1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHIỆM VỤ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

110 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 565 KB

Nội dung

NHIỆM VỤ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, vấn đề bảo về quyền con người, quyền công dân luôn được các quốc gia coi trọng trong quá trình củng cố và phát triển đất nước. Nhất là đối với nước ta đang tiến tới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở đó nó đã trở thành tiêu chí để đánh giá sự công bằng, dân chủ, bình đẳng của một chế độ xã hội. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có khái niệm về đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp, quy định thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy vậy đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp và cụ thể là trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát có thể được hiểu là đảm bảo các điều kiện, yếu tố liên quan đến việc thực hiện các quyền con người trong lĩnh vực này theo quy định pháp luật. Đối với Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nhìn chung đã bảo vệ tốt quyền con người, quyền công dân khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Làm được điều này, trong thực tế cũng cần phải có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa cơ quan điều tra, Tòa án và các cơ quan hữu quan. Nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân cần phải: Phải kịp thời sửa đổi, bổ sung và không ngừng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân trong mọi lĩnh vực. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác truy tố đúng người, đúng tội, không để xảy ra tình trạng oan sai. Đội ngũ cán bộ công chức Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định mặc dù đang thiếu về số lượng nên hướng tới phải được tăng cường về số lượng, thông qua công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tào. Đồng thời tạo điều kiện chính sách tiêng ưu đãi đối với cán bộ ngành để tăng cường thu hút cán bộ. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác luôn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện nay. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đặt ra của công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đúc kết kinh nghiệm từ cơ sở lý luận chung về quyền con người, quyền công dân và được cụ thể hóa về quyền con người, quyền công dân trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp tại địa phương mình. Vì thế, hy vọng rằng với đề tài nghiên cứu “Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân Qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định” sẽ góp phần tạo thêm một viên gạch vào ngôi nhà lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân nói chung và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN HOÀNG NHUNG

NHIỆM VỤ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI,

QUYỀN CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

-HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

Hà Nội - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN HOÀNG NHUNG

NHIỆM VỤ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI,

QUYỀN CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

-HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái

Trang 3

Hà Nội - 2015

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoànthành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theoquy đinh của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thểbảo vệ luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Người cam đoan

Trần Hoàng Nhung

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợpvới kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực củabản thân

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS.TS Phạm Hồng Thái là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng

dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôinhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trựcthuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình họctập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này

Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điềukiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn

Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô,đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2015

Tác giả Luận văn

Trần Hoàng Nhung

Trang 6

CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN - QUA THỰC TIỄN TẠIVIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH 52

Trang 7

2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản 522.1.1 Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát công tác giải quyết tin báo

tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố 522.1.2 Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự 542.1.3 Công tác kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự 562.1.4 Công tác kiểm sát thi hành án dân sự 572.1.5 Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, HN - GĐ, hành chính, kinh doanh, thương mại và những việc khác theo quy định pháp luật.582.1.6 Công tác kiểm sát việc giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo 592.2 Đánh giá chung về thực trạng bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản 612.2.1 Về hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát 712.2.2 Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp 722.2.3 Về cơ sở vật chất, kỹ thuật điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp 732.2.4 Về cơ chế phối hợp trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.742.2.5 Về cơ chế giám sát họat động tư pháp 77CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 803.1 Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về quyền con người trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp 803.2 Tiếp tục đổi mới pháp luật 81

Trang 8

3.3 Xây dựng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo hướng tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa Hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp .833.4 Nâng cao năng lực của điều tra viên, kiểm sát viên, kiểm tra viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, luật sự 903.5 Khắc phục kịp thời có hiệu quả thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra 913.6 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành quyền công

tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân 93KẾT LUẬN 96TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng số liệu án thụ lý kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định từ năm 2010-2014 54Bảng 2.2: Bảng số liệu án Viện kiểm sát huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định thụ lý

từ năm 2010-2014 55Bảng 2.3: Bảng số liệu án kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định từ năm 2010-2014 55Bảng 2.4: Bảng số liệu công tác kiểm sát số việc thi hành án thụ lý giải quyết của Viện kiểm sát huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định 58

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là những giá trị cao quý nhất, được hình thành và kếttinh từ nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới Đây là tiếng nói chung, mụctiêu chung và phương tiện chung của toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩynhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người

Quyền con người được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế từsau Chiến tranh thế giới, quyền con người hiện đã trở thành một hệ thống cáctiêu chuẩn pháp luật quốc tế có tính chất khuyến cáo với mọi quốc gia và việctôn trọng, bảo vệ các quyền con người hiện đã trở thành thước đo căn bản vềtrình độ văn minh của các nước và các dân tộc trên thế giới [9, tr.20]

Ở Việt Nam, cuộc cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo mà ngườiđứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không có mục đích gì khác hơn làgiành và giữ quyền con người cho toàn thể dân tộc Việc quan tâm và thúcđẩy đảm bảo quyền con người, quyền công dân luôn là ưu tiên của Đảng vàNhà nước ta, được phản ánh nhất quán và xuyên suốt trong mọi chính sách,luật pháp của Nhà nước ta từ trước tới nay

Ngày nay, nước ta đang bước vào giai đoạn: Đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam, nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Songsong đó, cải cách tư pháp ở nước ta là một yêu cầu cấp bách, nhằm nâng caohiệu quả của công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo các quyền,lợi ích hợp pháp của công dân, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm và làmoan người vô tội

Trong giai đoạn hiện nay, với chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sátnhân dân theo quy định của pháp luật là thực hành quyền công tố, kiểm sáthoạt động tư pháp Trọng tâm của ngành kiểm sát nhân dân là: Phục vụ kịpthời và hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, hoàn thiện và phát

Trang 11

huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế, giữ vững và phát huybản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồngthời tạo bước đột phá vững chắc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thốngViện kiểm sát các cấp trong phòng, chống tội phạm Nhất là tội phạm về anninh quốc gia, tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương, tôn trọng và bảo

vệ mọi quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, quyền cơ bản của conngười Nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát các cấp, thật sự là chỗdựa tin cậy của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dânhuyện Vụ Bản nói riêng cũng không ngừng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ

mà Đảng, Nhà nước đã giao phó Thực hiện đúng các quy định của pháp luật

để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm

án hình sự Không để xảy ra trường hợp Viện kiểm sát truy tố Tòa án tuyênkhông phạm tội, phấn đấu không có trường hợp nào hủy án do có trách nhiệmcủa Viện kiểm sát

Vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực hànhquyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là vấn đề còn khá mới mẻ trongnhận thức của công dân, cũng như việc tổ chức và đảm bảo quyền con người,quyền công dân trong thực tế, đó là vấn đề khá phức tạp cần được nghiên cứumột cách có hệ thống, toàn điện cả về lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ những vấn đề như vậy, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ

luật học, chọn đề tài “ Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân - Qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ là vấn đề có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền con người, quyền công dân và việc bảo vệ quyền con người,quyền công dân là vấn đề cơ bản, được tất cả các quốc gia trên thế giới đặc

Trang 12

biệt quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trong lịch sửphát triển của nhân loại, các giá trị về quyền con người và bảo vệ quyền conngười luôn gắn liền với những thành tựu mà nhân loại đạt được Tuyên ngônthế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm

1948 đã đánh dấu mốc phát triển của lịch sử nhân loại về quyền con người.Đây là cơ sở cho việc hoàn thiện về lý luận cũng như thực tiễn của việc đảmbảo quyền con người

Trên thế giới, từ cơ sở Luật quốc tế về quyền con người, các khu vựcquốc gia đều xây dựng cho mình các thiết chế để đảm bảo và phát huy quyềncon người trên thực tế Năm 1950, Ngoại trưởng các quốc gia thành viênCộng đồng Châu Âu ký Hiệp ước về quyền con người, vạch ra hệ thống bảo

vệ quyền con người cho tất cả các quốc gia thành viên của cộng đồng

Ở Châu Á - Thái Bình Dương các tổ chức nhân quyền ở các quốc gialần lượt được thành lập ở các nước như: Philippines, Auatralias… để gópphần bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia mình

Cùng với các căn cứ pháp lý về quyền con người, các quan điểm, tưtưởng và quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này đã được phản ánh rấtphong phú và đa dạng như: tác phẩm “Nhân quyền, bảo vệ nhân quyền theoCông ước quốc tế về dân sự và chính trị” của Lippman Matther, tạp chí Quốc

tế Califonia, số 10-1980; tác phẩm “Việc áp dụng Hiệp ước Châu Âu về nhânquyền của Tòa án Pháp” của Steiner Eva, tạp chí Luật Kings Collages, số 6-1996; tác phẩm “Luật nhân quyền quốc tế liên quan đến phụ nữ, các ghi nhớ

từ các vụ án và bình luận” của Cook Rebeca J, tạp chí Vanderbilt Jourual ofTran national law, số 23-1990…

Các tác phẩm trên đề cập đến các vấn đề lý luận về quyền con ngườinói chung, quyền ở từng lĩnh vực nói riêng; về tổ chức và hoạt động thực tiễnbảo vệ quyền con người ở các quốc gia trong Cộng đồng Châu Âu cũng nhưcác quốc gia tổ chức khác trên thế giới

Trang 13

Việt Nam là thành viên của khoảng 1/3 số điều ước quốc tế hiện hành

về quyền con người do Liên hợp quốc ban hành, việc bảo vệ quyền conngười, quyền công dân nói chung và bảo vệ quyền con người, quyền công dânnói riêng trong hoạt động tư pháp là vấn đề được Đảng, Nhà nước cùng cácnhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu nhất là trong thời kỳ đổi mới Các

cơ quan chủ yếu tham gia hoạt động nghiên cứu lý luận về quyền con người ởViệt Nam trong thời gian qua bao gồm Ban Tư tưởng-Văn hóa trung ương,

Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chínhtrị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Viện nghiên cứu quyền con người vàmột số viện nghiên cứu khác trực thuộc Học viện), Tạp chí Cộng sản, Ban chỉđạo nhân quyền của Chính phủ, Văn phòng Quốc Hội…

Về phương diện nghiên cứu lý luận, trong thập kỷ 2000, đáng kể nhất

là một số công trình nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu quyền con ngườithuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện với sự hỗ trợ vàhợp tác của một số nhà tài trợ quốc tế, bao gồm các đề tài nghiên cứu: “Nhânquyền: Lý luận và thực tiễn” (2000-2001), Hiến pháp, pháp luật và quyền conngười: Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển (2000-2001), Quyền con người:

Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Australia (2003-2004), Lý luận và thựctiễn về quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (2004)…

Trong gần ba thập kỷ vừa qua, các cơ quan nghiên cứu đã tổ chức thựchiện nhiều công trình nghiên cứu lý luận về quyền con người Một số côngtrình nghiên cứu quan trọng mà kết quả nghiên cứu đã được xã hội hóa nhưQuyền con người, Quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam,Trung tâm Thông tin Tư liệu trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh, 1993; Quyền con người trong thế giới hiện đại, Phạm Khiêm Ích,Hoàng Văn Hảo (Chủ biên), Viện thông tin khoa học xã hội, 1995; Tình hiểuvấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại, PTS Chu Hồng Thanh (chủ biên),Nhà xuất bản Lao động, 1996; Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam:

Trang 14

Truyền thống, lý luận và thực tiễn, Trung tâm nghiên cứu quyền con ngườithuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia, 2003; Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác vàPh.Ăngghen, Hồ Sỹ Quý (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003;Sách trắng về thành tựu nhân quyền của Việt Nam, Bộ Ngoại giao, 2004; Tưtưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Nhàxuất bản Chính trị quốc gia, 2005; Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trongkhu vưc ASEAN - Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Khoa Luật,Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2012; Bảo đảmquyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia Hà Nội, 2013; Luận văn thạc sĩ của tác giả Hà Thu Hương “Bảo vệquyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở ViệtNam”, 2014; Luận văn thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Thanh “Bảo đảm quyềncon người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự”, 2013; Luận văn thạc sĩ củatác giả Phùng Thanh Mai “ Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm vàcác biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự”, 2014; Luận văn thạc sĩ củatác giả Phan Thị Hương Giang “Bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáotrong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, 2014….

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Trang 15

Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhiệm vụ quyền con người, quyền côngdân của Viện kiểm sát nhân dân cụ thể là: làm rõ khái niệm quyền con người,quyền công dân; làm rõ vấn đề nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền côngdân của Viện kiểm sát; đánh giá được thực tiễn bảo vệ tại Viện kiểm sáthuyện Vụ Bản, chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế Đồng thời đặt ra nhữngkhuyến nghị khoa học nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền con người,quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân khi Viện kiểm sát thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Nhiệm vụ của Viện Kiểmsát trong việc bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo,bị hại, người làmchứng, người chấp hành án, người bị tạm giam, tạm giữ; nguyên đơn dân sự,

bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình tham gia

tố tụng

Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tưpháp của Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định và những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát huyện

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trên các vấn đề cơ bảnsau:

Cơ sở lý luận bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền conngười trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp củaViện kiểm sát nhân dân

Về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân củaViện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định

Trang 16

Giải pháp nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Việnkiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản khi thực hiện chức năng thực hành quyềncông tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về Nhà nước và pháp luật, vềđổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp, về bảo đảm, bảo vệ quyền conngười, quyền côn dân

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaMác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tácgiả sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh, thống kê, lịch sử, phương pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến những ngườilàm công tác thực tiễn lâu năm), phương pháp khảo sát thực tiễn trong côngtác kiểm sát

6 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn

Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về bảo vệ quyền con người của cơ quankiểm sát

Đánh giá thực tiễn về nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền côngdân của Viện kiểm sát nhân dân nhân dân nói chung, của Viện Kiểm sát nhândân Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định, nhận diện những vi phạm quyền conngười, quyền công dân khi Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ;

Đề ra giải pháp trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dântrong họat động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nóichung và ở Viện kiểm sát huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định nói riêng

Trang 17

7 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp cho các cơ quan bảo vệ phápluật nói chung, cho ngành Viện kiểm sát nói riêng trong thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp một cách nhìn đích thực về “ Bảo vệquyền con người, quyền công dân” trong thực thi pháp luật

Kết quả của luận văn có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu,giảng dạy ở các trường chuyên ngành luật và những ai quan tâm đến lĩnh vựcnày

8 Bố cục của luận văn

Luận văn gồm mở đầu, kết luận Phần nội dung gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân

và bảo vệ quyền con người, quyền con dân của Viện kiểm sát nhân dân

Chương 2: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân củaViện kiểm sát nhân dân - Qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân huyện VụBản, tỉnh Nam Định

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo vệ quyền con người,quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân

Trang 18

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI,

QUYỀN CÔNG DÂN VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI,

QUYỀN CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.1 Quan niệm về quyền con người, quyền công dân và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

1.1.1 Quyền con người và mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân

1.1.1.1 Quyền con người

Con người là vấn đề cơ bản nhất của mọi thời đại, cho nên quyền conngười luôn luôn trở thành nội dung quan trọng thu hút được sự quan tâm cả vềphương diện lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của mỗi quốc gia, củatừng khu vực, mang tính toàn cầu

Quan niệm về quyền con người đã được các nhà tư tưởng bàn đến từthời cổ đại và không ngừng được phát triển, bổ sung cùng với quá trình pháttriển của lịch sử nhân loại Khi bàn đến quyền con người Jaeque Mourgeontrong cuốn “ Các quyền con người” đã cho rằng: Quyền con người trước hếtđược hiểu là những đặc quyền tự nhiên mà con người có Đó là khả năng hànhđộng có ý thức, trách nhiệm nhất là tự vệ Nhưng bản thân đặc quyền (quyền

tự nhiên) chưa phải là quyền con người Mà để đạt đến cái gọi là “quyền” thìphải có yếu tố thứ hai là pháp luật Chỉ khi được pháp luật ghi nhận thì cácđặc quyền của cá nhân mới trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật mớitrở thành quyền con người” [18, tr.131]

Trên cơ sở quan niệm đúng đắn và khoa học về con người, chủ nghĩaMác đã xác định “con người” là “con người xã hội” bản chất của con ngườitrong tính hiện thực của nó là sự “tổng hòa các quan hệ xã hội”, cho nênquyền con người thể hiện sâu sắc giá trị các quan hệ xã hội và hiển nhiênmang bản chất đó” [2, tr 11]

Trang 19

Trên cơ sở các quan niệm về quyền con người năm 1776, lần đầu tiênquyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ “Tất cảmọi người sinh ra đều có quyền được bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyềnkhông ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưucầu hạnh phúc”

Năm 1791, trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp, quyềncon người từng bước được quốc gia thừa nhận và quy định trong pháp luậtcủa nước mình Ở nước ta, vấn đề quyền con người đã được nghiên cứu vàphản ánh một cách phong phú và đa dạng thể hiện trong các văn kiện củaĐảng, Nhà nước và các văn bản pháp luật

Theo từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng “Quyền con

người là các quyền tất yếu mà con người phải được hưởng và các quốc gia phải tôn trọng” [10, tr.338].

Vì vậy theo quan niệm chung hiện nay “Quyền con người là những giá

trị, năng lực, nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [10, tr.26].

Quyền con người nhìn từ góc độ nào thì cũng được xác định như lànhững chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ Do điềukiện kinh tế, chính trị - xã hội ở các châu lục, các quốc gia phát triển khônggiống nhau nên các ở các quốc gia khác nhau thì năng lực, nhu cầu của mỗithành viên xã hội sẽ không giống nhau mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội nhất định mà thành viên đó sinh sống Cho nên ở các quốcgia quyền con người được thể hiện thành quyền công dân và được đảm bảothực hiện bởi hệ thống pháp luật quốc gia đó

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này, khoa học pháp lý đãchia quyền con người theo các lĩnh vực hoạt động của đời sống con ngườithành các nhóm:

Trang 20

Nhóm quyền tự do dân chủ về chính trị, bao gồm: Quyền bầu cử, quyềnứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền bình đẳngnam nữ; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền tự

do tín ngưỡng

Nhóm quyền dân sự (quyền tự do cá nhân), bao gồm: Quyền tự do đilại cư trú trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyềnbất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyềnđược an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện báo; quyền khiếu nại, tốcáo…

Nhóm các quyền về kinh tế, xã hội, bao gồm: Quyền lao động, quyền

tự do kinh doanh; quyền sở hữu hợp pháp về thừa kế; quyền học tập; quyềnnghiên cứu, phát minh sáng chế; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền đượcbảo vệ hôn nhân, gia đình; quyền trẻ em; quyền người già…

Quyền phát triển: quyền phát triển được Ủy ban Liên hợp quốc chuẩn

bị từ năm 1981, được thông qua tại kỳ họp thứ 41 của Đại hội đồng Liên hợpquốc ngày 4/2/1986 dưới hình thức Tuyên ngôn toàn cầu về phát triển Đó làquyền của các quốc gia, dân tộc đối với chủ quyền trên lãnh thổ của mìnhnhư: Quyền tự do lựa chọn các thể chế chính trị, kinh tế, quyền được trợ giúp

về kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác trên cơ sởtôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Quyền được sống trong hòa bình và môi trường trong sạch: Quyền nàyđang là vấn đề cấp bách của các quốc gia, khu vực và cộng đồng trên thế giới.Pháp luật quốc tế ngày càng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến cuộc sốnghòa bình của con người như vấn đề giải trừ quân bị, loại trừ vũ khí hạt nhân,ngăn chặn các cuộc xung đột, thành lập các Tòa án quốc tế để xét xử tội diệtchủng Cùng với sự phát triển công nghệ, loài người đang đứng trước nguy cơ

Trang 21

suy thoái và ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề Để con người sống trongmôi trường trong sạch cần thiết phải đảm bảo: Quyền được thông tin và nângcao nhận thức của con người về môi trường; Quyền được tham gia hoạch địnhcác chính sách và thể chế bảo vệ môi trường; Quyền đuợc đền bù thiệt hại do

sự hủy hoại môi trường gây ra

1.1.1.2 Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân

Cách mạng tư sản thắng lợi, ách thống trị “Vương quyền”, “thầnquyền” của chế độ phong kiến và thế lực Nhà thờ bị lật đổ, cùng với sự ra đờicủa Nhà nước tư sản, khái niệm quyền con người, quyền công dân ra đời Lúcnày người dân trong một quốc gia được xác định là công dân trong xã hộicông dân và được hưởng các quyền công dân do pháp luật quy định Vì thế, làsản phẩm của cách mạng tư sản, quyền công dân được xác định trong các vănbản pháp lý quan trọng nhất của các Nhà nước tư sản lúc bấy giờ như: Tuyênngôn độc lập nước Mỹ năm 1976, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nướcPháp năm 1789, Luật về quyền công dân ở Anh …

Ngày nay cùng với Quyền con người, quyền công dân đã được hầu hếtcác quốc gia trên thế giới ghi nhận trong bản Hiến pháp và hệ thống pháp luậtcủa nhà nước mình và được đảm bảo thực hiện trong đời sống thực tiễn

Cho nên, có thể xác định “Quyền công dân là quyền con người, lànhững giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo

hộ bằng pháp luật đối với người mang quốc tịch nước đó, thể hiện mối liên hệpháp lý cơ bản giữa mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể”

Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm không đồng nhất.Quyền con người là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có và chỉ có ởcon người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại, được thể chếhóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Còn quyền công dân thựcchất cũng là quyền con người được quốc gia ghi nhận và bảo hộ bằng hệ

Trang 22

thống pháp luật của quốc gia đối với công dân nước đó, thể hiện mối quan hệpháp lý giữa công dân với nhà nước đó Quyền công dân chính là sự thể chếhóa quyền con người để phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội củamỗi quốc gia Việc xác định quyền con người và quyền công dân nằm trongmột thể thống nhất đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chế địnhpháp lý về quyền con người, quyền công dân trong hệ thống pháp luật của cácquốc gia

Trong lịch sử xã hội loài người, sự hình thành và phát triển quyền conngười và quyền công dân được gắn liền với thành quả của cuộc đấu tranh giaicấp và cách mạng xã hội Nó phản ánh nhân loại tự đấu tranh giải phóng chomình, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội Vì thế nó luôn được xác định là tiêuđiểm của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị và tư tưởng

Ngày nay, quyền con người và quyền công dân đã trở thành tiêu chí cơbản để đánh giá trình độ phát triển của một chế độ xã hội - về sự văn minh,nhân đạo hay kém văn minh, lạc hậu, đồng thời đó là cơ sở để các quốc gia tổchức thiết lập các quan hệ quốc tế, vì lợi ích của các bên và lợi ích của bộphận và toàn cộng đồng nhân loại Cho nên, có thể nói quyền con người trongtừng quốc gia là quyền công dân của chính quốc gia đó

1.1.2 Bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thực hiện chức năngthực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình

sự, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyềncon người Việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sáttrong tố tụng hình sự được thể hiện trong đấu tranh chống tội phạm, phát hiệnkịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tộixâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó có các quyền của con

Trang 23

người Đồng thời bảo đảm các quyền của con người (của người bị tình nghi, bịcan, bị cáo, người bị kết án) không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ

án hình sự.

Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Hoạt động công tố và kiểmsát điều tra được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quátrình điều tra các vụ án hình sự

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sựcủa Viện kiểm sát nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi

tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, khônglàm oan người vô tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạmgiam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tàisản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra đượckhách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạmpháp luật trong quá trình điều tra được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lýnghiêm minh; việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ

và đúng pháp luật

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát cónhiệm vụ, quyền hạn: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quanđiều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;

đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xétthấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định củapháp luật; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theoquy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thìkhởi tố về hình sự; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt,

Trang 24

tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn,quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quyđịnh của pháp luật Trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định khôngphê chuẩn phải nêu rõ lý do; huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và tráipháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; quyếtđịnh việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ,quyền hạn: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập

hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của ngườitham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra; yêu cầu

Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêucầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điềutra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều traviên vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra; kiến nghị với cơ quan, tổchức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và viphạm pháp luật

Theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, các biện pháp sau đây

có thể được Viện kiểm sát sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười bị tình nghi, bị can trong giai đoạn điều tra:

Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra rõ ràng là không

có căn cứ thì Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết địnhhuỷ bỏ hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án theo quy định tạikhoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành;

Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra chưa rõ căn cứxác định bị can phạm tội Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung tàiliệu, chứng cứ làm rõ căn cứ khởi tố Viện kiểm sát có thể hỏi cung bị can, lấylời khai người làm chứng, người bị hại để làm rõ căn cứ khởi tố bị can trướcquyết định việc phê chuẩn hay huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can

Trang 25

Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không đủ căn cứ phê chuẩn quyết địnhkhởi tố bị can đối với người đang bị tạm giữ thì Viện kiểm sát ra quyết địnhhuỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và yêu cầu cơ quan đã khởi tố bị can trả tự

do ngay cho người bị tạm giữ

Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy có dấu hiệu của việc lạm dụng việc bắtkhẩn cấp, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ chưa thể hiện rõ căn cứ để bắt khẩncấp hoặc người bị bắt không nhận tội, các chứng cứ trong hồ sơ có mâu thuẫn,người bị bắt là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, người có

uy tín trong đồng bào dân tộc ít người hoặc trong trường hợp cần thiết khácthì Viện kiểm sát trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước quyết định việc phêchuẩn hay không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Nếu xét thấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc không cầnthiết thì ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầungười đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quyđịnh tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

Khi nhận được hồ sơ xin phê chuẩn lệnh tạm giam, nếu thấy chưa rõ căn

cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu chứng cứ làm rõcăn cứ để xem xét, quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn

Nếu còn thời hạn tạm giam nhưng thấy biện pháp tạm giam đối với bịcan không còn cần thiết thì Viện kiểm sát đề nghị Cơ quan điều tra ra quyếtđịnh huỷ bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặnkhác hoặc Viện kiểm sát trực tiếp huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can

Trong quá trình điều tra vụ án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp gặp, hỏicung bị can khi thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thốngnhất, lúc nhận tội, lúc chối tội; bị can khiếu nại về việc điều tra; có căn cứ đểnghi ngờ về tính xác thực trong lời khai bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi

tố về tội đặc biệt nghiêm trọng Sau khi kết thúc điều tra, nhận hồ sơ vụ án từ

Trang 26

Cơ quan điều tra chuyển sang, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hỏi cung bị can

để kiểm tra tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án

Trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khaigiữa bị can, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, hoặc khi cần thiết phảinhận dạng người hay đồ vật, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hànhviệc đối chất hoặc nhận dạng

Trong quá trình kiểm sát điều tra, khi xác định bắt buộc phải có ngườibào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

mà bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa,thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra yêu cầu Đoàn luật sư phâncông Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữacho thành viên của tổ chức mình

Sau khi nhận được kết luận điều tra cùng hồ sơ vụ án do Cơ quan điềutra chuyển sang, nếu có một trong những căn cứ xác định bị can không phạmtội; bị can phạm tội nhưng thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người

bị hại và người bị hại không yêu cầu hoặc rút yêu cầu hoặc có căn cứ đểmiễn trách nhiệm hình sự đối với bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định đìnhchỉ vụ án

Với nhiệm vụ, quyền hạn và các biện pháp thực hiện trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát vừa là người quyết định việc truy tốngười phạm tội trước Tòa án để xét xử, bảo đảm nguyên tắc, bất cứ hành viphạm tội nào xâm phạm đến quyền con người đều phải được phát hiện, xử lýtrước pháp luật, vừa bảo đảm các hoạt động điều tra, các biện pháp tư pháp ápdụng đối với người bị tình nghi, bị can, bị cáo được tuân thủ đúng quy địnhcủa pháp luật Như vậy, sự tham gia của Viện kiểm sát trong giai đọan điều

Trang 27

tra vụ án hình sự để thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nhằm bảođảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội đều được phát hiện, xử lý theoquy định của pháp luật; đồng thời, bảo đảm việc điều tra tuân thủ đúng phápluật, mọi hoạt động xâm phạm đến các quyền của con người không bị phápluật tước bỏ đều phải được phát hiện và xử lý

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ

án hình sự.

Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theopháp luật trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có tráchnhiệm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không đểlọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, việc xét xử đúngpháp luật, nghiêm minh, kịp thời

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự,Viện kiểm sát có các nhiệm vụ và quyền hạn: Đọc cáo trạng và trình bày ýkiến bổ sung, nếu có; tham gia xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm; thựchiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm vềviệc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; tranhluận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tạiphiên toà sơ thẩm, phúc thẩm; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạtđộng xét xử của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ngườitham gia tố tụng; kiểm sát các bản án, biên bản phiên toà và quyết định củaToà án theo quy định của pháp luật; yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dướichuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hoặcquyết định của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; tạm đìnhchỉ thi hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bịkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; cấp, thu hồi giấy chứng

Trang 28

nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụngkhác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, các biện pháp sau đây

có thể được Viện kiểm sát sử dụng để bảo vệ quyền con người, phát hiện,phòng ngừa và khắc phục những sai lầm trong giai đoạn xét xử, bảo vệ quyền

và lợi ích của bị cáo:

Trước khi xét xử, Viện kiểm sát có thể gặp bị cáo để hỏi cung đối vớinhững trường hợp: Vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, người có nhượcđiểm về tâm thần hoặc thể chất, vụ án có bị cáo mà Kiểm sát viên đề nghị xửphạt tù chung thân hoặc tử hình, lời khai của các bị cáo trong vụ án có mâuthuẫn, bị cáo kêu oan hoặc những trường hợp Viện kiểm sát thấy cần thiết

Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tổ chức thực nghiệm

điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường diễn lại hành vi, tình huống.

Trước khi mở phiên toà, nếu thấy việc truy tố không đúng, Viện kiểmsát có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố Trường hợp rút toàn bộquyết định truy tố thì đề nghị Toà án đình chỉ vụ án

Tại phiên toà, sau khi xét hỏi nếu có căn cứ rút một phần hay toàn bộquyết định truy tố; có tình tiết mới theo hướng có lợi cho bị cáo làm thay đổiquyết định truy tố thì Kiểm sát viên rút quyết định truy tố Trường hợp tìnhtiết mới đưa ra tại phiên toà có căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặnghơn thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên toà

Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên toàcủa Hội đồng xét xử, thư ký Toà án và những người tham gia tố tụng từ khibắt đầu đến khi kết thúc phiên toà, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ củanhững người tham gia tố tụng, bảo đảm cho việc xét xử được công minh đúngpháp luật

Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên toà trong các trườnghợp: Bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng; người bào chữa vắng mặt theo quy

Trang 29

định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành; người tham gia tố

tụng khác vắng mặt sẽ gây trở ngại cho việc xét xử vụ án; thành phần Hộiđồng xét xử không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Viện kiểm sát kháng nghị bản án quyết định của Tòa án theo thủ tụcphúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong các trường hợp có vi phạm phápluật trong việc xét xử, trong đó, có trường hợp có căn cứ để xác định Bị cáokhông phạm tội hoặc bị Tòa án xử quá nặng, không tương xứng với tính chất

và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Đối với những viphạm pháp luật của Tòa án chưa đến mức phải kháng nghị thì Viện kiểm sátkiến nghị với Tòa án có biện pháp khắc phục vi phạm

Như vậy, với những nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy địnhtrong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát bảo vệ quyền con người thông qua hoạtđộng truy tố, buộc tội người phạm tội để Tòa án xét xử, kết tội, quyết địnhhình phạt Bằng cách đó góp phần phòng ngừa tội phạm và khôi phục cácquyền và lợi ích của người bị hại, người có quyền, lợi ích có liên quan bị kẻphạm tội xâm phạm Mặt khác, hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sátcòn bảo đảm hoạt động xét xử của Tòa án tuân thủ đúng quy định của phápluật, khắc phục tình trạng xét xử oan người vô tội, quyết định hình phạt và cácbiện pháp xử lý đối với bị cáo nặng hơn quy định của pháp luật hoặc áp dụngcác biện pháp không được áp dụng đối với bị cáo; mọi hoạt động vi phạmpháp luật đều phải được xử lý kịp thời

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam.

Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là một trong các công táckiểm sát thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo:Việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ,tạm giam, quản lý được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, tài sản, danh dự,

Trang 30

nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không

bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng

Quyền con người của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giamtrong tố tụng hình sự được thể hiện cụ thể trong các quyền và nghĩa vụ tố tụngcủa họ được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận và đảm bảo thực hiện [19,tr.54]

Như vậy, hoạt động của Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tạm giữ,tạm giam là một trong những phương thức để Viện kiểm sát bảo vệ quyền củacon người, quyền công dân (của người bị tạm giữ, tạm giam)

Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ,tạm giam, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện các quyền và các biện pháp sau:

Thường kỳ trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam Nếu có dấuhiệu vi phạm pháp luật xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam thì Viện kiểm sát

có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam vào bất kỳ thờigian nào, không kể là ngày hay đêm Nếu phát hiện có hành vi vi phạm phápluật gây ra thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thịtrại tạm giam, nơi đã kiểm sát, có biện pháp chấm dứt việc làm vi phạm phápluật và xử lý người vi phạm pháp luật

Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có tráchnhiệm tạm giữ, tạm giam; gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc thựchiện các quy định của pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, đảm bảo cho việctạm giữ, tạm giam được thực hiện khách quan, toàn diện, đúng quy địnhpháp luật

Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam.Sau khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, nếu xét thấy cần thiết Kiểm sát viên có thểtrực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tốcáo, người bị tố cáo và những người có liên quan để xác minh nội dung những

Trang 31

khiếu nại, tố cáo; trực tiếp giải quyết những khiếu nại, tố cáo có liên quan đếnviệc chấp hành các quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam; kháng nghị,kiến nghị, yêu cầu xử lý những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,danh dự, nhân phẩm, tài sản và chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam vàngười chấp hành án phạt tù, chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giảiquyết những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và theo dõi kết quả giải quyếtcủa cơ quan, đơn vị đó.

Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giamkiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân

Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báotình hình tạm giữ, tạm giam trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm viphạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam

Kháng nghị cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thihành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ,tạm giam, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người viphạm pháp luật

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị với cơ quan cùng cấp

và cấp dưới, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có viphạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam; chấm dứt việc làm vi phạm phápluật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật trong trường hợp quyết định củaTrưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam về việc tạm giữ, tạm giam, tráipháp luật

Khi xác định được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luậthoặc những việc nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến vi phạm phápluật, Viện kiểm sát kiến nghị cơ quan có thẩm quyền và người có trách nhiệm

có biện pháp tích cực để khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật

Trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát cótrách nhiệm tiếp nhận kịp thời các trường hợp có dấu hiệu oan, tiến hành

Trang 32

xác minh, thu thập tài liệu và chuyển việc khiếu oan, sai đó đến cơ quan cótrách nhiệm xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, khi phát hiện có căn cứ đểkhông tiếp tục tạm giữ, tạm giam thì Viện kiểm sát ra quyết định trả tự dongay cho người bị tạm giữ, tạm giam Đó là các trường hợp: Viện kiểm sátkhông phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp mà một người vẫn bị tạm giữ; người bịtạm giữ không có quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền; người bịtạm giữ đã được Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định tạm giữ nhưng vẫn bị tạmgiữ, người bị tạm giữ đã có quyết định trả tự do; người mà Viện kiểm sátnhân dân không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, người đã hết thời hạn tạm giữ

mà không có quyết định hợp pháp nào khác nhưng vẫn bị giữ; người bị tạmgiam nhưng không có lệnh hoặc lệnh không có phê chuẩn của Viện kiểm sát;người bị tạm giam mà Viện kiểm sát nhân dân quyết định không gia hạn tạmgiam; người đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam; người đã có quyết địnhtrả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; người đã có quyết địnhđình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà không bị giam giữ vềhành vi phạm tội khác

Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, nếu phát hiện

có dấu hiệu tội phạm trong việc quản lý giam giữ thì Viện kiểm sát yêu cầu

Cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tratheo quy định của pháp luật

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án.

Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà

án, Cơ quan thi hành án, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thihành án, nhằm đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực phápluật phải được thi hành đúng quy định pháp luật, đầy đủ, kịp thời Đồng thời,

Trang 33

bảo đảm các quyền và lợi ích của con người (của người bị kết án) không bịpháp luật tước bỏ, được tôn trọng.

Khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ,quyền hạn: Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành ánhình sự đúng quy định của pháp luật; yêu cầu Toà án, cơ quan thi hành ánhình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tựkiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả kiểm tra cho Việnkiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự

Viện kiểm sát có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các trườnghợp vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự theo thẩm quyền; ra quyếtđịnh trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ vàtrái pháp luật

Để thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát cóthể định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành

án của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chứcđược giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành ánhình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổchức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự Việc kiểm sát trực tiếpviệc thi hành án của cơ quan thi hành án hình sự nhằm kịp thời phát hiện viphạm trong thi hành án, bảo đảm việc thi hành án tuân thủ đúng quy định củapháp luật Qua đó, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp không bịpháp luật tước bỏ của người bị kết án

Trong quá trình kiểm sát thi hành án hình sự, nếu phát hiện có căn cứ

để miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án thì Viện kiểm sát có tráchnhiệm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ra các quyết định miễn, hoãn, tạmđình chỉ, đình chỉ chấp hành án đối với người bị kết án; đồng thời, Viện kiểmsát tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp

Trang 34

tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách để phát biểu quan điểm về việc giảiquyết đó.

Trong trường hợp phát hiện có vi phạm trong việc thi hành án hình sự,Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Toà án, cơquan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một

số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong việc thi hành án hình sự và cá nhân cóliên quan đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạmpháp luật trong việc thi hành án hình sự và chấm dứt hành vi vi phạm phápluật Bằng cách đó, góp phần khắc phục những sai lầm, khôi phục lại nhữngquyền, lợi ích hợp pháp không bị pháp luật tước bỏ của người đang phải chấphành án

Trong quá trình kiểm sát thi hành án hình sự, nếu phát hiện được có căn

cứ để không buộc một người phải tiếp tục chấp hành hình phạt tại trại giamthì Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do ngay cho người bị bị kết án Đó làcác trường hợp: Người đã được Toà án xét xử và quyết định trả tự do; ngườiđược tuyên không phạm tội, được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt;người bị phạt hình phạt không phải là tù giam, thời hạn phạt tù bằng hoặcngắn hơn thời gian đã bị tạm giam; người đã chấp hành xong thời hạn phạt tùghi trong bản án nếu họ không bị tạm giam về một hành vi phạm tội khác;người đã có quyết định giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù; người đã cóquyết định đặc xá của Chủ tịch nước; người đã có quyết định tạm đình chỉchấp hành hình phạt tù, người đã có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án,người bị bắt thi hành bản án đã được Toà án có thẩm quyền thông báo đã hếtthời hiệu

Khi thực hiện công tác kiểm sát việc thi hành án hình sự, nếu pháthiện có dấu hiệu tội phạm trong quản lý giam giữ thì Viện kiểm sát yêu cầu

Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự để điều tra, xử lý theo quy định củapháp luật

Trang 35

Như vậy, với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong việc điều tra, xét xử, giam giữ, thi hành án hình sự, Việnkiểm sát góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền con người trong tố tụnghình sự Các quyền năng và biện pháp mà Viện kiểm sát sử dụng để bảo vệquyền con người rất đa dạng, như: Yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điềutra; tự mình thực hiện một số hoạt động điều tra để xác minh, làm rõ nhữngvấn đề còn nghi ngờ; yêu cầu hủy bỏ hoặc tự ra quyết định hủy bỏ các quyếtđịnh trái pháp luật của Cơ quan điều tra; không phê chuẩn các quyết định hạnchế quyền của người bị tình nghi, bị can khi chưa đủ căn cứ; đình chỉ vụ ánđối với bị can khi có căn cứ xác định bị can không phạm tội hoặc có căn cứmiễn trách nhiệm hình sự; trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam, ngườichấp hành án phạt tù khi có căn cứ theo luật định; ra quyết định truy tố vàphát biểu quan điểm giải quyết vụ án tại các phiên toàn xét xử các vụ án hìnhsự; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án,quyết định của Tòa án để khắc phục vi phạm; kiến nghị các cơ quan có liênquan đến các hoạt động tố tụng hình sự để có các biện pháp khắc phục, phòngngừa tội phạm và vi phạm pháp luật

1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân

1.1.3.1.Chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp là lĩnh vực hoạt động bảo vệ quyền con người có hiệu lực, hiệu quả cao

Với mục tiêu xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, Hiến pháphiện hành tiếp tục khẳng định Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện hai chứcnăng đó là “thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” Như vậy,

ở đâu có hoạt động tư pháp thì ở đó có kiểm sát các hoạt động tư pháp vàtrong quá trình đó, Viện Kiểm sát nhân dân là một thiết chế quan trọng trong

Bộ máy nhà nước thực hiện kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư

Trang 36

pháp Mục tiêu cao nhất của một nền pháp chế văn minh hiện đại là bảo đảmquyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được thực thi Với mụctiêu đó, Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định một người có quyền bất khả xâmphạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm,không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm Hiến phápcũng quy định, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân,quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạmtội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

Hoạt động kiểm sát và hoạt động công tố là hai họat động khác nhau,với mục tiêu khác nhau Một bên là bảo đảm cho pháp luật được thực hiện,được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, còn bên kia là tậptrung vào việc phát hiện, điều tra, truy tố, buộc tội chính xác, nhanhchóng, kịp thời, bảo đảm không để xẩy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm

Trong quá trình tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng và các

cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền chủ yếu giải quyết nhóm quan hệ tốtụng cơ bản là nhóm quan hệ được phát sinh do việc thực hiện hành vi nguyhiểm cho xã hội là tội phạm Đây là nhóm quan hệ tố tụng được xác lập doyêu cầu của xã hội, thuộc trách nhiệm của Nhà nước Viện kiểm sát thực hiệnviệc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội và đề nghị mức hình phạt

mà người phạm tội phải gánh chịu theo quy định của pháp luật Hình phạt làhậu quả của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mức độ hình phạt làmức độ xã hội lên án đối với tính chất, mức độ, hậu quả mà người phạm tộigây ra cho xã hội Do đó, trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với ngườiphạm tội mà không thể chuyển giao cho người khác

Hoạt động kiểm sát là hoạt động kiểm sát quyền lực, còn hoạt độngcông tố là hoạt động thực thi quyền lực (quyền truy cứu trách nhiệm hình

sự của Nhà nước) Hoạt động kiểm sát tư pháp có phạm vi rộng hơn phạm

Trang 37

vi hoạt động công tố

Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định:

1.Kiểm sát hoạt động tư pháp là các hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thể hiện ngay từ khi tiếp nhận

và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, trong việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp và các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật

2 Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo:

a Việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp và các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật

b Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ

c Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh

d Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp được phát hiện, xử

lý kịp thời, nghiêm minh.

Đối với hoạt động kiểm sát thì Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hoạtđộng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp như:Kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự; Kiểm sát việc giải quyết của Tòa

Trang 38

án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, các vụ

án hành chính; Kiểm sát thi hành án; Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản

lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù…

Như vậy, ngoài việc phối hợp để chất lượng công tác đạt hiệu quả cao,còn kìm chế, đối trọng nhau, tránh việc lạm quyền hướng tới bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người bị tình nghi, người tham gia tố tụng hình sự, ngườitham gia tố tụng dân sự, người bị tạm giữ, tạm giam và người bị kết án…

1.1.3.2 Chủ thể được Viện kiểm sát bảo vệ quyền con người, quyền công dân được xác định cụ thể

Căn cứ vào tính chất, nội dung, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cóthể chia thành hai nhóm: Một nhóm chủ thể tham gia tố tụng vì có quyền vànghĩa vụ liên quan trực tiếp đến sự phán xét của các cơ quan tiến hành tốtụng Nhóm chủ thể này gồm hai loại, một loại với tư cách pháp lý là người bịbắt, tạm giữ, bị can,bị cáo, người bị kết án do đã thực hiện hành vi, vi phạmpháp luật hình sự Đối với loại chủ thể này, quyền và nghĩa vụ được giảiquyết theo trình tự Tố tụng hình sự Còn loại chủ thể khác tham gia tố tụngvới tư cách là các bên đương sự như: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị hại Đối với loạichủ thể này, các quyền và nghĩa vụ của họ được giải quyết theo trình tự Tốtụng dân sự, Tố tụng hành chính và các văn bản pháp lý liên quan

Trong quá trình tố tụng, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể nàyđược đảm bảo thực hiện thông qua những người tiến hành tố tụng Vì vậy cóthể xác định trong những người tham gia tố tụng trên là đối tượng đảm bảoquyền con người

Ngoài ra trong hoạt động tố tụng còn có người tham gia tố tụng nhưngười làm chứng, người phiên dịch, người bào chữa, người bảo vệ quyền vàlợi hợp pháp cho các bên đương sự cũng là chủ thể cần được đảm bảo quyềncon người mặc dù họ không có nguy cơ bị xâm hại về quyền con người từ

Trang 39

phía người tiến hành tố tụng, họ tham gia tố tụng là để thực hiện trách nhiệmcủa mình nhằm góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Như vậy, có thể xác định chủ thể được Viện kiểm sát bảo vệ quyền conngười, quyền công dân được xác định cụ thể Họ là những người bị tình nghi,người tham gia tố tụng trong quá trình tiến hành hoạt động tố tụng

1.1.3.3 Quyền của các chủ thể được quy định đầy đủ, cụ thể và được đảm bảo thực hiện

Hoạt động tố tụng nhằm giải quyết hai nhóm quan hệ đặc trưng lànhóm quan hệ phát sinh do việc thực hiện các hành vi phạm tội và các lọaiquan hệ phát sinh do tranh chấp về dân sự Hai nhóm quan hệ này khác nhau

về tính chất

Đối với việc thực hiện các hành vi phạm tội, khách thể của nhóm quan

hệ này là việc xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Do

đó, theo quy định của Bộ luật hình sự, họ phải chịu trách nhiệm hình sự vềhành vi phạm tội của mình bằng các hình phạt tương xứng với tính chất, mức

độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà người đó đã gây ra Trách nhiệm hình

sự mà người phạm tội phải gánh chịu là thái độ của Nhà nước, của xã hội đốivới người phạm tội

Do tính chất đặc biệt của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là được phátsinh từ việc thực hiện hành vi phạm tội, nên trong tố tụng hình sự, người bịtạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bị kế án bị hạn chế một số quyền cơbản của công dân như: Quyền tự do thân thể, tự do đi lại, quyền lao động,quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền bất khả xâm phạm về thânthể… Do việc hạn chế các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trực tiếpảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người bị tạm giữ, tạm giam,

bị can, bị cáo, người bị kết án, vì thế để đảm bảo quyền con người, quyềncông dân của những người này trong từng giai đoạn tố tụng, pháp luật đã quyđịnh các quyền tương ứng với địa vị pháp lý của họ theo quy định pháp luật

Trang 40

Người bị tạm giữ có quyền: Được biết lý do bị tạm giữ, trình bày lờikhai, đưa ra yêu cầu, khiếu nại về việc bị tạm giữ và các quyết định khác liênquan, nhờ người bào chữa

Bị can có các quyền: Được biết mình bị khởi tố về tội gì, đưa ra nguồnchứng cứ và những yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, tự bàochữa hoặc nhờ người khác bào chữa Được nhận bản sao quyết định khởi tố,bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, khiếu nại các quyết định của cơ quan tiếnhành tố tụng…

Bị cáo có các quyền: Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, thamgia phiên tòa, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, tự bào chữa hoặc nhờngười khác bào chữa, nói lời sau cùng trước khi nghị án, được xem biên bảnphiên tòa, kháng cáo bản án…

Người bị kết án có các quyền: Được nhận trích lục bản án, quyết địnhthi hành án, đối với người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủtịch nước, được hoãn thi hành án phạt tù, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theoquy định của pháp luật Được giảm thời hạn, miễn chấp hành hình phạt theoquy định pháp luật…

Đối với nhóm quan hệ pháp luật tố tụng phát sinh do tranh chấp về dân

sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theoquy định của pháp luật Trong nhóm quan hệ pháp luật này, hầu hết các quan

hệ được phát sinh do có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể.Đặc trưng của mối quan hệ pháp luật này là quyền của chủ thể được thực hiệnbởi nghĩa vụ của chủ thể khác và ngược lại Trách nhiệm pháp lý mà các chủthể phải thực hiện là trách nhiệm giữa các chủ thể với nhau Trong nhóm quan

hệ pháp luật tố tụng này, Tòa án làm “trọng tài” phân xử, còn các đương sự cónghĩa vụ chứng minh để bảo vệ các quyền và lợi ích đang bị tranh chấp Việnkiểm sát kiểm sát các vụ việc thông qua việc tham gia phiên tòa, các quyết

Ngày đăng: 17/07/2019, 00:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w