1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Mô hình nuôi ếch với diện tích nhỏ, kết hợp với nuôi cá

15 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 553,42 KB

Nội dung

+ Bể số 1: Bể có dện tích lớn nhất, dành cho ếch thịt sau khi nuôi một thời gian thì phân loại, các con ếch nhỏ hơn sẽ được chuyển sang các bể nhỏ hơn. Có phần bậc từ nền bể lên là 5cm, chạy 3 góc để một góc cống thoát nước. Nền bể lát gạch hoa trơn hoặc gạch đất sét nung có bề mặt nhẵn, dễ cọ rửa.. + Bể số 2: Bể ếch nhỏ hơn được phân loại từ bể số 1. Bể nhận các con giống phân loại theo kích cỡ, chế đồ chăm sóc khác với bể 1, thay đổi khẩu phần ăn để phù hợp hơn với kích cỡ. + Bể số 3: Bể nuôi gối, con giống mới. Con giống nuôi gối tùy kích cỡ sẽ được phân loại vào các bể còn lại. Bề có xây viền cho ếch có chỗ chèo lên, hoặc làm bè nổi.. + Bể số 4: Bể nuôi cá chê lai.

Trang 1

Mô hình: Dài 4m x rộng 2m

1 Bể to 1 : 2m

2 Bể nhỏ 2: 50cm

3 Bể nhỏ 3: 1m

4 Bể nhỏ 4: 50cm

5

4

2 1

3

Trang 2

+ Bể số 1: Bể có dện tích lớn nhất, dành cho ếch thịt sau khi nuôi một thời gian thì phân loại, các con ếch nhỏ hơn sẽ được chuyển sang các bể nhỏ hơn

- Có phần bậc từ nền bể lên là 5cm, chạy 3 góc để một góc cống thoát nước

- Nền bể lát gạch hoa trơn hoặc gạch đất sét nung có bề mặt nhẵn, dễ cọ rửa

+ Bể số 2: Bể ếch nhỏ hơn được phân loại từ bể số 1

- Bể nhận các con giống phân loại theo kích cỡ, chế đồ chăm sóc khác với bể 1, thay đổi khẩu phần ăn để phù hợp hơn với kích cỡ

+ Bể số 3: Bể nuôi gối, con giống mới

- Con giống nuôi gối tùy kích cỡ sẽ được phân loại vào các bể còn lại

- Bề có xây viền cho ếch có chỗ chèo lên, hoặc làm bè nổi

+ Bể số 4: Bể nuôi cá chê lai

Các bệnh thường gặp trên Ếch và cách xử lý

1 Bệnh đỏ chân:

Nguyên nhân: Phát sinh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra, Ếch thường nhiễm

bệnh vào mùa mưa

Trang 3

Hiện tượng: Ếch di chuyển chậm chạp, ăn ít, xuất hiện những nốt chấm mẩn đỏ trên chân,

vùng da dưới bụng, mẩn đỏ khắp mình, chân bị sưng, gốc đùi có màu đỏ Khi mổ bụng Ếch, thấy hiện tượng chảy máu trong, có nước trong ổ bụng, gan bị bầm đen, đọng máu

Cách điều trị:

– Trước hết, thay nước trong hồ ngay sau khi tạnh mưa, sử dụng HIVIDINE 90 tỷ lệ 40

ml/hồ (3 x 4 cm), sâu 5 – 7 cm (hoặc dùng LASER theo liều hướng dẫn) Lấy thuốc hòa 5 lít nước tạt đều khắp hồ vào buổi sáng, ngâm để diệt vi khuẩn trong hồ, ngày hôm sau thay

Trang 4

50% nước.

– Đối với nòng nọc và Ếch con: Trộn đều OCIN 5 g/ 1 kg thức ăn, kết hợp với VITALET tỷ lệ

5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

– Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng NORF VS với liều lượng 5 ml/1 kg thức

ăn (hoặc LEVO VS, B-1 theo liều hướng dẫn), trộn đều với NEW MIP 5g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

– Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Dùng NORF VS với liều lượng 10 ml/ 1 kg thức ăn

(hoặc LEVO VS, B-1 theo liều hướng dẫn), trộn đều với NEW MIP 5 g/ kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

2 Bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh lở loét (bệnh ghẻ):

Nguyên nhân: Do nước dơ bẩn dễ xuất hiện vi khuẩn gây bệnh.

Trang 5

Hiện tượng: Ếch gầy yếu, da bị lở loét, mầm bệnh lây lan nhanh trong đàn, Ếch hoảng sợ

phóng nhảy gây ra vết thương Trên mình Ếch xuất hiện các vết lở loét, Ếch có hiện tượng đau nhức, biếng ăn, dẫn đến kiệt sức và chết

Cách điều trị:

– Trường hợp tắm:

+ Đối với Ếch trưởng thành: Cách ly Ếch bệnh, lấy LASER 3 – 5 ml hòa với 10 lít nước tắm khoảng 5 phút, vớt Ếch ra thả lại hồ Sau đó, dùng GENTAMIC (hoặc NORF VS, LEVO VS) với liều lượng hướng dẫn trộn đều với thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

Trang 6

+ Đối với Ếch con: Dùng HIVIDINE 90 theo tỷ lệ 20 ml hòa tan với 20 lít nước tắm trong thời gian 1 phút, tắm ngày một lần vào buổi sáng hoặc chiều mát, sử dụng liên tục đến khi vết thương lành

– Trường hợp cho ăn:

+ Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng GENTAMIC với liều lượng 15 g/ 1 kg thức ăn (hoặc NORF VS, LEVO VS), phối trộn với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

+ Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng GENTAMIC với liều lượng 20 g/ 1 kg thức ăn

(hoặc NORF VS, LEVO VS), hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

– Để phục hồi sức khỏe cho Ếch bệnh, dùng COMLEX 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn kết hợp

với VITALET 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh

https://www.biopharmachemie.com/san-pham/san-pham-cho-ca/bio-iodine-complex-for-fish.html

Trang 7

3 Bệnh sình bụng, ăn không tiêu, viêm ruột:

Trang 8

Nguyên nhân: Ếch ăn quá nhiều thức ăn không tiêu, thức ăn bị ôi thiu.

Hiện tượng: Bụng Ếch trương phình to, Ếch nằm yên một chỗ, một vài con có ruột và mỡ

lồi ra ở lỗ hậu môn Ruột bị sưng, mỏng, bên trong có dịch lỏng lẫn cặn thức ăn không tiêu

và có mùi hôi thối

Cách điều trị:

– Ngưng cho ăn 1 – 2 ngày hoặc giảm ½ lượng mồi, làm vệ sinh chỗ ăn, dùng thức ăn tươi sống Sử dụng MIP YU tạt xuống hồ với liều lượng 1 ml/ m3, định kỳ xử lý hồ nuôi bằng chế phẩm vi sinh BIO UV 1 g/ m3

– Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng B-1 với tỷ lệ 10 – 15 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày – Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng B-1 với tỷ lệ 20 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

Trang 9

– Để phục hồi sức khỏe cho Ếch bệnh, dùng COMLEX 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, phối trộn

với VITALET 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, LACTO 2 – 3 g/ 1 kg, cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh – Định kỳ dùng MIP YU, BIO UV để phân hủy chất thải trong bể nuôi

4 Bệnh sình bụng ở nòng nọc:

Nguyên nhân: Do thay nước gấp gáp, nhất là khi dùng nước ngầm không trữ lại trong

khoảng thời gian ngắn hay do nhiệt độ quá cao

– Trường hợp sử dụng nước máy, nên kiểm tra hàm lượng choline trong nước trước khi thả nòng nọc vào nuôi

– Trường hợp sử dụng nước giếng khoan nuôi Ếch nên có hồ lắng riêng để lắng 2 – 3 ngày Nếu không để lắng trước sẽ làm sức ép ga hòa ở trong nước giảm xuống đột ngột, nòng nọc phải thích nghi với sức ép của nước gây ra bong bóng trên thân nòng nọc, nòng nọc sẽ bị viêm ổ bụng, chữa trị rất khó khăn Nên cẩn thận khi thay nước giếng khoan, để lắng nước, không thay nước ồ ạt và tăng cường sục khí trước khi sử dụng nước

– Môi trường nước dơ do thức ăn dư thừa, lòng đỏ trứng là một trong những nguyên nhân dễ làm cho nòng nọc bị sình bụng

Trang 10

Hiện tượng: Nòng nọc bị trướng bụng lên, có bọt nước bám ở thân, nổi chết trên mặt nước Cách điều trị:

– Dùng OMIX 400 g/ 12 m2 hồ với độ sâu của nước là 10 – 20 cm, ngâm trong 2 giờ thay nước ra, cho nước mới vào cùng lúc sử dụng OMIX một lần nữa với tỷ lệ 250 g, ngâm 3 ngày sau đó cho thay nước và dùng HIVIDINE 90 hoặc LASER xử lý nước lần nữa

Chú ý: Nên trữ nước một khoảng thời gian trước khi cho nòng nọc vào nuôi Khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước trong bể ương nuôi tăng, nên thêm nước vào hoặc thay nước mới

5 Một số hiện tượng bệnh mắt mù, cổ quẹo và quay cuồng:

Trang 11

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas sp trong môi trường nước bị dơ hoặc do các loài

chim cò mang mầm bệnh từ ngoài vào

Hiện tượng: Mắt bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt, có hiện tượng về thần

kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện tình trạng quay cuồng, cổ quẹo Nếu Ếch mù một mắt

có khả năng chữa khỏi, nếu 2 mắt đều mù, cổ quẹo, không ăn, nên bắt ra ngay vì không thể chữa, Ếch sẽ chết

Cách điều trị:

– Đối với Ếch từ 45 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Dùng B-1 với tỷ lệ 10 – 15 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày – Đối với Ếch trên 3 tháng tuổi: Sử dụng B-1 với tỷ lệ 20 g/ 1 kg thức ăn, trộn đều với NEW MIP 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn, hong gió cho khô, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

Trang 12

– Để phục hồi sức khỏe cho Ếch bệnh, dùng COMLEX 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn với VITALET 3 –

5 g/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh

– Thay nước ngay ngày đầu cho ăn B-1, sử dụng HIVIDINE 90 100 ml/ 12 m2 nền hồ, hòa tan với nước tạt khắp hồ

– Đối với người nuôi Ếch, mỗi lần vào hồ phải rửa tay chân, dụng cụ cầm theo

bằng HIVIDINE 90 với tỷ lệ 30 ml/ 10 lít nước, làm vệ sinh trước khi vào hồ nuôi để phòng bệnh lan truyền

6 Hiện tượng ăn nhau:

Trong quá trình nuôi 1 – 2 tháng đầu, có hiện tượng Ếch con ăn thịt lẫn nhau rất nhiều

Nguyên nhân:

– Nuôi với mật độ cao

– Thức ăn không đủ về lượng hoặc thành phần các chất dinh dưỡng

– Kích cỡ nuôi không đều

Trang 13

Biện pháp:

– Nuôi với mật độ vừa phải

– Thức ăn phải đủ số lượng, đủ chất nhất là thành phần đạm Cho ăn nhiều lần trong ngày, phân chia lượng thức ăn cho các lần hợp lý

– Thường xuyên lọc và phân cỡ Ếch nuôi, nhất là giai đoạn Ếch < 100 g

- Bệnh trùng bánh xe

Ký sinh ở da nòng nọc, khi trời nóng, gió đông thường xảy ra bệnh này Khi có trùng ký sinh, da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn, tạo nên những điểm màu trắng bạc

Dùng sunfat đồng liều lượng 0,5 - 0,7g/m3 nước phun toàn ao, hoặc tắm cho ếch với liều lượng 1-2g/m3 trong vòng 10 - 15 phút hay tắm trong nước muối 2 - 3% trong vòng 10 - 15 phút

Trang 14

- Bệnh mù mắt, cổ quẹo

Triệu chứng: Mắt bị viêm sưng Mắt đục và mù cả hai mắt Biến dạng cột sống và cổ quẹo ếch thường xuyên quay

cuồng và chết Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có tài liệu cho là do vi khuẩn Pseudomonas sp

Trị bệnh: Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh Khử trùng bể bằng Iodine liều lượng 5 - 10ml m3 nước bể.

- Bệnh do nấm

Tác nhân gây bệnh: Do nấm Achya sp gây ra.

Triệu chứng: Toàn thân ếch , cũng có khi chỉ ở những chỗ khe có những búi nấm trắng, mắt thường có thể nhìn

thấy

Phòng bệnh: Trong quá trình nuôi luôn kiểm soát môi trường thật tốt, định kỳ khử trùng bằng vôi bột.

Trị bệnh: Dùng formalin với nồng độ 20 - 25 ml/m 3 tắm cho ếch.

- Bệnh giun, sán

Nguyên nhân: Ếch thường bị bệnh sán lá, sán sơ mít và giun ký sinh.

Trang 15

Hiện tượng: Ếch chậm lớn.

Trị bệnh: Trộn các loại thuốc tẩy giun sán lẫn với thức ăn hoặc có thể dùng peperracin với tỷ lệ 0,1% so với thức

ăn Phải tẩy vài lần mới hết được giun sán./

Ngày đăng: 07/08/2019, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w