Bảng 2.5 Các dịch vụ và sản phẩm dành cho khách hàng Cá nhân 35Bảng 2.6 Các dịch vụ và sản phẩm dành cho khách hàng Doanh nghiệp 40Bảng 2.7 Quy mô vốn tiền gửi huy động của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín -

Chi Nhánh Long Biên 43Bảng 2.8 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động theo đối tượng gửi tiền của NHTM CP

Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Long Biên 44Bảng 2.9 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín –

Chi Nhánh Long Biên phân theo loại hình tiền gửi 46Bảng 2.10 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín –

Chi Nhánh Long Biên phân theo kỳ hạn tiền gửi 48Bảng 2.12 Tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay tại NHTM CP Sài Gòn

Thương Tín - Chi Nhánh Long Biên 51Bảng 2.13 Đặc điểm của khách hàng được xin ý kiến: 54

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sacombank Long Biên 29

Sơ đồ 2.2: Điểm số bình quân theo từng nhóm tiêu chí 55

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài:

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắnliền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá và có vai trò vô cùng quan trọng tronghoạt động của nền kinh tế, trong khi đó, hoạt động huy động vốn tiền gửi lại là hoạtđộng quan trọng bậc nhất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bởi vậy, cácngân hàng đều rất chú trọng tới công tác huy động vốn tiền gửi, để duy trì đượcnguồn vốn ổn định cho ngân hàng

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tra cứu trên các phương tiện thôngtin và thư viện, các website, báo, tạp chí và một số nguồn thông tin khác cho thấy,

đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn, hiệu quả huyđộng vốn và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.Tuy nhiên, vẫn còn khá ít các nghiên cứu về huy động vốn tiền gửi Tác giả đã tìmđược và nghiên cứu một số đề tài về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàngthương mại của một số tác giả như: Luận văn thạc sĩ “Huy động vốn tiền gửi củaNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Keang Nam” củatác giả Lê Thị Ngọc Thùy, 2016; Luận văn thạc sĩ “Huy động vốn tiền gửi kháchhàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánhĐống Đa” của tác giả Chu Thị Hoài Anh, 2017; Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả huyđộng vốn tiền gửi tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh ThừaThiên Huế” của tác giả Đặng Nữ Hà My, 2017

Về cơ bản các công trình đã nghiên cứu được các vấn đề sau:

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Ngọc Thùy đã đưa ra các giải phápnhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nhưng chưa đi sâu vào vào việc nghiêncứu một cách đầy đủ và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn khiến cho bài viết cònvướng mắc trong ứng dụng

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Chu Thị Hoài Anh đã phân tích được các giảipháp để huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân có hiệu quả từ đó xây dựngchính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp

Trang 9

diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh Tuynhiên các giải pháp đưa ra cũng chưa thật phù hợp với tình hình nghiên cứu cũngnhư chưa đánh giá được giải pháp nào là tốt nhất trong hoạt động huy động vốn tiềngửi khách hàng cá nhân hoặc giải pháp nào là giảm chi phí mà huy động vốn vẫnđạt hiệu quả cao.

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Nữ Hà My chỉ đề cập sơ qua về cáchình thức huy động vốn tiền gửi, không đi sâu vào lĩnh vực này và cũng không cótính cập nhật trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tác giả thiên về đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và cũng không đưa ra được giảipháp nào là phù hợp nhất cho ngân hàng mà tác giả nghiên cứu

Nhìn chung mỗi công trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra được các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi, tăng cường công tác quản lývốn tiền gửi tại các NHTM nói chung và tại các Ngân hàng mà tác giả lựa chọn nóiriêng Song chưa đủ và cần có nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quảhuy động vốn của NHTM một cách toàn diện hơn, nhất là về đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ Ngoài ra có rất ít công trình khoa học và luận văn viết về huyđộng vốn tiền gửi của các NHTM trên địa bàn quận Long Biên

Ở mỗi thời kỳ và trên mỗi địa bàn hoạt động kinh doanh, luôn có những thayđổi khác nhau đòi hỏi mỗi ngân hàng cần có một chiến lược kinh doanh cho riêng mình

để phù hợp với mỗi thời kỳ và với tình hình kinh doanh thực tế Cũng bởi sự biến độngcủa thị trường mà tâm lý và chiến lược kinh doanh của mỗi tổ chức cũng phải thay đổikhông ngừng để tự thích nghi, đặc biệt là thị trường tiền tệ luôn là một thị trường vôcùng nhạy cảm với sự biến động Chính vì vậy, trên cơ sở những biến động của môitrường kinh doanh gần đây đặc biệt là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng,căn cứ vào những nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả lựa chọn đề tài: “Huyđộng vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên”

Trên cơ sở phân tích đánh giá các nội dung nghiên cứu về hoạt động huyđộng vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh LongBiên, để hoàn thiện hơn nữa vấn đề cần nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số câuhỏi nghiên cứu như sau:

Trang 10

(1) Huy động vốn tiền gửi có tầm quan trọng thế nào đối với hoạt động kinhdoanh của NHTM?

(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM?(3) Kinh nghiệm về huy động vốn tiền gửi của một số chi nhánh NHTM?(4) Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên như thế nào?

(5) Giải pháp nào giúp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên?

2 Tính cấp thiết của đề tài

“Hệ thống NHTM ra đời nhằm cung cấp vốn cho nền kinh tế bởi vốn đóngvai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, vốn được coi là cơ sở,nền tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế Một đất nước sẽ có đà pháttriển kinh tế bền vững khi có tiềm lực vốn mạnh Vì vậy, để đẩy nhanh sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, hệ thống NHTM phải tận dụng và khaithác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi ở cả trong và ngoài nước Những ngân hàng cónguồn vốn dồi dào sẽ có nhiều thế mạnh trong hoạt động kinh doanh Do đó, ngoàinguồn vốn tự có, ngân hàng cần phải thường xuyên chăm lo cho việc làm thế nào đểtăng trưởng vốn không ngừng trong suốt quá trình hoạt động của mình, làm thế nào

để tăng cả quy mô lẫn chất lượng vốn huy động luôn là vấn đề được các NHTMViệt Nam quan tâm hàng đầu.”

“Huy động vốn là một trong các hoạt động chính của NHTM, nắm giữ vai tròquan trọng quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng Sự xuấthiện ngày càng nhiều các NHTM và các tổ chức tài chính cạnh tranh nhau cùng pháttriển, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của NHTM CP Sacombank nóichung và của chi nhánh Long Biên nói riêng như: quỹ tín dụng, quỹ tiết kiệm bưuđiện, công ty bảo hiểm, Nguyên nhân dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổnđịnh, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu

từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro

ở các NHTM Việt Nam là do quy trình huy động vốn của NHTM còn nhiều điểmbất hợp lý.v.v Từng là ngân hàng TMCP tốt nhất tại Việt Nam nhưng kể từ khi

Trang 11

ông Đặng Văn Thành rời khỏi chức Chủ tịch hội động quản trị vào năm 2012,Sacombank rơi vào vòng luẩn quẩn của sự bất ổn và vòng xoay tái cơ cấu Giữanăm 2015, sau khi sáp nhập với Southern Bank, Sacombank đã phải đối mặt vớihàng loạt rủi ro về tín dụng và hoạt động khiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm, tỉ lệ nợxấu tăng cao Đây cũng là vấn đề đối với Sacombank Chi nhánh Long Biên nóiriêng và ngân hàng Sacombank nói chung Nhận thức được điều này, Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên luôn quan tâm đến hoạt độnghuy động vốn tiền gửi trong suốt những năm qua, tuy nhiên hoạt động huy động vốntiền gửi của chi nhánh vẫn không ngừng gặp phải những khó khăn, thách thức Điềunày đòi hỏi Chi nhánh Long Biên phải có sự nghiên cứu bằng khoa học và cụ thể đểtìm ra được giải pháp có thể đảm bảo việc thu hút được lượng vốn tiền gửi ổn định,đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh theo kế hoạch được giao.”

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi

tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên” làm đề tài

luận văn thạc sĩ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động huy động vốn củaNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên

Nhiệm vụ: Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về huy động vốn tiềngửi của NHTM, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên Qua đó, đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề lý thuyết và thực tiễn về huy

động vốn tiền gửi của chi nhánh NHTM

Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Các vấn đề về huy động vốn tiền gửi của

chi nhánh NHTM bao gồm nhận diện khái niệm, phân loại các sản phẩm, chỉ tiêuđánh giá,

- Về không gian của nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –Chi nhánh Long Biên

Trang 12

- Về thời gian: Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên từ năm 2015 đến 2017.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Nguồn dữ liệu bên trong ngân hàng: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảngcân đối chi tiết các năm 2015, 2016, 2017; Tài liệu về lịch sử hình thành và pháttriển của chi nhánh, …

+ Nguồn dữ liệu bên ngoài: các tạp chí, sách chuyên ngành, luận văn, bài viết

có liên quan, website ngân hàng …

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: phương pháp quan sát trực tiếp, phương pháp phỏng vấn trực tiếp

5.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Trong quá trình nghiên cứu và thu thập những dữ liệu, sàng lọc và lựa chọncác thông tin tin cậy, thông qua đó sử dụng các phương pháp sau để tính toán, phântích, tổng hợp dữ liệu

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân chia các vấn đề phức tạp thànhcác vấn đề đơn giản, tạo điều kiện để phân tích kỹ lưỡng các lý thuyết, số liệu.Phương pháp tổng hợp là liên kết các yếu tố đã được phân tích thành một tổngthể thống nhất, từ đó rút ra kết luận nhận xét về các vấn đề cần quan tâm

Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu về huy động vốn tiền gửi củaSacombank Long Biên qua các năm với nhau để thấy được sự phát triển của nguồnvốn, tăng trưởng vốn tiền gửi từ năm 2015 đến năm 2017

Phương pháp khác

Có thể sử dụng các bảng biểu hoặc phương pháp quan sát nhằm có cái nhìntoàn diện hơn, củng cố tính xác thực và đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu

Trang 13

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục các bảng biểu, từ ngữviết tắt thì Luận văn bao gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về huy động vốn tiền gửi của NHTM

Chương 2: Hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín – Chi nhánh Long Biên

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Long Biên

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Cho đến nay, ở mỗi nước khác nhau có khái niệm khác nhau về NHTM Tại Mỹ “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cungcấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”.Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tàinguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

Ở Việt Nam, theo điều 4, khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 có đưa ra khái niệm như sau:

“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng vàcác hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợinhuận” Trong đó, “hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thườngxuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứngdịch vụ thanh toán qua tài khoản”

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM, song nhìn chung thì NHTM

có những đặc trưng sau:

+ Là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền

+ Là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác, cho vay và cungứng những dịch vụ tài chính

+ Bất kỳ tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiềntheo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại Như vậy có thể đưa ra khái niệm chung nhất về Ngân hàng thương mại nhưsau: Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động

Trang 15

thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh…) cungứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạtđộng khác có liên quan.

1.1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Dưới góc độ phạm trù kinh tế, vốn là điều kiện tiên quyết của bất cứ doanhnghiệp nào trong nền kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau

Nguồn vốn của NHTM là các luồng tiền/dòng tiền mà các NHTM có thể huyđộng được để hình thành vốn kinh doanh của mình

Như vậy, có thể đưa ra kết luận nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn

bộ các tiền tệ được ngân hàng thương mại tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay,đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2loại chính: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ

Kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

- Là nguồn vốn chiếm tỷ trọng không lớn, thuộc sở hữu của NHTM (thườngkhoảng 7 - 10% trong tổng nguồn vốn), là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có đượcgiấy phép hoạt động, là căn cứ quyết định khả năng và khối lượng vốn huy độngvốn Ngân hàng có nguồn vốn ổn định và dồi dào luôn tạo niềm tin đối với kháchhàng, đảm bảo khả năng hoàn trả cho người gửi tiền hay đáp ứng nhu cầu tín dụngcho người đi vay, kể cả khi nền kinh tế gặp khó khăn Quy định về vốn chủ sở hữu

là khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và từng loại hình ngân hàng

- Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn hình thành ban đầu, vốn bổ sung trong quátrình hoạt động

Vốn tiền gửi:

- Là nguồn vốn (thường chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốncủa NTHM) huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay

và một số nguồn vốn khác, vì vậy các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại

và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này

- Vốn huy động bao gồm: Vốn tiền gửi giao dịch và vốn tiền gửi phigiao dịch

Trang 16

Vốn đi vay:

- Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, khi cầncác ngân hàng thương mại vẫn phải thường vay mượn thêm Các ngân hàng thương mạivào những giai đoạn, những thời điểm cụ thể sẽ đi vay vốn để bổ sung vào hoạt động củamình khi ngân hàng thương mại đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạtđộng, hay nói cách khác: tạm thiếu vốn khả dụng Tại nhiều nước Ngân hàng trung ươngthường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn chủ Do vậy

- Vốn đi vay là quan hệ vay vốn giữa ngân hàng thương mại và Ngân hàngtrung ương, hoặc giữa các ngân hàng thương mại với nhau hay với các tổ chức tíndụng khác

- Vốn điều chuyển: Ngân hàng mẹ được xem là nơi chu chuyển vốn giữanhững chi nhánh có hoạt động sử dụng vốn nhiều hơn khả năng huy động và nhữngchi nhánh có hoạt động huy động vốn nhiều hơn khả năng sử dụng vốn Những chinhánh không huy động đủ vốn cho hoạt động kinh doanh sẽ được nhận một lượngvốn điều hoà cần thiết cho hoạt động của mình, còn những chi nhánh có khả nănghuy động vốn nhiều hơn khả năng sử dụng vốn sẽ điều chuyển một lượng vốn vềNgân hàng mẹ để được hưởng lãi suất điều hoà

- Vốn ủy thác đầu tư: Ngân hàng nhận vốn ủy thác từ doanh nghiệp để tiếnhành đầu tư Danh mục đầu tư được ngân hàng thiết kế riêng phù hợp với mức chấpnhận rủi ro và mức sinh lời mong muốn của từng doanh nghiệp Sản phẩm đầu tư đadạng, bao gồm tất cả các loại tài sản được phép đầu tư trong nước và ngoài nước.Nguồn vốn này cũng có thể được ủy thác từ Chính phủ

Trang 17

1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại

Việc huy động vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện bằng nhiều cách:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới cáchình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…

- Đi vay bằng cách phát hành các giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếungân hàng…)

- Vay vốn bằng cách vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và của Ngân hàngtrung ương

- Các hình thức huy động vốn khác

Như đã trình bày ở phần trên, Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn

tự có, Vốn tiền gửi, Vốn đi vay, Vốn khác Trong đó vốn tiền gửi là bộ phận chiếm

tỷ trọng lớn nhất, đóng vai trò quan trọng đến quá trình sử dụng vốn và lợi nhuậncủa ngân hàng thương mại Do đó ở luận văn này sẽ tập trung vào việc tìm hiểunghiệp vụ huy động vốn tiền gửi

1.2.1 Khái niệm

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển vàmang tính đặc thù riêng của ngân hàng thương mại Do vậy, đây cũng là điểm khácbiệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Chính vìđặc thù này, ngân hàng thương mại thường được gọi là tổ chức nhận tiền gửi(despository institutions) trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được gọi là

tổ chức tín dụng không nhận tiền gửi (non - despository institutions) Do nhu cầu vàđộng thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút đượcnhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng thương mại phải thiết kế và phát triển thànhnhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau Có thể nói, hiện nay hoạt động huy độngvốn tiền gửi khách hàng là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liênquan đến sự sống còn của các ngân hàng thương mại

Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có quy định cụ thểnào về hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng Tuy nhiên, Luật các tổ chức tíndụng (số 02/1997/QH10) được Quốc hội thông qua đã ra định nghĩa tương đối cụthể về tiền gửi khách hàng: “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, các nhân gửi tại tổ chức

Trang 18

tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửiđược hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”.(Quy định tại khoản 9 điều 20 – Luật các tổ chức tín dụng).

1.2.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi

Hoạt động huy động vốn tuy không mại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàngnhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng Không có nghiệp vụ huy động vốn xem nhưkhông có hoạt động của ngân hàng thương mại “Một ngân hàng thương mại khiđược cấp phép thành lập đã phải có đủ vốn điều lệ theo quy định Tuy nhiên, vốnđiều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cầnthiết cho hoạt động kinh doanh chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện cáchoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác Để có vốnphục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng.Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũngnhư đối với khách hàng.”

“- Đối với nền kinh tế: Chức năng huy động nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng

có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầuvốn để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy

mô sản xuất Nhờ đó, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi thành vốn hoạt động, kíchthích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế.”

“- Đối với ngân hàng: Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để thực hiệncác nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng như cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụthanh toán, Quy mô nguồn vốn tiền gửi thể hiện năng lực tài chính và uy tín củangân hàng Nguồn vốn huy động càng lớn thể hiện năng lực tài chính mạnh mẽ và

sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng, góp phần củng cố vị thế của ngân hàngtrên thị trường.”

“- Đối với người gửi tiền: Khi gửi tiền vào ngân hàng, ngoài tính chất an toàn,khách hàng còn được hưởng các dịch vụ thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi,được hưởng lãi và có thể tích lũy tiền để thực hiện mục đích nào đó cho tương lai

Trang 19

Không những thế, trong những trường hợp khách hàng gặp khó khăn về mặt tàichính, ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng bằng các hình thức cầm cố, chiếtkhấu sổ tiết kiệm, cho vay, bảo lãnh,…”

1.2.3 Các hình thức huy động vốn tiền gửi của NHTM

-Huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán): Tiền gửi không

kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải

có nghĩa vụ phục vụ bất cứ khi nào người gửi có nhu cầu rút tiền Mục đích của loạitiền gửi này không phải để được hưởng lãi suất mà thường là để thanh toán Ngườigửi có thể rút ra bất cứ lúc nào hoặc chuyển trả cho người thứ ba Hình thức rút cóthể là lấy tiền mặt hoặc thanh toán bằng séc Đặc biệt, người gửi có thể rút tiềnthông qua máy rút tiền tự động (ATM) mà không cần phải giao dịch trực tiếp tạingân hàng Do tính không ổn định của loại tiền gửi này nên lãi suất của nó rất thấp,thậm chí là không trả lãi Đây là nguồn tiền nhàn rỗi, không có kế hoạch sử dụng

mà khách hàng muốn gửi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi Các giaodịch liên quan đến nguồn tiền này chủ yếu là gửi tiền và rút tiền trực tiếp Do tínhchất không ổn định nên lãi suất của loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất thấp(khoảng 0.1%) “Khi gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng sẽ được ngânhàng cấp cho một sổ tiết kiệm, phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dưhiện có, tiền lãi được hưởng, hoặc khách hàng sẽ được cấp một báo cáo tài khoảnsau mỗi giao dịch Khi giao dịch, khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiêm Sổ nàychỉ thực hiện được giao dịch gửi và rút tiền, không thực hiện được giao dịch thanhtoán như tiền gửi thanh toán.”

- Huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn/ tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức phổbiến và lâu đời nhất của các NHTM, đối tượng huy động thường là cá nhân hoặc hộgia đình Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà các cá nhân, tổ chức kinh tế gửi có thỏathuận về thời gian rút tiền, do đó nó ít có sự biến động và có tính ổn định cao, ngânhàng có thể chủ động trong quá trình sử dụng Người gửi tiền ngoài mục đích sửdụng dịch vụ ngân hàng còn có mục đích sinh lợi từ khoản tiền này, do đó sự thayđổi về lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đến hoạt động huy động vốn của

Trang 20

ngân hàng Khách hàng là các cá nhân có thu nhập ổn định, do vậy lãi suất đóng vaitrò quan trọng trong việc thu hút đối tượng khách hàng này Khi gửi tiết kiệm có kỳhạn, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho một sổ tiết kiệm Ở Việt Nam, hìnhthức huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn 3, 6, 9, 12, 24 tháng đang rất phổ biến, pháthuy vai trò tạo lập vốn cho ngân hàng

Theo loại tiền gửi:

- Tiền gửi nội tệ: Là loại tiền gửi bằng đồng tiền Việt Nam (Việt Nam Đồng– VNĐ) hưởng lãi suất tiền VNĐ tại thời điểm gửi tiền và theo quy định về mức lãisuất hiện hành Đây là loại tiền chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động đượctại các NHTM tại Việt Nam

- Tiền gửi ngoại tệ: là loại tiền gửi bằng tiền tệ của các nước trên thế giới,hưởng lãi suất ngoại tệ tại thời điểm gửi tiền và theo quy định về mức lãi suất hiệnhành tương tự như với tiền gửi nội tệ Các ngoại tệ được huy động phổ biến tại ViệtNam là các đồng ngoại tệ mạnh như: Đô la Mỹ - USD, Bảng Anh – GBP, Ơrô – EUR

Theo đối tượng gửi tiền:

- Tiền gửi từ dân cư: Là một phần thu nhập bằng tiền của tầng lớp dân cưtrong xã hội, gửi với mục đích an toàn, sinh lợi và thanh toán Do đó, tiền gửi từ dân

cư bao gồm hai hình thức gửi tiền là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Đây làphân khúc thị trường đầy tiềm năng của ngân hàng, vì thế, để khai thác hiệu quảnguồn vốn huy động này, các NHTM cần phải có chính sách về lãi suất hợp lý, hấpdẫn cũng như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

- Tiền gửi từ các tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế: Đây là một nguồn vốnlớn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của mỗi ngân hàng Để thuận tiệntrong quá trình thanh toán, tiết kiệm thời gian và chi phí, các doanh nghiệp (từ lớnđền nhỏ) đều có tài khoản tiền gửi trong ngân hàng Họ gửi tiền vào ngân hàng khibán được hàng hóa và rút ra khi cần, tuy nhiên chu kỳ rút tiền của mỗi ngân hàngđều không giống nhau Do vậy, ngân hàng sẽ có một khoản tiền tương đối lớn đểthực hiện các hoạt động một cách thuận lợi

- Tiền gửi từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Trong quátrình hoạt động, các ngân hàng đều có một khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận

Trang 21

tiện trong giao dịch cũng như để phục vụ khách hàng như: thanh toán hộ, giaodịch ngoại tệ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi,… Hoặc, các ngân hàng đang

có nguồn dữ trữ vượt định mức, có thể gửi tại các ngân hàng khác để đượchưởng lãi suất

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau để đánh giá hoạt động huy động vốn như:

Sự gia tăng về quy mô của vốn huy động so với vốn chủ sở hữu, chi phí huy độngvốn thấp, lợi nhuận mà hoạt động huy động vốn mang lại được cho ngân hàng,…

“Có thể hiểu rằng, hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng được cho làhiệu quả khi kết quả huy động vốn tiền gửi mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhucầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý và đảm bảo được khả năng sinh lời của ngânhàng trong từng thời kỳ Trên giác độ của ngân hàng, ngân hàng cần phải bám sátnhu cầu sử dụng vốn và huy động vốn không những phù hợp với nhu cầu mà cònphải hài hòa về cơ cấu vốn (kỳ hạn, loại tiền, ) với chi phí thấp nhất có thể, duy trìđược tính ổn định của nguồn vốn huy động mới có thể hạn chế được rủi ro thanhkhoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.”

Để đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM, chúng ta sử dụngcác chỉ tiêu đánh giá phổ biến sau:

(1) So sánh tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi huy động năm sau với năm trước:

=

Quy mô vốn tiền gửi năm (N) - Quy mô vốn tiền gửi năm (N-1)

x 100%Quy mô vốn tiền gửi năm (N-1)

→ Tốc độ tăng trưởng vốn năm sau so với năm trước là bao nhiêu phần trăm?

Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả huy động vốn tiền gửi càng cao

“Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêngvới từng loại vốn cụ thể Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi nó trái chiều nhau

và không giống chiều biến động của tổng vốn Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốngiúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTM được sâu sắc hơn và toàndiện hơn.”

Trang 22

(2) Cơ cấu vốn tiền gửi huy động:

Cơ cấu vốn cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốntiền gửi của ngân hàng Cơ cấu vốn huy động được phản ánh thông qua tỷ trọng cácloại tiền gửi trên tổng số nguồn vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được

Tỷ trọng của nguồn vốn tiền gửi được tính như sau:

= Quy mô của nguồn vốn tiền gửi i

Tổng vốn tiền gửi huy động

“Việc tính toán tỷ trọng vốn nợ tương đối phức tạp.Nó có thể được thực hiện dựatrên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn: theo đối tượng huy động,theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền Theo mỗi khía cạnh, những phân tích, đánhgiá được đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM.”

“Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huyđộng loại vốn đó Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàng vàonhững hình thức huy động nhất định Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sáchhuy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạt được mục tiêutrong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.”

(3) Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân năm sau so với năm trước:

=

- Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân năm (N-1)Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân năm (N) x 100%

Chi phí huy động VTG BQ năm (N-1)

→ Tổng chi phí huy động vốn tiền gửi mà ngân hàng phải bỏ ra để có đượcmột đồng vốn khả dụng năm sau cao hơn hay thấp hơn so với năm trước Nếu chỉtiêu này nhỏ hơn 1, phản ánh hoạt động huy động vốn là hiệu quả

Trong đó:

Chi phí huy động vốn tiền gửi

bình quân năm (N)

= Chi phí trả lãi năm (N) + Chi phí lãi năm (N)

Tổng số vốn tiền gửi huy động năm (N)(4) Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn tiền gửi năm sau so với nămtrước:

Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu

cho vay năm (N) =

Tổng vốn tiền gửi huy động năm (N)

x 100%Tổng dư nợ năm (N)

→ “Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn tiền gửi của năm sau cao haythấp hơn so với năm trước Một đồng vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được sẽđáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu vay của khách hàng.”

Trang 23

(5) Thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn:

Thu nhập ròng từ hoạt động

(NIM HĐV * số dư HĐV BQ)

- Chi phí huy động vốn khácTrong đó: NIMHĐV = LS FTP mua vốn - LSHĐV

Chi phí huy động vốn khác gồm: Chi phí hoa hồng, môi giới

→ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất dùng để đánh giá hiệu quả huy động vốn nó bịảnh hưởng trực tiếp bởi hai nhân tố chính đó là quy mô huy động và chi phí huy động

(6) Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động huy động vốn tiền gửi:

- “Mức độ hoạt động của vốn huy động: Được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sửdụng vốn Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảocác giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh) điều này thể hiện nguồn vốn được

sử dụng tối đa.”

- “Mức độ thuận tiện của khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền,rút tiền, các dịch vụ kèm theo của ngân hàng Tiết kiệm thời gian và chi phí chokhách hàng.”

- Thời gian để huy động một lượng vốn nhất định.”

- “Một số chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tếcủa nguồn vốn.”

Trên đây là một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng huy động vốn của NHTM.Tuy nhiên, sử dụng một chỉ tiêu không thể phản ánh đầy đủ được mà cần kết hợpnhiều chỉ tiêu thì mới phản ánh đúng thực chất chất lượng huy động vốn của mộtNHTM Trong điều kiện cụ thể sẽ có từng hệ thống chỉ tiêu riêng phù hợp với đặcđiểm kinh doanh của mỗi ngân hàng.”

1.2.5 Các nhân tố tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của một tổ chức

và lược được xem như là một kế hoạch tổng thể, dài hạn nhằm đạt được mục tiêulâu dài Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi một ngân

Trang 24

hàng cần xây dựng được một chiến lược hoạt động cho riêng mình để có thể đứngvững được trên thương trường và khẳng định được vị thế của mình trước các đối thủcạnh tranh “Điều này phụ thuộc vào điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạnchế của mỗi ngân hàng Chiến lược kinh doanh xác định quy mô hoạt động có thể

mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn vốn, chi phíhoạt động có thể tăng hay giảm Các chiến lược kinh doanh liên quan đến huy độngvốn tiền gửi bao gồm chính sách về giá cả, lãi suất, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ.Việc lãi suất huy động tăng sẽ thu hút được nguồn vốn huy động về ngân hàng lớn.Tuy nhiên, hiệu quả huy động vốn lại giảm do chi phí huy động tăng Vì vậy, quy

mô nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh củangân hàng.”

họ cũng tin tưởng vào ngân hàng có nhiều thâm niên hơn Bởi vì họ nghĩ rằng Ngânhàng hoạt động lâu thì có thế lực, uy tín trên thị trường, có kinh nghiệm trong thựchiện các nghiệp vụ, nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao.”

Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ

Một trong những yếu tố rất quan trọng giúp tạo dựng hình ảnh của Ngân hàngtrước công chúng là cơ sở vật chất của Ngân hàng “Khách hàng gửi tiền hay muacông cụ nợ do Ngân hàng phát hành căn cứ trên sự tín nhiệm của họ vào sự đảm bảo

Trang 25

của Ngân hàng về việc họ sẽ được hoàn trả lại tiền đúng theo thoả thuận Vì vậy,hình ảnh của Ngân hàng trước công chúng trở nên rất quan trọng Việc Ngân hàngthể hiện hình ảnh đó như thế nào trước khách hàng ảnh hưởng nhiều đến khả nănghuy động vốn của họ Những Ngân hàng có uy tín, tạo được hình ảnh tốt đẹp trướccông chúng là những Ngân hàng dễ dàng mở rộng huy động vốn hơn.”

Các hoạt động mà NHTM thực hiện không cung cấp tới khách hàng những sảnphẩm hữu hình có thể nắm giữ được “Điều đó tất yếu gây cho khách hàng tâm lýbất an Ngân hàng có thể giảm thiểu bất lợi này thông qua việc củng cố, hoàn thiệnnhững yếu tố vật chất tác động trực tiếp đến giác quan của khách hàng Những yếu

tố đó là nhà cửa, trang thiết bị hay chính những nhân viên làm việc trong Ngânhàng Sự bề thế của trụ sở, văn phòng, sự hiện đại của các trang thiết bị cùng vớikhông khí làm việc chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên sẽ tạo cho khách hàng sựtin tưởng Đây là cơ sở để Ngân hàng có thể duy trì và thu hút khách hàng, khuyếnkhích khách hàng tham gia các hoạt động huy động vốn của họ.”

“Cũng về vấn đề cơ sở vật chất, mạng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch, quỹtiết kiệm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận khách hàng của Ngân hàng.Qua đó, nó chi phối việc Ngân hàng có thu hút được vốn dồi dào hay không CácNgân hàng tìm mọi cách để tới gần dân cư nhất Họ có thể tiếp cận doanh nghiệptương đối dễ dàng thông qua những hoạt động không thể thiếu với mỗi doanhnghiệp như: mở tài khoản, thực hiện thanh toán, đăng ký mã số thuế với cơ quanthuế, Tuy nhiên, đối tượng dân cư lại rất khó, thậm chí không thể được tiếp cậntheo phương thức đó Trong trường hợp người dân có tâm lý e ngại các giao dịchvới Ngân hàng như ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển thì sự thâmnhập sâu của Ngân hàng vào đời sống kinh tế người dân lại càng không đơn giản.”

Đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của cán bộ Ngân hàng

“Đội ngũ nhân viên, nhất là các giao dịch viên được coi là bộ mặt của mộtNgân hàng Vai trò của giao dịch viên càng trở nên quan trọng khi các Ngânhàng triển khai hình thức giao dịch “một cửa” Thái độ thân thiện, vui vẻ,phong cách chuyên nghiệp của giao dịch viên giúp tạo tâm lý thoải mái, an tâmcho khách hàng và góp phần tạo nên nét đặc trưng cho chất lượng dịch vụ của

Trang 26

một Ngân hàng Trong điều kiện lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính ngày càng pháttriển, chất lượng dịch vụ là nhân tố quyết định sự thắng lợi của một Ngân hàngtrong cạnh tranh.”

“Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tácnghiệp vụ thực hiện nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả; thái độ phục vụ, tácphong làm việc của cán bộ ngân hàng tốt, nhiệt tình, cởi mở, tạo thuận lợi chokhách hàng sẽ gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng , thu hút được nhiều kháchhàng hơn Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hưởnglớn đến việc huy động vốn cho ngân hàng Do đó, để thu hút khách hàng gửi tiền, điđôi với việc trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên chú

ý đến thái độ phục vụ của mình sao cho vừa lòng khách hàng.”

“Tiền gửi và vốn từ phát hành công cụ nợ là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhấttrong vốn của Ngân hàng Khách hàng không thể gửi tiền vào nơi họ không tintưởng hay không cảm thấy mình được coi trọng và phục vụ tốt Trái lại, khi kháchhàng cảm thấy thoả mãn với những gì họ nhận được, họ có thể mở rộng giao dịchvới Ngân hàng, không chỉ gửi tiền mà còn mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, đi vay

và thanh toán qua Ngân hàng.”

Các hình thức huy động vốn và sự tích hợp các tiện ích

Khách hàng của Ngân hàng rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghềkhác nhau Yêu cầu của họ với những dịch vụ được Ngân hàng cung cấp cũng cóđiểm khác biệt Để thu hút vốn từ khách hàng, Ngân hàng cần nắm bắt và đáp ứngđược nhu cầu, mong muốn của họ

Những người gửi tiền tiết kiệm đều hướng tới mục tiêu bảo toàn và sinh lờikhoản tiền họ sở hữu “Tuy vậy, số tiền và thời gian cần gửi của mỗi người khônggiống nhau Khách hàng gửi số tiền lớn hy vọng được hưởng một mức lãi suất caohơn so với lãi suất áp dụng cho khoản tiền nhỏ hơn có cùng kỳ hạn Tương tự nhưvậy, khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng mong muốn nhận được một

sự đối xử ưu đãi hơn so với khách vãng lai Trong khi đó, doanh nghiệp gửi tiền lạichú trọng đến các tiện ích thanh toán họ được hưởng Việc đa dạng hoá hình thứchuy động giúp Ngân hàng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng đồngthời có thể gia tăng thêm những lợi ích khách hàng được hưởng.”

Trang 27

Đối với NHTM, người gửi tiền cũng có thể trở thành khách hàng để Ngân hàngcấp tín dụng và thực hiện thanh toán hộ “Khi nhận tiền gửi, Ngân hàng huy độngđược vốn nhàn rỗi Trong khi thực hiện cho vay và thanh toán, họ có được thu nhập.Đối với khách hàng, sự kết hợp các dịch vụ mang lại cho họ nhiều lợi ích, thoả mãnđược các nhu cầu thay đổi giữa những thời điểm khác nhau Khi các hình thức huyđộng vốn của NHTM đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, họ sẽ chủ động giaodịch với Ngân hàng Những tiện ích kèm theo các hình thức huy động đó là sự hấpdẫn các Ngân hàng tạo ra để duy trì và mở rộng hệ thống khách hàng Đây là cơ sở đểNgân hàng tăng cường huy động vốn từ dân cư cũng như từ các tổ chức.”

Chính sách lãi suất

Trong môi trường cạnh tranh, việc huy động vốn giữa các Ngân hàng thể hiện

sự cạnh tranh gay gắt thông qua công cụ là lãi suất Sự chênh lệch về lãi suất tiềngửi là yếu tố mà khách hàng mong đợi Đặc biệt, trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ thì

sự chênh lệch dù là nhỏ nhất cũng làm cho khách hàng dịch chuyển nguồn vốn củamình, vì khách hàng gởi tiền đa số là để thu lợi nhuận từ đồng vốn của mình.Nhưng công cụ này lại chịu sự ràng buộc về luật do NHNN quy định

Mạng lưới phục vụ việc huy động vốn

Mạng lưới rộng đầu tiên là thuận tiện cho người gửi tiền, vì khách hàng sẽ dễdàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng dù ở bất cứ đâu Thứ hai là thể hiệnquy mô của Ngân hàng càng lớn, xây dựng lòng tin đối với khách hàng Tạo điềukiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn

Dịch vụ Ngân hàng và chính sách quảng cáo

“Đối với dịch vụ ngân hàng cạnh tranh luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu trongmội trường kinh doanh hiện nay Khi mà những công cụ cạnh tranh như lãi suất, cơ

sở hạ tầng đều như nhau, thì chính dịch vụ của Ngân hàng là yếu tố thu hút kháchhàng như: hệ thống ATM, chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ của nhânviên là những nhân tố tác động nhanh nhất tới sự quan tâm của khách hàng, đâycũng chính là những nhân tố để đi đến quyết định lựa chọn của khách hàng.”

“Quảng cáo: Một sản phẩm ra đời, đặc biệt đó là sản phẩm dịch vụ mang tínhchất vô hình, thì quảng cáo giúp tăng tính hữu hình của nó, đưa sản phầm tới gần

Trang 28

hơn với khách hàng Việc đa dạng hóa các hình thức quảng cáo thể hiện được hìnhảnh Ngân hàng trong mắt khách hàng, tác động tốt tới hoạt động huy động vốn củaNgân hàng.”

Chính sách, pháp luật của nhà nước về hoạt động ngân hàng

Mọi hoạt động của ngân hàng đều chiểu theo quy định của luật pháp, như:Luật các TCTD năm 2010 và sửa đổi bổ sung năm 2017, Luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, các thông tư, nghị định Ngân hàng là một trong những tổ chức quantrọng nhất của nền kinh tế, “vì vậy các hoạt động ngân hàng luôn được kiểm soátchặt chẽ bằng các văn bản pháp quy Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng quan trọng đếnhoạt động ngân hàng, kể cả là hoạt động huy động vốn.”

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 của Việt Nam định nghĩa chính

sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra (Điều 3), “vì thế hoạt động của ngân hàng phải tuân theo chínhsách tiền tệ trong từng thời kỳ Tác động đến công tác huy động vốn của NHTMthông qua lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,…”

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước

Đây là yếu tố khách quan tác động lên tất cả các ngành nghề trong nền kinh

tế, không ngoại trừ ngân hàng Trong trạng thái tăng trưởng của nền kinh tế, ngườidân có thu nhập cao dẫn đến ngân hàng thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi.Nhưng ngược lại, trong nền kinh tế suy thoái, ngân hàng khó có thể huy động đượctiền gửi từ dân cư cũng như các doanh nghiệp bởi sự giảm dần quy mô sản xuất Dovậy, hoạt động ngân hàng ắt bị suy giảm

Năng lực tài chính, thu nhập và tâm lý của dân cư

Năng lực tài chính và thu nhập của khách hàng càng cao thì họ càng có điềukiện và nhu cầu để gửi tiền vào ngân hàng, “nguồn vốn của ngân hàng cũng sẽ tănglên, và ngược lại Do đó, thu nhập của người dân là nguồn lực tiềm tàng có thể khai

Trang 29

thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn tiền gửi của các NHTM Bên cạnh đó,thói quen sử dụng tiền mặt của đại đa số người dân Việt Nam làm cản trở hoạt độnghuy động vốn tiền gửi của Ngân hàng bởi thay vì sử dụng các dịch vụ ngân hàng,người dân thích dự trữ tiền mặt để sử dụng trực tiếp.”

Khách hàng là doanh nghiệp mang đến cho Ngân hàng một lượng tiền gửi khálớn, trong đó chủ yếu là tiền gửi thanh toán “Tuy nhiên, việc tiếp cận và mở rộnggiao dịch với đối tượng khách hàng này không thực sự quá khó khăn với mộtNHTM Vấn đề nằm ở khách hàng cá nhân Nhiều Ngân hàng không quan tâm đếnđối tượng này Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này khi được khai thác tốt lại mangđến cho Ngân hàng những lợi ích, ưu thế mà khách hàng doanh nghiệp không có

Đã có nhiều NHTM chọn khách hàng cá nhân làm khách hàng chiến lược và thuđược thành công.” Đây là điều không dễ dàng vì khách hàng cá nhân có những đặcđiểm tâm lý khá phức tạp:

- Lo sợ rủi ro khi giao dịch bằng tiền với Ngân hàng

- Ngại phiền phức thủ tục trong quá trình giao dịch

- Không muốn để lộ thông tin với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng

là người có thu nhập cao

- Mặc cảm không giao dịch với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng làngười có thu nhập thấp

Những đặc điểm tâm lý trên cùng với sự ưa thích sử dụng tiền mặt là rào cảnkhiến huy động vốn từ khách hàng cá nhân trở nên rất khó khăn với NHTM “ViệtNam là một đất nước đông dân, là thị trường tiềm năng để các Ngân hàng thu húttiền gửi Tuy nhiên, dân cư hầu hết e ngại các dịch vụ của Ngân hàng và khôngmuốn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt Vì vậy, để huy động được vốn từkhách hàng cá nhân, các NHTM cần triển khai nghiên cứu thị trường một cáchnghiêm túc, cẩn trọng để lựa chọn được khách hàng tiềm năng và có chiến lược tiếpcận, khai thác đối tượng khách hàng đó.”

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực từ các đối thủ

“Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngânhàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành

Trang 30

giấy tờ có giá NHTM còn phải cạnh tranh với các Công ty Bảo hiểm và thị trườngchứng khoán để thu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế.”

“Tại những nước đang phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trườngchứng khoán có thể là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thốngNgân hàng để chuyển sang đầu tư trên thị trường chứng khoán Điều này khác biệtlớn với những nền kinh tế phát triển Tại đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham giađầu tư chứng khoán Gửi tiền Ngân hàng vẫn là lựa chọn gần như tốt nhất của côngchúng trong điều kiện kinh tế bình thường.”

“Khác với thị trường chứng khoán, các công ty Bảo hiểm cạnh tranh với Ngânhàng ngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao Đời sống người dân đượccải thiện, nhu cầu bảo vệ của con người cũng gia tăng, các loại hình bảo hiểm càngđược mở rộng Những hợp đồng bảo hiểm, đôi khi có giá trị rất lớn Cùng với đó là

số phí bảo hiểm cao được dân chúng đóng vào công ty bảo hiểm Điểm hạn chế củahình thức gửi tiền Ngân hàng so với Bảo hiểm là không mang tính bảo vệ Trongkhi những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệm như gửi tiền Ngânhàng Kết quả là một dòng vốn không nhỏ không tới các NHTM nữa mà chuyểnsang các Công ty Bảo hiểm.”

“Tuy nhiên, một điểm đặc biệt giúp Ngân hàng vẫn huy động được vốn là cácCông ty Bảo hiểm cần đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ để sinh lời Một loại hìnhđầu tư mà các Công ty Bảo hiểm, nhất là Bảo hiểm Nhân thọ thường xuyên sử dụngvới quy mô lớn là gửi tiền có kỳ hạn tại các Ngân hàng Mặt khác, NHTM có thểlàm đại lý bán bảo hiểm cho các Công ty Bảo hiểm đồng thời thực hịên thanh toán

hộ các Công ty này

Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngânhàng Các yếu tố này ảnh hưởng đến mọi hoạt động cũng như kết quả kinh doanhcủa ngân hàng Do đó, mỗi ngân hàng khi hoạt động đều phải tiến hành nghiên cứu,tìm hiểu bằng các phương pháp khoa học Các yếu tố này có thể ảnh hưởng tốtnhưng cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của ngân hàng Ngânhàng nào xác định đúng và chính xác các yếu tổ ảnh hưởng sẽ huy động được nguồnvốn dồi dào với chi phí thấp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động

Trang 31

1.3 Kinh nghiệm về huy động vốn tiền gửi của một số NHTM

1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm:

Với ưu thế là ngân hàng đầu tiên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000, tiên phong trong lĩnh vực hiện đại hóa ngân hàng trên địa bàn, cùng vớiđội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình và được đào tạo bài bản, Chi nhánh HoànKiếm nhanh chóng chiếm được sự quan tâm và niềm tin của khách hàng

Để thu hút khách hàng càng nhiều hơn, Chi nhánh đã mở rộng thêm kỳ hạnhuy động vốn Cụ thể, khách hàng có thể đưa ra kỳ hạn tiền gửi theo ý muốn nhưtheo ngày, theo tuần hoặc theo tháng và tương ứng với mỗi kỳ hạn sẽ có mức lãisuất phù hợp, bởi trên thực tế lượng tiền nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức khôngkhớp với kỳ hạn mà ngân hàng đưa ra Chính sách này khiến khách hàng cảm thấythuận tiện và thoải mái khi gửi tiền vào ngân hàng vì vừa sinh lời lại có thể rút ratheo kế hoạch của mình, đây là điểm vượt trội so với lưu trữ vàng hoặc ngoại tệ.Bên cạnh đó, Chi nhánh Hoàn Kiếm còn áp dụng hình thức kết hợp hạn mứctín dụng với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn Khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng ởmột mức tiền nhất định có thể sử dụng khoản tiền này để thế chấp vay vốn khi cầnthiết, số vốn khách hàng có thể vay phụ thuộc vào số dư trên tài khoản tiền gửi củakhách hàng Hình thức này đôi bên cùng có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng bởingân hàng có thể tăng được dư nợ cho vay và đảm bảo an toàn, còn khách hàng thìkhông cần rút tiền trước thời hạn mà vẫn duy trì được mức tiền lãi

1.3.2 Kinh nghiệm của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Hoàn Kiếm:

Nắm bắt được xu thế phát triển của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã và đang không ngừng tích cực đẩymạnh gói sản phẩm “Tiền gửi trực tuyến” Gửi tiết kiệm online được xem là phátminh vượt bậc của ngành ngân hàng khi ứng dụng sự phát triển công nghệ, làphương thức an toàn và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và người gửi Hiện nay,gửi tiết kiệm online nổi lên là xu thế mới, được mọi người sử dụng rộng rãi Kháchhàng chỉ cần có tài khoản thanh toán mở tại Vietcombank, đăng ký sử dụng dịch vụ

Trang 32

ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking là có thể tự tay chuyển tiền từ tài khoản thanhtoán sang tài khoản tiền gửi trực tuyến để hưởng lãi suất hấp dẫn

Gói sản phẩm “Tiền gửi trực tuyến” của Vietcombank có những ưu điểm vượttrội như: Tiết kiệm tối đa thời gian gửi tiền và tối đa hóa hiệu quả đồng vốn nhànrỗi Không phát sinh chi phí, an toàn và hiệu quả Có thể tất toán online tài khoảntiền gửi trực tuyến và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn khác mà không cần trực tiếpđến Vietcombank để thực hiện giao dịch Lãi suất cao hơn so với gửi tiền tại quầygiao dịch, thời gian gửi linh hoạt

Việc là ngân hàng tiên phong trong phương thức tiết kiệm trực tuyến,Vietcombank gần như chiếm lĩnh toàn bộ phân khúc thị trường này

1.3.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank) – Chi nhánh

Hà Nội:

Là ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động phản ứng nhanh nhạy với thịtrường nhất Để thu hút nguồn tiền gửi nhàn rỗi ngắn hạn tạm thời không sử dụngcủa các cá nhân và tổ chức kinh tế, Seabank đưa ra sản phẩm tiết kiệm thôngminh Theo đó khi khách hàng gửi sản phẩm này, tùy theo nhu cầu sử dụng, kháchhàng có thể rút ra bất cứ lúc nào với lãi suất được hưởng cao hơn lãi suất không kỳhạn Tiếp đó, trước tình hình biến động lãi suất quá nhanh trên thị trường, để tối ưuhóa lợi ích khách hàng nhận được, Seabank đưa ra sản phẩm tiết kiệm lãi suất thảnổi floating Trong kỳ hạn gửi tiền, khoản tiền gửi của khách hàng sẽ được ngânhàng tự động điều chỉnh tăng lãi suất khi lãi suất thị trường biến động Chính nhờnhững sản phẩm và sự phản ứng nhanh nhạy với thị trường mà nguồn vốn củaSeabank luôn có sự tăng trưởng trong tình hình kinh tế khó khăn

1.3.4 Bài học cho NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên:

Từ nghiên cứu của một số kinh nghiệm trong hoạt động huy động vốn tiền gửicủa một số ngân hàng nói trên, Sacombank chi nhánh Long Biên cần chú ý rút ranhững bài học kinh nghiệm trong huy động vốn tiền gửi như sau:

- Triển khai hệ thống mở tài khoản tiết kiệm online: Việt Nam đang được xếpvào nhóm các nước đang phát triển trên thế giới Khi cơ sở hạ tầng đã tốt, nhận thức

Trang 33

của người dân nâng cao và cùng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thìSacombank cần xây dựng danh mục sản phẩm phong phú, đầu tư trang thiết bị vớicông nghệ hiện đại,… nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng và làm tăng

sự gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng, khiến việc giao dịch và làm việc vớingân hàng trở nên quen thuộc hơn Ngân hàng khẩn trương triển khai hệ thống mởtài khoản tiết kiệm trực tuyến, khách hàng không cần đến giao dịch trực tiếp vớingân hàng Từ đó tạo sự tiện lợi tối đa nhất, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phícủa khách hàng khi không phải đi lại Bên cạnh đó, ngân hàng cũng giảm được chiphí chi trả cho đội ngũ cán bộ nhân viên, giảm gánh nặng cho bộ máy quản lý

- Áp dụng chính sách rút tiền gửi trước khi đến hạn: Muốn thu hút được kháchhàng, Ngân hàng cần phải tạo sự linh hoạt và tiện lợi tối đa cho khách hàng Theo

đó trong quá trình sử dụng dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tùy theo nhucầu, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào và có thể hưởng lãi suất cao hơn tàikhoản tiền gửi không kỳ hạn

- Áp dụng Lãi suất thả nổi floating: Đây là một con dao hai lưỡi, chính vì thếnếu áp dụng chính sách này, ngân hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đối tượng kháchhàng được áp dụng và áp dụng như thế nào để vừa tạo được lợi ích cho khách hàng

mà ngay bản thân ngân hàng cũng thu hút thêm được nguồn thu mới

Bài học quan trọng mà các NHTM nói chung và NHTM CP Sài Gòn ThươngTín - Chi nhánh Long Biên nói riêng cần rút ra trong giai đoạn hiện nay đó là cầnphải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện chính mình Chủ động mở rộng và đadạng hoá các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất cũng như phương thức trả lãi(trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ,…) Chủ động tìm kiếm khách hàng giúp mởrộng doanh số cho vay Ngoài ra các NHTM cũng cần phát triển các loại sản phẩmdịch vụ khác, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là phải nângcao chất lượng phục vụ trong các giao dịch nhận, gửi, chi trả, thanh toán nhằm tạo

ấn tượng tốt với khách hàng

+ Phân cấp khách hàng: “Qua việc phân cấp khách hàng, ngân hàng sẽ cóchính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm kháchhàng Đối với từng nhóm khách hàng, ngân hàng nên chú trọng tập trung vào một số

Trang 34

dịch vụ chủ yếu và khai thác hầu hết ở những dịch vụ đó.”

+ Đa dạng hóa sản phẩm: “Qua nghiên cứu và phân khúc khách hàng, mỗingân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu củakhách hàng, nên việc đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố tất nhiên Đa dạng hóa sảnphẩm sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và phục vụđược nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng Để giữ chân được khách hàng

và thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn nữa, thì việc đưa ra nhiều sản phẩm vớinhiều tính năng sẽ giúp khách hàng thấy thỏa mãn và hài lòng, đây chính là mụctiêu hướng tới của hệ thống ngân hàng.”

+ Nâng cao chất lượng công nghệ: “Với ngân hàng hệ thống công nghệ gópphần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống Với số lượng khách hàng ngày càngnhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, nếu không có công nghệ

hỗ trợ thì ngân hàng không thể phát triển đi lên được Sự hỗ trợ của công nghệ sẽgiúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân các nhà quản lý và nhânviên cũng tiết kiệm được thời gian thực hiện các thao tác thủ công, từ đó năng suất

và hiệu quả công việc cũng được nâng cao.”

Trang 35

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NHTM

CP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH LONG BIÊN

2.1 Khái quát về NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên tọa lạc tại số 484Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thuỵ, Quận Long Biên, Hà Nội, được thành lập vàongày 12/07/2006 với mục đích chính là mở rộng mạng lưới kinh doanh, khai tháctiềm năng thị trường khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Chi nhánh Long Biênđược đặt tại trung tâm phía Đông của thành phố với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

và ổn định “Mục tiêu hoạt động của Chi nhánh bao gồm mở rộng và nâng caomạng lưới hoạt động, mở thêm các phòng giao dịch, nâng cao số trạm ATM…,không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm với mục đích thuhút khách hàng Mục tiêu chung của Sacombank Long Biên cũng như tất cả các Chinhánh của Sacombank trên toàn quốc là hướng tới việc đưa Sacombank trở thànhmột trong các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.”

Với nhân sự là 12 người từ những ngày đầu thành lập, tính đến nay, ngoài trụ

sở chính đặt tại số 484 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thuỵ, Quận Long Biên, HàNội, còn có 03 phòng giao dịch tại các phố Ngô Gia Tự, Yên Viên, Đông Anh.Sacombank Long Biên tham gia các hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toánquốc tế, giao dịch vàng, các nghiệp vụ ngân hàng… được quy định trong điều lệhoạt động của Sacombank đồng thời nằm trong khuôn khổ mà luật pháp Việt Namcho phép

Sacombank Long Biên là một trong những chi nhánh đầu tiên áp dụng hệthống Core banking T24 - được sử dụng phổ biến nhất với 16 đơn vị trong ngành tàichính, ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Techcombank,VPBank, SeaBank nhờ ưu thế về độ tin cậy và ổn định, đáp ứng được những điểm

mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong hướng đến như phục vụ khách hàng nhanhchóng, thông suốt, tích hợp kênh giao dịch điện tử, tránh xảy ra những trục trặc

Trang 36

trong giao dịch Core banking chính là biểu hiện rõ nhất của cuộc chạy đua về côngnghệ hiện đại hóa ngân hàng, giúp khách hàng có được nhiều tiện ích khi thực hiệncác thanh toán thương mại và từng bước đưa Việt Nam hội nhập với kinh tế Thếgiới trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Hiện nay, Sacombank Long Biên có 110 nhân viên gồm 48 nhân viên tại chinhánh và 62 nhân viên tại các phòng giao dịch Trình độ Đại học và Cao học chiếm

tỷ trọng trên 80% tổng số biên chế

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sacombank Long Biên

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

- Chi Nhánh Long Biên

Sacombank - Chi nhánh Long Biên đi vào hoạt động từ năm 2006 với hơn 10năm hoạt động, các hoạt động của chi nhánh đã góp phần phát triển kinh tế, xã hộitại địa phương

Trang 37

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín

-Chi Nhánh Long Biên

Đơn vị tính: triệu đồng, %

So sánh năm

2016 với năm 2015

So sánh năm

2017 với năm 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHTM CP Sài Gòn Thương Tín

- Chi Nhánh Long Biên)

Về doanh thu, năm 2016 doanh thu của ngân hàng là 108.836 triệu đồng, giảm29.300 triệu đồng (tương đương 21%) so với năm 2015 Năm 2017, doanh thu tăngmạnh đạt 32% lên mức 144.088 triệu đồng

Chi phí của ngân hàng cũng biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2015, chi phí củangân hàng là 85.909 triệu đồng Đến năm 2016 thì tăng lên mức 94.639 triệu đồng (tươngđương 10% so với năm 2015) và tiếp tục tăng trong năm 2017 đạt mức 105.615 triệu đồng.Năm 2015, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt mức 14.636 triệu đồng, sau khiđóng 3.837 triệu đồng vào ngân sách nhà nước, lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được là 10.799triệu đồng Năm 2016, mức lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (86% so với năm 2015) còn1.477 triệu đồng, tuy nhiên lại tăng đột biến trong năm 2017 đạt mức 19.692 triệu đồng

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Long Biên

2.2.1 Thực trạng chính sách huy động vốn tiền gửi

Đối với khách hàng cá nhân:

Là một trong những ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi năm 2018, Sacombank kỳvọng sẽ thu hút lượng khách hàng lớn trong thời gian tới Tương tự như các ngânhàng khác trong cùng hệ thống, Chi nhánh Long Biên cũng áp dụng chính sách lãisuất và kỳ hạn đối với tiền gửi khách hàng cá nhân như sau:

Trang 38

- Kỳ hạn: từ 1 đến 12 tháng, 13,15, 18, 24, 36 tháng

- Lãi suất: Với kỳ hạn gửi 6 tháng lãi suất cao nhất là 6.2%/năm, kỳ hạn gửi 9tháng lãi suất cao nhất là 6.4%/năm, kỳ hạn gửi 12 tháng cao nhất là 6.9%/năm, kỳhạn gửi 18 tháng cao nhất là 7.1%/năm, kỳ hạn gửi 24 tháng lãi suất cao nhất là7.3%/năm và kỳ hạn gửi 36 tháng lãi suất cao nhất là 7.4%/năm

- Đối với kỳ hạn 13 tháng sẽ áp dụng cho món huy động mới với mức gửi tốithiểu 500 tỷ đồng Đối với tiết kiệm có kỳ hạn ngoại tệ: AUD, CAD, JPY sẽ ápdụng lãi suất 0% cho tất cả các kỳ hạn

Bảng 2.2 Bảng lãi suất của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Long Biên áp dụng cho khách hàng cá nhân có tài khoản mở tại

quầy

Kỳ hạn

(tháng)

Lãi suất (Lãi suất cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý, trả lãi trước: % năm)

Lãi cuối kỳ

Lãi hàng quý

Lãi hàng tháng

Lãi trả trước

Trang 39

Sacombank tăng lãi suất tiết kiệm hàng tháng đối với khách hàng khi gửitiết kiệm trong kỳ hạn 2 tháng lên 5,29% tương đương tăng 0,2% Kỳ hạn 6tháng lên 6,12%, tương đương tăng 0,19% Kỳ hạn 7 tháng lên 6,11%, tươngđương tăng 0,2% Kỳ hạn 8 tháng lên tới 6,09%, tương đương tăng 0,1% Đốivới kỳ hạn 9 tháng, Sacombank tăng lãi suất lên tới 6,27%, tương đương tăng0,39% so với cùng kỳ trước đó Đặc biệt, đối với khách hàng gửi tiền trong kỳhạn 10 tháng Sacombank tăng lãi suất tiết kiệm cao nhất lên đến 6,25% tươngđương tăng 0,42%.

Tăng 0,38% đối với kỳ hạn 11 tháng lên đến 6,24% Riêng đối với kỳ hạn 12tháng, Sacombank tăng lãi suất tiết kiệm thấp nhất, chỉ tăng 0,09% so với cùng kỳ.Còn lại, các kỳ hạn bao gồm, 1 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng,tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất

- Đối với tài khoản mở trực tuyến, mức lãi suất được áp dụng như sau:

Trang 40

Bảng 2.3 Bảng lãi suất của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Long Biên áp dụng cho khách hàng cá nhân có tài khoản mở

online

Kỳ hạn (tháng)

Lãi suất (Lãi suất cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý, trả lãi trước: % năm)

Ngày đăng: 10/08/2019, 17:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w