Luận văn đã nêu ra một số vấn đề cơ bảnvề kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanhnghiệp xây lắp, chỉ ra được ưu nhược điểm, tồn tại, nguyên nhân, từ đó
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và cónguồn gốc rõ ràng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………
MỤC LỤC ………
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………
DANH MỤC BẢNG BIỂU ……… ………
DANH MỤC SƠ ĐỒ ……….
MỞ ĐẦU ……… ………. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ……… …… 7
1.1 Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.……… …… 7
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu……… ……….7
1.1.2 Khái niệm và phân loại chi phí……… ……… 14
1.1.3 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh ……… …………21
1.1.4 Kế toán doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng ……… …………24
1.1.5 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp……… ……….… 28
1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng tới hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh………….……… 31
1.3 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính………….……… 33
1.3.1 Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp……… 33
1.3.2 Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp……… 35
1.3.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp 40
1.4 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị……… 40 1.4.1 Xác định trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận.41
Trang 31.4.2 Phân tích và xây dựng định mức chi phí……….42
1.4.3 Thu thập, xử lý, hệ thống hóa thông tin về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh……….45
1.4.4 Phân tích thông tin về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định……… ……….48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ……… ………… ………. 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY – TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ … 51
2.1 Tổng quan về Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô……… ……….51
2.1.1 Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển…… ……….51
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh……….52
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý …… ……….……… ……….55
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán …… ……….……… ……….57
2.2 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô……….64
2.2.1 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính…… ……….……… ……… ……….64
2.2.2 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị…… ……….……… ……… ……….……….84
2.3 Đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô…… ……….……… ……….……….87
2.3.1 Những kết quả đã đạt được…… ……….……… ……… ……….….87
2.3.2 Một số tồn tại ……… ……….……… ……… ……….90
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại…… ……….……….… ……….94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …… ……….………… ……… ……… ………. 96
Trang 4CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY – TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG
LÔ …… ……….……… ………. 97
3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô…… ……….……… ……… ……… ………….97
3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô…… ……… …….……… ……… ……….98
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện…… ……….……… ……… ……….98
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện…… ……….……… ……….100
3.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô…… ……….……….…… ……… ……….101
3.3.1 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính…… ……….……… ……… ……….101
3.3.2 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị…… … ……….……… ……….108
3.4 Điều kiện thực hiện và kiến nghị……….……… ……… ……117
3.4.1 Đối với Nhà nước và cơ quan chức năng……….….……… …….117
3.4.2 Đối với Chi nhánh……….……… ……… ……118
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ……… ……….……… ……… ……… 120
KẾT LUẬN ……… ………… ……….……… ……… ……. 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động kinh doanh………….……….68
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính………….……… ……….71
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp thu nhập khác………….……… ……….72
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí và giá vốn hàng bán……….….……….75
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp………….……….……….79
Bảng 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh………….……… ……….83
Bảng 2.7: Tổng hợp giá trị thực hiện các công trình lũy kế đến quý 3 năm 2018…… ……….……… ……… ……….86
Bảng 3.1: Tình hình theo dõi và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang……… ……105
Bảng 3.2: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí……….……….109
Bảng 3.3: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh……….……….….115
Bảng 3.4: Bảng giá thành thực hiện……….……… ……….116
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp cân đối phải thu phải trả……….……… ……….116
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh……….54
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý……….……….55
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán…… ……….……… ……… ……….57
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung…… ……….……… ……… ……….…….60
Trang 7MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua hàng ngàn năm, trongmỗi thời kỳ sự tồn tại của con người luôn gắn với các công trình kiến trúc đểchứng tỏ sự văn minh của thời kỳ đó Do vậy nhu cầu về xây dựng cơ bản lànhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế xãhội của mỗi quốc gia Ngày nay, sản xuất càng phát triển, phân công lao động
xã hội ngày càng sâu sắc thì vị trí, vai trò của xây dựng cơ bản trong nền kinh
tế quốc dân ngày càng được khẳng định Các doanh nghiệp xây dựng cũngphát triển để đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước,đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Tuy nhiên ngoài những thành tích
đã đạt được các doanh nghiệp xây dựng cũng gặp phải không ít khó khăn nhất
là trong giai đoạn Việt Nam đang tích cực hội nhập với các nước trong khuvực và trên thế giới Không chỉ doanh nghiệp xây dựng mà tất cả các doanhnghiệp đều gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, vìvậy muốn tồn tại và phát triển thì việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, hợp lýchi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh thất thoát, lãng phí nhằm hạgiá thành sản phẩm là vô cùng cần thiết
Bên cạnh đó, kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phảnánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nó liên quan chặt chẽ đến chi phí
bỏ ra và lợi nhuận đem lại Việc xác định chi phí sản xuất tác động trực tiếpđến việc tính giá thành sản phẩm công trình, là tiền đề xác định chính xác kếtquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tính trung thực,hợp lý của các số liệu báo cáo kế toán Vì vậy, việc xác định chi phí sản xuất,doanh thu và kết quả kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo đánhgiá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa racác biện pháp nâng cao lợi nhuận và định hướng phát triển lâu dài cho doanhnghiệp Để thực hiện được điều đó yêu cầu kế toán phải không ngừng hoàn
Trang 8thiện, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhtrong doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, bằng kiến thức lý luậnđược trang bị ở nhà trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại đơn vị, cùngvới sự giúp đỡ của GS.TS Nguyễn Đình Đỗ, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện
kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xâydựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô” làm đề tài nghiêncứu
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, ngànhxây dựng cũng không ngừng lớn mạnh, để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏicác doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng phải thiết lậpđược các công cụ quản lý hiệu quả Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong việc đánh giá kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Vì vậy, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp nhưsau:
- Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu vàxác định kết quả kinh doanh tại Công ty kỹ thuật công trình Việt Nam” củatác giả Hoàng Thu Trang (2015), Học viện tài chính Luận văn đã nêu ranhững vấn đề mang tính lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh Đồng thời trên cơ sở đánh giá khách quan những ưu điểmcũng như tồn tại cần hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh để đưa ra các giải pháp Nhưng luận văn chưa chỉ ra việc hạchtoán chi phí cụ thể, các giải pháp hoàn thiện mới mang tính chất chung chungnên tính khả thi chưa cao
- Luận văn thạc sỹ: “Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty cổ phần Vimeco” của tác giả Nguyễn Doãn Dũng
Trang 9(2016), Đại học Lao động – Xã hội Luận văn đã nêu ra một số vấn đề cơ bản
về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanhnghiệp xây lắp, chỉ ra được ưu nhược điểm, tồn tại, nguyên nhân, từ đó nêu racác giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị tại doanh nghiệp chọnnghiên cứu
- Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Sông Đà 9” của tác giả Lại Văn Bách(2017), Học viện tài chính, đã hệ thống khái quát kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh trên phương diện lý thuyết, đồng thời phântích thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu Tuy nhiên, tác giả mới nêu ra cácgiải pháp dưới góc độ kế toán tài chính mà không phân tích doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị để đưa ra các giảipháp hoàn thiện
- Luận văn thạc sỹ: “Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm” của tác giả Nguyễn ThịThanh Tú (2017), Học viện tài chính Đề tài làm rõ lý luận kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Sau khi đánh giáthực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của đơn
vị, tìm ra nguyên nhân của các tồn tại, tác giả nêu ra một số giải pháp hoànthiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh dưới cả haiphương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị
Các công trình nghiên cứu trên đây đã phần nào giúp chúng ta thấyđược những tồn tại, khó khăn liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp cũng như các giải pháp của cáctác giả đối với những vấn đề đó Tuy nhiên đến nay chưa có đề tài nào đề cậpđến nghiên cứu, phân tích, đánh giá và hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí
Trang 10và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy –Tổng công ty xây dựng Lũng Lô Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trìnhthủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô” là hoàn toàn độc lập và không trùnglặp với các công trình nghiên cứu trước đây.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựngLũng Lô
Phân tích, đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công tyxây dựng Lũng Lô
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổngcông ty xây dựng Lũng Lô
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp và thực tế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựngLũng Lô
+ Phạm vi thời gian: đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựngcông trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô 9 tháng đầu năm 2018
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp giữa lý luận với khảo sát, tổng kết thực tiễn Thôngqua phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, các kiểm toán viên ở cácCông ty kiểm toán độc lập đã từng thực hiện nhiệm vụ tại Chi nhánh để thuthập thông tin, dữ liệu liên quan đến công tác kế toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổngcông ty xây dựng Lũng Lô Ngoài ra, tác giả thu thập thông tin qua các thôngtin có sẵn: các báo cáo tài chính của chi nhánh, báo cáo thông kê trên trangweb của Tổng công ty, báo cáo định kỳ của Chi nhánh gửi Tổng công ty
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, chứngminh để nghiên cứu kết quả khảo sát nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện Quátrình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp kĩ thuật cụ thể: dùng sơ đồ,bảng biểu kết hợp diễn giải, phân tích để trình bày kết quả nghiên cứu
6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận văn khái quát, hệ thống hóa và làm sáng tỏnhững vấn đề chung nhất về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm vàtồn tại về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chinhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, luận vănđưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh tại đơn vị
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sơ đồ, phụ lục, danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp
Trang 12Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công ty xây dựngLũng Lô
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh tại Chi nhánh xây dựng công trình thủy – Tổng công tyxây dựng Lũng Lô
Trang 13
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14): Doanh thu và thunhập khác, Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính và có hiệu lực thi hành từ01/01/2002 thì : “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệpthu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp
đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải lànguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, sẽkhông được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sởhữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộtài chính thì: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông.”
Như vậy, về bản chất thì doanh thu là tổng lợi ích phát sinh từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán
Tại các doanh nghiệp xây dựng doanh thu bán hàng là giá trị của sảnphẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp chokhách hàng (đã được thực hiện) bao gồm cả phụ thu, phí thu thê ngoài giá bán(nếu có) Giá trị của hàng hóa được thỏa thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về
Trang 14mua bán và cung cấp sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã ghi trên hóa đơnbán hàng hoặc ghi trên các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng hoặccung cấp dịch vụ.
Đối với sản phẩm xây lắp đã bàn giao hoặc đã bán (đã xác định đượctiêu thụ) trong kỳ thì tổng các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp đã thu từ hoạtđộng đó được gọi là doanh thu xây dựng của doanh nghiệp
1.1.1.2 Phân loại doanh thu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, có rất nhiều các khoảndoanh thu, thu nhập phát sinh trong kỳ Trên cơ sở các thông tin về doanh thucủa doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định đúng kết quả kinh doanh củatừng loại hình sản xuất, từng loại sản phẩm…
Để quản lý tốt các khoản doanh thu, doanh nghiệp có thể tiến hànhphân loại doanh thu theo các cách sau:
● Phân loại doanh thu theo nội dung hoạt động:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu đượchoặc sẽ thu được từ các giao dịch được thỏa thuận giữa doanh nghiệp vàkhách hàng Các giao dịch phát sinh doanh thu này là bán sản phẩm, hàng hóahoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thuđược từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, chênh lệch tỷgiá…
- Thu nhập khác: Là khoản thu nhập góp vốn làm tăng vốn chủ sở hữu
từ hoạt động ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp
● Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinhdoanh: Doanh thu bán hàng gồm hai loại là doanh thu bán hàng nội bộ vàdoanh thu bán hàng ra ngoài
- Doanh thu bán hàng nội bộ: là doanh thu của khối lượng bán hàng
Trang 15trong nội bộ hệ thống tổ chức của doanh nghiệp như tiêu thụ nội bộ giữa cácđơn vị trong Tổng công ty…
- Doanh thu bán hàng ra ngoài: là toàn bộ doanh thu của khối lượng sảnphẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã bán ra cho khách hàng ngoài phạm vi doanhnghiệp
Nếu doanh nghiệp phân loại theo tiêu thức này sẽ xác định chính xáckết quả HĐKD của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chính xác cho công táclập BCTC hợp nhất mang tính tập đoàn, toàn ngành… từ đó ra những quyếtđịnh chính xác trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh
● Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý: Doanh thu được chia làm 2loại Đó là Doanh thu nội địa và Doanh thu quốc tế
- Doanh thu nội địa: là các khoản thu được từ bán hàng và cung cấpdịch vụ trong nước
- Doanh thu quốc tế: là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụphát sinh tại nước ngoài
Phân loại như trên giúp các nhà quản trị xác định được mức độ hoạtđộng theo khu vực địa lí, là căn cứ để đánh giá mức sinh lời cũng như rủi rotrong kinh doanh của từn khu vực để có những giải pháp và phương án kinhdoanh hợp lý, kịp thời
● Phân loại doanh thu theo tình hình kinh doanh:
- Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa
- Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Là toàn bộ các khoản doanh thu trợ cấp,
Trang 16trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
- Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các khoảndoanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất độngsản đầu tư
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định được doanh thu củatừng loại hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xác định tỷ trọng doanh thucủa từng loại hoạt động, biết được lĩnh vực nào là hoạt động mũi nhọn, trên
cơ sở đó có phương án kinh doanh hợp lý
1.1.2 Khái niệm và phân loại chi phí
1.1.2.1 Khái niệm chi phí
Theo chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) ban hành và công bố theoQuyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 thì chi phí làtổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thứccác khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợdẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổđông hoặc chủ sở hữu
Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoảnphí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chiphí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và các chi phí khác Những chi phí này phát sinh dưới dạngtiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị, được kế toán ghi nhận trên cơ
sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng
Trên góc độ kế toán quản trị: Mục đích của kế toán quản trị chi phí làcung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định củacác nhà quản trị doanh nghiệp Vì vậy, đối với kế toán quản trị chi phí khôngđơn thuần nhận thức chi phí như kế toán tài chính, mà chi phí còn được nhậnthức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định
Trang 17kinh doanh Do dó, chi phí có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh hàng này khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, raquyết định; và cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trịlợi ích mất đi khi lựa chọn phương án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinhdoanh khác
1.1.2.2 Nguyên tắc các khoản kế toán chi phí
Theo điều 82 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014quy định:
- Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tạithời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽphát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa
- Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng
có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng vàbảo toàn vốn Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp,nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán,thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánhgiao dịch một cách trung thực, hợp lý
- Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp kếtoán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ Doanhnghiệp khi đã lựa chọn phương pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trongmột năm tài chính Trường hợp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối
kỳ kế toán phải kiểm kê để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
- Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố,tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quyđịnh của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng
Trang 18theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điềuchỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
- Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phảikết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quảkinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khácnhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũngnhư phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinhdoanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp
1.1.2.3 Phân loại chi phí
● Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này về thực chất, chi phí SXKD chỉ có 3 yếu tố chiphí cơ bản là chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chiphí về tư liệu lao động Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách
cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưuđộng, việc lập và kiểm tra, phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trêncần được chi tiết hóa theo nội dung kinh tế cụ thể
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vậtliệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụngvào SXKD
- Chi phí nhân công: là các khoản chi phí về tiền lương phải trả chongười lao động, các khoản BHYT, BHXH, kinh phí công đoàn trích theolương của người lao động
- Chi phí khấu hao TSCĐ máy móc thiết bị: bao gồm khấu hao của tất
cả TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ của doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ muangoài phục vụ cho các hoạt động SXKD
- Chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa
Trang 19phản ánh vào các yếu tố trên dùng cho hoạt động SXKD trong kỳ.
Theo cách phân loại này thì chi phí phát sinh nếu có cùng nội dungkinh tế được sắp xếp vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng
để sản xuất ra sản phẩm nào Do đó cho biết tỷ trọng của từng loại chi phídùng vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp là bao nhiêu Đây là cơ sở đểdoanh nghiệp xây dựng định mức chi phí, lập dự toán, lập báo cáo chi phítheo yếu tố trong kỳ
● Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kếtoán chi phí thì chi phí được chia làm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí trực tiếp liên quan đến đối tượng kếtoán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng, hoạtđộng… có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí chung phát sinh liên quan đếnnhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau, gồm chi phí nguyên vật liệu phụ, chiphí công phụ, chi phí quảng cáo… Do liên quan đến nhiều đối tượng chịu chiphí khác nhau nên nguyên nhân gây ra chi phí gián tiếp thường phải được tậphợp sau đó lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí gián tiếp cho từngđối tượng chịu chi phí
Tuy nhiên mỗi đối tượng chịu chi phí thưởng chỉ phù hợp với một tiêuthức phân bổ nhất định Mặt khác, mỗi loại chi phí gián tiếp có thể chỉ liênquan đến đối tượng chịu chi phí khác, chính vì điều này mà việc tính toán,phân bổ chi phí chung theo cùng một tiêu thức hay dẫn đến những sai lệch chiphí trong từng loại sản phẩm, từng bộ phận, từng quá trình SXKD và có thểdẫn đến quyết định khác nhau của nhà quản trị Vì vậy, cách phân loại này đặt
ra yêu cầu về việc lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí để đảm bảo thôngtin chính xác về chi phí, lợi nhuận của từng loại hoạt động, từng loại sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ
Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phí
Trang 20vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, cách phân loại chi phí này còn giúpcho việc ra quyết định trong các tình huống khác nhau.
● Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 5 loại như sau:
Giá vốn hàng bán: là toán bộ trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối vớidoanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ
Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, đó làchi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ Loại chi phí này bao gồm chi phí quảng cáo,chi phí giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng
và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việcquản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đếnhoạt động của cả doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiềukhoản cụ thể có nội dung và công dụng khác nhau Chi phí quản lý doanhnghiệp được chia thành nhiều loại như sau: Chi phí nhân viên quản lý, chi phívật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí
lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
Chi phí tài chính: phản ánh những khoản chi phí có liên quan đến hoạtđộng về vốn, hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tàichính của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tưcông cụ tài chính, chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, chi phí liênquan đến mua bán ngoại tệ, chi phí vay vốn kinh doanh không được vốn hóa,khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ,lao vụ, chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, tríchlập dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn
Chi phí khác: là các khoản chi phí phát sinh ngoài hoạt động kinh
Trang 21doanh thông thường
Cách phân loại này giúp các nhà quản trị nắm được từng mặt hàng,từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Tuy nhiên do những hạn chếnhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lýcho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cần lựa chọn tiêu thức phù hợp vớitừng nội dung chi phí theo mỗi khoản mục chi phí
● Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mụctrên bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD
Theo cách phân loại này chi phí SXKD được chia thành chi phí sảnphẩm và chi phí thời kỳ
- Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sảnxuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán
- Chi phí thời kỳ: là các chi phí cho HĐKD trong kỳ, không tạo nên giátrị hàng tồn kho – tài sản, nên chúng không được ghi nhận trên bảng CĐKT,
mà được tham gia xác định kết quả kinh doanh ngay trong kỳ chúng phátsinh, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh Vìvậy, chi phí thời kỳ được ghi nhận ở các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả HĐKD
Cách phân loại này tạo điều kiện cho việc xác định giá thành côngxưởng cũng như kết quả kinh doanh được chính xác
● Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạtđộng
Theo cách phân loại này chi phí được chi thành:
- Chi phí khả biến: hay biến phí là những chi phí thay đổi về tổng sốkhi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp
- Chi phí bất biến: hay định phí (chi phí cố định) là những chi phí mà
về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.Nếu xét tổng chi phí thì định phí không thay đổi, ngược lại, nếu xét định phítrên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động
Trang 22- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố củađịnh phí và biến phí.
Cách phân loại chi phí như trên sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà quảntrị về lập kế hoạch chi phí, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí, ra cácquyết định kinh doanh nhanh chóng, chính xác, phù hợp với nền kinh tế
● Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định
- Chi phí kiểm soát được: là những chi phí mà các nhà quản trị ở mộtcấp quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó, có thểm quyềnquyết định về sự phát sinh chi phí đó, cấp quản lý đó kiểm soát được nhữngchi phí này
- Chi phí không kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị ở mộtcấp quản lý nào đó không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó, vàkhông có thẩm quyền quyết định đối với khoản chi phí đó
Việc xác định chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị thuộc từng cấp quản lý trongdoanh nghiệp, giúp họ hoạch định được dự toán chi phí đúng đắn hơn, hạnchế sự bị động về việc huy động nguồn lực để đảm bảo cho các khoản chi phí.Mặt khác, còn giúp các nhà quản trị cấp cao đưa ra phương hướng để tăngcường chi phí kiểm soát được cho từng cấp như mở rộng, phát triển các quytrình sản xuất kinh doanh có tỷ lệ định phí cao hơn, phân cấp quản lý chi tiết
rõ ràng hơn về những chi phí gián tiếp, phục vụ, quản lý SXKD
● Phân loại chi phí theo yêu cầu sử dụng trong việc lựa chọn phương
án kinh doanh
- Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án SXKDnày nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án SXKD khác Đây làmột khái niệm rộng về chi phí được dùng để so sánh chi phí khi lựa chọnphương án kinh doanh tối ưu
- Chi phí cơ hội: là lợi ích mất đi do chọn phương án kinh doanh này
Trang 23thay vì chọn phương án kinh doanh khác Trong kinh doanh, một khoản chiphí phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trong sổ kế toán, cũng như báocáo kế toán, tuy nhiên chi phí cơ hội hoàn toàn không được phản ánh trên sổ
kế toán, nhưng lại rất quan trọng, phải được xem xét, cân nhắc mỗi khi doanhnghiệp cần lựa chọn phương án kinh doanh
- Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh, nó có trong tất cả cácphương án SXKD được đưa ra xem xét, lựa chọn Đây là những chi phí màcác nhà quản trị phải chấp nhận không có sự lựa chọn Chi phí chìm khôngthích hợp với việc ra quyết định và chúng không có tính chênh lệch
Như vậy, việc phân loại này sẽ giúp cho nhà quản trị có được đầy đủcác thông tin hữu ích trong việc ra quyết định lựa chọn các phương án cũngnhư cơ hội kinh doanh
1.1.3 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh
1.1.3.1 Khái niệm, phân loại và nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh
Kết quả HĐKD của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu vàchi phí (thường tính theo kỳ), phản ánh số lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp.Kếtquả là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, giúpcác nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định phù hợp để đầu tư mở rộngphát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, đứng vững cạnh tranh
và đạt mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tối đa Kết quả kinh doanh là tiêu chí
để các đối tác của doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên kết với doanhnghiệp, đầu tư, góp vốn hoặc cho vay vốn
Phân loại kết quả kinh doanh:
● Phân loại kết quả kinh doanh theo mối quan hệ với báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh:
- Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh lợi nhuậncủa tất cả các hoạt động SXKD mang lại sau khi lấy doanh thu trừ đi cáckhoản giảm trừ và giá vốn hàng bán
Trang 24- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh lợi nhuận thuđược từ HĐKD thuần của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được tính dựa trên cơ sởlợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) (doanh thu hoạt độngtài chính – ch phí tài chính) trừ (-) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
Cách phân loại này giúp kế toán có căn cứ để thu thập thông tin lập báocáo kết quả HĐKD nhanh chóng, kịp thời, từ đó xác định kết quả lãi lỗ theotừng hoạt động một cách chính xác
● Phân loại kết quả kinh doanh theo từng loại sản phẩm hoặc từngnhóm sản phẩm: Để phân loại được theo cách này thì từ khi tập hợp chi phí,doanh nghiệp phải tập hợp theo từng loại sản phẩm hoặc từng nhóm sảnphẩm Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xác định được kết quả HĐKD theo từngloại hoặc từng nhóm sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất trong kỳ
Bằng cách phân loại này, doanh nghiệp xác định được kết quả lãi (lỗ)theo từng loại hoặc nhóm sản phẩm Do đó, các nhà quản trị sẽ có lựa chọnchính xác các phương án SXKD của doanh nghiệp
● Phân loại hoạt động kinh doanh theo cách thức phản ánh của kế toántài chính
- Hoạt động sản xuất – kinh doanh: là những thuộc lĩnh vực sản xuất,dịch vụ thương mại có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, bất độngsản đầu tư Những hoạt động này tạo nên doanh thu chủ yếu cho doanhnghiệp, bao gồm các hoạt động SXKD chính, SXKD phục vụ và HĐKD bấtđộng sản đầu tư
- Hoạt động đầu tư tài chính: là hoạt động đầu tư về vốn vào các doanhnghiệp khác với mục đích kiếm lời, bao gồm các hoạt động đầu tư như đầu tưvào công ty con, công ty liên danh liên kết, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu
tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn khác
Bằng cách phân loại này sẽ giúp doanh nghiệp xác định kết quả kinh
Trang 25doanh của từng hoạt động tương ứng làm căn cứ đánh giá hiệu quả theo từnghoạt động mà doanh nghiệp tiến hành giúp các nhà quản trị ra các phươnghướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
- Phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh theođúng quy định hiện hành
- Kết quả HĐKD được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.Trong hạch toán kết quả kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loạisản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào để xác địnhkết quả kinh doanh là doanh thu thuần và thu nhập thuần
1.1.3.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh bao gồm kết quả của các hoạt động thông thường
Doanh thu (đầu ra) được hiểu là doanh thu thuần tức là số tiền sau khi
đã giảm trừ tổng doanh thu Các khoản giảm trừ bao gồm: Chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtkhẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
Chi phí (đầu vào) của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cungcấp bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp
Lấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốnhàng bán được lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 26Về nguyên tắc phần chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến toàn bộhoạt động SXKD tức là cả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng nhưhoạt động tài chính, do vậy số chi phí quản lý doanh nghiệp cần được phân bổcho hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính.
Sau khi tính được số chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ ta xác địnhđược kết quả hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và kết quả hoạt động tàichính như sau:
Kết quả bán Các Giá Chi phí Chi phí hàng cung cấp = Doanh thu - khoản - vốn hàng - bán - quản lý dịch vụ giảm trừ bán hàng DN
Kết quả hoạt Doanh thu Chi phí Chi phí động tài chính = hoạt động - hoạt động - quản lý
tài chính tài chính DN
Để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi chép chi phí quản lý doanhnghiệp không phân bổ cho các nghiệp vụ thuộc hoạt động khác, do vậy:
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tính bằng cách cộng cả 3kết quả của hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạtđộng khác nêu trên sẽ được kết quả SXKD nói chung
Kết quả kinh Kết quả bán Kết quả Kết quả
doanh trước = hàng và cung + hoạt động + hoạt động thuế cấp dịch vụ tài chính khác
Kết quả kinh doanh sau thuế = Kết quả kinh doanh trước thuế - Thuế TNDN
1.1.4 Kế toán doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng.
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tàisản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về
Trang 27mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản củachúng.
1.1.4.1 Nội dung doanh thu chi phí của hợp đồng xây dựng
● Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng
- Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng
và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổidoanh thu và có thể xác định được một cách đáng tin cậy
Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản đã thu hoặc sẽ thu được Việc xác định doanh thu của hợp đồngchịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sựkiện sẽ xảy ra trong tương lai Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các
sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết Vìvậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ
Sự thay đổi theo yêu cầu của khách hàng về phạm vi công việc đượcthực hiện theo hợp đồng Sự thay đổi này chỉ được tính vào doanh thu củahợp đồng khi:
- Có khả năng chắc chắn khách hàng sẽ chấp thuận các thay đổi vàdoanh thu phát sinh từ các thay đổi đó; và
- Doanh thu có thể xác định được một cách tin cậy
Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thựchiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu Khoản tiền thưởng được tính vàdoanh thu của hợp đồng khi:
- Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã ghi tronghợp đồng và;
- Khoản tiền thưởng có thể xác định được một cách đáng tin cậy
Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng haymột bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng
Trang 28Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộcvào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả củanhiều cuộc đàm phán Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được tính vàodoanh thu của hợp đồng khi:
- Các thoả thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồithường
- Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và được xác địnhmột cách đáng tin cậy
● Chi phí của hợp đồng xây dựng
Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:
- Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát côngtrình
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình
- Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiệnhợp đồng
- Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu,vật liệu đến và đi khỏi công trình
- Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng
- Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng
- Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình
- Các chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có cáckhoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng
Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và
có thể phân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm:
- Chi phí bảo hiểm
- Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến mộthợp đồng cụ thể
Trang 29- Chi phí quản lý chung trong xây dựng.
Các chi phí trên được phân bổ theo các phương pháp thích hợp mộtcách có hệ thống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả cácchi phí có các đặc điểm tương tự
Chi phí của hợp đồng bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trongsuốt giai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng Các chiphí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợpđồng cũng được coi là một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xácđịnh riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng làhợp đồng sẽ được ký kết Nếu chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán hợpđồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi chúngphát sinh thì chúng không còn được coi là chi phí của hợp đồng xây dựng khihợp đồng được ký kết vào thời kỳ tiếp sau
1.1.4.2 Ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
Theo chuẩn mực kế toán số 15, doanh thu và chi phí của hợp đồng xâydựng được ghi nhận theo 2 trường hợp sau:
- Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toántheo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tínhmột cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng đượcghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác địnhvào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toántheo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu
Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc hoànthành và giao cho các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc hoànthành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ
+ Nếu áp dụng phương pháp “Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế
đã phát sinh của phần công việc hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi
Trang 30phí dự toán của hợp đồng” thì giao khoán cho bộ phận kế toán phối hợp vớicác bộ phận khác thực hiện.
+ Nếu áp dụng phương pháp “Đánh giá phần công việc hoàn thành”hoặc phương pháp “Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoànthành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng xâydựng” thì giao khoán cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phậnkhác thực hiện
Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đángtin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần côngviệc đã hoàn thành trong kỳ (không phải xuất hóa đơn) làm căn cứ ghi nhậndoanh thu trong kỳ kế toán Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xâydựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho chủ đầu tư
- Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toántheo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựngđược xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanhthu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phầncông việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánhtrên hóa đơn đã lập
Bàn giao công trình: Khi công trình xây lắp hoàn thành bàn giao phảitheo đúng các thủ tục nghiệm thu và các điều kiện, giá cả đã quy định ghitrong hợp đồng xây dựng Việc bàn giao công trình chính là việc tiêu thụ sảnphẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Việc bàn giao thanh toán khối lượngxây lắp hoàn thành giữa nhà thầu và chủ đầu tư được thực hiện qua chứng từ:Hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng – nếu doanh nghiệp áp dụng thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp) Hóa đơn này được lập cho từng côngtrình có khối lượng xây lắp hoàn thành có đủ điều kiện thanh toán và là cơ sởcho nhà thầu và chủ đầu tư thanh toán
Trang 311.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG TỚI HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Doanh nghiệp xây lắp là các tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân vàđiều kiện để thực hiện những công việc có liên quan đến quá trình thi côngxây dựng và lắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình.Các đơn
vị này tuy khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý, nhưng đều lànhững tổ chức hạch toán kinh tế có đầy đủ chức năng nhận thầu xây lắp cáccông trình xây dựng Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpxây lắp có những đặc điểm cơ bản sau:
- Được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị chủ đầu tưsau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu Trong hợp đồng, hai bên đã thốngnhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác
Do vậy, tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ,nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắphoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật cho bên giao thầu chính là quá trình tiêuthụ sản phẩm xây lắp
- Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đã được xácđịnh cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt Do vậy, doanh nghiệpxây lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng côngtrình
- Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc … có quy môlớn, kết cấu phức tạp và mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng dài.Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêucầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định
cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng xây lắp riêng biệt Vì vậy,khi thi công xây lắp, nhà thầu phải luôn thay đổi phương thức tổ chức thicông, biện pháp thi công sao cho phù hợp với đặc điểm của từng loại sản
Trang 32phẩm xây lắp, đảm bảo cho việc thi công mang hiệu quả kinh tế cao nhất vàsản xuất được liên tục Do tính chất đơn chiếc riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thicông xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như cácloại sản phẩm công nghiệp Từ đặc điểm này, kế toán phải tính đến việc theodõi ghi nhận chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng sảnphẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, từng hạng mục công trình) hoặctừng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo một thiết kế mẫu
và trên một địa điểm nhất định
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện cần thiếtcho sản phẩm như các loại máy, thiết bị, nhân công … phải di chuyển theo địađiểm đặt công trình Mặt khác, việc xây dựng còn chịu tác động của địa chấtcông trình và điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương … Cho nên, công tácquản lý và sử dụng tài sản, vật tư cho công trình rất phức tạp, đòi hỏi phải cómức giá cho từng loại công tác xây lắp cho từng vùng lãnh thổ Ngoài ra, cácyếu tố môi trường, thời tiết có ảnh hưởng đến kỹ thuật thi công, tốc độ, tiến
độ thi công đồng thời nhà thầu còn phải chú ý đến các biện pháp bảo quảnmáy thi công và vật liệu thi công ngoài trời Việc thi công trong thời gian dài
và ngoài trời còn tạo nhiều nhân tố gây nên thiệt hại bất ngờ như thiệt hại phá
đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất Kế toán phải chọn những phương pháphợp lý để xác định những chi phí mang tính chất thời vụ và những khoản thiệthại một cách đúng đắn
- Thời gian thi công sản phẩm xây lắp là tương đối dài và giá trị sảnphẩm xây lắp là rất lớn Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác địnhhàng tháng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà được xác định tùyvào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thứcthanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng Trong xây lắp, do chu kỳ sảnxuất dài nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh cũng cóthể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước Do vậy việc xác
Trang 33định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêucầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí, đánh giá đúng đắn tình hình quản lý
và thi công trong từng thời kỳ nhất định, và còn tránh tình trạng căng thẳngvốn cho nhà thầu
- Trong các doanh nghiệp xây lắp, cơ chế khoán đang được áp dụngrộng rãi với các hình thức giao khoán khác nhau như khoán gọn công trình,khoán theo từng khoản mục chi phí nên phải hình thành bên giao khoán vàbên nhận giao khoán Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có
đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộphận nhận khoán
- Giá thành công trình xây lắp không bao gồm giá trị bản thân thiết bị
do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanhnghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình Giá thành công tácxây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèmtheo như thiết bị chiếu sáng, thiết bị sưởi ấm, thiết bị truyền dẫn…
Những đặc điểm trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác hạchtoán kế toán trên cơ sở tuân thủ chế độ kế toán nhưng cũng phải phù hợp vớiđặc điểm đặc thù của hoạt động kinh doanh xây lắp để đảm bảo thông tin kếtoán cung cấp cho nhà quản lý
1.3 KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DƯỚI GÓC ĐỘ
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1.3.1 Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp
1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng thanh toánhàng đại lý ký gửi, thẻ quầy hàng, các chứng từ thanh toán (phiếu thu, sécchuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng, sổphụ ngân hàng…), tờ khai thuế, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp
Trang 34đồng, bảng quyết toán khối lượng công việc hoàn thành, biên bản nghiệm thubàn giao công trình, chứng từ kế toán liên quan khác (phiếu nhập kho hàng trảlại…).
Tài khoản sử dụng: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
- Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
- Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- Tài khoản 5118 – Doanh thu khác
- Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ trình tự kế toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(Phụ lục 1.1)
1.3.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Chứng từ kế toán: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hóa đơn kiêmphiếu xuất kho, chứng từ kế toán liên quan như phiếu nhập kho hàng trả lại…
Tài khoản sử dụng: TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu có 3 tàikhoản cấp 2:
Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại
Tài khoản 5212 – Giảm giá hàng bán
Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (Phụ lục 1.2)
1.3.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Tiền lãi, tiền bản quyền, cổtức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanhnghiệp
Trang 35Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, giấy báo có, sao kê ngân hàng, thông báonhận cổ tức và chứng từ liên quan đến việc nhận cổ tức…
Tài khoản sử dụng: TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Tài khoản
515 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ trình tự kế toán kế toán doanh thu hoạt động tài chính (Phụ lục1.3)
Sơ đồ trình tự kế toán thu nhập khác (Phụ lục 1.4)
1.3.2 Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp
1.3.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bấtđộng sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp bán trong kỳ
Theo chế độ kế toán hiện hành, giá vốn hàng bán trong kỳ bao gồm:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bìnhthường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giávốn hàng bán trong kỳ;
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồithường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường khôngđược tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dựphòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lậpnăm trước chưa sử dụng hết);
Trang 36- Khấu hao bất động sản đầu tư trích trong kỳ;
- Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư không đủ điềukiện tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư;
- Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động bất động sản đầutư;
- Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư bán, thanh lý;
- Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý bất động sản đầu tư
Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng kê bán hànghóa và dịch vụ, bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành…
Tài khoản sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán Tài khoản 632 không
Căn cứ vào các chứng từ liên quan: bảng tính và phân bổ tiền lương,các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố địnhdùng cho bán hàng, phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị giatăng… để theo dõi và quản lý chi phí bán hàng
Chứng từ sử dụng: Bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản tríchtheo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng, phiếuchi, giấy báo nợ, phiếu xuất kho, nhập kho, hóa đơn GTGT…
Trang 37Tài khoản sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên
- Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
- Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
- Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành
- Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác
Cuối kỳ kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác địnhkết quả kinh doanh
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ trình tự kế toán chi phí bán hàng (Phụ lục 1.6)
1.3.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí quản lý chung của doanhnghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp(tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanhnghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùngcho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòngphải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tàisản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )
Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có thểphân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động có thể chia ra chi phí bấtbiến và chi phí khả biến, phân loại theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chiphí có thể chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp sản xuất kinhdoanh cần được dự tính (lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm hợp lý Chiphí quản lý doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp do
Trang 38vậy cuối kỳ cần được tính toán và phân bổ, kết chuyển chi phí quản lý doanhnghiệp để xác định kết quả kinh doanh.
Chứng từ sử dụng: Bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản tríchtheo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanhnghiệp, phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn GTGT…
Tài khoản sử dụng: TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp để phản ánhtập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính
và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp
- Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
- Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
- Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
- Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí
- Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng
- Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác
Cuối kỳ kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác địnhkết quả kinh doanh
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Phụ lục 1.7)
1.3.2.4 Kế toán chi phí tài chính
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản
lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn,chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắnhạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoánkinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khibán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái
Trang 39Chi phí tài chính phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chiphí.
Chứng từ kế toán: Thông báo lãi vay của ngân hàng, giấy báo nợ, bảngđánh giá chênh lệch tỷ giá, thông báo chi phí giao dịch chứng khoán…
Tài khoản sử dụng: TK 635 – Chi phí tài chính Tài khoản 635 không
và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); chênh lệch
lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con,công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; tiền phạtphải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; bị phạt thuế, truy thunộp thuế; các khoản chi phí khác
Chứng từ sử dụng: Biên bản thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lýTSCĐ, phiếu thu, phiếu chi, biên bản xử phạt, hóa đơn GTGT…
Tài khoản sử dụng: TK 811 – Chi phí khác Tài khoản 811 không có số
dư cuối kỳ
Sơ đồ trình tự kế toán chi phí khác (Phụ lục 1.9)
1.3.2.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: bao gồm chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phátsinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả HĐKD sau thuế của doanhnghiệp trong năm tài chính hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất
Trang 40thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanhnghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:
- Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả trong năm;
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các nămtrước
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ cácnăm trước
Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế, phiếuchi, giấy báo nợ…
Tài khoản sử dụng: TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Tài khoản 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ trình tự kế toán chi phí thuế TNDN (Phụ lục 1.10)
1.3.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp
Chứng từ sử dụng: Phiếu kết chuyển doanh thu thuần, phiếu kết chuyểnchi phí, bảng xác định kết quả kinh doanh…
Tài khoản sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh (Phụ lục 1.12)
1.4 KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DƯỚI GÓC ĐỘ
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ