1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế (luận văn thạc sĩ)

106 85 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng của Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế 24 1.4.1.. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nội dung quả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM HỒNG DƯƠNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM HỒNG DƯƠNG KHÓA: 2016 – 2018

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình

Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Phạm Minh Hà

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới: Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS TS Phạm Minh Hà, người Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện

và hoàn thành Luận văn

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới bạn

bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng song Luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết Kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp!

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Phạm Hồng Dương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Dương

Trang 5

MỤC LỤC Lời cám ơn

Lời cam đoan

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ

Trang 6

1.3 Thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng của Ban Quản lý dự

1.3.1 Yêu cầu quản lý xây dựng công trình của chủ đầu tư 16 1.3.2 Thực trạng quản lý xây dựng công trình tại các dự án đang triển khai

1.4 Các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng của Ban Quản lý

dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế 24 1.4.1 Trước khi Ban quản lý dự án chuyên ngành được thành lập 24

1.5 Phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý

chất lượng của Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế 35

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN

2.1 Cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng

2.2.1 Quy định về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công

2.2.2 Quy định về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công 52

Trang 7

2.3.2 Quy định về hoạt động ủy thác quản lý dự án 67

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN

3.1.2 Yêu cầu của Bộ Y tế về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ

3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nội dung quản lý chất

lượng trong quy trình quản lý thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý

dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế

74

3.2.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong quy trình quản lý

thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý dự án 75 3.2.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý chất lượng trong

quy trình quản lý thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý dự án 84 3.2.3 Đề xuất giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

quản lý thực hiện các dự án ủy thác tại Ban quản lý dự án 93

Trang 8

KH-CN Khoa học - Công nghệ

PPP Public Private Partner

QL (QLCL) Quản lý (Quản lý chất lượng)

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành

Hình 1.2 Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 8

Hình 1.3 Bệnh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản 8

Hình 1.4 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 - Khu khám bệnh 9

Hình 1.5 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 - Khu khám

Hình 1.6 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 - Phủ lý, Hà Nam

Hình 1.7 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 - Phủ lý, Hà

Hình 3.1 Liên hệ tổ chức quản lý dự án giữa các chủ thể

Hình 3.2 Mô hình tổ chức quản lý dự án của Ban quản lý dự

án chuyên ngành xây dựng công trình y tế 78

20

Bảng 2.1 Quy định kích thước phòng đặt thiết bị bức xạ 60

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

* Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cùng với việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu tư xây dựng công trình ngày càng được gia tăng về cả quy mô và số lượng

Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng là một khâu quan trọng, then chốt trong quá trình quản lý dự án xây dựng và được coi là nhiệm vụ hàng đầu của toàn ngành Xây dựng Với sự nỗ lực của các cơ quan tham mưu, các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án, hầu hết các dự án xây dựng đã cơ bản đảm bảo được công năng sử dụng theo yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng,

ít sai sót lớn về mặt kỹ thuật và phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, trong thực tế một số dự án do Bộ Y tế quản lý đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập gây bức xúc trong xã hội Vì vậy, học viên chọn đề tài “Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế” làm đề tài nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình do Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế quản lý hoặc ủy thác

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình thuộc Bộ Y tế

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong quy trình quản lý thực hiện dự án đối với các dự án thực hiện ủy thác giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế

Trang 11

* Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu, tham khảo các kinh nghiệm quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng trong và ngoài ngành y tế

Tổng hợp phân tích chất lượng công trình xây dựng thuộc các dự án đã

và đang triển khai (đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được), từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng nói chung và quản lý chất lượng các bộ phận công trình đặc thù tại các công trình bệnh viện do Bộ Y tế quản lý

Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong các dự án ủy thác quản lý dự án;

* Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 03 chương:

Chương I: Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế

Chương II: Cơ sở khoa học, pháp lý trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình y tế

Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế

Trang 12

CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH Y TẾ

1.1 Giới thiệu sơ lược về Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế [1]

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 20/5/2016, Bộ Y tế đã công bố Quyết định thành lập “Ban Quản lý

dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế”

Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế được thành lập

sẽ giúp cho Lãnh đạo Bộ, các Vụ/Cục để quản lý các công trình dự án sử dụng ngân sách của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế

Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế là đơn vị sự nghiệp công lập; tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu; được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật,

Tên công ty: Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế

1.1.2 Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y

tế khái quát như Hình 1.1:

Trang 13

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công

trình y tế (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Cơ cấu tổ chức của Ban gồm:

- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc 1, 2 và 3

- Các phòng chức năng: Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Văn phòng; Phòng Giám sát 1; Phòng Giám sát 2, Phòng Giám sát 3, Phòng Quản lý dự án PPP

Các Phó Giám đốc chịu sự phân công, chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc, mỗi phòng chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám đốc

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban

Cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám đốc và các phòng chức năng trong Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế như sau:

a) Ban giám đốc

- Giám đốc Ban

Giám đốc Ban do Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách khác theo quy định của Nhà nước

Trang 14

Là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế Chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban

Nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc bao gồm: Phụ trách công tác chính trị, tư tưởng, công tác đối ngoại, thanh tra, kiểm tra; ban hành nội quy, quy chế làm việc; phụ trách công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương; công tác tuyển dụng cán bộ, lao động; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Phó giám đốc Ban 1, 2 và 3

Phó giám đốc Ban 1, 2 và 3 do Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách khác theo quy định của Nhà nước

Phụ trách các dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và một số dự án thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản khi Giám đốc giao; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các phòng chuyên môn, nhà thầu thực hiện dự án đúng quy định của pháp luật từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác,

- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:

Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ban thực hiện công tác:

Trang 15

Xây dựng và điều hành kế hoạch; công tác tổng hợp kết quả; thực hiện các

dự án; thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án

Quản lý chất lượng công tác thiết kế - dự toán công trình, dự toán gói thầu; Quản lý chất lượng công trình; kiểm tra hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, hồ

sơ xin điều chỉnh thiết kế - dự toán, điều chỉnh dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật ĐTXD công trình; thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án

- Phòng Tài chính - Kế toán:

Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về thực hiện công tác quản lý, điều hành tài chính (bao gồm kinh phí hoạt động của Ban

và các nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án), là phụ trách Kế toán của Ban

- Phòng Giám sát 1, Giám sát 2 và Giám sát 3:

Là phòng chuyên có chức năng tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý, điều hành và giám sát thực hiện dự án từ sau khi dự án được phê duyệt đến khi dự án hoàn thành, bàn giao, quyết toán dự án hoàn thành

Phòng có các Giám đốc dự án do Giám đốc Ban bổ nhiệm, miễn nhiệm để trực tiếp điều hành công tác quản lý dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao

- Phòng Quản lý dự án PPP

Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Ban thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP - Public Private Partner)

Tham mưu giúp Giám đốc Ban quản lý, điều hành và giám sát thực hiện dự

án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, bàn giao, quyết toán dự án hoàn thành

Trang 16

1.2 Một số công trình trọng điểm trong các dự án xây dựng của Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế [1]

1.2.1 Các công trình đã hoàn thành 2016-2018

a) Dự án xd mới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, giai đoạn I:

Hình 1.2 Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Nguồn: https://www.benhnhietdoi.vn)

Địa điểm xây dựng: tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội;

Quy mô: 500 giường nội trú, gồm các không gian chức năng với tổng diện tích sàn toàn dự án 58.374m2

Gồm các hạng mục: nhà chính bệnh viện với 1 tầng hầm và 9 tầng nổi; nhà khoa dinh dưỡng; nhà khoa kiểm soát chống nhiễm khuẩn; nhà khoa giải phẫu bệnh lý; các hạng mục công trình phụ trợ như nhà trực, nhà khí trung tâm, trạm điện, nhà xưởng; hạ tầng kỹ thuật

Tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng

Trang 17

b) Dự án xây dựng mới Bệnh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản

Hình 1.3 Bệnh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản

Trang 18

sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị cho bệnh nhân ung thư

Tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng

c) Khu khám bệnh thuộc dự án xây mới Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2

Hình 1.4 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2-Khu khám bệnh

(Nguồn:

https://news.zing.vn/sap-dua-co-so-2-cua-bv-bach-mai-va-viet-duc-vao-hoat-dong-post886193.html)

Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;

Chiều nay 21/10, Bộ Y tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh thuộc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện tại

Trang 19

d) Khu khám bệnh thuộc dự án án xây mới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

cơ sở 2

Hình 1.5 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2- Khu khám bệnh

(Nguồn:

http://laodongthudo.vn/khanh-thanh-co-so-2-benh-vien-bach-mai-viet-duc-tai-ha-nam-81728.html)

Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;

Chiều nay 21/10, Bộ Y tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2

e) Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

Ngày 29-4, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang tổ chức lễ khánh thành

cơ sở mới đạt chuẩn quốc tế, tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng tại số 60 Ung Văn Khiêm, P.Mỹ Phước, TP Long Xuyên

Bệnh viện mới quy mô 600 giường, cao 10 tầng, sân thượng có bãi đỗ trực thăng, diện tích sàn xây dựng 12.806m2 nằm trên mặt bằng rộng 4,6ha; hiện có

34 khoa phòng và các bộ phận chức năng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, công tác khám chữa bệnh quản lý bằng công nghệ thông tin

Trang 20

f) Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh

Xây dựng tại xã Tân Kiên và Tân Nhật, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với tổng diện tích sàn xây dựng gần 93.200 m2, được khởi công vào cuối năm 2014 vốn đầu tư hơn 4200 tỷ

Đây là dự án bệnh viện Nhi lớn nhất được ĐTXD ở phía Nam từ sau năm

1975 Quy mô 1.000 giường bệnh, nhóm A; có đầy đủ các khu khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú, khu cận lâm sàng và chuẩn đoán y khoa, khu đào tạo, khu hành chính, hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ, hệ thống trang thiết bị hiện đại…

g) Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

Sáng ngày 27/12/2016, đã cắt băng khánh thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn với quy mô 500 giường bệnh gồm cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị

y tế hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng bào

h) Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Bệnh viện được xây dựng trên diện tích đất hơn 10.000 m2, quy mô 100 giường bệnh, với đầy đủ các chuyên khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Nội tổng hợp, Ngoại - Gây mê hồi sức… Đây là một trong những bệnh viện khách sạn áp dụng quy trình khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân theo tiêu chuẩn của các bệnh viện lớn trên thế giới

i) Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ

Bệnh viện Nhi đầu tiên ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi, hiện đại khánh thành ngày 25/4/2016

Bệnh viện có quy mô 500 giường, được phê duyệt đầu tư vào năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 861 tỷ đồng Các hạng mục xây lắp gồm: Khối cao tầng là

9 tầng và khối thấp tầng là 4 tầng Công trình BV Nhi đồng TP Cần Thơ có diện tích xây dựng là 13.982m2; diện tích sàn sử dụng là 43.789m2; sân đường nội bộ

và cây xanh chiếm tỉ lệ 68,4%; chiều cao xây dựng tối đa là 43m

Trang 21

k) Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng được khởi công từ ngày 29/12/2009, có tổng diện tích đất là 121.630 m2 (tọa lạc trên đường Lê Duẩn, phường 9, TP Sóc Trăng), trong đó diện tích xây dựng là 40.527 m2, diện tích sàn là 67.544m2 Đây là bệnh viện được đánh giá là một trong những bệnh viện lớn ở Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng và chỉ đứng sau Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Tổng vốn đầu tư 1.680 tỷ đồng, khánh thành đưa vào sử dụng 12/2016 1.2.2 Các công trình thực hiện trong giai đoạn 2018-2020

a) Dự án xây mới Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 – Giai đoạn 2

Hình 1.6 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 - Phủ lý, Hà Nam

(Nguồn:

https://www.tienphong.vn/xa-hoi/toan-canh-du-an-benh-vien-bach-mai-co-so-2-nhin-tu-tren-cao-1277436.tpo)

Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý;

Quy mô: Có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú, đáp ứng 5.000 lượt khám/ngày

Trang 22

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 là dự án xây dựng bệnh viện trọng điểm, lớn nhất từ trước đến nay, với vốn đầu tư lên tới hơn 4.050 tỷ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng trên 119.962m2, dự kiến khánh thành giai đoạn 1 tháng 12/2016 và khánh thành toàn bộ vào tháng 12/2017 Nhưng thực tế, chiều 21/10/2018, Bộ Y

tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh

Cơ sở 2 của bệnh viện Bạch Mai phát triển theo hướng là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hiện đại điều trị các bệnh nặng, chuyên khoa sâu như: Tim mạch, nội khoa, ung bướu, thận tiết niệu, hô hấp, có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú, đáp ứng khoảng 5.000 lượt khám mỗi ngày

b) Dự án xây mới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 – Giai đoạn 2

Hình 1.7 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 - Phủ lý, Hà Nam

(Nguồn:

https://www.hancorp.com.vn/benh-vien-huu-nghi-viet-duc-co-so-ii/)

Địa điểm xây dựng: thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam;

Chiều ngày 21/10, Bộ Y tế tổ chức Lễ Khánh thành khu khám bệnh thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2;

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 với quy mô 1.000 giường bệnh nội trú chất lượng cao, việc chăm sóc phục vụ cho người bệnh các tỉnh Đồng bằng

Trang 23

Bắc Bộ Điều kiện phục vụ của bệnh nhân sẽ tốt hơn, tránh tình trạng bệnh nhân tập trung về cơ sở 1, đáp ứng nhu cầu khoảng 5.000 lượt khám/ngày

Về quy mô, diện tích mặt sàn của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 là 100.000 m2, gấp 10 lần Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 1

c) Dự án Trung tâm công nghệ cao và ghép Phổi Trung Ương

Dự án “Trung tâm công nghệ cao và ghép Phổi Trung Ương” thuộc dự án

“Nâng cấp cải tạo Bệnh viện Phổi Trung Ương”

Tên chủ đầu tư: Bệnh Viện Phổi Trung Ương

Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác của CĐT Địa điểm: Khuôn viên Bệnh viện Phổi Trung Ương, số 463 đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

Dự án được thực hiện trên cơ sở: Quyết định số 4619/QĐ-BYT ngày 30/10/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt dự án đầu tư: Nâng cấp cải tạo Bệnh viện Phổi Trung Ương; Quyết định số 6846/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ

Y tế về việc Phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và Dự toán xây dựng công trình Trung tâm công nghệ cao và ghép phổi thuộc dự án đầu tư: Nâng cấp cải tạo Bệnh viện Phổi Trung Ương

Phương án xây dựng: Xây dựng mới

Loại công trình: Công trình dân dụng (công trình y tế) cấp I

Quy mô ĐTXD: Xây dựng Trung tâm công nghệ cao và ghép phổi quy mô

270 giường, cao 08 tầng nổi, 01 tầng hầm diện tích xây dựng 2.628 m2, tổng diện tích sàn 22.615m2 (trong đó: tầng hầm có diện tích sàn 2.940m2, diện tích sàn phần nổi 19.670m2), đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của: khoa Cấp cứu, khoa Nội soi, Trung tâm tư vấn khám chữa bệnh, khoa Huyết học truyền máu, khoa Thăm dò và phục hồi chức năng, khoa Hóa sinh, khoa Giải phẫu bệnh lý, khoa Hồi sức tích cực, khoa Hậu phẫu, khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức, khoa Ngoại tổng hợp, khoa Thực nghiệm, khoa Bệnh phổi nghề nghiệp, Trung tâm ghép phồi, khoa Điều trị ung bướu, khoa Phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện

Trang 24

- Tổng diện tích sàn: 22.615m2

- Diện tích xây dựng: 2.628m2

- CTXD Trung tâm công nghệ cao và ghép phổi cao 08 tầng nổi, 01 tầng hầm, chiều cao từ cốt mặt sân lên đỉnh mái là 36,15m Tầng hầm là nơi bố trí khu vực kỹ thuật, khu tẩy trùng và chỗ để xe; tầng 1 bố trí khoa cấp cứu, khoa Nội soi và Trung tâm tư vấn chữa bệnh; tầng 2 bố trí khoa Huyết học truyền máu, khoa thăm dò và phục hồi chức năng, khoa Hóa sinh; tầng 3 bố trí các khoa Giải phẫu bệnh lý, khoa Hồi sức tích cực, khu Hậu phẫu; tầng 4 bố trí khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức; tầng 5 bố trí khoa Ngoại tổng hợp, khoa Thực nghiệm, tầng 6 bố trí khoa Bệnh phổi nghề nghiệp và Trung tâm ghép phổi; tầng 7 bố trí khoa Điều trị ung bướu; tầng 8 bố trí khoa Phẫu thuật lồng ngực

- Tổng mức đầu tư 214,6 tỷ đồng

1.3 Thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng của Ban Quản lý

dự án công trình thuộc Bộ Y tế [3]

1.3.1 Yêu cầu quản lý chất lượng công trình của Chủ đầu tư

- Yêu cầu của CĐT về chất lượng sản phẩm thi công của Nhà thầu thi công,

Tư vấn giám sát:

+ Công trình phải được thi công theo bản vẽ thiết kế (kể cả phần sửa đổi được CĐT chấp thuận bằng văn bản), chỉ dẫn kỹ thuật được nêu trong Hồ sơ mời thầu phù hợp với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án

và các quy định về chất lượng CTXD của nhà nước có liên quan; Nhà thầu phải

có sơ đồ và thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng thi công, giám sát chất lượng thi công của mình

+ Nhà thầu phải cung cấp cho CĐT các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm của công việc hoàn thành Các kết quả thí nghiệm này phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định

+ Nhà thầu đảm bảo vật tư, thiết bị do Nhà thầu cung cấp có nguồn gốc xuất xứ như quy định của hồ sơ hợp đồng

Trang 25

- Quyền kiểm tra, giám sát của CĐT:

+ CĐT được quyền vào các nơi trên công trường và các nơi khai thác nguyên vật liệu tự nhiên của Nhà thầu để kiểm tra;

+ Trong quá trình sản xuất, gia công, chế tạo và xây dựng ở trên công trường, nơi được quy định trong Hợp đồng CĐT được quyền kiểm tra, kiểm định, đo lường, thử các loại vật liệu và kiểm tra quá trình gia công, chế tạo thiết

bị, sản xuất vật liệu

+ Nhà thầu sẽ tạo mọi điều kiện cho người của CĐT để tiến hành các hoạt động này, bao gồm cả việc cho phép ra vào, cung cấp các phương tiện, các giấy phép và thiết bị an toàn Những hoạt động này không làm giảm đi bất cứ nghĩa

vụ hoặc trách nhiệm nào của Nhà thầu

+ Đối với các công việc mà người của CĐT được quyền xem xét đo lường

và kiểm định, Nhà thầu phải thông báo cho CĐT biết khi bất kỳ công việc nào như vậy đã xong và trước khi được phủ lấp, hoặc không còn được nhìn thấy hoặc đóng gói để lưu kho hoặc vận chuyển Khi đó CĐT sẽ tiến hành ngay việc kiểm tra, giám định, đo lường hoặc kiểm định không được chậm trễ mà không cần lý do, hoặc thông báo ngay cho Nhà thầu là CĐT không đòi hỏi phải làm như vậy

- Nghiệm thu sản phẩm các công việc hoàn thành:

+ CĐT chỉ nghiệm thu các sản phẩm của Hợp đồng khi sản phẩm của các công việc này đảm bảo chất lượng theo quy định tại Khoản 6.1 nêu trên

+ Căn cứ nghiệm thu sản phẩm của Hợp đồng là các bản vẽ thiết kế (kể cả phần sửa đổi được CĐT chấp thuận); thuyết minh kỹ thuật; các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan; chứng chỉ kết quả thí nghiệm; biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu bàn giao

+ Thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao gồm: Đại diện CĐT; Đại diện Nhà thầu; Đại diện các đơn vị tư vấn

- Hồ sơ nghiệm thu, bàn giao gồm:

Trang 26

+ Biên bản nghiệm thu chất lượng, công việc xây dựng để chuyển bước thi công;

+ Biên bản nghiệm thu chất lượng khối lượng hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng hoặc hạng mục công trình;

+ Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, CTXD đưa vào sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 27, 30, 31 Nghị định 46/2015/ND-CP ngày12/5/2015 của Chính Phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì CTXD

(Mẫu biên bản nghiệm thu sẽ được hai bên thỏa thuận theo quy định)

+ Khi công trình, hạng mục công trình, bộ phận CTXD có biểu hiện không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế thì thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu CTXD

- Chạy thử của công trình trước khi đưa vào sử dụng

+ Trước khi bắt đầu chạy thử khi hoàn thành, Nhà thầu phải trình CĐT các tài liệu hoàn công, các sổ tay vận hành và bảo trì phù hợp với đặc tính kỹ thuật với đầy đủ chi tiết để vận hành, bảo trì, tháo dỡ lắp đặt lại, điều chỉnh và sửa chữa

+ Nhà thầu phải cung cấp các máy móc, sự trợ giúp, tài liệu và các thông tin khác, điện, thiết bị, nhiên liệu, vật dụng, dụng cụ, người lao động, vật liệu và nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành chạy thử cụ thể một cách hiệu quả Nhà thầu phải thống nhất với CĐT về thời gian, địa điểm tiến hành chạy thử của thiết bị, vật liệu và các hạng mục công trình

+ Nhà thầu phải thông báo trước 03 (ba) ngày cho CĐT về kế hoạch chạy thử Nếu nhà thầu không thông báo trước cho CĐT về kế hoạch và thời gian chạy thử thì lần chạy thử đó CĐT không chấp nhận nghiệm thu và phải được tiến hành chạy thử lại, mọi thời gian chạy thử lại gây ra sự chậm tiến độ thi công của công trình nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

+ Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ hay chịu các chi phí do tuân thủ các hướng dẫn của CĐT, hay do sự chậm trễ thuộc trách nhiệm của CĐT, Nhà thầu

Trang 27

phải thông báo cho CĐT biết và được hưởng quyền lợi theo ký kết trong Hợp đồng

+ Nhà thầu phải trình cho CĐT các báo cáo có xác nhận về các lần chạy thử Khi các lần chạy thử cụ thể đã được tiến hành xong, CĐT sẽ chấp thuận biên bản chạy thử của Nhà thầu

- Nghiệm thu, bàn giao công trình và các hạng mục công trình

+ Sau khi các công việc theo hợp đồng được hoàn thành, công trình chạy thử đáp ứng các điều kiện để nghiệm thu theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày12/5/2015 của Chính Phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì CTXD, yêu cầu của hợp đồng thì Nhà thầu và CĐT tiến hành nghiệm thu công trình

+ Sau khi công trình đủ điều kiện để nghiệm thu, hai bên lập biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành theo hợp đồng Nếu có những công việc nhỏ còn tồn đọng lại và các sai sót về cơ bản không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình thì những tồn đọng này được ghi trong biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình và Nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn thành những tồn đọng này bằng chi phí của mình

+ Trường hợp công trình chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, bàn giao; các bên xác định lý do và nêu cụ thể những công việc mà Nhà thầu phải làm để hoàn thành công trình

+ Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng CTXD của nhà nước

- Yêu cầu của CĐT về công tác quản lý an toàn lao động:

+ Nhà thầu phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận

+ Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí

Trang 28

nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn

+ Các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng Tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật + Nhà thầu có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động của mình Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động

+ Nhà thầu có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động

Khi có sự cố về an toàn lao động, Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do Nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra

1.3.2 Thực trạng quản lý xây dựng công trình tại các dự án đang triển khai thực hiện

* Thực trạng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý

dự án:

Tại công trường mỗi dự án đang thi công, Ban bố trí một phòng trong công trình hoặc 1 khu nhà tạm trong khuôn viên dự án để phục vụ công tác giám sát, điều hành và quản lý chất lượng công trình Việc trang bị cơ sở vật chất tại đây cũng chỉ dừng lại ở mức cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn uống và chỗ nghỉ trưa của nhân viên

Trang 29

Nhân lực của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế được thể hiện qua Bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1 Tổng hợp số lượng nhân sự của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây

dựng công trình y tế tính đến thời điểm hết tháng 12/2018

3 Số lượng kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân theo chuyên ngành

Kỹ sư, kiến trúc sư chuyên ngành

Xây dựng dân dụng và công nghiệp 13 40,625%

Trang 30

Nhận xét: Qua số liệu Bảng 1.1 cho thấy:

- Lực lượng cán bộ công nhân viên của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế đa phần là những cán bộ có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm, với số người có trình độ từ đại học trở lên chiếm đến 93,1% Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế là số lượng các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử, cấp thoát nước còn ít lại được phân tán cho các Phòng nên chưa đủ để đáp ứng cho công tác quản lý chất lượng các hạng mục điện, điện nhẹ, điều hòa thông gió, cấp thoát nước và PCCC của các công trình

- Số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn kinh tế xây dựng có số lượng ít (7 người), lại chủ yếu tập trung ở phòng Kế hoạch – Tổng hợp, các phòng thực hiện

dự án hầu như không có, do đó việc kiểm soát khối lượng, đơn giá trong quá trình thanh toán thi công gặp nhiều khó khăn, còn xảy ra nhiều sai sót

- Tính đến thời điểm cuối năm 2018: Số lượng cán bộ của Ban là 32 người, số lượng dự án thực hiện là 15 dự án Với khối lượng này thì Ban vẫn đảm bảo khối lượng công việc hoàn thành Tuy nhiên, theo kế hoạch triển khai của Bộ Y tế trong các năm tiếp theo thì số lượng dự án thực hiện ngày càng tăng Vì vậy, Ban cần tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý dự án Cần tuyển thêm người có trình độ và kinh nghiệm trong việc quản lý thiết kế, quản lý thi công các chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử, cấp thoát nước và kinh tế xây dựng

* Thực trạng quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng:

Quản lý chất lượng và an toàn lao động trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng Khi tiến hành quản lý các hoạt động trên, công việc trước tiên của Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế đó là kiểm

Trang 31

tra tính đầy đủ, hợp pháp của các hồ sơ của nhà thầu thi công xây dựng Các nội dung giám sát chính là:

- Kiểm tra các điều kiện khởi công CTXD theo quy định tại Điều 107 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13

- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:

- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường xây dựng

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình

- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng công trình

- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu thiết

- Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng khi đáp ứng được yêu cầu thiết kế, quy chuẩn

kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của CĐT theo các nội dung của hợp đồng

- Khi nhà thầu thi công xây dựng có phiếu yêu cầu nghiệm thu, Ban Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế sẽ tổ chức nghiệm thu kịp thời theo các giai đoạn:

- Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng

Trang 32

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết

bị lắp đặt tại hiện trường

+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định khối lượng và chất lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình

- Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật

+ Nghiệm thu bộ phận CTXD, giai đoạn thi công xây dựng

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận CTXD, giai đoạn thi công xây dựng

+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện

+ Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận CTXD

+ Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đã được phê duyệt, cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, CTXD đưa vào khai thác sử dụng

+ Kiểm tra hiện trường

+ Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ hoàn công CTXD

- Nhà thầu có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động

1.4 Các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng của Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế [3]

1.4.1 Trước khi Ban Quản lý dự án chuyên ngành được thành lập

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) hiện nay các chỉ tiêu an toàn bức xạ của phòng chiếu chụp X-quang như diện tích phòng máy, vật liệu chống tia phóng xạ, cửa chắn chì, buồng điều khiển, kính chì ô quan sát, chất lượng máy cũng như phương tiện phòng hộ cá nhân đều giảm

Trang 33

dần từ tuyến trung ương đến tuyến quận, huyện Có tới 75% cơ sở phòng ốc và phương tiện phòng hộ cá nhân không đảm bảo theo quy định; 70% cửa ra vào và các cửa sổ của các phòng chiếu chụp X-quang chưa được áp dụng biện pháp chắn tia X

Tình trạng nhiễm xạ khu vực ngoài phòng chiếu chụp X-quang ở nhiều nơi

có liều suất cao và nhiều chỗ vượt mức cho phép nhiều lần, thường là ở cửa ra vào và cửa sổ, có vị trí cao gấp 40 lần và khi chiếu thẳng gấp 500 lần cho phép Tại khu vực làm việc của phòng X-quang có nhiều nơi có phông bức xạ vượt mức cho phép thậm chí có nơi bệnh nhân còn phải ngồi chờ trong phòng máy với điều kiện như vậy

Theo thống kê của Cục An toàn bức xạ hạt nhân (ATBXHN), hiện nay toàn quốc có tới hơn 4.000 cơ sở có hoạt động liên quan tới bức xạ và hạt nhân, trong

đó 2.930 cơ sở X-quang y tế thuộc diện quản lý và cấp phép của Sở Khoa học - Công nghệ theo phân cấp Hơn 900 cơ sở có các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử như các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, quặng phóng xạ Chụp X-quang để chẩn đoán hình ảnh là hoạt động không thể thiếu trong điều trị của ngành y tế Do đó, y tế là ngành có nhiều hoạt động liên quan tới bức xạ hạt nhân nhất Nhiều cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) có 13 đơn vị

y học tiến hành công việc bức xạ, sử dụng tới gần 40 thiết bị X-quang chẩn đoán các loại, 2 máy gia tốc xạ trị cùng nhiều thiết bị khác

Các bệnh viện cấp tỉnh/thành phố, quận/huyện đều có một vài thiết bị bức

xạ Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên kỹ thuật sử dụng thiết bị chiếu chụp X-quang còn hạn chế Đa số nhân viên chiếu chụp X-quang chỉ mới tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng, không được đào tạo chuyên sâu về X-quang trong khi thường xuyên tiếp xúc với bức xạ độc hại nhưng nhiều người chưa ý thức rõ về an toàn bức xạ Theo quy định, nhân viên thực hiện các công việc liên quan đến bức xạ phải được đào tạo và cấp chứng chỉ Hiện cả nước có 7 đơn vị tham gia đào tạo cấp giấy chứng nhận về an toàn bức xạ Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một

Trang 34

chương trình đào tạo thống nhất về an toàn bức xạ.

Tại Hà Nội, qua kiểm tra 118 cơ sở X-quang y tế, Thanh tra Sở Khoa học - Công nghệ (KH-CN) đã phát hiện vi phạm tại 17 cơ sở, đó là sử dụng giấy phép

đã hết hạn, để lọt tia bức xạ quá mức liều giới hạn cho phép; vi phạm điều kiện được quy định trong giấy phép; không trang bị liều xạ kế cá nhân cho nhân viên bức xạ (trong khi đây là thiết bị không thể thiếu đối với nhân viên làm việc thường xuyên trong môi trường này)

Phòng Cảnh sát Môi trường (PC36) phối hợp với Sở KH-CN khi kiểm tra Phòng khám đa khoa của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã phát hiện tại đây thực hiện chụp X-quang mà không xin phép, vi phạm quy định về phòng ốc bởi nơi đặt máy được tận dụng từ một nhà để xe cũ nằm trong khuôn viên Trung tâm

Y tế dự phòng, trong khi theo quy định: khu vực để máy chụp phải có diện tích tối thiểu 14m2 trở lên và máy chụp X-quang cho những chuyên khoa như răng phải đảm bảo che chắn, người bệnh phải mặc áo chì nếu không sẽ tạo nên bức xạ

Theo báo cáo của Cục ATBXHN thì trung bình hàng năm, toàn quốc đã tiến hành thanh tra hơn 1.000 cơ sở bức xạ Kết quả này cho thấy công tác thực thi pháp luật đã được tăng cường, giúp cho các chủ cơ sở nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm an toàn cho con người, môi trường cũng như ngăn ngừa sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra Trong khuôn khổ một hội nghị tổng kết 10 năm công tác quản lý Nhà nước về ATBXHN, chưa có một con

số thống kê cụ thể có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi bức xạ khi tiếp xúc với thiết bị y tế Nhiều tham luận, báo cáo được đưa ra xung quanh việc quản lý an toàn bức xạ trong ngành y tế nhưng đa số là "báo cáo thành tích"

Có thể phân nguồn phóng xạ trong lĩnh vực y tế thành 2 loại: Một là nguồn

từ máy X-quang, nghĩa là dùng tia X để chẩn đoán và điều trị bệnh Máy X- quang chỉ phát xạ khi được nối với nguồn điện và đây là loại máy khá phổ biến tại các cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân với khoảng gần 2.000 cơ sở trong cả

Trang 35

nước Nguồn thứ hai là sử dụng các đồng vị phóng xạ để điều trị bệnh Nguồn này lại được chia làm 2 loại, nguồn kín và nguồn hở:

Nguồn kín là các máy có sử dụng đồng vị phóng xạ như máy xạ trị Cobatl (sử dụng đồng vị Co-60), máy gia tốc, dao phẫu thuật bằng tia gamma Toàn quốc hiện có khoảng 15 cơ sở sử dụng 9 máy gia tốc và 19 nguồn phóng xạ xạ trị chủ yếu là tại các bệnh viện đầu ngành của Nhà nước như Bệnh viện K, Bạch Mai, Ung bướu, Chợ Rẫy bởi giá thành của những loại máy này rất đắt (khoảng trên dưới 1 triệu USD/ máy tùy từng loại)

Nguồn hở là các chất phóng xạ được đưa trực tiếp vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc tiêm để chẩn đoán và chữa trị bệnh

Có tới 90% liều bức xạ do các nguồn nhân tạo con người nhận được là do chiếu xạ y tế gây nên Vấn đề đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế, người bệnh, đặc biệt là công tác kiểm soát bức xạ ở các cơ sở y tế, nhất là tại các cơ sở

có sử dụng nguồn phóng xạ từ các đồng vị phóng xạ đã được thực hiện chưa đúng với yêu cầu của an toàn phóng xạ

(Nguồn: Nguyễn Thiêm- An toàn bức xạ tại các cơ sở y tế: không thể coi thường)

1.4.2 Về cơ cấu tổ chức hiện hữu

- Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ban tuy đã cơ bản hoàn chỉnh nhưng việc phân công nhiệm vụ cho các phòng còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng Ban, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng và có nhiều

Trang 36

1.4.3 Về hệ thống quản lý

* Bộ Y tế lý giải nguyên nhân 2 bệnh viện nghìn tỷ bị chậm tiến độ

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường, diện tích 21ha, diện tích sàn 119.952 m2, tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng, theo kế hoạch dự kiến, bệnh viện này sẽ khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 12/2017

Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường, diện tích 21,7ha, diện tích sàn 119.962 m2, tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ được khánh thành giai đoạn I vào tháng 12/2016 và khánh thành toàn bộ tháng 12/2017 Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính tới ngày 10/5, dự án Bệnh viện Bạch Mai

cơ sở 2 đã giải ngân được 76,66% Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 mới giải ngân đạt 56% Thực tế tiến độ ĐTXD đã chậm 18 tháng và Bộ Y tế đã trình Thủ tướng cho phép kéo dài dự án tới hết năm 2019 sẽ hoàn thành thanh quyết toán

Về nguyên nhân chậm tiến độ, theo lý giải của Bộ Y tế, là kế hoạch thực hiện dự án đề ra quá ngắn, chỉ 2-3 năm Trong khi, đây là một bệnh viên lớn, hiện đại, tính chất kỹ thuật phức tạp Thời gian cho công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán kéo dài nên phải chờ đợi lâu do việc chuyển đổi giữa Luật Xây dựng cũ và Luật xây dựng mới

Bên cạnh đó, do tổng mức đầu tư dự án bị điều chỉnh giảm từ 5.000 tỷ đồng xuống còn 4.050 tỷ nên phải điều chỉnh thiết kế Đồng thời, công tác giải ngân chậm trễ dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ dự án

a Tồn tại, hạn chế cần được kể đến tại Dự án BV Bạch Mai cơ sở 2 là:

- Thiết kế tiêu chuẩn G7, lắp đặt hàng chất lượng thấp:

Tại gói thầu ký hiệu XDBM-01, có tiêu cực trong việc cung cấp cửa, vách nhôm kính, cửa thép, cửa gỗ công nghiệp, cửa gỗ chống cháy kèm vật tư phục

vụ công tác lắp đặt của khối nhà khám và điều trị ban ngày và hệ thống thang máy, thang cuốn

Trang 37

Cụ thể, tại Hồ sơ mời thầu: nhôm kính, hệ thống cửa vách, thanh nhôm định hình sơn tĩnh điện, phụ kiện bản lề, tay nắm, khóa cho cửa sổ và cửa đi… xuất xứ từ các nước G7, chất lượng tương đương Technal (CH Pháp) Hồ sơ dự thầu do nhà thầu chính là Tổng công ty Thành An đề xuất xuất xứ G7, nhưng thực tế các hạng mục đang được nhà thầu phụ lắp đặt thì chỉ là sản phẩm nhôm được sản xuất tại Malaysia và sơn tĩnh điện tại Việt Nam

Thiết bị không đảm bảo chất lượng này có giá rẻ tới một nửa, nếu tính toàn

bộ nhôm kính của dự án thì lên tới hàng trăm tỷ đồng, tại gói thầu này cho thấy đang có dấu hiệu không minh bạch

Phản hồi từ Ban Quản lý dự án: Phóng viên Báo điện tử VOV.VN làm việc với đại diện Ban Quản lý Dự án Y tế trọng điểm (Bộ Y tế), Phó Giám đốc Ban QLDA cho biết: Việc thay đổi bản vẽ thiết kế thi công, những thiết bị đang lắp đặt với một số vật tư theo hồ sơ thầu “xuất xứ từ các nước G7” bằng hàng xuất

xứ từ Malaysia tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 là có thật

- Chưa được phê duyệt điều chỉnh đã lắp đặt:

Tại Hợp đồng kinh tế số 373/HĐKT (không rõ ngày) tháng 1/2017 ký kết giữa Công ty Thành An 665 và nhà thầu phụ thì việc thi công lắp đặt đã tiến hành từ tháng 1/2017 trong khi công trình chưa được phê duyệt bản vẽ thiết kế

kỹ thuật và tổng dự toán Đây là một sai phạm nghiêm trọng, vi phạm các quy định của pháp luật

b Tồn tại, hạn chế tại Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2:

Ban quản lý dự án trọng điểm của Bộ Y tế là đơn vị chịu trách nhiệm các công đoạn xây dựng, theo hình thức “chìa khóa trao tay”

Ngày 24/5/2018, cuộc họp về giải ngân vốn đầu tư của Bộ Y tế, truy trách nhiệm giải ngân chậm khi Bộ có tiền nhưng không tiêu, khiến các dự án dậm chân tại chỗ Bộ Y tế bị đánh giá là kém nhất khi được giao tới 32.000 tỷ đồng

Trang 38

nhưng mới giải ngân được 1,36% Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 của Bộ Y tế chậm tiến độ 18 tháng và còn đang xin kéo dài đến hết năm 2019 Đây là điển hình của yếu kém trong quản lý ĐTXD cơ bản

Việc giải ngân chậm trễ là do vướng mắc ở quy định về thiết kế phải có dự toán, sau khi có dự toán thì mới được phê duyệt giải ngân qua Kho bạc

Tuy nhiên, tháng 12/2017, Bộ Y tế có văn bản số 7439/BYT-TB-CT gửi

Bộ Xây dựng xin ý kiến phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự án ĐTXD mới cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức Đầu năm 2018, Bộ Xây dựng đã có Công văn 188/BXD-KTXD trả lời Bộ Y tế, trong đó nêu rõ việc phê duyệt trước bản vẽ thiết kế kỹ thuật của Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế

Nhiều tồn tại, hạn chế tại Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 là:

- Văn bản số 498/BXD-KTXD chỉ ra nhiều bất cập như: trao thầu khi chưa

có TMĐT điều chỉnh; điều chỉnh hợp đồng không dựa trên đơn giá trúng thầu;

dự toán hạng mục phần ngầm vượt 40-50% giá trị hạng mục đã được phê duyệt trong TMĐT

- Chậm tiến độ trình dự toán: do trong quá trình thực hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn vì quy mô lớn, phải phối kết hợp và hài hòa về giải pháp thiết kế giữa tư vấn nước ngoài và điều kiện của Việt Nam, chuyển đổi thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định của Luật Xây dựng 2014 Các gói thầu thực hiện theo hợp đồng EPC, vừa thiết kế, thẩm định và vừa triển khai thi công, trong khi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa đơn vị thiết kế trong và ngoài nước, đơn vị thẩm tra, đơn vị thẩm định, cũng như trong áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn châu Âu

- Phải điều chỉnh dự toán

Dự toán của gói thầu được xác định và phê duyệt dựa trên TMĐT của dự

án Giá hợp đồng là giá tổng hợp cho từng hạng mục, còn giá chi tiết được xác định theo các phụ lục hợp đồng trên cơ sở thương thảo lại với các nhà thầu (dựa

Trang 39

trên giá dự thầu, dự toán do Bộ Xây dựng thẩm định và Bộ Y tế phê duyệt, dự toán điều chỉnh do CĐT phê duyệt) Nội dung này đã được Ban QLDA và nhà thầu thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng và các phụ lục theo đúng quy định Trong thời gian tới, Ban QLDA sẽ tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện lại hợp đồng đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về hợp đồng xây dựng

Riêng hạng mục phần ngầm, phương án TKCS ban đầu là cọc khoan nhồi Tuy nhiên, kết quả khảo sát địa chất ở giai đoạn TKKT cho thấy, địa chất khu vực xây dựng công trình rất phức tạp, nền đất yếu, các lớp địa chất thay đổi, phải hạ cọc ở độ sâu trung bình 55-60m Do đó, đơn vị thiết kế đã đề xuất giải pháp móng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn thay cho cọc khoan nhồi để tiết kiệm chi phí và kiểm soát chất lượng tốt hơn Dự toán phần ngầm dự án theo kết quả thẩm tra của Viện Kinh tế xây dựng tương đương nhau là 353 tỷ đồng, theo khái toán trong TMĐT là 331 tỷ đồng, tăng 6,6% so với dự toán đã được phê duyệt Việc điều chỉnh TKCS không làm thay đổi TMĐT đã được phê duyệt

- Theo kế hoạch, Dự án ĐTXD mới cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức sẽ hoàn thành toàn bộ Dự án vào tháng 12/2017 Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y

tế, việc triển khai Dự án đang bị chậm tiến độ, mặc dù việc lựa chọn nhà thầu thực hiện 14/14 gói thầu đã hoàn thành trong năm 2016 Thực tế chậm tiến độ

18 tháng

- Chọn xong nhà thầu khi chưa có dự toán thiết kế kỹ thuật:

Ngày 2/3/2017, Bộ Xây dựng nhận được đề nghị của Ban Quản lý dự án y

tế trọng điểm thuộc Bộ Y tế về việc thẩm định dự toán thiết kế kỹ thuật hạng mục kết cấu phần ngầm và hạng mục phần thân dự án

Qua thẩm định hồ sơ dự toán, Bộ Xây dựng cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện, dự án phải điều chỉnh thiết kế cơ sở, mở rộng diện tích sử dụng Đến nay, dự án đã thi công xong phần kết cấu khung thô đến tầng mái của khối nhà chính; đang thi công công trình hạ tầng kỹ thuật; đã có kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu chính về xây lắp, thiết bị, hạ tầng Tuy nhiên, Ban Quản lý dự

Trang 40

án y tế trọng điểm vẫn chưa hoàn thành việc lập tổng mức đầu tư điều chỉnh theo thiết kế cơ sở sau điều chỉnh đã được duyệt, làm cơ sở để quản lý chi phí ĐTXD theo quy định Việc này vi phạm quy định pháp luật ĐTXD về quản lý chi phí ĐTXD công trình, đặc biệt là về trình tự quản lý chi phí và việc lập tổng mức đầu tư điều chỉnh

Theo quy định, dự toán xây dựng sử dụng vốn nhà nước được duyệt là cơ

sở để xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng Tuy nhiên, tại thời điểm ký hợp đồng, dự án không có dự toán thiết kế kỹ thuật được thẩm định và phê duyệt Thủ tục lập và trình thẩm định dự toán thiết kế kỹ thuật đều thực hiện sau giai đoạn tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng xây dựng Như vậy, vi phạm quy định tại Điều 135 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

Thời điểm thẩm định dự toán hạng mục phần ngầm là tháng 6/2016, trong khi đã có kết quả thẩm định thiết kế hạng mục này trước đó 1 năm (tháng 6/2015) Thời điểm trình thẩm định dự toán hạng mục phần thân vào tháng 2/2017, trong khi kết quả thẩm định thiết kế hạng mục này đã có từ tháng 9/2016 đối với Bệnh viện Việt Đức Do điều chỉnh thiết kế nên công tác kiểm soát khối lượng không đạt yêu cầu, dẫn đến việc lập dự toán không kịp thời, tồn tại nhiều sai sót trong hồ sơ dự toán trình thẩm định

- Điều chỉnh hợp đồng không dựa vào đơn giá trúng thầu

Gói thầu xây dựng của dự án áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh Tuy nhiên, một số nội dung quy định trong hợp đồng không rõ ràng, không tuân thủ bất kỳ quy định pháp luật nào về hợp đồng trong hoạt động xây dựng Cụ thể: loại hợp đồng là theo đơn giá điều chỉnh, nhưng trong hợp đồng không có đơn giá cụ thể làm cơ sở để điều chỉnh Quy định điều chỉnh giá hợp đồng không dựa trên cơ sở đơn giá trúng thầu, mà quy định điều chỉnh dựa trên

dự toán chi tiết được Bộ Xây dựng thẩm định và CĐT phê duyệt là không đúng với quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng

Ngày đăng: 20/07/2019, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w