1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm quen chữ cái theo hướng tích hợp

21 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 223 KB

Nội dung

Tuy nhiên giáo viên mầm non luôn nhớ dạy trẻ làm quen với chữ cáichứ không phải đưa chương trình Tiếng Việt lớp 1 xuống dạy trước ở mẫu giáolớn, mà phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ c

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhập Quốc tế.Trong thời đại tri thức này chủ yếu là cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đàotạo Để đưa đất nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh thắng lợi, sánh vaiđược với các cường quốc trên thế giới Để nước Việt Nam trường tồn và có vị tríxứng đáng trên trường quốc tế, thì giáo dục và đào tạo nhất thiết phải đào tạo ranhững con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, cókhả năng hợp tác, chia sẻ Nói tóm lại là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ pháttriển kinh tế xã hội để tạo lập một đất nước Việt Nam văn minh hơn, sung túchơn, an toàn hơn

Đứng trước xu thế đó, ngành học mầm non là một mắt xích đầu tiên cực

kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho

sự hình thành và phát triển nhân cách con người Trên cơ sở cung cấp những trithức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, cácthao tác tư duy và hoạt động thực tiễn Đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốtđẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con người toàn diện

Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để pháttriển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp họcsau này Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rấtquan trọng Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều trithức mới Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổitham quan, dạo chơi cần kích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo

mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gìmuốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp

Chúng ta thấy rằng hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫugiáo Bên cạnh hoạt động vui chơi, hoạt động học tập đang được hình thành ởtrẻ Xong khác với học sinh phổ thông, Hoạt động học tập chưa phải là hoạtđộng bắt buộc của trẻ mẫu giáo vì chúng chưa có đủ yếu tố cần thiết để tham giavào hoạt động học tập với ý nghĩa đầy đủ của nó Hoạt động học tập của trẻ mẫugiáo thường bị chi phối bởi hoạt động vui chơi “ Học bằng chơi, chơi mà học”trẻ học chủ yếu dưới hình thức chơi Do đó việc tổ chức dạy học cho trẻ là mộtcông việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi giáo viên mầm non phải có những kiếnthức nhất định về lý luận dạy học ở mầm non để tránh sự phổ thông quá trìnhdạy học cho trẻ Đặc biệt hoạt động “làm quen với chữ cái” ở trẻ 5- 6 tuổi làhoạt động giúp trẻ hình thành phát triển năng lực và thái độ cần thiết cho việchọc Tiếng Việt lớp 1 Xong việc dạy trẻ làm quen với chữ cái cần phải thể hiệnphương pháp đặc trưng của Giáo dục mẫu giáo trong chương trình cho trẻ mẫugiáo 5- 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 tiểu học “Làm quen chữ cái” có vai trò quantrọng giúp trẻ hình thành phát triển năng lực và thái độ cần thiết chuẩn bị choviệc dạy Tiếng Việt lớp 1

Việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học, hứng thú chờ ngày đến trường tiểuhọc là việc cần thiết giúp trẻ mẫu giáo vượt qua bước ngoặt quan trọng chuyển

từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập (trong trường tiểu học)

Trang 2

là chủ đạo Tuy nhiên giáo viên mầm non luôn nhớ dạy trẻ làm quen với chữ cáichứ không phải đưa chương trình Tiếng Việt lớp 1 xuống dạy trước ở mẫu giáolớn, mà phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái phải dựa trên cơ sở sử dụngcác yếu tố vui chơi, các nhiệm vụ sáng tạo cũng như hoạt động học tập của trẻ.

Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảngdạy trẻ 5- 6 tuổi Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy trẻ làm quenvới chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trìchịu khó, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp, để trẻ lĩnh hộiđầy đủ kiến thức của hoạt động, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự cóhứng thú, có kỷ luật trong học tập

Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham giahoạt động nhiều trẻ chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, viếtcòn bị ngược Khi phát âm nhiều trẻ còn phát âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác

Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đi tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ5-6 tuổi làm quen với chữ cái

Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với chữ cái ở trường mầm non Thịnh Lộc” để tạo ra một số biện pháp giúp giáo viên mầm non hiểu hơn về

việc dạy trẻ làm quen chữ cái ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi một cách tích cực và cóhiệu quả hơn trong việc dạy trẻ học làm quen chữ cái độ tuổi 5- 6 tuổi

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Đề ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổilàm quen với chữ cái ở trường mầm non Thịnh Lộc”

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái ở trẻ mẫugiáo 5- 6 tuổi lớp A2 trường mầm non Thịnh Lộc

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet

có liên quan đến đề tài

+ Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

Nghiên cứu các nội dung và phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái theohướng tích hợp giúp trẻ tiếp thu bài học một cách hứng thú và dễ dàng hơn

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

Hoạt động làm quen với chữ cái nhằm giúp trẻ làm quen với chữ cái vàphát triển các kỹ năng cần có để trẻ học đọc, đọc sau này

Trẻ có thể nghe đọc thơ, kể chuyện trả lời câu hỏi, quan sát, phán đoán,nhận biết những đặc điểm giống hoặc khác nhau giữa các sự vật hiện tượng

Trang 3

đồng thời các hoạt động sẽ phát huy tối đa và tăng cường khả năng của các giácquan hoạt động sẽ phát huy tối đa và tăng cường khả năng của các giác quan và

sự kết hợp của các giác quan của trẻ

Thông qua các hoạt động trẻ không chỉ làm quen với chữ cái cụ thể màcòn được khám phá tưởng tượng sáng tạo, vận động điều này giúp trẻ nhận biết

và tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh bằng sự trải nghiệm của chính bảnthân trẻ Trẻ không thể ghi nhớ hết được tất cả những điều trẻ đã học trong mộtbài hoặc một hoạt động cụ thể nhưng những hiểu biết của trẻ sẽ còn lưu lại mãiđến những năm tháng sau này

Thật vậy dạy trẻ làm quen với chữ cái chính là góp phần phát triển nănglực và hoạt động ngôn ngữ của trẻ, phát triển trí tuệ cho trẻ vì qua bài học làmquen chữ cái, ghi nhớ có chủ định ở trẻ được rèn luyện và phát triển, trẻ nhậnbiết được chữ cái, nhớ được tên âm, tên chữ trong các giờ học làm quen với chữcái trẻ không chỉ ghi nhớ những gì trẻ thích thú mà còn phải ghi nhớ những gìtrẻ chưa thích nhưng cô yêu cầu Bên cạnh đó trẻ còn được rèn luyện để có khảnăng linh hoạt, nhanh trí qua các trò chơi chữ cái, qua đó góp phần phát triểnnhiều thao tác trí tuệ cho trẻ Ngoài ra còn góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

và giáo dục tình cảm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ với phương châm kết hợp tròchơi với học tập, qua trò chơi, dùng trò chơi để dạy chữ cái, chúng ta đang dầndần hình thành ở trẻ những thói quen học tập đầu tiên, qua các bài học làm quenvới chữ cái bàn tay của trẻ được luyện tập để khéo léo khi xếp hột hạt, khi vẽ,nặn, cắt, xé, dán các chữ cái đã học

Trẻ biết phối hợp các động tác giữa các ngón tay, bàn tay, cánh tay, khuỷutay… để tập tô chữ cái theo mẫu, tô màu theo tranh, tìm nối chữ cái… nhờ vậy

mà trẻ hình thành được một số kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng Việt và cácmôn học ở lớp 1

Nhờ vào quá trình làm quen chữ cái theo hướng tích hợp giúp trẻ mởrộng vốn hiểu biết về các đồ vật, các loài vật, cây cối… khi trẻ được tiếp xúc vớichúng, khi học từ, học chữ, giờ học cũng giúp trẻ rèn luyện các đức tính cẩnthận khoa học, tỉ mỉ, cụ thể…

Tất cả các bài học làm quen chữ cái đều có nhiệm vụ hết sức quan trọng,giúp trẻ nhận biết các chữ cái ghi nhớ âm và các chữ cái ghi âm, tập phát âmchính xác

Giúp trẻ sơ bộ nắm được cách ngồi học, cách cầm bút, cách tô từng conchữ Giúp trẻ phát triển vốn từ

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi A2của trường mầm non Thịnh Lộc Thực hiện theo chương trình giáo dục mầmnon Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau

Trang 4

100% Cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, luôn luôn đoàn kết

và giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm

Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụgiảng dạy

Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sởvật chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáoviên.Với sự lãnh đạo của ban giám hiệu có năng lực về mọi mặt luôn tạo điềukiện sát sao theo dõi, đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng qua các buổi dựgiờ các tiết dạy mẫu và các giờ thao giảng

Với đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm và một tập thể đoàn kết nên tôi

đã học hỏi được rất nhiều từ đồng nghiệp và đặc biệt với lòng yêu nghề mến trẻnhiệt tình tích cực trong công tác giảng dạy luôn luôn học hỏi đồng nghiệp, trênmạng internet, học qua bồi dưỡng thường xuyên, nên kiến thức ngày càng đượcnâng cao hơn

Hàng năm còn được bồi dưỡng về chuyên đề, vào năm học được sự quantâm của ban giám hiệu về nội dung xây dựng chương trình khung, sách thamkhảo, một số tài liệu có liên quan… tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên yêntâm công tác

*Khó khăn.

Lớp tôi là một lớp với tổng số học sinh là 32 các cháu có cùng độ tuổinhưng trình độ không đồng đều nhiều cháu non tháng có cháu phát âm chuẩnmau nhớ mặt chữ, biết cầm bút đúng kỹ năng, có tư thế ngồi học đúng Có nhiềucháu phát âm còn nói ngọng, nói lắp, nói không chuẩn, nói câu chưa tròn một sốtrẻ cầm bút chưa đúng cách

Vì xã còn nghèo nên cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động còn hạnchế

Ngoài điều kiện khó khăn ra phụ huynh chưa nhận thức hết đúng về tầmquan trọng của bậc học mầm non, cứ nghĩ trẻ đến lớp chủ yếu là múa hát rồi đọcvài chữ là xong Đặc biệt phụ huynh có nhận thức không đúng về hoạt động làmquen với chữ cái của mầm non, mà cho rằng trẻ mầm non lên lớp 1 là phải biếtđọc biết viết thành thạo Mặt khác việc đóng góp đầu tư kinh phí cho hoạt độngnày rất hạn chế dẫn đến không đủ điều kiện hỗ trợ cho việc học của trẻ, từ đóhoạt động không hấp dẫn, không thu hút trẻ

Bản thân giáo viên chưa linh hoạt trong tiết dạy còn mang tính dập khuôntheo tài liệu hướng dẫn

Bên cạnh đó 100% là con em nông thôn nên ít được quan tâm, chăm sóc,bồi dưỡng, rèn luyện thêm kiến thức ở nhà cho trẻ nên kiến thức chủ yếu là trẻtiếp thu trên lớp

Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên

đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ

tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến hoạt động, khi phát

âm chưa chuẩn với âm phổ thông, còn khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhànên viết sai nét chữ cho trẻ… Những thực trạng trên gây khó khăn trong việctruyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa giađình và nhà trường

Trang 5

Chế độ sinh hoạt của trẻ diễn ra thường xuyên liên tục Để bám sát vàocác hoạt động thì giáo viên có rất ít thời gian làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.

Để thực hiện tốt việc dạy trẻ làm quen chữ cái thì đòi hỏi giáo viên phảilinh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hình thứcgiúp trẻ tích cực hoạt động

*Khảo sát kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của trẻ.

Ngay từ khi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi A2tôi đã băn khoăn và suy nghĩ làm sao để trẻ có thể phát âm đúng và dùng ngữđiệu đúng, phát triển vốn từ cho trẻ và dạy cho trẻ nói đúng ngữ pháp, tự tintrong giao tiếp và đặc biệt là có thể chuẩn bị tốt mọi điều kiện cả về kiến thứccũng như tinh thần cho trẻ vào lớp 1

Công việc khảo sát trẻ tôi thực hiện vào đầu năm học, quá trình khảo sátqua các hoạt động chung như kể chuyện, đọc thơ, hát múa… Và trên các hoạtđộng hằng ngày như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, qua

đó có thể đánh giá từng trẻ theo kỹ năng của chúng

+ Kỹ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khácnhau độ to nhỏ, nhanh - chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ tráinghĩa, nghe hiểu nội dung câu đơn, câu ghép, nghe hiểu các bài thơ, ca dao,đồng dao, tục ngữ

+ Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp nói ngọng không, trẻ nói có đủ câu mạchlạc không, có bày tỏ tình cảm và nhu cầu và kinh nghiệm của bản thân rõ ràng,

dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau, biết trả lời các câu hỏi về nguyênnhân, so sánh sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh tự tin khi giao tiếp nói và thểhiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh giao tiếp

+ Kỹ năng đọc: Cách giở sách, “đọc” từ trái sang phải, từ trên xuốngdưới, kể lại truyện, thuộc thơ, tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau cácdấu Phân biệt phần mở đầu, phần kết thúc của sách, đọc truyện qua các tranh

vẽ, giữ gìn bảo quản sách cẩn thận

+ Kỹ năng viết: Cách cầm bút đúng cách, tô trùng khít lên dấu chấm mờ,

tư thế ngồi viết ngay ngắn, làm quen với cách viết Tiếng Việt, hướng viết từ tráisang phải, từ trên xuống dưới, hướng viết câu, các nét chữ

Qua khảo sát ban đầu cho thấy kết quả thu được như sau:

*Bảng 1: Kết quả khảo sát các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của trẻ.

Trang 6

Được sư quan tâm của nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chấtcũng như đầu tư về chuyên môn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu hiện nay

* Về phía giáo viên:

Bản thân còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế, Trong quá trìnhtrực tiếp giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động nhiều trẻ chưanhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, viết còn bị ngược Khi phát âmnhiều trẻ còn phát âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác

Phương tiện để dạy học còn sơ sài, chưa thu hút trẻ vào hoạt động

*Về phía trẻ:

Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều Số trẻ nam nhiều gấp 1,5lần số trẻ nữ Nhiều cháu chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trẻ còn nói nhỏ,nói ngọng

Vào đầu năm học tôi thấy hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái còn khôcứng, trẻ thụ động trong hoạt động, phát âm còn nhỏ và chưa chính xác, các nét

tô của trẻ chưa trùng khít lên nét chấm in mờ, nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút

ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với chữ cái ở trường mầm non Thịnh Lộc”.

2.3 Các biện pháp thực hiện

Biện pháp 1: Tạo môi trường học chữ viết phong phú.

*Môi trường ngoài lớp:

Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ Đặc biệt với trẻmẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ Đểtrẻ được làm quen với chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạomôi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ

Ở ngoài lớp học tôi trang trí các chữ cái dán lên các bông hoa và treo lêncác cây xanh ở sân trường như vậy vừa tạo được môi trường chữ sinh động vàtrẻ có thể học ở mọi lúc mọi nơi

*Môi trường trong lớp:

Ở lớp tôi trang trí các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ.Riêng góc học tập - sách tôi luôn dành các mảng tường mở với bài tập sáng tạo,tái tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tựtin phát âm, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được ghi tên mình, vẽ các câu truyện theotrí tưởng tượng sáng tạo Việc trang trí được tôi thực hiện theo chủ đề

Môi trường học tập có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ để trẻ có thểlàm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi trong và ngoài lớp tôi luôn cố gắng tạo

ra môi trường chữ viết thật đẹp và phong phú để cuốn hút trẻ chú ý học tập

Ở các góc tôi đã trang trí bằng các sản phẩm của cô và trẻ luôn tạo ra vớinhững mảng tường mờ với các bài tập sáng tạo và tái tạo để trẻ có thể tự học tập

Trang 7

và sáng tạo theo khả năng của mình, từ đó trẻ hứng thú học tập, vừa học vừachơi nhưng trẻ lại có thể khắc sâu kiến thức mà không bị gò bó.

Ở góc học tập trẻ được tự vào góc chơi, tự in, tô, vẽ các chữ cái mà mình

đã được học, tự ghi tên mình, tự vẽ các câu truyện theo trí tưởng tượng của trẻ

và kể cho các bạn nghe, ở góc này trẻ được cắt dán các bức tranh nhỏ hoặc đồvật con vật có tên gọi chứa các chữ cái theo chủ đề đang thực hiện

VD: Ở chủ đề thực vật tôi trang trí như sau:

Góc xây dựng: Trẻ được lắp ghép các loại cây hoa và ghi tên các loại câyhoa để trẻ xây dựng, trẻ sẽ xếp theo nhóm và giới thiệu được sản phẩm mìnhlàm ra

Góc thư viện - học tập: Cho trẻ in chữ và tô màu tên các loại cây ăn quả,cây hoa…Cho trẻ vẽ tranh và dán theo các câu chuyện Trẻ tô chữ còn thiếutrong từ sau đó nối với các từ dưới hình ảnh có sẵn hoặc nối với các chữ cái theoyêu cầu

Góc bán hàng: Trẻ bán tất cả các loại rau củ quả trên mỗi giá hàng tôi cóthể gắn tên các loại rau củ quả để trẻ nhận biết và gọi tên các loại rau củ quả…bảng chữ cái

Góc thiên nhiên: Các loại cây đều được gắn tên để trẻ có thể gọi tên vànhận biết tên của cây ghép chữ theo tên

Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động làm quen với chữ cái.

Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu rất thích cái đẹp,mầu sắc sặc sỡ, mới lạ Để tiến hành hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái tôiluôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí khoa học để gâyhứng thú cho trẻ

Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vậtsẵn có, dễ kiếm, dễ làm Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận Làm đồ chơi tựtạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo Có thể dùng luôn những đồ vật thôngthường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm

đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được

Ví dụ: Tận dụng cành cây khô, dùng giấy đề can màu nâu quấn cành,dùng giấy đề can màu xanh tạo lá cây, dùng vỏ đồ hộp đổ xi măng để tạo đế chocây đứng vững Như vậy tôi đã tạo được một cây để làm cây chữ cái

Dùng các vỏ đồ hộp, dán giấy đề can các màu để tạo các con vật ngộnghĩnh, sau đó gắn từ tương ứng cho trẻ học chữ cái

Trang 8

Ngoài ra vào đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh, qua đó tôituyên truyền tới phụ huynh mang những nguyên vật liệu phế thải sẵn có khôngdùng đến mang đến quyên góp để làm đồ dùng đồ chơi Sau khi được phụ huynhquyên góp mang đến tôi vệ sinh sạch sẽ, những cái nào sắc nhọn ảnh hưởng đếntrẻ tôi mài đi không còn sắc nhọn để đảm bảo an toàn với trẻ.

Sau đó tôi cùng với học sinh làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái. (Ảnh 2: Cô và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi - phụ lục).

Biện pháp 3: Linh hoạt, sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từđứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động Muốn đạt được mục tiêu đó trướctiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Trẻ ở đây sự tập trung chú ýchưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gâyhứng thú cho trẻ ở hoạt động này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứngnhắc và khô khan có phần "kỷ luật" Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi họcmột cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sángtạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ

uể oải trong tiết học, phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế Tôi đãtìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy

đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằnghình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm Trẻ ghi nhớ những gìgây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ Chính vì thế, khi dạy một hoạt động "Làm quen chữ cái" tôi cho rằng đồ dùngtrực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải bảo đảm an toàn

Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻđược lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa mộtchữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen

Ví dụ 1: Với chủ đề mùa xuân với hoạt động "Làm quen chữ cái l, m, n” tôi

cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt Những vật liệu đó đều phảichứa các chữ cái l, m, n như: lá na, hạt mơ cô và trẻ cùng phết vào sao chotương ứng với màu lá, màu hạt với cách làm đồ dùng, đồ chơi như vậy tôithấy có những hiệu quả đáng kể Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trườngcũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất ở đây làtrẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho hoạt động, trẻ sôi nổi hơn vì mình

có phần trong đó Một số sáng kiến của tôi trong việc làm đồ dùng cho trẻ làkhông bao giờ theo khuôn mẫu và tôi thường thay đổi, sáng tạo về cả hình dạng,màu sắc, kích thước thực tế của nó

Ví dụ 2: Trẻ làm quen với chữ g, y (chủ đề phương tiện giao thông).

Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớpđọc thơ "Cô dạy con":

Mẹ, mẹ ơi cô dạyBài phương tiện giao thôngMáy bay bay đường không

Ô tô chạy đường bộTàu thuyền ca nô đó

Trang 9

Là đường thuỷ mẹ ơi

Qua đó, trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về phương tiện giao thông và đặc biệt

là được đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga,hỏi bức tranh này vẽ về cái gì ? (Nhà ga) Trong nhà ga có những dòng ngườiqua lại đón khách, trả khách Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính

tò mò hấp dẫn Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ "Nhà ga" bạn nào hãylên chỉ những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen với chữ "g"

Tiếp đến chữ "y" cô hỏi trẻ: Ngoài tàu hoả ra thì còn có phương tiện giaothông gì nữa ? Trả lời: "Máy bay" Cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng

để làm gì ? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay đồ chơi ra cho trẻ quan sát, đàm thoại

và hỏi: Ai có thể lên tìm cho cô 2 chữ cái giống nhau trong từ "Máy bay" và trẻlên tìm chữ "y". (Ảnh 3- Cô và trẻ cùng đàm thoại - phụ lục)

Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi lúc ngoài trời tôi cùng trẻ trò chuyện vềtrò chơi "Các phương tiện giao thông vào bến" Tôi huy động trẻ sưu tầm bìacattong, tranh ảnh, hoạ báo về các phương tiện như: Máy bay, đoàn tàu, ôtô,thuyền buồm Hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó Khi vào trò chơi côgiới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào bến được làmquen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo của đôi tay và thuận lợi trong việcviết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng thú hơn vớichính đồ dùng mình làm ra

Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập làhình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của vănhọc Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc

Để hoạt động đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan,cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt.Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiềuphương pháp, hình thức khác nhau Các phương pháp, hình thức đó gắn liền vớinhau một cách chặt chẽ Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chếnhất định Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn cácphương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để thu hút sự tậptrung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quảcao

Muốn vậy cô giáo phải: - Lấy trẻ làm trung tâm

- Phát huy tính tích cực của trẻ

- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp

Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" làcác kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hìnhthức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới Vì thế trước khi lên lớp một hoạt động

"Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bàisoạn Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động-tĩnh phù hợp với chủ đề

VD: Cho trẻ làm quen với chữ b,d,đ chủ đề “Thực vật- tết và mùa xuân” tôi giớithiệu hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân các loài hoa về dự hội rất làđông đủ nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì? (Trẻ đi và hát bài

“màu hoa” sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm lần

Trang 10

lượt cô đưa tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ b) hoaphù dung trẻ được làm quen với chữ d, hoa đào trẻ làm quen với chữ đ Trò chơikhông thể thiếu trong hoạt động này, tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ

đề có những trò chơi như: tìm chữ trong câu đố, đi chợ tết, tổ chức tìm tên cácloại hoa có chứa chữ cái vừa học

*Cách hướng dẫn trò chơi: Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông đồ thường làmgì? Các con muốn viết chữ giống ông đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô chuẩn bị câu đố có chứa chữ cái b,d,đ khi nghe hiệu lệnh hai đội lên gạchchân những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài hát “Mùa xuân”lúc nào hát xong là kết thúc trò chơi Khi chuyển sang trò chơi thứ hai đó là tròchơi “Đi chợ tết” (tất cả trẻ đều được chơi) trước ngày tết bố mẹ các con thườnglàm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến việc trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bịcác gói có các loại bánh kẹo ở trên mỗi thứ đều gắn các chữ cái b,d,đ Cô cho trẻ

ra lấy mỗi bạn một cái giỏ cô nói nào chúng mình cùng đi chợ tết Tổ 1 hãy muanhững món hàng có chứa chữ b, đó là những thứ gì? Trẻ nói bánh quy, bánhchưng, bánh bèo tổ thứ 2 mua những món hàng có chứa chữ d đó là những thứgì? Quả dừa, quả dứa tổ thứ 3 mua hàng có chứa chữ cái đ khi mua hàng xongtrẻ phải nói được đó là loại gì và có chứa chữ cái gì? Các tổ kiểm tra lẫn nhau vàđọc to chữ cái

Đến trò chơi tìm tên các loài hoa có chứa chữ cái b,d,đ “Mùa xuân đếnchúng mình được đi chơi những đâu?” (Được đi xem pháo hoa, đi công viên.)Trong công viên có rất nhiều hoa bây giờ cô cùng các con đọc bài “Rềnh rềnhràng ràng” đến loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữcái mình vừa học

Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập, tôi thấy trẻ hứngthú hơn vào hoạt động, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn

Biện pháp 3 Dạy trẻ làm quen với chữ cái mọi lúc, mọi nơi.

Với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chứ cáitôi luôn tranh thủ các hoạt động trong ngày để trẻ làm quen với chữ cái một cáchhợp lý

Giờ đón trẻ trả trẻ, ở tủ đồ dùng của trẻ tôi có gắn tên của trẻ vào từng ôcửa của tủ đồ dùng để trẻ nhận dạng và nhớ được họ và tên của mình, để đồdùng ngăn nắp

Ngày đăng: 08/08/2019, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w