1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu các đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của NGOẠI tâm THU THẤT, NHỊP NHANH THẤT có NGUỒN gốc từ ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI và ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI

101 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTACC Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ American College of CardiologyAHA Hội Tim mạch Hoa Kỳ American Heart Association AMC Chỗ tiếp nối van động mạch chủ - van hai lá Aorto

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG VIỆT PHONG

NGHI£N CøU C¸C §ÆC §IÓM §IÖN T¢M §å

BÒ MÆT CñA NGO¹I T¢M THU THÊT, NHÞP NHANH

THÊT

Cã NGUåN GèC Tõ §¦êNG RA THÊT TR¸I

Vµ §¦êNG RA THÊT PH¶I

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Trang 2

HÀ NỘI - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG VIỆT PHONG

NGHI£N CøU C¸C §ÆC §IÓM §IÖN T¢M §å

BÒ MÆT CñA NGO¹I T¢M THU THÊT, NHÞP NHANH

THÊT

Cã NGUåN GèC Tõ §¦êNG RA THÊT TR¸I

Vµ §¦êNG RA THÊT PH¶I

Trang 3

HÀ NỘI - 2018

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI CAM ĐOAN 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đại cương về ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất 3

1.1.1 Định nghĩa 3

1.1.2 Phân loại 3

1.1.3 Dịch tễ 4

1.1.4 Chẩn đoán 4

1.1.5 Xử trí 10

1.2 Đại cương về ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất tại đường ra thất 13

1.2.1 Nguồn gốc phôi thai và cấu trúc giải phẫu của đường ra thất 13

1.2.2 Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của nhịp nhanh thất và ngoại tâm thu thất từ đường ra thất 16

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 20

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 21

2.2.2 Cách lấy mẫu nghiên cứu 21

2.2.3 Quy trình nghiên cứu 21

2.3 Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp đo đạc 22

Trang 5

2.3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 22

2.3.2 Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt 22

2.3.3 Thăm dò điện sinh lý tim 27

2.4 Xử lý số liệu 31

2.5 Đạo đức nghiên cứu 31

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 33

3.1.1 Đặc điểm chung 33

3.1.2 Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt 35

3.2 Các đặc điểm điện tâm đồ bề mặt phân biệt NTTT/NNT từ ĐRTP và ĐRTT 41

3.2.1 Giá trị các thông số giúp phân biệt NTTT/NNT từ ĐRTP và ĐRTT .41

3.2.2 So sánh các tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt NTTT/NNT từ ĐRTP và ĐRTT 51

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 56

4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 57

4.1.1 Đặc điểm chung 57

4.1.2 Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt 58

4.2 Phân biệt NTTT/NNT từ ĐRTP và ĐRTT thông qua điện tâm đồ bề mặt 65

4.2.1 Giá trị của các thông số trong chẩn đoán vị trí khởi phát NTTT/NNT có dạng block nhánh trái nói chung và dạng block nhánh trái có chuyển tiếp tại V3 65

4.2.2 So sánh các tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt NTTT/NNT khởi phát từ ĐRTP và ĐRTT 71

4.3 Hạn chế của nghiên cứu 75

Trang 6

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

5.1 Về đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của NTTT và NNT có nguồn gốc từ ĐRTP và ĐRTT 78

5.2 Giá trị chẩn đoán vị trí khởi phát NTTT/NNT từ đường ra thất của một số thông số trên điện tâm đồ bề mặt 78

KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 87

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 87

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới:

Ts Bs Trần Văn Đồng, Viện Tim mạch Việt Nam và PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Bộ môn Tim mạch, trường ĐH Y Hà Nội Các Thày là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Những thày cô, đàn anh, bạn bè đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện hết sức cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận này: thày Phan Đình Phong, anh Lê Võ Kiên, chị Nguyễn Thị Lệ Thúy, bạn Trần Hồng Quân, em Đào Mạnh Hùng.

Cảm ơn gia đình (Bố, Mẹ, Miu, và Boo) đã luôn ở bên và giúp đỡ tôi khi thực hiện khóa luận

Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những “người thày” chưa từng trực tiếp gặp mặt: Ts Mine Çetinkaya-Rundel (Đại học Dukes) và khóa học online về phân tích dữ liệu, Gs Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garvan) với những cuốn sách và bài viết đã dẫn dắt tôi vào nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Đặng Việt Phong

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kì một công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện đề tài

Đặng Việt Phong

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACC Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (American College of

Cardiology)AHA Hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)

AMC Chỗ tiếp nối van động mạch chủ - van hai lá (Aortomitral

continuity)AUC Diện tích dưới đường cong (Area Under the Curve)

ESC Hội Tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology)LVOT/ĐRTT Đường ra thất trái (Left ventricular outflow tract)

NPV Giá trị dự đoán âm tính (Negative predictive value)

NSVT Nhịp nhanh thất không bền bỉ (Nonsustained Ventricular

Tachycardia) NTTT Ngoại tâm thu thất (PVC: Premature Ventricular Contraction)PMVT Nhịp nhanh thất đa dạng (Polymorphic ventricular tachycardia)PPV Giá trị dự đoán dương tính (Positive predictive value)

RFCA Triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio qua đường catheter

(Radiofrequency catheter ablation)ROC Đặc trưng hoạt động của bộ thu nhận (Reciever Operating

Characteristic)RVOT/ĐRTP Đường ra thất phải (Right ventricular outflow tract)

SMVT Nhịp nhanh thất đơn dạng bền bỉ (Sustained monomorphic

ventricular tachycardia)

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 2.1: QUY ĐỔI TỪ VÙNG CHUYỂN TIẾP SANG ĐIỂM VÙNG CHUYỂN TIẾP [7] 25 BẢNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 32 BẢNG 3.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH DẠNG, THỜI GIAN VÀ BIÊN ĐỘ SÓNG TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ BỀ MẶT CỦA CÁC BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU 34 BẢNG 3.3 ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN TIẾP CỦA NHỊP XOANG VÀ NTTT/NNT TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ BỀ MẶT CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 36 BẢNG 3.4 SO SÁNH GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC TIÊU CHUẨN TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN TRONG NHÓM NGHIÊN CỨU NÓI CHUNG 50 BẢNG 3.5 SO SÁNH GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC TIÊU CHUẨN TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN CÓ NTTT/NNT DẠNG BLOCK NHÁNH CÓ CHUYỂN TIẾP TẠI V3 52 BẢNG 3.6 SO SÁNH GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC TIÊU CHUẨN TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN CÓ NTTT/NNT DẠNG BLOCK NHÁNH TRÁI VÀ TƯ THẾ TIM XOAY KHỎI VỊ TRÍ TRUNG GIAN 54 BẢNG 4.1GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ TIÊU CHUẨN RÚT RA RA TỪ NGHIÊN CỨU TRONG CHẨN ĐOÁN NTTT/NNT TỪ ĐRTT Ở NHÓM NGHIÊN CỨU CHUNG VÀ NHÓM CHUYỂN TIẾP TẠI V3 71

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

HÌNH 1.1 NGOẠI TÂM THU THẤT (PVC) TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ BỀ MẶT [15] 6 HÌNH 1.2.TIM THAI Ở NGÀY THỨ 9 OFT: ĐƯỜNG RA (OUTFLOW TRACT), RV: THẤT PHẢI (RIGHT VENTRICLE), LV: THẤT TRÁI (LEFT VENTRICLE), A: TÂM NHĨ (ATRIUM), IFT: ĐƯỜNG VÀO (INFLOW TRACT) [30] 13 HÌNH 1.3 LIÊN QUAN GIẢI PHẪU GIỮA ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI VÀ ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI AO: ĐỘNG MẠCH CHỦ, L: XOANG VÀNH TRÁI, LAA: TIỂU NHĨ TRÁI, LCA: ĐM VÀNH TRÁI, LAD: ĐM LIÊN THẤT TRƯỚC, LV: THẤT TRÁI, MV: VAN HAI LÁ, N: XOANG KHÔNG VÀNH, PT: THÂN ĐM PHỔI, R: XOANG VÀNH PHẢI, RA: TÂM NHĨ PHẢI, RAA: TIỂU NHĨ PHẢI, RCA: ĐM VÀNH PHẢI, RV: TÂM THẤT PHẢI, TV: VAN BA LÁ [33] .15

HÌNH 2.1 VỊ TRÍ LẮP CÁC ĐIỆN CỰC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỆN CỰC PHÍA SAU 22 HÌNH 2.2 CÁC THÔNG SỐ VỀ THỜI GIAN VÀ BIÊN ĐỘ SÓNG TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ BỀ MẶT A: THỜI GIAN PHỨC

BỘ QRS, B: THỜI GIAN SÓNG R, C = BIÊN ĐỘ SÓNG R, D = BIÊN ĐỘ SÓNG S [37] 23 HÌNH 2.3 CÁCH TÍNH TỶ SỐ CHUYỂN TIẾP TẠI V2 A: THỜI GIAN SÓNG R CỦA NTTT, B: BIÊN ĐỘ SÓNG R CỦA NTTT, C: BIÊN ĐỘ SÓNG S CỦA NTTT, D: THỜI GIAN QRS CỦA NTTT, E: BIÊN ĐỘ SÓNG R CỦA NHỊP XOANG, F: BIÊN ĐỘ SÓNG S CỦA NHỊP XOANG CHỈ SỐ CHUYỂN TIẾP TẠI V2 = [B/(B+C)] : [E/(E+F)] [10] 24 HÌNH 2.4 CÁC TÍNH CHỈ SỐ V2S/V3R A: BIÊN ĐỘ SÓNG S TẠI V2, B: BIÊN ĐỘ SÓNG R TẠI V3 CHỈ SÓ V2S/V3R

= A/B [11] 24 HÌNH 2.5 CÁCH TÍNH TỶ LỆ V4/V8 VÀ CHỈ SỐ V4/V8 A: BIÊN ĐỘ SÓNG R CỦA NHỊP XOANG TẠI V4, B: BIÊN

ĐỘ SÓNG R CỦA NTTT TẠI V4, C: BIÊN ĐỘ SÓNG R CỦA NHỊP XOANG TẠI V8, D: BIÊN ĐỘ SÓNG R CỦA NTTT TẠI V8 TỶ LỆ V4/V8 = B/D; CHỈ SỐ V4/V8 = (B/D) : (A/C) [13] 25 HÌNH 2.6 PACE MAPPING VỚI 12/12 CẶP CHUYỂN ĐẠO GIỐNG NHAU 28 HÌNH 2.7 MAPPING BẰNG ĐO HOẠT ĐỘNG ĐIỆN THẾ THẤT SỚM 29 HÌNH 4.1 KHÁC BIỆT VỀ BIÊN ĐỘ VÀ THỜI GIAN SÓNG R TẠI V1 VỚI CÁC VỊ TRÍ KHỞI PHÁT NTTT KHÁC NHAU [39] 59

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất là những rối loạn nhịp tim kháthường gặp [1] Trong đó, các rối loạn nhịp thất trên người không có bệnh timthực tổn, hay còn được gọi là các rối loạn nhịp thất vô căn (idiopathicventricular arrhythmias), đa phần đều khởi phát từ đường ra tâm thất [2].Mặc dù đa phần lành tính, ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất trênngười không có bệnh lý tim thực tổn cần được điều trị khi gây ra triệu chứnglâm sàng hoặc rối loạn chức năng tim Triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần

số radio qua đường catheter là biện pháp điều trị hiệu quả và triệt để khi điềutrị nội khoa thất bại [3] Điện tâm đồ bề mặt là thăm dò đơn giản để định vị sơ

bộ vị trí khởi phát của ngoại tâm thu, giúp giảm thiểu xâm lấn và rút ngắn thờigian làm thủ thuật [4]

Phân biệt ngoại tâm thu hoặc nhịp nhanh thất từ đường ra thất phải vàđường ra thất trái thường dựa vào đặc điểm chuyển tiếp R/S của các chuyểnđạo trước tim, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này vẫn còn hạn chế trongmột số tình huống, đặc biệt là rối loạn nhịp thất có dạng block nhánh trái vớichuyển tiếp tại V3 [5] Một số nghiên cho thấy đặc điểm chuyển tiếp củangoại tâm thu trên điện tâm đồ có thể bị ảnh hưởng bởi tư thế tim, được biểuhiện qua đặc điểm chuyển tiếp của nhịp xoang [6] Do vậy tác giả Yoshida(2011) để xuất sử dụng chỉ số TZ index là biểu diễn của vị trí chuyển tiếp củangoại tâm thu đã được hiệu chỉnh theo vị trí chuyển tiếp của nhịp xoang đểchẩn đoán ngoại tâm thu thất từ đường ra thất trái thay vì chỉ dựa vào chuyểntiếp của ngoại tâm thu đơn thuần [7]

Bên cạnh đó, một số chỉ số điện tâm đồ được nghiên cứu nhằm phân biệt

và xác định vị trí của rối loạn nhịp thất từ đường ra thất dựa vào thời gian vàbiên độ sóng R và S của các chuyển đạo trước tim, ví dụ như chỉ số thời giansóng R và chỉ số biên độ R/S (Ouyang, 2002), tỷ số chuyển tiếp tại V2

Trang 13

(Betensky, 2011), v.v [8][9][10][11][12] Một hướng nghiên cứu mới được

đề xuất ra gần đây bởi Zhang và cộng sự là sử dụng các chuyển đạo phía sau,căn cứ về quan hệ trước – sau của đường ra thất trái và đường ra thất phải vềmặt giải phẫu [13]

Các nghiên cứu đề cập ở trên đều thực hiện trên người nước ngoài, dovậy kết quả cũng như các tiêu chuẩn đặt ra có thể khác biệt so với người ViệtNam do các chỉ số điện tâm đồ bề mặt có thể bị ảnh hưởng bởi thể trạng cũngnhư cấu trúc giải phẫu của tim và lồng ngực [6][14] Bên cạnh đó, chưa cónhiều nghiên cứu so sánh trực tiếp giá trị của các tiêu chuẩn phổ biến hiện naytrong phân biệt rối loạn nhịp thất từ đường ra thất trái và đường ra thất phải

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm

điện tâm đồ bề mặt của ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất có nguồn gốc

từ đường ra thất trái và đường ra thất phải” với mục tiêu:

1 Mô tả, so sánh các đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất có nguồn gốc từ đường ra thất phải và đường

ra thất trái.

2 Đánh giá và so sánh giá trị chẩn đoán vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất tại đường ra thất của một số tiêu chuẩn điện tâm đồ bề mặt.

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương về ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất

1.1.1 Định nghĩa

Ngoại tâm thu thất là những nhát bóp tâm thất đơn độc đến sớm gây rabởi xung động đến từ các sợi Purkinje trong tâm thất thay vì từ nút xoang.Đây là một trong những bất thường về nhịp thường gặp nhất, xuất hiện ởngười bình thường lẫn người có bệnh lý tim mạch [15]

Nhịp nhanh thất là một rối loạn nhịp nhanh nguồn gốc từ tâm thất, đượcđịnh nghĩa là khi có từ 3 ngoại tâm thu thất trở lên đi liên tiếp với tần số ≥ 100chu kỳ/phút [15]

1.1.2 Phân loại

1.1.2.1 Ngoại tâm thu thất

Về nguồn gốc, ngoại tâm thu thất có thể chia làm NTTT đơn ổ và NTTT

đa ổ NTTT đơn ổ khởi phát từ một ổ phát nhịp duy nhất trong tâm thất và dovậy các phức bộ ngoại tâm thu có hình dạng giống nhau trên điện tâm đồ.NTTT đa ổ khởi phát từ nhiều ổ phát nhịp khác nhau, biểu hiện bằng nhữngphức bộ ngoại tâm thu đa hình thái trên điện tâm đồ [15]

Về tính chất, NTTT được phân làm 5 mức độ khác nhau bởi Lown Phânloại này có giá trị tiên lượng mức độ ác tính của ngoại tâm thu xuất hiện trongnhồi máu cơ tim cấp nhưng chỉ có ý nghĩa mô tả độ phức tạp của NTTT trongcác tình huống khác [16]:

Độ 0: Không có NTTT

Độ I: NTTT đơn ổ và rời rạc (<30 NTTT mỗi giờ)

Độ II: NTTT đơn ổ và dày (≥30 NTTT mỗi giờ)

Độ III: NTTT đa ổ

Độ IVA: NTTT đi thành chùm đôi

Trang 15

Độ IVB: Từ 3 NTTT trở lên đi thành chùm (NNT không bền bỉ)

 Độ V: Hiện tượng R trên T

1.1.2.2 Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp thường gặp trong nhiều bệnh lý tim thựctổn, có khả năng đe dọa tính mạng Về biểu hiện lâm sàng, NNT được chialàm NNT có huyết động ổn định và NNT có rối loạn huyết động, trong đónhóm thứ hai cần phải shock điện cấp cứu [15][16]

Về hình ảnh điện tâm đồ, NNT có thể được phân loại theo hai cách:

 NNT bền bỉ và không bền bỉ: NNT không bền bỉ là NNT không kéodài quá 30 giây; NNT bền bỉ là NNT kéo dài trên 30 giây hoặc gây rối loạnhuyết động dù diễn ra dưới 30 giây

 NNT đơn dạng và NNT đa dạng

1.1.3 Dịch tễ

Ngoại tâm thu thất khá phổ biến trên lâm sàng, xuất hiện ở khoảng 80%người bình thường trên Holter điện tim 24h [16] Trong nghiên cứu ARIC(Atherosclerosis Risk in Communities) với gần 16 nghìn người trung niên, tỉ

lệ xuất hiện NTTT trung bình trên điện tâm đồ ghi trong 2 phút là khoảng 6%;

tỉ lệ này cao hơn ở giới nữ, người da đen và người có bệnh tim thực tổn [17]

Tỷ lệ của nhịp nhanh thất không bền bỉ (NSVT) ở người bình thường rơivào khoảng 0 đến 4%, thường gặp ở nam giới và tăng theo tuổi [18] Nhịpnhanh thất bền bỉ đơn dạng (SMVT) thường gặp trên những bệnh nhân cóbệnh lý tim thực tổn, đa số là bệnh động mạch vành; một số ít trường hợp là

do bệnh lý kênh ion (channelopathy) [19] Ngoại tâm thu thất đa dạng có thểgặp trong các bệnh lý tim thực tổn cũng như bất thường di truyền [20]

1.1.4 Chẩn đoán

1.1.4.1 Lâm sàng

a Ngoại tâm thu thất:

Trang 16

Trong đa số trường hợp ngoại tâm thu thất không gây ra triệu chứng lâmsàng; các triệu chứng có thể gặp nếu có gồm [16]:

 Hồi hộp, đánh trống ngực: là triệu chứng hay gặp nhất, gây ra do cơtim tăng co bóp sau một nhát ngoại tâm thu thất; một biểu hiện thường gặpkhác là cảm giác tim ngừng đập do khoảng nghỉ bù

 Hoa mắt chóng mặt: thường do cường giao cảm thứ phát do lo lắng bởitriệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực cảu NTTT Rối loạn huyết động doNTTT rất hiếm gặp, xảy ra khi NTTT dày trên bệnh nhân có chức năng thấttrái giảm nặng hoặc NTTT đi kèm với rối loạn nhịp chậm

 Bệnh cơ tim do NTTT: ngoại tâm thu thất dày có thể dẫn tới bệnh cơtim kể cả khi không có rối loạn nhịp thất bền bỉ kèm theo Bệnh cơ tim doNTTT cần được nghi ngờ ở người có NTTT dày (> 20% nhịp trong ngày) vàbệnh cơ tim không giải thích được bởi nguyên nhân khác Chức năng timthường hồi phục sau điều trị bằng thuốc hoặc triệt đốt

b.Nhịp nhanh thất:

Triệu chứng lâm sàng của nhịp nhanh thất phụ thuộc vào tần số thất, độ dàicơn nhịp nhanh cũng như bệnh lý kèm theo Hầu hết các trường hợp nhịp nhanhthất không bền bỉ không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ như hồi hộptrống ngực hay hoa mắt, chóng mặt [21] Ngược lại, nhịp nhanh thất bền bỉ thườngbiểu hiện nặng nề hơn, thậm chí có thể gây rối loạn huyết động và đột tử [19]

1.1.4.2 Điện tâm đồ bề mặt

a Ngoại tâm thu thất:

Trang 17

Hình 1.1 Ngoại tâm thu thất (PVC) trên điện tâm đồ bề mặt [15]

Các nhịp NTTT trên điện tâm đồ bề mặt có các đặc điểm (Hình 1.1) [16]:

Phức bộ QRS dài trên 120 ms, có hình dạng không giống block nhánhđiển hình

Sóng T ngược chiều với phức bộ QRS

Có khoảng nghỉ bù (khoảng PP hai bên NTTT dài gấp đôi khoảng PPbình thường của nhịp xoang)

Các đặc điểm trên có thể bị biến đổi trong một số trường hợp:

Độ rộng của phức bộ QRS có thể giảm nếu NTTT xuất phát từ bên tâmthất có block nhánh từ trước

Sóng T cùng chiều QRS nếu T bị đảo ngược trước đó do nhồi máu cơ tim

Không có khoảng nghỉ bù đầy đủ do ngoại tâm thu khởi động lại xungđộng nút xoang qua đường dẫn truyền phụ

 Phần nhiều ngoại tâm thu thất có khoảng ghép cố định với các nhịp từnút xoang do cơ chế vòng vào lại; trường hợp khoảng ghép thay đổi có thểgặp trong phó tâm thu (parasystolic)

b Nhịp nhanh thất:

Nhịp nhanh thất là khi có ≥3 ngoại tâm thu thất đi liền kề với tần số trên

100 chu kỳ/phút Như đã đề cập ở phần định nghĩa, dựa vào hình dạng, thờigian kéo dài và ảnh hưởng tới huyết động, NNT được chia làm NNT bền bỉ vàkhông bền bỉ, hoặc NNT đơn dạng và NNT đa dạng [15]

Trang 18

1.1.4.3 Định khu NTTT và NNT thông qua điện tâm đồ bề mặt [22]

Hình thái phức bộ QRS của NTTT và NNT cho phép định khu vị trí khởiphát của các rối loạn nhịp này (Bảng 1.1) NTTT hoặc NNT khởi phát từ vùngđường ra thường có trục hướng xuống dưới với sóng R dương tại DII, DIII,aVF và có dạng QS tại aVL và aVR Đặc điểm âm/dương của phức bộ QRStại DI cho phép xác định NTT tại phía bên trái hay bên phải của vùng đường

ra NTT khởi phát cạnh bó His gần đường vào thất phải có QRS dương tại DI

và aVL; ngược lại, DI âm với các ổ NTT bên trái phía trên van ĐM phổi hoặc

từ lá vành trái

Bảng 1.1 Định khu vị trí khởi phát của NTTT, NNT trên điện tâm đồ bề mặt

Đặc điểm điện tâm đồ Định khu NTTT, NNT

Trục dưới (QRS dương tại DII, DIII,

aVF; QS tại aVR, aVL)

Vùng đường ra

Dạng block nhánh trái chuyển tiếp

Chuyển tiếp trước V3 Đường ra thất trái

Chuyển đạo V1

mạch phổi, xoang Valsalva (lá vành phải hoặc trái)

hai lá

Chuyển đạo bên trái (DI và aVL)

DI dương Xoang Valsalva lá vành phải, phía bên

phải của đường ra thất phải

gồm van ĐM phổi, lá vành trái và vòng van hai lá

Sóng delta giả (≥34 ms) và chỉ số MDI

(maximum deflection index) ≥0.55 Thượng tâm mạc hoặc vùng tiếp nối tĩnh mạch liên thất trước-tĩnh mạch tim

lớn

Dạng block nhánh phải, R có khía tại

V1, dạng rS tại V4-6 Cơ nhú hoặc hệ thống đường dẫn truyền

Trục tại mặt phẳng đứng

Trái/trên Cơ nhú sau trong/phân nhánh trái sau

Trang 19

Phải/dưới Cơ nhú trước bên/Phân nhánh trái trước

R dương, cao tại các chuyển đạo

Dạng block nhánh trái tại V1 Vòng van ba lá

aVR âm, aVL dương Phía trước vòng van ba lá

Dạng block nhánh phải tại V1 Vòng van hai lá

aVR dương, aVL âm Phía trước bên vòng van hai lá

Trục trên tại mặt phẳng đứng Phía sau vòng van

Đặc điểm chuyển tiếp của phức bộ QRS tại các chuyển đạo trước timgiúp phân biệt NTTT hoặc NNT từ đường ra thất phải và đường ra thất trái.NTTT từ đường ra thất phải có dạng block nhánh trái với QS tại V1 vàchuyển tiếp R/S ≥ V3 Phức bộ QRS tại V1 bắt đầu có sóng R với các NTTT

từ phía trên và bên trái của van ĐM phổi, hoặc khu vực kế cận tại đường rathất trái, bao gồm cả lá vành phải Các NTTT khởi phát từ các vị trí sau hơnnhư lá vành trái, lá không vành và vùng tiếp nối van động mạch chủ - van hai

lá (aortomitral continuity) sẽ có sóng R cao dần tại V1, và NTTT từ vòng vanhai lá sẽ có phức bộ QRS hoàn toàn dương tại V1 Nhìn chung, NTTT vàNNT tại đường ra thất trái có chuyển tiếp R/S sớm hơn vùng đường ra thấtphải (≤V3)

Các NTTT hoặc NNT từ thượng tâm mạc thường có một sóng delta giảtạo nên khía cho phần đầu phức độ QRS và nhánh nội điện muộn ở cácchuyển đạo trước tim NTTT từ hệ thống dẫn truyền có phức bộ QRS tươngđối hẹp Ổ từ phân nhánh trái sau có dạng block nhánh phải và trục hướng lêntrên, trong khi các NTTT từ phân nhánh trái trước có trục phải NTTT từ cơnhú trước hoặc sau của thất trái có đặc điểm gần giống từ các phân nhánhtương ứng, tuy nhiên NTTT từ cơ nhú không có dạng rsR’ đặc trưng tại V1, ítkhi có sóng Q cũng như sóng R đi lên ít dốc đứng hơn tại chuyển đạo ngoại

vi, phức bộ QRS rộng hơn, có thể có nhiều dạng NTTT do nhiều vị trí thoát

Trang 20

ra NTTT và NNT từ băng điều hòa hoặc dây chằng giả có thể có hai hình tháihoặc trục khác nhau do các điểm thoát ra tại hai vị trí bám khác nhau.

1.1.5 Xử trí

1.1.5.1 Ngoại tâm thu thất [16] [23]

Trong điều trị ngoại tâm thu thất cần cân nhắc tới ba yếu tố: (1) có bệnh

lý tim thực tổn không, (2) tần suất của ngoại tâm thu và nhịp nhanh thất kèmtheo, (3) triệu chứng do ngoại tâm thu gây ra

Ở các bệnh nhân có ngoại tâm thu thất dày, cần tiến thành thêm các thăm

dò để tìm kiếm bệnh lý tim thực tổn Trong đa số trường hợp, điều trị cácbệnh lý này sẽ làm giảm tần suất cũng như triệu chứng do ngoại tâm thu gâyra

Với các bệnh nhân không có bệnh lý tim thực tổn nhưng có triệu chứnglâm sàng do ngoại tâm thu thất, có thể cân nhắc điều trị nội khoa với thuốcchẹn beta (lựa chọn hàng đầu), thuốc chẹn kênh calci, hoặc các thuốc chốngloạn nhịp khác trong trường hợp hai nhóm thuốc trên thất bại Mặc dù thuốcchẹn beta giao cảm không làm giảm tần suất ngoại tâm thu thất (trừ trườnghợp NTTT do cường giao cảm hoặc tăng tiết catecholamine), triệu chứng lâmsàng có thể được cải thiện do giảm hiện tượng tăng co bóp sau nhát ngoại tâmthu

Các thuốc chống loạn nhịp lẫn triệt đốt qua catheter (RFCA) đều có thểđược cân nhắc nếu thuốc chẹn beta giao cảm hoặc chẹn kênh calci thất bại;tuy nhiên triệt đốt được ưu tiên hơn trong trường hợp NTTT có kèm rối loạnchức năng thất trái Một nghiên cứu gộp tiến hành năm 2014 bao gồm 14nghiên cứu về hiệu quả triệt đốt ngoại tâm thu thất vô căn từ đường ra thấtphải cho thấy các bệnh nhân sau điều trị có phân số tống máu thất trái cảithiện đáng kể (trung bình 10.36%, 95% CI 8.75-11.97, p < 0.00001) [24]

Trang 21

Khuyến cáo năm 2006 của ACC/AHA/ESC về xử trí rối loạn nhịp thất

đề xuất điều trị NTTT bằng RFCA trong các trường hợp: (1) NTTT đơn dạng

số lượng nhiều, có triệu chứng lâm sàng, không đáp ứng với điều trị nội khoahoặc bệnh nhân không muốn dùng thuốc kéo dài, (2) NTTT đơn dạng gâykhởi phát các rối loạn nhịp thất nguy hiểm [25] Chỉ định cho RFCA được mởrộng hơn trong khuyến cáo của ESC năm 2015 về xử trí rối loạn nhịp thất và

dự phòng đột tử do tim, bao gồm [26]:

 Rối loạn chức năng thất trái với ngoại tâm thu thất dày (>10000/24giờ) gây triệu chứng lâm sàng hoặc nhịp nhanh thất không bền bỉ

 Rối loạn chức năng thất trái có liên quan đến NTTT

 Ở bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn, triệt đốt NTTT từ đường rathất phải được khuyến cáo nếu có triệu chứng lâm sàng và/hoặc không đápứng điều trị nội khoa hoặc giảm chức năng tâm thu thất trái do NTTT

 Triệt đốt NTTT dẫn tới cơn bão điện học (electrical storm) hoặc rungthất vô căn được khuyến cáo khi được thực hiện bởi bác sĩ can thiệp có kinhnghiệm

Đồng thuận của Hiệp hội Nhịp học Châu Âu và Hiệp hội Suy tim Châu

Âu khuyến cáo điều trị NTTT một cách tích cực ở bệnh nhân suy tim giảmchức năng tâm thu thất trái hoặc có bệnh tim thực tổn với NTTT số lượngnhiều (>10000/24 giờ) nếu đáp ứng kém với điều trị nội khoa, đặc biệt nếu cómột dạng NTTT chiếm ưu thế

1.1.5.2 Nhịp nhanh thất

a Nhịp nhanh thất không bền bỉ (NSVT) [27]:

Những bệnh nhân NSVT không có triệu chứng lâm sàng không cần điềutrị đặc hiệu cho NNT, tuy nhiên cần tìm và điều trị các bệnh lý có khả nănggây ra cơn NNT, ví dụ như suy tim hay bệnh mạch vành Cấy máy phá rung

Trang 22

tự động (ICD) có thể được cân nhắc cho một số bệnh nhân có NSVT sau nhồimáu cơ tim hoặc suy tim để dự phòng đột tử.

Đối với trường hợp NSVT gây triệu chứng lâm sàng, chẹn beta giao cảmthường là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tay Các thuốc chẹn kênh calcinhóm non-DHP có thể được sử dụng nếu chẹn beta không hiệu quả hoặc bệnhnhân không dung nạp Trong trường hợp hai nhóm thuốc trên không có hiệuquả, có thể cân nhắc dùng các thuốc chống loạn nhịp khác với amiodarone làlựa chọn đầu tay RFCA được lựa chọn trên những bệnh nhân không đáp ứngvới điều trị nội khoa, không muốn uống thuốc kéo dài Đây là biện pháp hiệuquả để điều trị NNT và các triệu chứng kèm theo, đặc biệt với NNT vô căn,khởi phát từ đường ra thất, cơ nhú hoặc vùng vách [28]

 Nhịp nhanh thất không gây rối loạn huyết động: vẫn cần được xử trísớm vì bệnh nhân có thể nhanh chóng đi vào tình trạng không ổn định Có thểlựa chọn chuyển nhịp bằng thuốc (lidocaine, procainamide, amiodarone hoặcsotalol)

 Cần xử trí các tình trạng có nguy cơ thúc đẩy cơn nhịp nhanh như rốiloạn điện giải, thiếu máu cơ tim hoặc dùng các thuốc gây rối loạn nhịp

Trang 23

Các biện pháp điều trị lâu dài cho SMVT bao gồm điều trị nội khoa, cấymáy phá rung tự động và triệt đốt bằng năng lượng tần số radio.

c Nhịp nhanh thất đa dạng (PMVT) [20]

NNT đa dạng thường gặp nhất trong bệnh cảnh thiếu máu cơ tim Mặc

dù PMVT liên quan tới tỷ vong cao hơn trong pha cấp của nhồi máu cơ tim,những bệnh nhân đã qua pha cấp có PMVT có nguy cơ đột tử/ngừng timkhông cao hơn những bệnh nhân có không có PMVT Do vậy không có biệnpháp điều trị đặc hiệu nào cho PMVT được khuyến cáo ở bệnh nhân sau nhồimáu cơ tim ngoài các thuốc điều trị bệnh mạch vành cơ bản Tái thông mạchvành có thể có hiệu quả trong trường hợp thiếu máu cơ tim lá yếu tố thúc đẩyPMVT, tuy nhiên hiệu quả có thể không cao ở những bệnh nhân suy giảmchức năng tâm thu thất trái nặng, do đó máy phá rung tự động có thể được cânnhắc ở nhóm bệnh nhân này

1.2 Đại cương về ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất tại đường ra thất

1.2.1 Nguồn gốc phôi thai và cấu trúc giải phẫu của đường ra thất

1.2.1.1 Nguồn gốc phôi thai [30] [31]

Hình 1.2.Tim thai ở ngày thứ 9 OFT: đường ra (outflow tract), RV: thất phải

(right ventricle), LV: thất trái (left ventricle), A: Tâm nhĩ (atrium), IFT:

đường vào (inflow tract) [30].

Trang 24

Quả tim phôi thai nguyên thủy ban đầu có dạng hình ống bao gồm các tếbào cơ tim đầu dòng (cardiac progenitor cell) tạo thành vùng tim đầu tiên; các

tế bào này sẽ phát triển thành tâm thất trái Khi ống tim dài ra, các tế bào đầudòng tiếp tục được huy động tới cực động mạch và cực tĩnh mạch, tạo ra vùngtim thứ hai (Hình 1.2) Ở giai đoạn này, thành ống tim được cấu tạo bởi các tếbào cơ tim nguyên thủy, có đặc điểm là dẫn truyền chậm, liên kết với nhaubằng các protein kênh connexion 45 (Cx45) và có khả năng tự khử cực Nhờ

sự điều hòa của yếu tố phiên mã Tbx5, các tế bào này biệt hóa thành cơ timhoạt động có khả năng dẫn truyền nhanh, liên kết bằng Cx40 và Cx43

Khi quả tim phôi thai tiếp tục phát triển, tâm thất phải được cấu thànhchủ yếu bằng tế bào cơ tim hoạt động Hầu hết phần đường ra (OFT) sẽ hòavào tâm thất phải và tạo thành đường ra thất phải (ĐRTP), phần còn lại tạothành vùng chuyển tiếp giữa thất trái và động mạch chủ Trái ngược với tâmthất trái, ở vùng đường ra yếu tố Tbx5 không hoạt động mà thay vào đó làTbx2, khiến cho phần này biệt hóa thành cơ tim hoạt động muộn hơn và cócác protein Cx40 và Cx43 ít hơn Các giả thiết hiện nay cho rằng sai sót trongbiệt hóa cơ tim nguyên thủy vùng đường ra khiến cho các tế bào cơ timnguyên thủy còn sót lại ở đường ra thất phải có thể gây ra rối loạn nhịp xuấtphát từ cấu trúc này Ngoài ra, phần xa của đường ra tim phôi thai bao quanhvan ĐM phổi và ĐM chủ thông thường sẽ thoái triển trong quá trình pháttriển Nếu các tế bào ở đây không chết theo chương trình, vùng cơ tim phíatrên vòng van ĐM chủ và ĐM phổi có thể gây ra các rối loạn nhịp

1.2.1.2 Giải phẫu đường ra thất [2]

Về mặt giải phẫu, đường ra thất là phần tâm thất mà máu đi qua ngaytrước khi vào các động mạch lớn Trong đó, đường ra thất phải (ĐRTP) làphần hình phễu của tâm thất nối với động mạch phổi, còn đường ra thất trái(ĐRTT) gần như không khác biệt với phần còn lại về tâm thất trái về mặt đại

Trang 25

thể Cả ĐRTP và ĐRTT đều có thành trơn nhẵn và có nguồn gốc từ hành tim(bulbus cordis) thời kì phôi thai [32] Trong khuyến cáo của ESC năm 2015

về xử trí các rối loạn nhịp thất, các rối loạn nhịp xuất phát từ xoang Valsalvacũng được xếp chung với nhóm từ đường ra thất trái [26]

Đường ra thất phải là cấu trúc dạng ống quấn xung quanh đường ra thấttrái, bắt đầu từ phía dưới và bên phải ĐM chủ tại vòng van ba lá (Hình 1.3)

Do vậy các ngoại tâm thu thất cạnh bó His tại đường ra thất có QRS dươnghoặc đẳng điện tại aVL Ngược lại, do khi tiếp tục đi lên phần xa của ĐRTP

và van ĐM phổi nằm ở phía trước, trên và bên trái so với phần xa của ĐRTT

và van ĐM chủ, đa số các NTTT từ ĐRTP sẽ có QRS âm tại aVL Một đặcđiểm quan trọng là do ĐRTP và van ĐM phổi nằm cao hơn so với các cấu trúctương ướng bên trái, phần mào của thành cơ phía sau ĐRTP (hay phần phễu)không tiếp giáp thành trước của ĐRTT mà với các xoang Valsalva, chủ yếuxoang vành phải và một phần xoang vành trái Chính vì vậy các rối loạn nhịpbắt nguồn từ khi vực này có đặc điểm điện tâm đồ bề mặt khá tương đồng và

dễ nhầm lẫn với nhau

Trang 26

Hình 1.3 Liên quan giải phẫu giữa đường ra thất phải và đường ra thất trái.

Ao: Động mạch chủ, L: xoang vành trái, LAA: tiểu nhĩ trái, LCA: ĐM vành trái, LAD: ĐM liên thất trước, LV: thất trái, MV: van hai lá, N: xoang không vành, PT: thân ĐM phổi, R: xoang vành phải, RA: tâm nhĩ phải, RAA: tiểu nhĩ phải, RCA: ĐM vành phải, RV: tâm thất phải,

1.2.2 Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt của nhịp nhanh thất và ngoại tâm thu thất từ đường ra thất

Điện tâm đồ bề mặt có ý nghĩa quan trọng trong dự đoán vị trí của cácrối loạn nhịp thất, giúp lựa chọn biện pháp điều trị, định hướng cho thủ thuật

Trang 27

thăm dò điện sinh lý và rút ngắn thời gian làm thủ thuật Chính vì vậy đã cónhiều nghiên cứu nhằm tìm ra các đặc điểm điện tâm đồ bề mặt giúp định vị

vị trí khởi phát của NNT và NTT [5]

Các rối loạn nhịp thất tại đường ra thất thường có trục hướng xuống dưới(phức bộ QRS dương ở D2, D3, aVF), có dạng block nhánh trái hoặc nhánhphải Một NTTT/NNT dương ở V1 là dạng block nhánh phải, thường xuấtphát từ đường ra thất trái; NTTT/NNT âm ở V1 là dạng block nhánh trái, cóthể xuất phát từ đường ra thất trái hoặc thất phải [4] Trong các trường hợpđiển hình, NTTT/NNT từ đường ra thất phải có dạng block nhánh trái vàchuyển tiếp R/S (tức chuyển đạo trước tim đầu tiên có tỉ lệ R/S ≥1) bắt đầu tạihoặc sau V3 [34] Ngược lại, NTTT/NNT từ đường ra thất trái nếu ở dạngblock nhánh trái sẽ thường chuyển tiếp R/S trước hoặc tại V3 [35]

Trong trường hợp chuyển tiếp R/S xảy ra tại V3, việc xác định vị trí củaNTTT/NNT tại đường ra khó khăn hơn Trong một nghiên cứu hồi cứu năm

2011 của tác giả Bentensky và cộng sự trên 40 trường hợp NTTT tại đường rathất, tỷ số chuyển tiếp được xác định là một thông số hiệu quả để phân biệtNTTT/NNT từ đường ra thất phải và đường ra thất trái có dạng block nhánhtrái và chuyển tiếp tại V3 Tỷ lệ chuyển tiếp được xác định bằng cách lấy tỷ lệR/(R+S) của NTT/NNT chia cho tỷ lệ R/(R/S) của nhịp xoang tại chuyển đạotương ứng Trong nghiên cứu này, tỷ số chuyển tiếp tại V2 ≥0.60 có giá trịchẩn đoán dương tính với NTTT tại đường ra thất trái tới 91%; ngoài ra,NTTT có chuyển tiếp muộn hơn nhịp xoang là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán

âm tính với NTTT tại đường ra thất trái tới 100% [10]

Một thông số khác để định vị NTTT/NNT tại đường ra thất đượcYoshida và cộng sự áp dụng trong nghiên cứu trên 112 bệnh nhân rối loạnnhịp thất được triệt đốt thành công là chỉ số vùng chuyển tiếp (Transitionalzone index – TZ index) Vùng chuyển tiếp được định nghĩa là chuyển đạo

Trang 28

trước tim có biên độ sóng R bằng S Trong nghiên cứu này, các tác giả chuyểnđổi vị vùng chuyển tiếp sang một thang điểm, sau đó tính chỉ số vùng chuyểntiếp bằng cách lấy điểm vùng chuyển tiếp của NTTT/NNT trừ đi điểm củanhịp xoang Ưu điểm của phương pháp này là hiệu chỉnh được đặc điểm ngoạitâm thu theo giải phẫu của tim, với tim bình thường có vùng chuyển tiếp từV3 đến V4, tim xoay ngược chiều kim đồng hồ có vùng chuyển tiếp nhịpxoang <V3 và >V4 với tim xoay theo chiều kim đồng hồ Với ngưỡng TZindex <0 có thể xác định vị trí NTTT/NNT tại xoang Valsalva với độ nhạy88% và đặc hiệu 82% [7]

Ba năm sau nghiên cứu trên, chính tác giả Yoshida lại tiến hành mộtnghiên cứu khác với 207 bệnh nhân rối loạn nhịp thất từ đường ra thất và tìm

ra một chỉ số mới để định vị ổ khởi phát NTTT/NNT Dựa trên các phân tíchđặc điểm điện tâm đồ bằng các thuật toán thống kê đơn thuần, các tác giảnhận thấy tỉ số giữa sóng S của NTTT tại V2 và sóng R tại V3 (V2S/V3R)nhỏ hơn 1.5 có thể chẩn đoán rối loại nhịp thất từ đường ra thất trái với độnhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 89% và 94%, giá trị chẩn đoán dương tính và

âm tính lần lượt là 84% và 96% Đối với các trường hợp chuyển tiếp tại V3của nghiên cứu này, tiêu chuẩn V2S/V3R < 1.5 có độ nhạy và đặc hiệu với rốiloạn nhịp thất từ đường ra thất trái cao hơn tiêu chuẩn tỉ lệ chuyển tiếp tại V2của Bentensky (94% và 78% so với 81% và 61%) [11]

Năm 2017, Zhang và cộng sự công bố một nghiên cứu mới ứng dụng tỷ

lệ V4/V8 để xác định vị trí của rối loạn nhịp thất tại đường ra, dựa trên quansát rằng đường ra thất phải và đường ra thất trái có cả quan hệ trước-sau vềmặt giải phẫu Bằng phân tích điện tâm đồ bề mặt của 134 bệnh nhân, các tácgiả nhận thấy tỉ lệ V4/V8 >3 có độ nhạy và đặc hiệu trong chẩn đoán rối loạnnhịp thất từ đường ra thất trái với độ nhạy và đặc hiệu lần lượt là 88% và77% Khi so sánh với các tiêu chuẩn khác như tỷ số chuyển tiếp tại V2, tỉ lệ

Trang 29

V2S/V3R, tỷ lệ V4/V8 có độ nhạy và giá trị dự đoán âm tính cao nhất (75%

và 89%) Trong các trường hợp NTTT/NNT dạng block nhánh trái chuyểntiếp tại V3, chỉ số V4/V8 có độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương tính lên tới100% [13]

Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Phan Đình Phong và cộng sự năm

2014 trên 78 bệnh nhân có rối loạn nhịp thất khởi phát từ xoang Valsalva và

50 bệnh nhân có rối loạn nhịp thất từ đường ra thất phải cũng đã chỉ ra đượcmột số đặc điểm điện tâm đồ giúp phân biệt được rối loạn nhịp thất khởi phát

từ hai nhóm như chỉ số thời gian sóng R ≥50%, chỉ số biên độ R/S ≥30%,chuyển tiếp QRS trước hoặc tại V3 và hiện diện sóng S hẹp (≤40 ms), đặc biệttại V6

Tóm lại, phân biệt rối loạn nhịp thất từ đường ra thất trái và đường rathất phải thông qua điện tâm đồ bề mặt không phải lúc nào cũng dễ dàng doliên quan giải phẫu gần gũi giữa hai cấu trúc này Do vậy cho tới thời điểmhiện tại, các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành và cho ra đời nhiều tiêuchuẩn phân loại khác nhau

Trang 30

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các bệnh nhân có ngoại tâm thu thất hoặc nhịp nhanh thất không cóbệnh tim thực tổn có chỉ định thăm dò điện sinh lý và điều trị RF tại Viện Timmạch – Bệnh viện Bạch Mai

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Các bệnh nhân có ngoại tâm thu thất/nhịp nhanh thất vô căn có chỉ địnhthăm dò điện sinh lý xét RFCA theo khuyến cáo của ACC/AHA/ESCnăm 2006, khuyến cáo của ESC năm 2015 và đồng thuận chuyên gia củaEHRA/HRS năm 2009 [25][26][36]:

+ NTTT đơn dạng dày gây triệu chứng lâm sàng, không đáp ứng với điềutrị nội khoa hoặc bệnh nhân không muốn dùng thuốc kéo dài

+ NTTT đơn dạng gây kích hoạt bão điện hoặc nhịp nhanh thất liên hồi.+ NNT đơn dạng không bền bỉ gây triệu chứng lâm sàng, trơ hoặc khôngdung nạp với điều trị nội khoa

- Bệnh nhân nghi ngờ NTTT/NNT khởi phát từ đường ra thất: QRS củangoại tâm thu hướng xuống dưới (dương ở DII, DIII, aVF)

- NTTT/NNT có dạng block nhánh trái (QRS âm tại V1)

- Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định về vị trí ổ NTTT/NNT sau thăm

dò điện sinh lý và triệt đốt thành công

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân có bệnh lý tim thực tổn kèm theo có thể dẫn tới biến đổi trênđiện tâm đồ bề mặt: bệnh mạch vành, các bệnh lý cơ tim, bệnh lý vantim, v.v

Trang 31

- Bệnh nhân có các rối loạn nhịp khác ngoài NTTT/NNT có thể làm thayđổi trục điện tim, hình dạng phức bộ QRS bình thường: block nhánh,block phân nhánh, hội chứng Brugada, v.v

- Bệnh nhân có chống chỉ định làm thủ thuật: bệnh lý nội khoa nặng, dịứng thuốc cản quang, cơn nhịp nhanh gây rối loạn huyết động, v.v

- Các bệnh nhân có rối loạn nhịp thất khởi phát ở ngoài đường ra thất

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Cách lấy mẫu nghiên cứu

Lấy mẫu thuận tiện, các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứuđược lấy theo trình tự thời gian

2.2.3 Quy trình nghiên cứu

- Bước 1: Lựa chọn các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu theotiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ thông qua thăm khám lâm sàng

Trang 32

2.3 Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp

đo đạc 2.3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

- Tuổi, giới, tiền sử bệnh lý

- Chẩn đoán: ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất không bền bỉ, nhịp nhanhthất bền bỉ

2.3.2 Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt

- Mỗi bệnh nhân được ghi điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo với các điệncực đặt theo đúng vị trí chuẩn (Hình 2.1):

 V4: KLS V đường giữa đòn trái

 V5: đường nách trước, ngang mức V4

 V6: đường nách giữa, ngang mức V4 và V5

- Sau khi ghi điện tâm đồ bề mặt ở 12 chuyển đạo tiêu chuẩn, bệnh nhânđược yêu cầu nằm nghiêng phải, hai điện cực V5, V6 được lắp ra saulưng để ghi các chuyển đạo V8 và V9 (Hình 2.1):

 V8: điện cực V5 được đặt ở KLS VII đường giữa xương vai trái, là

vị trí ngay dưới mỏm xương vai và ngang mức điện cực V4 phíatrước

 V9: điện cực V6 được đặt ở ngang mức điện cực V5, sát bên trái cộtsống thắt lưng

Trang 33

Hình 2.4 Vị trí lắp các điện cực tiêu chuẩn và điện cực phía sau

- Các thông số sau được đo đạc trên phức bộ QRS của nhịp thất lẫn nhịpxoang trên điện tâm đồ, mốc để đo biên độ sóng R và sóng S là đườngđẳng điện (khoảng T-P):

Hình 2.5 Các thông số về thời gian và biên độ sóng trên điện tâm đồ bề mặt.

A: thời gian phức bộ QRS, B: thời gian sóng R, C = biên độ sóng R, D

= biên độ sóng S [37].

+ Các chỉ số về thời gian và biên độ sóng R tại V1 và V2 (Hình 2.2):

Trang 34

Thời gian sóng R tại V1 và V2 (ms): tính từ điểm xuất phát tới điểm kếtthúc của sóng R so với đường đẳng điện.

Thời gian phức bộ QRS (ms): thời gian từ điểm bắt đầu sóng Q tới điểmkết thúc sóng S so với đường đường đẳng điện

Tỷ lệ thời gian sóng R tại V1 và V2 (%): tỷ lệ phần trăm của thời giansóng R so với thời gian phức bộ QRS tại V1 và V2

Chỉ số thời gian sóng R (%): là tỷ số lớn hơn trong hai tỷ số tỷ lệ thờigian sóng R tại V1 và tỷ lệ thời gian sóng R tại V2

Tỷ lệ biên độ R/S tại V1 và V2 (%): tỷ lệ giữa biên độ sóng R (tính từđỉnh sóng R tới đường đẳng điện) và biên độ sóng S (tính từ đáy sóng Stới đường đẳng điện) của NTTT tại V1 và V2

Chỉ số biên độ R/S (%): là tỷ số cao hơn trong trong hai tỷ số tỷ lệ biên

độ R/S tại V1 và tỷ lệ biên độ R/S tại V2

Hình 2.6 Cách tính tỷ số chuyển tiếp tại V2 A: thời gian sóng R của NTTT, B:

biên độ sóng R của NTTT, C: Biên độ sóng S của NTTT, D: thời gian QRS của NTTT, E: biên độ sóng R của nhịp xoang, F: biên độ sóng S

Trang 35

của nhịp xoang Chỉ số chuyển tiếp tại V2 = [B/(B+C)] : [E/(E+F)]

[10].

+ Tỷ số chuyển tiếp tại V2 và V3: tính bằng tỷ lệ giữa tỷ số biên độ R/(R+S) của ngoại tâm thu và tỷ số biên độ R/(R+S) nhịp xoang tại V2 vàV3 (Hình 2.3)

Hình 2.7 Các tính chỉ số V2S/V3R A: Biên độ sóng S tại V2, B: Biên độ sóng

R tại V3 Chỉ só V2S/V3r = A/B [11].

+ Tỷ lệ V2S/V3R: là tỷ lệ giữa biên độ sóng S tại V2 với biên độ sóng Rtại V3 của NTTT (Hình 2.4)

Trang 36

- Đặc điểm chuyển tiếp của điện tâm đồ bề mặt:

+ Vị trí chuyển tiếp của nhịp xoang và nhịp thất: là chuyển đạo trước timđầu tiên của nhịp xoang hoặc nhịp NTTT có biên độ sóng R ≥ biên độsóng S

Bảng 2.1: Quy đổi từ vùng chuyển tiếp sang điểm vùng chuyển tiếp [7]

Trang 37

tiếp được định nghĩa là chuyển đạo đầu tiên có biên độ sóng R xấp xỉbằng biên độ sóng S (R/S = 0.9 – 1.1).

+ Chỉ số vùng chuyển tiếp (TZ index): là hiệu số giữa TZ score của nhịpNTTT với TZ score của nhịp xoang

2.3.3 Thăm dò điện sinh lý tim

2.3.3.1 Địa điểm tiến hành

Đơn vị Tim mạch can thiệp thuộc Viện Tim mạch, bệnh viện Bạch Mai

2.3.3.2 Máy và điện cực

Máy thăm dò điện sinh lý tim: Hệ thống thăm dò điện sinh lý học tim

tích hợp kích thích tim theo chương trình Workmate Claris của hãng St Jude,Hoa Kỳ, với đầy đủ các chức năng để thăm dò điện sinh lý tim:

- Có chương trình đo được các khoảng thời gian trên các điện đồ ở cáctốc độ ghi khác nhau (25, 50, 100, 200 và 400 mm/s), đo được biên độcác điện đồ, các thông số nghiên cứu điện sinh lý học tim của bệnhnhân NTTT được đo và có thể in ra giấy

- Lập bản đồ điện học trong buồng tim để xác định vị trí đích ổ NTTT

- Các dữ liệu thăm dò điện sinh lý tim, lập bản đồ nội mạc điện học tim

và triệt đốt ổ NTTT đều được lưu vào ổ lưu trữ, sau đó phân tích, đođạc các thông số, kết quả ghi vào phiếu thăm dò điện sinh lý tim

Máy phát năng lượng sóng có tần số Radio: loại Irvine Biomedical IBI

– 1500T11 của hãng St Jude Medical sản xuất tại Mỹ

Trang 38

Máy X-quang tăng sáng truyền hình 2 bình diện: của hãng Toshiba

Nhật Bản, để chiếu, chụp, ghi hình, xác định vị trí các điện cực trong buồngtim

b Xác định vị trí khởi phát của ổ rối loạn nhịp thất bằng lập bản đồ nội mạc điện học tim

- Lập bản đồ điện học bằng tạo nhịp (pace mapping): đưa điện cực lập

bản đồ nội mạc điện học tim vào vị trí nghi ngờ ổ khởi phát NTTT, sau

đó tạo nhịp thất theo chương trình để gây được các phức bộ QRS giốngvới phức bộ QRS của NTTT tự phát ghi được trước đó và so sánh sự giống nhau từng cặp trong 12 cặp chuyển đạo điện tim thường quy Nếucác phức bộ QRS giống nhau, phù hợp từ 11-12 cặp chuyển đạo thì có thể tiến hành triệt đốt tại các vị trí này (Hình 2.6)

Hình 2.9 Pace mapping với 12/12 cặp chuyển đạo giống nhau

Trang 39

- Lập bản đồ điện học bằng phương pháp tìm hoạt động điện thế sớm nhất (Activation mapping): đưa điện cực lập bản đồ điện học vào vị trí

nghi là ổ khởi phát của NTTT, khi NTTT xuất hiện sẽ ghi được điện thếhoạt động điện học của NTTT trong buồng tim Đo thời gian từ vị tríkhởi đầu của điện đồ thất ghi được trên catheter triệt đốt cho tới vị tríkhởi đầu của phức bộ QRS ghi trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo (Hình2.2) Đánh giá mức độ sớm của hoạt động điện học của NTTT ghi trêncatheter so với phức bộ QRS trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo Nếukhoảng thời gian này là sớm nhất và sớm hơn từ 10 – 60 ms thì có thểtiến hành triệt đốt Khoảng thời gian đo được này là thời gian hoạt độngđiện thế thất sớm (EAT) Phương pháp này sẽ thất bại nếu bệnh nhânkhông xuất hiện NTTT tự phát

Trang 40

Hình 2.10 Mapping bằng đo hoạt động điện thế thất sớm

c Quy trình triệt đốt

- Lập bản đồ bằng phương pháp tạo nhịp được ưu tiên trong các trườnghợp NTTT thưa, không đủ NTTT để lập bản đồ bằng phương pháp tìmđiện thế thất sớm

- Lập bản đồ bằng phương pháp tìm điện thế thất sớm ưu tiên trongnhững trường hợp tạo nhịp kém hiệu quả, cơ chất không dẫn điện dẫntới tạo nhịp thất bại

- Lập bản đồ bằng cả hai phương pháp: ưu tiên trong đa số các trườnghợp

- Sau khi xác định vị trí khởi phát ổ NTTT bằng hai phương pháp, vị tríđiện cực được giữ nguyên và tiến hành triệt đốt bằng năng lượng sóng

có tần số Radio

Ngày đăng: 05/08/2019, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiss R.G. và Lamb L.E. (1962). Electrocardiographic Findings in 122,043 Individuals. Circulation, 25(6), 947–961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Circulation
Tác giả: Hiss R.G. và Lamb L.E
Năm: 1962
2. Lerman B.B. (2015). Outflow tract ventricular arrhythmias: An update. Trends Cardiovasc Med, 25(6), 550–558 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trends Cardiovasc Med
Tác giả: Lerman B.B
Năm: 2015
3. Phan Đình Phong và Phạm Quốc Khánh (2014). Triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter. Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, (64), 61–76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam
Tác giả: Phan Đình Phong và Phạm Quốc Khánh
Năm: 2014
4. Mehrotra A. và Dixit S. (2014). Electrocardiogram Characteristics of Outflow Tract Ventricular Tachycardia. Card Electrophysiol Clin, 6(3), 553–565 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Card Electrophysiol Clin
Tác giả: Mehrotra A. và Dixit S
Năm: 2014
5. Tanner H., Hindricks G., Schirdewahn P. và cộng sự. (2005). Outflow tract tachycardia with R/S transition in lead V3. J Am Coll Cardiol, 45(3), 418–423 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Coll Cardiol
Tác giả: Tanner H., Hindricks G., Schirdewahn P. và cộng sự
Năm: 2005
6. Tahara Y., Mizuno H., Ono A. và cộng sự. (1991). Evaluation of the electrocardiographic transitional zone by cardiac computed tomography. J Electrocardiol, 24(3), 239–245 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Electrocardiol
Tác giả: Tahara Y., Mizuno H., Ono A. và cộng sự
Năm: 1991
8. Yamada T., Yoshida N., Murakami Y. và cộng sự. (2008). Electrocardiographic characteristics of ventricular arrhythmias originating from the junction of the left and right coronary sinuses of Valsalva in the aorta: The activation pattern as a rationale for the electrocardiographic characteristics. Heart Rhythm, 5(2), 184–192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heart Rhythm
Tác giả: Yamada T., Yoshida N., Murakami Y. và cộng sự
Năm: 2008
9. Kamakura S., Shimizu W., Matsuo K. và cộng sự. (1998). Localization of Optimal Ablation Site of Idiopathic Ventricular Tachycardia from Right and Left Ventricular Outflow Tract by Body Surface ECG. Circulation, 98(15), 1525–1533 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Circulation
Tác giả: Kamakura S., Shimizu W., Matsuo K. và cộng sự
Năm: 1998
10. Betensky B.P., Park R.E., Marchlinski F.E. và cộng sự. (2011). The V2 Transition Ratio. J Am Coll Cardiol, 57(22), 2255–2262 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Coll Cardiol
Tác giả: Betensky B.P., Park R.E., Marchlinski F.E. và cộng sự
Năm: 2011
11. Yoshida N., Yamada T., Mcelderry H.T. và cộng sự. (2014). A Novel Electrocardiographic Criterion for Differentiating a Left from Right Ventricular Outflow Tract Tachycardia Origin: The V2S/V3R Index. J Cardiovasc Electrophysiol, 25(7), 747–753 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Cardiovasc Electrophysiol
Tác giả: Yoshida N., Yamada T., Mcelderry H.T. và cộng sự
Năm: 2014
12. Ito S., Tada H., Naito S. và cộng sự. (2003). Development and Validation of an ECG Algorithm for Identifying the Optimal Ablation Site forIdiopathic Ventricular Outflow Tract Tachycardia. J Cardiovasc Electrophysiol, 14(12), 1280–1286 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Cardiovasc Electrophysiol
Tác giả: Ito S., Tada H., Naito S. và cộng sự
Năm: 2003
14. Tan E.S.J., Yap J., Xu C.F. và cộng sự. (2016). Association of Age, Sex, Body Size and Ethnicity with Electrocardiographic Values in Community- based Older Asian Adults. Heart Lung Circ, 25(7), 705–711 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heart Lung Circ
Tác giả: Tan E.S.J., Yap J., Xu C.F. và cộng sự
Năm: 2016
17. Simpson R.J., Cascio W.E., Schreiner P.J. và cộng sự. (2002). Prevalence of premature ventricular contractions in a population of African American and white men and women: the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) study. Am Heart J, 143(3), 535–540 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am Heart J
Tác giả: Simpson R.J., Cascio W.E., Schreiner P.J. và cộng sự
Năm: 2002
18. Marine J.E., Shetty V., Chow G.V. và cộng sự. (2013). Prevalence and prognostic significance of exercise-induced nonsustained ventricular tachycardia in asymptomatic volunteers: BLSA (Baltimore Longitudinal Study of Aging). J Am Coll Cardiol, 62(7), 595–600 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Coll Cardiol
Tác giả: Marine J.E., Shetty V., Chow G.V. và cộng sự
Năm: 2013
19. Leonard I Ganz và Alfred Buxton (2016). Sustained monomorphic ventricular tachycardia: Clinical manifestations, diagnosis, and evaluation.UpToDate. Wolters Kluwer Health Sách, tạp chí
Tiêu đề: UpToDate
Tác giả: Leonard I Ganz và Alfred Buxton
Năm: 2016
20. Alfred Buxton (2017). Catecholaminergic polymorphic ventricular tachycardia and other polymorphic ventricular tachycardias with a normal QT interval. UpToDate. Wolters Kluwer Health Sách, tạp chí
Tiêu đề: UpToDate
Tác giả: Alfred Buxton
Năm: 2017
21. Robert Phang (2015). Nonsustained VT in the absence of apparent structural heart disease. UpToDate. Wolters Kluwer Health Sách, tạp chí
Tiêu đề: UpToDate
Tác giả: Robert Phang
Năm: 2015
22. Noheria A., Deshmukh A., và Asirvatham S.J. (2015). Ablating Premature Ventricular Complexes: Justification, Techniques, and Outcomes.Methodist DeBakey Cardiovasc J, 11(2), 109–120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methodist DeBakey Cardiovasc J
Tác giả: Noheria A., Deshmukh A., và Asirvatham S.J
Năm: 2015
23. Ng G.A. (2006). Treating patients with ventricular ectopic beats. Heart, 92(11), 1707–1712 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heart
Tác giả: Ng G.A
Năm: 2006
27. Peter J Zimetbaum và John V Wylie (2016). Nonsustained ventricular tachycardia: Clinical manifestations, evaluation, and management.UpToDate. Wolters Kluwer Health Sách, tạp chí
Tiêu đề: UpToDate
Tác giả: Peter J Zimetbaum và John V Wylie
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w