Trong vài năm trở lại đây, môn CN10 bị học sinh xem nhẹ, coi đây là môn học phụ không cần phải quan tâm, các em thường sao nhãng, dành thời gian cho những môn khác hoặc làm việc riêng trong giờ học môn CN10. Bên cạnh đó, một số thầy cô giáo vẫn theo cách dạy cũ “thầy đọc trò chép ” càng làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, học sinh tiếp thu kiến thức một cách bị động không có cơ hội bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của mình, bởi vậy các em không khắc sâu được kiến thức. Để khắc phục điều này người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy; đồng thời các nhà trường cũng cần đầu tư công sức, tiền của để xây dựng phương tiện dạy học gắn với nội dung bài giảng, có như vậy mới làm tăng được hứng thú học tập của học sinh. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh các phương tiện dạy học ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho HS độc lập hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Vì vậy, cần phải lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao tối đa chất lượng dạy và học.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã tổ chức cuộc thi viết CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC, tạo điều kiện cho giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Tổ Toán- Tin – Công nghệ, các đồng chí giáo viên trường THPT Phạm Công Bình đã khích lệ tinh thần, tạo điều kiện thời gian, góp ý cho tôi hoàn thiện chuyên đề.
Cuối cùng, xin được cảm ơn các em học sinh trường THPT
Phạm Công Bình đã tạo nguồn cảm hứng và hợp tác với tôi trong quá trình thực nghiệm và triển khai chuyên đề.
Yên Lạc, ngày 07 tháng 12 năm 2018
Người viết:
Nguyễn Thị Duệ
Giới thiệu
Trang 2Tác giả chủ đề dạy học: Nguyễn Thị Duệ
Tên chủ đề dạy học: Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để
phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
Trang 3MỤC LỤC
I. PHẦN I MỞ ĐẦU:……… 3
I. Lý do chọn chuyên đề……… 3
II. Mục đích nghiên cứu……… 4
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu……… 4
IV.Phương pháp nghiên cứu……… 4
V.Phạm vi nghiên cứu……… 5
VI.Giới hạn đề tài………5
II. PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ……… 6
A. Cơ sở thực hiện chuyên đề……….6
B. Nội dung chuyên đề……… 6
C. Tổ chức dạy học theo chuyên đề………6
Nội dung 1: Vacxin……….6
Nội dung 2: Thuốc kháng sinh……… 16
D. Kết quả thực nghiệm……….22
III. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……… 23
1. Kết luận……….23
2. Khuyến nghị……… 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO………25
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU
I Lý do chọn chuyên đề
1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Đất nước ta đã và đang bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên hội nhập và pháttriển Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, khôngnhững đảm bảo về trình độ trí thức, mà còn phải năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động,sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi không ngừng của xã hội Trong bối cảnh hiện nay, để đưađất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành một nước công nghiệp hiện đại có thể sánh vaivới các cường quốc năm châu thì việc đào tạo nhân tài luôn luôn phải được đặt lên hàngđầu Quan tâm đến giáo dục không chỉ là đưa những tri thức của nhân loại đến người học
mà còn phải đổi mới phương pháp dạy và học sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng giaiđoạn phát triển của lịch sử xã hội, để từ đó việc tiếp thu những tri thức của người học được
dễ dàng hơn, tích cực hơn Bên cạnh đó, thời đại bùng nổ thông tin hiện nay cũng đòi hỏingười học phải biết tự tìm tòi học hỏi, tự nghiên cứu khám phá tiếp thu tinh hoa văn hóa củanhân loại Nói một cách khái quát để bắt kịp với xu thế vận động của thời đại, giáo dục phảiphát triển theo hướng tích cực hóa người học Do đó, nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phảithường xuyên đổi mới phương pháp dạy học
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp
hoá - hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” Đại hội X cũng đã nhận định: “Đảng và nhà nước luôn coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
2006) TrongLuật giáo dục sửa đổi (2005) cũng đã nêu ra quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục ở nước ta :“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng nguồn
nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững”.
Hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang tiến hành những cải cách vô cùng quan trọngnhằm xoá bỏ những tiêu cực trong thi cử và chấm dứt bệnh thành tích trong giáo dục Côngcuộc cải cách này có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như : đổi mới chương trình SGK, đổimới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, thiết bị dạy học và quan trọng nhất là đổimới PPDH theo hướng tích cực hoá người học Có thể nói, cái cốt lõi trong công cuộc đổimới dạy và học là hướng tới học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động Trongbài viết “Đổi mới có tính cách mạng” của đại tướng Võ Nguyên Giáp (báo Sài Gòn giải
phóng, 10/9/2007) đã thể hiện một quan điểm giáo dục “đổi mới phương pháp giáo dục phù
hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc và xu thế phát triển chung của nhân loại” Đổi
mới nhằm phát huy tính tích cực tư duy, độc lập, sáng tạo của người học
2 Xuất phát từ đặc điểm môn học
Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời, với hơn 70% dân số sinhsống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp Vì vậy, việc đưa những tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụngtrong nông nghiệp đến tận tay người dân sẽ giúp cho họ có những kỹ năng sản xuất tốt hơn.Môn CN10 trước đây là môn Kỹ thuật nông nghiệp cũng đã góp phần chuyển giao những tiến
Trang 5bộ khoa học kỹ thuật cho người dân ngay từ khi họ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường Do đó,môn CN10 có vị trí rất quan trọng, ngang tầm với các môn khoa học khác trong trường phổthông Kiến thức môn CN10 gần gũi với đời sống sản xuất nông nghiệp nước ta, cung cấpnhững hiểu biết cơ bản nhất về chăn nuôi, chế biến, bảo quản và tạo lập doanh nghiệp, đưanhững kiến thức sản xuất hiện đại tới thế hệ trẻ, góp phần tạo cơ sở cho việc vận dụng kiến thứcvào thực tế sản xuất sau này
Trong vài năm trở lại đây, môn CN10 bị học sinh xem nhẹ, coi đây là môn học phụkhông cần phải quan tâm, các em thường sao nhãng, dành thời gian cho những môn kháchoặc làm việc riêng trong giờ học môn CN10 Bên cạnh đó, một số thầy cô giáo vẫn theo
cách dạy cũ “thầy đọc trò chép ” càng làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, học sinh tiếp
thu kiến thức một cách bị động không có cơ hội bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ củamình, bởi vậy các em không khắc sâu được kiến thức Để khắc phục điều này người giáoviên phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy;đồng thời các nhà trường cũng cần đầu tư công sức, tiền của để xây dựng phương tiện dạyhọc gắn với nội dung bài giảng, có như vậy mới làm tăng được hứng thú học tập của họcsinh Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh các phương tiện dạy học ngày càng đượchoàn thiện tạo điều kiện cho HS độc lập hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức Vì vậy, cầnphải lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao tối đa chất lượngdạy và học
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn viết chuyên đề: “Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi”.
góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính tíchcực học tập của HS ở phổ thông
II Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả của việc viết chuyên đề để dạy học bài 37 SGK - Công nghệ 10,nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn CN 10 hiện nay
III Khách thể và đối tượng nghiên cứu
IV Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề đổi mới dạy họctheo phương pháp " lấy học sinh làm trung tâm"
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo liên quan đến kiến thức về “Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi”.
2 Quan sát sư phạm
- Quan sát tình hình dạy học của giáo viên bộ môn
Trang 6- Dự giờ giáo viên môn công nghệ
- Tìm hiểu tình hình học tập môn công nghệ 10 của học sinh
- Quan sát cơ sở vật chất phục vụ dạy học, đồ dùng học tập, điều kiện cơ sở vật chất
3 Phương pháp thực nghiệm
3.1 Mục đích của thực nghiệm.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc dạy chuyên đề :“Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi”.trong dạy học Công nghệ 10
3.2 Vận dụng phương pháp đóng vai đề tổ chức dạy học chuyên đề: ““Một số loại vacxin
và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi”.
“Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi”.
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận của chuyên đề, tìm hiểu tình hình dạy và học môn CN10 nóichung và bài 37 SGK - Công nghệ 10 nói riêng
- Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu dạy học các bài 37 SGK Công nghệ
10
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc dạy chuyên đề: “Một số loại vacxin
và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi”.
VI Giới hạn của chuyên đề
Vì thời gian có hạn chuyên đề mới chỉ tập trung nghiên cứuhiệu quả của việc dạy chuyên
đề: “Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi”.
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn CN 10 hiện nay
Trang 7PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ LOẠI VACXIN VÀ THUỐC THƯỜNG DÙNG ĐỂ PHÒNG
VÀ CHỮA BỆNH CHO VẬT NUÔI
(KHỐI 10 CƠ BẢN)
A CƠ SỞ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
- Phân phối chương trình, nội dung kiến thức theo SGK và chuẩn kiến thức - kỹ năng
- Sự logic về kiến thức giữa bệnh của vật nuôi với các loại vacxin và thuốc kháng sinh
- Dựa vào các kiến thức trong thực tiễn chăn nuôi
B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
NỘI DUNG 1: Vacxin (1tiết)
- Khái niệm vác xin
- Đặc điểm của các loại vacxin thường dùng
- Nguyên tắc sử dụng và bảo quản vacxin
- Một số loại vacxin thường dùng trong chăn nuôi và thủy sản
NỘI DUNG 2: Thuốc kháng sinh (1tiết)
- Khái niệm thuốc kháng sinh
- Một số đặc điểm của thuốc kháng sinh
- Nguyên tắc sử dụng và bảo quản thuốc kháng sinh
- Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi và thủy sản
- Khái niệm về vacxin
- Một số loại vacxin thường dùng trong chăn nuôi
- Đặc điểm của các loại vacxin thường dùng trong chăn nuôi
- Nguyên tắc sử dụng và bảo quản vacxin
+ HS phân biệt được vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc
Trang 8- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực khám phá, giải quyết vấn đề thông qua môn công nghệ
- Năng lực vận dụng kiến thức về vacxin vào thực tiễn
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
- Kế hoạch bài học
- Phiếu học tập, mảnh ghép đáp án đúng, video, máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh các loại vacxin và vật nuôi bị nhiễm bệnh
2 Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ về điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi và triệu trứng bệnh
tích của gà mắc bệnh niucatxơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- Sách giáo khoa công nghệ lớp 10 cơ bản
- Chuẩn bị các phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước
- Chuẩn bị giấy A0
III Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan (hình ảnh, PHT)
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động
a Mục tiêu hoạt động
Tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, ham mê hiểu biết, khám phá kiến thức mới về
vacxin
b Nội dung hoạt động
- HS xem số liệu thống kê về tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đầu năm 2018, hình ảnh,video về tiêm phòng cho một số gia súc, gia cầm phổ biến
c Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem các hình ảnh, video về tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm sau đó yêu cầu
HS trả lời các câu hỏi sau:
1 Đoạn video/các hình ảnh nói đến những đối tượng vật nuôi nào? Các cán bộ thú y đang
làm gì với đàn vật nuôi này?
2 Hãy cho biết những điều em đã biết và những điều em muốn tìm hiểu về vacxin theo
bảng sau:
K
(điều đã biết)
W(điều muốn biết)
L(điều học được)
H(học bằng cách nào)
Trang 9Cột L, H HS sẽ hoàn thành sau khi học xong bài học
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghiên cứu số liệu, quan sát hình ảnh, xem video và liên hệ với kiến thức thực tế ở địa phương làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi trên
- HS trao đổi trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ, đề xuất và thống nhất ý kiến
*Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gọi HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và chỉ ra kiến thức cần tiếp tục tìm hiểu
d Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS sẽ trả lời các vật nuôi ở đây là gia súc, gia cầm: chó, lợn, trâu, bò, ngan, gà, vịt….Các
án bộ thú y đang tiêm phòng cho vật nuôi bằng vacxin
- HS có thể biết để tiêm phòng cho vật nuôi thì phải dùng vacxin, vacxin có thể tiêm hoặc trộn với thức ăn hoặc nhỏ giọt cho vật nuôi uống, có vacxin phòng bệnh cho tất cả các loại vật nuôi trong gia đình
Dự kiến một số khó khăn của HS và giải pháp hỗ trợ
- HS không nêu hết được những điều muốn biết về vacxin, khi đó GV có thể gợi ý như: Các
em có muốn tìm hiểu xem vacxin là gì? có những loại nào, đặc điểm của mỗi loại ra sao? nguyên tắc sử dụng và bảo quản vacxin như thế nào?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng qua chủ đề Vacxin
e Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua cột K, W giáo viên biết được HS đã biết những gì về vacxin và HS muốn tìm hiểu thêm gì về vacxin
+ Thông qua quan sát, GV biết được các mức độ hoạt động tích cực của các nhóm
- GV có thể nhận xét, đánh giá sơ bộ giữa các nhóm
Hoạt động 2: Tiếp nhận kiến thức mới
a Mục tiêu hoạt động
- HS nêu được:
+ Khái niệm vacxin
+ Đặc điểm của các loại vacxin thường dùng trong chăn nuôi
+ Nguyên tắc sử dụng và bảo quản vacxin
- HS phân biệt được vacxin vô hoạt và vácxin nhược độc
b Nội dung hoạt động
ND1- Tìm hiểu về khaí niệm vácxin
ND2- Tìm hiểu về đặc điểm vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc
ND3- Tìm hiểu về nguyên tắc sử dụng và cách bảo quản vacxin
c Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Trang 10GV hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm dựa trên nghiên cứu SGK và hình ảnh quan sátđược từ GV trình chiếu để hoàn thành các PHT
ND1- Tìm hiểu về khaí niệm vácxin
Nhóm 1:
Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1:
1 Gia súc, gia cầm thường dùng những loại vacxin phòng bệnh gì?
2 Bản chất của vacxin là gì? Nêu tác dụng chính của vacxin?
3 Vacxin sản xuất theo công nghệ truyền thống gồm những loại vacxin nào?
ND2- Tìm hiểu về đặc điểm vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc
Nhóm 2:
Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2:
Ghép nội dung đúng vào bảng:
Đặc điểm Vacxin vô hoạt (vacxin chết) Vacxin nhược độc (vacxin
1. Dễ bảo quản, không cần điều kiện quá nghiêm ngặt
2. Nhanh (có thời gian miễn dịch sau 5 – 7 ngày)
3. An toàn (Vì mầm bệnh đã được giết chết)
4. Tạo miễn dịch mạnh Thời gian miễn dịch dài (từ 1 – 2 năm)
5. Làm giảm độc lực, mầm bệnh vẫn sống nhưng không còn khả năng gây bệnh
6. Tạo miễn dịch yếu, thời gian miễn dịch ngắn (thường phải thêm chất bổ trợ)
7. Nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh (tốt nhất là nhiệt độ từ 20C – 80C)
8. Chậm (có miễn dịch sua 15 – 20 ngày)
9. Giết chết mầm bệnh bằng các tác nhân lí, hóa học
10. Không an toàn vì mầm bệnh tuy đã bị làm giảm độc lực nhưng khi ra ngoài tự nhiên
có thể thay đổi độc lực và gây bệnh
ND3- Tìm hiểu về nguyên tắc sử dụng và cách bảo quản vacxin
Trang 11HS: Thảo luận các nội dung theo nhóm, sau đó trình bày, Hs các nhóm khác nhận xét, bổ
sung
GV: - Chiếu sơ đồ và khái niệm vacxin
- Chiếu bảng phân biệt 2 loại vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc
- Chiếu những nguyên tắc và cách bảo quản vacxin
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại phần kiến thức cơ bản
d Sản phẩm của học sinh
Ở ND1: HS có thể trả lời được đầy đủ các ý sau:
- Gia cầm, gia súc thường sử dụng các loại vacxin:
+ Tụ huyết trùng (Trâu, bò, lợn, gia cầm)
ở ND 3: HS nêu được về cơ bản về nguyên tắc sử dụng và bảo quản vacxin:
- Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vật nuôi ốm yếu,đang mang thai
- Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm), vị trí tiêm phải đảm bảo tiệt trùng Không dùng cồn
để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin;
- Dùng vacxin đủ liều, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sảnxuất;
- Vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hômsau
- Cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng với vac xin hoặc giasúc gia cầm có thể bị sốc phản vệ;
Trang 12- Bảo quản ở nhiệt độ thấp tránh ánh nắng trực tiếp
e Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
ở ND3
- Học sinh có thể nêu không đầy đủ về nguyên tắc sử dụng và cách bảo quản vacxin vì vậygiáo viên cần gợi ý cho HS theo từng ý để các em phát hiện ra vấn đề:
GV gợi ý bằng hệ thống các câu hỏi ngắn:
? Tiêm phòng cho những vật nuôi có thể trạng như thế nào?
? Dụng cụ tiêm phòng phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?
? Tiêm phòng phải đảm bảo điều kiện gì? Tiêm ở vị trí nào?
? Sau khi tiêm phòng cần theo dõi vật nuôi không?
?Bảo quản vac xin như thế nào?
f Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát, GV đánh giá được mức độ tích cực của các nhóm HS
+ Thông qua vở ghi của HS, GV đánh giá được kĩ năng ghi bài của HS đồng thời hướng dẫn
HS ghi bài một cách hợp lí, khoa học
+ Thông qua việc trình bày báo cáo, thảo luận và chia sẻ giữa các HS, giữa các nhóm, GVbiết được khả năng diễn đạt của HS từ đó, GV hướng dẫn, uốn nắn khi cần thiết, phát triểnnăng lực giao tiếp cho HS Qua thảo luận, báo cáo của HS và các nhóm, GV đánh giá đượcmức độ hiểu bài của HS, từ đó giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức
+ GV có thể đưa ra đánh giá bằng các nhận xét, góp ý với các HS và nhóm HS
Kết thúc hoạt động hình thành kiến thức, yêu cầu HS hoàn thành vào bảng KWLH ở tìnhhuống xuất phát
Hoạt động 3 Luyện tập
a Mục tiêu hoạt động
- Củng cố kiến thức về Vacxin
b Nội dung hoạt động
- HS giải quyết các câu hỏi, bài tập sau:
Câu 1: Muốn phòng bệnh cho vật nuôi hiệu quả cần:
A. Tiêm phòng cho vật nuôi sớm và định kì
B. Đúng loại vacxin đối với vật nuôi
C.Tiêm đúng liều chỉ định
D Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 2: Tác dụng chủ yếu của vacxin là :